1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Public : Nơi dành riêng cho những người yêu thích dòng nhạc Việt được trình bày tại hải ngoại!

Chủ đề trong 'Âm nhạc' bởi closeyoureyes, 30/05/2003.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. haiauvocanh

    haiauvocanh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/05/2002
    Bài viết:
    672
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
  2. haiauvocanh

    haiauvocanh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/05/2002
    Bài viết:
    672
    Đã được thích:
    0
    Chánh Tín làm việc để quên sự nhàn rỗi
    Thông minh, lịch duyệt, sắc sảo và tài hoa, những tính cách mà Chánh Tín đã tạo ra cho đại tá Nguyễn Thành Luân, vai diễn để đời trong bộ phim " ", dường như đã ám vào anh suốt 20 năm nay. Mà hình như còn lâu hơn thế...
    - Anh lấy vợ khi còn rất trẻ, có điều gì khiến anh hối tiếc?
    - Tôi không hối tiếc điều gì. Năm 1971-1972, tôi đã là thần tượng của giới trẻ ở lĩnh vực ca nhạc và điện ảnh. Học xong trung học, tôi học tiếp Đại học Luật và gặp Bích Trâm, bà xã tôi hiện giờ.
    Năm đó tôi 20 tuổi. Má tôi khi ấy cũng gần đất xa trời nên sốt ruột mong đứa con trai út lấy vợ để thấy mặt nàng dâu. Buồn cười nhất là hễ thấy bạn gái nào đến chơi nhà thì ngay hôm sau bà đem trầu cau đến hỏi người ta. Trong đó có cả Bích Trâm. Tôi ngượng muốn chui xuống đất. Nhưng đúng gặp Bích Trâm là cái duyên cái số. Tôi yêu Bích Trâm, lại thấy má bệnh nặng, nên quyết định cưới luôn. Năm 1973 hỏi, thì 1974 cưới.
    - Sau hơn 30 năm, anh nhìn nhận cuộc hôn nhân này như thế nào?
    - Hạnh phúc. Với tôi, tình yêu là thứ tình cảm kỳ lạ, người ra có thể hy sinh hay nhường bất cứ thứ gì khác, nhưng không thể nhường vợ mình cho một ai đó được.
    - Hai con người nổi tiếng về sống chung dưới một mái nhà nhưng tất cả đều êm xuôi. Đó là nhờ sự vun vén của người vợ hay bản lĩnh biết dừng lại của người chồng?
    - Vợ tôi vốn là con của một sĩ quan lớn của Sài Gòn trước giải phóng, giỏi tiếng Pháp, đi học có xe hơi đưa rước, nổi đình đám vì đẹp và hát hay trong giới sinh viên. Hai đứa cưới nhau xong sống trong nhung lụa, huy hoàng. Tình yêu vì thế cũng có hờn ghen, ích kỷ khiến cuộc tình này suýt tan vỡ mấy lần. Nhưng vì còn yêu còn níu kéo nên bao lỗi lầm tan đi hết. Tôi cũng nghiệm thấy gia đình hai bên có công lớn, luôn vun vào cuộc hôn nhân của chúng tôi mỗi khi có chuyện không hay xảy ra.
    - Nhưng đời Chánh Tín cũng có những lúc xa rời nhung lụa?
    - Sau giải phóng, vợ chồng tôi bắt đầu trượt dài trong sự nghèo khó. Đây là hoàn cảnh chung hồi bấy giờ. Chúng tôi trở thành tay trắng sau một đêm. Từ đi làm, đi diễn, đi chơi đều có xe hơi riêng, tôi không có nổi một chiếc xe đạp. Nhưng điều ấy chẳng làm tôi mặc cảm bằng việc mình phải ra chợ bán trái thơm (dứa), rau muống kiếm vài đồng lời hay chực ở đầu đường sửa xe đạp.
    Vì cuộc sống mưu sinh, bà xã cũng lăn mình đi ủi đồ thuê cho người ta, rồi dịch sách Pháp. Đêm vợ chồng tôi lại ẵm đứa con còn đỏ hỏn đi hát. Làm một người nghệ sĩ được công chúng ngưỡng mộ, khó ai hiểu tôi đã phải vượt qua những ngày tháng cơ cực ấy như thế nào.
    - Vậy anh đã làm thế nào để vượt qua?
    - Năm 1977, nhà nước mở rộng chính sách nhưng cuộc sống vẫn không dễ thở hơn. Tôi được đoàn Bông Hồng mời về làm diễn viên chính, vợ kiêm thêm phần bán vé. Đoàn diễn rất đông khách, song vì bình đẳng nên tôi cũng chỉ được chia lương như những nhân viên khác trong đoàn. Làm hoài mà không thấy khá lên chút nào, cái nghèo ám ảnh suốt hơn 10 năm, tôi nản quá ẩn mình một thời gian.
    Không ngờ năm 1982, tôi được vào vai Nguyễn Thành Luân. Tiền kiếm từ phim Ván bài lật ngửa không nhiều nhưng nhờ vai ấy mà tôi được mời hát dữ, rồi thăng tiến từ từ.
    - Bây giờ xem lại "Ván bài lật ngửa", con anh nói gì về ba mình?
    - Thật ra, phim lịch sử như Ván bài lật ngửa bây giờ không thể cạnh tranh với những bộ phim tình cảm Hàn Quốc chiếu đầy trên TV. Con gái tôi cũng có xem qua, nhưng xem để xem chứ cháu chẳng có ý kiến gì. Hãy thông cảm cho nó vì thế hệ của cháu có sự rung cảm khác với chúng ta trước đây.
    - Về con cái, điều gì khiến anh hài lòng nhất?
    - Con của giới nghệ sĩ thường bị đánh đồng là ăn chơi, núp dưới bóng cha mẹ. Nhưng tôi tự hào về hai đứa con của mình. Chúng lớn lên thành nhân. Thằng trai đầu sinh đúng năm Giải Phóng, lê la theo bố mẹ qua những tháng năm nhọc nhằn giờ đang làm ở Sở Nhà đất, có chỗ đứng trong xã hội. Vì khổ quá nên vợ chồng tôi sinh đứa con gái út cách 13 năm sau đó. Cháu đang học lớp 12, ngoan và có tính tự lập vững vàng.
    - Trải nghiệm nhiều, con cái cũng đã lớn, cuối cùng anh thấy cần nhất ở người phụ nữ đời mình là gì?
    - Cần nhất là sự bình tĩnh. Tuổi càng lớn, thì sự mất bình tĩnh càng nhiều. Nghệ sĩ về già thường hay có mặc cảm lớn, cần phải thật bình tĩnh để vượt qua, tránh cho gia đình những bức xúc vụn vặt không đáng có. Vợ tôi vừa là mẹ, là chị, là người tình bền gan. Cô ấy săn sóc tôi như người mẹ, thông cảm như người chị và gần gũi với tôi như một người tình.
    - Không ít nghệ sĩ có tài, nhưng chẳng thiếu tật, đến nay anh luôn giữ được phong độ là vì bản lĩnh hay thời thế phải thế?
    - Chẳng có thời thế nào bắt mình phải buông thả cả. Người nghệ sĩ rất cần trang bị trí thức và văn hoá để đủ bản lĩnh vượt qua mọi cám dỗ.
    - Bộ phim lịch sử "Anh hùng khởi nghĩa" với vốn đầu tư 800.000 USD do chính anh làm đạo diễn và hùn vốn đầu tư vừa bấm máy. Ở tuổi đã có thể an nhàn nhưng anh vẫn lao vào công việc và dường như chưa có dấu hiệu dừng lại?
    - Tôi thích làm việc để quên đi sự nhàn rỗi. Đến tuổi này tôi vẫn có quyền nhận show hát giá 2.000 USD, rồi làm MC, làm giám đốc hãng phim. Công việc luôn bận rộn nên đã có những cuộc hẹn hò khiến tôi quên mất. Bà xã phải làm thư ký thay. Có một người thư ký... thủ công như bà xã cũng quý hết sức.

    [​IMG]
    [​IMG]
    Được haiauvocanh sửa chữa / chuyển vào 09:23 ngày 11/02/2006
  3. haiauvocanh

    haiauvocanh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/05/2002
    Bài viết:
    672
    Đã được thích:
    0
    Phạm Quỳnh Anh và sự lan truyền kỳ lạ của Bon
    untitled.bmp
    Trong những ngày qua, bài hát Bonjour Vietnam do cô Việt kiều Bỉ 19 tuổi Phạm Quỳnh Anh trình bày tiếp tục làm xôn xao dư luận trong cộng đồng người Việt tại hải ngoại. Cái tên Quỳnh Anh bỗng chốc trở nên nổi tiếng.
    Kỳ thực Quỳnh Anh đã có bước đầu khởi nghiệp ca sĩ khá ấn tượng: giải nhất cuộc thi hát ?oVì vinh quang? nhóm tuổi thiếu niên của Đài truyền hình Bỉ RTBF vào cuối tháng 9-2000 và đã ký hợp đồng biểu diễn chuyên nghiệp với Universal từ năm 2002.
    (Sau hợp đồng này, Quỳnh Anh nhận được rất nhiều đề cử bài hát từ các nhạc sĩ để cô chọn lựa cho album đầu tay mà Universal hứa là sẽ đầu tư lớn và nếu thành công thì sẽ tiếp tục với hai album khác).
    Cha mẹ Quỳnh Anh là Việt kiều sinh sống tại Bỉ và họ rất tự hào với giọng ca trời phú của cô con gái đầu của mình. Cô bé đã từng theo cha mẹ tham gia nhóm Hi Vọng chuyên biểu diễn dân ca cho cộng đồng.
    Chính cha của Quỳnh Anh đã đích thân đi ghi danh cho cô dự thi hát năm 2000. Nhưng họ cũng buộc Quỳnh Anh phải lấy bằng tú tài (cô vừa hoàn tất hồi tháng 6-2005) trước khi bước vào con đường ca hát chuyên nghiệp.
    Có thể nói 2005 là năm để lại nhiều dấu ấn trong bước đường vào nghiệp ca hát của Quỳnh Anh. Tháng ba, nhạc sĩ Marc Lavoine viết bài Bonjour Vietnam dành cho cô bé có gương mặt thuần châu Á và giọng hát trong trẻo này.
    Những người yêu nhạc xa quê bàn tán về sức truyền cảm kỳ lạ trong giọng hát cao vút, trong trẻo và đầy nhắn gửi của Quỳnh Anh, tiếp tục chia sẻ cảm xúc về thông điệp hoài cố hương rung động lòng người của tác giả Marc Lavoine. ?oBài hát đơn giản nhưng xúc động lạ kỳ?, giáo sư Vũ Đức Vượng viết từ San Francisco.
    Tuy nhiên, theo thông tin trao đổi tại các diễn đàn trên Internet, bài hát Bonjour Vietnam đang trong thời gian thu âm thử và chưa chính thức được Công ty Rapas, nơi ký hợp đồng ca sĩ độc quyền với Quỳnh Anh, phát hành. Chúng tôi đã liên lạc điện thoại với gia đình Phạm Quỳnh Anh tại Mons, Bỉ để làm rõ hơn các thông tin xung quanh bài hát này. Tiếp chuyện chúng tôi là bà Trần Thị Minh Huệ, mẹ của Quỳnh Anh.

    Chào bà, chúng tôi là phóng viên gọi từ VN. Chúng tôi muốn trò chuyện với Quỳnh Anh để tìm hiểu thêm về Quỳnh Anh cũng như về bài hát Bonjour Vietnam do Quỳnh Anh trình bày.
    Rất tiếc Quỳnh Anh hiện đang làm việc ở Pháp. Chúng tôi biết bài hát Bonjour Vietnam đã được nhiều người biết tới nhưng xin nói rõ bài hát này mới chỉ được thu âm thử. Một người bạn của Quỳnh Anh đã vô tình phổ biến nó. Luật bảo vệ tác quyền ở bên này rất nghiêm ngặt, do vậy gia đình chúng tôi cũng đang bối rối trước việc này. Chúng tôi đã trao đổi với Trung tâm Rapas tại Paris - nơi Quỳnh Anh đang làm việc - về vấn đề này và mong tất cả mọi người cùng tôn trọng các qui định về tác quyền.
    Bà có thể nói cụ thể hơn về công việc Quỳnh Anh đang làm?
    Quỳnh Anh vẫn theo học guitar còn đã dừng học thanh nhạc. Cháu đang tuyển lựa các bài hát thích hợp để chuẩn bị cho ra đời album nhạc đầu tiên dự kiến phát hành trong năm nay. Thật sự trở thành một ca sĩ chuyên nghiệp ở bên này rất khó khăn, nhất là việc tìm được khán giả yêu thích. Cháu vẫn sống với gia đình chúng tôi tại Bỉ nhưng thường sang Pháp theo yêu cầu công việc.
    Cuộc sống của Quỳnh Anh có gì thay đổi sau khi Quỳnh Anh đứng hát chung với Marc Lavoine, một danh ca nổi tiếng?
    Cũng không thay đổi nhiều. Vì thành phố Mons chúng tôi sinh sống là một nơi nhỏ bé và yên bình.
    Quỳnh Anh có năng khiếu ca hát từ nhỏ?
    Vâng, từ nhỏ cháu đã rất thích hát. Nhưng Quỳnh Anh lại là người ít nói.
    Nếu có lời mời Quỳnh Anh về nước biểu diễn cũng như đi các nước biểu diễn phục vụ bà con kiều bào, gia đình có ủng hộ?
    Chúng tôi rất mừng và xúc động khi mọi người quan tâm tới tiếng hát của Quỳnh Anh. Chúng tôi luôn ủng hộ Quỳnh Anh phát triển con đường nghệ thuật của mình. Nhưng vì Quỳnh Anh đã ký hợp đồng ca sĩ nên mọi việc sẽ phải thông qua thương lượng với Rapas.
    Bà có thể giới thiệu một chút về gia đình?
    Cha của Quỳnh Anh là du học sinh sang Bỉ từ năm 1971. Tôi gặp cha của Quỳnh Anh tại Bỉ năm 1982. Quỳnh Anh còn một em gái nữa nhưng chỉ riêng Quỳnh Anh theo nghiệp hát.
    Xin cảm ơn bà về cuộc trò chuyện.

  4. haiauvocanh

    haiauvocanh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/05/2002
    Bài viết:
    672
    Đã được thích:
    0
    GIỚI THIỆU VỀ CẶP VỢ CHỒNG CA SĨ LIN DA TRANG ĐÀI VÀ TOMYNGÔ
    Lynda Trang Đài
    [​IMG]
    Lynda Trang Đài không xuất thân từ một gia đình nghệ sĩ. Cô cũng không được sự hướng dẫn nào khi bước chân vào ngưỡng cửa nghệ thuật nhưng cô lại thành công rực rỡ bằng chính tài nghệ của mình trong thể loại nhạc mới, trẻ trung, sống động. Cô có một lối trình diễn đặc biệt và độc đáo do chính vô sáng tạọ Lynda cho biết cô học hỏi những nét đặt thù này từ băng nhạc và TV, cộng thêm trí tưởng tượng phong phú của mình, Lynda đã thành công rực rỡ. Vào thời điểm đó, thính giả đang mong chờ một sự đổi thay lớn trong lối trình diễn của nghệ sĩ hải ngoại và Lynda Trang Đài đã đến với họ như một hiện tượng.
    Cô được giới trẻ yêu thích và thần tượng không phải nhờ lối trình diễn táo bạo mà còn là giọng hát trẻ trung, đầy nhựa sống. Nhìn phong cách trình diễn của cô, khán thính giả thường nghĩ cô là một người có lối sống thoải máị. Nhưng thật ra, Lynda là người con gái rất dịu hiền của một gia đình người Huế. Cô thích ăn những món thuần túy VN và dĩ nhiên là rất yêu thích nhạc Việt. Cô cho biết tên Trang Đài là do cha mẹ cô luôn mong mỏi cô sẽ trở thành 1 người thiếu nữ đoan trang, đài trang.
    Ngay từ khi còn nhỏ, Lynda Trang Đài đã là một ngôi sao sáng trong vòm trời âm nhạc VN tại hải ngoạị Lần đầu tiên cô xuất hiện trong buổi trình diễn của sinh viên 1 trường đại học được tổ chức tại khiêu vũ trường Ritz, Nam Calị Sau lần trình diễn đầu tiên, Lynda đã thu hút rất nhiều khán thính giả và mang nhiều triển vọng. Cho tới hôm nay, hầu như không ai không biết tên Lynda Trang Đài và lối trình diễn đặc biệt của cộ.
    Lynda đã lên xe hoa theo anh chàng Tommy Ngô, người được mệnh danh rất đẹp traị. Được biết hai người gặp nhau trong những chuyến đi lưu diễn và tình cảm đã nảy nở. Hiện nay Lynda Trang Đài trình diễn rất nhiều nơi, và lúc nào Tommy Ngô cũng là người hùng đi bên cạnh cộ Lynda và Tommy đã chiếm được rất nhiều cảm tình từ khán thính giả yêu mến họ.
    Tommy Ngô
    [​IMG]
    Tommy Ngô tên thật là Ngô Quang Tùng, sinh tại Đà Lạt, tới năm lên 4 tuổi thì về Sài Gòn sống cùng với gia đình. Sinh trưởng trong một gia đình có 11 người con,gồm 10 gái 1 trai mà Tommy chính là người con trai út và cũng là duy nhất.
    Sang Mỹ năm 1975, anh chỉ còn một người chị lớn còn ở lại Việt Nam. Trước khi cư ngụ tại California, Tommy và gia đình sống tại tiểu bang Idaho torng số 19 năm trời là một nơi có nhiều Việt Nam cư trú. Khi qua tới Cali anh mới cảm thấy đời sống vui hơn vì có nhiều bạn bè, hơn nữa nơi đó chính là môi trường để có thể phát triển được tài nghệ với một số lượng người Việt đông đảọ.
    Học đến năm thứ 3 Đại Học về ngành kỹ sư, chưa từng học nhạc ở đâu ngoài 4 năm học ở bậc trung học và một thời gian ngắn ở Đại Học và từng chơi trống cho ban nhạc của trường trung học, Tommy bước vào làng ca nhạc năm 95 trong một dịp thật tình cờ, thoạt đầu anh phụ diễn cho Trizzie Phương Trinh qua nhạc phẩm "Không" trong một chương trình video của trung tâm Asia thực hiện tại Las Vegas qua sự giới thiệu của vợ chồng Henry Chúc với người nữ ca sĩ này, sau đó anh được Trường Thanh mời phụ diễn cho một chương trình video của trung tâm này. Khi biết Tommy Ngô có khả năng ca hát, trung tâm Trường Thanh đã mời anh thu thử một nhạc phẩm và đã đưa nhạc phẩm này lên videọ.
    Hiện nay được nhiều lời mời trình diễn riêng nhưng anh thích đi hát cùng với Lynda hơn, nên rất ít khi nhận lời đi show riêng rẽ. Anh đã gặp Lynda lúc quay video bên Hong Kong, trước đó hai người chưa hề gặp gỡ. Chỉ hơn một năm sau, hai người đã chính thức thành hôn vào đầu năm 97. Tommy Ngô cũng cho biết là gia đình anh tán thành cuộc hôn nhân này và mong cho cuộc sống giữa hai người trong giới nghệ sĩ được lâu dàị. Sau khi trải qua một thời gian dài đi hát, Tommy Ngô đã tỏ ra tự tin hơn trước qua những lần xuất hiện trong những live show hoặc trên video nhờ ở sự ủng hộ của khán giả dành cho anh. Ngoài việc coi sóc trung tâm Lynda Music cùng với vợ là Lynda Trang Đài, thực hiện những chuyến lưu diễn hoặc tham dự những chương trình video, Tommy còn có cơ sở thương mại riêng về ngành điện toán
  5. haiauvocanh

    haiauvocanh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/05/2002
    Bài viết:
    672
    Đã được thích:
    0
    GIỚI THIỆU VỀ NỮ CA SĨ SHAY LA - TT ASIA
    [​IMG]
    Shayla Chau Dinh là ái nữ ca sĩ Thanh Tuyền, một trong những ca sĩ hàng đầu của thập niên 60 và 70. Dì của Shayla là ca sĩ Sơn Tuyền, gần đây đã khá nổi tiếng trong nền âm nhạc tại hải ngoạị. Sinh trưởng trong một gia đình tài năng về âm nhạc, Shayla mang trong mình dòng máu nghệ sĩ và ai cũng đoán biết trước cô sẽ là một ngôi sao sáng tiếp nối sự nghiệp của mẹ và dì cộ.
    Shayla sinh năm 1975 và sang Hoa Kỳ năm cô vừa tròn 3 tuổi cùng với gia đình. Lần đầu tiên Shayla xuất hiện tại Úc trước khoảng 2000 khán giả. Nhưng cô nghĩ mình chưa đủ kinh nghiệm nên đã lùi vào bóng tối trong vòng 3 năm. Trong thời gian này, Shayla đã tiếp tục học vấn để trở thành một cô giáọ.
    Nhạc sĩ Trúc Hồ khám phá tài năng của cô và mời cô ký hợp đồng với Trung Tâm Asia sau đó. Chỉ mới xuất hiện vài lần trên băng video của Trung tâm Asia, Shayla đã chiếm trọn tình cảm của khán thính giả và trở thành ca sĩ đắt giá nhất của trung tâm. Mặc dù Shayla gầy dựng tên tuổi của mình trong nền âm nhạc một cách từ tốn nhưng cô đã được rất nhiều người mến mộ, nhất là giới trẻ. Cô có một lối trình diễn rất sáng tạo và thu hút với đôi mắt bồ câu trong sáng nhưng lại mang phần hoang dại, bí ẩn. Ngoài tài ca hát, cô còn biết nhảy muá và sáng tác. Gần đây nhất, Shayla cho phát hành cuốn CD "Days and Nights of Missing You" là bài hát do chính cô viết lờị. Cô thích trình diễn nhạc Mỹ hơn nhạc Việt nhưng cô luôn mong rằng trong tương lai cô sẽ học hỏi nhiều hơn để có thể cùng trình diễn nhạc Việt với mẹ và dì của cộ. Cô tin rằng mình nên sống trọn vẹn với chính bản thân mình. Trong tương lai, cô sẽ là ca sĩ hàng đầu tại hải ngoạị.

    LỊCH THÁNG 2 - 2006 của nữ ca sĩ HƯƠNG THUỶ
    [​IMG]
  6. haiauvocanh

    haiauvocanh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/05/2002
    Bài viết:
    672
    Đã được thích:
    0
    PARIS BY NIGHT 81: ÂM NHẠC SẼ KHÔNG BAO GIỜ CÓ BIÊN GIỚI
    [​IMG]
    Kể từ hơn 23 năm qua; Thúy Nga ?" Paris by Night đã thực hiện trên 80 tác phẩm. Những tác phẩm này đã được phát hành trên khắp thế giới với những lời ngợi khen không ngớt của những người Việt xa xứ yêu nghệ thuật. Nội dung của những tác phẩm này mang nhiều phấn khởi vui tươi với nhiều niềm hy vọng, và với một độ dầy để tồn lưu lại những tác phẩm, sáng tác từ các tên tuổi nổi tiếng mà hơn nửa thế kỷ qua đã đóng góp cho nền tân nhạc Việt Nam của chúng ta như: Phạm Duy, Hoàng Thi Thơ, Nguyễn Hiền, Phạm Mạnh Cường v..v... Như khi video PARIS BY NIGHT 41 được ra đời với chủ đề ?oHoàng Thi Thơ - Một Đời Cho Âm Nhạc? đã làm bao quý khán thính giả bồi hồi, xúc động không ít.
    Khi nói đến nghệ thuật - Nghệ thuật muôn mầu, muôn vẻ. Từ chủ đề, nội dung lẫn hình thức phải mang nặng một xúc cảm chung; Phải nói lên một vấn đề nhân bản, phải cho người thưởng ngoạn những giây phút thanh thản, thoải mái. Nhà sản xuất phải bóp chán suy nghĩ để tìm chủ đề một cách hợp tình, hợp lý. Và điều quan trọng tất yếu nữa là sự tốn kém để dàn dựng lên một tác phẩm nghệ thuật. Hai điều kể trên có thể vượt qua được, nhưng điều tối quan trọng và coi như khó khăn nhất trên con đường nghệ thuật là làm sao để giới thưởng ngoạn yêu say mê tác phẩm đó và công nhận đó là một tác phẩm hay và giá trị. Đạo diễn James Cameron đã khẳng định rằng cuốn phim TITANIC thành công không phải vì số vốn khổng lồ 200 triệu dollars của hai hãng phim 20th Fox Century và Paramount hợp lại để thực hiện mà là vì nội dung cuốn phim diễn tả một tai nạn chìm tầu thảm khốc nhất trong lịch sử của thế kỷ 20 ***g vào đó một chuyện tình phản ảnh chung thực một cuộc đời, một xã hội mà chúng ta đang sống.
    Paris By Night 81 với chủ đề ?oÂm Nhạc Không Biên Giới? đã được thu hình tại đại hí viện Long Beach vào ngày 21 tháng 1 vừa qua với hơn 6000 khán thính giả tham dự trong hai xuất liền là một thành công đáng kể với một chủ đề lớn như thế này. Quả thật ?" Âm Nhạc Không Biên Giới.
    Chương trình Paris by Night 81 ?" Quý khán thính giả sẽ lần lượt đi từ Đông sang Tây thưởng thức nhiều ca khúc nổi tiếng, đã vang bóng một thời, đã ăn sâu vào lòng người từ bao nhiêu năm qua và nhất là được nghe những tiếng hát mà quý khán thính giả thương yêu trình bày như Khánh Ly , Khánh Hà , Lệ Thu , Tuấn Ngọc. Những tình khúc quê hương Việt Nam với lối trình bày tuyệt vời của các tên tuổi như Như Quỳnh, Minh Tuyết , Bằng Kiều , Mạnh Quỳnh, Quang Lê , v..v.. Từ sự luyến láy và nét đặc thù của nhạc dân tộc Việt Nam đã rung động người nghe. qua nhiều hình ảnh của quê hương mến yêu qua sự sắp xếp, dàn dựng sân khấu thật công phu cho những ca khúc này.
    Vào thập niên 70 khi những dòng nhạc của Beatles, Bee-Gee, Boney M, Abba được giới thiệu tại Sài-Gòn thì phong trào nhạc trẻ bỗng trở nên thịnh hành. Từ những buổi trình diễn ngoài trời do vua nhạc trẻ Trường-Kỳ tổ chức cho đến những băng nhạc đĩa nhạc trẻ đã được giới trẻ thời đó say mê đón nhận. Từ Besame Mucho, Adieu Jolie Candy, Yesterday, The Winner Takes It All v.v. Đã không thể thiếu trong tủ nhạc của những người yêu nhạc. Nhạc ngoại quốc được chuyển dịch qua lời việt bởi nhiều nhạc sĩ như Phạm-Duy, Trường-Kỳ, Nam-Lộc, Jo-Marcel và còn nhiều nhạc sĩ khác đã đánh dấu một bước ngoặc của lãnh vực âm nhạc của Sài-Gòn thời đó. Những bản nhạc dịch thời đó của những nhạc sĩ này đã được coi như những bản nhạc dịch thật chọn lọc từ những top hit của những ban nhạc thế giới. Và điều khó nhất và hay nhất là họ chuyển dịch lời việt thật chính xác với nguyên bản của original. Cho nên vào thời đó những sinh viên theo học sinh ngữ thứ hai để sửa soạn đi du học ngoại quốc hay để thi tú tài toàn phần có thể học ngôn ngữ khác một cách nhanh ***ng bằng cách nghe nhạc dịch. Đó để chứng minh sức mạnh của âm nhạc ảnh hưởng không ít. Và những ca khúc bất tử một thời này đã gửi đến quý khán thính giả qua những tiếng hát tuyệt vời và làm cho quý khán thính giả thích thú không ít trong buổi trình diễn hôm ấy.
    Trước đây Thúy Nga ?" Paris by Night đã thực hiện nhiều chủ đề mới lạ và rất đặc sắc, khó công thực hiện. Như trước đây có lần xuất hiện của ban nhạc Boney M, và video Paris By Night 54 lần đầu tiên với sự xuất hiện của danh ca thần tượng của nước Pháp - CHRISTOPHE. Danh ca này chẳng những đã làm say mê biết bao nhiêu triệu dân Pháp qua hơn 2 thập niên 1970-1980 mà còn làm điên đảo biết bao con tim yêu nhạc tại Sài Gòn trước năm 1975 qua những bài tình ca bất hủ như Aline, Mal, Main Dans La Main, Je Ne T''aime Plus, Les Marionnettes v..v.. Christophe trong video này đã làm sống lại những ca khúc vàng son này, và đã làm sống lại một thời để nhớ của khung trời Sài Gòn năm xưa với tình yêu, với âm nhạc và với biết bao nhiêu thơ mộng khác mà chúng ta đã bị đánh mất trong nhớ thương diệu vợi. Một ca khúc nổi tiếng mà ai cũng yêu thích Aline đã được Christophe trình bày chung với Thế Sơn và Don Hồ bằng cả hai thứ tiếng Pháp và Việt đã làm say mê người xem với nhiều ngạc nhiên không ít. Đó là Âm Nhạc Không Biên Giới.
    Chương trình PARIS BY NIGHT luôn phong phú, thay đổi nhiều tiết mục đặc sắc. Như những chủ đề trước; Có sự xuất hiện của ban nhạc nổi tiếng BONEY M, sự xuất hiện của Christophe Chương trình lần này có sự góp mặt của 3 tiếng hát trẻ đến từ Hàn quốc: Tae Kyung Lim, Jeon Hye-bin, và Kim Jong-kook.
    Nam ca sĩ Tae Kyung Lim năm nay tròn 32 tuổi; Sinh ngày 4 tháng 7 năm 1973 ở thành phố Seoul, Nam Hàn. Tae Kyung Lim ngoài tiếng mẹ đẻ; Anh nói thông thạo 3 ngôn ngữ Anh, Pháp, Nhật. Album đầu tay mang tên 2005 Sentimental Journey (cuộc viễn du thương tâm) có rất nhiều tiếng vang với ca khúc được yêu thích nhiều nhất là Otkit. Anh đã theo học hát tại trường quốc gia âm nhạc Yewon tại nam Hàn và đồng thời cũng học thanh nhạc tại Le Rosey ở Thụy Sĩ. Ngành học chính là Kỹ Sư thương nghiệp và âm nhạc chỉ là ngành học phụ của anh. Anh đã từng cùng trình diễn chung với những tiếng hát nổi tiếng khác như: Soprano Shin, Young-ok, Cho, Su-mi v..v..và đã từng biểu diễn trong những đại nhạc hội lớn trên đài truyền hình KBS TV và MBC TV ( Korean Music Festival). Hai buổi trình diễn lớn mà anh đã xuất hiện là vào năm 2005 tại đại hội 2005 ?" Popular Cross-Over ở thành phố Busan trước tổng thống Hoa Kỳ George W. Bush, thủ tướng Nhật Junichiro Koizumi và tổng thống Phi Luật Tân Gloria Macapagal Arroyo.
    Nữ ca sĩ Jeon Hye-Bin sinh ngày 27 tháng 9 năm 1983 tại thành phố Seoul, nam Hàn; Năm nay cô tròn 22 tuổi. Jeon Hye-Bin theo học tại trường kịch nghệ Kyewon Arts High School, và đại học Dongguk. Nhạc phẩm do cô trình bày được biết đến nhiều nhất đó là ca khúc Orange Girl vào năm 2002 (cô bé trái cam). Cô có tài diễn xuất và đồng thời phấn đấu trên mọi lãnh vực để đi đến thành công. Như cô đã thường nói ?o Những chướng ngại vật là những viên gạch để bước đến thành công mai sau?. Jeon Hye-Bin từng là thành viên trong ban nhạc Luv, thành phần gồm 3 thành viên nữ. Sau khi ban nhạc tan rã vào năm 2002, cô lại tiếp tục với sự nghiệp diễn viên điện ảnh. Cô xuất hiện nhiều lần trên những chương trình truyền hình và 2 cuốn film lớn như ?oRyoung? and ?oWet Dreaming 2.?
    Năm 2003 ?" Đĩa nhạc single của cô được xuất bản nhưng vẫn chưa được nhiều người chú ý đến cho tới khi đĩa đầu tay của cô với tựa đề ?oLips In My Fantasy? tạm dịch là ?oĐôi Môi Huyền Thoại? ra đời vào năm 2005 thì tiếng hát của Jeon Hye-Bin được giới yêu nhạc yêu say đắm và đã được mệnh danh là tiếng hát nữa ***y và nóng bỏng nhất . Những đĩa nhạc của Jeon Hye-Bin đã được phát hành: Story (1st album, 2002) và những ca khúc được yêu thích trong album này: Orange Girl, I Still Believe In You, Bye Bye. Love Somebody (single, 2003) : Love Somebody. Lips In My Fantasy (1st solo album, 2005) : 2 AM, Why, Ring.
    Nam ca sĩ Kim Jong-kook sinh ngày 25 tháng 4 năm 1976, là một người rất thích thể thao. Anh rất mê bộ môn đá banh, tập tạ và đánh boxing. Tốt nghiệp tại trường trung học Shinsung và đại học Dankuk.Anh được giới yêu nhạc biết đến khi anh ở trong ban nhạc ?oTurbo? thành lập vào năm 1995. Kim Jong-kook là tiếng hát chính và thành viên thứ hai là Kim Jeong-Nam là người hát bè và phụ họa cho phần nhạc Rap. Ban nhạc Turbo được nổi tiếng một cách nhanh ***ng qua album đầu tay với các ca khúc như: ?oMy Childhood Dream? (Giấc Mơ Tuổi Thơ), ?oThe Black Cat? (Con Mèo Đen), ?oTwist King? (Vị Vua Khó Tính) và ?oLove Is? (Tình yêu Là Thế). Khi ca sĩ Kim Jeong-nam rời ban nhạc Turbo sau khi đĩa nhạc thứ hai ra đời; và người thay thế vào ban nhạc là Mikie; Ban nhạc trở lại sân khấu vào năm 1997 đã đánh dấu một sự tái sinh vũ bão chưa từng có trên sân khấu ca nhạc Hàn quốc với những ca khúc như: ?oRecollections? (Thu Lượm Lại), ?oGoodbye Yesterday? (Tạm biệt ngày hôm qua), ?oI Have A Lover Now? (Có Người Tình Bên Tôi) và ?oCyber Lover? (Người Yêu Hành Tinh). Ban nhạc Turbo tan rã vào tháng 4 năm 2001; Từ đó Kim Jong-kook đã trở thành ca sĩ hát solo một mình.
    Kim Jong-kook sau khi trở thành ca sĩ độc lập, với đĩa nhạc thứ nhất, anh đã có những Top hits qua những ca khúc ?oBecause I?Tm a Man? (Bởi Vì Tôi Là Người Đàn Ông) và ?oWishing You Happiness? (Chúc Em Hạnh Phúc). Đĩa nhạc thứ hai phát hành vào năm 2004 với những ca khúc ?oA Man? (Người Đàn Ông) và ?oAddicted? (Nghiện) đã đánh dấu một bườc đi thênh ********* tiếng hát và sự nghiệp của Kim Jong-kook.
    Với sự góp mặt của 3 tên tuổi trên; Thúy Nga ?" Paris by Night 81 sẽ chứng minh được sự cố gắng không ngừng trên con đường đóng góp nghệ thuật và gửi đến người nghe những sản phẩm quý giá đầy phẩm chất. Với 80 cuốn video và đã hơn 35 năm phục vụ nghệ thuật từ trước năm 1975 tại Sài Gòn cho đến giờ; Thúy Nga đã chứng minh được sự cố gắng không ngừng trên con đường đóng góp nghệ thuật. Thúy Nga đã không quản ngại tốn kém và luôn học hỏi thêm về những kỹ thuật tân tiến nhất hiện nay để gửi đến quý khán thính giả những sản phẩm hoàn hảo từ hình thức đến nội dung. Những nghệ sĩ cộng tác với Thúy Nga nói riêng ngày đêm trau dồi thêm để làm vừa lòng người thưởng thức. Paris by Night 81 đã đánh dấu một bước tiến mới của trung tâm Thúy Nga. Nghệ sĩ đã thực sự có nhiều tự tin trong lối trình diện và sự liên hệ giữa nghệ sĩ với khán giả ngày càng thêm khắng khít với những lời tâm tình nồng nàn từ tận đáy lòng. Quý khán thính giả đã cảm thấy gần gũi hơn với nghệ sĩ khi những ca khúc tự nó đã không có biên giới ngăn cản. Tự nó đã liên kết tình người khắp Năm Châu Bốn Bể và sự nhiệm mầu của 7 nốt nhạc đã cho chúng ta gần nhau.
    Tháng Hai này là tháng của tình yêu vì có ngày Valentine; Xin chúc mọi người có một ngày Valentine thật huyền diệu, vui vẻ và hạnh phúc; Mặc dù tình yêu đang kề hay vẫn còn xa xăm, nhưng đã có những tác phẩm nghệ thuật xứng đáng như PARIS BY NIGHT 81 với chủ đề ?oÂm Nhạc Không Biên Giới? này, chúng ta cứ luôn nghĩ như tình yêu đang ở gần bên chúng ta. Những bông Hồng đang nở rộ chào đón tình yêu, chào đón một tác phẩm nghệ thuật để xem

  7. haiauvocanh

    haiauvocanh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/05/2002
    Bài viết:
    672
    Đã được thích:
    0
    Vùng trời thênh thang kỷ niệm với tiếng hát Lệ Thu
    [​IMG]
    Cả một ?ovùng trời thênh thang kỷ niệm? đã được tiếng hát Lệ Thu gom về cho không chỉ một người, mà cho cả một thế hệ đã từng sống qua và cho cả tuổi trẻ ngày nay đang muốn tìm về. Ðó là CD ?oNhững Nụ Mầm Mới? do trung tâm băng nhạc Thúy Nga Paris vừa phát hành vào hôm 8 Tháng Hai vừa qua.
    ?oNhững Nụ Mầm Mới? gồm 10 bài hát cũ của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn sáng tác trước năm 1975, vào thời gian ông say sưa với nhạc tình. Ðó là Cuối Cùng Cho Một Tình Yêu, Chiều Một Mình Qua Phố, Bốn Mùa Thay Lá, Ru Em, Rừng Xưa Ðã Khép, Ðêm Thấy Ta Là Thác Ðổ, Tình Xa, Ru Em Từng Ngón Xuân Nồng, Hoa Vàng Mấy Ðộ và Tạ Ơn.
    Nói về tên gọi của CD này, Lệ Thu tâm sự với Người Việt: ?oKhông có gì là bí hiểm. Ðây là một đoạn trong lời ca của bài ?oBốn Mùa Thay Lá? mà Thu thấy rất thích. Lời ca ấy như sau: ?~...Những nụ mầm mới để lại trong cõi thiên thu... ?T ?T Anh thấy không, nó như có một cái gì ?ovĩnh cửu? dù chỉ là mới chớm lên và cho dù là bốn mùa vẫn thay lá.?
    Vâng, nói gì đến lời trong những ca khúc của Trịnh nữa chứ. Nó hay và ẩn tàng ý nghĩa tưởng như không có gì hay hơn được.
    Lệ Thu, tiếng hát lênh đênh cả một quá khứ, triền miên sang hiện tại và vọng đến tương lai. Vào những năm tháng trước 1975 Lệ Thu hình như ít hát đến nhạc của Trịnh Công Sơn. Vì người ta còn mê đắm đến Lệ Thu trong ?oChiều tà? của F. Schubert do Phạm Duy dịch lời Việt. Vì người ta còn xót đau trong tiếng hát ?oNửa hồn thương đau? với ?oLệ đá? của Trần Trịnh. Vì người ta còn vời vợi khi Lệ Thu thủ thỉ ?oNghìn trùng xa cách? và cất bước ?oSang ngang? với nhạc của Ðỗ Lễ. Nhưng Lệ Thu đã đến với Trịnh Công Sơn, đến trước cả Khánh Ly, đến với ?oTình xa?, với ?oRừng xưa đã khép? để bây giờ, một thời vọng lại, Lệ Thu đẩy cả một quá khứ trở về qua CD ?oNhững nụ mầm mới?.
    ?oXưa Thu hát ít có sự rung cảm so với bây giờ?, Lệ Thu nói thế và tiếp: ?oBây giờ tâm hồn Thu hình như lắng đọng đi. Không còn những xao xuyến tuổi trẻ, không còn những lô xô của lớp sóng trào yêu cuồng sống vội thời chinh chiến. Có đó hôm nay, mất hút ngày mai, không kịp để nhận ra cái mà Trịnh Công Sơn đã viết ?~Từ lúc đưa em về, là biết xa nghìn trùng?T. Bây giờ Thu có thể thấy được cái sâu lắng của người nhạc sĩ khi sáng tác ca khúc mà Thu đã chọn. Thấy được để hòa tan rồi chắt chiu vào tiếng hát gửi đến cho người người.?
    Lớp trẻ yêu nhạc ngày nay, có thể bần thần tự hỏi sao nhạc ngày xưa rã rời thê thiết thế? Sao không chộn rộn hối hả như những top-hit bây giờ. Thì, hãy nghe Lệ Thu trả lời trong CD 10 khúc nhạc tình của Trịnh Công Sơn do trung tâm Thúy Nga vừa phát hành. Tiếng hát Lệ Thu đưa cả một quá khứ trở về, nói cho tuổi trẻ hiểu rằng cuộc sống khi ấy đã có những lớp sống xô yêu cuồng sống vội của cuộc đời thực gắn với nỗi chết không rời từ chiến tranh đem lại từng giờ, từng phút. Người ta khát khao cuộc sống yên bình, để nếu có đau chăng là đau cho chuyện ?oCuối cùng của một tình yêu? hay của một cuộc tình thơ bị cuộc đời đẩy trôi thành xa khuất vào ?oTình xa?. Nhạc tình thê thiết ấy, bây giờ là quá khứ và vừa được Lệ Thu nhắc lại, không bằng cái thê thiết đã qua mà bằng cái rụng rời của âm thanh từ hòa âm mới mẻ đầy thanh sắc mới do chính Lệ Thu thực hiện với những nhạc sỹ trẻ như Sỹ Dự, Phạm Hữu Tâm...
    Giới xưa đã từng hòa hồn trong tiếng hát Lệ Thu từ phòng trà Tự Do vào những năm đầu của thập niên 1960, rồi qua những năm tháng thênh thang nhạc tình của các nhạc sĩ Phạm Duy, Từ Công Phụng, Trịnh Công Sơn, Cung Tiến, Trần Trịnh, Phạm Mạnh Cương...
    Gần cả chục năm sau đó người yêu nhạc ngẩn ngơ thiếu vắng tiếng hát Lệ Thu, thiếu vắng cả một quá khứ. Bây giờ, qua gần hai chục năm Lệ Thu trở lại. Lệ Thu đã hát nhiều, đâu đâu Lệ Thu cũng được mọi người trẻ già luyến nhớ. Lệ Thu kể: ?oCó những buổi hát, Lệ Thu đã phải hát đến cả chục bài liên tiếp. Như mới đây nhất, vào ngày 20 Tháng Giêng vừa qua tại Seattle, Thu đã phải hát liên tiếp đến 21 bài liền theo yêu cầu của khán thính giả. Không mệt đâu vì khi Thu đứng trên sân khấu, Thu chỉ còn thấy những lênh đênh của nhạc đưa mãi mình đi. Ðến khi ngưng nghỉ cũng ngạc nhiên là sao mình có thể có sức đến thế.?
    Người ca sĩ có tiếng hát ?oNửa hồn thương đau? hình như thời gian đã bất lực trước giọng ca từng làm chìm đắm hồn người. Cũng, hình như thời gian chỉ có thể trau chuốt thêm cho giọng ca ấy đi sâu lắng vào tâm tình của nhạc sĩ đã sáng tác bài ca ấy để rồi truyền hết được đến cho người nghe. Những trung tâm băng nhạc lớn ở hải ngoại vẫn trân quý tiếng hát Lệ Thu trong những tác phẩm chính của họ và cho đến nay, Lệ Thu vẫn là tiếng hát triền miên cho mọi lớp tuổi.
    Hỏi Lệ Thu về mong muốn hiện nay là gì, Lệ Thu ngần ngại cho biết: ?oÐược hát cho những người ở lại nghe vì qua những phản ảnh từ trong nước, Lệ Thu được biết không chỉ có giới người xưa yêu thích mà cả tuổi trẻ mới lớn lên sau này cũng háo hức muốn được nghe tiếng hát Lệ Thu.?
    Lệ Thu dự tính sẽ ra mắt CD này vào cuối Tháng Năm. Hỏi sao để lâu thế, Lệ Thu mỉm cười trả lời: ?oCũng phải chờ cho Nụ Mầm Mới hé thêm hương sắc Xuân chứ.?

    Nguyên Huy
  8. haiauvocanh

    haiauvocanh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/05/2002
    Bài viết:
    672
    Đã được thích:
    0
    Chuyện Trò Trên Mạng (15/02/06) với ca nhạc sĩ Phạm Khải Tuấn
    [​IMG]
    Người Việt Online kính mời quý độc giả tham dự buổi Chuyện Trò Trên Mạng với ca nhạc sĩ Phạm Khải Tuấn lúc 7 giờ tối Thứ Tư, 15 tháng 2, 2006 nhân dịp CD "Tình Khúc Phạm Khải Tuấn - Chỉ Có Riêng Em" vừa được Trung Tâm Asia phát hành.
    Phạm Khải Tuấn tên thật là Phạm Thanh Cường. Ba, mẹ Khải Tuấn người gốc Nam Định, là dân di cư năm 1954 nhưng Tuấn và 5 anh chị em trong nhà đều sinh ra ở trong Nam.
    Tuấn sinh ra ở Sài Gòn, Gia Định nay là quận Bình Thạnh. Đi học cấp 1, 2, 3 và lớn lên cũng tại đó. Có lẽ ông trời thương nên tự nhiên cho Tuấn món quà quí giá là có chút máu âm nhạc trong người. Năm 13 tuổi, Tuấn viết bài hát đầu tiên dù chưa đi học một chút gì về âm nhạc. Năm đó cũng là năm Tuấn lần đầu tiên được ngồi trên cây Piano và đánh mò... nghĩ gì thì đánh đó.. mò theo những bài học Piano của người chị thứ 3 trong gia đình. Sau đó, được 1 ông thầy tới nhà dậy piano được khoảng 6 tháng thì cả nhà vượt biên, phải bán đàn... hồi đó cây đàn của gia đình Tuấn dùng là mua lại của nhạc sĩ Văn Phụng từng xử dụng qua...
    Đây là giai đoạn Tuấn học mò lấy cả Piano, Guitar, Harmonica, Bass, trống... sáng tác, đánh nhịp, hát.... v....v.... nhờ Tuấn sinh hoạt với ca đoàn nhà thờ. Tuấn học được rất nhiều nhờ những năm tháng sinh hoạt trong ca đoàn. Sau này khi đã lớn, Tuấn vẫn tiếp tục sinh hoạt trong ca đoàn nhà thờ, lập ca đoàn thiếu nhi, dậy các em nhỏ hát, dậy đàn bằng kinh nghiệm cá nhân... chơi nhạc, lập ban nhạc, làm MC, làm one man band...., làm thơ, viết bài cho báo, viết và dịch nhạc, làm hoà âm... làm rất nhiều chuyện liên quan tới âm nhạc.... Tuấn cũng học thêm ở trường bất cứ lúc nào có cơ hội và thời gian.... Thời gian thấm thoát trôi qua.... từ lúc bắt đầu chập chững những nốt nhạc đầu tiên cho tới bây giờ là một quãng đời khá dài.... với nhiều vui buồn lẫn lộn....
    Trong những năm vừa qua, Tuấn có xuất hiện trên trung tâm Thuý Nga 2 lần, lần đầu trong cuốn Thuý Nga Paris by night số 61, Tuấn trình bày kiểu MTV 1 nhạc phẩm của chính Tuấn sáng tác, bài "Cuộc tình đã mất", hồi đó là cuối năm 2001. Qua năm 2002 tới giữa năm 2003, Tuấn đi ngao du sơn thuỷ... khắp nơi mà chủ yếu là Việt Nam.... Tuấn ở lại VN một thời gian khá dài để đưa những bản nhạc của mình sáng tác ra trước công chúng. Đây là thời gian Tuấn sáng tác khá nhiều và để lại Việt Nam khoảng 30 nhạc phẩm, những bài hát này Tuấn phải dùng những tên nhạc sĩ. Những nghệ danh khác nhau vì luật pháp VN còn rất khó khăn cho nhạc sĩ Việt kiều muốn phổ biến âm nhạc ra trưóc công chúng VN. Dưới đây là 1 số bài mà các ca sĩ VN đang xử dụng của Tuấn:
    "Cơn mưa chiều nay" do Châu Gia Kiệt, Lâm Hùng hát, "Đời hát cho người" Châu Gia Kiệt hát, "Đừng cho tôi biết em dối gian" do Lâm Hùng hát, bài này Tuấn cũng đã thu hình cho đài truyền hình văn nghệ VN tại Cali của bác Lưong Văn Tỉ nhưng không biết họ đã phát hành chưa, Tuấn quay bài này sau khi mới viết xong, đó là vào năm 2002. "Tình yêu vượt thời gian", "Phi trường ly biệt" mà có người đổi thành phi trường biệt ly do Lưu Gia Bảo hát.... "Cuộc tình đã mất 1, 2" do Khánh Đăng hát (Bài số 1 thì Tuấn đã hát trên thuý nga và Huy vũ cũng đã từng hát qua. "Hãy yêu em đi" do Hoàng Châu hát, "Vai phụ" Tuấn cũng đưa cho Hoàng Châu hát, sau này trung tâm Thuý Nga có mua lại cho Loan Châu trình bày trong cuốn Thuý Nga 72 mà Tuấn cũng có xuất hiện. "Cho em ra đi" do Lâm Hùng hát (Có mấy bài hát của Tuấn sáng tác nhưng Lâm Hùng vì xin phép dưới tên Phạm Khải Tuấn không được nên trên những video clip nhạc ở VN, Lâm hùng phải ghi là do Lâm Hùng sáng tác. "Dốc phố mùa xuân" do Lam Trường trình bày trong "Duyên dáng VN 11", "Cuộc tình chia đôi" mà không biết bên VN đổi thành tựa đề gì nữa... vì dạo sau này các trung tâm và các ca sĩ VN cứ đổi tên tựa bài, đổi tên tác giả, đổi cả lời hát của Tuấn ,nhiều khi có cho Tuấn biết, có hỏi ý kiến nhưng đa số là không vì họ sợ cơ quan kiểm duyệt không cho phép nên tự ý đổi tên tuổi tùm lum cả. "Tán tới luôn" do Khánh Đăng hát, "Lần đầu tiên mình yêu", Trái tim bên lề 1, 2, 3.... Ở VN chỉ có bài trái tim bên lề 1 là được đứng tên của Phạm Khải Tuấn, còn bài số 2 và 3 thì cũng như số phận của những bản nhạc khác của Tuấn.... đều bị đổi tên, đổi tác giả.... vì cục nghệ thuật biểu diễn và các sở văn hoá thông tin đều ra sức làm khó dễ.... nhạc sĩ..... Buồn cười là bài Trái tim bên lề số 2, có người còn đổi thành "kẻ bên lề đời em".... Tuấn coi Video vừa buồn cười, vừa tức... vừa bực bội.... nhạc của mình, con tinh thần của mình được các ca sĩ yêu thích, được khán giả yêu cầu nhưng lại không được cho phép nhận cha.... nên,..... những bài hát của Tuấn đều phải chịu chung số phận là nhận cha nuôi, khoác những cái tên khác nhau và khán thính giả khắp nơi rất ít người biết được thật ra tác giả là Phạm Khải Tuấn. "Lỡ yêu em rồi" Khải Tuấn đưa cho Hoàng Thanh hát cho trung tâm Rạng Đông, "Tình khô" đưa cho Đăng Minh hát, "Quay gót âm thầm, Như bao cô gái khác" đưa cho Vũ Hà, "Em ở đâu", Giấc mơ có em" đưa Châu Gia kiệt, "Hạnh phúc mong manh" đưa cho Phương Thanh mà Thanh có hát trong quà tặng âm nhạc, "Mối tình chàng sinh viên" đưa Khánh Đăng, "Duyên gặp gỡ" , "Trái tim tật nguyền", "Anh đã hiểu tình em", "Cô đơn đêm mưa" đưa Châu Gia Kiệt, và còn rất nhiều bài khác Tuấn đưa cho trung tâm Đồng Dao, để ở các phòng thu của các nhạc sĩ....Tuấn quan niệm rằng mình có khả năng sáng tác được, nói lên được những tâm trạng mà người đời trải qua, nếu ai có cùng tâm trạng thì họ sẽ thưởng thức.... càng nhiều người hát thì càng tốt.... nhưng người cha đẽ ra những bài hát này phải được cre***, phải được hưởng những lợi ích, thành quả của những đức con tinh thần này đem về... nhưng tại vì sự khó khăn, sự trì trệ,
    Giữa năm 2003, Khải Tuấn trở về Canada sau vài năm ở tại Mỹ và Việt Nam... Tuấn tiếp tục sinh hoạt âm nhạc tại hải ngoại. Cuối năm này, trung tâm Thuý Nga có mời Tuấn xuất hiện trong cuốn 72 để cùng vời Kỳ Duyên giới thiệu bài "Vai phụ" của Tuấn do Loan Châu hát. Chị Thuỷ của trung tâm Thuý nga là 1 người rất tài giỏi, anh Thi chồng của chị thì hiền lành, chú Lai thì học thức, anh Tùng Châu thì nổi tiếng. Bên trung tâm Thuý Nga thì Tuấn chỉ biết có tới đó. Cùng thời gian này, anh Trúc Hồ của trung tâm Asia có gọi Tuấn và gọi Tuấn hát cho Asia. Vì trung tâm Thuý Nga chỉ xử dụng khả năng sáng tác của Tuấn mà không dùng tới giọng ca của Tuấn nên được anh Trúc hồ mời vào Asia với tư cách mới... một ca sĩ, nhạc sĩ... nên Tuấn đã rất vui nhận lời cộng tác. Thời gian này Tuấn rất là hân hạnh vì cùng 1 lúc được 2 trung tâm lớn nhất ở hải ngoại mời lên sân khấu lớn. Ngoài ra, nhạc của Tuấn cũng được hầu hết các trung tâm hải ngoại dùng qua. . . .
    Thời gian vừa qua, Khải Tuấn cũng được nhiều nơi mời đi hát và giới thiệu những nhạc phẩm của Tuấn, cũ cũng như mới. Đi tới đâu Tuấn cũng nhận được rất nhiều sự yêu thương, tôn trọng, khuyến khích của khán thính giả khắp mọi nơi. Phạm Khải Tuấn xin cám ơn toàn thể quí vị. Nếu không có khán giả.... không có fans, không có sự ủng hộ của quí vị trong suốt thời gian qua, có lẽ Khải Tuấn đã bỏ cuộc từ lâu rồi. Những nơi Tuấn đã đi qua, bao giờ Tuấn cũng được yêu cầu hát những bài hát do chính mình sáng tác. Đây là một số bài.... Tuấn đã cho ra mắt ở hải ngoại qua CDs hoặc băng video: "Cuộc tình đã mất 1,2" (Khải Tuấn, Huy Vũ) , "Trái tim bên lề 1,2,3" (Bằng Kiều, Nguyễn Hưng, Lâm Minh, Khải Tuấn, Châu Tuấn, Minh Thông, Lương Tùng Quang, Tú Quyên), "Quả tim khô máu" (Tiến Dũng, Nguyễn Hưng), "Vai phụ", "Anh hãy nói", "Ghen tương", " (Loan Châu), "Tán tỉnh" (Hạ Vy), "Chia tay" (Lâm Thuý Vân), "Lỡ yêu em rồi" (Tiến Dũng, Bằng Kiều), "Như ngày với đêm" (Bằng Kiều, Lương Tùng Quang), "Lỡ làng" (Gia Huy, Hạ Vy), "Chỉ còn 1 đường sống" (Brenda lê), "Nhớ" (Nguyễn Thắng), "Trái tim đổi thay" (Huy Vũ).... và một số bài khác nữa mà Tuấn không nhớ hết....
    Ngoài 2 lần xuất hiện trên Thuý nga và từ lúc cộng tác với trung tâm Asia từ cuốn 43 tới giờ, Tuấn cũng đã từng quay mấy bài video clip cho bác Tỷ đài truyền hình văn nghệ VN hồi trước năm 2001 và 2002. Trong Asia 43, Tuấn cùng với 2 bạn Minh Thông và Châu Tuấn hát tam ca liên khúc Trái tim bên lề 1, 2, 3 của Tuấn sáng tác, trong cuốn Asia 44 hát bài "Tình yêu vụt sáng'', lời Việt của Khải Tuấn viết và trong cuốn 50 sắp ra, Bảo có bảy cô vợ, đóng bài này rất là vui.... bài này là trong phim Vi tiểu bảo, Tuấn thấy hay hay nên viết lời Việt và hát chung với khả tú... Sau đó, còn một số bài khác nữa, đa số những bài này là nhạc Hoa, lời Việt của Tuấn và trang phục như phim trung hoa.
    Dự tính trong tương lai của Phạm Khải Tuấn ? Tuấn rất hi vọng được khán giả tiếp tục ủng hộ và yêu mến, dõi theo từng bước những sinh hoạt nghệ thuật của Khải Tuấn. Ngoài khả năng sáng tác và ca hát, Tuấn còn làm thơ, làm MC, xử dụng một số nhạc cụ khác nhau. Giấc mơ lớn nhất của Tuấn là có 1 trung tâm riêng để giới thiệu những sáng tác của mình cũng như có phương tiện để đưa khả năng của Tuấn tới gần quí vị khán giả khắp nơi. Tuấn sẽ cố gắng làm việc thật nhiều để giấc mơ được trở thành sự thật. Hơn nữa, Tuấn rất mong muốn được làm quen với tất cả các bạn, quí vị khắp nơi có những khả năng riêng biệt, đặc biệt... và mong rằng Tuấn sẽ có dịp được cộng tác làm việc chung với quí vị trong thời gian sắp tới. Cầu mong Thượng đế thương và cho Tuấn thực hiện được giấc mơ này.

  9. haiauvocanh

    haiauvocanh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/05/2002
    Bài viết:
    672
    Đã được thích:
    0
    Ngày mai là đến ngày Valentine14/ 2 - ngày lễ tình nhân rồi một lần nữa xin gửi lời chúc Hạnh Phúc đến tất cả các bạn
    [​IMG]
  10. haiauvocanh

    haiauvocanh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/05/2002
    Bài viết:
    672
    Đã được thích:
    0
    Cuộc đời ca sỹ Randy ( tên thật Trần Quốc Tuấn )
    http://www.mediamungo.com/media/mediamungo.php?num=989&file=Ca_si_Randy.mp3
    NỀN ÂM NHẠC HẢI NGOẠI
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này