1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Public : Nơi dành riêng cho những người yêu thích dòng nhạc Việt được trình bày tại hải ngoại!

Chủ đề trong 'Âm nhạc' bởi closeyoureyes, 30/05/2003.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. haiauvocanh

    haiauvocanh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/05/2002
    Bài viết:
    672
    Đã được thích:
    0
    Nam ca sĩ Tuấn Vũ chuyện trò với độc giả Người Việt Online
    Nam ca sĩ Tuấn Vũ sẽ đến với độc giả Người Việt Online trong buổi Chuyện Trò Trên Mạng vào ngày Thứ Tư 5 tháng 4 sắp tới đây. Buổi chuyện trò sẽ bắt đầu từ 7 giờ tối (giờ California) và sẽ kéo dài khoảng 1 tiếng đồng hồ. Quý vị có thể đặt câu hỏi trước kể từ Thứ Sáu 31 tháng 3
    Vài nét về nam ca sĩ Tuấn Vũ (theo Nghệ Sĩ magazine)
    Tiếng hát của Tuấn Vũ một thời là thần tượng của thính giả trong nước Việt Nam cũng như tại hải ngoạị đi đâu cũng nghe Tuấn Vũ, từ Sài Gòn ra Hà Nội, đâu đâu cũng nghe văng vẳng giọng ca của anh. Nào ''Nỗi Buồn Sa Mạc, nào Người Yêu Cô đơn, Khi đã Yêu, Tương Tư 4, Mimosa, Phượng Buồn..v.v.. và không biết bao nhiêu là nhạc phẩm khác đã được trình bày bởi Tuấn Vũ đều được mọi người ưa thích. Thời gian sau này, Tuấn Vũ rất ít xuất hiện trước khán giả mặc dù sự đòi hỏi lên rất cao ở khắp nơi, nhưng tiếng hát của anh đã trở thành bất hủ đối với số đông ngườị Khán giả chờ đợi sự xuất hiện của anh, họ thèm thuồng tiếng hát có một sức lôi cuốn kỳ diệu đó, nhưng Tuấn Vũ vẫn vắng bóng. Trong những năm từ 85 cho đến 91, tiếng hát Tuấn Vũ đã mang đến một lợi nhuận rất lớn cho những trung tâm băng nhạc như Giáng Ngọc, đời, Phượng Hoàng... Băng nào hoặc CD nào có Tuấn Vũ là ''chắc ăn.'' Lý do sự vắng bóng của Tuấn Vũ trong những ngày gần đây đã gây nhiều thắc mắc nơi những người ái mộ anh. Theo những người thân cận Tuấn Vũ cho biết thì có lẽ anh đã có một đam mê nào khác ngoài âm nhạc. Nhà thơ Nguyên Sa đã tặng cho Tuấn Vũ danh hiệu ''Con Chim Phượng Hoàng'' đã một thời tung hoành trên một độ cao chót vót. Nhưng theo ông thì bây giờ con chim phượng hoàng đã gãy cánh. ''Con chim nhỏ gãy cánh còn có thể gượng dậỵ Con chim cánh lớn, dăng ra mỗi chiều gần hai thước, khó gượng dậỵ Tôi nhìn thấy Phượng Hoàng mất dần độ caọ Tôi cản ngăn. Phượng Hoàng mắc kẹt. Tôi cản ngăn. Phượng Hoàng nhìn tôi nước mắt lưng tròng, không muốn làm tôi nhọc lòng, lặng lẽ bỏ đị'' Tuy nhiên ông tin tưởng ''Tôi biết bầu trời đó của nó. Tôi biết, con chim lạ, con chim biết tự mình tổ chức cho mình một cách tuyệt đối chính xác những lần cất cánh, mỗi lúc một cao, con chim kỳ lạ, nó sẽ trở lạị'' Vàcon chim Phượng Hoàng đã bay trở lại với vòm trời âm nhạc vào khoảng cuối năm vừa qua trong một số băng nhạc và video của các trung tâm Thanh Hằng, Giáng Ngọc, Làng Văn...
    [​IMG]
  2. haiauvocanh

    haiauvocanh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/05/2002
    Bài viết:
    672
    Đã được thích:
    0
    Ca sĩ Vân Quỳnh: ?o... Rồi đây sẽ có nhiều điều mới lạ?
    [​IMG]
    WESTMINSTER, California - Hai mươi mốt tuổi, ba lần xuất hiện trên Thúy Nga Paris, Vân Quỳnh được xem là một trong những ca sĩ thuộc thế hệ trẻ nhất của trung tâm âm nhạc lớn nhất hải ngoại hiện nay.
    ?oCô ấy rất trẻ. Ðiều lạ, là cô vừa trẻ trung lại vừa chững chạc. Trông hay lắm!? Một khán giả trung thành của Thúy Nga nhận định. Vân Quỳnh lại ?okhông thích lắm? cái ?ochững chạc? ấy. ?oCó người nói em ít cười, nghiêm quá. Em đã cố gắng, nhưng chẳng hiểu sao...?
    Thật ra, cô bé hiểu tại sao mình trông chững chạc. Và chắc chắn cô sẽ nhí nhảnh hơn trong một tương lai gần. Vân Quỳnh cười tươi trong buổi phỏng vấn tại nhật báo Người Việt. ?oTrước đây em có braces (niềng răng), nên không cười được.?
    Hàm răng cô bé bây giờ trông rất đều và trắng đẹp. Cô sẽ cười nhiều hơn, và nhí nhảnh hơn với lứa tuổi của mình!
    ?oEm đi hát từ năm ... 13 tuổi ở Sài Gòn.? Vân Quỳnh cho biết. Bố mẹ cô yêu thích ca hát; người chị ruột, Vân Khanh là một ca sĩ tại Sài Gòn. Cô bé 13 tuổi theo chị đến các vũ trường, phòng trà Sài Gòn hát... chơi. Và rồi trở thành ca sĩ lúc nào không hay.
    ?oThúy Nga là trung tâm tuyển lựa kỹ và có chương trình đầu tư lâu dài.? Một nhà báo kỳ cựu chuyên về lãnh vực âm nhạc nhận định. ?oSẽ có ca sĩ chỉ xuất hiện một lần trên Thúy Nga, rồi thôi.? Vân Quỳnh đã xuất hiện ba lần, như vậy cô đã vượt qua cái ngưỡng ?orồi thôi? của trung tâm âm nhạc lớn này. ?oSẽ không phải là thế hệ cuối cùng; nhưng cô ấy là một trong những ca sĩ thuộc thế hệ trẻ nhất hiện nay.? Nhà báo kết luận.
    Vân Quỳnh đến với Thúy Nga lần đầu tiên vào năm 2003, qua sự giới thiệu của nhà báo Diễm Phúc. ?oThúy Nga liên lạc với em. Em gởi demo vào. Và một năm sau xuất hiện lần đầu tiên trên DVD.? Nhưng cô ca sĩ ?ovừa trẻ vừa chững chạc? không phải lần đầu tiên bước lên sân khấu lớn. Năm 16 tuổi, Vân Quỳnh tham gia cuộc thi âm nhạc ?oVoice of Asia? gồm nhiều ca sĩ trẻ trên toàn khu vực Ðông Nam Á; họ đến từ Malaysia, Indonesia, Việt Nam, Philippine, Trung Quốc...
    Và ở tuổi 16, cô được giải thưởng âm nhạc đầu tiên trong đời: ?oTalented Young Artist? của cuộc tranh tài trên toàn vùng Ðông Nam Á.
    ?oNhưng xuất hiện lần đầu tiên trên Thúy Nga cũng là một điều hãnh diện.? Vân Quỳnh nhớ lại. ?oÐó là kinh nghiệm mới. Sự cố gắng đã được đền bù.?
    Chất giọng khỏe, trẻ trung, Vân Quỳnh có giọng cao ba octave. Cô thích loại nhạc trẻ, như Pop Rock và R&B. ?oThính giả hải ngoại khó tính hơn trong nước. Mà nhạc Việt Nam, theo em, khó hát.? Vân Quỳnh quan niệm rằng muốn hát thành công một tác phẩm, ca sĩ phải hiểu lời. ?oMà lời trong các nhạc khúc Việt Nam thường tinh tế, bóng bẩy.?
    Ca khúc đầu tiên Vân Quỳnh hát trên Thúy Nga là ?oƯớc Gì? của nhạc sĩ Võ Thiện Thanh. ?oKhông sợ cái bóng Mỹ Tâm đè à?? Chúng tôi hỏi. Cô cười tự tin: ?oEm biết sẽ bị so sánh; nhưng em tự tin vì mỗi người một phong cách khác. Em có hòa âm khác nữa.?
    Ðừng vội đánh giá và so sánh cô ca sĩ trẻ vừa xong ?obraces.? Khuôn mặt mang nét tự tin, rất ?ofocus,? và một chút nổi loạn. Cô có sẽ chấp nhận những gì đang có? ?oEm có nhiều thử nghiệm. Sắp tới sẽ có nhiều điều lạ. Hy vọng những thử nghiệm ấy sẽ được chấp nhận.?
    Thật ra, cô ca sĩ trẻ đã và đang thể hiện những điều lạ. Cứ xem show Thúy Nga vừa qua thì biết. ?oTát nước đầu đình? mà hát bằng Rock thì hiển nhiên lạ rồi. ?oTác nước đầu đình? đã được ?oRock hóa? thành công bởi cặp song ca Vân Quỳnh, lúc ấy hãy còn chững chạc, và Adam Hồ ?onhẹ, lạ, nồng nhiệt,? như lời cô nhận định.
    Vân Quỳnh bước sang cả lãnh vực sáng tác. Cô đang sáng tác và có một ?orépertoire? đa dạng. ?oRồi đây, em sẽ diễn xuất nhiều hơn trong lúc hát. Em thích nhảy, sẽ nhảy nhiều hơn trên sâu khấu. Nhưng không phải bây giờ đâu, tương lai kia...?
    Cô tiết lộ một nữa bí mật của mình. Không biết nữa kia là gì. Nhưng khán giả đã xem Thúy Nga, đã nhìn thấy một Vân Quỳnh đầy cá tính, sẽ dự đoán được rằng rồi đây cô sẽ có ?onhiều điều mới lạ.?
    Hy vọng những điều mới lạ sẽ được chấp nhận.
    Bài: Thiện Giao

  3. haiauvocanh

    haiauvocanh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/05/2002
    Bài viết:
    672
    Đã được thích:
    0
    TIN NÓNG : PARIS BY NIGHT 82 : TIỂU VƯƠNG HỘI ( PHÁT HÀNH KHOẢNG THÁNG 8 - 2006 )
    [​IMG]
    01. Ghen - Nguyễn Hưng
    02. LK Rồi Mai Tôi Đưa Em - Thế Sơn & Thanh Hà
    03. Khi - Khánh Hà
    04. Hài Kịch - Quang Minh & Hồng Đào
    --- Interview - Quang Minh & Hồng Đào
    05. Tình Mộng - Ngọc Liên
    06. Đập Vỏ Cây Đàn - Quang Lê
    .
    07. Cải Lương - Văn Chung, Mạnh Quỳnh, & Phi Nhung
    08. Hài Kịch - Kiều Oanh & Lê Tín
    09. My Philosophy - Hollie Thanh Ngọc
    --- Interview - Nguyên Phương
    10. Vọng Cổ Buồn - Như Quỳnh
    11. Hài Kịch - Kièu Linh, Chí Tài, Phi Nhung, & Uyên Nhi
    12. Dĩ Vãng Em Đếm - Dương Triệu Vũ & Vân Quỳnh
    13. Rồi Ánh Trăng Tàn - Lưu Bích
    14. Hai Kich - Hoài Linh, Chí Tài, & Hương Thuỷ
    --- Interview - Hoài Linh, Chí Tài, & Hương Thủy
    15. LK Tình Khúc Tháng 6 & Đường Xa Ướt Mưa - Bằng Kiều & Trần Thu Hà

    16 . Tình em trao anh - Lương Tùng Quang
    17 Người Cho Em Niềm Đau - Hồ Lệ Thu
    18. Seasons In The Sun - Lương Tùng Quang, Vân Quỳnh, Dương Triệu Vũ, Adam Hồ, Hollie Thanh Ngọc, & Angela Trâm Anh
    19. "Unknown Title" - Minh Tuyết
    20. "Unknown Title" - Trần Thái Hòa
    21. "Unknown Title" - Như Loan

    ( LIST CÓ THỂ THAY ĐỔI VÀI MỤC )
  4. haiauvocanh

    haiauvocanh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/05/2002
    Bài viết:
    672
    Đã được thích:
    0
    Sự Trở Lại của Quang Minh- Hồng Đào in Thúy Nga
    Nếu Không Có Gì Thay Đổi Thì 2 kịch sĩ Quang Minh -Hồng Đào rất được nhiều người hâm mộ đã vắng mặt trên Thúy Nga lâu nay sẽ xuất hiện trong Thúy Nga 82 in Toronto cuối tháng 3 ,2006...Vì đây là 1 cuốn DVD có nội dung "TIẾU LÂM HỘI NGỘ" nên trung tâm tập hợp nhiều danh hài và các ca sĩ cho thêm phần mới lạ....Ngoài ra, còn có sự xuất hiện lần đầu tiên của KIỀU OANH từ Việt Nam qua, nay đã lấy chồng Việt Kiều và có lẽ đã định cư tại Mỹ...
    Các Fan của Quang Minh- Hồng Đào sẽ có dịp thấy họ trên Thúy Nga 1 lần nữa nhá

  5. haiauvocanh

    haiauvocanh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/05/2002
    Bài viết:
    672
    Đã được thích:
    0
    NỮ CA SĨ NGỌC HẠ !
    [​IMG]
  6. haiauvocanh

    haiauvocanh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/05/2002
    Bài viết:
    672
    Đã được thích:
    0
    Vợ chồng Lynda Trang Đài biết ơn tấm lòng khán giả Việt
    [​IMG][​IMG]
    Hai vợ chồng Lynda Trang Đài và Tommy Ngô dự định tổ chức liveshow tại Việt Nam vào tháng 6 này. Họ tâm sự rằng, những gì có được ngày hôm nay là nhờ tấm lòng rộng mở của tất cả người Việt trên khắp thế giới.
    - Nhiều người nói, Lynda Trang Đài và Tommy Ngô đang nỗ lực về nước biểu diễn là do tại hải ngoại đã hết đất sống. Anh nghĩ sao?
    - Tommy Ngô: Thật may mắn khi chúng tôi vẫn sống được bằng tiền cát-xê trong suốt thời gian dài đi hát. Hằng tuần chúng tôi vẫn có đất diễn. Ngay như album New Wave mới do Thuý Nga phát hành hơn 1 tháng, trung tâm Lynda thực hiện, cũng đã bán được hơn 5.000 đĩa. Điều này chứng minh sự "sống được" của chúng tôi. Nhiều ấn phẩm suốt 20 năm qua, may mắn là đều bán được.
    - Năm 2006, Lynda về nước lần thứ 2 kể từ khi ra đi. Lần đầu tiên chị về VN là khi nào?
    - Lynda Trang Đài: Trong chương trình Duyên dáng Việt Nam 2005. Và đây là chuyến trở về vì lời hứa chứ không phải vì tiếng tăm hay tiền bạc. Bởi Duyên dáng Việt Nam đã mời tôi từ 3-4 năm trước nhưng do quá bận rộn nên chưa thu xếp được. Tuy nhiên, là khách mời của một đại nhạc hội gần như lớn nhất VN, ai cũng có chút hãnh diện, thích thú. Tôi đã được trực tiếp gặp đồng bào của mình.
    - Là một nghệ sĩ trưởng thành tại Mỹ, với một đời sống kiểu khác, khi về nước, anh chị gặp những khó khăn gì?
    - Lynda Trang Đài: Đi xa khỏi nơi mình sống, dù đó là nơi nào đi nữa thì cũng có một chút khó khăn, nhất là thói quen sinh hoạt.
    - Tommy Ngô: Tôi thì quan niệm thế này, đi đến nước nào thì phải tôn trọng nề nếp, tập quán và luật pháp của nước đó. Là một khách mời, lại sống trong một thời gian quá ngắn nên tôi không dám nói những điều mình không biết. Nhưng theo tôi, trong xã hội thông tin và hòa nhập như bây giờ, chắc sẽ không có vấn đề gì nghiêm trọng.
    - Còn liveshow của anh chị dự định tổ chức vào tháng 6 năm nay thì sao?
    - Tommy Ngô: Dự tính là tháng 6 nhưng không biết thời tiết thế nào và chuẩn bị có kịp không. Có một điều chắc chắn là nó sẽ diễn ra trước tháng 11. Thật lòng mà nói ngay từ 10-15 năm trước, chúng tôi đã có rất nhiều khán giả của mình tại VN, và chính họ là động lực để chúng tôi làm việc, theo đuổi nghề nghiệp đến giờ. Một liveshow được tổ chức, không chỉ là để thoả ước mơ lâu nay mà nhân đây, gởi một lời cảm ơn trân trọng đến những khán giả của mình và mong muốn mọi người được sức khoẻ, vui vẻ.
    - Còn Lynda, chị vẫn giữ nguyên phong cách "***y" trong liveshow này hay thay đổi cho phù hợp với người Việt?
    - Lynda Trang Đài: Vẫn thế nhưng sẽ có nhiều thay đổi. Lúc trước còn trẻ nên ít để ý, cốt sao khán giả cuồng nhiệt là được. Bây giờ thì đánh vào cái sang trọng và gợi cảm bề sâu. Và cũng xin quý độc giả hiểu từ ***y ở nghĩa rộng và khoáng đạt của nó. Nhạc của tôi không ***y thì sao thể hiện được.
    - Ở hải ngoại, chị nhận được những phản ứng như thế nào về phong cách đó của mình?
    - Lynda Trang Đài: Lúc đầu, khi tôi mới hát kèm theo vũ đoàn, có nhiều người hỏi: Lynda hát hay múa vậy? Khi tôi mặc áo hở rốn, người ta lại hỏi: Lynda hát hay thi thời trang áo tắm?... Nhưng bây giờ, tất cả điều đó đã trở thành bình thường tại các sân khấu, ngay cả trong nước. Rất ít ca sĩ bây giờ hát mà không có phần múa minh hoạ.
    - Anh chị bỏ tiền túi ra làm liveshow hay tìm kiếm nhà tài trợ?
    - Tommy Ngô: Chúng tôi đang liên hệ nhà tổ chức và tìm kiếm tài trợ. Khách mời sẽ có Hương Lan, Elvis Phương, Henry Chúc, Đàm Vĩnh Hưng, Hồ Ngọc Hà... và một số ca sĩ khác.
    - Cùng về nước 2 lần, sao Tommy Ngô không cùng chị "phụ xướng phu tuỳ" tại Sài Gòn?
    - Lynda Trang Đài: Trong lần về này, Tommy có cùng tôi biểu diễn tại một số điểm ở Hà Nội. Riêng Sài Gòn, Tommy muốn để dành sự bất ngờ, mới mẻ đó cho chương trình liveshow sắp tới. Với lại trong những lần đầu về thăm quê hương, đi chơi là chính, đi hát chưa nằm trong kế hoạch.
    - Đi đây đi đó, anh thấy đời sống của người dân VN bây giờ thế nào?
    - Tommy Ngô: Nhìn chung có nhiều đổi khác. Nhưng cũng còn nhiều người rất đáng thương, vì nghèo khó, bệnh tật... Tôi ước gì mình trúng độc đắc để có thể giúp được những hoàn cảnh ấy.
    - Chị mặc những bộ thời trang đắt tiền, ngay đến đôi giày cũng hơn 2.000 USD, và hát nhạc Mỹ. Rốt cuộc ở hải ngoại, chị là ca sĩ của cộng đồng người Việt hay người Mỹ?
    - Lynda Trang Đài: Có một thực tế không thể phủ nhận là tôi qua Mỹ từ năm 9 tuổi, thụ hưởng nền giáo dục tại đó, nghe chủ yếu nhạc trẻ của Mỹ, tiếng Anh quen hơn tiếng Việt, nên lớn lên hát nhạc Mỹ cũng là điều bình thường. Nhưng tôi nghĩ, hát nhạc gì không quan trọng, mà chính yếu là hát cho ai nghe. Tôi vẫn hát cho người Việt nghe, vậy tôi là ca sĩ của người Việt. Chưa nói tôi vẫn hát rất nhiều nhạc Việt và luôn mong muốn cả hai loại nhạc này làm nên Lynda Trang Đài. Tôi không bao giờ và không thể quên gốc rễ của mình. Còn chuyện ăn mặc, tôi nghĩ điều đó chẳng quan trọng gì. Hãy ăn mặc theo khả năng thực tế của mình.
    - Nhưng đa phần khán giả cho rằng chị hát nhạc Mỹ hay hơn. Chị sẽ nói sao đây?
    - Lynda Trang Đài: Riêng bản thân thì tôi thấy đã thành công với mong muốn của mình. Nhưng với khán giả, đặc biệt tại hải ngoại, do có ít ca sĩ hát nhạc Mỹ nên ưu ái cho sự ít của tôi thôi. Bản thân tôi là người sống rất thoải mái, ai nói tốt cũng vậy, mà nói xấu cũng thế, quan trọng là làm sao phải sống vui, sống cho mọi người cùng vui.
    - Trong quan niệm của anh chị, một ca sĩ thành công là như thế nào?
    - Tommy ngô: Ca sĩ thành công là người có thể sống hết lòng với đam mê của mình. Còn thành công đến mức nào thì lại phụ thuộc vào sự may mắn. Để có được ngày hôm nay, tôi đã sống bằng công thức: cố gắng hết sức cộng với sự may mắn kịp thời.
    - Lynda Trang Đài: Đến bây giờ tôi vẫn thấy tiền không phải là thứ quan trọng nhất mà hơn cả là một người Việt, một gia đình Việt sống tại Mỹ phải làm sao để giữ cho được nề nếp, lối sống và hạnh phúc của mình.
    - Con anh chị có biết nói tiếng Việt?
    - Tommy Ngô: Con tôi mới gần 2 tuổi, đang thời kỳ tập nói và ở nhà chúng tôi toàn nói tiếng Việt. Gia đình tôi có nhiều thế hệ. Quên tiếng Việt là điều xấu hổ nhất vì tự mình xa lánh gia đình, ngôn ngữ và hạnh phúc của mình.
    - Lynda Trang Đài: Có lần, một đài phát thanh hỏi tôi, chị mong gì ở con mình sau này. Không cần suy nghĩ, tôi trả lời ngay: con đừng quên tiếng Việt.

    - Trong khi có không ít Việt kiều Mỹ ngại xuất hiện trên báo chí ở VN vì sợ phiền hà khi trở lại Mỹ, anh chị nghĩ gì khi trả lời bài phỏng vấn này?
    - Tommy Ngô: Tôi thấy rất bình thường vì mình chỉ nói toàn sự thật, không có gì phải ngại.
    - Lynda Trang Đài: Những gì mà chúng tôi có được ngày hôm nay là do tấm lòng rộng mở của toàn thể người Việt trên khắp thế giới. Đó là một diễm phúc mà chúng tôi sẽ phải mang ơn suốt đời. Chúng tôi thấy sung sướng và mãn nguyện đến mức không dám nhìn lên, không dám nói gì hơn nữa, chỉ dám nhìn xuống và thấy may mắn lắm rồi.

  7. haiauvocanh

    haiauvocanh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/05/2002
    Bài viết:
    672
    Đã được thích:
    0
    Minh Tuyết , Khánh Ly PIX HOT 26/3/2006
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
  8. haiauvocanh

    haiauvocanh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/05/2002
    Bài viết:
    672
    Đã được thích:
    0
    Ca Sĩ Cẩm Vân Đến Quận Cam - Phỏng Vấn Ngắn
    Cẩm Vân và Khắc Triệu từ Việt Nam vừa đáp máy bay xuống phi trường LAX là đã bắt tay với nhóm The Friends để tập dợt chương trình ?oPhúc Âm Buồn Của Trịnh? vào ngày mùng 1 Tháng Tư này tại Santa Ana High School Au***orium. Tâm hồn các bạn trẻ đã sẵn sàng từ lâu; các bài hát đã được kỹ lưỡng; sàng lọc và tập dợt cho đúng vào chủ đề; các phần trang trí sân khấu đã sẵn sàng... Tất cả chỉ còn đợi tới ngày trình diễn để hòa cảm xúc của nhau để cùng sống trong không gian Trịnh bằng những ca từ Trịnh.
    Nhóm The Friends trân trọng và chân thành cảm tạ tất cả quý khán thính giả đang có vé trong tay. Vé cho chương trình đang được bán rất tốt đẹp và ghé VIP (hạng I thì dường như đã gần hết). Xin cảm ơn những quý ân nhân, cơ sở thương mại, quý cơ sở truyền thông, báo chí đã ủng hộ và nâng cao tinh thần nhóm The Friends trong giai đoạn chuẩn bị và quảng bá vừa qua. Tuy nhiên, vì khán phòng có tới 1,500 chỗ nên sự quảng bá tiếp tục quả là cần thiết! Chính vì thế, ban tổ chức nhóm The Friends quyết định hạ giá vé còn 20 Mỹ kim (vé đồng hạng) và 50 Mỹ kim (vé hạng I) cho các bạn học sinh, sinh viên hoặc các đoàn thể, cộng đồng. Ðiều này, cũng là một thể hiện trân trọng cho ý tưởng và thương yêu nghệ thuật một cách thực tế của nhóm để mong sao có được một đêm thành công về nghệ thuật lẫn khách tham dự. Cúng tôi kính mời quý thính giả yêu nhạc Trịnh Công Sơn, yêu thương giọng hát Cẩm Vân, họa sĩ Trịnh Cung và nhóm The Friends liên lạc Luân Vũ ở số 714-467-5840 để mua những chiếc vé còn lại của chương trình trong 3 ngày sắp tới! Chắc chắn quý vị sẽ hài lòng về chiếc vé có trên tay - dù mua trước hay dẫu chút muộn màng!

    Sau đây là cuộc phỏng vấn ngắn về cảm xúc của Cẩm Vân dành cho chương trình:
    Nhóm The Friends: Và... Cẩm Vân cũng đã có mặt tại Hoa Kỳ! Cảm xúc bây giờ của chi, khi đã diện kiến và làm việc trong 2 ngày đầu với nhóm, chị cảm thấy thế nào?
    Cẩm Vân: Rất vui mừng và chờ đón đến ngày hôm đó các bạn ạ! Trước đây thì có làm việc với nhau bằng điện thoại, emails và qua sự tưởng tượng thôi. Hôm nay gặp được thì cảm thấy các bạn rất hăng say, làm việc có khoa học và xen lẫn nghệ thuật tính nên tạo sự thoải mái lắm! Tinh thần là điều tôi thấy có trong tất cả các bạn trẻ này. Chắc chắn hứa hẹn một đêm nhạc Trịnh tốt - đặc biệt là khía cạnh nghệ thuật và cảm xúc dành cho các bài hát Trịnh.
    Nhóm The Friends: Khắp nơi trên thế giới như Ðức, Anh Quốc, Pháp, Việt Nam và tại Mỹ là California (do nhóm The Friends tổ chức) vào ngày 1 Tháng Tư này đang có những đêm Trịnh đều ý nghĩa.
    Riêng với Cẩm Vân, chị thấy đây có nên là một tục lệ cần duy trì?
    Cẩm Vân: Rất nên được duy trì. Trước đây thì chỉ có riêng ở Việt Nam và bây giờ, sau 5 năm thì nhiều nơi lắm! Cũng là một ?ofan? của Trịnh Công Sơn, tôi mong sao được thấy điều này trong những năm sắp tới! Riêng với nhóm The Friends, tôi thấy ngay sự quy mô trong chương trình và phải nói đây là lần đầu tiên tôi thấy cảm xúc của mình phát triển dần theo với những chi tiết mà các bạn trẻ chia sẻ qua âm nhạc - kịch và hội họa dành riêng cho Trịnh!
    Nhóm The Friends: Ðược biết show ở San Jose (cùng với nhóm The Friends) Cẩm Vân cũng sẽ xuất hiện với Khánh Ly! Có áp lực gì chăng khi Khánh Ly có tên tuổi gắn liền suốt với nhạc Trịnh?
    Cẩm Vân: Ồ, không hề có một áp lực! Cẩm Vân rất ái mộ chị Khánh Ly và ái mộ từ hồi còn nhỏ cho đến bây giờ. Diễn chung một sân khấu với Khánh Ly, ngược lại còn rất vui và hạnh phúc nữa là khác! Tôi mong chờ đến cả hai đêm diễn Trịnh ở quận Cam và San Jose, một tuần sau đó!
    Nhóm The Friends: Vui khi được nghe chị nói thế vì cũng cùng một cảm giác! Các bạn trong nhóm cũng rất ái mộ và yêu thương Cẩm Vân (phong cách, giọng hát và đạo đức)
    - sắp tới cũng được đứng chung một sân khấu với chị, nhóm hạnh phúc vô cùng! À, Cẩm Vân sẽ mặc trang phục gì trong đêm hôm đó?
    Cẩm Vân: Cảm ơn các bạn! Mặc gì ư ? Bí mật nhé! Nhưng chắc chắn rất đơn giản, không cầu kỳ! Trang phục sẽ rất ư là... Cẩm Vân...
    Luân Vũ đang bán vé qua số điện thoại của mình 714-467-5840. Các bạn khác đang say sưa tập những bài hát Trịnh!
    Còn tôi, như nghe ở đâu đó trong xe ai - Cẩm Vân hát:
    ?oTôi đang lắng nghe im lặng cuộc tình
    Sau một cuộc tình tôi đang lắng nghe
    Khi hoa héo khô im lặng nụ tàn
    Tôi đang lắng nghe tôi đang lắng nghe
    Tôi đang lắng nghe im lặng đời mình...?

  9. haiauvocanh

    haiauvocanh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/05/2002
    Bài viết:
    672
    Đã được thích:
    0
    Ca sĩ Lệ Thu và ca khúc Đợi Chờ
    Hình như muôn đời thiên hạ vẫn thích nghe những âm thanh buồn bã. Nhạc hay đa số là nhạc buồn có bối cảnh của màu tím hoàng hôn hay màu đen của bóng đêm.
    Bóng đêm có thể im lặng đến tuyệt đối nhưng vẫn có thể tạo nên những âm thanh cuồng nộ như trong ca khúc The Sound Of Silence mà nhạc sĩ Paul Simon đã viết ?oSilence like a cancer grows? để diễn tả âm thanh của sự yên tĩnh có thể mãnh liệt như một tế bào ung thư đang phát triển.
    Nhạc Việt Nam có rất nhiều ca khúc có bối cảnh là bóng đêm. Nhưng để bậc lên những âm thanh cuồng nộ của bóng đêm tĩnh lặng như ca khúc The Sound of Silence thì chỉ có một số tác phẩm. Cá nhân tôi thích nhất là ca khúc Ðêm Thấy Ta Là Thác Ðổ của Trịnh côn Sơn, Bên Ni Bên Nớ của Phạm Duy và Ðợi Chờ của hai cố nhạc sĩ Nhật Bằng và Phạm Ðình Chương.
    Bài viết này tôi xin được phép nói về ca khúc Ðợi Chờ với tiếng hát của nữ danh ca Lệ Thu.
    Ca khúc Ðợi Chờ nguyên thủy có tên là Hoa Trăng do nhạc sĩ Nhật Bằng viết trước khi di cư vào Nam năm 1954. Nhạc sĩ Phạm Ðình Chương với sự đồng ý của nhạc sĩ Nhật Bằng đã thêm thắt lời của bài hát và đổi tên thành Ðợi Chờ. Tôi tình cờ nghe ca khúc này khi đi tham dự chương trình nhạc Phạm Ðình Chương do hội ung thư Việt Mỹ tổ chức ở hí viện La Mirada ngày 21 Tháng Chín năm 2003. Chương trình rất hay, ca khúc nào cũng được chuẩn bị cẩn thận với dàn nhạc hợp xướng Mỹ Việt rất bề thế và ca sĩ hát live đều hát hết mình như cô Mai Hương hát Xuân Tha Hương, Lê Uyên hát Xóm Ðêm, Thái Hiền hát Ðêm Màu Hồng, Trần Thái Hòa hát Dạ Tâm Khúc... nhưng không hiểu vì sao tôi lại thích nhất là ca khúc Ðợi Chờ với tiếng hát Lệ Thu.
    Ðêm đó sau khi xem chương trình Phạm Ðình Chương xong tôi từ giã các bạn rồi một mình lái xe ra bãi biển Huntington Beach. Thành phố biển này chỉ có một vài con đường nhưng quán xá nào cũng đông nghẹt. Người ta uống rượu cười giỡn tạo nên những âm thanh hỗn loạn. Lạ lùng thay những tiếng ồn ào đó không lấn áp nỗi những dư âm của ca khúc Ðợi Chờ và tiếng hát Lệ Thu đang lởn vởn trong đầu tôi.
    Tôi đi bộ ra bãi biển không phải để tránh xa những âm thanh náo nhiệt,không phải để tránh xa những ngọn đèn chói lóa, mà để có được một không gian thích hợp hơn cho dòng tư tưởng đang trỗi dậy trong hồn. Bãi biển về khuya gần như không một bóng người. Nơi đó ở trên cái không gian bao la của biển đen, có một vòm trời cũng đen ngòm như biển và đằng sau vài cụm mây xám ngắt ẩn mình một bóng trăng hình lưỡi liềm. Từ trong sự yên tĩnh đến gần như thoát tục tôi nghe, nghe rất rõ những lời ca tuyệt diệu của ca khúc Ðợi Chờ.
    ?oTrăng lắng sâu vào đêm đợi chờ
    Ðêm thế gian quạnh cô mịt mờ
    Như ném ai vào cõi bơ vơ?.
    Không biết có phải vì sự tình cờ hay chăng mà không gian đêm đó như cũng đang làm nền cho sự cô quạnh cho ca khúc Ðợi Chờ. Từng lời ca chầm chậm thấm vào da thịt. Ánh trăng như ẩn mình sâu thêm một chút vào trong đám mây đen và chung quanh là sự bao la tuyệt đối của bóng đêm. Tôi không phải là kẻ thất tình đang than van đi tìm kiếm sự thông cảm cho cái lẻ loi của mình, nhưng lúc đó tôi đã thấy cõi lòng như chùng xuống và tôi mới khám phá ra rằng cái bóng đêm và sự tỉnh lặng tưởng chừng như huyền hoặc đó thật sự hiện hữu rõ ràng và đầy quyền lực dễ dàng ném chúng ta vào cái cõi bơ vơ bất tận.
    Và từ đó ca khúc Ðợi Chờ đã trở thành một trong những ca khúc mà tôi thích nhất. (Không hiểu vì sao những bài nhạc Việt Nam tôi thích nhất thường chỉ có 2 chữ như bài Kỷ Niệm của Phạm Duy, bài Ðồi Thông của Y Vân, bài Phôi Pha của Trịnh Công Sơn và bây giờ là bài Ðợi Chờ của Anh Bằng và Phạm Ðình Chương). Bất cứ ca sĩ nào hát bài Ðợi Chờ là tôi đều mua CD đem về nhà nghe. Dĩ nhiên đây là một ca khúc tầm cỡ rất khó hát nên chỉ có ca sĩ thượng thặng mới có thể trình bày ca khúc này. Ở đây tôi không muốn làm sự so sánh với riêng tôi cô Lệ Thu vẫn là người hát ca khúc Ðợi Chờ của Nhật Bằng và Phạm Ðình Chương hay nhất.
    Có thể cũng có yếu tố khách quan vì tôi nghe cô Lệ Thu hát ca khúc này lần đầu tiên. Tôi không chối điều này bởi vì bao giờ sự cảm nhận đầu tiên cũng để lại nhiều ấn tượng sậu đậm nhất. Nhưng tôi vẫn thấy cái lý của mình khi kết luận điều này như thể khi người ta xem Vivian Leigh diễn vai Scarlett O''hara trong phim Cuốn Theo Chiều Gió, như Katherine Hepburn diễn vai người mẹ trong phim In the Golden pond, như Thanh Nga đóng vai Trưng Trắc trong vở Tiếng Trống Mê Linh. Có thể sẽ có nhiều diễn viên khác đóng các vai trên sẽ hay không thua gì các nữ diễn viên này, nhưng khi xem Vivian Leigh đóng đoạn đi đào khoai trên đồi Tara lúc cô đối diện với sự lam lũ và cái đói đang chập chờn trước mặt, rồi đến Katherine Hepburn run run nét mặt run rẩy bàn tay khi đưa tay tát vào mặt đứa con gái yêu quý khi cô đã nặng lời chửi rủa cha của mình, cũng như sau khi xem đoạn độc diễn của Trưng Trắc Thanh Nga sau khi hùng hồn ra lệnh cho quân sĩ xuất binh đã quỵ xuống thềm đá để khóc than chồng và sau đó lại trở lại với sự cương quyết và bổn phận của một người chủ tướng thì chúng ta phải thốt lên một câu rằng những người nghệ sỹ này trong các vai trò này sẽ không có người thay thế. Và tôi tin rằng khi nghe nữ danh ca Lệ Thu hát đoạn giữa của ca khúc Ðợi Chờ, chúng ta mới thấy rằng ca khúc này đã phải gắn liền với tiếng hát Lệ Thu.
    Ðó là các câu:
    ?oTa đi ngóng trông em trong bóng đêm dài than
    Ngàn tơ vàng chìm lắng mơ dáng ai về trong ánh trăng vàng
    Như gió đi tìm hướng như chim nhớ mùa khác khao tình xưa
    Ta níu xin thời gian đừng cho phai úa kiếp duyên tình man mác?.
    Khi cô hát ba câu đầu giọng của cô rất mượt mà như than như oán nhưng rồi bất ngờ qua đến đoạn này cô hát rất mạnh ngay từ câu đầu tiên nhưng giọng cô càng mạnh hơn ở những câu kế và rồi mạnh nhất ở câu cuối cùng tạo nên cao trào của bài nhạc. Những chữ có dấu sắc như ?ongóng?, ?olắng?, ?ohướng?, ?onhớ?, ?oúa?, ?omác? cô sử dụng lối ngân đi thẳng vào lòng người trong khi những chữ dấu huyền cô hát rất đầy đặn tạo nên những nét chấm phá lung linh. Và đoạn này chính lá đoạn mà sự yên tĩnh của bóng đêm đã biến thành những cơn bão táp của tâm hồn. Ðó chính là cái cốt ý của ca khúc Ðợi Chờ mà chỉ có Lệ Thu mới tạo nên sự tĩnh mịch cùng sự thỉnh nộ cần thiết.
    Ca khúc Ðợi Chờ được kết thúc bằng sự vỗ về của bóng đêm sau khi nó đã thét lên những tiếng lòng lẻ loi bấc lực. Lệ Thu trở lại với lối hát mềm mại để ru hồn người nghe vào trong giấc ngủ muộn khi trời vừa sáng.
    ?oTa thiếp đi vì đêm tàn rồi
    Bên khúc sông lạnh riêng mình ngồi
    Ôm đóa hoa đọng ngát hương môi
    Xa vắng cho lòng nhớ xa xôi?.
    Tôi không hiểu tại sao mỗi khi nghe Lệ Thu hát đoạn chót của ca khúc Ðợi Chờ này, tôi lại nhớ đến một đoạn thơ Kiều của Nguyễn Du:
    ?oÐêm thu một khắc một chày
    Bâng khuâng như tỉnh như say một mình?.
    Khi lòng người mang nhiều tâm sự thì sự yên tĩnh của bóng đêm có thể là sự an ủi, chia sẻ như thể ?ongười buồn cảnh có vui đâu bao giờ?. Nhưng ở đây có điều gì đó lớn lao hơn nỗi buồn, có lẻ là một sự cô quạnh trắc trở bấc lực gần như là tuyệt vọng. Như Thúy Kiều đã thức trắng đêm để nghỉ đến số phận hẳm hiu của mình, như Hàn Mạc Tử trong một đêm trăng đã giãy giụa hồn mình qua những lời thơ ai oán:
    ?oGió lùa ánh sáng vô trong bãi
    Trăng ngập đầy sông chảy láng lai
    Buồm trắng phất phơ như cuống lá
    Lòng tôi bát ngát rộng bằng hai
    Tôi ngồi dưới bến đợi nàng mơ
    Tiếng rú ban đêm rạn bóng mờ
    Tiếng rú hồn tôi xô vỡ sóng
    Rung tầng không khí, bạt vi lô
    (Máu cuồng và hồn điên - Hàn Mạc Tử 1942)
    Vâng, đó là tiếng ai oán của Thúy Kiều trong đêm thu cô lẻ, của Hàn Mạc Tử trong đêm trăng giãy giụa và của Nhật Bằng - Phạm Ðình Chương trong đêm đợi chờ một điều gì không đến. Chỉ có Lệ Thu mới tạo ra được những tiếng lòng như tỉnh như say để đưa trí tưởng tượng của người nghe vượt qua trái cô đơn bình thường chưa đủ chín.

  10. haiauvocanh

    haiauvocanh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/05/2002
    Bài viết:
    672
    Đã được thích:
    0
    Khánh Ly nhớ Trịnh Công Sơn: Dường như vắng ai
    [​IMG]
    Có nhiều nốt, tôi hát sai nhưng Anh không sửa, không nói gì, nên tôi cứ cho là mình đúng. Tới chừng nhạc in ra thì có người bảo tôi hát sai nhạc của Anh. Thì đúng là tôi hát sai, nhưng có thể lúc đó, dẫu biết tôi sai, nhưng Anh vẫn cảm thấy lọt tai, cũng được, hoặc Anh thấy tôi say mê với cái sai của mình, Anh không nỡ nói.
    Chắc chắn ngoài trời phải lạnh lắm bởi nhìn qua cửa sổ, tôi chỉ thấy một màu tuyết trắng xóa che phủ kín những mái nhà. Long lanh. Long lanh dưới ánh đèn đường vàng vọt. Chưa khuya lắm đâu. Chiều vừa tắt nắng không lâu nhưng ngay cả tiếng xe cũng thỉnh thoảng mới nghe. Tiếng chân bước đều trên hè phố dường như không có. Tuyết trắng từng sợi như tơ đổ xuống muôn loài từ trời cao ngay giữa tháng Ba.
    Trong căn lầu hai của anh chị Thích Tâm, tôi không thể đếm được là bao nhiêu người thậm chí lại chẳng biết ai là ai. Anh đi quanh từng người cười nói dịu dàng nhỏ nhẹ, thăm hỏi đôi câu, tay vẫn không rời ly rượu. Hạnh phúc ngời trên khuôn mặt hơi gầy. Anh luôn luôn tỏ lộ niềm vui sướng hân hoan với những người bạn Anh thương và thương Anh. Một nỗi mừng vui thật thà rất trẻ con. Nhìn Anh đi quanh phòng nói chuyện với từng người, tôi chợt nhớ đến câu thơ - sorry không nhớ tên tác giả nhất là lại là một câu thơ làm cho người đẹp - Em đi như vẽ trên đường nắng / Em nói như như đàn trong miệng ai.
    Anh bao giờ cũng nhỏ nhẹ dịu dàng, chậm rãi từ tốn - từ những ngày quen biết đầu tiên, tôi đã thấy như thế - đó là bản chất của Anh - cái này không thể học được mà cũng không ai dạy ai được. Ông Giời cho thì được. Anh nói nhỏ, không nhỏ lắm nhưng đủ để người cần nghe, nghe rõ. Anh đi không bao giờ đi nhanh nhưng cũng chưa làm ai phải chờ. Anh ăn chậm rãi, nhai nhỏ nhẹ, không ai nghe tiếng. Anh nhai, không nghe tiếng đũa chấm bát, kể cả khi ăn xong cũng không ai nghe tiếng bát ăn để xuống đĩa. Mỗi ngày Anh chỉ ăn chừng nửa chén cơm nhỏ cho cả hai bữa. Mọi người tiếp tục ăn, anh nhấc ly rượu uống một ngụm nhỏ, tay phải đặt xuống, tay trái cầm miếng napkin đưa lên chậm nhẹ lên miệng. Bát đũa của Anh khác mọi người, loại gốm Bát Tràng màu xanh trứng sáo trên lạt dưới đậm màu hơn.
    Căn lầu rất dài và rộng, chỉ có một cây dương cầm và hai cái sopha nhỏ. Bàn ăn được nối dài thêm, dài nữa mà vẫn không đủ chỗ cho mọi người. Chị Tâm luôn tươi cười quay trái, quay phải giữa đám nồi cháo bốc khói. Anh Thích luôn ngó chừng bàn ăn xem có thiếu gì. Chị Thúy, Ngân, Diệu, Trinh và tôi thuộc loại thợ vịn sẵng sàng chờ sai bảo bưng đồ ăn hoặc lấy thêm cái này, cái khác. Xong xuôi tất cả, chị Tâm hoặc chị Thúy lên tiếng...Mời Anh Sơn thời cơm...Anh Thích tiếp theo.
    Thôi mời cả nhà ăn kẻo đói. Anh đến ngồi vào ghế đầu bàn và chỉ chiếc bên trái cạnh Anh...Mai ngồi đây. Mọi người cùng ngồi. Anh ăn miếng đầu tiên vài hột cơm hoặc một cọng rau rồi để chén cơm xuống, lấy khăn giấy chậm miệng, nhấc ly lên...một tẹo. Anh không ăn liền sau đó, có khi anh nhắc tới một người bạn vừa gọi điện thăm Anh, có khi Anh nhắc người này, người kia ăn...rồi sau đó Anh mới lại cầm bát cơm, cũng chỉ dùng đũa để đưa mấy hạt cơm vào miệng, thêm một miếng cá kho đặc biệt kiểu Huế. Miếng cá cũng chỉ bằng cái đầu đũa. Cơm vài hột, thức ăn như làm cảnh trước mặt anh, do đó, rất ít ai thấy anh nhai. Sau miếng thứ hai anh lại đặt bát xuống, lặp lại từng ấy cử động của lần thứ nhất. Cái chén vốn nhỏ, cơm chừng một muỗng canh. Anh ăn xong chén cơm của Anh bằng người khác an 4 chén.
    Có khi đang ăn, nghe ai đó nói một điều gì vui, Anh đưa khăn lên che miệng cười sảng khoái. Ăn ít, nói ít nhưng anh nghe nhiều. Ngồi ăn cạnh Anh, tôi cứng người như ông phỗng đá, nhưng không bỏ qua một cử chỉ nào của Anh. Thấy ly rượu Anh hơi đậm, tôi rất tự nhiên sớt bớt qua ly của tôi. Anh biết hết đó nhưng lâu lâu lại làm bộ...răng mà rượu của Moi lạt rứa...ấy là tại tôi thêm soda cho lạt bớt thôi. Anh lại rót thêm rượu tôi lại rình Anh để sớt bớt rượu, thêm soda, và như vậy Anh uống bao nhiêu tôi uống bấy nhiêu. Thường thì khi Anh ăn xong, mọi người cũng xong, nhưng Anh ăn quá ít mà chúng tôi anh nào cũng mạnh nói mạnh ăn.
    Có một hôm tôi nghe Anh nói với một người nào đó, tôi đã quên tên...Răng mà ăn nhiều rứa...tội nghiệp người đó, thật ra mới có chén thứ 2. Thành ra cứ khuya, chờ lúc không có Anh tôi mò xuống bếp kiếm đồ ăn, có hôm gặp anh Thích, chị Tâm, hai ông bà cười nhưng tôi không xấu hổ, vì tôi biết, nói gì thì nói nhà Anh rất thương tôi.
    Được Anh tập hát cho ngay từ lúc bắt đầu, nhưng lúc nào tôi cũng sợ. Tôi sợ vì tôi dốt, tôi sợ bị Anh biết mình dốt. Được cái, Chúa Mẹ thương bài nào của Anh dù khó mấy, dù bao nhêu thăng, bao nhiêu giảm, tôi cũng không ngán - bởi dốt nhìn bài hát cũng như xẩm sờ voi - chỉ 5-10 phút coi như học trò đã làm bài xong. Có nhiều nốt, tôi hát sai nhưng Anh không sửa, không nói gì, nên tôi cứ cho là mình đúng. Tới chừng nhạc in ra thì có người bảo tôi hát sai nhạc của Anh. Thì đúng là tôi hát sai, nhưng có thể lúc đó, dẫu biết tôi sai, nhưng Anh vẫn cảm thấy lọt tai, cũng được, hoặc Anh thấy tôi say mê với cái sai của mình, Anh không nỡ nói. Với tôi, tác giả không la rầy thì tôi cứ hát dù sau này học nhạc, biết là mình sai nhưng nhạc của Anh đã trở thành máu thịt của tôi rồi. Anh đã chấp nhận. Khán thính giả đã chấp nhận. Một cái dốt có thể tha thứ được.
    Nhớ năm 1972, 1973 Anh dạy tôi 2 bài "Chưa mất niềm tin" và "Một cõi đi về". Tôi vừa thâu thanh bài "Chưa mất niềm tin" thì anh lại tìm ra bài "Phôi Pha". Tình khúc này phê quá mà anh nỡ bỏ quên nó trong đống bản thảo 20 năm. Đang phôi pha thì bỗng một hôm lạc ra biển và chỉ đi lố có một tẹo mà thành thiên thu. Năm 1976 tôi làm cuốn cassesset thứ 3 có bài "Một cõi đi về" nhưng do chưa tập kỹ, không có bài, chỉ hát theo trí nhớ nên sai nhiều lắm. Anh có nghe nhưng không la rầy, chỉ nói tôi hát lại và trước khi thâu, tôi còn gọi điện thoại về cho Anh để được Anh cắt nghĩa rõ hơn về bài hát.
    Khi tôi về Anh đứng lại ở lề đường trông theo...Anh không ưa cảnh tiễn đưa...Tôi hiểu như khi anh nói với Đoan... lúc trước Moi không biết gì về Đoan chỉ nghe người ta nói, Moi rất thương Mai, Mai khổ nhiều rồi Moi không muốn Mai phải khổ thêm. Bây giờ thì Moi yên tâm vì biết chắc chỉ có Đoan mới làm được nhiều việc tốt cho Mai.
    Ai đó đã nói rằng hận thù là món ăn nguội, càng để lâu càng ngon, cho phép tôi được đổi lại....sự yêu thương lòng trân trọng thương tiếc là món ăn càng để nguội càng quý...Có đêm trời mưa, tôi nói với Ti...Tối nay cho Măng ngủ một mình và tôi khóc trong tiếng mưa rơi giữa đêm khuya lạnh lẽo. Anh à, bây giờ cũng là ngày cuối tháng Ba, Em nhớ tiếc những ngày có Anh nhưng....lòng tôi có khi chợt như vắng ai. Nhiều khi muốn quay về ngồi yên dưới mái nhà...Anh có chờ đợi ai không hay mọi người chỉ nghĩ rằng Anh đang chờ đợi mà thật ra Anh đang ngồi thảnh thơi, dõi mắt trông theo những hạt bụi nhỏ bé đang bay theo cơn gió cuốn với ước mơ hạt bụi nhỏ bé kia không vương vào mắt ai ....
    Khánh Ly - 2006

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này