1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

PR (Permanent Resident)

Chủ đề trong 'Úc (Australia)' bởi haminh, 16/09/2003.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hhuytho

    hhuytho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/11/2005
    Bài viết:
    13
    Đã được thích:
    0
    Bổ sung cho bác Adamour thêm một chút:
    - Nếu muốn học tiếp postgraduate sau khi học đại học thường thì phải có bằng đại học with honours. Ở Úc ví dụ như muốn học tiếp PhD mà không cần Master trước thì phải tốt nghiệp at least upper second class honours. Nếu muốn đi học PG ở Mỹ thì bắt buộc phải học ngành 4 năm (engineering hoặc 1 số ngành sciences có 4 năm), bằng 3 năm (ví dụ commerce, economics computer science,...) không đủ tiêu chuẩn nên phải học thêm 1 năm honours.
    - Nếu học kỹ sư (engineering) thì học 4 năm nên thường honours project sẽ làm vào năm cuối. Để được làm honours project (theo honours stream) thì điểm 3 năm đầu phải trên một threshold nào đó. Nếu dưới thì làm design project và tốt nghiệp without honours. Quy tắc tính điểm để được làm honours và quy tắc tính điểm để được honours (sau khi được chấp nhận và làm xong honours) tùy thuộc mỗi trường, không trường nào giống trường nào. Ngay cả trong 1 trường mỗi khoa cũng có thể khác nhau. Nên nếu muốn biết chắc thì vào website của khoa hoặc email khoa để hỏi thêm. Nếu học sciences hoặc các ngành 3 năm như accounting, commerce,... thì tốt nghiệp xong nếu muốn có honours thì xin học thêm 1 năm honours nữa. Thường năm này sẽ có một số courseworks nhưng chủ yếu phần lớn thời gian tập trung vào làm thesis. Điểm cụ thể như thế nào cũng phải liên hệ từng trường mới biết được. Bác Adamour đưa điểm như thế có thể đúng với một số trường nhưng cũng có một số trường khác (như trường em - Adelaide).
    - University Medal thường không có điểm threshold cụ thể, nhưng để được medal thì phải cao nhất khoa trong năm đó. Những người được medal thường có điểm từ 87% đên 90% (mấy người em biết). Học đại học ở Úc mà trên 90% thì đếm trên đầu ngón tay. Để được medal không nhất thiết phải trên 90%.
    Link này cho bạn gì muốn học La Trobe tham khảo: http://www.latrobe.edu.au/handbook/2007/undergraduate/law-management/school-of-business/lhc.htm
  2. leest

    leest Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2006
    Bài viết:
    47
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    -Cho mình hỏi là partnership ở đây là vợ của mình à ? Giả sử mình du học ở Úc hai năm , mình muốn kiếm một bạn gái cùng mình nộp đơn để được 5 point PR, thế bọn mình phải về việt nam kết hôn à ? ( ý mình là bạn gái kia cũng đi du học như mình , cả hai cùng nộp đơn để được thêm điểm )
    [​IMG]
    -Hai cái visa này là sao? Skilled-Sponser Visa và Skill Regional Sponsored Visa . Thanks for any one can help .
  3. peovn

    peovn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/02/2007
    Bài viết:
    490
    Đã được thích:
    0
    cần gì về VN cho phiền, cứ mạnh dạn lên "phường" đăng ký kết hôn, sau này làm giấy tờ cũng chả cần cái khoản dịch - công chứng giấy chứng nhận kết hôn . Vấn đề là hôn nhân là chuyện quan trọng , phải suy nghĩ kỹ chứ nếu không sau này hối hận đấy. Còn nếu mục đích kết hôn chỉ vì 5 điểm đó thôi thì tớ không bàn tới vậy.
  4. Adamour

    Adamour Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/09/2004
    Bài viết:
    1.124
    Đã được thích:
    0
    Còn nếu không cưới mà sống chung thì phải có bằng chứng sống chung với thời hạn đủ 1 năm:
    - Nhân chứng (Cha cố, đồng nghiệp, bạn thân, chủ nhà, hàng xóm ... )
    - Vật chứng (Tài khoản chung, nhà chung, giường chung , vv và vv ...)
    - Đặc biệt: CON CHUNG.
    Kết hôn ở Úc thì lên lãnh sự quán làm chứng nhận độc thân và ký giấy hôn thú là xong. Ở VN thì lên phường là xong phim.
  5. peovn

    peovn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/02/2007
    Bài viết:
    490
    Đã được thích:
    0
    sự đời không đơn giản như thế cụ thể là cái Đ.S.Q làm việc rất quan liêu và lề mề nên nhiều cặp "nhịn không được" đã đăng ký theo thủ tục của bên Úc luôn cho tiện, mà làm như thế hóa ra lại khoẻ hơn, khỏi phải lặn lội lên Can hay Syd, giấy chứng nhận bằng tiếng Anh sẵn, khỏi phải công chứng - dịch lôi thôi (đã nói ở trên), với thủ tục của Úc nó không cần chứng nhận độc thân (tự giác là chính ) nên lại càng nhanh. Chỉ phiền nếu ở nhà các cụ quá bảo thủ, cứ phải đăng ký kết hôn của VN mới chịu
    Được peovn sửa chữa / chuyển vào 10:24 ngày 17/10/2007
  6. leest

    leest Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2006
    Bài viết:
    47
    Đã được thích:
    0
    -Các bạn cho hỏi , nếu mình và bạn gái kia kết hôn ở Úc - Melbourne thì ra đâu ?
    -Sau khi làm thủ tục xong là mình và bạn gái làm đơn là được tính thêm 5 point for PR à ?
    Thanks for anyone answer.
  7. lambchop1308

    lambchop1308 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/08/2003
    Bài viết:
    2.256
    Đã được thích:
    1
    Ra đăng kí, điển form, nộp lệ fí, hẹn ngày. Cái này tuỳ bang. Hồi xưa tui cưới trên Queensland nên rẻ rề, hình như 1 trăm mấy đô í, rẻ hơn nhiều so với fí ở NSW. Tới ngày hẹn, vác mấy mặt mo đến chỗ đăng kí kết hôn. Dẫn theo 2 người bạn làm chứng.
    Tới buổi lễ: Hai vợ chồng nói nhăng nói cuội, hứa hẹn thề thốt gì đó. Bà làm chứng nói gì mình nói theo, roài hông vợ chài cùng kí, hai người bạn làm chứng của mình cùng kí trên cái certificate of marriage - có hình con kangaroo và đà điểu - đẹp chứ bộ . Nếu có màng trao nhẫn thì trao, không thì dzìa...Trước khi dzìa nó cho cái form điền nếu muốn đổi họ thành họ chồng Ai điên mới làm cái này -
    P/S: Anh xã có xem đừng la em tội nghiệp, hehehe [:P]
  8. werty98

    werty98 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/06/2003
    Bài viết:
    8.183
    Đã được thích:
    5.579
    Cưới kiểu Úc chi cho mắc dzậy ta. Cưới kiểu VN rẻ hơn nè :
    - 2 cái giấy độc thân xin ở phường tại VN, mỗi cái 15K VND. Xem có ai sang nhờ mang luôn, không thì gửi snail mail cũng rẻ rề.
    - Gửi hết lên ĐSQ ở Canberra, đóng 80 đô lệ phí. Nếu thích "gấp" thì gửi express cho nhanh, mất 8 đô cho 2 chiều. Vài ngày sau là có ngay một cái giấy hôn thú be bé như giấy cháu ngoan Bác Hồ, được cả thế giới công nhận luôn.
    Ghi chú: nếu thấy vào sổ đăng ký hộ tịch ở số lớn hơn 1 thì đừng thắc mắc nha. Số 1 tớ xí roài . Mấy năm nay cả nước Úc chỉ có mình tớ đăng ký ở ĐSQ thoai mà :
    [​IMG]
    Được werty98 sửa chữa / chuyển vào 17:48 ngày 18/10/2007
  9. analyst

    analyst Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2004
    Bài viết:
    1.550
    Đã được thích:
    0
    Bạn werty đưa ra trường hợp rẻ hơn rất là hợp lý nhưng bạn, theo suy nghĩ chủ quan của tớ mà có thể tớ sai là, dường như chưa nhìn thấy hết được tình huống của câu hỏi của người hỏi đầu tiên tại sao họ lại cần làm hôn thú.
    Bạn werty hãy suy nghĩ câu hỏi này. Tớ muốn có hôn thú để nộp đơn vào ASPC để xin residency. Họ cần tiếng Anh. Giả sử rằng
    (a) tớ có marriage license (hôn thú) bằng tiếng Việt và
    (b) không thuận lợi khi phải gửi hôn thú đó về Việt Nam để làm công chứng vì nhiều rủi ro trong đó có rủi ro có thể mất hôn thú bản gốc trong việc gửi thư thường. Gửi thư bảo đảm gửi qua gửi lại thì tốn nhiều tiền.
    Vậy thì câu hỏi ở đây là với hôn thú tiếng Việt đó bạn có biết là tốn bao nhiêu tiền để thuê NAATI professional dịch cho bạn và công chứng cho bạn hay không theo yêu cầu của ASPC? Nếu bạn biết giá này bạn hãy so sánh lại với việc giá phải chi ra (chưa tính đến yếu tố thời gian nhanh chóng và sự thuận lợi không phiền hà) cho một hôn thú bằng tiếng Anh ngay trong trường hợp cụ thể của bạn hỏi.
  10. werty98

    werty98 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/06/2003
    Bài viết:
    8.183
    Đã được thích:
    5.579
    Bạn này chắc chưa lập gia đình lần nào nên không biết là hôn thú phải có 2 bản. Cứ để 1 bản ở VN một bản cầm theo người là OK hết. Giấy hôn thú VN có 1 cái lợi rất to là được VN công nhận, làm thủ tục gì ở VN cũng đỡ rắc rối lôi thôi. Còn nếu như bạn lấy quốc tịch nước ngoài rồi về VN trở thành Việt kiều thì miễn bàn.
    Giá cả dịch thuật ở VN cũng rẻ rề.

    Được werty98 sửa chữa / chuyển vào 06:41 ngày 19/10/2007
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này