1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Public : Nơi dành riêng cho những người yêu thích dòng nhạc Việt được trình bày tại hải ngoại!

Chủ đề trong 'Âm nhạc' bởi closeyoureyes, 30/05/2003.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. haiauvocanh

    haiauvocanh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/05/2002
    Bài viết:
    672
    Đã được thích:
    0
    Nhạc sĩ Lê Huy ?ogiũa? cặp nghệ sĩ Quang Minh-Hồng Đào
    LÊ HUY (Ban nhạc Phượng Hoàng/ San Jose)
    [​IMG]
    Tôi vừa mới nhận được điện thoại của nhạc sĩ Ngọc Trác tại Nam Cali, nói chuyện về những bài báo vừa qua đã được đăng trên Việt Weekly. Anh rất là sung sướng vì đã có người dám nói lên những chuyện ?ohậu trường? đã xảy ra từ lâu, những chuyện làm buồn lòng nhiều người mà không ai lên tiếng. Cũng nhân dịp nói chuyện với nhau, được biết là tôi sẽ trình bày vài sự việc về ca sĩ Phi Nhung, anh cũng nhờ tôi lên tiếng dùm.
    Trong một chương trình nhạc, vì một lý do nào đó, ca sĩ và ban nhạc của Ngọc Trác đã không có đủ thời giờ để tập dượt với nhau. Chuyện này xảy ra rất thường vì những trục trặc về âm thanh, ánh sáng, giờ giấc của rạp? Ban nhạc yêu cầu Phi Nhung hát những bản nhạc mà ban nhạc quen thuộc, cô này đã phán một câu xanh rờn. Xin lỗi tòa soạn và tất cả quí độc giả, khi phải viết câu nói ?obất hủ? này ra để mọi người thấy được trình độ văn hóa của người ca sĩ này: ?oBAN NHẠC ĐÁNH NHƯ .... Tôi đã phải đánh máy chữ in và để chữ này trong ngoặc kép vài lần.
    Trong một chương trình khác, được tổ chức tại Oakland, của Ban đại diện Cộng đồng, nhằm mục đích gây quỹ cho nhà thờ, do Anh Rũng, Thời Báo Oakland tổ chức, ban nhạc Phượng Hoàng của tôi được mời cộng tác cách đây một năm. Ca sĩ Phi Nhung đã nhận lời HAI SHOWS trong cùng một buổi chiều. Một show ở Oakland và một show ở Orange County. Ban tổ chức bị đặt vào một tình huống bất ngờ vì không hề hay biết chuyện này cho đến khi Phi Nhung xuất hiện và thông báo, đòi phải cho hát sớm và hát ít để có thể bay về Orange County cho kịp hát show thứ hai. Khi trình diễn, sau khi hát phần đầu để cho ban nhạc hòa tấu, cô ta đã tự ý ngưng bài hát để ra phi trường cho kịp giờ bay, nhưng cô quay lại đổ lỗi là ban nhạc đánh sai. Trong một chương trình khác được tổ chức tại San Jose, do bầu show Đỗ Vẫn Trọn tổ chức cùng với ban nhạc Thomas Ngô gồm 15 nhạc sĩ, tôi là một khán giả tham dự. Ca sĩ Phi Nhung đã tỏ ra khinh thường Ban tổ chức, ban nhạc và khán giả, khi xuất hiện trên sân khấu ba lần mà không lần nào hát được sau phần mở đầu của ban nhạc, sau cùng cô ta phải đi vào, và HÌNH NHƯ là Ban tổ chức đã không trả tiền thù lao cho cô.
    Cũng trong chương trình tại Oakland vừa nói trên, Quang Minh và Hồng Đào trước khi trình diễn đã đòi hỏi những điều không hề có trong hợp đồng và đã dùng những lời lẽ rất là KHIẾM NHÃ với Ban tổ chức, đại diện cho nhà thờ. Theo lời Anh Rũng, trong hợp đồng đã ghi RẤT LÀ RÕ RÀNG, là với số tiền thù lao được trả, Quang Minh và Hồng Đào, phải tự lo tất cả chi phí máy bay, ăn ở và tự có mặt tại nơi trình diễn. Trước giờ trình diễn, Quang Minh và Hồng Đào đã bắt Ban tổ chức phải lo nơi ăn chỗ ngủ. Trong một show ở San Jose hai năm trước đó, do nhà báo Nguyễn Xuân Nam, báo Cali Today tổ chức, có ban nhạc Phượng Hoàng cộng tác. Quang Minh và Hồng Đào đã nhận HAI SHOWS cùng một ngày. Một show ở San Jose và một show ở Orange County. Khi lên trình diễn, Quang Minh và Hồng Đào đã bắt Ban tổ chức PHẢI cho trình diễn ĐẦU TIÊN. Đây là một chuyện không ai có thể chấp nhận được, vì trong tất cả mọi chương trình, phần ?oHài? luôn luôn được dành cho giờ ?opeak time?. Người Việt Nam chúng ta đã có một tập tục rất tốt là không bao giờ đến đúng giờ. Tập tục này đã gây ra tình trạng dở khóc dở cười cho nhiều bầu show vì phải trả thêm tiền overtime cho rạp nếu muốn diễn đủ hết chương trình. Tiền chi cho cặp hài thường là rất cao, khoảng hơn $3,500, chỉ diễn có một tiết mục. Điều đó cũng không sao, nếu những người này làm việc đúng với nhiệm vụ và bổn phận của họ. Trong cả hai chương trình, tại Oakland và San Jose, Quang Minh và Hồng Đào đều diễn một cách hết sức là bê bối. Kịch bản không có, ra sân khấu mới tự biên tự diễn và? TỰ CHÊ KỊCH BẢN. Đồng ý ?oHài? là một tiết mục rất khó, vì lý do đó, mà chỉ với một tiết mục chừng 15 phút, Ban tổ chức đã phải chi trả gần $4,000. Những người này nên chỉnh đốn lại cách làm việc của mình, không phải cứ ra sân khấu là nói bá láp vài ba câu chuyện, cười là xong. Nhất là trong một chương trình Đại nhạc hội với nhiều thành phần khán giả khác nhau, đồng thời có rất nhiều trẻ em dưới vị thành niên, không thể nào đem những chuyện tiếu lâm bậy bạ với những từ ngữ thô tục ra để mà diễn.
    Kết quả là tại Oakland và tại San Jose, những thành phần nghệ sĩ, Quang Minh, Hồng Đào, Phi Nhung bị các bầu show cho tên vào sổ đen. Có nhiều người không nói gì hết và các nghệ sĩ này cũng tự biết sau khi không được mời nữa. Nhưng những chuyện này cần phải được nói ra để mọi người biết. Trong chương trình của nhà báo Nguyễn Xuân Nam, anh đã bị khán giả than phiền rất nhiều, vì cho diễn một vở ?oHài? không đâu ra đâu hết ngay trong lúc mở màn. Sự thật là chỉ vì muốn bay về cho kịp show thứ hai nên Quang Minh và Hồng Đào mới diễn qua loa cho xong việc.
    Một lần nữa, nếu những chuyện trên đây, các nghệ sĩ trên cho là không đúng sự thật, hãy lên tiếng. Tôi sẽ xin lỗi ngay trên báo này.

  2. haiauvocanh

    haiauvocanh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/05/2002
    Bài viết:
    672
    Đã được thích:
    0
    Chương trình ca nhạc "Kiếp Ðỏ Ðen" Tại Nam Cali
    Với một thành phần nghệ sĩ khá hùng hậu, gồm những tên tuổi như Như Quỳnh, Shayla, Thế Sơn, Quang Lê, Kim Anh, Thành Lễ, Tiến Dũng, Quỳnh Dung, Đoan Thi, Quang Thành, Ngọc Huyền...Và, 4 nghệ sĩ tên tuổi của làng cổ nhạc trong trích đoạn vở tuồng cải lương Hồ Quảng ?oMạnh Lệ Quân?...Ban tổ chức đặt tên cho chương trình ca nhạc này là ?oKiếp đỏ đen.?
    ?oKiếp đỏ đen? đã khai diễn xuất thứ nhất, lúc 6:30 chiều và xuất thứ nhì lúc 9:30 tối, Thứ Bảy, ngày 19 tháng 11 vừa qua, tại sòng bài Bicycle Casino, ở thành phố Bell Garden, nam California.
    Một khách thường trực của sòng bài Bicycle cho hay, không biết có phải vì chương trình ca nhạc được tổ chức tại sòng bài, nên đã đặt tên cho chương trình là ?oKiếp đỏ đen? hay không, nhưng: ?oDù sao thì tên này cũng rất thích hợp với số người Việt chơi bài càng lúc càng gia tăng, ở miền nam tiểu bang Cali...? Nhân vật này, đã phát biểu như vậy.

  3. haiauvocanh

    haiauvocanh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/05/2002
    Bài viết:
    672
    Đã được thích:
    0

  4. haiauvocanh

    haiauvocanh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/05/2002
    Bài viết:
    672
    Đã được thích:
    0
    Nhạc sĩ Phạm Duy lại nói về Cố nhạc sĩ Văn Cao
    Sau vài ba tháng lao đao vì một cuộc đổi đời, tôi đã lấy được sự thăng bằng trong cuộc sống để cùng các con đi dự một đêm nhạc ở Sài Gòn, mà vui thay, đó lại là đêm nhạc Văn Cao do nữ nghệ sĩ Ánh Tuyết tổ chức ở rạp Long Phụng nhân kỷ niệm 10 năm ngày mất của chàng Văn (Văn Cao - TTO).

    Đây cũng là dịp hiếm có để tôi được nghe gần như toàn thể sự nghiệp của Văn Cao, gồm đầy đủ những hành khúc oai hùng như: Tiến quân ca, Chiến sĩ Việt Nam, Bắc Sơn, Tiến về Hà Nội, những bài hát trữ tình như: Ngày mùa, Làng tôi, những tình ca lãng mạn như Cung đàn xưa, Bến Xuân, Suối Mơ, những trường ca và truyện ca vĩ đại như Sông Lô, Thiên Thai, Trương Chi... do các nghệ sĩ tuổi trẻ, tài cao biểu diễn dưới sự điều khiển của con chim đầu đàn mang tên Ánh Tuyết.

    Nói chung đây là một đêm nhạc mang tính chất hồi tưởng (retrospective) tuyệt mỹ, có thể gọi là "Văn Cao, một đời nhìn lại".

    Sau hơn nửa thế kỷ, đối với nhạc sĩ Việt Nam, nhạc chàng Văn đã trở thành cổ điển, nhưng lại được trình bày một cách rất tối tân qua lối dàn dựng của Ánh Tuyết. Giống như một Revue in Broadway...

    Sân khấu tráng lệ, dù phông cảnh giản đơn nhưng rất hấp dẫn nhờ cách thay đổi ánh sáng và lối chiếu phim có hình ảnh và lời nói của tác giả. Khán giả có cảm tưởng như trong đêm nhạc này, chàng Văn hiện về từ cõi âm để trò chuyện với những "tình nhân âm nhạc" (music lovers) của mình. Những tiết mục đơn ca, hợp ca rất phong phú vì sự năng động của các "diễn - ca - viên", họ không chỉ hát mà còn có những động tác gần như những điệu vũ rất "bắt mắt" và "bắt tai" khán thính giả.

    Tưởng nhớ 10 năm ngày mất của Văn Cao, nhạc sĩ Phạm Duy đã có bài viết về Văn Cao, người bạn mà ông luôn yêu mến. Đây là bài viết đầu tiên của nhạc sĩ Phạm Duy viết ở Việt Nam và in ở Việt Nam sau 30 năm xa quê hương.

    Giọng ca nào cũng điêu luyện, nhất là Đức Tuấn, Mỹ Dung và Ánh Tuyết. Nhưng cái làm tôi khâm phục nhất là phần hòa âm phối khí của các nhạc sĩ Trần Vương Thạch, Hữu Tâm, Quang Phúc, Đức Trí, Phan Bá Chức... rất hiện đại nhưng cũng rất Việt Nam.

    Ngồi nghe nhạc cùng với Duy Quang, Duy Cường và một người bạn Mỹ đang nghiên cứu về tân nhạc Việt Nam, giáo sư Eric Henry, tôi khám phá ra một điều quan trọng: chàng Văn là người đẻ ra loại "Hùng ca Việt Nam". Dù loại nhạc này đã được Thẩm Oánh, Hoàng Quý hay Lưu Hữu Phước có công khai phá, nhưng thật là "Việt Nam" thì phải là Tiến quân ca, Chiến sĩ Việt Nam và Bắc Sơn.

    Ngoài việc những bài này phản ánh trung thực tinh thần anh dũng của dân tộc ta trong thời kỳ đầu của Cách mạng và Kháng chiến, với nhạc điệu và lời ca rất tích cực, lạc quan và hào hùng, về phương diện nhạc ngữ, tôi thấy sở dĩ nhạc hùng ca của Văn Cao rất quyến rũ là vì chàng thường hay chuyển đổi đột ngột từ chủ âm qua hạ át âm, một đặc tính của nhạc Việt. Sự chuyển cung trong loại nhạc hùng của chàng Văn rất là phong phú. Trước kia tôi không thấy được sự phong phú đó, vì chỉ được nghe (hay hát) với cây đàn thùng, nhưng với lối hòa âm phối khí của lớp nhạc sĩ trẻ trên, đêm nay tôi mới "nghe ra" những đoạn nhạc hùng tuyệt diệu của chàng Văn.

    Đô trưởng: Lớp lớp chiến đấu Lạng Sơn tung bay cờ

    Mi thứ: Rồi vùng đồi núi nhớ bao nhiêu hận thù

    Đô trưởng: Dân quân du kích Cách mạng bừng mùa thu

    Sol trưởng: Sao vương bóng cờ bay trên chiến khu...

    Tôi biết ơn những nét nhạc Bắc Sơn, Tiến quân ca, Chiến sĩ Việt Nam vì nó ảnh hưởng tới tôi rất nhiều, mỗi khi tôi soạn hành khúc.

    Một bài đáng được gọi là "dân ca mới" như Ngày mùa cũng có sự di chuyển đột ngột từ chủ âm qua hạ át âm:

    Ngày mùa vui thôn trang.

    Lúa reo như hát mừng.

    Lúa không lo giặc về.

    Khi mùa vàng thôn quê.

    Ngày mùa vui thôn xóm...

    Dù vào năm 1947, Văn Cao khuyên tôi: "Mày đừng soạn dân ca, vì dân ca nghèo lắm!". Nhưng chính "cu cậu" lại để ra hai bài Ngày mùa, Làng tôi sực mùi vị dân ca...

    Làng tôi xanh bóng tre

    Từng tiếng chuông ban chiều

    Tiếng chuông nhà thờ rung.

    Đời đang vui, đồng quê yêu dấu

    Bóng cau với con thuyền một dòng sông...

    Ôi đồng quê Việt Nam biết bao là quyến rũ, những ngày chúng tôi mới ngoài hai mươi tuổi!

    Với loại "Truyện ca", Văn Cao là người khai phá nhiều hơn ai hết. Tôi đã có nhiều dịp nói lên sự vĩ đại của Thiên thai, Trương Chi, trong những bài viết trên báo hay trong sách. Hơi thở của thơ Đường trong sáng, của thơ trữ tình bình dân Việt Nam ***g lộng trong "Truyện ca" Văn Cao. Có nuối tiếc, có hận tình nhưng không bao giờ có tuyệt vọng. Tiếng ca lúc nào cũng phơi phới, còn rền mãi nơi cõi tiên, còn theo tiếng vỗ mạn thuyền, còn riêng ta, ta ca trên trái đất...

    Chàng Văn cũng là người đẻ ra trường ca, còn tôi chỉ là người thừa kế. Trường ca sông Lô phải là đỉnh cao nhất của nhạc Kháng chiến nói riêng, của tân nhạc Việt Nam nói chung. Sự dài hơi trong những câu nhạc trong bài chứng tỏ nhạc sĩ Văn Cao đã trưởng thành ngay từ lúc tân nhạc vừa mới ra đời.

    Còn tình ca, tình khúc Văn Cao? Chỉ cần nghe chàng xưng tụng người thiếu nữ qua bài Cung đàn xưa với hai câu hát:

    Chiều năm xưa gót hài khai hoa

    Mắt huyền lưu xuân, dáng hồng thơm hương...

    Có nhạc sĩ nào của thời nay xưng tụng người con gái hơn chàng Văn ngày xưa? Ôi, những cuộc tình đẹp trên Bến Xuân bát ngát hay trên dòng Suối Mơ thơ mộng, những nỗi buồn trong mùa thu đã tàn nơi cô thôn chiều của người tình khi ngồi đan áo, chỉ có Văn Cao mới có thể tạo cho chúng ta những mối sầu thật sự khi nghe nhạc.

    Nhạc sầu của nhiều tác giả khác, nhiều khi chỉ là sầu giả tạo. Hãy ghi nhớ một điều: Tình ca của Văn Cao nếu là tình buồn cũng không bao giờ bi lụy cả!

    Trong đêm nhạc Văn Cao này, tôi không dám nói nhiều khi được mời lên sân khấu phát biểu về chàng Văn, nay tôi xin được viết ra những dòng này để tỏ lòng kính yêu người bạn cũ, tuy đã vắng mặt trên cõi trần nhưng lúc nào cũng hiển hiện trong lòng chúng ta, khi người Việt Nam vẫn còn ăn, còn thở và còn hát.

    Nay chàng Văn, ở dưới mộ chàng hãy cất lên vài tiếng cười vui với tôi, vì chàng và tôi bây giờ đã có chung một đối tượng để phục vụ. Đó là dân tộc Việt Nam, không còn là dân nhược tiểu như xưa nữa, mà là dân một nước lớn với dân số 82 triệu, nghe nói được xếp hạng 13 trong 200 nước trên địa cầu
    .

    PHẠM DUY (Theo Thể Thao TP.HCM)
  5. haiauvocanh

    haiauvocanh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/05/2002
    Bài viết:
    672
    Đã được thích:
    0
    "Thu Quyến Rũ" và Đoàn Chuẩn - Từ Linh "Thu Quyến Rũ" và Đoàn Chuẩn - Từ Linh

    Ta thử rà lại một lọat các bài hát của Đoàn Chuẩn do Từ Linh viết lời ca. Nhưng thiết tưởng cũng nên có đôi dòng về ông Từ Linh.
    Cuối thập niên 80, khi mà ở VN người ta đã để cho các ông nhạc sĩ thời ?oTiền Chiến? bắt đầu đuợc phép nhắc nhở đôi chút đến các bài hát cũ của họ thì một bữa nọ đọc báo tôi bắt gặp một bài người ta phỏng vấn ông Đoàn Chuẩn ở Hà- Nội, trong đó có nêu câu hỏi : ?oTừ Linh là ai ?? Trong bài báo đó tôi thấy ông Đoàn Chuẩn trả lời đại ý rằng " Từ Linh là một cái tên chung cho những người bạn thân quý nhất của tôi "
    Tôi gãi đầu gãi tai, tự nhủ thầm: "Lạ ! Tên một người đứng chung với mình trong ngần ấy bài hát mà sao lại như là một thứ biểu tượng chứ không phải một cá nhân có căn cước, lý lịch hẳn hoi ?? Tuy nhiên, đọc như thế thì biết như thế, bởi đàng nào thì cũng chả biết là đằng sau câu trả lời của ông ĐC còn có những ?ovấn đề gì khác? xung quanh danh tính ?oTừ Linh? mà tôi không biết ! ( ngay cả vào thời cuối thập niên 80, cái thời đuợc coi như đã có ít nhiều ?ođổi mới?, thì khi giới văn nghệ sĩ làm hay nói lên một điều gì, chả biết có bao nhiêu điều họ dám làm, dám nói cho hết ý, hết sức, còn có bao nhiêu điều họ không dám làm, dám nói !) Kịp đến cuối thập niên 90, có dịp xem một cuốn ?ovideo? thực hiện ở VN với những bài hát của Đoàn Chuẩn & Từ Linh, trong có phần phỏng vấn ông Đoàn Chuẩn thì tiếc thay lúc đó ông lại không nói đuợc do hậu quả một vụ tai biến mạch máu não. Chỉ thấy bà vợ ông ngồi trả lời thay cho ông. Có điều là trong cuốn ?ovideo? đó có đọan chiếu một ngôi mộ trông rất đơn sơ với di ảnh của một người đàn ông có gương mặt gầy gò, và có điều lạ là không có lời bình luận kèm theo. Nhưng trong câu chuyện bà vợ ông ĐC kể cho người phỏng vấn ?" và khán thính giả- nghe, thì có đề cập đến ông Từ Linh. Bà nhắc đến ông TL và gọi là ?oChú ấy?. Có đọan nói (tôi lập lại theo ký ức): ?o..Có những buổi ông Chuẩn ngồi với Chú ấy cả buổi nhưng chỉ lâu lâu hai anh em mới chợt có tiếng cười rộ, trong khi tôi cứ đinh ninh là chú ấy đã về từ lâu?. Như vậy thì rõ ràng Từ Linh chung quy vẫn chỉ là một người duy nhất, và tấm ảnh nơi mộ phần kia trong cuộn ?ovideo? với những bài hát của ĐC & TL chắc chắn phải là di ảnh của ông Từ Linh chứ không còn ai khác!

    Tôi nhất thiết phải nhắc đến ông Từ Linh vì người đời vẫn chỉ nhắc đến ông Đoàn Chuẩn! Không có ông Từ Linh viết lời thì chắc chắn những bài hát với phần nhạc của Đoàn Chuẩn đã khác đi nhiều. Ai không tin thì cứ thử đặt lời lại cho tất cả những bài hát ấy rồi hát lên thử coi xem sao !

    Bây giờ thì ta trờ lại với câu viết ở đầu bài !

    - ?oNhớ tới mùa Thu năm xưa gửi nhau phong thư ngào ngạt hương? (Bài ?oLá Thư?)

    - ?oĐêm hôm nay ngồi dưới ánh trăng Thu, rút tơ lòng để viết lá thư..? (?oCánh hoa duyên kiếp?)

    - ?oĐây ý đưa duyên, đây hoa đợi ****, lá Thu lìa cành tiếc hoa nghìn xưa..? (?oTình nghệ sĩ?)

    - ?oAnh mong chờ mùa Thu, trời đất kia ngả màu xanh lơ..? (Thu quyến rũ?)

    - ?oMột sớm Thu về chuyển bến xuôi, về nơi nữa trời ?, bến nao ?..? (?oChuyển bến?)

    - ?oThu đi cho lá vàng bay, lá rơi cho đám cưới về..? ( ?oLá đổ muôn chiều?)

    - ?oAnh còn nhớ em nói rằng ?oSao mùa Thu lá vẫn bay ..? (?oTà áo xanh? tức ?oDang dở?)

    - ?oGửi thêm ánh trăng màu xanh lá thư, về đây với Thu trần gian..? ( ?oGửi gió cho mây ngàn bay?)

    v.v. ?
    Bạn đọc nào biết bài nào của hai ông Đoàn Chuẩn & Từ Linh mà lời lẽ không xoay quanh mùa Thu thì xin vui lòng mách giúp ! Tưởng cũng có thể nói rằng đây là hai ông nghệ sĩ ?ochuyên trị về mùa Thu? !

    Thuở nay khi viết bài hát mà có tí lơ mơ dính líu gì đến mùa Thu là trong tôi như có cái đèn báo hiệu nhấp nha nhấp nháy như muốn nói:?Á à ! cẩn thận nhá ! Có người đã làm đuợc những cái hay cái đẹp như thế về mùa Thu, nếu nhắm không làm hay hơn thì tốt hơn cả là nên hát bài hát của người ta cho chắc ăn?. Điều thú vị là trong bài ?oTình khúc mùa Đông? tôi viết khi xưa, chín phần là để nhớ đến một mùa Thu đã qua, chỉ một phần mới đề cập đến mùa Đông sắp tới, nhưng tôi cũng cẩn thận đề tựa cho bài hát như thế cho chắc ăn, ( tỏ lòng nể nang hai bậc tiền bối Đoàn Chuẩn & Từ Linh, cũng như không ít các tác giả lừng danh khác) thế nhưng cơ duyên thế nào đấy, thính giả từ cà mấy chục năm nay ở hải ngọai vẫn quen quen gọi bài hát của tôi là bài ?oTiếc Thu?! Đã thế, những ai không biết rõ nguồn cơn lại còn có thể trách cứ tôi tại sao lại đi ?ochọn cái tựa bài hát trùng với bài Tango ?oTiếc Thu? của Hoàng Dương ! Đến là vất vả !

    Thanh Trang
    Nam Cali, mùa Thu

  6. haiauvocanh

    haiauvocanh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/05/2002
    Bài viết:
    672
    Đã được thích:
    0
    Nhàc dĂn tẶc ơ? California
    Nhàc dĂn tẶc ơ? California
    (TrĂch từ BBC)

    Cò khĂng ìt ngươ?i Mỳf như cĂ Carol quan tĂm 'Ắn nhàc ViẶt nam
    Cò khĂng ìt ỳ kiẮn tư? giới chuyĂn mĂn 'ành già cao chẮt lượng nghẶ thuẶt Ăm nhàc dĂn tẶc trong càc trì?nh diĂfn lớn cù?a càc trung tĂm nhàc ViẶt ơ? nước ngoà?i, 'f̣c biẶt là? ơ? California, Hoa Kỳ?.

    Ngươ?i ViẶt ơ? California khà quen với tĂn tuĂ?i cù?a 'oà?n nhàc kìch Hù?ng Sư? ViẶt, tức là? mẶt cĂu làc bẶ vfn nghẶ sìf chuyĂn tì?m dựng lài càc trang sư? ViẶt khĂ khan thà?nh nhàc, thà?nh kìch, theo mẶt gòc nhì?n phù? hợp với tĂm lỳ thươ?ng thức cù?a giới trè?.

    TĂm lỳ tì?m vĂ? cẶi nguĂ?n xuẮt hiẶn khà phĂ? biẮn trong càc cẶng 'Ă?ng ngươ?i di cư, nhưng ơ? miĂ?n Nam California, cò vè? như càc sinh hoàt Ăm nhàc cò?n vượt quà mức 'Ặ tì?m vĂ? nguĂ?n.

    Cò khĂng ìt ỳ kiẮn cù?a giới nghẶ sìf trong nước coi càc chương trì?nh cù?a Thùy Nga hay trung tĂm Asia là? tư liẶu 'Ă? xĂy dựng chương trì?nh biĂ?u diĂfn.

    Tuy nhiĂn càc buĂ?i diĂfn chì? là? phĂ?n nĂ?i cù?a hoàt 'Ặng vfn hòa. Ơ? California cò?n nhiĂ?u lớp nhàc dĂn tẶc


    Ca sìf Như Quỳ?nh cùfng là? mẶt gương mf̣t quen thuẶc ơ? trươ?ng Làc HĂ?ng
    Nhàc sìf NguyĂfn ChĂu là? hiẶu trươ?ng trươ?ng nhàc dĂn tẶc Làc HĂ?ng, là? trươ?ng nhàc cò nhiĂ?u hòc sinh nhẮt tài Little Saigon. Dù? 'àf sang Mỳf 'ình cư gĂ?n 20 chùc nfm nay nhưng Ăng vĂfn quan tĂm nhiĂ?u 'Ắn cài nĂi Ăm nhàc là? nhàc viẶn thà?nh phẮ HĂ? Chì minh:

    - Đoà?n vfn nghẶ Làc HĂ?ng ơ? 'Ăy là? bàn chuyĂn nghiẶp. Khi hòc ơ? trươ?ng nhàc, tĂi hòc chình quy vĂ? càc nhàc cù, hò?a Ăm, phẮ khì, (cho nĂn ơ? 'Ăy) tĂi cùfng là?m giẮng như trươ?ng nhàc viẶn ơ? Hà? NẶi hay Sà?i Gò?n 'Ă? càc em 'i trì?nh diĂfn. Nhưng vì? nhu cĂ?u ơ? hà?i ngoài, tĂi nghìf cĂ?n lẶp thĂm mẶt 'oà?n vùf. Vì? vẶy, tĂi mơ?i vùf sư Lưu HĂ?ng, sau 'ò thì? là? vùf sư LuĂn Vùf, 'Ă? cù?ng cẶng tàc với tĂi.

    - VẶy với tư càch mẶt ngươ?i ơ? ngoà?i và? là?m chuyĂn mĂn, Ăng cò nhẶn xèt gì? vĂ? nĂ?n Ăm nhàc cĂ? truyĂ?n ơ? trong nước?

    - Nhàc viẶn cù?a Sà?i Gò?n lùc nà?y rẮt phàt triĂ?n. KiẮn trùc cùf 'àf bò?, xĂy dựng nĂn kiẮn trùc mới rẮt lớn. Càc khoa khàc như khoa piano, violon, thanh nhàcâ?thì? tĂi khĂng ròf. Nhưng 'Ắi với khoa nhàc dĂn tẶc, tĂi nghìf cĂ?n phàt triĂ?n thĂm vì? chùng tĂi thẮy sẮ lượng càc hòc sinh tham gia cùfng cò?n ìt ò?i. Cò nhưfng bẶ mĂn cĂ?n chù ỳ, vì dù, 'à?n kì?m, 'à?n cò?â?chùng tĂi nghìf cĂ?n gì?n giưf. Đư?ng nòi chi xa, nhf́c tới Trung QuẮc chf?ng hàn, hò phàt triĂ?n rẮt 'Ă?ng 'Ă?u, quy mĂ. MẶt dà?n nhàc cò thĂ? cò cà? trfm cĂy 'à?n cò?, trfm cĂy 'à?n tranh, 'à?n tỳ? bà?. Trong khi sẮ lượng hòc sinh hòc nhàc cù dĂn tẶc tài ViẶt Nam cùfng cò?n hơi ìt. TĂi cò 'i tư? Bf́c và?o Nam, tĂi thẮy cò nhưfng 'oà?n ca mùa 'Ă? biĂ?u diĂfn cho khàch ngoài quẮc. ChuyẶn du lìch, là?m â?obusinessâ? thì? 'ược thĂi, nhưng khuynh hướng 'à?o tào cùfng phà?i do nhưfng trươ?ng lớp thì? mới kèo dà?i lĂu 'ược và? cò hướng 'i cho thẮ hẶ tương lai.

    Trươ?ng nhàc Làc HĂ?ng thu hùt nhiĂ?u lứa tuĂ?i hòc viĂn 'Ắn tẶp luyẶn và? cung cẮp nhàc cĂng cho càc chương trì?nh biĂ?u diĂfn lớn nhò?.


    NghẶ sìf TrĂ?n Làfng Minh khĂng ngĂ?n ngài chia sè? với BBC nhưfng hiĂ?u biẮt vĂ? kho tà?ng Nhàc thơ ViẶt Nam
    MẶt trong nhưfng hòc viĂn lớn tuĂ?i cù?a lớp nhàc là? cĂ Carol, ngươ?i Mỳf, 'ành vẶt với cĂy 'à?n bĂ?u. CĂ than thơ? là? lùc mua 'à?n khĂng ai nòi với cĂ 'Ăy là? mẶt trong nhưfng cĂy 'à?n khò 'ành nhẮt trĂn thẮ giới.

    ThẮ nhưng ơ? Làc HĂ?ng, sinh hoàt nhàc khĂng chì? là? dày và? biĂ?u diĂfn, mà? nò cò?n cò cà? nghiĂn cứu và? sưu tĂ?m.

    Phòng viĂn 'à?i BBC 'ược gf̣p nhà? sưu tĂ?m càc là?n 'iẶu ngĂm thơ TrĂ?n Làfng Minh 'ang trao 'Ă?i nhàc thuẶt. Ă"ng già?i thìch:

    - Với bẮn cĂu thơ KiĂ?u là? thĂ? thơ lùc bàt, chùng ta cò thĂ? ngĂm với nhưfng tình càch khàc nhau cù?a nhiĂ?u thĂ? 'iẶu ngĂm thơ khàc nhau.

    Ă"ng TrĂ?n Làfng Minh cùfng 'àf trì?nh bĂ?y, giới thiẶu trĂn sòng phàt thanh cù?a ban ViẶt ngưf mẶt kiĂ?u ngĂm thơ theo là?n 'iẶu CĂ? Phong, 'ược xem là? cò tư? thơ?i nhà? TrĂ?n và? tươ?ng là? thẮt truyĂ?n trong kho tà?ng nhac thơ ViẶt Nam.

    Rơ?i nhưfng sinh hoàt Ăm nhàc ơ? Little Saigon, trơ? vĂ? nhưfng bẶn rẶn hà?ng ngà?y cù?a cuẶc sẮng mĂfi con ngươ?i, cò lèf ngươ?i 'òc nẮu trà?i qua nhưfng tiẮp xùc tương tự thì? cùfng sèf nhẶn ra 'Ău 'ò trĂn 'Ắt Mỳf cò mẶt chiẮc cĂy nhĂ? rĂf 'em cf́m ơ? 'Ăy; và? dươ?ng như chiẮc cĂy Ăm nhàc 'ò khĂng nhưfng 'àf sẮng sòt mà? cò?n 'ang chuĂ?n bì phàt tàn nhưfng hàt giẮng Ăm nhàc mới 'i khf́p

  7. haiauvocanh

    haiauvocanh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/05/2002
    Bài viết:
    672
    Đã được thích:
    0
    Hồi Ký Phạm Duy Về Thái Hằng, 1948
    Vào đầu năm 1949, sau khi tất cả mấy anh em Phạm Đình Viêm (tức Hoài Trung), Phạm Đình Chương, Thái Hằng, Băng Thanh (tức Thái Thanh) đã gia nhập các ban văn nghệ quân đội của Liên Khu IV rồi thì hai ông bà Thăng Long cũng rời Chợ Đại di cư vào Thanh Hoá để được sống gần gũi các con. Hai ông bà tới một nơi gọi là Chợ Neo, cách làng Ngò khoảng vài cây số, thuê ại căn nhà lá của một nông dân tên là Cò Mại và mở một quán phở vẫn lấy tên là Quán Thăng Long.

    Chợ Neo là một chợ quê rất bé, trước kia chỉ có lèo tèo vài gian nhà trống dùng làm nơi họp chợ của dân điạ phương, bây giờ thì có thêm khoảng trên hai chục cửa hàng là những túp nhà lá do dân di cứ dựng lên.

    Quán Thăng Long nằm ở ngay trước mặt một ngôi chùa nhỏ, chung quanh chùa có đào nhiều hố tránh máy bay. Vì cùng là đội viên của đoàn văn nghệ quân đội và vì không có ai là người
    quyến thuộc cho nên vào những ngày nghỉ, tôi thường hay theo Phạm Đình Viêm và Thái Hằng về chơi quán Thăng Long.

    Đã quen biết hai ông bà từ ngày ở Chợ Đại cho nên tôi được ưu đãi. Tôi được ăn uống, nghỉ ngơi và ngủ luôn tại quán, giường ngủ là hai cái bàn trong quán ăn kê xát lại nhau. Cùng với Viêm, Chương, Thái Hằng, Băng Thanh, chúng tôi ngồi đàn hát với nhau suốt ngày hoặc cùng với đội viên của đoàn văn nghệ đóng quân ở gần đây, kéo nhau ra sông máng để tắm táp, bơi lội.
    Khi nhìn thấy mấy cô trong đoàn mặc maillot de bain nhẩy plongeon xuống nông giang thì bộ đội đi hành quân trên bờ đê đã... điên lên.
    . . .
    Khi còn ở Chợ Đại, tôi cũng thoáng biết tới cô con gái lớn của Quán Thăng Long, được nghe cô đánh đàn guitare hawaiwenne và hát chung với mấy người , nhưng lúc đó tôi không năng tới quán ăn này để tán tỉnh nàng - như thường lệ mỗi khi gặp bất cứ người đẹp nào - bởi vì tôi còn đang quá bận bịu với những chuyện vui chơi của tôi.
    Vả lại lúc bấy giờ cũng có khá nhiều cây si được trồng tại quán Thăng Long.
    Các chàng si này, nếu phải mài kiếm dưới trăng để so kiếm, lại toàn là những tình địch trong nghề như Đinh Hùng, Huyền Kiêu, Bùi Xuân Phái, Ngọc Bích... Vào tới Khu IV, tuy cùng hoạt động chung với nhau trong đoàn văn nghệ, nhưng tôi và Thái Hằng chỉ là hai người bạn đồng đội và sống riêng biệt. Mới đầu tôi chỉ thấy Thái Hằng là người hiền lành, xinh xắn, dễ thương nhưng ít vui và rất hà tiện trong sự biểu lộ tình cảm. Nay được ở gần nàng luôn luôn và vì tôi là người lém lỉnh cho nên nàng không thể im hơi lặng tiếng được nữa. Thế là chuyện này chuyện nọ được trao đi đổi lại như giữa bất cứ một đôi trai gái nào. Rồi sau khi những chuyện thông thường đã mòn, chúng tôi nói tới chuyện riêng. Tôi hiểu được vì sao nàng luôn luôn là một vẻ buồn.

    ... Vào năm 1945, Thái Hằng đã đính hôn với một sinh viên trường Luật tên là Trần Văn Nhung (bạn đồng học của Trần Thanh Hiệp). Anh Nhung này là bạn thân thiết của Nguyễn Thiện Giám, anh họ của Thái Hằng. Anh Giám là con trai độc nhất của bà bác ruột, một goá phụ, và là người làm mối Trần Văn Nhung cho Thái Hằng. Trong gia đình Nhung có mấy người anh đi theo . còn Nhung thì vào đầu thập niên 40, cũng như rất nhiều thanh niên khác, anh tin rằng Nhật Bản thực sự muốn giúp cho Việt Nam thoát ra khỏi ách thực dân Pháp. Cảm tình của anh đối với Nhật Bản còn khiến cho anh được tặng một học bổng
    để đi du học nhưng anh chưa kịp đi thì xẩy ra vụ đảo chính ngày mùng 9 tháng 3,
    1945.
    Trước giờ đảo chính không lâu, một sĩ quan Nhật tới một buổi họp của sinh viên
    Hà Nội do họ triệu tập cấp bách để hỏi xem có ai là người xung phong cùng đi với lính Nhật vào hạ thành Hà Nội? Những người này sẽ được dành cho danh dự đặc biệt là tự tay giật lá cờ tam tài của Pháp xuống. Mọi người còn đang im lặng vì do dự thì Trần Văn Nhung và một sinh viên đã đứng lên nhận lời mời của Quân Đội Nhật. Hai sinh viên này đi tiên phong trong đám lính Nhật và bị bắn chết ngay trên bờ tường thành Cửa Bắc trong phút đầu tiên của vụ đảo chính. Sau đó một hai ngày, Nguyễn Thiện Giám cũng bị thảm sát trong một trường hợp khác.

    Cái chết của Giám đã làm cho mẹ anh phát điên. Ngày 11 tháng 3 năm 45, một
    buổi lễ truy điệu những người đã hi sinh cho nền thịnh vượng chung của Đại
    Đông Á được tổ chức rất long trọng tại Nhà Hát Lớn Hà Nội. Thái Hằng đầu
    chít khăn trắng tới dự lễ truy điệu này. Mẹ nàng cũng tới, thay mặt cho bà bác
    đã phát điên. Cái chết của vị hôn phu và của người anh họ đã ảnh hưởng rất lớn vào Thái Hằng.

    Trong suốt một năm còn ở trong thành phố, kể từ ngày Nhung được chôn cất, Hằng tuần nàng mang hoa tới đặt trên mộ và ngồi khóc.
    Đi theo gia đình ra vùng kháng chiến, nàng vẫn mang theo tấm ảnh và tập nhật ký của người đã chết.

    Sau này, nàng sẽ cho tôi biết là trong ba năm ấy, đã có nhiều chàng trai đến với nàng nhưng nàng không thấy ai như Trần Văn Nhung cả. Những chàng trai đó - mà tôi cũng quen biết - đối với tôi, đều là những người đáng yêu, đáng kính nhưng tôi ngờ rằng họ không biết tới chuyện riêng của nàng hoặc nếu có biết đến thì chắc rằng cũng chỉ biết vậy mà thôi.
    Tôi thì khác, tôi đóng luôn vai trò của một bác sĩ phân tâm học. Hằng ngày tôi gợi chuyện cũ cho nàng nói. Nói cho thật nhiều, nói cho vơi đi và chắc chắn sẽ có thể nói cho hết đi.
    Và tôi cũng thật lòng xưng tụng thái độ anh hùng của Trần Văn Nhung, sự chung tình của Thái Hằng khi vẫn thờ hình ảnh của vị hôn phu trong lòng.
    Khi nàng cho biết Trần Văn Nhung sinh ngày mùng 10 tháng 5 năm 1921 thì tôi bảo tôi cũng sinh năm 1921 và vào ngày mùng 5 tháng 10, gần giống y chang đó nhé. Khi nàng nói Trần Văn Nhung cận thị, người dong dỏng cao và có mang một biệt hiệu là Chung Tử Kỳ thì tôi bảo tôi đây cũng là Bá Nha, cũng đeo kính nhìn gần và dáng người của tôi thì có lùn gì đâu?

    Nàng đã có lúc buột miệng nói rằng: trông tôi cũng hao hao giống Trần Văn Nhung, thế là khá rồi đấy. Để cho có thêm nhiều sự trùng hợp, tôi cho nàng biết tôi cũng có liên hệ với vụ Nhật đảo chính. Chuyện tôi may cờ Nhật rồi bị Tây bắt ở Cà Mâu. Cũng trong một ngày, ở hai nơi xa lắc, hai người cùng tuổi, vóc dáng hơi giống nhau, cùng bị lùa vào tấn bi hùng kịch hay bi hài kịch chính tri..
    Cả hai đều được đẩy đưa một cách êm du vào một người con gái. Là phép lạ hay là số mệnh đây?

    Cuối cùng, để cho nàng có cảm tưởng tôi là người có thể thay thế được Trần Văn Nhung, tôi cũng là một chàng trai cũng có nhiều can đảm lắm: tôi sẽ xung phong đi vào Bình-Tri.-Thiên trong sáu tháng, khi trở về mới làm lễ cưới.
    Ngoài ra, tôi cũng phác hoạ cho Thái Hằng - qua những truyện kể, qua những
    bản nhạc - thấy được sự lớn lao của cuộc chiến đấu hiện đang diễn ra Hằng ngày, hằng giờ, hằng phút... tại khắp mọi nơi trong nước, với vinh quang ngụt trời và đau khổ vô biên để cho nàng thấy rằng nỗi niềm của một cá nhân rất là bé bỏng trước sự vĩ đại của cuộc sống trước mặt.
    Đến với Thái Hằng, tôi còn có một ưu điểm mà người khác có thể không có, đó là cái tài mọn của tôi trong âm nhạc. Tài nghệ nhỏ nhoi này cũng đã được nhiều người công nhận, từ Tướng Tư Lệnh Nguyễn Sơn rất giỏi về văn nghệ, qua những nhà văn hoá lão thành như Đặng Thái Mai, Nguyễn Đức Quỳnh... tới đông đảo quần chúng là bộ đội hay dân quê nhưng nó chỉ xuyên qua loại nhạc hùng có ích lợi cho kháng chiến mà thôi. Tôi gọi đó là cái tài hùng (!)
    Riêng đối với Thái Hằng, bây giờ tôi trổ luôn cái tài hèn ra là việc soạn nhạc tình và soạn lời Việt cho nhạc cổ điển.
    Thái Hằng có một giọng hát rất dịu dàng, hiền hoà, hợp với tính tình của nàng.
    Tôi đệm đàn cho Thái Hằng hát những bài hát tiền chiến trong đó có một bài hát của Lương Ngọc Châu nhan đề Ải Mai Pha rút ra từ một vở tiểu-ca-kịch nào đó của nhạc sĩ này. Đây là lời than khóc của một thiếu nữ trước cái chết của vị hôn phu mang tên là Đoàn Thăng.

    Sau khi đẩy đưa cho nàng trút hết tâm sự ra qua bài hát ở nơi buồng hồng tang vắng và có lệ nồng khăn trắng này, tôi soạn Đêm Xuân cho Thái Hằng, để thay mặt cho đàn chim, báo tin cho nàng biết rằng: Xuân đã về trong giấc mộng... Em cứ việc yêu câu hát buồn đang lả lướt trong màn trăng...nhưng xin em hãy yêu luôn cả trời thanh vắng đã đón đưa em tới chàng

    Hồn em chùm đêm tối
    Tình em còn chơi vơi
    Lòng em yêu rồi xin đừng nhạt phai.
    Đừng nhạt phai...

    Trong những bài hát của tôi soạn ra từ trước tới nay, đây là lần thứ sáu tôi nói tới cây đàn. Khi trước là cây đàn bỏ quên côi cút, là tiếng đàn tôi, tiếng đàn chết chóc trên đường dương thế xa vời, là tiếng đàn trầm vô tư bên chiếc cầu biên giới, là cung đàn thờ ơ của tình kỹ nữ hay là cung đàn Nam Thương, Nam Ai thở than của khối tình Trương Chi. Bây giờ là tiếng đàn báo tin Xuân đã về và hạnh phúc đã tới. Tiếng đàn đêm ấy sẽ ru trái tim này:

    Chưa quen nhau lúc đầu
    Em nghe theo tiếng sầu
    Ôi khúc ca nuôi mối tình muôn sắc mầu.
    Em phôi pha tháng ngày
    Vì lúc trăng về đây có đàn đêm ấy
    Đã ru trái tim này.
    Hồn em tìm nương náu
    Tình em chờ thương đau
    Lòng em chưa tàn, xin đừng phụ nhau.
    Đừng phụ nhau...
    Trong kháng chiến - như tôi đã có dịp nói tới vấn đề này - cho tới lúc này, chúng tôi rảnh rỗi vô cùng. Không bao giờ chúng tôi phải làm nô lệ cho cái đồng hồ cả. Cuộc chiến cũng chẳng bao giờ trói tay chúng tôi vào nhiệm vu.. Chúng tôi rất có tự do. Những ngày được về nghỉ ngơi tại Quán Thăng Long, vì nhu cầu của hai chị em tên là Thái và tên là Thanh, tôi soạn ra khá nhiều những lời ca tiếng Việt cho nhạc cổ điển Tây Phương. Lời lẽ trong những bài này cũng phản ánh ít nhiều mối tình của tôi đối với Thái Hằng. Trong bài Dạ Khúc của Schubert, có những lời ca rất an ủi:

    Chiều nay hát cho xanh câu yêu đời
    Cho người thôi khóc thương ai
    Cho niềm yêu đến bên tôi.
    Chiều nay lỡ ghé môi trên mi sầu
    Ru người qua chốn thương đau
    Cho làn nước mắt chìm sâu.

    Sau gần sáu tháng đi chung với nhau trong đoàn văn nghệ cũng như ở chung với nhau tại Quán Thăng Long và sau khi đã ôm được nàng vào lòng rồi, tôi chính hức hỏi Thái Hằng làm vơ..
    Chuyện tình của tôi và Thái Hằng cũng như chuyện tôi hỏi vợ được nhiều người ở chung quanh biết tới. Đặc biệt có hai người nhiệt liệt tán thành cuộc hôn phối của chúng tôi là Nguyễn Sơn và Nguyễn Đức Quỳnh. Khi tôi còn đang gặp một chút lưỡng lự nơi hai ông bà Thăng Long thì hai cán bộ chính trị và văn nghệ này nói vào cho tôi. Hơn thế nữa, Phạm Đình Viêm (Hoài Trung) là người anh lớn trong gia đình cũng vận động dùm tôi và cuối cùng ông bà Thăng Long ưng thuận.

    Trong đời tình ái của tôi, đây là lúc tôi không còn là con **** nhởn nhơ trước những nụ hoa dọc đường và vui thú với những cuộc tình dễ dãi nữa. Bây giờ, tôi phải vận dụng tất cả khả năng thuyết phục của lý trí, khả năng rung động của con tim, khả năng hấp dẫn của cây đàn và khả năng lôi cuốn của tình trai.... để đẩy được một vị thần hay một bóng ma ra khỏi đời một người con gái, rồi lấy nàng làm vơ..

    Bắt buộc là phải có một cái lễ ăn hỏi chứ. Kẻ đãng tử xưa nay bất cần đời nay đầu hàng lễ nghi gia đình và xã hội rồi. Sau khi chọn được một ngày tốt lành, bà Thăng Long ra chợ ở ngay trước mặt Quán Thăng Long mua một nải chuối, một buồng cau, một gói trà... Ngày lễ hỏi, bên nhà trai không có ai ngoài tôi ra, đành phải nhờ người em của điêu khắc gia Lê Thị Kim là Bạch Bích tới bưng hộ khay trầu.
    Hôm đó, từ trong Quán Thăng Long đi ra tôi còn là một kẻ độc thân rồi tức khắc từ ngoài cửa đi vào, sau khi ra đứng lễ ông bà ông vải xong, từ nay trở đi tôi trở thành người chồng chưa cưới của Phạm Thị Thái Hằng. Một cái lễ hỏi nhẹ tênh, so với sự nặng nhọc và kiên trì của sáu tháng khổ công vận động của tôi.
    Và phải đợi sáu tháng sau, khi tôi từ Bình-Tri.-Thiên trở về, lễ cưới của đôi vợ chồng quê này mới được cử hành dưới sự chủ hôn của Tướng Nguyễn Sơn.

    PHẠM DUY
    (trích Hồi Ký)

  8. Minh@

    Minh@ Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/07/2001
    Bài viết:
    279
    Đã được thích:
    0

    Vân Sơn và người Việt tại Philippines
    [​IMG]
    Tạ Ðức Trí & Nguyễn Tường Chinh
    Chúng tôi không phải là những nhà phê bình văn học hay là những người hâm mộ ca sĩ, kịch sĩ hay diễn viên điện ảnh nào. Chúng tôi, những người có chung dòng máu Việt đã xúc động trước những thước phim tài liệu mà trung tâm băng nhạc Vân Sơn đã phát hành lần thứ 31 tại Philippines trong thời gian ngắn vừa qua. Khác với những nỗi đau (,,,) khác, nỗi tủi nhục và khó khăn của cuộc đời vượt biển đã được thể hiện khá đầy đủ và rõ nét trong cuốn ?oVân Sơn 31: Philippines và Người Việt Còn Lại.?
    Chương trình kéo dài hơn 4 tiếng đồng hồ với nhiều thể loại ca kịch khác nhau được thể hiện qua những ca sĩ Việt Nam và Philippines bên cạnh sự hợp tác với đoàn văn nghệ Lạc Hồng đã làm những người xem xúc động đến chảy nước mắt. Họ khóc không chỉ vì xúc động và thương cảm cho hoàn cảnh ngang trái và bế tắc của người khác mà như của chính họ: những người Việt còn sống sót lại sau trận chiến sau cùng của năm 1975. Có thể nói một trong những vở kịch mà đã làm cho những người xem cười ra nước mắt đó là vở kịch có ba anh chàng Việt Nam hành nghề buôn bán dạo. Qua những vai diễn, và những đoạn phim tài liệu trong cuốn Vân Sơn 31, chúng tôi như đã chứng kiến được đời sống cơ cực và tủi nhục của người dân tị nạn thông qua việc bán chui, bán chạy để làm kế sinh nhai nơi xứ người.
    Vân Sơn 31 mở đầu bằng những hình ảnh sống thực về tình trạng tạm cư của người Việt tại những trại tị nạn sau khi vượt ngàn dặm gian truân đến được bến bờ tự do, về thảm cảnh cưỡng bức hồi hương đầu thập niên 1990, về quyết định cưu mang người Việt tị nạn của chính phủ Philippines và về hoàn cảnh sống khó khăn của cộng đồng người Việt tại Phi. Ðây là những thước phim giá trị không riêng cho những người đã từng trải qua kinh nghiệm sống tại những trại tị nạn, mà còn cho tất cả người Việt khắp nơi.
    Những lời nói chân tình và những giọt nước mắt tự nhiên của những người đồng hương ruột thịt còn kẹt lại tại Phi đã gột tả được nỗi bất an và vô vọng của đời sống tại đây. Trung tâm Vân Sơn đã làm một công việc có ý nghĩa khi cố gắng biến những bươn chải khó khăn đời thường trong đời sống người Việt tại Philippines thành những nụ cười ý nhị, mà có lẽ càng thấm thía hơn đối với những khán giả hiện đang sống trên đất Phi, mà cụ thể nhất là tại Batawan, nơi có rất nhiều người Việt đã phải chôn vùi cuộc đời vô vọng của họ trong suốt 16 năm trời. Họ không được có cái quyền mưu sinh, và trẻ con đi học nhưng sau khi học xong lại phải quay trở lại cảnh làm thuê hoặc bán dạo ngoài hè phố vì họ không được chính phủ công nhận là người dân của họ.
    Chương trình chính được mở đầu bằng điệu vũ dân tộc công phu và đặc sắc của Vũ Ðoàn Lạc Hồng, hứa hẹn một chương trình ca vũ nhạc kịch mang nhiều bản sắc văn hóa. Khán giả chăm chú theo dõi và trên ánh mắt là sự trân quý xen lẫn thích thú của những người Việt xa xứ lâu năm có dịp tham dự một buổi diễn vĩ đại được trung tâm Vân Sơn dàn dựng khá chu đáo. Có thể nói, Vân Sơn 31 đã đáp ứng được nhiều giới yêu nhạc khác nhau qua phần trình diễn của những tiếng hát đã thành danh như Chế Linh, Thanh Tuyền xuất hiện bên cạnh những giọng ca trẻ như Nguyên Khang, Diễm Liên, Hạ Vy, Cát Tiên, Minh Trí-Việt Thi, Andy Quách, Asia 4, v.v...
    Nói đến những DVD ca nhạc của trung tâm Vân Sơn, tất nhiên không thể thiếu phần hài kịch đã trở thành ?oicon? của trung tâm Vân Sơn từ buổi ban đầu. Ở phần một, ba vở hài kịch với ba sắc thái khác nhau, gồm có ba danh hài Lê Huỳnh, Bảo Liêm và Vân Sơn ở vở thứ nhất, cặp danh hài Quang Minh Hồng Ðào ở vở thứ hai, và ba danh hài Trang Thanh Lan, Lê Tín, Lê Huỳnh trong vở thứ ba đã chứng tỏ sở trường của trung tâm Vân Sơn. Một điểm đáng chú ý là khán giả người Việt tại Phi khi xem những màn diễn hài đã cười một cách rất thoải mái và thật tình, điểm chính có lẽ là vì những chi tiết trong kịch lại chính là những kinh nghiệm thật và chính xác về cuộc sống của người Việt tại Phi đã được chuyển hóa thành những điều khôi hài.
    Diễn viên Hồng Ðào và Quang Minh cũng đã thể hiện một cách xuất sắc trong những vai diễn của họ. Hồng Ðào, vai diễn của một cô gái tị nạn tại Phi. Cô đã bỏ quê hương, cha mẹ và bạn bè để đi tìm một cuộc sống mới. Ðời sống cô độc và khắc nghiệt đã khiến cô trở thành một cô gái khác hẳn; cô đã cố gắng sống đơn giản với những ước mơ huyền ảo không thật. Vì chính nhờ có những điều mơ mộng không thực tế đó đã giúp cô lấy lại cân bằng trong cuộc sống đầy phong ba bão táp của cuộc đời tị nạn như cô. Quang Minh, qua vai diễn của một chàng trai sau hai lần bị vợ ly dị ở Mỹ, đã quyết định sang Phi bảo lãnh cô gái nọ để mong kiếm được một số tiền. Ðối với chàng trai này, giấc mơ Mỹ của anh đã quá phũ phàng: anh ta phải làm nhiều công việc khác nhau để kiếm đủ tiền chi phí cho gia đình và thẻ tín dụng mà anh mắc nợ. Ðời sống bon chen và nợ nần của anh đã khiến anh quá mệt mỏi và cuối cùng thì anh đã cảm nhận được rằng: một giấc ngủ an lành bên cạnh người mình thương yêu là điều hạnh phúc nhất.
    Cũng theo truyền thống của trung tâm Vân Sơn là giới thiệu bản sắc của người dân địa phương những nơi đoàn phim dừng lại. Chương trình Vân Sơn 31 không thể thiếu phần trình diễn những vũ điệu đặc trưng của người Philippines với nhiều nét đa dạng do ảnh hưởng của nhiều nền văn hóa khác nhau, từ Âu Châu sang đến Trung Ðông, và được được làm phong phú thêm với phần trình diễn sôi động của tiếng hát nhạc trẻ hàng đầu của Phi là nữ danh ca Isabel cũng là một phi công trong quân đội Phi. Hơn nữa, khán giả người Việt khắp nơi cũng còn có dịp học hỏi thêm về một số phong tục, thói quen của người Phi, đặc biệt là sự hâm mộ món phở bò của Việt Nam mà người Phi do một sự nhầm lẫn thú vị đã quen gọi là món cháo lòng.
    Qua cuốn DVD, khán giả được gặp tận mặt cô Xuân, một người phụ nữ Việt Nam còn kẹt tại Phi từ 16 năm nay, đi bán dạo độ nhật. Tiền bán cũng không được bao nhiêu vì khách hàng của cô là những người dân lao động Phi, cũng chẳng có bao nhiêu tiền, thường chỉ mua chịu và trả góp. Khán giả được cùng đi với Việt Thảo thăm nhà cô Xuân, theo cô Xuân ra phố. Theo tin được biết thêm, cô Xuân đã được phái đoàn Hoa Kỳ phỏng vấn lại, nhưng tới nay vẫn chưa có kết quả.
    Một số thành viên đoàn làm chương trình sau đó trở lại nơi họ từng sống: Trại chuyển tiếp Bataan. Những ai từng sống tại Bataan sẽ nhận ra những nơi mình từng đi chùa, đi nhà thờ, đi tắm biển, làm giấy tờ. Vân Sơn tiết lộ gặp người bạn đời của mình tại đây. Những ai chưa từng sống tại Bataan sẽ được giải thích cặn kẽ. Vì sao? Vì khi nhóm đi Bataan thì có Việt Thảo đi theo, nhưng Việt Thảo chưa từng ở Bataan nên luôn miệng thắc mắc, và liên tục được Vân Sơn và Lâm Nguyễn, stage manager của Vân Sơn, giảng giải cho nghe.
    Người Việt Nam tại Phi đã và đang hy vọng cho một tương lai tươi sáng dù biết rằng họ đang sinh sống trong suốt mười mấy năm tại xứ người không một mảnh giấy tùy thân. Vượt hàng ngàn hải lý để tìm đến đây, người Việt tại Phi hiểu rằng họ đang phải đánh đổi cả cuộc đời cho ước mơ có một cuộc sống bình thường như những người Việt đang sinh sống tại Hoa Kỳ, Úc, Canada hay tại những nước Phương Tây khác.
    Tạ Ðức Trí & Nguyễn Tường Chinh
    Click vào hình trên để xem bìa và chi tiết + danh sách nhạc
    Download ở đây
  9. haiauvocanh

    haiauvocanh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/05/2002
    Bài viết:
    672
    Đã được thích:
    0
    PARIS BY NIGHT NO 79 " DREAMS" ĐÃ ĐƯỢC PHÁT HÀNH Ở VIỆT NAM ( CỤ THỂ Ở HẢI PHÒNG TẦM 6.30 TỐI QUA ĐÃ CÓ ) TÔI ĐÃ XEM ĐI XEM LẠI 5 LẦN , CỰC KỲ HOÀNH TRÁNG , QUY MÔ, ÂM NHẠC VÀ BÀI HÁT RẤT MỚI VÀ HAY ,CA SĨ HÁT RẤT TUYỆT VỜI.
    TO ALL : Chỉ tiếc đây lại là chương trình cuối cùng của nữ ca sĩ Ngọc Hạ ở trung tâm Thuý Nga
  10. haiauvocanh

    haiauvocanh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/05/2002
    Bài viết:
    672
    Đã được thích:
    0
    CHIA SẺ NHẠC DOWNLOAD PARIS BY NIGHT 79

    mp3/128kbps
    01. Mộng Đẹp Loan Châu + Như Loan + Hồ Lệ Thu
    http://www.mediamungo.com/media/mediamungo.php?num=1049&file=01_Mong_Dep.mp3
    02. Trọn Kiếp Bình Yên Minh Tuyết + Dương Triệu Vũ
    http://www.mediamungo.com/media/mediamungo.php?num=1049&file=02_Tron_Kiep_Binh_Yen.mp3
    03. Tóc Mai Sợi Vắn Sợi Dài Trần Thái Hòa + Ngọc Hạ
    http://www.mediamungo.com/media/mediamungo.php?num=1049&file=03_Toc_Mai_Soi_Van_Soi_Dai.mp3
    04. Đêm Ngậm Ngùi Như Quỳnh + Tâm Đoan
    http://www.mediamungo.com/media/mediamungo.php?num=1049&file=04_Dem_Ngam_Ngui.mp3
    05. Liên Khúc: Đêm Vũ Trường - Phận Tơ Tằm Phương Hồng Quế + Thái Châu
    http://www.mediamungo.com/media/mediamungo.php?num=1049&file=05_LK_Dem_Vu_Truong_-_Phan_To_Tam.mp3
    06. Liên Khúc Trịnh Công Sơn Khánh Ly + Tuấn Ngọc
    http://www.mediamungo.com/media/mediamungo.php?num=1049&file=06_LK_Trinh_Cong_Son.mp3
    07. Yêu Làm Chi Lynda Trang Đài + Tommy Ngô
    http://www.mediamungo.com/media/mediamungo.php?num=1049&file=07_Yeu_Lam_Chi.mp3
    08. Yêu Thương Mong Manh Minh Tuyết + Bằng Kiều
    http://www.mediamungo.com/media/mediamungo.php?num=1049&file=08_Yeu_Thuong_Mong_Manh.mp3
    09. Liên Khúc: Trong Tầm Mắt Đời - Thương Hận Chế Linh + Trường Vũ
    http://www.mediamungo.com/media/mediamungo.php?num=1049&file=09_LK_Trong_Tam_Mat_Doi_-_Thuong_Han.mp3
    10. Người Về Từ Giấc Chiêm Bao Bảo Hân + Loan Châu
    http://www.mediamungo.com/media/mediamungo.php?num=1049&file=10_Nguoi_Ve_Tu_Giac_Chiem_Bao.mp3
    11. Vọng Cổ Mẹ Vẫn Đợi Con Về Hương Thủy + Ngọc Đan Thanh
    http://www.mediamungo.com/media/mediamungo.php?num=1049&file=11_Vong_Co_Me_Van_Doi_Con_Ve.mp3
    12. Hài Kịch: Âm Dương Đôi Đường Hoài Linh + Chí Tài + Kevin Phan
    http://www.mediamungo.com/media/mediamungo.php?num=1049&file=12_Hai_Kich_Am_Duong_Doi_Duong.wma
    13. Nhạc Cảnh: Hờn Ghen Nguyễn Hưng + Thùy Vân
    http://www.mediamungo.com/media/mediamungo.php?num=1049&file=13_Hon_Ghen.mp3
    14. Tình Lúa Duyên Trăng Quang Lê + Ngọc Hạ
    http://www.mediamungo.com/media/mediamungo.php?num=1049&file=14_Tinh_Lua_Duyen_Trang.mp3
    15. Hãy Trả Lời Em Thế Sơn- Ngọc Liên
    http://www.mediamungo.com/media/mediamungo.php?num=1049&file=15_Hay_Tra_Loi_Em.mp3
    16. Em Đi Bằng Kiều + Tuấn Ngọc + Thái Châu + Nhật Trung + Nguyễn Ngọc Ngạn
    http://www.nhacvangonline.info/forum/index.php?showtopic=1656
    17. Nếu Không Có Em Bên Đời Trần Thái Hòa + Như Loan
    http://www.mediamungo.com/media/mediamungo.php?num=1049&file=17_Neu_Khong_Co_Em_Ben_Doi.mp3
    18. Chợ Đời Nhật Trung + Hoài Phươnghttp://www.mediamungo.com/media/mediamungo.php?num=1049&file=18_Cho_Doi.mp3
    19. Chờ Anh Nói Một Lời Lưu Bích + Nguyễn Hưng
    http://www.mediamungo.com/media/mediamungo.php?num=1049&file=19_Cho_Anh_Noi_Mot_Loi.mp3
    20. Nối Lại Tình Xưa Như Quỳnh + Mạnh Quỳnh
    http://www.mediamungo.com/media/mediamungo.php?num=1049&file=20_Noi_Lai_Tinh_Xua.mp3

    21. Đau Một Lần Rồi Thôi Thế Sơn + Hồ Lệ Thu

    http://www.mediamungo.com/media/mediamungo.php?num=1049&file=21_Dau_Mot_Lan_Roi_Thoi.mp3
    22. Con Tim Dại Khờ Lương Tùng Quang + Tú Quyên
    http://www.mediamungo.com/media/mediamungo.php?num=1049&file=22_Con_Tim_Dai_Kho.mp3
    23. Tình Yêu Cho Em - Vivo Per Lei Khánh Hà + Bằng Kiều
    http://www.mediamungo.com/media/mediamungo.php?num=1049&file=23_Tinh_Yeu_Cho_Em.mp3
    24. Cơn Mưa Bất Chợt Thủy Tiên + Lương Tùng Quang
    http://www.mediamungo.com/media/mediamungo.php?num=1049&file=24_Con_Mua_Bat_Chot.mp3
    25. Sweet Dreams Văn Quỳnh + Adam Hồ
    http://www.mediamungo.com/media/mediamungo.php?num=1049&file=25_Sweet_Dreams.mp3
    26. Khiêu Vũ Bên Nhau - Laissez-moi Danser Bảo Hân + Minh Tuyết + Hồ Lệ Thu + Tâm Đoan + Tú Quyên + Lynda Trang Đài + Lương Tùng Quang + Tommy Ngô + Dương Triệu Vũ
    http://www.mediamungo.com/media/mediamungo.php?num=1049&file=26_Khieu_Vu_Ben_Nhau.mp3

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này