1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Public : Nơi dành riêng cho những người yêu thích dòng nhạc Việt được trình bày tại hải ngoại!

Chủ đề trong 'Âm nhạc' bởi closeyoureyes, 30/05/2003.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. haiauvocanh

    haiauvocanh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/05/2002
    Bài viết:
    672
    Đã được thích:
    0
    Diễm Liên: Niềm Ước Mơ Nuôi Dưỡng Dòng Nhạc Trữ Tình, Lãng Mạn
    Đỗ Tăng Bí
    [​IMG]
    Một anh bạn tôi có niềm mơ ước kỳ thú là nếu trúng số (trên mười triệu đồng), anh sẽ bỏ ra từ 500 ngàn đến 1 triệu đô la thành lập một ban hợp ca gồm những người trẻ để trình diễn hai trường ca ?oCon Đường Cái Quan? và ?oMẹ Việt Nam? của Phạm Duy. Anh sẽ đưa ban hợp ca này cùng dàn nhạc đi lưu diễn khắp những nơi có người Việt Nam tại hải ngoại. Và trong số những người hát trẻ anh sẽ đề nghị Diễm Liên hát ở vị trí Thái Thanh trước đây mấy chục năm.
    Quả thực Diễm Liên có một giọng hát đẹp, thật nồng nàn, đam mê, say đắm nhưng cũng rất trẻ trung vui nhộn. Cái nồng nàn, đam mê, say đắm đó chưa thể bằng Thái Thanh, có lẽ vì thế hệ những người trẻ Việt Nam tại hải ngoại không hề được sống, được đắm mình trong không khí lãng mạn trữ tình nhưng cũng đầy gian nan của nền thi ca, âm nhạc, hội họa Việt Nam trước 1975. Họ không được sống, được trải qua những tình cảm của những ?oUống ly chanh đường, uống môi em ngọt...? Đôi ?omôi em? đó chỉ là những ước mơ, tưởng tượng. Thế hệ trẻ hồi đó đâu có dám ôm nhau, hôn nhau dễ dàng, tự nhiên ngay giữa chốn đông người, giữa ban ngày ban mặt như những người trẻ hôm nay. Cũng có thể cái nồng nàn, đam mê, say đắm đó chưa bằng Thái Thanh vì chưa ?oyêu tiếng nước tôi? nhiều như Thái Thanh đã yêu. Diễm Liên thiếu những kinh nghiệm cảm xúc đó nhưng bù lại cô có một sự thông minh, tinh tế về cảm nhận cái hồn của bài nhạc, và cô hát với nỗi khát khao được hát.
    Diễm Liên ra đời tại Đà Lạt và ở đó cho đến khi rời Việt Nam vào năm 1990. Khi có giấy tờ rồi cô mới xuống Sài Gòn ở một tuần để chờ ngày đi. Thuở nhỏ cô đã thích hát và hay hát ở trường học, chỉ khi qua Mỹ mới đi hát chuyên nghiệp. Trước khi đi Mỹ cô có hát ở vài club tại Đà Lạt, ?onhưng không nhiều vì tuổi còn nhỏ, gia đình đâu có cho đi hát. Lúc đó chắc con chừng 17, 18 tuổi gì đó, mà cũng chỉ hát chừng một tháng thôi.? Trong câu chuyện chúng tôi biết Diễm Liên rất ít được gần gũi giới báo chí, truyền thông Việt Ngữ. Do nhà cô ở xa khu trung tâm Little Sài Gòn, ngoài khu vực Quận Cam, ít có cơ hội đọc báo, nghe đài. Một yếu tố nữa là tuy mang tiếng người ở Miền Nam California nhưng cô ít trình diễn tại đây mà hay đi hát các tiểu bang khác.
    Diễm Liên đã có gia đình, chồng trong quân đội, có cậu con trai mới 4 tuổi. Nghe hỏi về chuyện cô phải vắng nhà luôn luôn để đi hát thì ?ochàng ta? có buồn không, cô trả lời:
    Diễm Liên: Con thường phải đi hát ở các tiểu bang khác vào mỗi weekend. Mạnh con con đi, mạnh chồng chồng đi. Anh ấy còn đi nhiều hơn con vì ở trong ...(?)mà. Thành thử ra chuyện đi xa nhà rồi cũng quen.
    Chúng tôi nói chuyện cùng Diễm Liên tại toà soạn Người Việt trong vòng một tiếng đồng hồ. Cô là một ca sĩ vào nghề bằng những chương trình nhạc trẻ trung vui nhộn. Nhưng gần đây cô xuất hiện nhiều và thành công tại những buổi hát thính phòng nên câu chuyện xoay quanh sự thay đổi này, và về chuyện cô được mời giữ một trong mấy vai chính cuốn phim do Đạo Diễn Hàm Trần thực hiện ở Thái Lan. Dưới đây là một phần câu chuyện với Diễm Liên. Trả lời câu hỏi cô thích nghe ai hát, cô nói:
    Diễm Liên: Về phía Mỹ con thích nghe Céline Dion, Barbarra. Phía Việt Nam, ngoài những cây đại thụ mà ai cũng biết, ở ngoài này con thích nhất chị Khánh Hà và anh Tuấn Ngọc, trong nước con thích Thanh Lam, Mỹ Linh và Trần Thu Hà.
    Hỏi: Đầu Tháng 12, trong buổi ?oNhạc Tình Phạm Duy? ở Majestic, con hát chung với Nguyên Khang. Con thích giọng Nguyên Khang? Với lớp cùng lứa tuổi, con thích ai?
    Diễm Liên: Khang mới hát sau này nhưng đối với con đó là một giọng tốt. Chắc chú phải công nhận với con là gần đây xuất hiện rất nhiều ca sĩ, nhưng tìm những người thích hát những bài nhạc xưa cũ, như của bác Phạm Duy, Phạm Đình Chương chẳng hạn, thì rất ít. Khang hợp với con ở điểm đó. Nhạc phong trào thì nhiều ca sĩ nhưng nhạc xưa thì càng ngày càng hiếm người trong lớp trẻ muốn hát. Thực ra hồi xưa, khi còn trẻ, thì miễn được hát là con vui rồi, không chọn lựa bài hát. Khi lớn lớn rồi, sau hơn 10 năm trong nghề, con suy nghĩ khác hơn. Con bắt đầu hát từ năm 1992, bây giờ là 12 năm rồi. Thời gian qua mau không ngờ. Những chị như chị Ý Lan, Khánh Hà là lớp đàn chị, con không dám nói tới, nhưng trong lớp sàn sàn tuổi với con, con thích nhất Thanh Hà và một cô mới gần đây là Ngọc Hạ. Ngọc Hạ là một giọng ca mới mà con rất respect, còn ít tuổi nhưng đã chọn lựa những bài thật hay, thật khó của bác Phạm Duy... Con cũng mong xuất hiện thêm nhiều giọng ca nữa hát loại nhạc xưa vì càng đông càng vui, nhất là có sự đua tranh để phải cố gắng nhiều hơn.
    Hỏi: Chú nhận thấy con hay chọn lựa những bài tiết tấu rất khó như mấy bài của Phạm Duy, tại sao?
    Diễm Liên: Vâng, bác Phạm Duy có nhiều bài khó, nhng khi mình hát như vậy thì như là mình challenge. ?oI love challenge.? Con thích những bài khó. Có thể là lần đầu mình hát chưa hay, nhưng đến lần thứ hai, thứ ba thì thật thoải mái khi hát.
    Hỏi: Con hát những bài nhạc xưa cũ rất có hồn, con hiểu được bài nhạc, cảm được những điều tác giả muốn diễn đạt, như khi con hát những bài của Phạm Duy chẳng hạn, nhưng đôi khi chú thấy như thiếu một chút đam mê. Có phải có những lần hát con đã kiềm giữ sự đam mê đó? Hay là vì số khán giả đông hay vắng?
    Diễm Liên: Thực ra sự trình diễn một bài hát tùy thuộc vào nhiều yếu tố của từng buổi hát, tùy theo cái mood của mỗi đêm. Số khán giả ít hay nhiều không ảnh hưởng đến con. Chuyện trình diễn của con còn tuỳ thuộc ban nhạc và người giới thiệu. Cái mood của ban nhạc hôm đó tốt, họ chơi rất hay, thì thuận tiện cho con. Gặp lúc ban nhạc chưa hào hứng, con bị chia trí, cách diễn đạt của mình cũng bị ảnh hưởng. Đôi khi con bị văng ra ngoài cái hồn bài hát là vì vậy. Nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công của con. Con cần sự giúp đỡ của ban nhạc. Nhưng lúc nào con cũng cố gắng hết mình. ?oI always do my best!? Trước mỗi buổi trình diễn thường tụi con đều có tập. Nhưng khi ở trên sân khấu, nếu ban nhạc chơi thật hào hứng thì mới tuyệt vời được. Nhớ lại một hôm con hát ở La Mirada, cũng hát bài ?oKiếp Nào Có Yêu Nhau? của Phạm Duy, chỉ mình Vương Hương đệm dương cầm cho con, nhưng hôm đó đúng là ?othe best.?
    Hồi Tháng Ba năm 2003, Hội Văn Học Nghệ Thuật Việt Mỹ (VAALA) đã tổ chức một buổi nhạc thính phòng tại La Mirada Theatre với chủ đề ?oTự Tình Khúc?, gồm những bản tình ca lãng mạn, nồng nàn của nhiều thập niên, theo lời giới thiệu của Hội. Hôm đó Diễm Liên hát 4 bài, đặc biệt xuất thần trong bài ?oKiếp Nào Có Yêu Nhau?. Theo lời kể của một MC hôm đó, sau khi nghe Diễm Liên trình diễn thật suất sắc bài nhạc khó hát này, nhạc sĩ Phạm Duy đã tháo chiếc tie đang đeo xuống định lên tặng Diễm Liên, nhưng cô đã lui vào hậu trường.
    Một anh bạn trẻ kể chuyện hồi còn ở Sài Gòn, năm 1994, 95 được nghe một giọng hát độc đáo qua băng cassette trình bày thật tuyệt vời mấy bài nhạc Trịnh Công Sơn, hỏi giọng hát ai, cô hàng cà phê xinh xắn ngạc nhiên hỏi lại: ?oAnh không biết tiếng hát Diễm Liên thật sao?? Diễm Liên thuộc những ca sĩ hàng đầu trong lớp ca sĩ trẻ ở hải ngoại. Diễm Liên là một trong số rất hiếm hoi những ca sĩ trẻ tham dự vào hàng ngũ những người hát thính phòng. Với một phong cách rất tự tin, cô biểu lộ sự thông minh đặc biệt trong việc cảm nhận những tác phẩm của các nhạc sĩ lớp cũ, cô cảm được hồn bài nhạc và trình diễn với tất cả cảm xúc đó. Đó là một điều thật bất ngờ. Chúng ta tưởng tượng một thiếu nữ trong bộ trang phục rất ?ohot?, mỗi lần sôi nổi trình diễn một bài nhạc (điệu disco) chẳng hạn là làm lớp khán giả trẻ náo loạn. Cũng cô gái đo, với trang phục đó, với tất cả vẻ duyên dáng của một thiếu nữ xinh đẹp, đã trình diễn thật điêu luyện những ca khúc tình cảm lãng mạn nhẹ nhàng hay thống thiết. Cô có một giọng hát thật sâu, thật mạnh, thật vững vàng ở từng tiết tấu. Bài hát càng nhiều tiết tấu phức tạp càng là thử thách mà cô muốn vượt qua. Trả lời cho câu khen tặng rằng cô còn ?olên? nữa, cô nói:
    Diễm Liên: Con nói rất thật tình rằng không bao giờ con nghĩ con sẽ ?olên? hay cái gì khác. ?oI just sing out of my heart!? Con thích hát thì con hát. Mỗi lần ở trên sàn diễn là một lần con vui. Và điều quan trọng hơn nữa là làm sao có được những người tiếp tục hát những bài hát ngày xưa. Thành thử khi nói về Nguyên Khang chẳng hạn. Bây giờ Nguyên Khang chưa thể bằng anh Tuấn Ngọc. Nhưng con restpect giọng ca đó bởi vì đây là tầng lớp mới khả dĩ có thể thay thế đàn anh đàn chị trong việc nuôi dưỡng dòng nhạc một thời rất đẹp của chúng ta. Nếu không có những người như Nguyên Khang, Ngọc Hạ thì mai sau ai sẽ hát những bài nhạc bất hủ ngày xưa. Đó cũng có thể là lý do con hay hát song ca chung với Nguyên Khang, cũng có thể vì khán thính giả thường yêu cầu con hát chung với Khang hơn là với người khác, qua số lượng những e-mail con nhận được. Nhưng con rất thích hát chung với anh Tuấn Ngọc.
    Diễm Liên vắng mặt một thời gian và khi trở lại cô bỗng nhiên thành một giọng ca khác hẳn, vững vàng, tự tin. Cô vẫn khẳng định rằng cô vắng mặt không phải để học về nhạc. Cô không biết gì về nhạc. Thời gian cô lớn lên thì thân phụ đi tù (cải tạo), cô không có cơ hội học nhạc. Thân phụ Diễm Liên là nhà báo Đinh LangTrời cho cô một đôi tai thẩm âm tinh tế, chính xác. Trời cho cô một tâm hồn yêu những dòng nhạc trữ tình sâu sắc ngày xưa. Trả lời câu hỏi tại sao khi trở lại sau khi vắng mặt ít lâu cô đã như người lột xác, cô nói:
    Diễm Liên: Bản thân con cũng ngạc nhiên về sự thay đổi của con. Theo kiểu Việt Nam mình ở đây, mỗi ca sĩ đều phải ?okeep it up?. Nếu mình vắng mặt một thời gian là ?oit?Ts gone!? Vắng mặt thì khán thính giả sẽ quên mất mình. Nhưng may mắn cho con là khi trở lại thì cũng là lúc nhạc thính phòng cũng hơi thịnh lại. Lần đầu tiên con được hát thính phòng là do Hội Nghệ Thuật Âm Nhạc của nhóm anh Thomas Ngô với chị Thơ, anh Hoàng Thi Thao. Hội đó thường không thích mời những ca sĩ như tụi con, họ chỉ muốn mời những ca sĩ như cô Thái Thanh, chị Ý Lan, anh Tuấn Ngọc... Họ chưa hề dám thử dùng những ca sĩ như con. Một ngày nào đó tự nhiên con được gọi. Con rất ngạc nhiên, hỏi lại: ?oThính phòng?? Sao mà gọi cháu? Lúc đó cháu cũng không hề nghĩ là sau này sẽ hát nhạc thính phòng nữa. Cuối cùng người ta giao cho con một bài trong buổi trình diễn của Hội. Chỉ một bài thôi, có lẽ để thử lửa, hoặc là nếu con hát hỏng thì cũng không đến nỗi làm mất mặt Hội vì mỗi năm người ta tổ chức một lần, một buổi rất lớn với dàn nhạc mấy chục người. Sau đó thì con rất là ?olike it!? Sau này khi được họ gọi lại, con được giao thêm bài. Con cho rằng chắc con có prove được cái gì đó họ mới gọi lại và cho nhiều bài hơn. Từ đó con mới bắt đầu hát thính phòng nhiều. Ngay cả những đêm thính phòng bỏ túi con cũng thích được hát ở đó vì khán thính giả những buổi đó thực sự muốn được nghe hát chứ không phải đến để ngồi chơi cho qua thì giờ...
    Hỏi: Giả dụ con làm riêng một show hát luôn mười mấy bài thì có mệt không?
    Diễm Liên: Chắc là có mệt chứ chú. Nhưng con có thể làm được. Tuy nhiên cái dở của con là không nói chuyện được nhiều khi đứng trên sân khấu. Con không thể nói lung tung đủ thứ được, con không muốn bắt khán giả nghe những điều nhàm chán để mua thì giờ. Thường con chỉ giới thiệu bài hát, tác giả bài hát, rồi con cố gắng hát thật hay cho khán giả nghe. Thực sự nếu cần đối đáp với các bạn đồng diễn, với người giới thiệu thì con nói được, nhưng dựng lên một câu chuyện nào đó để nói cho khán giả nghe thì con không làm được. Con không thích ?ofake?.
    Diễm Liên qua Mỹ năm 1990, đến năm 1992 bắt đầu đi hát. Cô kể lại chuyện ?otình cờ bước vào đời ca hát? như sau:
    Diểm Liên: Hồi đó con được gặp nhạc sĩ Tùng Giang. Tùng Giang biết con có ca hát đại khái ở Đà Lạt, nên một hôm tình cờ đi Ritz, Tùng Giang nói con lên hát chơi một bài. Lúc đó chú Ngọc Chánh còn ở đó. Chú ưng ý và nói con hát cho club của chú. Khi con hát ở đó những nhà sản xuất vidéo đến nghe và mời con làm việc với họ. Con làm việc với Hollywood Night, sau đến trung tâm Thúy Nga, hiện nay con làm cho trung tâm Asia, cho trung tâm Vân Sơn, cho trung tâm Tình. Con không làm độc quyền cho trung tâm nào cả. Thực ra không bao giờ con nghĩ trở thành ca sĩ. Cho đến giờ phút này con vẫn không suy nghĩ như mình là ca sĩ. Con chỉ biết con có thể hát được. Ý con muốn nói là người ta thường nghĩ ca sĩ là một mẫu người khác, còn con không bao giờ nghĩ con có gì khác mọi người. Ngay cả hồi nãy chú nói con là đẹp, chính con không bao giờ nghĩ con đẹp hơn ai cả, bởi vì trong gia đình 5 chị em, con thuộc loại không đẹp. Con quen suy nghĩ như vậy, không quen suy nghĩ là con đẹp., thực sự tự trong lòng con như vậy.
    Diễm Liên là một giọng ca quí, rất đáng trân trọng trong giới những người hát trẻ. Cô sẽ tiếp tục là giọng ca quí sau này trong giới những người nuôi dưỡng dòng nhạc trữ tình lãng mạn của bao thập niên qua. Tôi xin chia sẻ với anh bạn tôi niềm mơ ước được nghe Diễm Liên, một ngày nào đó, thay thế Thái Thanh trong những trường ca của Phạm Duy, Phạm Đình Chương..

  2. haiauvocanh

    haiauvocanh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/05/2002
    Bài viết:
    672
    Đã được thích:
    0
    ASIA 49 TAPING IN SAN JOSE SNEAK PREVIEW
    PL
    [​IMG]

    Chỉ còn hơn một tuần nữa là Asia Ent. sẽ kéo quân đến San Jose quay cuốn video 49 tập hợp các bài hát hay nhất của Thế Giới trong dịp Thanksgiving 2005. Trong cuốn video này theo như nhạc sĩ Trúc Hồ cho biết là số tiền đầu tư lên tới trên một triệu, điều mà TT Asia ít làm so với trước kia . Trong lần quay video lần này có những highlights như sau :
    -Ca Sĩ NGỌC HẠ từ Trung Tâm Thúy Nga sẽ xuất hiện lần đầu tiên trên sân khấu Asia trong cuốn video này sau khi hết hợp đồng với TT Thúy Nga .
    -Cùng với Ngọc Hạ sẽ còn có thêm 3 ca sĩ mới toanh mà một trong 3 ca sĩ mới này được tuyển từ cuộc thi Vietnamese Idol do Quốc Thái tổ chức tại miền Nam California. Như vậy Asia 49 sẽ có tới 4 ca sĩ mới nếu tính luôn ca sĩ Ngọc Hạ .
    -MC kỳ này ngoài Nam Lộc và Việt Dzũng sẽ kết hợp lại với MC Đặng Tuyết Mai một lần nữa (còn các MC khác thì không rõ) ,Trịnh Hội thì làm phóng sự cho Trung Tâm Asia về các quốc gia mà các bài hát có liên quan tới .
    -Ca Sĩ Phillip Huy không xuất hiện trong Asia 48 vì bị đụng show ở chổ khác mà contract đã ký nên không tham gia trong kỳ quay vừa rồi, không rõ trong lần quay Phillip Huy lần này có bị "đụng" show nữa không .
    Last but not least, Ca Sĩ Thanh Trúc & Vũ Tuấn Đức có tin vui là Thanh Trúc đang mang thai ở tháng thứ sáu và sẽ nở nhị khai hoa vào tháng 2 năm 2006. Thân Chúc Thanh Trúc mẹ tròn con vuông .
    PL

  3. haiauvocanh

    haiauvocanh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/05/2002
    Bài viết:
    672
    Đã được thích:
    0
    Chuyện Trò Trên Mạng với Diễm Liên: 22 tháng 11-2005
    7 giờ tối Thứ Ba 22 tháng 11, 2005 (giờ California, tức 10 giờ sáng 23 tại VN và 10 giờ tối miền Đông Hoa Kỳ) sẽ có buổi Chuyện Trò Trên Mạng với nữ ca sĩ Diễm Liên. Như thường lệ, cuộc chuyện trò dự trù kéo dài khoảng 1 tiếng đồng hồ và Người Việt Online sẽ nhận câu hỏi gửi vào trước từ ngày Thứ Sáu 18/11/05. Xin bấm vào nút "Câu Hỏi" khi thấy hiện ra trên đầu bài. Mới quý độc giả khắp nơi tham dự.
    Người Việt Online
  4. haiauvocanh

    haiauvocanh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/05/2002
    Bài viết:
    672
    Đã được thích:
    0
    HƯƠNG LAN, Trên Đỉnh Mùa Đông Capture

    Tren Dinh Mua Dong (Tran Thien Thanh)Thuy Nga Video 1 - PBN 1. Thau Hinh: ngoai canh & Paris studio (1983)
    22 nam truoc

    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
  5. haiauvocanh

    haiauvocanh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/05/2002
    Bài viết:
    672
    Đã được thích:
    0
    Posters of PBN cũ rồi
    u?c temely s?a vo 05:37 ngy 26/11/2005
  6. haiauvocanh

    haiauvocanh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/05/2002
    Bài viết:
    672
    Đã được thích:
    0
    Việt Weekly Ý Kiến Phản Hồi
    Ca sĩ Mai Ngọc Khánh bênh vực Khánh Hà và Ý Lan
    "Đẹp của mình phải khoe...già đâu mà già?"
    Ký giả: Lê La
    LTS: Trên số báo tuần trước (VW số 45), ý kiến của một vị khán giả, ông Vinh Trần, 67 tuổi, khen hai ca sĩ Khánh Hà và Ý Lan hát hay, chỉ phiền nỗi già, mà ăn mặc hở hang, coi không đặng...đã bị một ca sĩ khác, chị Mai Ngọc Khánh phản đối và lên tiếng bênh vực. Ca sĩ Mai Ngọc Khánh không những bênh vực đồng nghiệp, chị còn mạnh dạn tuyên bố, hãnh diện đôi chân dài, trắng muốt, đẹp đẽ của mình, dù tuổi cũng khá cao. Ý kiến vẫn đáng quý. Việt Weekly dành diễn đàn này cho quý vị. Ai có thêm ý kiến, cứ gọi cho ông ký giả Lê La, người suốt ngày ngồi lê lết tại quán Lily Bakery. Từ thứ năm tới thứ bảy mỗi tuần, từ 10 giờ sáng tới 4 giờ chiều. Số phone: (714) 679-4624.
    Việt Weekly (VW): Sau khi đọc bài góp ý của ông Vinh Trần về lối ăn mặc hở hang của hai ca sĩ lớn tuổi Khánh Hà và Ý Lan, chị Mai Ngọc Khánh có những cảm nhận như thế nào?
    Mai Ngọc Khánh (MNK): Tôi không đồng ý với ý kiến của ông Vinh Trần. Tôi thấy hai ca sĩ Khánh Hà và Ý Lan còn quá trẻ, mà nhất là họ là nghệ sĩ, lại ăn mặc rất là đẹp, trang trọng, quý phái. Mình phải cảm thấy hãnh diện về người phụ nữ Việt Nam với số tuổi chưa đến nỗi nào, mà nói là già, như vậy hơi quá đáng. Ông Vinh Trần nói họ quá hở hang, tôi cảm thấy ông ta nói như vậy là hơi quá .

    VW: Chị có nghĩ rằng, nốt ruồi của Khánh Hà cần được khoe ra và Ý Lan tuy đã 6 con nhưng vẫn còn tươi mát?
    MNK: Ca sĩ Ý Lan tuy đã 6 con nhưng vẫn còn đẹp đẽ, thân hình còn tuyệt mỹ như vậy mà không cho người ta khoe ra, thật là điều vô lý. Mà Ý Lan, show ra trong lúc rất là quý phái, không đến nỗi hở hang, lố bịch, có gì đâu mà cấm cản. Nhất là họ là nghệ sĩ, họ có quyền ăn mặc đẹp, nhưng mà đâu có lố lăng, ông Vinh Trần phê bình như vậy thật quá đáng. Nốt ruồi của người phụ nữ rất quan trọng. Người Pháp người ta gọi là grand de beauté, một nốt điểm tăng thêm vẻ đẹp. Nốt ruồi lớn hay nhỏ không là điều gì quá đáng. Nốt ruồi trên ngực Khánh Hà là grand de beauté tăng thêm vẻ đẹp của cô. Còn bụng của Ý Lan flat như vậy là một sự quá perfect. Không có người nào mà giữ được thân hình như vậy. Với tuổi của Ý Lan mà đã có 6 đứa con, giữ được một thân hình tuyệt mỹ như vậy, đó là một kỳ công.
    VW: Chị là người phụ nữ cũng ăn mặc rất tươi mát và vẫn muốn trưng khoe nét đẹp hình thể?
    MNK: Tôi vẫn ăn mặc tươi mát như thường, với tuổi của tôi, tôi vẫn thích mặc như thế. Ít có người phụ nữ nào ở vào lứa tuổi của tôi mà vẫn còn đẹp, da dẻ vẫn còn mịn màng, tại sao mình phải che giấu. Nếu là người phụ nữ phải che giấu, vậy những thẩm mỹ viện mọc ra để làm gì? Những thẩm mỹ viện là để sửa sắc đẹp. Có những người phụ nữ xấu phải đến thẩm mỹ viện để được chỉnh trang cho đẹp để khoe với mọi người. Trong khi đó, những người phụ nữ có nét đẹp tự nhiên như Khánh Hà và Ý Lan, tại sao không để cho họ show ra.
    VW: Chị Mai Ngọc Khánh được giới văn nghệ cho là có cặp chân rất đẹp, nên mặc mini-skirt rất đẹp, chị cảm thấy như thế nào về lời bình phẩm đó?
    MNK: Những gì đẹp tôi phô ra, còn những gì xấu tôi che lại. Ai cũng vậy. Có câu là tốt khoe, xấu che.
    VW: Theo chị, Khánh Hà và Ý Lan có những gì đẹp?
    MNK: Tôi thấy hai ca sĩ Khánh Hà và Ý Lan mặc áo rất là đẹp, rất là lịch sự, mà sao ông Vinh Trần phê bình là họ già rồi đừng có ăn mặc hở hang. Tôi thấy không có gì là hở hang quá đáng cả. Nên tôi ủng hộ Khánh Hà và Ý Lan. Tôi không đả đảo ý kiến của ông Vinh Trần, vì đó là ý kiến của ông ta. Nhưng tôi muốn có ý kiến của riêng tôi, tôi thấy Khánh Hà và Ý Lan ăn mặc rất quý phái. Ông Vinh Trần có thể về nhà cấm vợ, cấm con gái không được ăn mặc hở hang, nhưng người nghệ sĩ cần được ăn mặc để phô bày nét đẹp.
    VW: Theo chị, người ca sĩ, tiếng hát và nét đẹp hình thể, điều nào quan trọng?
    MNK: Theo tôi, người ca sĩ, trước tiên để được nổi tiếng, nét đẹp hình thể là quan trọng, còn giọng ca chỉ là phụ thôi. Trong khi đó, Khánh Hà và Ý Lan quá perfect về hình thể và cả giọng hát, họ là số 1 rồi.
    VW: Cám ơn sự đóng góp ý kiến của chị Mai Ngọc Khánh. Rất mong chị luôn gìn giữ đôi chân dài.

    (Trong phần còn lại của bài phỏng vấn, Mai Ngọc Khánh nói về nét đẹp cơ thể của cô và quan điểm của cô về nép đẹp và người phụ nữ. Cô nhấn mạnh rằng người phụ nữ phải biết cách ăn mặc và cần phải "***y" đúng mức để giữ gìn hạnh phúc gia đình. Cô cho rằng bất kỳ người phụ nữ nào trên thế giới cũng muốn khoe vẻ đẹp của mình, đó là tâm lý tự nhiên, và nét đẹp của họ có khi còn tô điểm cho cuộc đời đẹp hơn. VM xin dừng lại ở đây
  7. haiauvocanh

    haiauvocanh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/05/2002
    Bài viết:
    672
    Đã được thích:
    0
    Thư Cali: Nghe Ánh Tuyết hát trên đất Mỹ

    Gần mười năm rồi tôi mới mới xem ca nhạc Việt Nam trên đất Mỹ. Ca sĩ Ánh Tuyết, nhạc sĩ - ca sĩ Nguyễn Ánh 9 và nhóm Năm Dòng Kẻ hát ở vũ trường Majestic, quận Cam, Cali vào đêm 6.11.2005.
    Tôi nghe Ánh Tuyết hát Thiên thai ở Sài Gòn mười mấy năm về trước. Lúc đó tôi 23 tuổi. Chẳng còn nhớ mình am hiểu nhạc Văn Cao đến mức nào (chắc không nhiều lắm) nhưng tôi nhớ rõ là tiếng hát Ánh Tuyết làm tôi bàng hoàng và cho đến hôm nay nghe Ánh Tuyết hát Thiên thai lần nữa, trong tôi vẫn y nguyên cái cảm xúc đó. Có ba người phụ nữ độ tuổi 40 ngồi cùng hàng ghế khán giả với tôi không tiếc lời khen tặng "giọng ca không có đối thủ", "giọng quá tốt, thật tuyệt vời" dành cho Ánh Tuyết. Khán phòng đầy nghẹt người không còn một ghế trống, người ngồi cả trên lối đi (không được hợp lệ đối với nước Mỹ lắm), vỗ tay không dứt.
    Tôi hiểu tại sao khán giả ở đây lại thích Ánh Tuyết đến vậy: bởi vì đã lâu lắm rồi họ mới được xem một chương trình đặc sắc như thế này. Ngồi nghe Ánh Tuyết hát Hội trùng dương mà tôi cảm thấy như có một bàn tay vô hình nào bóp chặt trái tim trong ***g ngực của mình và thả ra, cứ lặp đi lặp lại như thế. Rồi Buồn tàn thu, Trương Chi, Gửi người em gái, Ô mê ly và nhiều bài hát nữa. Giọng hát của Ánh Tuyết phô trương vẻ đẹp của tiếng Việt một cách rõ ràng, lộng lẫy, trang trọng, trau chuốt kỹ lưỡng, đa tình và hơn hết là một sự chân thành không bờ bến. Tôi gọi đó là CÁI ĐẸP.

    Trần Phước (Cali)
    Theo Thanh Niên

  8. hulkie

    hulkie Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/09/2005
    Bài viết:
    60
    Đã được thích:
    0
    Hú hồn ... Tưởng đâu giao cho ông LS Trịnh Hội làm thêm phần MC nữa thì chết chắc. Ông này có tài, cao ráo, đẹp trai mà đôi khi ăn nói hơi bị vô duyên. Pha trò dung tục ko cần thiết . Asia giao cho cái ba lô và cái camera đi vòng quanh làm phóng sự thì được chứ cho ổng lên sk giao lưu thì "pó tay". Nhiều câu ổng phọt ra ko ngờ được trong mấy cái Show có phỏng vấn các người đẹp hay ca sĩ Thanh Trúc. Và show "75 Năm Âm Nhạc" còn nóng hổi vừa rồi, ổng hơi quá đà khi so sánh chữ "cắt" với chữ "c.." trong giọng Huế khi giao lưu với Leyna Nguyễn. Bây giờ, mỗi lần ổng ra sân khấu là tui cứ nơm nớp sợ.
    Chương trình "75 Năm Âm Nhạc" của Asia mới sản xuất rất hay. Có thể nói là 1 trong những chương trình hay nhất ở hải ngoại đã làm. Duy chỉ có phần của ông LS Trịnh Hội là phô nhất. (No offense!!!)
    Cheers!
  9. haiauvocanh

    haiauvocanh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/05/2002
    Bài viết:
    672
    Đã được thích:
    0
    Đôi điều ghi nhận sau khi xem Bộ DVD "75 Năm Âm Nhạc Việt Nam" của ASIA- Có phải là ?o75 năm âm nhạc Việt Nam??
    Phạm & Trường An
    [​IMG]
    Trung tuần tháng 11 năm 2005, Trung Tâm ASIA đã trình làng giới thưởng ngoạn bộ DVD ?o75 năm âm nhạc Việt Nam.?
    ?oÐây là cuốn DVD ca nhạc có chủ đề rộng lớn về 75 năm âm nhạc Việt Nam nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị của âm nhạc Việt Nam...? như lời giới thiệu của hai MC Nam Lộc và Leyna Nguyễn.
    Trong suốt chiều dài hình thành và phát triển của nền âm nhạc Việt Nam, ASIA chia làm sáu thời kỳ tiêu biểu:
    - Thập niên 1930: Giai đoạn hình thành nền tân nhạc Việt Nam
    Lớp nhạc sĩ xuất hiện đầu tiên gồm Thẩm Oánh, Dương Thiệu Tước, Nguyễn Xuân Khoát, Doãn Mẫn, Lê Thương, Nguyễn Văn Thương, Văn Cao,...
    - Thập niên 1940: Giai đoạn chuyển tiếp
    Ðây là giao đoạn cực thịch của nền âm nhạc Việt Nam với những nhạc sĩ đã để lại một di sản âm nhạc thật đặc sắc, bao gồm Hoàng Quý, Phạm Duy, Lưu Hữu Phước, Hoàng Giác,... và với ba nhạc sĩ tiêu biểu cho dòng nhạc này là Ðặng Thế Phong, Văn Cao, Nguyễn Văn Thương.
    - Thập niên 1950: Giai đoạn chia đôi đất nước
    Nhạc sĩ được nhắc đến trong giai đoạn này là Ðoàn Chuẩn-Từ Linh.
    - Thập niên 1960: Giai đoạn sung mãn
    Một giai đoạn tràn trề sức sống với sự xuất hiện của nhiều nhạc sĩ tên tuổi như: Lam Phương, Y Vân, Khánh Băng, Trúc Phương, Minh Kỳ, Lê Dinh, Phạm Ðình Chương, Từ Công Phụng, Vũ Thành An, Cung Tiến, Văn Phụng, Phạm Duy, Trịnh Công Sơn,...
    - Thập niên 1970: Giai đoạn phức tạp và biến đổi nhất
    Ðây là giai đoạn nền âm nhạc miền Nam chịu ảnh hưởng của nhạc Rock Tây Phương.
    - Sau 1975: Sự hình thành và phát triển của âm nhạc Việt Nam tại hải ngoại với những nhạc sĩ thành danh như Việt Dzũng, Nguyệt Ánh, Ðức Huy, Diệu Hương,... Nhạc sĩ trong nước cũng được nhắc đến trong giai đoạn này như nhạc sĩ Thanh Tùng.
    Những điểm đáng ghi nhận
    Trong mỗi giai đoạn của nền âm nhạc Việt Nam, ASIA chọn một, hai nhạc sĩ tiêu biểu. Chẳng hạn trong thập niên 1930, ASIA chọn Văn Cao, Nguyễn Văn Thương kèm theo những thước phim ngắn nói đôi nét về cuộc đời và hoàn cảnh khai sinh ra tác phẩm tiêu biểu của nhạc sĩ. Ðiều này giúp cho khán giả, nhất là khán giả trẻ hiểu rõ hơn về từng giai đoạn, và nhất là hiểu hơn về tác giả, tác phẩm. Phần công lao này do Luật Sư Trịnh Hội về Việt Nam thực hiện.
    Mỗi bản nhạc phần lớn gồm hai ca sĩ của hai thế hệ trình bày. Ca sĩ điển hình của thời đại ca khúc ra đời và ca sĩ trẻ thuộc thời đại này. Ðây là một điều thật độc đáo!
    Một ca khúc tưởng chừng mất hút trong quá khứ nay được hồi sinh một cách sống động bởi những giọng ca trẻ trung, tươi mát quyện trong lối hòa âm, phối khí sinh động. Ðiều này làm ca khúc cứ ?obồng bềnh? trôi mãi, trôi mãi trong suốt 75 năm.
    Ðắm mình trong không khí 1930, giọng ca tuyệt đỉnh của nam ca sĩ Lâm Nhật Tiến với nhạc phẩm '' Thiên Thai " của nhạc sĩ Thiên tài Văn Cao hoặc cao vút của Lệ Thu với ?oÐêm Ðông? của Nguyễn Văn Thương thì sau đó, Diễm Liên với chất hơi thật mạnh mẽ mà đằm thắm đã làm ấm lại một mùa đông lạnh giá trong quá khứ.
    Kiều Nga đưa hồn ta lãng đãng trôi với ?oMây Lang Thang? của thập niên 1970 thì Trish đột nhiên kéo mây xuống thật gần và hồn ta cứ say sưa trong điệu rock sôi động. Rồi Mai Lệ Huyền cùng Shayla, Thanh Lan với Dạ Nhật Yến,... đã thể hiện một kỹ thuật kết nối tuyệt vời. Giới trẻ ngày nay sẽ dễ ?ocảm? hơn với dòng nhạc ?oxưa?, dễ hiểu hơn về một giá trị không thể chối bỏ của nền âm nhạc Việt Nam qua những thăng trầm của lịch sử.
    Ðiểm thiếu sót không thể chấp nhận
    Với chủ đề ?o75 năm âm nhạc Việt Nam? làm cho ta nhớ đến ngay người nhạc sĩ tài hoa, Phạm Duy. Ông là người nhạc sĩ duy nhất có chiều dài sáng tác bao trùm suốt chặng đường 75 năm.
    Thập niên 1930-1940 với ?oCô Hái Mơ?, thập niên 1950 với ?oNgười Thương Binh?, ?oNgày Về?..., thập niên 1960 với ?oCon Ðường Cái Quan?, ?oMẹ Việt Nam?, ?oÐạo Ca?..., thập niên 1970 với ?oTrả Lại Em Yêu?, ?oKỷ Vật Cho Em?... Sau năm 1975 là ?oRong Ca?, ?oBầy Chim Bỏ Xứ?, ?oTrường Ca Hàn Mặc Tử?... và mới nhất, năm 2005, với ?oHương Ca?, ?oTây Tiến?...
    Một người đã mang nặng một hành trang trong suốt ?o75 năm âm nhạc Việt Nam? trên vai mà không có một bài hát nào trong bộ DVD này thì quả thật là một điều kỳ lạ! Tuy ASIA có nhắc tên ông trong hai giai đoạn 1940 và 1960, nhưng điều đó vẫn không nói lên được một điều gì.
    Nếu đây là một bộ DVD trích dẫn một số nhạc sĩ sáng tác trong khoảng thời gian 75 năm thì còn được. Nhưng với sự phân tích chi ly, rõ ràng của ASIA trong từng thập niên thì hiển nhiên ASIA muốn trình bày cho chúng ta biết một nền Sử Nhạc Việt Nam trong khoảng 75 năm. Với một mục đích rõ ràng như thế thì sự thiếu vắng ca khúc của Phạm Duy trong bộ DVD này quả là một thiếu sót lạ lùng và là một thiếu sót không thể chấp nhận được. Thế hệ đi sau sẽ chỉ hiểu được một phần nền Sử Nhạc Việt Nam

  10. haiauvocanh

    haiauvocanh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/05/2002
    Bài viết:
    672
    Đã được thích:
    0
    Nhạc Trịnh không phải ai hát cũng được
    Đời Sống & Pháp Luật
    [​IMG]
    Trao đổi về làn sóng hát nhạc Trịnh Công Sơn, nhạc sĩ Nguyễn Cường nói nên rộng lòng đón nhận cái mới. Nhà thơ Nguyễn Thuỵ Kha, người gắn bó và có nhiều kỷ niệm với Trịnh Công Sơn, tiếng hát Khánh Ly cũng có những tâm sự về vấn đề này.
    Với riêng tôi, ai hát nhạc Trịnh cũng đều đáng quý, nhưng cái chính là phải hát như thế nào. Cái sáng tạo bao giờ cũng quý, nhưng sáng tạo có thực là sáng tạo không hay chỉ là cái vỏ, phải xem xét lại.
    Nhạc sĩ Nguyễn Cường nói: "Tại sao không gạt khỏi đầu những ám ảnh về Khánh Ly hát nhạc Trịnh để đón nhận cái mới". Điều này khó vì Khánh Ly đã là một khái niệm trong nhạc Trịnh.
    Vậy các ca sĩ muốn hát nhạc Trịnh, phải hiểunhạc Trịnh. Muốn hiểu được phải yêu trước đã. Khánh Ly từng nói: "Tôi nguyện làm cái bóng theo Trịnh Công Sơn suốt cuộc đời".
    Khánh Ly đến với nhạc Trịnh từ khi còn là ca sĩ vô danh. Để trở thành như bây giờ, Khánh Ly phải nỗ lực không ngừng bằng tâm hồn âm nhạc. Phải vượt qua được Thanh Thuý với Thương Một Người, vượt qua Duy Khánh với Chiều Một Mình Qua Phố. Vậy theo tôi các ca sĩ muốn hát nhạc Trịnh phải bắt đầu từ con số không, hãy gạt bỏ những dấu ấn của mình trước kia. Như nhắc đến Phương Thanh, người ta nghĩ cô chỉ hát nhạc Vũ Hùng mới hay, ĐVH chỉ hát nhạc tàu, nhạc ngoại.
    Với thế hệ chúng tôi Khánh Ly là tuyệt đối. Tôi không bao giờ xoá được ám ảnh về Khánh Ly, cũng như của Thái Thanh với Thiên Thai của văn Cao, Trần Khánh với nhạc Hoàng Vân, Y Moan với nhạc Nguyễn Cường.
    Đó là sự hạnh ngộ trong âm nhạc. Muốn thay đổi nó đòi hỏi các ca sĩ phải thực sự có bản lĩnh, dám dấn thân và dám chấp nhận.
    Với tôi kỉ niệm riêng với Trịnh Công Sơn rất nhiều. Năm 1983, Trịnh cùng Văn Cao, Thu Bồn đến nhà tôi ở 60 Hàng Bông chơi. Ngôi nhà ở trên cao, dứng trên tầng có thể thấy từng lớp sóng nhà và những mái ngói nâu lô xô. Đó chính là cảm xúc để anh viết nên bài hát Nhớ Mùa Thu Hà Nội: "Hà Nội mùa thu, cây cơm nguội vàng, cây bàng lá đỏ, nằm kề bên nhau, phố xưa nhà cổ, mái ngói thâm nâu". Cái hay của bài hát là Trịnh nhặt được mỗi nơi một thứ, cây cơm nguội vàng chính là trên đường Trần Phú, cây bàng lá đỏ ở Khâm Thiên, hoa sữa trên đường Nguyễn Du và mái ngói thơm nâu khi đứng trên căn gác nhà tôi.
    Như anh Sơn đã nói: "Sống ở trên đời cần có một tấm lòng". Hãy đến với nhạc Trịnh bằng cả tấm lòng, tình yêu, như chính anh đã đem đến cho cuộc đời

    Được haiauvocanh sửa chữa / chuyển vào 14:30 ngày 21/11/2005
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này