1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Public : Nơi dành riêng cho những người yêu thích dòng nhạc Việt được trình bày tại hải ngoại!

Chủ đề trong 'Âm nhạc' bởi closeyoureyes, 30/05/2003.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. haiauvocanh

    haiauvocanh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/05/2002
    Bài viết:
    672
    Đã được thích:
    0
    Look at this
  2. haiauvocanh

    haiauvocanh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/05/2002
    Bài viết:
    672
    Đã được thích:
    0
    Dũng Taylor, Manager của Ca sĩ Thu Phương
    Lê La (Vietweekly VW 3-49 (12/1/05))
    LTS: Ở số báo trước, nguồn tin đạo diễn Nguyễn Minh Phương sẽ mời ca sĩ Thu Phương vào một vai kịch diễn tại quán French Deli như một thử nghiệm. Đây là một tin rất sôi động trong làng kịch tại quận Cam. Việt Weekly đã được tiếp xúc với ông Dũng Taylor, manager của ca sĩ Thu Phương để trao đổi về vấn đề này. Dưới đây là cuộc tiếp xúc với ông bầu Dũng D&D Entertainment.
    VW: Là manager của ca sĩ Thu Phương, anh Dũng Taylor có nghĩ rằng sân khấu kịch và phim trường là một thử thách đối với tiếng hát của Thu Phương trong vấn đề diễn xuất hay không? Vì đóng phim và diễn kịch đòi hỏi sự diễn xuất về nội tâm, anh nghĩ sao về khả năng của ca sĩ Thu Phương?
    DT: Về khả năng, khách quan mà nói, khi Thu Phương diễn tả bài hát một phần nào cô đã đóng vai trò của nhân vật trong bài hát rồi. Thu Phương không phải chỉ có hát, mà cô còn diễn đạt được một vai trong bài hát đó. Có thể nói là Thu Phương đã diễn đạt được, phong cách trình diễn đó đã lôi cuốn và thu hút khán giả, đạt được sự yêu mến của khán giả hải ngoại. Tôi nghĩ đó là một sở trường của Thu Phương, do vậy sẽ không có sự khó khăn nếu Thu Phương sẽ xuất hiện trên sân khấu kịch hay là trong phim.
    VW: Trong tuần lễ vừa qua Việt Weekly có đưa tin đạo diễn sân khấu nổi tiếng Nguyễn Minh Phương có nhã ý mời ca sĩ Thu Phương diễn kịch tại quán French Deli. Anh Dũng Taylor cho biết ý kiến của anh?
    DT: Không những kịch mà còn về phim ảnh nữa, có nhiều người đã có nhã ý gọi đến tôi để mời Thu Phương tham gia những kế hoạch của họ. Tôi và Thu Phương có nói chuyện với nhau về những lời đề nghị về phim ảnh cũng như kịch nghệ. Đây là những ý kiến rất tốt, tôi nghĩ là nếu có kịch bản hay, mà Thu Phương đã được huấn luyện tại sân khấu kịch từ lúc ở Việt Nam, nhưng hiện nay Thu Phương chưa biết là sẽ nhận lời hay không. Là manager, tôi sẽ tham khảo với Thu Phương nhiều hơn về vấn đề này, và sẽ có câu trả lời đến những lời đề nghị trong một ngày gần đây.

  3. haiauvocanh

    haiauvocanh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/05/2002
    Bài viết:
    672
    Đã được thích:
    0
    Một trung tâm băng hình mới tại Little Saigon

    Westminster (NV) - Trung Tâm băng nhạc hình ?oThủy Hử Entertainment? tại đường Moran vừa được thành lập và đang khởi quay một cuốn video đặc sắc, thật lạ để cống hiến bà con yêu thích ca nhạc kịch trong dịp ra mắt. Tác phẩm đầu tay của trung tâm cũng được mang tên là ?oThủy Hử?.
    Ðược hỏi tại sao lại chọn tên một danh tác về tiểu thuyết của Trung Hoa làm tên gọi cho trung tâm thì, Diễm Phương, giám đốc của trung tâm cho biết: ?oTiểu thuyết Thủy Hử nói về chuyện 108 anh hùng Lương Sơn Bạc, những người trọng nghĩa khinh tài đầy nhân tính cũng như khẳng khái trong nếp sống. Có rất nhiều những điểm trùng hợp với con người nghệ sĩ nên anh chị em trong trung tâm đã chọn tên Thủy Hử không chỉ cho tên gọi của trung tâm mà còn là chủ đề của tác phẩm đầu tay của mình nữa.?
    Ngoài cô giám đốc Diễm Phương xinh tươi, hai bạn trẻ Danny Lê và Ivan Nguyễn là những giám đốc điều hành trung tâm trong những công việc nghệ thuật cũng như giao tiếp. Lần thực hiện tác phẩm đầu tiên cho trung tâm Thủy Hử Entertainment này, Danny Lê cho biết đã quy tụ tới 200 ca nhạc nghệ sĩ tên tuổi để thực hiện cuốn video đầu tay này. Công việc thu hình ngoại cảnh chính yếu là những cảnh sống hàng ngày của người Việt khắp nơi để tạo cho người xem những cảm giác thật, do đó dễ đi sâu được vào những tình tiết của những tiết mục trình diễn.
    Như vào ngày hôm qua Thứ Ba 29 Tháng Mười Một, trung tâm đã thu hình cho tiết mục mở màn video này tại sân khấu nhỏ của phòng sinh hoạt nhật báo Người Việt. Bài ca tình quyến rũ ?oChỉ Còn Chúng Ta? do nữ ca sĩ đang được yêu chuộng là Nguyễn Hồng Nhung trình bày là phần mở đầu của cuốn video Thủy Hử. Chỉ là một tiết mục trong toàn tác phẩm mà đã mất nguyên một ngày. Những người phụ trách những phần vụ trình diễn nghệ thuật, ánh sáng, sân khấu cũng như đạo diễn đều là những nhà chuyên nghiệp từng có những thời gian dài cộng tác với nhiều trung tâm băng nhạc hải ngoại đã luôn luôn theo sát từng chi tiết thực hiện cho tiết mục. Có lẽ đây là tiết mục mở màn nên không thể để lọt một sơ suất nào chăng, nhưng Danny Lê đã cho biết: ?oTiết mục nào trong video này cũng sẽ được thực hiện thật cẩn trọng như vậy.?
    Ca sĩ Nguyễn Hồng Nhung trong suốt những giờ chờ đợi vẫn vui vẻ, cô nói với chúng tôi: ?oÐược phục vụ cho khán thính giả yêu mến của mình thì có phải vất vả bao nhiêu, Hồng Nhung cũng chịu đựng được.?

    (N.H.)
    [​IMG]
  4. haiauvocanh

    haiauvocanh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/05/2002
    Bài viết:
    672
    Đã được thích:
    0
    Các ca sĩ Thế Sơn ,Thuỷ Tiên, Nguyễn Hưng ,Thuỳ Vân Pix
    [​IMG][​IMG]
    [​IMG][​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
  5. haiauvocanh

    haiauvocanh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/05/2002
    Bài viết:
    672
    Đã được thích:
    0
    Nghệ sĩ cải lương Minh Phụng
    TIỂU MINH TINH - Vietweekly VW 3-49 (12/1/05)
    Có ai đã từng nói ?oNhân tài hay có những dĩ vãng phi thường?. ?oDĩ vãng phi thường? ở đây không phải theo nghĩa người đó được may mắn sinh ra trong một gia đình quyền thế, dư thừa điều kiện theo đuổi tới cùng mọi đam mê, mà ngược lại, trong tận cùng của hố thẳm đen tối tương lai, họ vẫn miệt mài vươn tới mỗi ngày bằng tấm lòng đam mê và những giọt mồ hôi tập luyện khổ nhọc. Có lúc phải trả bằng vết bầm, bằng huyết lệ cho niềm khao khát của chính mình. Bị đánh, bị đập... vì không tiền mua được một tấm vé vào xem những tài năng, những thần tượng của mình, đành phải leo tường, xé rào... để được nhìn tận mặt, học từng lối nói, cách diễn, hoặc được nhìn chỉ một nụ cười của thần tượng đó ngoài đời thường.
    Cậu bé Nguyễn Văn Hoài (nghệ sĩ Minh Phụng sau này) cũng bắt đầu từ những khởi điểm đơn độc đó. Nhà nghèo với mười anh chị em, ban ngày đi học, bốn giờ sáng phải dậy để ra chợ bán cá, bán khóm, bán bánh mì phụ đỡ Mẹ hiền. Nghề gì cực khổ nhất cậu bé cũng đã trải qua. Có khi sáng dậy tới trường Trương Công Định trễ, bị thầy giáo bắt quỳ dưới cột cờ, nước mắt chan hòa. Mỗi chiều đi học về, cậu bé còn phải đi bán phụ thêm đậu rang, bánh chuối... Thấy nhóm người nào họp lại hát ca cải lương tài tử, đàn địch um xùm là cậu buông mọi thứ để chúi người vào thưởng thức. Thấy thằng bé mặt mày đẹp trai, ngoan ngoãn? nhiều bác, nhiều chú cho vào ngồi ké nghe. Oâi tiếng đàn bầu, đàn kìm nghe ảo não nhưng tình tự làm sao. Và khi tiếng vọng cổ của chú Tư Xuân hàng xóm cất lên rồi dứt, cậu cùng bà con trong xóm vỗ tay rầm rầm. Cậu bé Hoài còn giỏi về ca tân nhạc. Lúc đó là thời của nhạc Ngọc Cẩm ?" Nguyễn Hữu Thiết với Trăng Rụng Xuống Cầu, Khúc Ca Ngày Mùa? được giới bình dân hát nguyên bản, hát đổi lời... ở mọi nơi mọi chỗ. Hoài hát giỏi, mặt duyên dáng? nên mỗi lần hàng xóm tổ chức ?ohùn? ăn cháo gà rồi sau đó trống kèn ca hát, cậu bé lúc nào cũng được mời trước nhất. Nhớ nhất là những ngày bán ế, người chung quanh biết tài hát hay của Hoài bèn nói ?oMày hát đi, hát rồi tụi tao mua cho?. Thế là hát, và bán được thêm hàng.
    Hoài có khiếu về nhạc, chỉ mười ba tuổi, nghe trên đài phát thanh nhà kế bên, cậu bé thuộc hết mấy bài ca của Thanh Hải, Hữu Phước hoặc của Út Bạch Lan, Út Trà Ôn, các bài Gánh chè khuya, Tình anh bán chiếu, Tấn Quỳnh khóc bạn, Em bé bán trà... Cậu bé thuộc từng lời từng chữ bài ca nhuyễn nhừ hơn cả bài học hàng ngày. Những ngày trong trường Nguyễn Đình Chiểu của thành phố Mỹ Tho sắp nghỉ lễ, thầy giáo tổ chức văn nghệ ca hát giữa các em trong lớp với nhau, lúc nào Nguyễn Văn Hoài cũng là người đầu tiên được mọi người đề cử lên hát. Lúc này, buổi chiều đi học về, Hoài tranh thủ chạy ra sân banh quần vợt làm thêm nghề lượm banh, vì kiếm thêm tiền một phần, nhưng chính là để nhìn tận mặt cầu thủ kiêm danh ca Hữu Phước xách vợt vào sân. Thời đó, đầu thập niên 60, những tên tuổi Út Trà Ôn, Hữu Phước... là những tên tuổi thần tượng lẫy lừng trong lòng cậu bé Hoài, và nếu được có cơ hội gặp gỡ ngoài đời dù chỉ là giây phút, quả là một hạnh phúc vô bờ.
    Trong suốt thời gian được góp mặt, góp tiếng đó đây? cậu bé Nguyễn Văn Hoài may mắn quen được soạn giả Hương Huyền. Nhân cơ hội đoàn Tân Đô đang tập tuồng ở đình Điều Hòa, cậu ngỏ ý đi theo đoàn hát. Sau khi nhìn sắc vóc, diện mạo lẫn thử tiếng ca... soạn giả Hương Huyền vui vẻ đưa Anh đến gặp ngay ông bầu Công Tạo. May mà lúc này đoàn Tân Đô đang tập tuồng Bến Tang Thương cần vai một ông sư. Vai nhà sư này Anh không thích lắm nhưng miễn sao được lên sân khấu là hạnh phúc lắm rồi. Và buổi diễn đầu tiên của ?onhà sư? Minh Phụng với vở Bến Tang Thương, Anh còn nhớ như in là tại rạp Viễn Trường (Mỹ Tho) năm 1962, lúc Anh vừa tròn 17 tuổi. Lúc đó, Anh đang quen với người bạn gái rất dễ thương, để lấy lòng nàng, Anh đặt nghệ danh đi hát cho mình bằng tên hai đứa cháu của cô bạn gái. Một người tên Minh, một kẻ tên Phụng... từ đó nghệ danh Minh Phụng theo Anh suốt 43 năm trời dài đăng đẳng.
    Sau Tân Đô, cuộc đời đưa đẩy Minh Phụng đến với những đoàn hát nhỏ khác như Hoa Thảo ?" Hậu Tấn, rồi đoàn Thanh Phương. Phút giây Anh không thể nào quên với đoàn Thanh Phương là khi được giao vai chánh ?" dũng sĩ Ai Dũng Phương ?" một chàng trai Ai Cập ?" trong vở tuồng Bên Cầu Định Mệnh. Giọng ca lanh lảnh cao vút và nét đẹp trai của kép mùi Minh Phụng đã thu hút người đến xem tuồng này mỗi đêm càng nhiều.
    Đầu năm 1964, Minh Phụng luân lưu về đoàn Quốc Việt, và thời gian ở đoàn này, Anh đã quen và yêu thầm cô đào hát Kiều Tiên. Có một cây viết văn nghệ kịch trường thuật lại sự kiện này như sau: ?oHồi tuổi 20, tánh Minh Phụng nhút nhát, chỉ lén nhìn Kiều Tiên diễn trên sân khấu, vì Anh chuyên đóng vai lão, còn chị đóng vai đào; giỏi lắm chỉ dám hỏi thăm chuyện gia đình hoặc bàn bạc về vai diễn. Mưa dầm thấm lâu, tình yêu bén rễ. Năm đó chị 17 tuổi, tóc để ngang vai, nụ cười xinh xắn, nét mặt hồn nhiên? Minh Phụng yêu Kiều Tiên bởi tính thông minh, học đâu nhớ đó, thầy tuồng chỉ nói qua một lần là chị làm được. Đến cuối năm 1964, Anh được gánh đại bang Thủ Đô của ông bầu Ba Bảng mời về hát. Đối với một kép hát vô danh như Minh Phụng lúc đó, được bầu gánh đại bang mời là niềm tự hào. Không dám báo cho ai biết, vì nếu bầu của đoàn Quốc Việt biết sẽ làm khó làm dễ, anh lén trốn đi. Hôm đưa tiễn gặp nhau, Kiều Tiên khóc thật nhiều khi nghe anh hứa chừng nào nổi tiếng anh sẽ về cưới chị. Nhưng rồi lời hẹn thề giống như một cơn mưa. Những năm tháng phấn đấu với nghề hát, Minh Phụng đã có một mối tình khác trong khi chị Kiều Tiên vẫn ở vậy. Lúc đó, Anh không giấu được tâm hồn xao động mỗi khi có người nhắc đến Kiều Tiên, song hoàn cảnh và duyên số đã cuốn Anh đi đến cuộc hôn nhân với một người nghệ sĩ khác, và có 3 mặt con với cuộc tình này?.
    Đến cuối năm 1964, sau khi rời đoàn Quốc Việt, một bước nhảy vọt khá xa khi tên tuổi kép Minh Phụng lọt vào mắt ông bầu Ba Bảng ?" chủ nhân đoàn Thủ Đô, một đại ban nổi tiếng ai ai cũng biết. Chỉ cần xuất hiện vài đêm trong vai chánh những vở Sầu Quan Aûi, Hoa Chiều Hương Muộn, Thần Nữ Dâng Ngũ Linh Kỳ, Mây Trôi Về Phương Cũ... tên tuổi Minh Phụng lên như diều gặp gió. Và tất nhiên, Anh sẽ là đích nhắm trên đường tìm tòi các tài năng của các ông bà bầu uy tín nhất lúc bấy giờ của các sân khấu cải lương miền Nam.
    Thời điểm đó, đoàn Kim Chung của bầu Long tạo dựng được 5 đoàn, vừa hát ở Sài Gòn, vừa đi trình diễn ở các tỉnh miền Nam và Trung. Chỉ cần nhìn thấy sắc diện, và nghe làn hơi cao vút của Minh Phụng, không cần suy nghĩ, bầu Long đã hạ bút ký một hợp đồng dài hạn cho Anh. Các vai chánh đều giao cho Anh, và lần lượt Minh Phụng sánh vai cùng những người bạn diễn rất nổi tiếng như Út Bạch Lan (tuồng Trinh Tiết Một Loài Hoa), Mỹ Châu (Bích Vân Cung Kỳ Aùn), Diệu Hiền... và đến thời điểm 1970, khi đóng cặp với Lệ Thủy trong những vở Xin Một Lần Yêu Nhau, Kiếp Nào Có Yêu Nhau... tên tuổi Minh Phụng đã ở trên một đỉnh cao chót vót của nghệ thuật.
    Trên mười năm làm mưa làm gió ở các sân khấu cải lương miền Nam, Minh Phụng đã tạo cho mình một chỗ đứng vững chắc trong các vở tuồng hương xa như Xin Một Lần Yêu Nhau, Hỏa Sơn Thần Nữ, Kiếp Nào Có Yêu Nhau, Băng Tuyền Nữ Chúa? mà ấn tượng nhất là vai ?oÁo Vũ Cơ Hàn? trong vở Tâm Sự Loài Chim Biển của soạn giả Yên Lang.
    Năm 1976, mái ấm gia đình Minh Phụng tan rã bởi một vài biến cố cuộc đời. Minh Phụng tham gia đoàn Hương Mùa Thu của ông bầu Thu An, soạn giả của những vở tuồng nổi tiếng Con Cò Trắng, Gánh Cỏ Sông Hàn? Thời gian này, Kiều Tiên cũng tình cờ được mời về gánh hát này và đến cuối năm 1977, hai người mới chính thức chung sống với nhau, và hơn một năm sau, bé Y Phụng ra đời.
    Tính đến nay, đã suốt 43 năm rong ruổi trên con đường nghệ thuật miệt mài? để đánh dấu những kỷ niệm ân tình của tiếng hát Minh Phụng với khán thính giả hải ngoại, một đêm cải lương thật giá trị với sự góp mặt của các tài danh sân khấu cổ nhạc như Tài Linh, Cẩm Tiên, Châu Thanh, Tuấn Châu, Kiều Tiên? đặc biệt là sự xuất hiện bất ngờ của ngôi sao ?ocải lương chi bảo? Bạch Tuyết cùng với Minh Phụng trong một trích đoạn ấn tượng bao lâu nay có tên Mùa Thu Lá Bay vào đúng 6 giờ chiều, Chủ Nhật ngày 11 tháng 12 năm 2005, tại nhà hàng Seafood Kingdom. Phần điều khiển chương trình sẽ do MC Trần Quốc Bảo và Anh Lê Bá Chư phụ trách.
    Cũng nên lưu ý thêm, đây là Show nhạc duy nhất mà nghệ sĩ Bạch Tuyết trình diễn tại hải ngoại vào tháng 12 năm nay, sau đó cô sẽ về lại quê nhà chuẩn bị một số chương trình riêng của cô.
    Mọi chi tiết về mua vé xin liên lạc với Anh Lê Bá Chư (Trung Tâm Giáng Ngọc) tại số điện thoại (714)531-2246

  6. haiauvocanh

    haiauvocanh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/05/2002
    Bài viết:
    672
    Đã được thích:
    0
    Đức Huy mãi yêu như lần đầu tiên
    [​IMG]
    Cặp song ca Đức Huy - Mai Khôi
    Gần đây bên cạnh Đức Huy xuất hiện gương mặt mới, cô ca sĩ 20 tuổi Mai Khôi. Họ trở thành cặp song ca đang được chú ý bởi phong cách hát nhiệt thành và chuyên nghiệp. Đức Huy đã tâm sự về sự kết hợp mới mẻ này.
    - Ý tưởng ra đời cặp song ca của anh bắt đầu như thế nào?
    - Tôi muốn tạo ra một âm sắc mới trong làng nhạc VN vốn đang nhiều phức tạp và mờ nhạt về các phong cách trình diễn.
    - Tại sao anh lại "mạo hiểm" kết hợp với một người chưa tên tuổi như Mai Khôi?
    - Khi chúng tôi mới ra mắt cũng có nhiều ý kiến xì xào là không phù hợp, nhưng đó là cái duyên giữa hai người nghệ sĩ. Cách đây 3 tháng, tôi nghe Mai Khôi hát và thấy cô có chất giọng đẹp, lại biết chơi guitar, rồi tôi đề nghị cô ấy tập thử, không ngờ tinh thần tập luyện của Mai Khôi rất cao. Và chúng tôi bắt đầu hợp tác từ đó, cả hai đã tập luyện rất kỹ lưỡng trước khi ra mắt khán giả, xin nói thêm là tôi rất kỹ tính trong chuyện này.
    - Mai Khôi có những tố chất gì làm anh hài lòng?
    - Chất giọng của cô ấy hợp với nhạc của tôi, đặc biệt tinh thần tập luyện, học hỏi rất cao, điều mà nhiều ca sĩ VN bây giờ không có.
    - Kết hợp với một giọng ca trẻ cả về tuổi đời và tuổi nghề, anh nghĩ sao nếu khán giả cho rằng có độ "vênh" khi hai người đứng trên sân khấu?
    - Nghệ thuật không có biên giới và tuổi tác, khi lên sân khấu, giữa tôi và Mai Khôi chỉ còn sự nhiệt thành và âm nhạc là trên hết. Sự kết hợp của chúng tôi không phải để lăng-xê tên tuổi cho ai mà đơn giản chỉ vì nghệ thuật, không màng đến sự nổi tiếng.
    - Thường thì Đức Huy kết hợp với nữ ca sĩ nào đó thì sau đó sẽ công khai tình cảm với cô gái. Liệu "lịch sử" có lặp lại?
    - Nghệ sĩ là vậy, khi anh ta hay đi với một người ngay lập tức bị khán giả nghi ngờ. Chẳng hạn như trước đây tôi lấy vợ muộn, vậy là trước đó mọi người đồn ầm lên rằng Đức Huy không thích đàn bà. Bởi vậy bây giờ, chuyện bị nghi ngờ này nọ cũng thường thôi.
    - Với riêng anh, tình yêu quan trọng như thế nào?
    - Không có tình yêu thì làm sao sống được, với tôi, chất liệu để viết những ca khúc yêu đương vẫn còn nguyên vẹn dồi dào như thuở ban đầu. Bởi vậy, tôi đã viết ca khúc mới Yêu lần đầu vẫn nồng nàn lắm: Nếu em lại, anh có đến ôm em trong tay/ Sưởi ấm đêm dài, xin thời gian nhường lại đêm nay... Yêu anh thức giấc nhớ anh/ Yêu anh đêm nằm mơ thấy anh... Với tôi, khi bắt đầu một tình yêu mới sẽ luôn luôn như yêu lần đầu tiên.

    (Theo Ngoisao.net)
  7. haiauvocanh

    haiauvocanh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/05/2002
    Bài viết:
    672
    Đã được thích:
    0
    Đọc Nhanh : Cảm nhận của khán giả về nam ca sĩ Quang Lê
    [​IMG]
    Giữa Quang Lê và Trường Vũ mỗi người có chất giọng khác nhau.Mỗi bài hát Trường Vũ đều hát bằng một giọng não nề,thê lương,chán chường và mổi khi nghe Trường Vũ hát thì làm cho người nghe nghĩ giống tiếng hát của Chế Linh,còn Duy Vũ cũng có thể hát gần như Trường Vũ.
    Quang Lê thì có giọng hát riêng biệt của Quang Lê,chất giọng ấm ngọt,cao,mạnh và truyền cảm.Nếu giọng hát của Thái Châu được gọi là "Tiếng hát học trò" thì ngày nay Quang Lê với giọng hát được gọi là " Tiếng hát ấm tình quê hương".Quang Lê có giọng hát đa dạng và rõ ràng qua những thể nhạc khác nhau.Nhạc Huế như " Huế Đêm Trăng","Ai Ra Xứ Huế";"Chuyện Tình Sông Hương"...;nhạc miền Nam thì "Nắng Đẹp Miền Nam","Tình Lúa Duyên Trăng"...;nhạc Thời chiến quá xuất sắc qua "Sương Trắng Miền Quê Ngoại";"Kẽ Ở Miền Xa";"Đa Tạ","Tâm Sự Người Hát Bài Quê Hương"...; nhạc Xuân "Thư Xuân Trên Rừng Cao","Xuân Này Con Về Mẹ Ở Đâu?"; nhạc tình ca thì "Cô Hàng Xóm";"Người Phu Kéo Mo Cau";"Mèo Hoang";"Tiếng Hai Đêm","Buồn Trong Kỷ Niệm","Sao Em Nở Vô Tình","Xin Đừng Trách Đa Đa","Hãy về Đây Bên Anh" v.v...
    Với WL thì khi nghe một người ca sĩ hát có thể làm cho mình cảm nhận được ý nhạc và hình dung được lời nhạc mà Tác giả muốn gởi gấm qua bài hát thì người ca sĩ đó đã thành công;và Quang Lê là một trong những người Ca sĩ mà WL đã yêu thích và mến mộ giọng hát.Trong những bài hát WL thích nghe là "Lối Thu Xưa" và "Ngại Ngùng" mà Quang Lê đã hát,nếu cho rằng giọng hát chưa điêu luyện nhưng nghe Quang Lê hát bài hát đó cho cảm giác buồn man mác và đầy cảm xúc.
    Nếu ai đã nghe bản nhạc "Thư Cho Vợ Hiền" mà Trường Vũ đã trình bày trong PBN-74 Và Quang Lê đã hát trong CD Sương Trắng Miền Quê Ngoại thì cho người nghe hai tâm trạng khác nhau.Trường Vũ đã hát bằng một giọng nghẹn ngào,buồn bã nghe quá thê lương làm cho người vợ có tâm trạng chán nản,yếu đuối và chỉ muốn quăng gánh giữa đường ,bỏ con,bỏ chồng để đi tìm niềm vui khác.Còn Quang Lê diễn đạt bằng giọng ngọt ngào,âu yếm và trìu mến;nếu người thiếu phụ ở trong hoàn cảnh đó có thêm nghị lực để tảo tần nuôi con mà chờ ngày trở về của người chồng đang chinh chiến miền xa.Đó mới là đúng ngụ ý của bài hát mà nhạc sĩ Song Ngọc đã gửi gấm qua với tựa đề "Thư cho vợ hiền" mà Quang Lê đã diễn đạt được
    Cho nên một giọng hát cho là hay mà lại không diễn đạt đúng ý nhạc thì không hẳn là hay

  8. haiauvocanh

    haiauvocanh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/05/2002
    Bài viết:
    672
    Đã được thích:
    0
    Ca sĩ Bảo Châu trở lại miền Bắc Cali vào dịp Tết trên sân khấu Hội Tết Oakland 2006
    Cali Today News ?" Theo tin tức từ ông Lê Đình Sung, Chủ tịch Vaced (Tổ chức văn hoá Việt Mỹ vùng Đông Vịnh) và cũng là trưởng ban văn nghệ Hội Tết Oakland 2006, thì ca sĩ Bảo Châu đã được mời hát tại Hội Tết Oakland vào ngày 22 tháng 1, 2006 sắp tới.
    Ông Lê Đình Sung nhận xét rằng giọng hát của Bảo Châu rất đặc biệt và ông đã có ấn tượng tốt đẹp với giọng hát này tại Đêm Cali 2005 và sau khi Bảo Châu vừa xuống sân khấu là ông đã ngỏ lời mời ngay.

    Ca sĩ Bảo Châu là người đoạt giải nhất Vietnamese Idol 2005 tại Seattle và được mời trình diễn trong Đêm Cali 2005.
    Và lần này tại Hội Tết Oakland, ca sĩ Bảo Châu sẽ có dịp trình diễn chung với các nữ ca sĩ thành danh khác như Khánh Ly, Như Quỳnh và Hương Lan.ND

    [​IMG]
  9. haiauvocanh

    haiauvocanh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/05/2002
    Bài viết:
    672
    Đã được thích:
    0
    Phạm Duy Productions: Cấm đài Little Saigon Radio và báo Việt Tide dùng nhạc và hình ảnh của Nhạc sĩ Phạm Duy kể từ hôm nay!
    [​IMG]
    Duy Minh, đại diện cho PhamDuy Producttions tiếp xúc với
    Việt Weekly

    LTS: Vào sáng ngày Chủ Nhật, 13 tháng 3, 2005, anh Duy Minh, đại diện cho PhamDuy Productions đã liên lạc với Việt Weekly để nêu lên một vấn đề liên quan đến việc dùng hình ảnh, lời nhạc của nhạc sĩ Phạm Duy đối với hai cơ quan truyền thông lớn tại Bônsa, đó là đài Little Saigon Rado và tờ tuần báo Việt Tide. Lý do nào có sự ?otuyệt thông? như vậy? Xin mời bạn đọc theo dõi phần phỏng vấn với anh Duy Minh về vụ việc.
    Việt Weekly (VW): Thưa anh Duy Minh, đại diện cho PhamDuy Productions, tại sao có việc anh quyết định không cho phép đài Little Saigon Radio, và tờ tuần báo Việt Tide được xử dụng nhạc, hình ảnh của nhạc sĩ Phạm Duy, kể từ hôm nay?
    Duy Minh (DM): Lý do chúng tôi không muốn họ (Little Saigon Radio và Việt Tide) được dùng nhạc và hình ảnh của Phạm Duy nữa, là vì một bài viết của ông Bùi Bảo Trúc trong mục Thư Gửi Bạn Ta, số ra ngày thứ Sáu mới nhất (ngày 12 tháng 3, 2005) đã ?oxách mé? ông cụ. Chúng tôi sẽ có văn thư chính thức gởi đến hai cơ quan này để yêu cầu ông Tổng giám đốc của đài LSR, ông chủ nhiệm Vũ Quang Ninh, bà chủ bút Mai Khanh từ nay cấm không được dùng nhạc của Phạm Duy nữa. Cấm hẳn!
    VW: Đài LSR đã dùng nhạc của Phạm Duy trong những trường hợp nào?
    DM: Họ đã dùng làm nhạc nền, bài ?oTôi yêu tiếng nước tôi?? cho một chương trình tiếp vận từ xa.

    VW: Trước đây, họ có xin phép được sử dụng bài hát này không?
    DM: Họ chẳng hề hỏi đến chúng tôi một tiếng nào, cứ tự tiện lấy xài? miễn phí. Mà ngay đến việc dù bây giờ họ có hỏi, thì qua bài báo của ông Bùi Bảo Trúc kia, chúng tôi cũng không cho họ dùng nhạc của Phạm Duy nữa. Chấm hết!
    VW: Với tư cách là đại diện của PhamDuy Productions, anh chính thức công bố trên báo chí quyết định trên phải không?
    DM: Cấm hoàn toàn. Đài LSR và tờ Việt Tide không được dùng một bài nhạc nào, một hình ảnh nào của Phạm Duy nữa. Trước đây họ cứ phát nhạc của Phạm Duy tràn lan, chẳng xin phép gì cả. Chẳng có phép tắc gì cả. Ông Vũ Quang Ninh, cô Mai Khanh, giám đốc, chủ nhiệm, chủ bút, chủ gì gì đó, có biết là có một bài báo nói xách mé Phạm Duy hay không, lại cho đăng như vậy. Theo người quen cho biết, không những đăng bài trên báo, còn đem lên đài đọc đi đọc lại? là làm sao. Đã vậy còn dùng nhạc Phạm Duy chùa, không nói năng gì cả, là làm sao?
    Chưa kể cách dùng các bài hát của Phạm Duy trên làn sóng LSR rất vô ý thức, bàn nhạc, cắt bài, chạy quảng cáo lung tung, chẳng ra làm sao cả.
    VW: Thưa anh, khi anh có quyết định như vậy, nhất là đối với một làn sóng phát thanh, một tờ báo (trào lưu mới) như LSR và Việt Tide, anh đã cân nhắc chuyện là nhạc, hình ảnh của Phạm Duy kể từ nay sẽ bị? thiệt thòi vì không ở đâu phổ biến mạnh bằng không?
    DM: Dẹp! Dẹp! Không có gì quan trọng. Ai đời đi viết báo chửi người ta, rồi lại dùng nhạc (chùa) của người ta là làm sao. Dẹp! Dẹp cái đài, cái báo đó đi!
    VW: Theo bài báo, chúng tôi không hề thấy tác giả Bùi Bảo Trúc nên đích danh nhạc sĩ Phạm Duy ra nói, tại sao anh nghĩ đó là Phạm Duy?
    DM: Đọc là biết ngay, những chi tiết như ông nhạc sĩ 85 tuổi, có những bài hát như thế, về Việt Nam như thế, v.v. ai mà chẳng đoán được đó là lối xách mé, ám chỉ Phạm Duy? Mà thôi, không bàn cãi lôi thôi. Cấm, dẹp Little Saigon Radio? Dẹp Việt Tide, không cho dùng nhạc Phạm Duy nữa. Chấm dứt kể từ nay!

    Được haiauvocanh sửa chữa / chuyển vào 21:25 ngày 12/12/2005
  10. haiauvocanh

    haiauvocanh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/05/2002
    Bài viết:
    672
    Đã được thích:
    0
    Nhạc sĩ Trần Nhật Ngân
    Tôi không bao giờ than vãn cuộc đời. Tôi vẫn mang trái tim của tôi, mang sự yêu mến cuộc đời của mình để bước vào cuộc đời.? Năm nay 58 tuổi đời, nhưng Nhật Ngân đã có một quá trình hoạt động trong lãnh vực âm nhạc từ 40 năm qua. Đó là một tên tuổi lớn trong làng âm nhạc, tác giả của nhiều ca khúc giá trị ?" với số lượng lên tới hàng trăm bài, không kể đến những nhạc phẩm Mỹ hoặc Pháp do ông soạn lời Việt. Không những thế, ngoài việc sáng tác ca khúc, Nhật Ngân còn là tác giả của nhiều nhạc kịch rất quen thuộc trong các chương trình video. Trần Nhật Ngân, sinh năm 1942 tại Thanh Hóa và là con út trong một gia đình sáu người con. Vì thân phụ là một công chức thường phải di chuyển nhiều, nên Nhật Ngân cũng đã từng sống ở nhiều nơi: Huế và Đà Nẵng. Vào khoảng cuối thập niên 50, Nhật Ngân cùng mẹ vào Sài Gòn, theo chân các anh chị đã vào đây từ trước, trong khi bố ông đã qua đời từ lâu. Sau khi học hết trung học ở trường Võ Trường Toản và lấy được mảnh bằng tú tài, ông trở ra Đà Nẵng dạy nhạc và Việt văn tại trường Phan Thanh Giản. Trước đó, tại Đà Nẵng và Huế, Nhật Ngân đã đến với âm nhạc qua sự chỉ dẫn của các linh mục và sau đó ở Sài Gòn, qua sự hướng dẫn của những người thân trong họ là giáo sư âm nhạc và nhạc sĩ nổi tiếng như Đỗ Thế Phiệt và Nhật Bằng. Theo lời tâm sự của Nhật Ngân, đáng lẽ ông đã trở thành một nhạc công xử dụng vĩ cầm như người em họ là Nhật Hiền, nhưng vì gia đình ông quá nghèo, không đủ khả năng mua cho ông nhạc khí này. Do đó, ông đành quyết định thôi học. Và chính quyết định đó đã đưa Nhật Ngân đi theo con đường sáng tác. ?~Tôi Đưa Em Sang Sông?T Vì lòng đam mê âm nhạc và nhất là nhờ ở khả năng thiên phú của mình, Nhật Ngân đã hoàn thành nhạc phẩm đầu tay khi ông mới vừa 18 tuổi vào năm 1960. Đó là một ca khúc tình cảm mang tên ?oTôi Đưa Em Sang Sông? Về trường hợp ra đời ca khúc này, Nhật Ngân cho biết: Khi trở về dạy học ở Đà Nẵng, ông có một người yêu. Mà thời đó các gia đình ở miền Trung, vấn đề là phải có chức phận, thì họ mới gả con gái cho mình. Thế nhưng thuơ" đó ông chỉ là người dạy học thôi, nhất là còn trẻ lắm, nên gia đình cô ấy không chịu gả và cô ấy đi lấy chồng. ?oThật sự là ngẫu hứng thôi, tôi làm bài hát đó.? Mặc dù chưa có phương tiện phổ biến rộng rãi trong thời gian đầu, nhưng ?oTôi Đưa Em Sang Sông? đã trở thành một ca khúc được giới học sinh, sinh viên Đà Nẵng rất ưa thích, chép tay chuyền cho nhau hát. Sau đó Nhật Ngân gửi ca khúc này vào Sài Gòn nhờ nhạc sĩ Y Vân phổ biến dùm, với sự sửa đổi một vài chữ trong bản nhạc cho hợp với đường lối của Bộ Thông Tin, lúc đó không cho phép phổ biến những nhạc phẩm ủy mị, ướt át. Câu ?oRồi thời gian lặng lẽ trôi, đời tôi là cánh mây trôi bốn phương trời. Và đời em là cánh hoa thì bao người ước mơ, đưa đón trông chờ? được nhạc sĩ Y Vân đổi thành ?oRồi thời gian lặng lẽ trôi, đời tôi là chiến binh đi khắp phương trời. Và đời em là cánh hoa thì bao người ước mơ, đưa đón trông chờ? cho phù hợp với hoàn cảnh chiến tranh của đất nước. Câu kết của bản chính là ?oNàng đã thay một lối về, thay cả bàn tay đón đưa? cũng đã được Y Vân đổi thành ?oNàng đã thay một lối về, quên cả người trong gió mưa.? Sự thay đổi lời ca này đã khiến cho cảm thấy ?ohẫng? đi một chút, như lời ông nói, vì không đúng với tâm trạng của mình khi đến lúc đó, chưa hề trải qua đời sống trong quân ngũ. Hơn nữa, vì tác giả còn là một người chưa có tên tuổi nên cần nhờ tới một nhạc sĩ nổi tiếng đứng chung tên với ?oTôi Đưa Em Sang Sông? để dễ dàng đến với quần chúng hơn. Khi được phát hành, ?oTôi Đưa Em Sang Sông? được ký tên bởi hai người là Trần Nhật Ngân và Y Vũ. Đêm Nay Ai Đưa Em Về Với một tâm hồn lãng mạn của thời niên thiếu, Nhật Ngân, vì cảm mến giọng ca của một nữ ca sĩ tên tuổi thời đó, đã cảm hứng để sáng tác tình khúc thứ nhì của ông là ?oĐêm Nay Ai Đưa Em Về? đã được Lệ Thanh trình bầy lần đầu tiên qua phần phụ họa của Hồng Phúc và Thanh Sơn. Cũng như ?oTôi Đưa Em Sang Sông,? nhạc phẩm ?oĐêm Nay Ai Đưa Em Về? vào đầu thập niên 60 đã trở thành ca khúc quen thuộc đối với thính giả của các đài Sài Gòn và Quâân Đội và là những nhạc phẩm được nhà Diên Hồng xuất bản dưới hình thức những bản nhạc rời bán rất chạy.   Cuộc đời quân ngũ... Trong thời kỳ này ông viết rất nhiều ca khúc về quân đội, trong số có những bài quen thuộc như ?oNgười Tình Và Quê Hương,? ?oLính Xa Nhà,? ?oMùa Xuân Của Mẹ,? ?oXuân Này Con Không Về,? v.v. Riêng ca khúc sau là một trong những ca khúc dính liền với tên tuổi của Duy Khánh, khiến có nhiều người lầm tưởng chính Duy Khánh là tác giả. Sau 1975 Nhật Ngân thỉnh thoảng cùng với một số anh chị em cùng hoàn cảnh đi trình diễn nhiều. Nhật Ngân sau đó cũng một mình rời Việt Nam vào năm 1982, cho đến năm 84 mới được nhận vào Hoa Kỳ và ông được nữ ca sĩ Thanh Thúy bảo trợ về sống tại phía bắc Hollywood. Một thời gian sau, ông dời xuống Orange County ở chung với nghệ sĩ Nguyễn Long trong khi chờ ngày đoàn tụ với vợ con vào năm 90. ?~Thích thì tôi viết, không thích thì tôi thôi...?T Nhật Ngân lập gia đình vào năm 1969 và có ba người con. Người con gái lớn của ông tên Ngân Khánh, đã tốt nghiệp cử nhân về âm nhạc Đại học Fullerton, nam California. Ông đã lấy tên Ngân Khánh để ký dưới một số nhạc phẩm như ?oGiã Từ Vũ Khí? và ?oCám Ơn.? Người con trai kế của ông đang theo học về ngành dược, trong khi người con trai út đã tốt nghiệp về ngành điện toán. Với tình trạng như vậy, Nhật Ngân cho là mình đã được thảnh thơi trong việc sáng tác ?othích thì tôi viết, không thích thì tôi thôi.? Ngay thời gian đầu đặt chân lên đất Mỹ, Nhật Ngân đã vùi đầu ngay vào công việc sáng tác. Ông cho ra đời nhạc phẩm đầu tiên tại hải ngoại là ?oHương.? Nhật Ngân đã dựa trên một bài thơ của Nguyễn Long để soạn thành ca khúc này. ?oHương? đã thành công ngay từ bước đầu với tiếng hát của Elvis Phương, kế đó với tiếng hát của Tuấn Anh và gần đây hơn cả là Nguyễn Hưng. Nhật Ngân cũng từng phổ nhạc từ một số bài thơ tại hải ngoại, trong số có bài thơ ?oKiếp Sau? của Trần Mộng Tú, do Aùi Vân trình bầy trên một chương trình video của trung tâm Thúy Nga. Nhật Ngân cho biết đối với những sáng tác có ?ohơi hướng quê hương? cu"a ông ?othì Duy Khánh, Hương Lan, Thanh Tuyền là thích hợp hơn ca".? Do đó, ông thường nhắm vào một tiếng hát đặc biệt để sáng tác trước khi gư"i đến người nghe. Còn về những ca khúc tình cảm thì ?onhững bài của tôi như ?~Ngày Vui Qua Mau,?T ?~Lời Đắng Cho Một Cuộc Tình?T hay ?~Hương?T thì đủ giọng ca có thể hát được.? Tình trạng nghệ sĩ sáng tác hiện nay Theo Nhật Ngân, cuộc sống của một nghệ sĩ sáng tác hiện nay ở hải ngoại đang trong tình trạng dễ thở hơn những năm trước về mặt kinh tế mà nguyên nhân chính do sự phổ biến mạnh mẽ của các chương trình video ca nhạc. Sự phát triển của video từ hơn 10 năm nay đã nuôi dưỡng được phong trào sáng tác nhạc mới cũng như một số hoạt động văn nghệ cho các nhạc sĩ bằng cách này hay cách khác có thể sống được. ?oNhững năm trước thì tôi nghĩ là không sống nổi. Cái thời điểm trước, từ 84 trở đi cho tới khoảng độ 90, 91, 92 chẳng hạn thì tương đối mình sống vẫn èo ọt lắm. Nhưng những năm sau này chẳng hạn, từ khi mà video mạnh lên, những video như là Thúy Nga, Asia hay mấy trung tâm lớn họ làm mạnh lên thì tôi nghĩ nếu những người nào có khả năng thì có thể vẫn sống được với ngành âm nhạc.? Đối với một số nhạc sĩ khi ghi nhận về dòng nhạc Việt trong nước và hải ngoại đã cho rằng có sự khác biệt, nhưng theo Nhật Ngân thì hai dòng nhạc đều giống nhau, đặt căn bản trên sự rung động của tâm hồn mình: ?oTôi thật sự không biết đối với những tác giả khác như thế nào. Nhưng mà riêng tôi, thì tôi thấy khi mình gặp những cái rung động nào đó xẩy đến với tâm hồn mình thì mình vẫn viết thoải mái. Tôi nghĩ trước năm 75 và sau năm 75 cũng đều giống nhau cả. Những nguồn cảm hứng đến với tôi thì tôi có thể trọn vẹn đem tới được người nghe.? Ngay như dựa trên sự thay đổi về hoàn cảnh xã hội trước kia và hiện nay, ông cũng không cho là có ảnh hưởng đến công việc sáng tác của mình vì hiện nay ông vẫn sáng tác một cách đều đặn. Mức độ sáng tác của Nhật Ngân được ông ví von như một cái máy xe hơi chạy đều nên không bị trục trặc và rỉ sét. Trái với một vài nghệ sĩ cùng thời với ông, không còn tìm thấy được hứng thú trong việc sáng tác hoặc không có dịp để phổ biến tác phẩm mình. Những kinh nghiệm cho những người tiếp nối Nhật Ngân cho biết cách hiệu quả nhất để phổ biến những ca khúc của những người sáng tác hiện nay là qua phương tiện video. Tuy nhiên đó không phải là điều mà những trung tâm nhạc có thể thực hiện được một cách dễ dàng. Vì phần lớn các trung tâm nhạc hiện nay vẫn dùng nhiều nhạc phẩm cũ, trong khi có rất nhiều sáng tác mới từ khắp nơi được gửi đến. Về điểm này, Nhật Ngân đưa ra những nhận xét ?onhững trung tâm nhạc tốn kém nhiều trong việc thực hiện một bài hát hoặc là một màn video chẳng hạn. Họ làm ăn, cho nên họ chắc ăn hơn. Họ không muốn đánh bài với những tác phẩm mới mà không biết có đi đến đâu không. Thật sự tôi cũng không dám nói là mọi trung tâm đều nặng về thương mại. Thế nhưng phải ?~có thực mới vực được đạo.?T Tôi nghĩ là họ vẫn phải nghĩ đến chuyện sản phẩm của họ có được yêu thích không. Thành ra khi lựa bài, họ rất là khó khăn. Khó khăn vì nếu xài bài của người trẻ mà lỡ bài không ăn là họ mất cre***, sản phẩm bán không chạy... Đã tốn tiền mà không chạy, rồi sẽ khiến khán giả bắt đầu sợ các sản phẩm có những bài nhạc không ăn khách.? Vấn đề phổ biến những ca khúc mới cu"a những tác gia" trẻ cứ luôn ở trong vòng lẩn quẩn. Một giải pháp tương đối hữu hiệu theo ông là nếu những nhạc sĩ trẻ có khả năng thì nên tự mình thực hiện một clip video cho ca khúc của mình để giới thiệu với các trung tâm như trong trường hợp của nhạc sĩ Trịnh Nam Sơn trước kia đã thực hiện một clip video rất công phu và tốn kém để giới thiệu tác phẩm của mình. ?oMà khi ca khúc đó thật sự được mọi người chấp nhận thì trung tâm họ sẽ bắt đầu từ từ chấp nhận cái tên đó luôn.? Nhật Ngân gọi đó là một sự đầu tư và là một sự hy sinh đầu tiên để đẩy tác phẩm của mình lên. Hoặc theo như kinh nghiệm của ông, nếu các nhạc sĩ trẻ muốn được các trung tâm lớn chú ý tới, cần phải làm một băng nhạc hay một CD ?odemo? thật hay ở phòng thâu, nhờ những giọng ca tên tuổi thu một hai nhạc phẩm của mình để gửi đến các trung tâm. Sau khi nghe băng nhạc mẫu đó các trung tâm nhạc mới có thể quyết định đưa vào chương trình của họ hay không. Nếu chỉ gửi đến họ những nhạc phẩm viết hoặc in trên giấy, Nhật Ngân khẳng định kết quả chỉ là một con số không. Vì theo ông phần lớn các trung tâm nhạc không có khả năng nhìn bài để định giá được vấn đề nhạc phẩm đó có ăn khách hay không.   Trước vấn đề nhạc trong nước lan tràn tại hải ngoại... Một vấn đề khác hiện vẫn còn là một đề tài đang được bàn tán tới nhiều là sự lan tràn của nhạc trong nước tại hải ngoại. Trước sự kiện này Nhật Ngân đã đưa ra một số nhận xét của ông về những giọng ca cũng như những sáng tác trong nước. Thêm vào đó là những lý do khiến những trung tâm nhạc tại hải ngoại nhắm vào việc khai thác những tác phẩm đó: ?oThật sự thì nhạc trong nước trong thời gian vừa rồi rộ ra ở ngoài, thì mình công nhận là trong đợt đó, trong nước có một số bài có vẻ nghe được, có vẻ ăn khách đối với quần chúng. Sự kiện được mọi người thích thì cũng đúng thôi. Vì bài dễ nghe, có một chiều hướng tương đối khác với sáng tác bên này. Thứ đến là các giọng ca bên đó rất rất thích hợp với các loại bài đó. Các trung tâm bên này xử dụng lại những bài hát đó là vì những bài đã được lăng xê rồi, thành họ mạnh bạo thu thanh với những giọng hát ở hải ngoại. Nhất là vấn đề tác quyền gần như không có, cho nên mọi người đều sẵn sàng làm thôi.? Tuy nhiên theo ông sự tràn ngập của nhạc trong nước tại hải ngoại chỉ là một phong trào nhất thời, dấy lên từng đợt và không có khả năng duy trì lâu dài vì ?ocho tới bây giờ đâu còn bài nào nữa đâu.? Nhật Ngân còn nhấn mạnh thêm là dù trong nước có đông người sáng tác thật sự, nhưng không phải lúc nào cũng có những nhạc phẩm hay. Riêng đối với những ca sĩ trong nước, ông đã không phủ nhận khả năng về kỹ thuật của những tiếng hát này. Yêu đời và thoải mái Hiện nay sinh hoạt của nhạc sĩ Nhật Ngân là sinh hoạt của một người nhàn hạ, trong niềm hạnh phúc gia đình cùng với những người con đã thành đạt và một người vợ với công việc làm thường nhật về ngành y tá: ?oSinh hoạt bình thường của tôi là ngoài những giờ thể thao, buổi sáng cà phê ra thì về nhà sáng tác, làm việc.? Những giờ thể thao như ông nói là những giờ đánh tennis từ sáng sớm đến gần 9 giờ sáng để cố gắng duy trì sức khỏe tốt sau khi đã bị cắt đi hai phần ba bao tử để ngăn chận sự phát triển của bệnh ung thư vào năm 1992. Tự nhận mình là một người được nhiều ưu đãi, về mặt gia đình cũng như nghề nghiệp, Nhật Ngân ?" với một tính tình luôn vui vẻ ?" có một cái nhìn rất lạc quan về cuộc đời, để từ đó ông tiếp tục sống trong thế giới âm nhạc mà ông đã đóng góp không ít. Từ tư tưởng lạc quan về cuộc đời đó, lý luận của Nhật Ngân trong âm nhạc là cuộc sống bao giờ cũng rộng mở trước mặt để ?o Cũng vì còn nhiều gắn bó với cuộc đời mà Nhật Ngân đã thoát được bệnh ung thư bao tử. Và từ đó ông còn cảm thấy yêu đời hơn nữa sau 40 năm tạo cho mình được một gia tài âm nhạc lớn lao.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này