1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Prenuptial Agreement - Hợp đồng hôn nhân

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi nguyen_noi, 07/06/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. nguyen_noi

    nguyen_noi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    196
    Đã được thích:
    0
    Prenuptial Agreement - Hợp đồng hôn nhân

    - Mời thảo luận . Mời ông Fsai lên tiếng trước ạ
  2. Constancy

    Constancy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    2.620
    Đã được thích:
    0
    Ý bác là sao? Thảo luận cái gì? Mà mới mỗi fsai. Fsai ko vào thì đóng cửa topic luôn nhé.
  3. nguyen_noi

    nguyen_noi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    196
    Đã được thích:
    0
    Anh đây nè hehehe
    Thảo luận là về việc Luật Pháp Việt Nam hiện nay phân xử ra sao với những hợp đồng này, ví dụ như công nhận hoàn toàn hay có 1 số diều khoản mà Luật Hôn Nhân Việt Nam sẽ phủ nhận ...
    Ví dụ như 1 Vit kiều nghèo muốn cưới 1 Tiểu Thư - vui vẻ hay không vui vẻ - rất giàu và sang (con cán lớn), cô TT sợ kiều đào mỏ nên bắt ký hợp đồng nếu ly dị thì sẽ không chia tài sản và không có quyền thăm con ..... Sau khi ly dị anh Vit kiều thưa là hợp đồng không công bình vì bị bắt buột ký dưới sự giám sát của CA, theo lệnh của Bố TThư, ký hợp đồng trong lúc bị kẹp cổ và bịt miệng .... trên nguyên tắc của Luật Pháp bên Mỹ thì Hợp đồng không có giá trị ...., hơn nữa nhờ có chồng 60 tuổi nhưng "phong độ" nên cô TThư làm ăn phát đạt, "của vợ, công chồng" nên cho anh xin tí mà hehehe ....
    Thảo luận trên tất cả mọi khía cạnh, không cần phải dựa vào thí dụ trên .
    Mời ông Fsai lên tiếng trước là vì ông khai là chuyên gia về ly hôn ... Nay ông Fsai ù té thì mời tất cả .
    Giước em Cons cho ý kiến ạ . Em có ký cái hợp đồng nào giống vậy không ???? .. thôi cũng được, em ngoan lắm, thế thì anh cũng vui và yên tâm (anh bắt chước đạo đức giả hehehe ...)
  4. analyst

    analyst Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2004
    Bài viết:
    1.550
    Đã được thích:
    0
    Bạn Nguyen, ví dụ của bạn có nhiều điểm không phù hợp với thực tế cuộc sống. Khi bạn nói đến luật pháp cho dù bạn cho một ví dụ nó phải là một situation mà nó dựa trên thực tế xảy ra trong cuộc sống để dựa vào đó mới có thể thảo luận đúng nguyên tắc của luật pháp trên vấn đề được.
    (1) Vấn đề bạn nói về pre-nuptial agreement thực chất đó chỉ là một mặt (aspect) của luật hợp đồng. Ở common law system, luật hợp đồng là một loại luật mà ít chịu sự chi phối của statute nhất so với những loại luật khác vì quan điểm của người làm luật (legislative và judiciary) là họ muốn cho người tham gia vào hợp đồng có quyền tự do thoả thuận với nhau đến mức cao nhất có thể được.
    (2) Về ví dụ của bạn, bạn nói vào luật pháp Mỹ ở đây mà theo điều bạn nói chắc là bạn đang muốn nói đến vấn đề rescision abnitio của luật hợp đồng do unconscionable conducts, hoặc là do duress, của một bên trong hợp đồng. Giả sử là bạn dùng điểm này làm defense đi nữa thì ví dụ của bạn cũng chưa hợp lý trong việc nếu bạn nói rằng anh VK ký hợp đồng do "lệnh" của người cha thì đây chưa đủ để một quan toà của common law system cho rằng hợp đồng này có thể rescinded dựa trên duress. Đây là lý do mà tớ nói là vì sao ví dụ chưa hợp lý.
    (3) Một điểm nữa là tại sao bạn lại lấy luật Mỹ đem vào đây? Nếu bạn chỉ chọn Việt Nam làm jurisdiction để giải quyết hợp đồng này thì phải xem là trong luật Việt Nam quan toà xử như thế nào về unconscionable conduct để dựa vào đó chứng minh cho thấy là hợp đồng không có giá trị ngay từ đầu (void abnitio). Việc bạn refer đến luật Mỹ trong defence cho anh VK này với dụng ý là gì?
  5. MSGvovit

    MSGvovit Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/05/2004
    Bài viết:
    735
    Đã được thích:
    0
  6. nguyen_noi

    nguyen_noi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    196
    Đã được thích:
    0
    WOW ! Bạn là chuyên gia về Common Law à ? xin bạn giãng tiếp .
    1- 1 trong những điều kiện cho hợp đồng có giá trị là nó phải hợp pháp (legal), tại sao bạn bảo là không chi phối bởi Luật (legislative or whatever) ???. Trong prenuptial agreement nó bị chi phối rất nhiều, ví dụ như marital house, child custody, .... Do đó tui không hiểu bạn nói gì ?
    2- Ví dụ không thực tế chứ không phải không hợp lý. Thời xưa có khi người đỗ Trạng Nguyên phải vâng lệng vua cưới Công chúa xấu wắc nhưng dù sao cũng có thể có vợ bé hay bẽ măng non (hợp pháp) về sau này . Còn bây giờ thì thí dụ trên có thể không thực tế lắm, nhưng đã nói là xin mời thảo luận mọi khía cạnh .
    Về vấn đề "áp lực", trong Prenuptial Agreement còn phức tạp và khó khăn hơn các hợp đồng khác nên thường thì phải ký dưới sự "khuyên bảo" của 2 LS độc lập từ 2 phía . Nhiều trường hợp, quan Tòa đã bác cái hợp đồng bằng 2 chữ "unfair" đơn giãn (nhưng khó hiểu), cho nên chuyện "thỏa thuận đến cao nhất hehehe" mà bạn nói trong điểm 1 là không có luận cứ trong prenuptial agreement .
    3- Điều mà tui muốn các chuyên gia Luật VN thảo luận trong bối cảnh Luật VN hiện tại và tương lai (gần hay xa), chính yếu không phải là vấn đề "bị áp lực" trong hợp đồng mà là các vấn đề thực tế khác như marital house (ngôi nhà hôn phối), nuôi dạy và thăm viếng con, phân chia tài sản (và nợ nần) tiền hôn phối, hậu hôn phối, và sau khi chết . Và 1 loạt các vấn đề nảy sinh khác như cha, mẹ, anh, em của vợ / chồng ... ngay cả các legal entities trong tờ hợp đồng như Đại Học, Đảng Vovinam, Nude Club .... ngay cả các Chức Tước không ăn bỗng lộc như Công, Hầu, Bá, Tử, Nam, Chưởng Môn, Tổng Thư Ký Hội Việt Kiều Nịnh Bợ .... Nên nhớ là tờ Prenuptial Agreement không phải chỉ ở ly dị mà có cả vần đề sau khi 1 trong hai người hôn phối chết .
    -1 vấn đề nữa là nếu prenutial agreement ký ở Mỹ thì Luật VN sẽ xử ra sao và ngược lại . Bởi vì, .... hai bên ký ở Mỹ theo TINH THẦN và SỰ HIỂU BIẾT ở Mỹ và ngược lại cũng vậy .
    Cám ơn bạn analyst đã đóng góp - và mời bạn đóng góp thêm .
    Mời cô Cons ra chào đón 1 chuyên gia về Common Law cho Box chúng ta .
    Cho 1 tràng pháo tay an ủi nào ! (nụ hôn đầu của Võ kỳ Điền) .
  7. analyst

    analyst Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2004
    Bài viết:
    1.550
    Đã được thích:
    0
    Hi, bạn
    (i) Cám ơn message của bạn. Trong nhiều năm qua mình đã nói nhiều đến luật pháp Mỹ trong room Mỹ nếu bạn muốn biết về mình bạn có thể sang room Mỹ để xem qua cho biết vì room này mình mới vào khoảng vài tuần nay vì mình muốn đi kiếm chương trình học luật ở Việt Nam xem như thế nào. Luôn tiện mình thấy các bạn hay hỏi về luật pháp common law mà hầu như các bạn chưa có nhiều hiểu biết nên mình muốn chia sẻ lại vì mình rất khuyến khích việc học tập. Về câu hỏi của bạn, mình xin trả lời theo đúng từng điểm bạn hỏi (theo thứ tự) như sau:
    (1) Bạn đọc lại câu của mình về việc này. Mình nói là contract law in common law system sẽ chịu sự chi phối của statute (luật thành văn) ít nhất. Mình đâu có nói như bạn nói là "không chi phối". Khi viết luật pháp mình viết rất cẩn thận cho nên không bị mắc lỗi kiến thức như vậy. Khi mình nói đến điều này, mình so sánh với luật hợp đồng của Việt Nam. Ở common law, quyền tự do của bạn để thoả thuận rất cao vì sự chi phối của luật pháp rất ít so với luật Việt Nam.
    (2) Mình không đồng ý việc nói rằng hợp đồng tiền hôn nhân là phức tạp hơn các loại hợp đồng khác cho nên phải có luật sư hai phía. Hợp đồng phức tạp hay không là do sự phức tạp trong thoả thuận hai bên chứ không phải do loại hợp đồng. Thư hai, là bạn muốn engage luật sư hay không là tuỳ ở bạn vì đó chỉ là để bảo vệ quyền lợi cho bạn chứ không phải là pre-nuptial là cần phải có luật sư hai phía. Bạn có nói qua là quan toà bác bằng chữ đơn giản "unfair" mà bạn khó hiểu. Trong common law system, khi một quan toà phán ra việc gì họ kèm theo giải thích rất là chi tiết lý do tại sao họ lại quyết định như vậy mà không phải khác đi. Vì vậy mình chưa bao giờ thấy có quyết định nào gọi là khó hiểu.
    (còn tiếp)
    Được analyst sửa chữa / chuyển vào 07:00 ngày 11/06/2007
  8. analyst

    analyst Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2004
    Bài viết:
    1.550
    Đã được thích:
    0
    (mình chia msg ra để bạn dễ đọc hơn đó)
    (3) Mình không hiểu rõ lắm ý định hỏi của bạn trong câu số ba như thế nào. Mình chỉ nói qua một điểm nhỏ là child custody là một vấn đề không có thoả thuận trong pre-nuptial đâu bạn vì đây không phải là vấn đề bạn có thể dự đoán trước được. Đa số pre-nuptial đều thiên về thoả thuận phân chia tài sản và spousal maintenance mà thôi. Để quyết định việc con cái, quan toà phải xem xét statute của tiểu bang đó và dựa vào rất nhiều yếu tố để quyết định. Vì thông số thay đổi quá lớn trong vấn đề này, hai người trong pre-nuptial thường không thoả thuận được vì nếu có họ cũng phải tuỳ thuộc vào quyết định của quan toà chứ không tự do thoả thuận với nhau.
    (4) Câu hỏi cuối cùng của bạn là một câu hỏi hay vì nó liên quan đến jurisdiction. Theo nguyên tắc của luật pháp common law, trước khi xử toà phải xem xét mình có thẩm quyền xử vụ này hay không trong đó họ có xét đến express clause trong hợp đồng xem hai đối tác chọn luật nào là luật điều chỉnh (governing law). Nếu có thì họ sẽ tôn trọng quyết định của hai người đó. Nếu không có họ sẽ tính đến vấn đề "residence". Đó là chưa kể giả sử bạn được quyết định ở một quốc gia bạn phải đem sang quốc gia kia để công nhận phán quyết (recognition of court award). Đến đây, bạn phải xem là hai nước có thoả thuận với nhau về việc này hay không. Theo mình thấy vấn đề này rất là phức tạp cho nên bạn nên giới hạn chỉ nói jurisdiction trong một quốc gia. Các luật sư nước ngoài ở Việt Nam đã nói về vấn đề này rất nhiều mình tin rằng nếu bạn tìm lại tài liệu về việc công nhận phán quyết bạn sẽ đọc được dễ dàng.
  9. MSGvovit

    MSGvovit Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/05/2004
    Bài viết:
    735
    Đã được thích:
    0

    Được MSGvovit sửa chữa / chuyển vào 10:20 ngày 11/06/2007
  10. nguyen_noi

    nguyen_noi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    196
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn bạn Analyst .
    Không biết bạn đang hành nghề ở đâu ?
    Tui thấy bạn giãng có nhiều điều hay nhưng cũng có nhiều cái khó hiểu và hình như có cái miscommunication giữa bạn và tui trong nhiều vấn đề . Thí dụ như 1 số các điểm sau đây .
    1- Đã đành ký hợp đồng không cần LS . NHƯNG trong các hợp đồng hôn nhân, khi tranh tụng về sau, các LS của phe tạm gọi là yếu thế, thường nại lý do là lúc ký hợp đồng thân chủ họ là người yếu kém hơn, không hiểu rõ hoàn toàn hợp đồng, ký dưới áp lực "tinh thần" .... Trong khi 1 hợp đồng được ký có sự "khuyên bảo" của 2 LS dộc lập từ 2 phía (dù sự khuyên bảo có được nghe theo không) thì hợp đồng đó vẫn có giá trị hơn về sau này . Sự phức tạp chính là ở cái chổ này - dù nó không phức tạp về kỹ thuật như các hợp đồng thương mãi - mà phức tạp về phân tích tâm lý, tình cảm, trách nhiệm, xã hội, ... cả chính trị nữa trong cái cân nhắc về bình đẳng xã hội của các quan Tòa cao cấp ở Bắc Mỹ .
    2-Về chử "unfair" khó hiểu đó, tui để trong quotes, Bạn không thấy sao ? Không phải "khó hiểu" cho riêng tui đâu, mà "khó hiểu" với những tay LS lão luyện trong nghề, bởi vậy mới có kháng án dài dài và đi đến tận Tòa Án Tối Cao !
    3- Bạn là đàn bà con gái hay sao mà cứ Mình Mình ... , tui nghe hơi ngại ngại . Tui là đờn ông thứ thiệt - straight man . Nếu bạn là con gái thì xưng gì cũng được miễn dễ thương là được rồi
    4-Bạn có thể cho thi dụ để so sánh về sự chi phối nhiều / ít của Luật VN và Common Law đối với legal contract được không ? Bàn về lý thuyết đủ rồi, chứ nói thật, tui không biết ở VN hiện nay có Luật Pháp không nữa ?
    5-Bạn nên nghiên cứu nhiều phán quyết về prenuptial agreement ở các nước trước khi trả lời vội vã . Những vấn đ^` tui đặt ra là để thảo luận chứ không phải là để hỏi bài hay là để xin "30 phút tham vấn không tính tiền" . Gọi là thảo luận bởi vì ở đây có nhiều người là LS chuyên về ly hôn, có người là Phó Tiến Sĩ ở Hà Lội hay ở Bọt Đô nói tiếng Anh Pháp như gió như mưa, nhưng không biết té ở đâu hết rồi ???? chỉ thích nhào ra thảo luận chuyện cưới chồng cho vợ thôi ??? hehehe mà quên là cái này có thể có trong prenuptial agreement .

Chia sẻ trang này