1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

PR và hội chợ

Chủ đề trong 'PR' bởi plasma, 23/12/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. amifromhanoi

    amifromhanoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/09/2005
    Bài viết:
    124
    Đã được thích:
    0
    Về mặt lý thuyết, hiện nay các sách vở chính thống vẫn phân biệt giữa Qcáo, PR, Hội chợ?điều đó chứng tỏ giữa các khái niệm trên vẫn có sự khác biệt. Tuy nhiên giữa các khái niệm thường có sự giao thoa. Có lẽ 1 số tác giả như Vũ Cao Đàm đã tập trung vào điểm giao thoa giữa PR và Hội chợ.
    Hội chợ có thể có nhiều mục đích: bán hàng, giới thiệu sản phẩm/công ty, networking, lobbying, đánh bóng hình ảnh, hoặc sự kết hợp của các yếu tố trên theo 1 trật tự nào đó?
    Về mặt thực tế, tuỳ vào mục đích nào nổi trội mà 1 cg ty sẽ quyết định hội chợ là MKT hay PR.
    -MKT: Nếu là bán hàng và/hoặc networking (tìm khách hàng mới/suppliers/partners?) thì sẽ tốt hơn nếu giao cho bộ phận MKT phụ trách chính; và nếu events này có thể newsworthy thì sẽ có cả PR tham gia hỗ trợ.
    -PR: Còn nếu cg ty chỉ đơn thuần muốn giới thiệu 1 sản phẩm đặc biệt mà ko có ý định bán hàng ngay lập tức -vdụ 1 car prototype chạy = năng lượng mặt trời (mà 1-2 năm tới mới thương mại hoá) để khẳng định hình ảnh luôn đổi mới công nghệ thì đây sẽ là 1 event do PR phụ trách (các event về product launching thường do PR tổ chức). Cẩn thận hơn sẽ có sự tham gia của cả MKT để xử lý các vấn đề liên quan đến khách hàng, đơn đặt hàng, sản phẩm?
    Trường hợp cá ba sa của bạn nghiêng nhiều về bán hàng hơn vì vậy nên để bộ phận MKT phụ trách. Bạn cũng có thể bổ xung yếu tố PR cho hội chợ bằng cách bố trí cho phóng viên Mỹ phỏng vấn và viết bài ví dụ xung quanh vụ kiện bán phá giá và thiệt hại mà người tiêu dùng Mỹ phải chịu khi mua cá đắt hơn do thuế chống bán phá giá?Cũng có thể tận dụng hội chợ để tổ chức 1 vài sự kiện PR nào đó ví dụ để lobby quan chức chính phủ?
    Tóm lại hội chợ là 1 cái túi rỗng còn bạn là người quyết định sẽ bỏ gì vào trong đó có lợi nhất cho cg ty. 1 chủ DN cần linh hoạt và thực tế để xem bản chất thực tế công việc là gì trên cơ sở đó quyết định bộ phận nào phụ trách công việc thì tốt nhất. Ko nên câu nệ quá vào lý thuyết.
  2. plasma

    plasma Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/07/2004
    Bài viết:
    445
    Đã được thích:
    0
    Em vote 5* cho bác nhé, bác amfromHn. Thực ra có lẽ vấn đề chính là như thế, nhưng khi em đưa ra công cụ hội chợ, em đã xác định trước là sẽ phải nhét nhiều "chất PR" vào đó, nhưng mà em nghĩ về mặt thi cử mà nói ko ai chấp nhận cho một bước "sáng tạo ngoài giáo trình" cả. Cô giáo em cũng là tiến sỹ đó, mà có thể cô cũng có quan điểm riêng, mà quan điểm đó lại trùng với giáo trình.
    Nhưng thôi, ko sao, kinh nghiệm đau thương này giúp em được nhiều phết, cái gì cũng phải chờ sau này mới biết được.
    À, các bác ăn noel thế nào? chúc một buổi sáng tốt lành nhé!
  3. amifromhanoi

    amifromhanoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/09/2005
    Bài viết:
    124
    Đã được thích:
    0
    Kinh nghiệm đi học của tôi là khi nghe giảng và thảo luận trên lớp rất hay "hoạnh hẹo" thầy cô giáo (Chủ yếu áp dụng cho Tây thôi nhé. Tây họ ko thích kiểu học sinh tượng gỗ).
    Còn khi đã đi thi bút sa gà chết, tôi cứ ý của thầy/cô mà phát triển; ko dại gì mà sáng tạo hoặc rẽ ngang rẽ ngửa các trường phái khác nhau làm gì cho mệt. Kết quả là các thầy bao giờ cũng sướng. Cái này gọi là meeting expectations của người ta.
  4. panda_1202

    panda_1202 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/10/2005
    Bài viết:
    70
    Đã được thích:
    0
    Hic hic cái topic này có mỗi 2 người tranh luận với nhau.,Đọc xong đau hết cả đầu.
    Cho em ngoại đạo "bon chen phát" .Trước tiên cho em hỏi cô giáo của bác plasma bao nhiểu tuổi?
    Cùng là một công cụ nhưng mỗi người sử dụng một cách khác nhau.Đúng như chị TrangNeu nói đó.Cùng là hội chợ nhưng có ngừoi dùng để tăng doanh số bán hàng nhưng cũng có ngưòi chỉ dùng để xây dựng hình ảnh.Họ có bán hàng nhưng ko coi trọng việc thu lại bao nhiêu mà họ cần là để ngừoi tieu dùng biết đến họ mà thui.Như cái hội chợ hàng Việt Nam chất lượng cao.Với những thương hiệu đã có tiếng như Thái Tuấn ....thì họ coi đây là dịp tốt để bán hàng,còn những thương hiệu nhỏ thì coi đây là dịp để mọi người biết sản phẩm của mình cũng là "hàng VN chất lượng cao". Một hội chợ có tầm vài trăm nghìn người thì ít ra sao khi hội chợ cũng có vài trăm người biết tới mình.
    [/quote]
    Nghe các bạn tranh luận mình lại thấy mình ngu thêm chút nữa. Nhưng mình thấy ở VN có sự lẫn lộn giữa hội chợ và triển lãm. Ở các nước bạn thì hội chợ là dịp để bán-mua gặp nhau, thậm chí bán rất rẻ hay là cho không người đi mua và người đi xem luôn chứ không đặt vấn đề doanh số lên hàng đầu. Có những hội chợ mở cửa 5 ngày chỉ được vào xem và ký hợp đồng làm ăn dài hạn với nhau (nôm na là tìm đối tác/ nhà cung cấp/ nhà tiêu thụ...), 2 ngày cuối thì mở cửa tự do cho người tiêu dùng vào mua. Với những hội chợ kiểu đó thì người tham gia lỗ to trong kỳ hội chợ nhưng có thể họ sẽ có những bạn hàng trong tương lai.
    Còn triển lãm thì chỉ là trưng bày, giới thiệu sản phẩm mới, dịch vụ mới.... với cách xây dựng gian hàng ấn tượng tạo sự bề thế để khuyếch trương và đây là cơ hội tốt để xây dựng hình ảnh.
    VN thì muốn 1 đòn chết 7: vào hội chợ vừa bán hàng vừa tao hình ảnh thông qua decor.... nhưng thực sự sau khi đi các hội chợ tổ chức ở VN mình thấy nếu vào đó để xây dựng hình ảnh thì hỏng hẳn vì :
    - Trong sự chen lấn xô đẩy kiểu như HVNCLC thì không cách nào thể hiện được thái độ phục vụ chu đáo, nhiệt tình hay thể hiện sự độc đáo mới lạ trong dịch vụ chăm sóc khách hàng được mà chỉ lo mất cắp hàng khi đông khách. Do vậy khách mua hay thằng ăn cắp cũng bị nhìn như nhau từ phía nhân viên bán hàng. Mà theo mình thì phục vụ tốt cũng là cách xây dựng hình ảnh, bộ mặt cho DN.
    - Người VN luôn cho rằng hàng kém chất lượng thì vào hội chợ và ghi bảng khuyến mại để tiêu thụ hàng -----> Phản tác dụng?
    - Tờ rơi của DN cho không rất nhiều nhưng người cầm nó thì cũng chẳng đọc, thậm chí vứt ngay sau khi nhận.
    - Gian hàng nào vào hội chợ với mục đích là giới thiệu sản phẩm thì chẳng có ma nào đứng đó mà chen lấn xô đẩy cả vì kiểu decor khác với gian hàng đang bán hàng quá, khách hàng đi qua cũng chỉ liếc nhìn rồi nhanh chân chuyển sang gian khác có sản phẩm bày bán (đây là tâm lý người VN khi đi hội chợ)
    Vậy nên mình thì hiểu thế này: tham gia họi chợ là việc của phòng MKT lo vì ít nhiều nó liên quan đến việc bạn sẽ chuyển bao nhiêu sản phẩm vào hội chợ kỳ này? như vậy doanh số sẽ đạt bao nhiêu cho dù có đủ bù chi phí tham gia hội chợ hay không thì ít nhiều cũng có thêm người dùng sản phẩm của DN, ngoài ra cũng có thêm những người không dùng nhưng nhìn thấy tên hiệu DN. Đẩy chẳng phải là hoạt động mang tính MKT hay sao?
    Triển lãm thì chỉ có các DN mang sản phẩm, dịch vụ, công nghệ đến trưng bày, giới thiệu mà thôi. VD như triênt lãm CNTT, Dầu khí, Công nghiệp.....Trong kỳ triển lãm bạn không thu được bất kỳ đồng doanh thu nào nhưng bạ phải tìm mọi cách để gian hàng của bạn thu hút sự chú ý của người đi xem, của báo giới, của người cần tìm và lựa chọn đối tác... Xem ra cái này nằm trong phần việc của phòng PR rồi.
  5. antigod

    antigod Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/12/2004
    Bài viết:
    5.791
    Đã được thích:
    4
    Một hội chợ trỉên lãm bao gồm nhiều doanh nghiệp nhà máy cứ cho là cùng sản phẩm hàng thuỷ sản đi .Bạn làm triển lãm liệu bạn có đủ tiền để làm cái sản phẩm cá basa của bạn nổi bật hơn các sp khác trên đất Mỹ ko?
    Nếu tôi là bạn tôi sẽ làm một ngày hội "khám phá hương vị cá basa" . Tổ chức thi chế biến các món ăn từ cá basa.Có mời một số đầu bếp nỏi tiếng đến làm ban giam kháo. Như thế một mình một chợ dễ nỏi hơn nhiều.
  6. plasma

    plasma Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/07/2004
    Bài viết:
    445
    Đã được thích:
    0
    Trong hội chợ tớ cũng nói rõ là sẽ tổ chức dạy nấu ăn các món liên quan đến cá basa, và những thứ tương tự rồi. Bạn có nghĩ đến khả năng thực tế của việc tổ chức ngày hội đó trên đất Mỹ hay ko? làm cái gì cũng phải thực tế chút chút đi bạn.
    Thứ nhất, bạn lấy đâu ra kinh phí để tổ chức một ngày hội như thế trên đất Mỹ?
    Thứ 2: bạn nghĩ là bạn có thể xin chính quyền Mỹ tổ chức một chương trình như thế, trong khi Mỹ đang tìm mọi cách bóp chết cá basa của mình còn chưa được. Bạn bit là cá ba sa của mình làm cho thị trường cá của MỸ điêu đứng vì cá của mình vừa ngon hơn lại vừa rẻ hơn à? Điều đó có nghĩa là cũng ko có công ty MỸ nào chịu đứng ra hỗ trợ về kinh phí cho ta đâu. Nước mình tổ chức được chương trình nào bên Mỹ, toàn là được hỗ trợ chán chê, mình chỉ cung cấp cái để họ trưng bày thôi cậu ạ.
    Cho cậu làm thì đến hy sinh ngành cá basa để tổ chức xong một cái chương trình rồi thôi quá.
  7. antigod

    antigod Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/12/2004
    Bài viết:
    5.791
    Đã được thích:
    4
    Tớ vẫn thắc mắc ko hiểu cái hội chợ của cậu là như thế nào? Mình tham gia một hội chợ của ngưòi ta tổ chức hay mình tự tổ chức một hội chợ rồi mời mọi ngưòi tham gia?
  8. plasma

    plasma Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/07/2004
    Bài viết:
    445
    Đã được thích:
    0
    oạch, nghe tớ nói thế còn thắc mắc giè nữa. Tất nhiên là tham gia hội chợ rồi, (ví dụ như hội chợ các mặt hàng thuỷ sản nhập khẩu ở MỸ chẳng hạn, hoặc hội chợ các nước xuất khẩu thuỷ sản trên thế giới, hoặc hội chợ của liên hiệp liên minh gì đó, miễn là mình được tham gia). Mình tự tổ chức hội chợ sao đặng bạn, (mình đã nói rồi). Hội chợ thì có nhiều mặt hàng, nhiều seller tham gia kia mà. Tớ xin lỗi, tớ ko có cái khái niệm chính xác về hội chợ.Nhưng tớ nghĩ là hội chợ là do một nhà tổ chức mở ra theo một mục đích hay tiêu chí nào đó, mời các nhà doanh nghiệp đăng kí tham gia, nghĩa là có nhiều nhà cung cấp, cho buyer vào xem, mua hàng kia mà. Thế mới gọi là "hội" chợ.
    Dù có hội chợ hàng của nước ngoài của VN cũng là do ta tổ chức và các doanh nghiệp tham gia thuê lại gian hàng thôi mờ, phải không? Đấy là mặc định trong suy nghĩ của tớ, có thể sai chăng? và vì thế nên ko nghĩ là phải nói rõ cái ý bạn thắc mắc kia.
    hơ, mà quên mất, tớ đang nói gì thế nhỉ? rõ ràng khi nãy có một câu gì định nói kia, quên mất rồi.
    Được plasma sửa chữa / chuyển vào 13:08 ngày 27/12/2005
  9. amifromhanoi

    amifromhanoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/09/2005
    Bài viết:
    124
    Đã được thích:
    0
    Xin mời tham khảo.
    Tổ chức sự kiện ?" một số bí quyết thành công
    23/12/2005
    Trung bình hàng năm các doanh nghiệp chi hơn 20 tỉ USD cho việc quảng bá sản phẩm và 15 tỉ USD vào hoạt động tổ chức các sự kiện khác nhau như hội nghị khách hàng, giới thiệu và trưng bày sản phẩm... Tuy nhiên, hầu hết những người làm công tác tiếp thị đều không ý thức được một cách rõ ràng đâu là lợi ích mà khoản đầu tư đó mang lại. Trên thực tế, việc kết hợp giữa một kế hoạch chu đáo, sự đánh giá các khoản đầu tư với mục tiêu chiến lược chính là giá trị lớn nhất mà khoản đầu tư này mang lại cho doanh nghiệp. Trước hết, bạn cần phải xem xét những nguyên tắc cơ bản có ảnh hưởng quyết định đến sự thành công của hoạt động tổ chức sự kiện, được trình bày một cách cô đọng trong 10 nguyên tắc như sau :
    1. Tổ chức sự kiện là kết hợp giữa Bán hàng và Hoạt động tiếp thị.
    Tổ chức sự kiện là sự phối hợp ăn ý giữa các yếu tố: hoạt động bán hàng, quản lý thông tin khách hàng, quan hệ công chúng, nghiên cứu thị trường, xây dựng nhãn hiệu và thâm nhập thị trường. Trên thực tế, trong lĩnh vực tiếp thị, tổ chức sự kiện rất gần với hoạt động bán hàng của công ty. Có thể nói, nó cũng na ná như việc bán hàng kèm theo một mẩu quảng cáo và một chiến dịch PR. Nếu hiểu hoạt động tổ chức sự kiện chỉ đơn giản là ?obán hàng? hoặc ?otiếp thị? thì chúng ta đã bỏ sót những yếu tố quan trọng khác của nó.
    2. Tổ chức sự kiện phải là một thành phần không thể thiếu trong chiến lược tiếp thị hỗn hợp.
    Hãy xem việc tổ chức sự kiện là một phần của chiến lược đưa sản phẩm ra thị trường, bởi vì nếu chỉ được xem như một hoạt động phụ bổ sung vào chiến lược tiếp thị của công ty và mỗi năm chỉ ?olàm cho có?, nó sẽ nhanh chóng trở thành một khoản chi thay vì là vốn đầu tư. Do vậy, doanh nghiệp cần xem xét chiến lược tiếp thị hỗn hợp mà công ty thực hiện hàng năm để điều chỉnh hoạt động tổ chức sự kiện này sao cho có thể mang lại hiệu quả cao nhất. Nhưng bạn cũng đừng quên một điều: tổ chức sự kiện không phải lúc nào cũng là một lực đẩy cần thiết và phù hợp với mục tiêu kinh doanh của công ty.
    3. Xác định đối tượng khách hàng mục tiêu.
    Mức độ thành công của một sự kiện được đánh giá thông qua số lượng và giá trị của những khách hàng mà sự kiện đó thu hút được, kể cả những khách hàng tiềm năng. Đối với một cuộc triển lãm thương mại, cho dù quy mô của nó có ?otầm cỡ? đến đâu, bất kể bạn ra sức tạo ấn tượng như thế nào, nó cũng sẽ trở thành vô nghĩa nếu xác định sai đối tượng khách hàng mục tiêu. Do đó, khi chuẩn bị tổ chức một sự kiện, bạn hãy lên kế hoạch chi tiết cho những hoạt động của mình nhằm thu hút đúng đối tượng khách hàng cần hướng đến, đồng thời hạn chế những đối tượng không có nhiều tiềm năng để chúng ta có thể làm việc tập trung và hiệu quả hơn. Bạn cần phải biết rõ khách hàng của mình là ai và những thông điệp gì bạn muốn truyền tải đến họ.
    4. Đặt mục tiêu cụ thể.
    Kế hoạch và ngân sách là những căn cứ để chúng ta đánh giá hiệu quả công việc. Lĩnh vực tổ chức sự kiện thường không được chú trọng và đầu tư đúng mức, vì thế khó mà ?ocân đo? được những kết quả mà hoạt động này mang lại cho danh tiếng của công ty, nếu không đặt ra trước những mục tiêu cần hướng đến. Đặt ra mục tiêu cho hoạt động tổ chức sự kiện là một công việc không hề đơn giản nhưng rất cần thiết, vì chúng ta cần phải đánh giá được hiệu quả công việc sắp tiến hành.
    5. Tổ chức sự kiện không phải là một công cụ tiếp thị đa năng.
    Chẳng hạn, một cuộc triển lãm hàng hoá sẽ không mấy hiệu quả trong việc khuếch trương danh tiếng của công ty. Nếu mục tiêu của bạn chỉ gói gọn trong việc xây dựng một danh sách khách hàng để có thể liên lạc với họ thường xuyên, thì các cuộc triển lãm như thế là một cách làm vừa tốn kém, vừa phô trương. Có những lựa chọn khác thuyết phục hơn trong số những công cụ tiếp thị mà không phải nhờ sự trợ giúp của bộ phận tổ chức sự kiện. Do đó, không có gì đáng ngại nếu đối thủ cạnh tranh dành ra nhiều ngân sách hơn, đầu tư nhiều hơn cho hoạt động tổ chức sự kiện so với công ty của bạn. Bạn chắc chắn sẽ đạt được những kết quả tốt hơn họ nhờ vào những sự kiện tập trung, có mục đích cụ thể với ngân sách vừa phải.
    6. Với một chương trình tiếp thị kéo dài nhiều tháng liền, sự kiện thương mại chỉ cần diễn ra trong một vài ngày.
    Tổ chức sự kiện chỉ là một phần rất nhỏ trong toàn bộ chiến lược tiếp thị và quảng bá cho doanh nghiệp. Một số công ty nghĩ rằng họ cần kéo dài thời gian tổ chức hoặc tham gia các cuộc triển lãm thương mại. Hãy luôn nhớ rằng, chúng ta đang quản lý một chiến dịch tiếp thị toàn diện, trong đó sự kiện thương mại chỉ là một phần công việc phải được thực hiện mà thôi.
    7. Quảng bá sự kiện.
    Không thể chỉ dựa vào việc điều hành, thực hiện một cuộc triển lãm sản phẩm mà doanh nghiệp có thể nắm bắt được tất cả các cơ hội tiềm năng. Quá trình quảng bá trước khi tổ chức sự kiện có thể nói là việc cần thiết và quan trọng nhất của hoạt động tiếp thị hiện đại, nhờ đó doanh nghiệp có thể xác định được đối tượng khách hàng mục tiêu và thu hút họ tham gia. Đối với những sự kiện thương mại có sự góp mặt của nhiều công ty khác nhau, bạn càng cần phải tổ chức hoạt động xúc tiến và quảng bá rộng rãi nhằm tranh thủ sự ưu tiên quan tâm của những khách hàng tham dự.
    8. Thiết lập và theo sát các mối liên hệ.
    Nếu triển lãm thương mại đang diễn ra, bạn hãy dồn hết sự tập trung vào ?ochất lượng?, thay vì số lượng các lần gặp gỡ khách hàng. Sau khi kết thúc một sự kiện thương mại như thế, bạn phải theo sát các mối liên hệ đã tạo dựng được để có thể tạo ra lợi nhuận thực sự cho công ty. Việc này là cả một quá trình đòi hỏi sự tập trung và kiên nhẫn. Đừng tiếp tục, nếu công ty của bạn chưa chuẩn bị kế hoạch quản lý những mối liên hệ đó. Hãy làm việc này trước khi quyết định bỏ vốn để đầu tư vào việc tổ chức một sự kiện khác.
    9. Nhân lực là yếu tố quan trọng.
    Nếu như các sự kiện thương mại là phương tiện quảng bá trực tiếp, thì yếu tố để đạt được mục tiêu quảng bá chính là chủ thể tham gia ở cả hai phía: người được truyền tải và người thực hiện việc truyền tải thông tin. Thành công sẽ nằm ở việc xác định đúng đối tượng khách hàng và thuyết phục họ hưởng ứng bạn trong sự kiện thương mại đó. Đồng thời, việc tuyển chọn, huấn luyện và tạo động lực tốt cho đội ngũ nhân viên để có thể giao tiếp với đối tượng khách hàng mục tiêu này cũng không kém phần quan trọng.
    10. Sự kiện thương mại phải phục vụ cho mục tiêu kinh doanh.
    Đừng quá chú trọng vào các tiểu tiết mà bỏ quên mục tiêu chính. Tổ chức thực hiện một sự kiện thương mại là một hoạt động cực kỳ phức tạp: nó phải vừa là một cuộc triển lãm hàng hoá hấp dẫn, thu hút, vừa phải tạo được tinh thần hiếu khách, đồng thời bảo đảm các yếu tố hậu cần cũng như vô số những công việc lặt vặt khác.Tuy nhiên, đó cũng chỉ là một yếu tố, một thành phần trong toàn bộ chiến lược tiếp thị, là phương tiện để hướng đến mục đích cuối cùng và chịu sự chi phối của toàn bộ chiến lược.
    theo Bwportal (Dịch từ Marketingprofs)

Chia sẻ trang này