1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

PR (Permanent Resident) - Part 2

Chủ đề trong 'Úc (Australia)' bởi alexanderthegreat, 01/03/2008.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. conank

    conank Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/09/2005
    Bài viết:
    416
    Đã được thích:
    0
    Chúc mừng anh daihan123 đã có PR, mỗi lần có người thông báo được PR lại thấy vui lây, không biết bao giờ mới tới mình
    Đọc bài của anh thấy làm lawyers đáng tiền thật
  2. daihan123

    daihan123 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/02/2008
    Bài viết:
    25
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn anh Alex và bạn Conack, mình và gia đình dự kiến qua Sydney vào giữa tháng 9. Anh Alex đã nhận lời mời của mình, thành thật cám ơn anh, nhưng qua đó mình chưa có xe, vậy khi nào có điều kiện sẽ mời anh.
    Còn 1 chuyện nữa, khi bạn mình cùng diện đi PR với mình. Khi ra sân bay Hải quan yêu cầu giấy tờ gì của công an địa phương xác nhận mới cho đi. Bạn mình ko có nên phải chi ra 100USD họ mới cho đi. Mình cứ tưởng chỉ có Passport + Visa là được rồi chứ. Vậy giấy tờ công an yêu cầu là giấy tờ gì vậy? Ai biết xin chỉ giáo giúp. Chân thành cám ơn.
    3. Hợp đồng (tiếp theo):
    Các bạn chú ý là Assessment là rất quan trọng, nó là một trong những giấy tờ tiên quyết để nộp xin PR, khi đó nếu bạn có đầy đủ hồ sơ rồi thì gần như bạn đặt 1 chân vào úc rồi. Tuy nhiên các bạn nhớ cho là đối với giấy tờ xin PR thì tất cả các giấy tờ đều quan trọng nên các bạn đừng hấp tấp nộp liền mà phải chuẩn bị xem có hợp lý chưa, giấy kê khai bất cứ cái gì cũng phải chứng minh mà đã chứng minh phải có địa chỉ rõ ràng, ai ở đâu, đang làm gì và NHỚ là phải lưu 01 bộ hồ sơ lại để sau này mình còn biết mình có bị sai sót gì không, nếu bạn biết có sai sót bạn có thể điều chỉnh trước khi người ta phát hiện hoặc bạn có thể chuẩn bị trước để đối phó (mấy đời ai kê khai chính xác phải NỔ một chút cho nó hòanh tráng chứ, nhưng điều này bạn sẽ phải cẩn thận vì người ta sẽ xác minh tất cả thông tin mà bạn đã nộp cho họ).
    Ví dụ : Sau khi bạn nộp Resume của bạn, bạn phải kê khai chi tiết từng thời gian làm gì. Lúc xét assessment rất đơn giản, mọi thứ đều OK hết, miễn đừng Nổ quá coi chừng banh xác tại thời điểm này. Sau khỏang 4-8 weeks bạn sẽ được thông báo pass hay ko? Sau đó người ta sẽ gởi cho bạn 01 tờ giấy đồng ý để bạn có thể xin PR. Chú ý tờ giấy này rất quan trọng, nó chỉ là tờ giấy nói thông tin chung chung rằng mình có đủ khả năng (điểm) để làm việc bên đó và có 01 giáo sư viết tay vài chữ và ký tên. Giấy này chỉ có vậy và khi nộp xin PR mình phải nộp tờ giấy này, nếu ko có coi như toi. Cẩn thận nhé các bạn. Bình thường khi Agent có được giấy này người ta chỉ gởi cho mình bản photo, và coi như nếu mình muốn xin PR bạn phải phụ thuộc vào Agent (vì họ giữ bản chính rồi). Nếu mình có bản chính, lúc này bạn khỏi cần qua Agent và bạn có thể làm 01 mình được rồi vì chỉ cần chuẩn bị hồ sơ đem nộp thôi.
    Còn một điều nữa là khi nộp assessment người ta sẽ cho bạn 1 link để theo dõi tình hình giải quyết hồ sơ của bạn, bạn có thể check hàng ngày. Khi mình check tình hình hồ sơ mình thì người ta ghi đang giải quyết, khi bạn check ko thấy hồ sơ bạn nữa có nghĩa là họ đã xử lý xong, Pass hay ko thì phải đợi họ gởi cho mình tờ giấy như mô tả bên trên. Trường hợp hồ sơ của mình lúc check ko còn nữa, lúc đó mình biết hồ sơ đã xong, thì ngày hôm sau người ta thông báo đã có kết quả, và vài bữa sau lawyers gởi giấy photo cho mình nên mình ko lo lắng gì lắm.
    (còn tiếp)
  3. daihan123

    daihan123 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/02/2008
    Bài viết:
    25
    Đã được thích:
    0
    4. Chuẩn bị hồ sơ xin PR:
    Khi bạn ký hợp đồng thì người ta cho bạn khỏang 2 weeks để họ hướng dẫn kê khai hồ sơ và chuẩn bị đầy đủ giấy tờ để dịch + vài tấm hình 4x6, .v.v. Mọi thứ bạn phải tuân thủ theo yêu cầu Lawyers. Điều này nhiều lúc gây ra cho mình một chút khó khăn. Ví dụ như mình làm cơ quan nhà nước thì giấy xác nhận theo mẫu của cơ quan. Khi gởi sang Lawyers ko đồng ý vì thiếu thông tin, phải bổ sung này, bổ sung kia như địa chỉ công ty, số fax, v.v.(trong khi ở thành phố nào mình chỉ nói cơ quan là Sở Công nghiệp là người ta biết rồi cần gì địa chỉ ) Làm mình phải năn nỉ sếp quá trời. Chính vì điều này Sếp cũng hơi nghi ngờ 1 chút.
    Chuẩn bị luyện thi ielts, các bạn phải chuẩn bị trước vì nhiều người thi lắm đó, có thể hết chỗ, nên cẩn thận. Đối với ai khó khăn trong english thì phải cố gắng thôi, sau assessment theo mình ielts là quan trọng tiếp theo vì đối với người VN thì bằng cấp, giấy tờ đều good hết chỉ có Ielts là xương xẩu thôi. Cái gì cũng có cái giá của nó, mình có người bạn tốn 100 triệu VND cho ielts rồi đó, cũng may cuối cùng cũng pass, đáng khâm phục. Giá học luyện thi ielts khỏang 200-300USD/month.
    (còn tiếp)
  4. alexanderthegreat

    alexanderthegreat Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/01/2005
    Bài viết:
    4.053
    Đã được thích:
    0
    Bạn cứ an tâm, không cần xe vẫn mời được mà. Tôi không khách sáo đâu (j/k).
    Còn vụ 100$ kia thì xin khẳng định ngay 1 điều là anh bạn của bạn bị tụi nó làm tiền trắng trợn. Mình đi dàng hoàng, chẳng phải xin phép thằng nào cả.
    Bạn mà thực sự phạm luật thì 100$ bạn cũng không thoát được đâu.
  5. kimdung89

    kimdung89 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/03/2006
    Bài viết:
    2.994
    Đã được thích:
    0
    100 triệu chắc là dính vào các thầy kiểu Hải Jim đúng không anh ?
  6. daihan123

    daihan123 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/02/2008
    Bài viết:
    25
    Đã được thích:
    0
    Vậy là mình thoả thuận xong với anh Alex rồi nhé, qua đó mình sẽ liên lạc với anh ngay.
    Về việc xin PR giống như chuyện cưới xin 1 cô gái, lúc đầu nộp đơn xin PR thì tâm trạng phấn khởi, hồi hộp. Trong thời gian chờ đợi thì tâm trạng phập phồng, lo lắng. Khi có visa rồi, mới đầu thấy lâng lâng, tiếp theo thấy tiếc tiếc giống như mình đang mất 1 cái gì đó, trong khi tương lai mờ mịt. Mọi thứ bây giờ cứ rối tung cả lên.
    4. Chuẩn bị hồ sơ xin PR (tiếp theo):
    Còn đối với những người có vốn kha khá english rồi nếu chưa thi ielts bao giờ thì đừng chủ quan, nên ra ngoài mua 1 bộ đề làm thử để biết cách thi như thế nào và nắm được khả năng mình đến đâu, để khi thi thật khỏi bỡ ngỡ. Người ta nói chuẩn bị chu đáo là đã thành công 50% rồi.
    Mình có người bạn thân đi làm tiến sĩ ở Mỹ (thời gian ở Mỹ khoảng 4 năm), khi về VN thi thử TOFLE chỉ được 600 điểm thôi đó.
    Còn chỗ mình học luyện thi Ielts một hôm có một chị đăng ký vào luyện thi ielts, ngày đầu tiên chị vào lớp chị nói tiếng Anh quá trời, làm bài ro ro, cả lớp choáng tập 1, rồi có người hỏi, chị nói tốt nghiệp Khoa Ngoại ngữ trường Đại học Mở TPHCM cách đây 1 năm, choáng tập 2. Hỏi điểm ielts chị nói chị mới thi lần đầu reading: 5, listening: 4.5, writting : 5, speaking : 4, choáng tập 3. Làm một số người tính đăng ký đi thi đều phải chờ đợi thêm một thời gian nữa. Điều mình kể trên đây là thật 100%.
    Trong lúc nộp hồ sơ xin assessment, bạn nên làm Lý lịch tư pháp, thời gian mình làm khoảng 2 weeks, đem hồ sơ đi dịch khoảng 1 week nữa. LLTP có giá trị trong vòng 12 months. Lúc này hồ sơ đơn giản hơn nhiều, chỉ cần một số giấy tờ chứng minh rõ ràng thôi, như hộ khấu, khai sinh, CMND, passport, lý lịch, .v.v.
    Một điều chú ý nữa, nếu lý lịch gia đình bạn đơn giản, rõ ràng thì không sao, nếu có vấn đề thì phải kê khai cẩn thận. Nếu không người ta sẽ giam hồ sơ của bạn lại đó. Khi mình kê khai Lawyers của mình phải chỉnh lại cho mình 2 lần mới được, Cẩn thận bước này nữa nhé các bạn.
    Ví dụ : khi bạn viết Resume bạn khai thời gian này bạn đang làm tại Công ty A, mà trong lý lịch bạn khai lúc đó bạn đang học ở đâu là Toi bạn rồi, hoặc bạn có Chú bác đang làm chức vụ Đảng gì đó, điều này Lawyers rất lưu ý.
    Dạo gần đây Hà nội và TPHCM đang có chuyện sát nhập hoặc chia tách quận huyện hoặc đổi tên đường, điều này cũng làm hồ sơ bạn không rõ ràng. ví dụ : trong CMND hoặc hộ khẩu ghi địa chỉ là Hà Tây, nhưng lý lịch bạn lại ghi là Hà Nội điều này gây mâu thuẫn, và còn nhiều vấn đề trong lý lịch nữa, lúc này mới thấy Lawyers quan trọng như thế nào.
    Sau khoảng 4 weeks là có assessment, tờ giấy assessment này có giá trị là 12 months, ko biết những ngành khác có giá trị bao lâu. Hồi chưa có, người thì nói có giá trị vĩnh viễn, người nói 2 years. Trường hợp của mình người ta ghi rõ ràng 12 months. Như vậy tới lúc này bạn có thể bắt đầu nộp hồ sơ xin PR rồi (nếu chưa có Ielts thì có thể nộp sau cũng được).
    Giấy tờ tiên quyết phải có khi nộp xin PR là : LLTP, Lý lịch, Passport, v.v. (gần như tất cả giấy tờ cá nhân của bạn). Nếu thời gian xét hồ sơ lâu quá LLTP hết hạn bạn phải bổ sung LLTP mới. Còn đối với ielts bạn phải bổ sung trước khi hồ sơ của bạn được giao cho Case Officer.
    4. Chuẩn bị khám sức khoẻ:
    Sau khi nộp đầy đủ hồ sơ xin PR thì khoảng 4-8 weeks người ta sẽ gởi ACK (acknowledgment) để xác nhận hồ sơ đã nộp + receipt. Tiền lệ phí nộp khoảng gần 2000AUD, có người bạn nộp khoảng tháng 10/2008 mà tới gần 6 tháng sau mới nhận được ACK (chắc sau 1/9/2008 nhiều người nộp quá). Còn nếu bạn nộp online thì 1 ngày sau bạn có ACK liền. Sau khi có ACK thì biết chắc hồ sơ của bạn đã được nộp và lúc này bạn có thể gởi bổ sung ielts hoặc bất cứ giấy tờ gì của bạn qua CLF (số client file).
    (còn tiếp)
  7. conank

    conank Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/09/2005
    Bài viết:
    416
    Đã được thích:
    0
  8. Kangaroo08

    Kangaroo08 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/03/2008
    Bài viết:
    118
    Đã được thích:
    0
    Cái vụ này rắc rối đây !!
    Theo kinh nghiệm của bạn daihan123 và mọi người thì vấn đề này phải xử lý thế nào ạ. Trong LLTP tôi ghi nơi sinh là A, trong hộ chiếu bằng cấp tôi ghi nơi sinh là B, cũng do các đồng chí nhà ta tách rồi sát nhập địa bàn. Hồi tôi làm assessment thì Ok ko bị vặn vẹo khoản này nhưng không biết immi có question minh ko. Địa chỉ thường trú của tôi thì tất cả khai khớp nhau
    Cảm ơn các bạn nhiều
    Được kangaroo08 sửa chữa / chuyển vào 18:52 ngày 07/09/2008
  9. alexanderthegreat

    alexanderthegreat Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/01/2005
    Bài viết:
    4.053
    Đã được thích:
    0
    Cái này không quá khó. Immi (DIAC) nhiêu khê nhưng chưa đến nỗi unresonable. Ra uỷ ban phường xin 1 cái giấy xác nhận đổi tên địa danh rồi chủ động gửi hoặc khi nào nó thắc mắc thì gửi. Hoặc tôt hơn là kiếm được cái văn bản thông báo quyết định đổi tên thì không ai còn cãi được.
  10. riseNshine

    riseNshine Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/06/2007
    Bài viết:
    74
    Đã được thích:
    0
    thế nấu hộ khẩu nhà em ở A nên xin lí lịch tư pháp ở A nhưng mà em tạm trụ ở tp B đã mấy năm rồi thì nên làm thế nào ạ? Khi khai nơi ở thì nên khai A cho khớp hay khai B?
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này