1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Public : Nơi dành riêng cho những người yêu thích dòng nhạc Việt được trình bày tại hải ngoại!

Chủ đề trong 'Âm nhạc' bởi closeyoureyes, 30/05/2003.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. haiauvocanh

    haiauvocanh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/05/2002
    Bài viết:
    672
    Đã được thích:
    0
    TRƯỜNG VŨ Wedding Pics
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
  2. haiauvocanh

    haiauvocanh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/05/2002
    Bài viết:
    672
    Đã được thích:
    0
    PIX CA SĨ QUANG LÊ TRONG
    CHƯƠNG TRÌNH PARIS BY NIGHT 80 - TẾT

    [​IMG]
  3. haiauvocanh

    haiauvocanh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/05/2002
    Bài viết:
    672
    Đã được thích:
    0
    ĐỌC GIẢI TRÍ : Nhạc phẩm " Xuân Tha Hương "
    Năm mươi năm trước đây, Phạm Ðình Chương đã viết cho chúng ta Xuân Tha Hương, với trái tim còn đầy ắp hình ảnh của miền Bắc thân yêu đã bị chia cắt từ Hiệp Ðịnh Genève 54.
    Theo lời tác giả, bài Xuân Tha Hương được dùng trong một phim do đạo diễn Joseph Mankiewicz dựng từ truyện cùng tên của Graham Greene vào năm 1958. Truyện này được quay lại thành phim lần thứ hai vào năm 2002.
    Trong các ca khúc về Xuân của Phạm Ðình Chương, đây là bài có nhạc thuật cao nhất. Nói như nhạc sĩ Nghiêm Phú Phi, một bạn thân của ông, nhạc Phạm Ðình Chương quả là ?ocao mà không xa?. Riêng với Xuân Tha Hương thì lại rất gần vì từ nửa thế kỷ nay, chúng ta đã có biết bao Mùa Xuân xa nhà rồi.
    Nếu Ly Rượu Mừng là ca khúc ai cũng nhớ, cũng yêu thích và hò hát rất vui trong ngày Tết vì dễ hát dễ nhớ, thì Xuân Tha Hương là khúc nhạc Xuân để hát một mình, trong nỗi ngậm ngùi.
    Phạm Ðình Chương viết bài này khi mới 27 tuổi.
    Chúng ta hãy so sánh với các sáng tác của lớp tuổi 30 thời nay mới thấy một khoảng cách rất xa. Ông viết với kỹ thuật già dặn của một Dương Thiệu Tước hay Vũ Thành trong loại ca khúc nghệ thuật.
    Sau bốn câu của đoạn đầu...
    Ngày xưa Xuân thắm quê tôi...
    Sống bao Xuân lạnh lẽo âm thầm
    Phạm Ðình Chương chuyển qua đoạn hai
    Hoa xưa dần qua biết bao kỳ đơm bông...
    Mắt huyên lệ rưng rưng sầu héo đến bao giờ
    trước khi trở lại giai điệu ban đầu
    Chiều nay lê bước phiêu du...
    Ðể sống vui quê mẹ lúc Xuân về.
    Rất nhiều ca khúc thật hay đã có kể kết thúc như vậy, tròn trịa tràn đầy, vuông vức có thủy có chung, một ca khúc có ?ocarrure?. Khác hẳn những bài mà người ta có thể ngừng đâu cũng được như loại truyện tình không đoạn kết, trong đó có Buồn Tàn Thu của Văn Cao.
    Nhưng Phạm Ðình Chương không dừng tại khuôn khổ ấy
    Ông viết một chuyển đoạn trên nhịp luân vũ còn dìu dặt hơn, như trong một giấc mơ, nhờ rất nhiều vần trắc:
    Xuân tới muôn cánh hoa nở bay khắp nơi
    Hương khói lan dưới mưa nhẹ rơi phơi phới
    Chiều dâng, sầu lắng, trên đường về mịt mùng
    Mây Tần ơi cho nhắn bao niềm thương.
    Sau đoản khúc có thể là điệp khúc ấy, người ta mới trở lại hai đoạn chính ở ban đầu.
    Hai đoạn chính này là để tả tình, tả nỗi nhớ gia đình trong buổi Xuân về. Ðoạn sau cùng mới là tả cảnh, mà là cảnh Xuân miền Bắc, mưa phùn rơi trên hoa đào phơi phới.
    Cảnh Xuân ấy mịt mùng tan loãng trong áng ?omây Tần?, một biểu tượng của nỗi nhớ nhà mà mọi người cùng thế hệ với tác giả đều biết. Cũng vậy, thời ấy, người ta hiểu ý tác giả ở câu ?omắt huyên? là mắt của mẹ hiền. Sau này, ông dễ dãi chấp nhận ?omắt hoen lệ rưng rưng sầu héo đến bao giờ? vì âm ?otrầm bình thanh? của chữ đó. Nhưng, thời nay, nhiều người vẫn nghe ra là ?omắt huyền?. Hình ảnh mẹ già của Xuân xưa đã nhòa trong đôi mắt huyền mơ của tình yêu đôi lứa! Xưa và nay có khác xa.
    Viết từ năm 1956, Xuân Tha Hương vì vậy đã báo hiệu cho những bản tình ca tuyệt vời mà Phạm Ðình Chương sáng tác sau này từ ý thơ Thanh Tâm Tuyền, Trần Dạ Từ, Du Tử Lê, Hoàng Anh Tuấn hay Nguyên Sa, Ðinh Hùng...
    Nhạc thuật cao và sang nhưng không xa không khó của Phạm Ðình Chương khiến những bài thơ tình hay nhất đã trở thành phổ biến trong dân gian và còn mãi với chúng ta
    . Ðặc biệt hơn cả, Phạm Ðình Chương viết các tình khúc ấy khi còn ở nhà. Ngay tại Sài Gòn, dù chưa đi ngoại quốc, chưa hề đặt chân lên nước Pháp, ông đã viết những tình khúc nhất.
    Quả thật là đã một thời ó phong cách nghệ thuật rất mới chính là nhờ những bài như Dạ ?oTâm? Khúc, Bài Ngợi Ca Tình Yêu hay Nửa Hồn Thương Ðau của Phạm Ðình Chương.
    Khi viết Xuân Tha Hương, ông có thể nhớ về Hà Nội hay quê mẹ ở Sơn Tây. Ngày nay, khi hát Xuân Tha Hương, chúng ta lại nhớ đến Tổ Quốc thân yêu của những người con xa xứ
    Và tìm nghe nhạc Xuân ở trong nước thì lại thấy hương sắc của ngoại ô Hương Cảng.

  4. haiauvocanh

    haiauvocanh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/05/2002
    Bài viết:
    672
    Đã được thích:
    0
    Hồi chuyện : Khánh Ly gặp Lại Trịnh Công Sơn
    [​IMG]
    đâu và bao giờ cũng vậy, mỗi khi nghe tiếng anh nói cười, tôi đều cảm thấy một nỗi yên tâm vô cùng... "Ồ, Mai hả, có qua không". Tôi cườị.. "Em cũng chưa biết tính sao, để xem đã nghe anh..." Miệng thì nói vậy, sáng hôm sau tôi đã có mặt ở phi trường. Chuyến bay cất cánh lúc 7 giờ sáng.
    Trời lúc đó đã sang tháng 4. Tuyết vẫn phủ trắng xóa 2 bên đường từ phi trường về nhà. Hình như cái gì vào lúc sắp hết cũng mạnh mẽ thêm, như ánh lụa, như cơn nắng, như mùa đông, như tình yêu - rồi mới chịu dứt hẳn, mới chịu buông tay chấp nhận. Cũng may, tôi chuẩn bị áo lạnh đầy đủ vậy mà cũng không tránh khỏi những suýt xoa.
    Tôi đi thẳng lên lầu, rón rén bước vào phòng. Anh đang ngủ. Giấc ngủ buổi chiều. Khuôn mặt gầy, xương xương góc cạnh. Cái kính gọng vân vân như đồi mồi để trên cái bàn nhỏ đầu giường. Anh gầy quá. Tôi bước lại gần anh hơn. Rất nhẹ nhàng tôi cúi xuống nhìn sát mặt anh. Tôi không nghe thấy hơi thở của chính mình. Tự dưng tôi muốn hôn lên trán anh. Tôi không làm thế. Tôi muốn nắm lấy bàn tay rất gầy có những ngón thon dài, đặt trên ngực. Tôi không làm thế. Và cũng rất nhẹ nhàng như khi bước vào, tôi ra ngoài phòng khách ngồi nói chuyện với Tâm, Tĩnh, và anh Thích.
    Anh bước ra, tay vuốt tóc, tay chỉ tôi ... "A, tới rồi. Tới hồi nào vậy?" Giọng anh không hề có chút ngạc nhiên, làm như cái chuyện tôi đến, anh đã biết. Ngày xưa cũng thế. Chúng tôi ôm choàng lấy nhau và đến lúc này tôi mới cảm nhận rằng chúng tôi thực sự có nhau. Không phải trong một giấc mơ kéo dài 17 năm. Tất cả chúng tôi ngồi bên nhau. Hình như chưa bao giờ chúng tôi nói với nhau nhiều dù ở bất cứ một đề tài, một lãnh vực nào. Hình như chúng tôi có cách nói mà chỉ hai chúng tôi hiểu được. Một cách nói ở bốn con mắt im lặng. Cũng có lúc, cả hai chúng tôi bị lôi cuốn vào câu chuyện vui của mọi người. Nhưng đó là những điều hoàn toàn không dính líu, liên quan đến những điều thực sự chúng tôi muốn nói với nhau. Tất cả những điều cần nói, chính là những điều không bao giờ nói ra bằng lời.
    Buổi chiều tuyết rơi kín mặt hồ, chúng tôi đi bên cạnh hàng cây đầy hoa. Hoa tuyết. Nói chuyện bâng quơ, không có gì rõ ràng được đặt ra, không có gì thắc mắc, không có khoảng cách 17 năm để phải ngỡ ngàng. Tôi ngỡ như vừa từ Saigon vào Huế thăm anh. Anh từ Huế vào Saigon. Chúng tôi uống cafe tại La Pagode. Tôi tưởng sẽ có nhiều điều, để hai anh em nói với nhau. Nhưng cả hai đều không nói gì cả.
    Bao nhiêu ngày tháng đã đi qua giữa chúng tôi. Anh vẫn không bao giờ thay đổi. Tôi cũng thế. Cả hai không có những thắc mắc về đời sống của nhau bởi 30 năm trước đã không hỏi thì 30 năm sau cũng không hỏi... Tôi quý những giây phút ở bên anh và tôi nghĩ anh sẽ nói với tôi điều cần nói, nếu có. Anh im lặng cũng có thể vì những điều anh nghĩ, anh muốn, không còn cần thiết phải nói ra.
    Trong một căn phòng, không phải bên cạnh sông Hương mà ở ngay giữa lòng thành phố Montreal. Bên ngoài tuyết rơi, chúng tôi ngồi với nhau, những người bạn cũ. Hát lại những bài hát ngày xưa. Hoặc những tình ca mới. Mỗi người một ly rượu, khói thuốc mù mịt, mỗi người ngồi sát nhau trên chiếc thảm, trước lò sưởi... Không ai cảm thấy lạnh. Không chút lạnh lẽo nào giữa chúng tôi trong căn phòng nhỏ. Anh hát đi. Không, Mai hát đi. Giang hát đị Mai ngâm thơ đi...
    "Mà sao giấc ngủ không dài. Mà đêm không ngắn mà trời cứ mưa. Ở đây tôi sống như thừa. Có đem men rượu tẩm vừa lòng nhau" (NB)
    Cũng mùa đông, một đêm nào đó, 1974 ở nhà anh chi Lê, ở Huế. Ngôi biệt thự bên cạnh sông Hương. Ngoài trời cũng tối và lạnh như đêm nay. Mùa đông ở Huế. Chúng tôi cũng ngồi bên nhau như hôm nay. Lúc đó tôi vừa 30 tuổi. Tóc vẫn còn xanh. Lòng còn tha thiết yêu đời sống. Một buổi sáng tôi bỗng thấy mặt trời lên cùng tôi và biển cả. Nước mắt tôi tuôn như mưa. Tôi nhớ mùa đông ở Huế. Mùa đông ở Huế và anh.
    17 mùa đông lặng lẽ đi qua, tôi vẫn nhớ những ngày âm u lạnh lẽo của Huế. Tôi có thể quên nhiều điều, tôi có thể quên tất cả để chỉ nhớ về những con đường của Saigon - nơi tôi đã ở và đã từ đó ra đi... nhưng không bao giờ tôi quên được những ngày tháng ngắn ngủi, vội vàng ghé Huế. Ðến vội vàng. Ði vội vàng mà chẳng thể nào quên được. Một thứ tình lạ thường đã trói buộc Huế trong trái tim tồị Một trói buộc mơ hồ nhưng mạnh mẽ, đằm thắm. Tôi lớn trong hơi thở có Huế. Chính Huế cho tôi hơi thở.
    Bây giờ là cuối đông. Những bông tuyết bay trong chiều, đậu trên những cành cây trụi lá, gầy guộc. Chúng tôi đi bên nhau. Tia nắng dịu dàng đậu trên những bông hoa nhỏ bé, lấp lánh, tấm thảm dầy trắng tinh, chỉ có vết chân bé nhỏ của những chú sóc nghịch ngợm chạy tới ăn những hột bắp rang no bụng mà anh liệng ra để dụ chúng lại gần. Anh cười vui, ánh mắt long lanh thơ dại. Tôi ít thấy anh cười mà cũng không bao giờ thấy anh tỏ vẻ buồn bã.
    Chúng tôi tìm đến một thân cây lớn, một nửa ngập dưới tuyết, ngồi nghỉ chân. Tuyết vẫn rơi. Chỉ có hai chúng tôi giữa một vùng trắng mênh mông yên lặng. Chẳng lẽ không có gì để noí, không còn gì đáng nói sau mười mấy năm vắng nhau? Có chứ. Anh đã noí, không phải với riêng tôi, mà ở những bài hát. Tôi đã nghe và hiểu từ đó...
    "Có đường xa mà gió chiều quạnh quẽ. Có hồn ai đang nhè nhẹ sầu lên... Tôi là ai mà còn khi đau lẻ. Tôi là ai mà còn trần gian thế. Tôi là ai. Là ai. Là ai mà yêu quá đời này... Con diều bay mà linh hồn lạnh lẽo. Con diều rơi cho vực thẳm buồn theo..."
    Tôi bỗng thương anh thêm và càng quý trọng những giây phút bên anh. Cũng vội vàng, ngắn ngủi như những lần tôi ghé Huế. Tuy nhiên, tôi nghĩ, như thế có lẽ tốt hơn. Bởi vì những điều như thế đã cho tôi cái cảm tưởng là không hề bao giờ, giữa chúng tôi có cái khoảng cách 17 năm. Lá vẫn rơi trên lối chúng tôi đi. Những khóm hoa nắng vẫn lấp lánh trên đường chúng tôi đi. Tất cả vẫn rất còn rực rỡ.
    Quay về căn phòng nhỏ. Ánh lửa như hồng thêm, ấm áp thêm bên ly rượu màu hổ phách, cay nồng. Cởi áo lạnh ra, trông anh gầy hơn xưa nhiều song so với lần gặp nhau ở Paris 1989, anh có vẻ khỏe hơn. Bên cạnh anh là Hoàng Xuân Giang của quán Văn ngày xưa. Giang đã có vợ, con gái lớn rồi. Hoàng Xuân Sơn cũng đùm đề một gánh thê nhi nặng trĩu hai vai. Phạm Nhuận to béo hơn xưa, vui vẻ cười nói ồn ào bên cạnh Hoàng Xuân Sơn nhỏ nhẹ thư sinh. Hoàng Xuân Giang vạm vỡ khỏe mạnh như loài cây hoang trong rừng già và anh, anh mỏng manh và thật đằm thắm. Nhìn quanh, tôi thấy như mình đang sống trong thần thoại 20 năm là đây. Chỉ ở một buổi chiều cuối đông tại thành phố Montreal. Còn ai nữa nhỉ? Chắc chắn là còn thiếu một vài người. Trong tôi, một thoáng ngậm ngùi.
    Chúng tôi chia tay nhau, dưới ánh đèn đường vàng vọt, trước cửa nhà anh Quế. Mai gặp lại. Anh và tôi trở về nhà Tâm. Nỗi vui làm tôi khó ngủ như ngày xưa sau mỗi buổi hát, chúng tôi thường ngồi lại với nhau, chia cho cạn niềm vui còn sót lại. Những niềm vui không thể để vung vãi, bỏ phí. Phải uống hết, phải nuốt hết vào lòng. Chúng tôi đã sống bằng những niềm vui không nhiều trong đời. Tôi tự cho mình là cái bóng của anh và cũng được hưởng niềm vui đó.
    Tôi mở cửa phòng rất nhẹ. Anh đã ngủ yên. Chỗ tôi nằm cách chỗ anh một sải tay. Tôi khẽ nằm xuống, kéo mền len, nhắm mắt dỗ giấc ngủ. Tôi nghĩ lát nữa đây, khi mặt trời lên trên thành phố này, khi tôi thức dậy, tôi sẽ nhìn thấy anh. Tuyết vẫn bay ngoài cửa sổ nhưng ngày sẽ đẹp.
    Anh dậy rất sớm và việc làm đầu tiên trong ngày của anh là ra khỏi nhà. Tìm đến một quán Cafe, ngồi đó hút thuốc và nhìn người qua lại trên đường phố... "phải nhìn thấy mọi người, một ngày không thấy ai, buồn dễ sợ". Tôi nhìn anh cười không nói. Cái nhìn và nụ cười là câu trả lời. Ngày xưa anh cũng thế. Chúng tôi cùng nhau xuống phố. Vẫn im lặng đi bên nhau với nỗi hân hoan hạnh phúc không thành tiếng..." Mỗi ngày tôi chọn đường mình đi. Ðường đến anh em, đường đến bạn bè. Tôi chọn nơi này cùng nhau ca hát. Ðể thấy tiếng cười rộn rã bay..."
    Ðó là những điều rất thật thà anh đã nói, đã làm, để sau cùng "Tôi chợt biết rằng vì sao tôi sống, vì đất nước này cần một trái tim. Và như thế tôi đến trong cuộc đời. Và như thế tôi sống vui từng ngày. Ðã yêu cuộc đời này bằng trái tim của tôi".
    Tôi thấy anh yêu đời thật sự. Anh cười với ông Phạm Duy, ông Trầm Tử Thiêng, ông Duy Khánh và các bạn qua điện thoại. Anh hát và chỉ cho tôi, cắt nghĩa cho tôi những bài hát mới. "Nhớ đừng có hát như trả bài nhé.". Giọng anh hát khỏe hơn lần gặp ở Paris. "Thôi anh hát đi, anh hát hay hơn em". Anh cười, mắt anh cũng cười "Anh bao giờ cũng hát hay hơn Mai".
    Tôi bồi hồi nhớ lại những ngày tháng của nam 1967. Chúng tôi những người bạn nghèo, đến với nhau, gắn bó không ngờ. Gia đình anh giầu, gia đình Hoàng Xuân Sơn, Hoàng Xuân Giang cũng giầu, nhưng cá nhân chúng tôi đều nghèo. Một đĩa cơm chia hai, một điếu thuốc cũng hút, một ly cafe cũng uống. Chia nhau nằm ngủ trên những tờ báo nhầu nát trải dưới đất. Tình bạn, tình anh em nảy mầm ở đó. Quán Văn, cái tên quán dễ nhớ và dễ thương, mọc lên chơ vơ giữa lòng Saigon trăm ngàn màu sắc. Những tấm ván ép hư bể, được ghép lại, nhỏ hơn cái bếp ở đây, chỉ dành làm chỗ pha cafe. Mọi người tới tùy tiện tìm chỗ ngồi trên cái nền xi măng bỏ trống ngổn ngang gạch vụn và cỏ dại. Ðó là nơi gặp gỡ đẹp đẽ nhất của một thời tôi còn trẻ.
    Chúng tôi không hề biết ngoài đời có gì vui. Chúng tôi không cần biết vì niềm vui đã có. Rất đơn sơ mà thắm thiết không rời. Ðến với nhau qua sự run rủi của định mệnh. Không thề thốt, không hứa hẹn. Ðến và ngồi với nhau. Một lần rồi thì có nghĩa là mãi mãi. Giang đó, Sơn đó, Nhuận đó, Thảo đó, Anh và tôi... từ những ngày lăn lóc đó cho đến bây giờ vẫn không dời đổi. Qua những bài hát của anh, sự kết hợp những người trẻ thật khít khao vừa vặn. Ai đến cũng được, ai đi cũng được...
    "Em theo đời cơm áo. Mai ra phố xôn xao. Bao nhiêu ngày yêu dấu tan theo...". Tôi có cảm tưởng đó là một lời trách móc anh dành cho tôi. Rất dịu dàng như bản tính anh. Từ bao nhiêu năm nay, câu hát đó theo tôi như một vết thương. Ðời cơm áo quả thật đã cho tôi lắm ê chề, khổ đau, nhưng những ngày yêu dấu bên anh và bạn bè đã chẳng bao giờ tôi quên... dù đời sống có làm tan vỡ, có làm chìm sâu những mơ ước của một đời người - thì trong trái tim bầm dập của tôi, những ngày tháng cũ vẫn là một điểm son, là một bám víu cuối cùng và duy nhất...
    Khánh Ly

  5. NguoiKhongTenSo7

    NguoiKhongTenSo7 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/08/2005
    Bài viết:
    2.085
    Đã được thích:
    0
    có bác nào biết chỗ download những bài hát do ca sỹ lai Randy hát ko ạ? em tìm mãi trên net mà chả thấy đâu cả? hic
  6. haiauvocanh

    haiauvocanh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/05/2002
    Bài viết:
    672
    Đã được thích:
    0
    PIX CỦA MINH TUYẾT, BẰNG KIỀU , DƯƠNG TRIỆU VŨ , NGỌC LIÊN
    [​IMG][​IMG]
  7. haiauvocanh

    haiauvocanh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/05/2002
    Bài viết:
    672
    Đã được thích:
    0
    Bên Lề Đám Cưới Của Ca Sĩ Nhật Hạ
    NGUYỄN QUANG MINH
    Đám cưới của người ca sĩ khả ái, khả năng, khả tín Nhật Hạ dĩ nhiên là phải đông rồi.Cô là người ca sĩ không nổi tiếng về giọng hát, nhưng tấm lòng quí bạn, yêu bạn, tốt với bạn thì không thua ai. Nên khi được tin Nhật Hạ đám cưới, cả làng Bônsa, thiên hạ xúng xính chuẩn bị xiêm y để dự tiệc cưới, mừng tân lang và tân giai nhân.Đông và vui, đó là nhận xét chung cuộc của trên 600 khách tham dự tại một nhà hàng sang trọng bậc nhất tại Orange County.?oVăn nghệ sĩ đông như đại nhạc hội?? đó là một nhận xét của người tham dự.
    Theo ca sĩ Nhật Tùng, chuyện đám cưới, điểm chính mừng cho Nhật Hạ thì không có gì đáng bàn, vì tất cả đều hoàn hảo, cô dâu xinh đẹp bên chú rể đẹp trai, giàu có. Vài chi tiết đáng nói chăng, là chuyện ?obên lề? của bàn tiệc. Theo lời kể của Nhật Tùng, thì trong dịp này, MC Hồng Vân đã xuất sắc trong vai hướng dẫn chương trình. Cô đã ?ocứu mạng? bao nhiêu người MC có mặt tại bữa tiệc, vì mọi sự hớ hênh trong ăn nói, cô đều ?ocan đảm? gánh vác hết. Tỉ dụ như sau khi ca sĩ Lệ Thu vận dụng hết ?o10 thành công lực?, biểu diễn hết mức bài ?oNhư Cánh Vạc Bay? của Trịnh, thì MC Hồng Vân đã tức cảnh, mượn lời của một thực khách trong bàn, để khen Lệ Thu đã hát bài hát này quá hay, bài hát ?oNhư cánh?vịt quay?! Lệ Thu giận qúa, ngoe nguẩy ra về, theo lời Nhật Tùng kể, chính anh là người mặc áo khoác cho Lệ Thu, đưa chị ra xe, ngay sau lời ?okhen?! "Ăn mặc đẹp như một?Geisha? là lời MC Hồng Vân dành cho Ý Lan đã làm cả buổi tiệc ?olặng đi? 24.8 giây! (lời một chủ nhà hàng nhận xét).
    Dùng câu chuyện đùa trong bàn ăn, nói cho vui để mang lên sân khấu?làm thiệt là chuyện chỉ có MC Hồng Vân dám làm. Dùng lối ví von phim ảnh đang ăn khách để so sánh đại danh ca?với đại kỹ nữ để ?okhen? nhau thì?hết ý.
    Dù cho vô tình hay cố ý, bài học của MC Hồng Vân cũng đáng để?đời, nhất là những người mỗi khi thấy cái mirco phone thì y như rằng với phải vàng không bằng. Nếu MC là một nghề, thì cần có ?ocách nói? hơn là ?ogiọng nói?.
    Cứ xem ông Nguyễn Ngọc Ngạn, tuy thiếu thước tấc, khi ông đứng cứ tưởng ông...qùi, nhưng nhờ có ?ocái đầu? dí dỏm, nên đứng bên cạnh người đẹp Kỳ Duyên cao lêu khêu, ông vẫn là...ông, duyên dáng, đạo mạo, đường hoàng.

  8. haiauvocanh

    haiauvocanh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/05/2002
    Bài viết:
    672
    Đã được thích:
    0
    Valentine Hồng
    [​IMG]
    Hoa hồng, kẹo ngọt, trái tim, và những lời tình lãng mạn, âu yếm được tình nhân trên thế giới gởi tặng cho nhau vào ngày 14 tháng 2 mỗi năm. Nhưng có mấy ai còn nhớ đến nguồn gốc của ngày Valentine''s Day, ngày lễ Tình Yêu của tình nhân khắp nơi trên thế giới?
    Valentine là ai và tại sao chúng ta mừng ngày lễ Tình Yêu nhân danh vị thánh này? Nguồn gốc thật sự của ngày Valentine''s Day vẫn còn có nhiều điểm chưa được sáng tỏ. Theo nhiều chứng tích lịch sử tìm được cho thấy có đến 3 vị linh mục được phong thánh Valentine bởi giáo hội La Mã. Nhưng truyền thuyết về Valentine, một vị linh mục của đế quốc La Mã vào thế kỷ thứ 3 đã hi sinh đời mình nhân danh cho tình yêu đôi lứa, là đáng tin cậy nhất và phổ biến nhất. Vào thế kỷ thứ 3, hoàng đế La Mã Claudius đệ nhị đang gây chinh chiến khắp nơi nhằm mở mang bờ cõi của đế quốc La Mã. Ông ta cho rằng đàn ông độc thân sẽ trở thành những chiến binh giỏi hơn là đàn ông đã có vợ và gia đình. Đế quốc La Mã đang cần thêm binh sĩ, vì vậy Claudius đệ nhị đã ban lệnh cấm các chàng trai trẻ được thành hôn với người yêu. Linh mục Valentine, nhận thấy sự bất công của lệnh cấm này, đã làm làm trái lệnh của hoàng đế bằng cách vẫn bí mật cử hành hôn lễ cho các cặp tình nhân trẻ. Khi bí mật này được khám phá, hoàng đế Claudius đệ nhị đã ra lệnh xử tử linh mục Valentine.
    Cũng theo truyền thuyết kể lại, linh mục Valentine trong lúc bị giam ở trong tù, đã đem lòng yêu người con gái trẻ của người cai ngục. Cô gái này đã thường đến thăm ông trong tù trong thời gian ông bị giam cầm. Ngày 14 tháng 2, năm 270 công nguyên, tức là ngày ông bị xử tử, Valentine đã viết một lá thư tình gởi cho cô gái này, và ký ở cuối thư với dòng chữ "From your Valentine", một dòng chữ rất phổ biến mà thường được các cặp tình nhân sử dụng trong thư, thiệp, và quà tặng cho người yêu. Để ghi nhớ đức tính nhân từ, đồng cảm, dũng cảm, và nhất là công lao tác hợp đôi lứa của ông, giáo hội La Mã đã phong thánh ông là Saint Valentine. Đến thời trung cổ, thánh Valentine trở thành một trong những vị thánh phổ biển nhất ở Anh và Pháp.

    Hoa tặng chị Khánh Hà
    Bông hồng em tặng
    Người chị thân yêu
    Chỉ có bấy nhiêu
    Để tỏ tấm lòng
    Bao ngày nhớ mong
    Tiếng hát của chị
    Cao vút mê ly
    Bao la bát ngát
    Như lời biển hát
    Ru bờ đá em

  9. nhimcon

    nhimcon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/01/2002
    Bài viết:
    17
    Đã được thích:
    0
    Toi dang tim mot bai hat co doan nhu sau:
    "Em chi la nguoi dien trong vuon hoa tinh ai, em chi la nguoi say ben duong anh nhin thay. Anh di di nguoi dien ko biet nho va nguoi say ko biet buon....."
    Hinh nhu neu toi ko nham thi la bai mua dong cua em. Ai co bai nay` co the giup toi cho toi xin mp3 chat luon cao 1 chut ko?
    Cam on moi nguoi rat nhieu
  10. haiauvocanh

    haiauvocanh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/05/2002
    Bài viết:
    672
    Đã được thích:
    0
    Tác giả ca khúc ?oNếu Có Yêu Tôi? lên tiếng
    NGUYỄN QUANG MINH
    [​IMG]
    Nhạc sĩ Trần Duy Đức,tác giả ?oNếu có yêu tôi?ca khúc soạn từ bài thơ cùng tên của thi sĩ Ngô Tịnh Yên
    LTS: Báo chí trong nước, qua tờ Thanh Niên, đã đưa tin nhà thơ Ngô Tịnh Yên, hiện cư ngụ tại Nam Cali, Hoa Kỳ đã làm đơn khiếu kiện vụ việc bài thơ ?oNếu có yêu tôi? của chị, sau khi được nhạc sĩ Trần Duy Đức phổ thành ca khúc đã được trung tâm Khánh Ly thu vào CD với chủ đề ?oNếu Có Yêu Tôi? và phổ biến khắp nơi. Đánh đùng một cái, năm 2003, trong CD của ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng sử dụng lại bài hát, nhưng đã đổi tên tác giả và không có tên nhà thơ. Sau đó, bài hát này tiếp tục được sử dụng nhiều lần với các trung tâm khác, mà không màng tới tên tác giả (bài nhạc lẫn bài thơ). Sự kiện này đã được nhà thơ Ngô Tịnh Yên phản ảnh trên một số diễn đàn báo chí (Nhật Báo Viễn Đông và năm 2001, và báo Cười trong cùng năm). Nhân sự kiện này, Việt Weekly đã liên lạc được nhạc sĩ Trần Duy Đức, tác giả ca khúc ?oNếu có yêu tôi? để tìm hiểu thêm sự việc, dưới đây là câu chuyện giữa chúng tôi.
    VW: Thưa nhạc sĩ Trần Duy Đức, sự kiện ?oNếu có yêu tôi? hiện nay đang dẫn đến mức phải nhờ đến sự can thiệp của pháp luật, sau khi nhà thơ Ngô Tịnh Yên, tác giả bài thơ này đã khiếu tố đến các cơ quan quản lý văn hóa trong nước về vụ vi phạm tác quyền, thay đổi tên tác giả (ca khúc) và sửa lời thơ/nhạc,? trong cương vị là tác giả của ca khúc ?oNếu Có Yêu Tôi?, xin ông cho biết nguyên ủy bài nhạc này được viết, phổ nhạc, phổ biến ra sao?
    TDĐ: Nhà thơ Ngô Tịnh Yên, tác giả bài thơ ?oNếu có yêu tôi? do tôi phổ nhạc có cho tôi biết sự việc này, khi chị biết là ở trong nước đã có một vài ca sĩ cho phổ biến bài hát, mà không để tên đúng tác giả ca khúc, đồng thời lơ luôn việc để tên tác giả bài thơ. Theo chị Ngô Tịnh Yên, chị ấy nhắm không phải vào ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng, mà nhắm vào ca sĩ Elvis Phương!
    VW: Tại sao?
    TDĐ: Cả tôi lẫn nhà thơ Ngô Tịnh Yên đều nghĩ rằng ca sĩ Elvis Phương đã không thành thật trong việc sử dụng bài hát/thơ của chúng tôi trong album ?oCám ơn em cuộc đời? do Saigon Audio (trong nước) thực hiện, năm 2003. Khi một bài hát đã phổ biến tới công chúng, ca sĩ nào muốn sử dụng cũng được, không có gì đáng nói. Tôi không hề thắc mắc. Nếu người ca sĩ nào, hay trung tâm nào muốn thu âm ca khúc mà họ thích, chỉ việc liên lạc, trả tiền tác quyền cho người nhạc sĩ đã có công sức tim óc làm ra. Đó là chuyện bình thường.
    VW: Trong suốt thời gian sáng tác của ông, vấn đề tác quyền, ông có được trả đều, nhiều không?
    TDĐ: Cũng có. Nhưng phần lớn họ cứ lờ chúng tôi, những nhạc sĩ, nhà thơ, chẳng hỏi han gì cả. Tôi đã từng nhiều lần bị chuyện người ta dùng nhạc mà không để tên, theo tôi, có lẽ họ muốn tránh chuyện trả tác quyền. Tệ hơn nữa, bây giờ họ lợi dung sự cách biệt giữa trong và ngoài nước, để dễ bề làm chuyện không thành thật. Trường hợp bài hát ?oNếu có yêu tôi? là một chuyện điển hình.
    VW: Khi báo chí trong nước phỏng vấn chị Phạm Lệ Hoa, vợ của ca sĩ Elvis Phương về bài hát ?oNếu có yêu tôi? sử dụng trong album ?oCám ơn em cuộc đời? do Saigon Audio thực hiện, chị ấy là người chịu trách nhiệm chọn bài, đã trả lời báo chí là không hề biết đến bài hát/bài thơ trong thời gian sinh sống ở Mỹ, mà chỉ biết đến bài hát này khi về Việt Nam, nghe ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng hát, rồi ra CD, và từ CD của Đàm Vĩnh Hưng, chị thấy hợp với chất giọng của ca sĩ Elvis Phương, nên đã dùng lại nguyên văn bài hát với tên tác giả là Nguyễn Đức Duy, và phần lời hát lại y chang như lời ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng đã hát. Ca sĩ Elvis Phương cũng xác định chuyện này y như lời vợ nói. Anh còn nói thêm là hát sai lời vì không có bản gốc, nếu có bản gốc, ca sĩ Elvis Phương sẵn sàng thu lại?, ông nghĩ sao về những dữ kiện này?
    TDĐ: Câu chuyện này như vầy. Theo tôi biết, khi ca sĩ Khánh Ly dùng bài hát ?oNếu có yêu tôi? làm chủ đề cho CD của mình vào năm 2001, cũng như trước và sau đó, khi đi hát show ở nhiều nơi, ca sĩ Khánh Ly đã hát bài hát này nhiều lần. Theo ca sĩ Khánh Ly cho tôi biết, vì bài hát có nội dung sâu sắc và nhẹ nhàng, tiết tấu lại vui nhộn, dễ nghe, nên khán giả khắp nơi đều yêu cầu chị ấy hát. Khi tung ra album ?oNếu có yêu tôi?, chính ca sĩ Elvis Phương đã yêu cầu chị Khánh Ly nhờ hỏi tôi, tác giả ca khúc cho phép anh ấy hát, thu bài hát này. Tôi trả lời là không có gì trở ngại, ca sĩ nào hát mình cũng cho đó là chuyện tốt, tôi không hề phản đối. Như vậy, ngay năm 2001, ca sĩ Elvis Phương đã biết, đã thích và đã hỏi ca sĩ Khánh Ly về bài hát ?oNếu có yêu tôi? rồi. Chứ không chờ tới lúc ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng ra CD, rồi anh/chị ấy mới biết, mới nghe, mới thâu vào CD của mình. Do đó, vợ chồng anh chị ca sĩ Elvis Phương/Phạm Lê Hoa nói là ?okhông hề biết đến bài hát/bài thơ trong thời gian sinh sống ở Mỹ, mà chỉ biết đến bài hát này khi về Việt Nam, nghe ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng hát, rồi ra CD, và từ CD của Đàm Vĩnh Hưng, chị thấy hợp với chất giọng của ca sĩ Elvis Phương, nên đã dùng lại nguyên văn bài hát với tên tác giả là Nguyễn Đức Duy, và phần lời hát lại y chang như lời ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng đã hát?? là không đúng với sự thật. Còn chi tiết ca sĩ Elvis Phương cố tình hát sai lời, cho đúng với việc hát sai lời trong CD của Đàm Vĩnh Hưng, đồng thời anh đưa ra chi tiết là vì không có bản gốc, nên không thể hát đúng được, còn ?odọa? là sẵn sàng thu lại khi có bản gốc? cũng sai luôn.
    VW: Sai là?sao?
    TDĐ: Ca sĩ Khánh Ly cho tôi biết, khi đi hát, chị luôn luôn mang theo lời bài hát để tập cho kỹ lời, để khi hát không bị sai lời. Và chính ca sĩ Elvis Phương đã từng xin ca sĩ Khánh Ly một bài hát viết nguyên văn lời bài hát ?oNếu có yêu tôi?. Do đó, ca sĩ Elvis Phương nói không biết bản gốc, theo tôi là không thành thật. Ca sĩ Khánh Ly còn đây, chị sẵn sàng xác nhận chuyện này. Theo tôi, ca sĩ Elvis Phương đã biết bài hát ?oNếu có yêu tôi? là của tôi, biết từ năm 2001.
    VW: Điều làm cho ông không hài lòng về Elvis Phương ở điểm nào?
    TDĐ: Tất nhiên là tôi buồn ca sĩ Elvis Phương, vì anh ta đã biết bài hát này trước khi ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng thâu băng. Mà vẫn làm như không biết, lại cố tình viết sai tên tác giả, và hát sai cả lời trong bài hát, mà anh ta đã có trong tay bài hát nguyên mẫu do ca sĩ Khánh Ly đưa cho trước đó. Thế là thế nào?
    VW: Về phần hát sai lời, cả Đàm Vĩnh Hưng và Elvis Phương đã dùng sai hết, kể cả sửa lại lời theo ý mình, ông có ý kiến gì?
    TDĐ: Về nguyên tác của bài thơ của thi sĩ Ngô Tịnh Yên, và bài nhạc do tôi phổ sau đó, cũng có một số lời do tôi soạn lại cho phù hợp với điệu nhạc. Cả hai bài, thơ và nhạc đăng lần đầu trên Tạp Chí Sinh Viên năm 2000, do nhóm sinh viên trường đại học Cypress thực hiện, mà chính ông Etcetera, hiện nay làm Tổng thư ký của tuần báo VW làm chủ bút chứ ai vào đây nữa. Trong khi viết, soạn lại bài thơ này của thi sĩ Ngô Tịnh Yên, theo nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng và nhạc sĩ Nguyễn Hiền, nếu nói là ?ophổ nhạc?, tức là người nhạc sĩ đó phải tôn trọng, phải giữ nguyên văn, nguyên ý bài thơ. Còn nếu viết theo một bài thơ, có sửa ý, sửa lời, thêm bớt, cắt xén,? chỉ có thể để là ?oThơ của Ngô Tịnh Yên, Trần Duy Đức soạn thành ca khúc?. Tôi đã làm chuyện này đúng theo ý của đàn anh, vì thấy cách giải thích đó hợp lý. Đó là chuyện bên lề của vấn đề soạn nhạc từ thơ.
    VW: Còn trường hợp các ca sĩ tự ý ?osửa lời thơ/nhạc? theo ý mình, rồi đổi tên thành? người khác thì sao? (cười).
    TDĐ: Đó là trường hợp của hai vị Đàm Vĩnh Hưng và Elvis Phương, hai ?ođại ca/nhạc sĩ? của chúng ta? (cười lớn).
    VW: Còn trường hợp ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng, trong vụ này, ông và thi sĩ Ngô Tịnh Yên ?otính sổ? ra sao?
    TDĐ: Như tôi đã nói từ đầu câu chuyện, đối với Đàm Vĩnh Hưng, tôi thấy anh có lỗi lầm là sử dụng bài hát mà không chịu để tên chính thức của tác giả, đó là chuyện ?ochẳng đặng đừng?. Vào năm 2004, trong một dịp đến Mỹ, Đàm Vĩnh Hưng có nhờ người gởi cho tôi một bức thư ngắn (đăng kèm minh họa), và gởi cho tôi số tiền là 300USD, gọi là ?ochút lòng thành? của anh ta. Tôi ghi nhận thiện chí của Đàm Vĩnh Hưng về chuyện anh ta đã không biết, và có chuyện nhận lỗi. Tuy nhiên, tôi không đồng ý câu Hưng viết là ?oCám ơn chú thật nhiều đã đồng ý cho cháu sử dụng ca khúc của chú với một tên tác giả khác??, tôi không hề cho Hưng làm chuyện này, anh ta đã tự ý làm, tuy nhiên, dù ?ocố ý? hay ?ovô tình?, tôi cũng đều thông cảm cho ?okhó khăn trong nước? của Hưng, nên tôi không trách Hưng nữa.
    VW: Qua chuyện này, xin ông một nhận định chung cuộc?
    TDĐ: Ca sĩ trong và ngoài nước hiện nay cần có nhiều ca khúc mới để hát, tạo cho thị trường âm nhạc một làn sóng âm nhạc mới, chuyện này nên khuyến khích, nên làm. Nhưng không vì thế, mà lại sử dụng những ?omẹo vặt? kiểu Elvis Phương, lợi dụng hoàn cảnh hai bên trong và ngoài nước xa cách để có những hành vi tôi cho là không thành thật. Ca khúc ?oNếu có yêu tôi? của tôi, qua lời thơ của Ngô Tịnh Yên, nói lên chuyện chúng ta nên sống cho tử tế với nhau, nên sống cho có tình, có nghĩa với nhau. Vì ?onếu tốt với tôi, thì tốt với tôi bây giờ, đừng để ngày mai, đến lúc tôi xa đời,?? thì mới tốt. Bài hát có nội dung tích cực như vậy, thế mà các ca sĩ Elvis Phương, Đàm Vĩnh Hưng đã làm cho tinh thần của nó hóa ra tiêu cực. Họ đã hát sai lời, đã không hiểu, không làm đúng với tinh thần của bài thơ/nhạc, chưa kể có những dữ kiện ?olắt léo?, thật là buồn.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này