1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

PTNK!

Chủ đề trong 'Trường PTTH Lê Hồng Phong TpHCM' bởi coleole, 11/04/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. orange-outan

    orange-outan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/12/2001
    Bài viết:
    1.407
    Đã được thích:
    0
    Chuyện bên PTNK thiếu GV là có chứ không phải là bịa đâu á, đám bạn tui học bên đó nói thía mà.... nhưng bên LHP lâu lâu cũng thế... nhớ đầu năm lớp 10 tui được nghĩ mấy tuần liên tục môn Địa vì không có GV dạy...
    điều tui thích nhất ở bên NK là được thực tập chung với các anh chị ĐH, được đi tham qua, nghiên cứu... sẽ làm cho người ta học hỏi được nhiều... khì khì
    -------------------------------------------
    Thu lạnh, càng thêm nguyệt tỏ ngời
    Đàn ghê như nước, lạnh, trời ơi...
    Long lanh tiếng sỏi vang vang hận
    Trăng nhớ Tầm Dương, nhạc nhớ người
  2. Thanh_Lam

    Thanh_Lam Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/07/2001
    Bài viết:
    852
    Đã được thích:
    0
    Tôi cũng là cựu hs chuyên toán của NK nên cũng hiểu được nỗi bức xúc ta và bạn. Lắm lúc chuyện bức xúc này còn lan đến cả các thầy cô hiệu trưởng DHKH TN.
    Tôi còn nhớ trong kì tổng kết năm tôi học lớp 11, phó GS Nguyễn Văn Đến hiệu trưởng DHKHTN có phát biểu trước đại diện Sở GD TPHCM và rất nhiều HS NK như sau ( tôi chỉ nhớ đại ý, không trích nguyên văn): Tôi mong rằng chúng ta sẽ cùng hợp tác, dù là ai đi nữa thì cũng là con em chúng ta, sự nghiệp gd dành cho tất cả con em chúng ta, chứ không chỉ riêng ai.
    Thầy Đến nhấn mạnh chữ "con em chúng ta" để nhắc nhở những người làm GD : dù là hs NK hay HS LHP hay HS các trường khác nữa thì cũng là con người, nhiệm vụ của chúng ta là đào tạo họ trở thành người có ích chứ không phải là để thi đua thành tích.
    Căn bệnh thành tích có trong mỗi người VN . Nó thấm nhuần đến nỗi ai cũng đặt thành tích lên làm đầu.Thế rồi khi so sánh hai trường học người ta dựa vào thành tích. Sau này ra nước ngoài tôi mới thấy những gì mà các thầy giáo tôi chuẩn bị cho chúng tôi thật sự có ích. Điều này tôi đã nhận ra ngay năm học lớp 12, có đoạn nhật kí tôi viết là : ". . .cái giải toán này mình đạt được không cao, nhưng những gì mà các thầy giáo cố gắng ươm vào mình lại không phải là cái giải đấy, thứ vũ khí quan trọng hơn nữa đó là bản lĩnh tự tin, tư duy độc lập, mình tin rồi mình sẽ không phụ các thầy cô giáo để trở thành 1 trong những trí tuệ của VN". Vậy thì cái thành tích chỉ là kết quả của sự phấn đấu nó khích lệ ta trên con đường còn khó và dài hơn những năm phổ thông rất nhiều.
    Các thầy của tôi đều tốt nghiệp ở CHLB Nga ở trường DHTH Lomonosov, ngày nay may mắn tôi lại được học ở ngôi trường này. Tôi thấy lại hình ảnh của các thầy trong các thầy giáo mới của tôi. Các thầy không bao giờ hỏi : trước đây em có đi thi quốc tế hay không ? em có giải toán QG gì hay không mỗi khi tôi giải được một bài toán khó, thay vào đó là một bài toán khó hơn.Tôi mới nhận ra rằng các thành tích kia là vô nghĩa. Thành tích thực sự của một con người là những gì họ làm được cho bất kì ai, kể cả chính họ chứ không phải là những gì đạt được. Ở nước Nga, đất nước mà hằng năm đội toán, tin, vật lý, hóa, sinh . . . đạt thứ hạng hàng đầu thế giới, có đội chưa bao giờ rời vị trí ba hạng đầu trong chục năm trở lại đây. Thế mà hiếm thấy báo đài của họ nhắc đến rầm rộ như ta. người ta chỉ khen thưởng người đạt giải thưởng cao quí của KH ( Nobel, Field, Wolf) chứ không nhắc đến những tài năng trẻ kia.
    Rất may là căn bệnh thành tích không làm ảnh hưởng đến các thầy cô NK của tôi, mà ngược lại họ kiềm chế được nó để không chạy đua theo thành tích. Những lý thuyết Mật mã, hàm sinh, trù mật, . . .mà các thầy cô chuẩn bị cho tôi bây giờ mới phát huy tác dụng. Các thầy không dạy cho tôi làm toán kiểu vẹt mà phải biết làm toán theo lối tư duy. Có thể là đội toán nhiều năm chưa đạt giải quốc tế vì lí do này. Có lần tôi nói với thầy Nam Dũng trước lúc bay: hs trường ta hay dùng đao to búa lớn, dùng đại đao mà chặt tóc thì lắm lúc không đạt kết quả cao. Thầy đáp ngay : 10 năm chưa phải là dài, còn bao nhiêu năm nữa các thầy sẽ rút được nhiều kinh nghiệm . . . em sẽ bắt gặp điều thú vị ở nước Nga, ở đó họ suy nghĩ khác mình.
    Chuyện học các môn xã hội nhất là đối với các lớp chuyên tự nhiên ở trường tôi cũng là vấn đề hay bị chỉ trích.Các bạn của tôi thường nói với nhau câu này : đối với lớp toán giờ sử = giờ ngủ hoặc giờ toán, đối với lớp tin học giờ sử= giờ ngủ hoặc giờ tin???
    Thế nhưng hãy thử nhìn lại mà xem, những gì mà bạn học thuộc lòng ở PT bạn nhớ được mấy phần, những sai lệch ls viết trong sách gk sẽ biến bạn thành người như thế nào ?
    Các thầy cô đều hiểu, nhưng có thầy cô bất lực và đành làm ngơ. Tại sao chúng tôi ngủ, đơn giản vì chúng tôi không đam mê. Thầy Đường thấm hiểu điều này nên bố trí ở năm cuối cấp con ách chủ bài, đó là thầy giáo Khoan dạy L sử . . .và kết quả là giờ sử không còn là giờ ngủ mà là giờ : cười và hiểu biết. Nếu các bạn có bạn học ở PTNK thì hãy hỏi các bạn ấy xem thầy Khoan dạy sử như thế nào ? tôi còn nhớ lúc gần thi QG tôi vẫn không bỏ buổi sử nào. kết quả thi tốt nghiệp môn sử của tôi cũng không tồi .
    Nền GD chúng ta là tôn sư trọng đạo . . .nhưng cũng quên mất chiều ngược lại, Gv tôn trọng hs và lắng nghe hs. Bạn có tin chuyện này không : khi các gs Nga dạy lố 5 phút của sv, các bạn Nga của tôi đứng dậy bỏ về, gs phải xin lỗi và hôm sau trả lại 5 phút đó cho sv. Nếu chuyện này xảy ra ở VN thì sao nhỉ ? Chuyện này chưa từng xảy ra ở trường NK nhưng gv tôn trọng và lắng nghe hs là đều dễ bắt gặp ở NK.
    Từ mở đầu đến kết thúc tôi chỉ xin thêm mấy dòng này: Ở đâu cũng có người giỏi người tài, nếu như chưa có PTNK thì LHP sẽ đảm nhận nhiệm vụ là đào tạo các bạn của tôi, và có thể có cả tôi nữa . Lúc đó thành tích lại là của LHP, nhưng đó cũng là thành tích của TPHCM và cũng là thành tích chung của cả nước. Nhìn rộng hơn một chút thì lại thấy chung, vậy thì lo đấu đá nhau chỉ làm tổn hại nhau thôi.Giả sử như khi bạn gặp một thằng tây bạn sẽ khoe như thế nào về đất nước mình, lúc đó những cái mà bạn ghét bỗng nhiên lại hoá gần.Với tầm nhìn nhỏ hẹp chỉ từ NK nhìn ra, rồi từ Việt Nam nhìn lại rồi lại từ Nga nhìn về, tôi chỉ hiểu bấy nhiêu thôi, tầm nhìn nhỏ hẹp mong những ai phát hiện sai sót lượng thứ.
    Coleole nếu đọc và hiểu được thì sẽ tự có lựa chọn thích hợp. nhưng nhớ rằng không phải cứ trường tốt là ta sẽ tốt được. Ở trường của tôi vẫn có những kẻ lười biếng và lạm dụng tính tự do cá nhân để rồi tự chuốc vạ vào thân.Tôi xin kết tại đây, mong anh em LHP để một chút đất cho bài viết này. Chúc vui

    Россия моя пе?вая лZбовO!!

    Được Thanh_Lam sửa chữa / chuyển vào 16:56 ngày 25/04/2003
  3. hnhan

    hnhan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/04/2002
    Bài viết:
    2.161
    Đã được thích:
    0
    Tui thì tin, vì đa số thanh niên phương tây khá láo xược và thiếu trưởng thành một cách bực mình.
    Oo --------- oO
    H.Nhân
    Oo --------- oO
  4. orange-outan

    orange-outan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/12/2001
    Bài viết:
    1.407
    Đã được thích:
    0
    khi`... tui không thích cái ví dụ đó... nó không hay ho chi cả... không phù hợp tí nào... còn những cái còn lại thì không biết, đơn giản là vì tui không học NK... đó là 1 ý kiến đáng để tham khảo á... khì...
    -------------------------------------------
    Thu lạnh, càng thêm nguyệt tỏ ngời
    Đàn ghê như nước, lạnh, trời ơi...
    Long lanh tiếng sỏi vang vang hận
    Trăng nhớ Tầm Dương, nhạc nhớ người
  5. Thanh_Lam

    Thanh_Lam Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/07/2001
    Bài viết:
    852
    Đã được thích:
    0
    Láo xược và thiếu trưởng thành ? Thế nên mới có sự khác biệt. Nếu quan đểm cho rằng dạy học là một chiều thì anh cứ ở lại VN mà chết luôn với cái quan điểm đó của mình. Tôn sư trọng đạo là gì? cái này cần phải xét lại, những sv Nga mà anh cho là thiếu trưởng thành thì lại học rất giỏi. Nếu tôi kể thành tích ra đây thì anh chỉ sợ thôi chứ không nói được điều gì. Đối với các bạn sv này giờ học và giờ nghỉ rạch ròi. Đối với các GS cũng thế họ có nhiệm vụ là làm mọi cách để sv học và tiếp thu nhưng không hề bắt buộc và cứng nhắc. Anh đọc cả bài viết của tôi mà vẫn chưa hiểu được vấn đề thật đáng tiếc.

    Россия моя пе?вая лZбовO!!
  6. kieuphong

    kieuphong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    5.781
    Đã được thích:
    0
    Phần về trường NK tôi xin kô có ý kiến, chỉ có ý kiến về hai vần đề sau đây
    Trích: Chuyện học các môn xã hội nhất là đối với các lớp chuyên tự nhiên ở trường tôi cũng là vấn đề hay bị chỉ trích.Các bạn của tôi thường nói với nhau câu này : đối với lớp toán giờ sử = giờ ngủ hoặc giờ toán, đối với lớp tin học giờ sử= giờ ngủ hoặc giờ tin???
    Thế nhưng hãy thử nhìn lại mà xem, những gì mà bạn học thuộc lòng ở PT bạn nhớ được mấy phần, những sai lệch ls viết trong sách gk sẽ biến bạn thành người như thế nào ?
    Các thầy cô đều hiểu, nhưng có thầy cô bất lực và đành làm ngơ. Tại sao chúng tôi ngủ, đơn giản vì chúng tôi không đam mê. Thầy Đường thấm hiểu điều này nên bố trí ở năm cuối cấp con ách chủ bài, đó là thầy giáo Khoan dạy L sử . . .và kết quả là giờ sử không còn là giờ ngủ mà là giờ : cười và hiểu biết. Nếu các bạn có bạn học ở PTNK thì hãy hỏi các bạn ấy xem thầy Khoan dạy sử như thế nào ? tôi còn nhớ lúc gần thi QG tôi vẫn không bỏ buổi sử nào. kết quả thi tốt nghiệp môn sử của tôi cũng không tồi .

    Câu của bạn (được bôi đậm) tôi kô đồng ý lắm. Phải biết lịch sử, dù trung thực cách mấy, cũng đều phục vụ cho thể chế chính trị hay chế độ xã hội đó. Nói như bạn, mọi kiến thức lịch sử trong sách GK dạy ở Phổ thông là sai lệch à? Và như vậy chúng ta phải moi hết tất cả những bí mật của lịch sử, kể cả những thâm cung bí sử dạy hết cho học sinh ở PT à? Liệu bạn lúc đó có đủ hiểu biết để đánh giá lợi hại kô? Xin lỗi tôi phải nói không, vì kô chỉ là học sinh PT, mà ngay cả những bậc trưởng thành cũng chưa chắc đã hiểu được hết được. Lịch sử bao giờ cũng còn đó, thế hệ này kô biết thì thế hệ sau sẽ biết, thế thôi. Cái chính là khi dạy Lịch sử nói riêng, hay tất cả các môn học khác nói chung, chúng ta phải dạy cho học sinh cách biết xác định thông tin, cách biết đặt câu hỏi, cách biết nghi ngờ và kiểm chứng sự nghi ngờ của mình. Đó là cái mà VN ta còn thiếu, và xin nói thẳng, tuy phương Tây khuyến khích tư duy kiểu đấy, nhưng chưa chắc là tất cả người dân phương Tây đều có trình độ để thực hiện (vì ảnh hưởng của truyền thông mà). Kô thể lấy điều đó để phê phán cách dạy Sử trong SGK, rồi sau đó bảo kô quan tâm đến Lịch sử được. Có thể bạn không đam mê, nhưng bạn không thể bỏ xó.
    <BLOCKQUOTE id=quote><font size=1 face="Arial" id=quote>Trích từ:Nền GD chúng ta là tôn sư trọng đạo . . .nhưng cũng quên mất chiều ngược lại, Gv tôn trọng hs và lắng nghe hs. Bạn có tin chuyện này không : khi các gs Nga dạy lố 5 phút của sv, các bạn Nga của tôi đứng dậy bỏ về, gs phải xin lỗi và hôm sau trả lại 5 phút đó cho sv. Nếu chuyện này xảy ra ở VN thì sao nhỉ ? Chuyện này chưa từng xảy ra ở trường NK nhưng gv tôn trọng và lắng nghe hs là đều dễ bắt gặp ở NK.[/QUOTE]
    Xin lỗi, cái ví dụ của bạn kô được thuyết phục. Cũng có thể do tôi và bạn có cái nhìn khác nhau về sự tôn trọng. Đúng, GV nếu dạy lố giờ giấc thì cần nên xin lỗi học sinh, như thế là thể hiện sự tôn trọng học sinh. Tuy nhiên nếu học sinh - sinh viên cứ vin vào cái cớ đó mà có thể tự nhiên đứng dậy bỏ ra về không nói 1 lời nào thì đó cũng chính là sự thể hiện kô tôn trọng giáo viên. Kô thể dùng cái lí luận vì anh kô tôn trọng tôi nên tôi kô tôn trọng anh ở đây được, vì đó kô phải là một cách suy nghĩ đúng đắn của một con người có học và văn minh. Cái tự do, bình đẳng ở phương Tây đúng là tốt thật, nhưng nó cũng là con dao 2 lưỡi, vì có khi nó đã đi quá đà. Hơn nữa, nếu ở trên cương vị học sinh PT (dưới 18 tuổi), thì chưa chắc bạn đã có đủ tri thức để nhận biết được sự lợi hại của nó, cho nên kỉ luật vẫn là cần thiết. Phương Tây và VN khác nhau, kô thể đem cái giá trị của phương Tây vào VN và bảo người Việt phải làm theo nó hoàn toàn. Cái gì hay ta học, đúng, nhưng cái dở là phải loại bỏ. Dĩ nhiên, GV VN cần phải được đào tạo theo kiểu tôn trọng học sinh, bất kể là SV, hay học sinh PT, nhưng kỉ luật trong nhà trường, đb là nhà trường PT vẫn phải được tôn trọng.

    Xuân tàm đáo tử ty phương tận
    Lạp chúc thành hôi lệ thủy can

    Được kieuphong sửa chữa / chuyển vào 06:45 ngày 26/04/2003
  7. Thanh_Lam

    Thanh_Lam Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/07/2001
    Bài viết:
    852
    Đã được thích:
    0
    Đúng là kỉ luật mới có thể rèn luyện con người truởng thành được. Và phải tuân theo kỉ luật đó một cách khoa học và có giá trị nhân văn. Trong trường hợp trên rõ ràng các gs đã sai, thế nên họ mới xin lỗi. Nhiệm vụ của vị gs là truyền đạt kiến thức, và phải truyền đạt trong đúng thời gian qui định của khoa. Nếu lố một vài phút các sv tỏ ra bực mình, họ có thời gian nghỉ ngơi hiếm hoi, họ cần ra ngoài hút thuốc, ăn trưa . . . để tiếp tục học.Nếu học sinh tôn trọng kỉ luật là ngồi nghe giảng nghiêm túc và tiếp thu bài vở trong giờ học tập thi gs cũng phải tôn trọng kỉ luật do khoa đặt ra. Vậy thì trong trường hợp này ai không thực thi cái kỉ luật mà bạn nói.
    Bạn nên nhớ là đây là một vấn đề bình thường, nó chỉ lạ so với người VN thôi, có thể vì hai nền văn hoá khác nhau nên mới có sự bất bình thường này. Thế nên có những cái ta không học được nguyên xi thì đem nó về chế tác lại để phù hợp với mình. Bạn không thấy là tôi viết ngay dưới đoạn đó : Chuyện này chưa từng xảy ra ở PTNK nhưng chuyện thầy cô giáo tôn trọng và lắng nghe thường dễ bắt gặp ở ngôi trường này.
    Còn chuyện bạn lo lắng là làm như thế liệu các em dưới 18 tuổi có hiểu để rồi không lạm dụng nó mà lười biếng. Nó là con dao hai lưỡi ? Thế cách dạy mà hs chỉ có thể ngồi lắng nghe thầy cô nói, có khi còn biết đó là sai sự thật thì sao? Không một nước nào trên thế giới viết về mình mà viết đúng cả. Thế nên ở năm cuối cấp chúng tôi mới được học thầy giáo Khoan, thầy nói lên quan điểm của mình, dạy cho bọn tôi biết rằng ls không phải lúc nào cũng được chép đúng,từ đó nghiệm ra được phải học như thế nào. Bạn nói đúng ý tôi quá, tôi đang chờ người nói lên cái điều ấy . . . trường tôi khác trường các bạn là thế , thế mới là điểm khác biệt :).Tiếc rằng những chuyện bàn ở đây hơi cũ vì ông giáo Khoan đã không còn dạy nữa bởi lí do sức khoẻ.
    Các em Nga mà tôi gọi các bạn Nga khi bắt đầu năm thứ nhất DH chỉ mới 16 tuổi, lớp tôi có người chỉ mới 15 tuổi.Chúng ta lo sợ là bọn chúng quá bé để có thể hiểu được lợi ích của kỉ luật nên chúng ta phải bắt chúng tuân theo kỉ luật. Nhưng chúng sẽ nghĩ ra sao nếu như chính chúng ta không thực thi kỉ luật. Nhân văn là ở điểm này, người ta dạy cho hs biết và tôn trọng kỉ luật chứ không phải ép buộc vào kỉ luật như bạn nói.Chữ hiểu với lại chữ bị ép buộc khác nhau nhiều lắm. Tôi biết trường bạn có kỉ luật rất thép nên bạn cảm thấy khó chịu khi bắt gặp những chuyện thế này.Ngược lại với những điều bạn đang lo sợ bọn chúng đáng cho chúng ta phải học hỏi nhiều. Chuyện học hành của chúng thì khỏi phải bàn vì trong đó có những người đã từng đạt kết quả cao trong kì thi QT cũng như QG. Làm sao mà có chuyện sv vin và cớ đấy để lười học hành được. Rõ ràng trong giờ học họ phải chịu sự giám sát của thầy cô, sau giờ học họ mới làm thế. vậy thì vin vào chỗ nào để trục lợi và lười biếng ?

    Россия моя пе?вая лZбовO!!
  8. hnhan

    hnhan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/04/2002
    Bài viết:
    2.161
    Đã được thích:
    0
    Hmm, như thế này.
    Dưới góc nhìn của tui, một người Việt NAM, những học sinh đó là :

    1) Láo xược : Xã hội có luật lệ để làm nên tảng, nhưng ngoài ra còn có đạo đức. "Sinh viên Nga" mà bạn kể ra ở đây - một cách khá tự hào theo tui thấy - đã không chịu dùng cái đạo đức mình được dạy để nghĩ rằng "Lỡ ông thầy đó có chuyện gì nên phải dạy lố một chút. Mất 5 phút của mình nhưng giúp cho ổng hoàn thành tốt nhiệm vụ của một năm giảng dạy, sao ta không chịu khó ?". Cho hỏi là khi bạn chở mẹ bạn đi chợ trong vòng "nữa tiếng thôi con", nhưng mẹ bạn lại lòng vòng hết 35 phút bạn có quăng vô mặt bà "Tốn thời giờ quá, thôi mẹ tự về nhé" không ? Nếu có thì chúc mừng, bạn vừa trút được một "gánh nặng" phải nuôi dưỡng về sau này đó.
    2) Thiếu trưởng thành : vì đã không thể nhìn thấy được những chuyện như vậy và hành động quá tệ. Cho hỏi lố 5 phút có phải là chuyện lớn không ? 5 phút đó bạn làm được gì ? Sáng tác một bài hát đoạt giải grammy, cua được cô nàng xinh nhất tổ dân phố hay bắt được Saddam Hussein vừa chạy ngang ? Xin lỗi, trừ khi bạn mắc ... nhu cầu quá, tui không nghĩ ra trường hợp nào 5 phút đó lại trở thành quý giá đến việc phải "đứng dậy bỏ về" hùng hổ như vậy.... à mà khoan đã, chắc là Mỹ vừa bắn một quả nuke vào giảng đường và bạn phải chạy tìm chỗ núp đâu đó cách đây 5 phút chạy bộ nằm ngoài tầm sát thương. Đúng rồi, đây là lời giải của bài toán !! ^_^
    Ý tui là tại sao ta không suy nghĩ một chút ? Thông cảm một chút sẽ làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn. Sự trưởng thành không nằm trong điểm số mà là trong cách đối xử với người xung quanh.
    Tui đồng ý là giáo dục VN cần nhiều thứ phải xem lại, nhưng không phải thế này, GV có phải cái máy dạy đâu ? Tới giờ là "Ding ... mai ta tiếp tục .. ding". Có nhiều ví dụ của nền GD phương tây hay, nhưng bạn chọn ngay cái sứt mẻ của nó để nêu lên, tuyệt !
    Nếu bạn vẫn chưa hiểu thì nãy giờ tui đang nói với góc nhìn của một sinh viên, con người VIệt Nam, và điều này là không chấp nhận được. Ví dụ của bạn chả nói lên được cái "2 chiều" nào cả. Tôn trọng bao gồm cả thông cảm chứ không phải là "đúng luật".
    Oo --------- oO
    H.Nhân
    Oo --------- oO
  9. Thanh_Lam

    Thanh_Lam Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/07/2001
    Bài viết:
    852
    Đã được thích:
    0
    Có một thực tế mà những người đọc xong bài viết của tôi đều làm ngơ đó là không chịu so sánh xem những kẻ đấy như thế nào rồi mới kết tội chúng. Ngay tức khắc kết tội mà không chịu tìm hiểu vấn đề. Chúng đều là những sv rất nghiêm túc, một số được huy chương toán ,tin QT. Tôi chưa thấy chúng bỏ học buổi nào mặc dầu việc đi học không bắt buộc. Chúng có thông cảm với thầy giáo hay không điều đó không quan trọng đối với cả thầy giáo lẫn sv. Nếu như thầy giáo quá quan trọng điều đó thì những sv kia chắc sẽ không học tiếp tục được. Vấn đề là ở chỗ người việt thụ động hay kiểu nể nang mà không nói sự thật. Giả điếc làm ngơ. Còn thông cảm cho nhau thì chúng thể hiện nhưng thể hiện khi khác. Học giỏi là đã thông cảm cho các thầy rồi.
    À có một chuyện tôi quên nói nữa là môn triết học bên này họ dạy rất hay. Họ dạy cào bằng tất cả các loại triết rồi cho sv tự tìm ra cái hay của từng loại triết bằng cách cho bọn chúng làm báo cáo và thảo luận trên giờ học.Chuyện bọn chúng ra sao đôi khi bàn ở đây hơi sớm vì chúng ta đang còn trẻ. Chưa thể hiểu hết vả lại rất lạc đề.
    Các bạn thấy kiểu học của trường PTNK không phù hợp thì không chấp nhận. Còn về phía bọn tôi bọn tôi cứ làm như thế. Thực tế chứng minh là hơn 10 năm phát triễn từ ngày đầu 1992 nay đã trở thành trường PTNK với những kết quả rực rỡ. Các bạn thử khách quan mà nhìn nhận xem những thế mạnh Toán, Tin ,vật lí,sinh học, văn học nay con đâu, các bạn chỉ vin vào các môn SN, và XH. Ở những môn này có nhiều người không thi HSG vẫn học ngon lành hơn những người khác ở cấp DH.
    Thấy được cái kém mà lại không tìm hiểu nguyên nhân của cái kém cỏi thì còn thua dài dài. Những năm gần đây LHP chỉ còn vin vào mỗi môn hoá. Các môn toán, tin học thì dơ tay đầu hàng. Tôi có người cùng quê đang học ở LHP là em Huy Anh lớp CT, năm học này em tham gia giải qg cầm chừng vì sợ thi rớt lúc thi TN và DH sẽ vất vả.
    Chuyện này cũng xảy ra tương tự ở Hà Nội . Hà Nội AMs ngày càng trượt dốc mà không tìm ra phương thuốc cứu chữa. Họ không đủ mạnh để thắng được DHSP HN và DHKHTN Hà Nội
    Có vài điều nói thế thôi. Chúc mọi người vui!

    Россия моя пе?вая лZбовO!!
  10. hnhan

    hnhan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/04/2002
    Bài viết:
    2.161
    Đã được thích:
    0
    Ai nói là họ không nghiêm túc ? Không đi học thì ở lại, mà ở lại thì tốn tiền, đơn giản đến thế.
    Đúng rùi, cũng giống như hái ra một đống tiền cũng là thông cảm với khổ cực của cha mẹ rồi, à còn ổng bả sống như thế nào cần mình thể hiện tình cảm thế nào thì mặc, hén. Bạn không hiểu được "cần" và "đủ" khác nhau thế nào à ? Nội một cái là 3 chữ cái, cái kia 2 cũng phải khiến ta nghi ngờ chút chứ. Mà cho hỏi luôn là trong mấy thằng đùng đùng bỏ về đó có phải toàn bộ là học giỏi hết trọi không ?
    Phần còn lại là CrAp, nhắc lại CRAP !! Tui chưa từng so sánh với cái trường NK yêu dzấu của bạn với trường tui, vì cái thành tích thi đua cháu ngoan bác Hồ, đi-thi-cho-cố-lãnh-một-đống- chồng-tập gì đó của trường bạn tui không có thèm quan tâm, kể cả thành tích của trường tui cũng vậy. Một mớ thành tích giấy lộn đem về rồi cái đầu không biết gì về cách sống cũng vậy (có *một* vài ví dụ rất gần, chắc là tui và bạn cũng đều có thể thấy được). Khác gì mấy con gà đem chọi rồi tối về đem nhốt vô chuồng, tới mai mốt lôi ra chặt phụp bay đầu mần gỏi ? Đá cho giỏi rồi cũng cục ta cục tác chẳng nên thân gì thì ôi thôi cắp giỏ đi bán hột dưa, rượu tắc kè ngoài chợ còn nên thân hơn. Trường học đào tạo ra những người công dân tốt là thành công rồi, ở đó mà ráng nuôi gà đẻ trứng vàng thì chỉ có ra gà thôi, không có ra người đâu. Mà gà thì không xài được vàng nó đẻ ra.
    Thôi thì cũng chúc bạn vui .... à .. ừ... nhân dịp được đọc một cái cái không lấy gì làm thú vị cho lắm.
    Oo --------- oO
    H.Nhân
    Oo --------- oO

Chia sẻ trang này