1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Public : Nơi dành riêng cho những người yêu thích dòng nhạc Việt được trình bày tại hải ngoại!

Chủ đề trong 'Âm nhạc' bởi closeyoureyes, 30/05/2003.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. haiauvocanh

    haiauvocanh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/05/2002
    Bài viết:
    672
    Đã được thích:
    0
    PARIS BY NIGHT 84: PASSPORT TO MUSIC & FASHION
    SONGLIST AND REVIEW
    01. Bảo Hân & Như Loan - "Sẽ Không Quên Người" (Huỳnh Nhật Tân)
    02. Loan Châu & Ngọc Liên - "Ngàn Thu Áo Tím" (Hoàng Trọng)
    03. Thế Sơn & Thanh Trúc - "Một Đời Tan Vỡ" (Lam Phương)
    04. Quang Lê & Như Quỳnh - "Áo Hoa" (Trần Quang Lộc)
    05. Huỳnh Gia Tuấn - "Girls" (Lời Việt: Huỳnh Nhật Tân)
    06. Hoàng Oanh & Phương Dung - "Về Đâu Mái Tóc Người Thương" (Hoài Linh)
    .
    07. Hương Lan & bé Xuân Mai - tân cổ "Hai Sắc Hoa Một Nỗi Niềm"
    08. Tú Quyên, Minh Tuyết, Hà Phương, Ngọc Liên, Như Quỳnh, Loan Châu, Thanh Trúc & Hương Thủy - "Sao Anh Nỡ Vội Lấy Chồng" (Thơ: Hoàng Cầm, Nhạc: Trần Tiến)
    9. Ý Lan & Khánh Hà - "Nghìn Trùng Xa Cách" (Phạm Duy)
    .
    10. Trần Thái Hoà & Thanh Hà - "Niệm Khúc Cuối" (Ngô Thụy Miên)
    11. Nguyễn Hưng & Hồ Lệ Thu - "Nhớ Em Đêm Nay" (Ngọc Sơn)
    12. Thời Trang Chloe Đào
    13. Khánh Ly & Trần Thu Hà - "Giọt Lệ Thiên Thu" (Trịnh Công Sơn)
    14. Tuấn Ngọc & Bằng Kiều - liên khúc "Giàn Thiên Lý Đã Xa" (Lời Việt: Phạm Duy) & "Đồng Xanh" (Lời Việt: Lê Hựu Hà)
    15. Trúc Linh & Trúc Lam - "Xin Cho Anh Yêu" (Vũ Quốc Việt)
    16. Chí Tài, Kiều Oanh, Lê Tín & Hoài Linh - hài kịch "Vietnamese Idol" (Nhóm Kịch Thúy Nga)
    17. Shayla & Tú Quyên - "Waiting For Your Call" (Nhạc: Huỳnh Nhật Tân, Lời: Shayla & Tú Quyên)
    18. Trường Vũ & Như Quỳnh - "Phồ Đêm" (Tâm Anh)
    19. Lương Tùng Quang & Minh Tuyết - "Tình Dù Trăm Lối" (Nhạc: Tung Chau, Lời: Nguyễn Ngọc Thiện)
    20. Roni Trọng - "Call Me"
    21. Hà Phương & Hương Thủy - "Em Đi Trên Cỏ Non" (Bắc Sơn)
    22. Dương Triệu Vũ & Ngọc Liên - "Lại Gần Hôn Em" (Lời Việt: Phạm Duy)
    23. Lưu Bích & Thủy Tiên - "Magic In the Air" (Lời Việt: Lan Anh)
    24. Vân Quỳnh & Angela Trâm Anh - "I Will Survive"
    25. Minh Tuyết , Như Loan, Bảo Hân, Thanh Trúc, Hồ Lệ Thu, Trúc Lam, Shayla, Loan Châu, Tú Quyên, Trúc Linh - "Những Bước Chân Âm Thầm" (Y Vân), A Look Into Calvin Hiệp''s Áo Dài Collection
    26. Finale

    ( CHƯƠNG TRÌNH PBN 84 Sẽ được phát hành vào dịp giáng sinh - 2006 )
  2. haiauvocanh

    haiauvocanh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/05/2002
    Bài viết:
    672
    Đã được thích:
    0
    NỮ CA SĨ NGỌC HẠ:Tiếng hát trẻ trung - hoài cổ
    [​IMG]
    Không mang nhan sắc của một mỹ nữ mỹ miều, chỉ có đôi mắt to tròn dễ gây ấn tượng, nhưng Ngọc Hạ chinh phục khán giả bằng giọng hát trau chuốt, những đoạn lên cao được vuốt thật ngọt. Chọn lọc ca khúc kỹ càng, không lai Âu Mỹ cũng chẳng thuộc dạng "quậy", Ngọc Hạ lựa những bản nhạc có thể chuyên chở tình cảm quê hương, con người với lời lẽ mượt mà, hoài niệm. Cô tìm cho mình nét riêng trong việc "cover" những nhạc phẩm vang bóng một thời như Lỡ cung đàn, Ngày xưa Hoàng Thị, Tình hoài hương, Buồn tàn thu, Trăng mờ bên suối, Tóc mai sợi vắn sợi dài, Tình lúa duyên trăng,... Lẽ dĩ nhiên, không thể so sánh Ngọc Hạ với những giọng ca đã gắn chặt trong lòng khán giả như Thái Thanh, Tuấn Ngọc, Hương Lan, Khánh Ly,... .... nhưng "tre già măng mọc" là điều tất yếu. Không so sánh khen chê khi "mỗi cây mỗi hoa", chỉ là việc nhìn nhận nét mới của một ca sĩ trẻ như Ngọc Hạ. Cô cũng lần tìm, phối hợp với dòng nhạc dân gian hiện đại như những bản "Bài hát ru mùa đông" của Dương Thụ, hay "Không thể và có thể" (Phó Đức Phương), "Mái đình làng biển" của Nguyễn Cường... Nếu phát triển tại thị trường âm nhạc trong nước, có lẽ Ngọc Hạ sẽ khó qua những Thanh Lam, Hồng Nhung,... Song ở hải ngoại, Ngọc Hạ là sự lựa chọn cho những chương trình cần những ca khúc mang màu sắc hoài cổ mà lại hiện đại.
    Khi còn ở VN, Ngọc Hạ đã từng thử tài ở nhiều cuộc thi hát và cũng đã thu được một số giải thưởng kha khá như: Giải khuyến khích về thi hát nhạc truyền thống tỉnh Đồng Nai (năm 1995), Giải nhì Tiếng hát truyền hình Đồng Nai (1997), Giải nhất THTH Bình Dương (1997),... Có tài và được rèn giũa từ các khóa học thanh nhạc tại VN nên việc khẳng định tên tuổi của Ngọc Hạ chỉ phụ thuộc vào "cơ hội".
    Như hầu hết các ca sĩ khác mới sang Mỹ muốn mau chóng được khán giả biết đến thì phải xuất hiện cùng với các trung tâm ca nhạc của người Việt tại đây, Ngọc Hạ cũng tự "tiếp thị" giọng hát mình với trung tâm Thúy Nga bằng một đĩa cassette thu âm giọng hát cô. Và Ngọc Hạ đã đến gần hơn với công chúng hải ngoại qua các chương trình ca nhạc bằng chính khả năng ca hát thực thụ của cô. Năm 2002 đánh dấu sự nghiệp ca sĩ của Ngọc Hạ bằng sự xuất hiện lần đầu trong chương trình Paris by night 63 với một nhạc phẩm mang âm hưởng dân gian của nhạc sĩ Nguyễn Cường: "Mái đình làng biển". Năm 2003, album riêng của Ngọc Hạ được phát hành với chủ đề "Không thể và có thể". "Tình hoài hương" - album thứ 2 của Ngọc Hạ được phát hành tiếp một năm sau đó. Vẫn "chung thủy" với dòng nhạc trữ tình, vương vấn, cô ra tiếp album thứ 3 vào năm 2005 với tên gọi "Em vẫn như ngày xưa". Trong album này, Ngọc Hạ "bốc" và thật sự trẻ hơn với ca khúc "Nắng có còn xuân" của Đức Trí, "Họa mi hót trong mưa" và "Đánh thức tầm xuân" (Dương Thụ). Ngoài các tác giả trong nước trên, Ngọc Hạ còn hát những nhạc phẩm của các nhạc sĩ An Thuyên, Quốc Dũng, Trần Tiến?
    Từng làm ca sĩ độc quyền của trung tâm Thúy Nga, hiện nay Ngọc Hạ là ca sĩ tự do.
    Vài nét về ca sĩ Ngọc Hạ
    Tên thật: Nguyễn Kim Tuyến
    Sinh nhật: 20.12.1980
    Quê quán: Đà Nẵng, Việt Nam
    Sở thích: Viết văn, làm thơ
    Năng khiếu: Hát được ba giọng miền Bắc, Trung, Nam
    Đến Mỹ năm 2000, hiện Ngọc Hạ định cư tại Arizona.

  3. haiauvocanh

    haiauvocanh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/05/2002
    Bài viết:
    672
    Đã được thích:
    0
    Little Saigon: Thượng Hải qua cách nhìn của Trung Tâm Vân Sơn và Trung Tâm Tình
    LITTLE SAIGON, Westminster - Nhân dịp Lễ Ðộc Lập 4 Tháng Bảy, trong vòng chưa đầy một tuần lễ hai trung tâm băng nhạc của Little Saigon, Westminster, Nam California, nơi có cộng đồng Việt Nam đông nhất ở hải ngoại, là Trung Tâm Vân Sơn và Trung Tâm Tình Productions, đã tung ra hai cuốn DVD đều hướng về... Thượng Hải (Shanghai), thành phố kinh tế, thương mại lớn nhất của Trung Quốc.
    Trung Tâm Vân Sơn đã tung ra trước DVD ?oVân Sơn in Shanghai,? được lấy tên Việt Nam là ?oHậu máu nhuộm Bãi Thượng Hải,? ngoài phần phim, ca nhạc kịch, có vẻ chú ý đến phần tài liệu về cuộc sống dân gian của riêng thành phố đông dân cư nhất này của Trung Quốc, với xấp xỉ 20 triệu dân, còn DVD của Trung tâm Tình Productions ?oMemories of Shanghai? thì có phần chú ý đến các di tích văn hóa, công trình kiến trúc, lịch sử... của Thượng Hải cũng như cả các vùng xung quanh, nhưng có thêm cả các bài hát, hài kịch về quê hương Việt Nam, vốn cũng là điểm đặc biệt của TT Tình này, từ bấy lâu nay
    Chính vì vậy mà DVD ?oMemories of Shanghai? của TT Tình, còn có tên là ?oQuê hương, Tình yêu & Tuổi trẻ,? mà cho đến nay đã ra đến số 14, với sự góp tiếng của các nam, nữ ca sĩ trẻ của làng nhạc Việt hải ngoại, như Don Ho, Hạ Vy, Huy Vũ, Shayla, Minh Tuyết, Tú Quyên, Diễm Liên, Vina Uyển My, Trúc Lam, Trúc Linh, Tường Nguyên, Gia Huy, Johnny Dũng, Kevin Khoa... và các khuôn mặt trẻ mới, như Minh Chánh, Helena Ngọc Hồng... vừa biết hát và đấu võ.
    DVD này có hai hài kịch, được coi là khá ý nghĩa về cuộc sống của người Việt hải ngoại ?oHạnh phúc trong ta? (với Quang Minh và Hồng Ðào) và người Việt ở trong nước ?oNgười hoài cổ? (Hoài Linh, Thúy Nga) và một nhạc cảnh hài, mang tựa đề ?oCâu đêm? (quay dựa theo bài hát nổi tiếng ?oGiăng Câu?) với Giáng Ngọc, Lê Huỳnh, Yến Mai...
    Tuổi trẻ Việt Nam không thể nào không thích hay quên được tà áo Việt Nam nên trong DVD của TT Tình có liên khúc ?oTà áo Việt Nam? với các sáng tác của Nam Lộc, Trịnh Công Sơn và Ðức Huy, do các ca sĩ Hạ Vy, Diễm Liên, Lưu Mỹ Linh, Tú Quyên, Huy Vũ, Gia Huy, Kevin Khoa, Minh Chánh cùng trình bày.
    DVD của TT Tình Productions có một số khuôn mặt trẻ, mới làm MC, đáng để cho các khán giả để ý đến, như Huyền Ny, Mộng Thúy, ngoài Orchid Lâm Quỳnh và hai ca sĩ Kevin Khoa và Lưu Mỹ Linh, mà các khán giả đã làm quen trong các chương trình DVD của TT Tình này, trước đây.
    Ngoài ra TT Tình Productions cũng cho phát hành ba CD mới, như ?oLiên khúc Top hits 2, Revoir - Vẫn nhớ về em,? ?oGiữa anh và người ấy em chọn ai?,? ?oBài tình ca cô đơn, Người yêu cô đơn 9? với các giọng ca trẻ của trung tâm này, cùng sự tăng cường của Thanh Hà, Nhật Trung, Kỳ Anh, Mạnh Ðình, Phi Nhung, Thái Châu, Cẩm Ly, Trường Vũ, Ái Vân, La Sương Sương...

    [​IMG]
    [​IMG]
    ( Hình ảnh của 2 chị em nữ ca sĩ nổi tiếng Cẩm Ly - Minh Tuyết trong chương trình Tình 14 )
  4. haiauvocanh

    haiauvocanh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/05/2002
    Bài viết:
    672
    Đã được thích:
    0
    HÃY NÓI VỀ PBN TRONG THỜI GIAN TỚI
    Theo duyan thiết nghĩ thì các bạn không nên bàn tán quá nhiều về chương trình PBN 82, 83, 84 và các ca sỹ tham gia trong các chương trình đó nữa. Vì dù gì thì cũng đã diễn rồi. Chúng ta nên dành lời để chờ xem DVD rồi mới thảo luận cái đúng, cái sai, cái hay, cái dở cho PBN ngày càng hoàn thiện và phong phú hơn. Bởi vậy, hôm nay duyan xin được mạn phép mời các bạn tham gia đóng góp ý kiến, chủ đề, nội dung mạn đàm, phỏng vấn nghệ sỹ, các ca sỹ tham gia, nội dung kịch, hậu trường sân khấu, ...
    -Vậy, duyan xin được đóng góp ý kiến của mình trước:

    +Đề nghị Thúy Nga mời Hồng Đào-Quang Minh trở lại để đóng chung một vở kịch với Kiều Oanh và Hoài Linh (rất hấp dẫn và lạ mắt).

    +Thúy Nga nên chọn thêm những bài hát về tình gia đình, tuổi thơ, bài hát vui tươi cho bé Xuân Mai hát (có thể solo hoặc song ca với các ca sỹ lớn hơn khác như: Adam, Roni, Vân Quỳnh, ... thậm chí là ca sỹ Như Quỳnh) vì trong các chương trình có sự tham gia của bé Xuân Mai, Thúy Nga vẫn chưa cho bé thể hiện hết tài năng của mình.

    +Sao Thúy Nga không mời thêm các ca sỹ nổi tiếng, có ngoại hình tốt, có giọng hát hay xuất thân từ Asia để đóng góp trong các chương trình song ca của PBN vì số lượng nữ ca sỹ bây giờ quá đông mà những nam ca sỹ của Thuý Nga bây giờ nhỏ tuổi quá hoặc lớn tuổi thì lại lùn (không cao), còn nữ ca sỹ thì phần đông đã hơn 30 và rất cao. Có thể kể đến: Duy Linh, Lê Tâm, Lâm Nhật Tiến, Phillip Huy, ...
    +Nên mời lại những ca sỹ trước đây đã thành danh ở Thúy Nga như: Ý Nhi, Ngọc Huệ, Dalena, Mỹ Huyền, Hoàng Lan, Trang Thanh Lan, ... lâu quá không thấy Thúy Nga mời lại. Sắp tới năm 2008 sẽ là kỷ niệm 25 năm của Thúy Nga đó là một dịp tốt để Thuý Nga có cơ hội cảm ơn các ca sỹ đã từng đóng góp lâu dài trong PBN và giới thiệu những tài năng trong vai trò ca sỹ hay MC mới. Duyan đề nghị Thúy Nga (ông NNN hay cô Thuỷ) cảm ơn Lưu Bích, Bảo Hân, Như Quỳnh, Nguyễn Hưng, Thế Sơn, Don Hồ, Lynda, ... đã góp phần tạo nên tên tuổi của PBN trong 25 năm qua. Trong cuốn kỷ niệm 20 năm ở San Jose, cô Thủy đã cám ơn bác Ngạn mà quên một người cũng rất quan trọng là chị Kỳ Duyên.

    +Lâu quá không thấy TN phỏng vấn Lưu Bích, Khánh Hà, Tuấn Ngọc, Lương Tùng Quang, Bảo Hân, Thủy Tiên, ...

    +Trong vài chương trình sắp tới, Thuý Nga không nên lặp lại các chủ đề đã sử dụng nữa, sẽ gây khó khăn cho khán giả. Nên làm những chủ đề mới lạ hơn như MƯA, BIỂN, SÀI GÒN-HÒN NGỌC VIỄN ĐÔNG, ... hay chủ đề về các nhạc sỹ đã khuất nhưng Thuý Nga chưa có cơ hội làm băng chủ đề về họ như LÊ HỰU HÀ, NGUYỄN TRUNG CANG trong bang PHƯỢNG HOÀNG và TRẦM TỬ THIÊNG, DUY KHÁNH, ...
    Năm 2011 sẽ là kỷ niệm 10 năm ngày mất của nhạc sỹ thiên tài TRỊNH CÔNG SƠN, TN có thể làm một DVD chủ đề về ông, mời Khánh Ly, Trịnh Vĩnh Trinh, Hồng Nhung (đang còn ở VN) làm khách mời nói về các giai đoạn, giai thoại của người nhạc sỹ tài hoa này.

    Có thể làm theo chủ đề 4 nhạc sỹ đã khuất thay vì 3 nhạc sỹ còn sống cho mới lạ. Xin đề cữ 4 người trong một DVD (sẽ rất hấp dẫn): TRẦN THIỆN THANH, DUY KHÁNH, HÙNG CƯỜNG và người còn sống là CHẾ LINH. Asia thực hiện chương trình này sẽ hợp hơn bởi vì Asia đang nuôi sống các ca sỹ trên 60 như: Thanh Lan, Thanh Tuyền, Thanh Thúy, Mai Lệ Huyền, ... Nhưng Asia đã thực hiện một chương trình về TTT rồi nên không thể lặp lại. Còn Thúy Nga thì đầy đủ phương tiện hơn: có dàn ca sỹ trẻ thể hiện lại những ca khúc oai hùng của thế hệ trước, có thể mời các nữ sỹ lớn tuổi làm khách mời, Thúy Nga lại thân với Mỹ Lan (vợ TTT), thân với gia đình Hùng Cường và Chế Linh nên theo ý của Duyan, Thúy Nga nên thực hiện chương trình này.

    +Đề nghị hai tiếng hát ngọt ngào Như Quỳnh và Hoàng Oanh song ca, Như Loan-Loan Châu, Lưu Bích-Minh Tuyết, ...
    [​IMG]
  5. haiauvocanh

    haiauvocanh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/05/2002
    Bài viết:
    672
    Đã được thích:
    0
    PARIS BY NIGHT 83 - NHỮNG KHÚC HÁT ÂN TÌNH
    XUÂN TIÊN
    1) Khúc Hát Ân Tình (Tình Bắc Duyên Nam) ?" Nhu Quynh, Minh Tuyết, Hà Phương,& Hạ Vy
    2) Chờ Một Kiếp Mai ?" Trần Thái Hoà.
    3) Chờ Anh Bên Đời - Nhu Quynh
    4) Duyên Tình ?" Ý Lan
    5) Mong Chờ ?" Hoàng Oanh
    6) Về Dưới Mái Nhà - Quang Lê, Trần Thái Hoà, Thế Sơn.
    THANH SƠN
    7) Nhật Ký Đời Tôi ?" Mạnh Quỳnh, Hạ Vy
    8) Hoài Cố ?" Hương Lan
    9) Mùa Hoa Anh Đào ?" Dương Triệu Vũ
    10) Bài Ngợi Ca ?"Thái Châu, Sơn Ca
    11) Thương Ca Mùa Hạ ?" Minh Tuyết
    12) Hương Tóc Mạ Non ?" Hà Phương, Quang Lê
    13) Thị Trấn Sương Mù ?" Hương Thuỷ
    14) Mười Năm Tái Ngộ ?" Mạnh Quỳnh, Mạnh Đình
    15) Liên Khúc Nỗi Buồn Hoa Phượng & Luu Bút Ngày Xanh ?" Nhu Quynh, Hương Lan, Hoàng Oanh
    16) KỊCH Tình Quê ?" Kiều Oanh, Lê Tín
    NGUYỄN ÁNH 9
    17) MTV- Khong-Elvis Phuong
    18) Tình Yêu Trong Giã Từ ?" Hồ Lệ Thu
    19) Mùa Thu Cánh Nâu ?" Khánh Ly
    20) Ai Đưa Em Về ?" Ngọc Liên, Lương Tùng Quang
    21) Buồn Ơi Chào Mi ?" Bằng Kiều
    22) Biệt Khúc - Khánh Hà
    23) Bơ Vơ ?" Lưu Bích
    24) Một Lời Cho Em ?" Thế Sơn
    25) Trọn Kiếp Don Coi - Nguyễn Hưng
    26) Tình Khúc Chiều Mưa ?" Minh Tuyết, Ngọc Liên, Angela, Lương Tùng Quang, Bằng Kiều, Trần Thái Hoà
    27) Cô Đơn ?" Trần Thu Hà, Nguyen Anh 9
    28) FINAL

  6. haiauvocanh

    haiauvocanh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/05/2002
    Bài viết:
    672
    Đã được thích:
    0
    TO ALL : Từ bây giờ đến cuối năm các bạn còn được thưởng thức 2 chương trình PBN của trung tâm Thuý Nga nữa , đó là PBN 83 và PBN 84. 1 chương trình nhạc chủ đề " 3 nhạc sĩ " và 1 chương trình song ca tổng hợp đặc sắc cuối năm. Mỗi chương trình Paris By Night mang 1 chủ đề riêng nhưng có điểm chung là tạo ra sự ấn tượng cho tất cả quý khán giả theo dõi.Lần lượt đánh dấu sự quay trở lại của các ca sĩ danh tiếng Phi Nhung , Thanh Hà , Trần Thu Hà , Ý Lan , Tú Quyên , Hương Lan , Trúc Lam , Trúc Linh , Linda trang đài.....cùng sự góp mặt đầu tiên của Hà Phương , Thanh Trúc , Sayla , Ngọc Liên , bé Xuân Mai , Thanh Ngọc , Trâm Anh .... Mỗi người một vẻ nhưng tất cả đều mang tới Paris By Night lòng nhiệt tình , tiết mục tiêu biểu kết hợp cùng những ca sĩ danh tiếng quen thuộc của Trung Tâm Thuý Nga như Minh Tuyết , Như Quỳnh , Thế Sơn , Bằng Kiều , Khánh Hà , Lưu Bích , Lương Tùng Quang. Một Paris By Night được hàng ngàn khán giả đón chào , hâm mộ ở ngoài cũng như ở trong nước.
    [​IMG]
    [​IMG]
  7. haiauvocanh

    haiauvocanh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/05/2002
    Bài viết:
    672
    Đã được thích:
    0
    TO ALL : Từ bây giờ đến cuối năm các bạn còn được thưởng thức 2 chương trình PBN của trung tâm Thuý Nga nữa , đó là PBN 83 và PBN 84. 1 chương trình nhạc chủ đề " 3 nhạc sĩ " và 1 chương trình song ca tổng hợp đặc sắc cuối năm. Mỗi chương trình Paris By Night mang 1 chủ đề riêng nhưng có điểm chung là tạo ra sự ấn tượng cho tất cả quý khán giả theo dõi.Lần lượt đánh dấu sự quay trở lại của các ca sĩ danh tiếng Phi Nhung , Thanh Hà , Trần Thu Hà , Ý Lan , Tú Quyên , Hương Lan , Trúc Lam , Trúc Linh , Linda trang đài.....cùng sự góp mặt đầu tiên của Hà Phương , Thanh Trúc , Sayla , Ngọc Liên , bé Xuân Mai , Thanh Ngọc , Trâm Anh .... Mỗi người một vẻ nhưng tất cả đều mang tới Paris By Night lòng nhiệt tình , tiết mục tiêu biểu kết hợp cùng những ca sĩ danh tiếng quen thuộc của Trung Tâm Thuý Nga như Minh Tuyết , Như Quỳnh , Thế Sơn , Bằng Kiều , Khánh Hà , Lưu Bích , Lương Tùng Quang. Một Paris By Night được hàng ngàn khán giả đón chào , hâm mộ ở ngoài cũng như ở trong nước.
    [​IMG]
    [​IMG]
    HAPPY !!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!! PARIS BY NIGHT !
  8. haiauvocanh

    haiauvocanh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/05/2002
    Bài viết:
    672
    Đã được thích:
    0
    Tâm Đoan in "Phụ Nữ Cali Magazine"!
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
  9. haiauvocanh

    haiauvocanh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/05/2002
    Bài viết:
    672
    Đã được thích:
    0
    Nhạc sĩ Việt Anh nói về những ca khúc mới
    NGUYỄN QUANG MINH ghi
    LTS: Trong suốt thời gian 3 tuần, từ New Zealand tới Mỹ để gặp gỡ Thu Phương để thực hiện album mới, cho những ca khúc mới của mình, nhạc sĩ Việt Anh đã có dịp trao đổi những kinh nghiệm sáng tác của anh. Album mới của hai người sẽ được giới thiệu lần đầu tiên tại Majestic, ngày thứ Bảy, 15 tháng 7, 2006 tại California, sau đó, sẽ được phát hành khắp nơi.
    VW: Việt Anh cho biết trước khi anh qua New Zealand học thêm về âm nhạc, anh đã học sáng tác ở Việt Nam như thế nào?
    VA: Năm 8 tuổi tôi đã học nhạc và học suốt 15 năm. Đến năm 1999, tôi tốt nghiệp đại học piano của nhạc Viện. Sau đó, tôi vào đại học nhạc Viện, khóa sáng tác, học được một năm. Đến năm 2001, tôi sang New Zealand. Hiện giờ, tôi đang học sáng tác tại đại học Auckland.
    VW: Piano và sáng tác có sự khác biệt như thế nào, có bổ túc trong suy nghĩ của người nhạc sĩ không?
    VA: Đối với tôi, những kiến thức thu lượm được trong quá trình học đại học Piano rất quan trọng. Trong 15 năm, suốt thời gian đó, tiếp xúc với âm nhạc cổ điển, đã tạo cho tôi một thẩm mỹ đúng. Tôi được tiếp xúc nhiều với những tác phẩm nổi tiếng của các tác giả vĩ đại mỗi ngày, điều đó rèn luyện thẩm mỹ âm nhạc của tôi, rất là có ích lợi. Trong môi trường âm nhạc được tiếp xúc, tôi học được rất nhiều kiến thức giúp cho hòa âm, lý luận. Những điều đó giúp ích rất nhiều trong sáng tác.
    VW: Có một số những nghệ sĩ Piano chọn con đường biểu diễn như là Đặng Thái Sơn. Lý do nào khiến cho Việt Anh chọn sáng tác ca khúc?
    VA: Mỗi người đều có một khả năng riêng. Mặc dù tôi rất yêu thích Piano nhưng tôi khả năng của tôi có giới hạn, không thể nào đạt đến đỉnh cao mà tôi lại cảm giác rất thoải mái khi sáng tác. Tôi cảm giác đó chính là công việc dành ra cho mình, mình làm điều đó với sự đam mê. Tôi bắt đầu sáng tác từ hồi học trung học. Tôi thấy mình theo học đúng điều mình cần. Cho đến nay, tôi chưa bao giờ nghi ngờ mình và luôn tin rằng mình là người sinh ra để viết nhạc.
    VW: Việt Anh có nói rằng gia đình chọn âm nhạc cho anh. Sau đó, anh tìm thấy điều đó đúng hay là khởi nguồn anh đã thấy rằng cần phải chọn âm nhạc là một phương tiện để đóng góp cho cuộc đời?
    VA: Tôi sinh ra trong một gia đình Bố Mẹ là nghệ sĩ múa, thành ra từ nhỏ gia đình đã hướng tôi theo con đường nghệ thuật. Khi bé, mình không thích ngồi vào đàn tập bao nhiêu tiếng một ngày, chuyện đó rất là khó, mình thích đi đá bóng, đi bơi, trèo cây. Nhưng qua một thời gian, mình mới bắt đầu cảm giác gắn bó dần với Piano. Đến tuổi mới lớn khi muốn tìm cách thể hiện mình, đối với tôi cách thể hiện mình tốt nhất là bằng cách viết nhạc. Những điều gì mình muốn nói, cảm xúc suy nghĩ của mình, với người này là viết thư, viết truyện, vẽ tranh, với tôi là sáng tác nhạc, bởi vì đó là ngôn ngữ gần gũi với mình nhất. Tôi bắt đầu sáng tác nhạc từ lúc đó.
    VW: Ca khúc đầu tiên của Việt Anh viết năm nào, ảnh hưởng của nó ra sao?
    VA: Hai ca khúc đầu tiên, tôi viết trong cùng một giai đoạn. Tôi không nhớ rằng ca khúc nào viết trước. Đó là bài Người đi xa mãi và Mưa phi trường. Ca khúc dựa trên câu chuyện của chính mình nhưng cũng có hư cấu rất là nhiều. Đó là một buổi chia tay người bạn ở phi trường, tôi ngồi viết lên bài hát đấy. Vào tuổi đó, mình còn nghe rất nhiều nhạc, nếu gọi là tư duy âm nhạc hay là những điều lớn lao, mình hoàn toàn không để ý, chỉ biết ảnh hưởng trực tiếp của những điều mình nghe thường ngày, có thể là nhạc Mỹ, có thể là nhạc Hồng Kông. Đó là hai bài hát đầu tiên của tôi.
    VW: Khi hai bài Người đi xa mãi và Mưa phi trường giới thiệu đến với khán giả, sự đón nhận như thế nào?
    VA: Hai ca khúc đó được sáng tác rất là lâu trước khi được trình diễn. Tôi đã thu hai bài hát đó ở phòng thu của một người bạn. Một thời gian rất lâu sau, vì thiếu bài hát, người ta sử dụng bài hát Người đi xa mãi và thông báo với tôi. Bài hát đó đầu tiên do Lam Trường hát. Sau đó, tôi hòa âm lại bài Mưa phi trường, cũng do Lam Trường hát. Đây cũng là một thành công của tôi. Bài hát Mưa phi trường thời gian đó được mọi người đón nhận rất là nồng nhiệt.
    VW: Việt Anh là người Hà Nội, lớn lên ở Hà Nội, đã từng có thời gian vào Sàigòn sống, sau đó đi học tại New Zealand. Trải qua nhiều không gian khác biệt như vậy, có ảnh hưởng như thế nào đối với những sáng tác của anh?
    VA: Đối với tôi, cuộc sống cho mình rất nhiều sự thay đổi. Cũng giống như, phải vào Sàigòn để nhớ mùa Đông của Hà Nội. Ở mãi Hà Nội, có thể mình không cảm nhận được điều đó. Nắng mùa Thu của Hà Nội làm mình nhớ câu ca dao ở Sàigòn, ?onhững khi trốn mưa, đạp xe đi giữa con đường mà đầy lá cây.? Khi qua New Zealand, mình lại được cảm nhận nỗi nhớ về bạn bè, về Hà Nội, về Sàigòn, về làng quê? Thật ra, tôi cảm giác cuộc sống như bài học, mỗi ngày cuộc sống lại dạy cho mình bài học, đây chính là bài học cho mình biết cách nhớ thương và trân trọng những gì ở xa mình.
    VW: Không gian có thể khác, Hà Nội có thể khác Sàigòn, New Zealand có thể khác Hà Nội, nhưng con người trong tâm thức của anh, vẫn là nhạc sĩ Việt Nam. Làm sao anh thấy được chất Việt Nam trong những ca khúc của anh, khác với nhạc Hồng Kông, Đại Hàn hay những nơi anh đã sống và đang đi học?
    VA: Là người Việt Nam, dù sống ở đâu vẫn cứ là người Việt Nam thôi, bởi vì đó là những thói quen hình thành từ rất nhiều thế hệ, những ký ức từ rất nhiều thế hệ. Khi viết một ca khúc, tôi suy nghĩ rất nhiều là, ca từ làm sao phải vừa gần gũi nhưng mà không được bi lụy quá bình thường, tức là luôn có một ranh giới giữa thực và ảo, giữa gợi và tả. Theo tôi nghĩ, đó là một điều rất đặc trưng của âm nhạc Việt Nam, ca từ rất là quan trọng. Đó là truyền thống bao nhiêu năm làm thơ của ông cha mình, cách làm thơ, cách đặt vấn đề, cách úp mở. Tôi nghĩ, viết ca từ Việt Nam thật ngọt ngào, thật tốt đã là đầy tính chất Việt ở trong ca khúc đó.
    VW: Những nhạc sĩ như Trần Tiến, Ngọc Đại, Lê Minh Sơn thử nghiệm mang những tấu khúc mới, phong cách mới qua cách dùng những ngôn ngữ rất là dân gian Việt Nam. Việt Anh chọn khuynh hướng như thế nào trong việc cách viết và sắp đặt ca từ, có phải là đình làng, cây đa là những hình ảnh cụ thể của Việt Nam để nói lên tính chất Việt Nam?
    VA: Mỗi một nhạc sĩ đều có một background khác nhau, do kinh nghiệm sống, do vấn đề học hành. Đối với tôi, viết ca khúc rất tự nhiên như một giải tỏa, như một giấc mơ, như một nhật ký. Tôi không muốn phải làm một cuộc cách mạng hay làm gì vĩ đại trong ca khúc. Bởi vì, âm nhạc không chỉ có một ca khúc, âm nhạc có rất nhiều thời đại, mà tôi muốn thử nhiều thể loại hơn. Ca khúc giống như một bài thơ nhỏ, một tiểu phẩm để mình diễn cảm xúc, cho nên giống như là mình viết cho mình, diễn tả làm sao chính xác nhất tình cảm mình lúc đấy, những kỷ niệm, những điều mình trải qua lúc đấy. Mỗi ngày nhìn lại ca khúc, mình biết lúc đấy mình như thế nào, đang hồn nhiên thế nào, vừa mới trải qua một cuộc tình đang đau khổ như thế nào. Đối với tôi, ca khúc là như thế.
    VW: Năm năm gần đây, Việt Anh có thấy sự thay đổi hay có sự khác biệt trong sáng tác so với thời gian trước khi qua New Zealand không?
    VA: Theo tôi nghĩ, sáng tác ca khúc, điều đầu tiên phải xuất phát từ cảm xúc, mình muốn làm nó, mình muốn viết nó, mình muốn nó được hát lên. Như thế, sẽ không bao giờ thay đổi. Nếu không có cảm xúc, không rung cảm, không thể làm được. Quá trình đi học nước ngoài cũng mở mang cho tôi rất nhiều thứ, được tiếp xúc với nhiều trường phái hơn, nhiều văn hóa hơn, nhiều thể loại nhạc khác nhau, làm cho mình giàu có hơn về kiến thức.
    VW: Thời gian vừa qua Việt Anh có theo dõi thị trường âm nhạc, thị hiếu và khuynh hướng của người nghe ở trong nước hay bằng cách nào anh tiếp xúc được dòng âm nhạc hiện nay trong nước?
    VA: Thật sự trong năm năm vừa qua, tôi không được tiếp xúc nhiều với đời sống trong nước, cho dù mỗi năm về nước mấy tháng nhưng cũng không đủ, vì mình cần phải sống ở đó mỗi ngày để cảm nhận được sự thay đổi. Nhưng cho dù thế nào đi chăng nữa, tôi cũng không thể nào viết những điều khác với tôi nghĩ được và khác với bản năng của mình, bởi vì nó rất chân thành. Tôi không thể viết điều không cảm thấy hoặc không cảm giác đúng như thế. Cho dù thay đổi thế nào chăng nữa, tôi cũng viết chân thành với tất cả cảm xúc của tôi.
    VW: Việt Anh nói đôi chút về sự chân thành trong những ca khúc mới viết tại New Zealand sẽ được giới thiệu với khán giả trong CD mới nhất Điều cuối cùng đợi chờ?
    VA: Những ca khúc đó là Chiều biển vắng thênh thang, Ngày không tên và Chờ anh em nhé. Trong bài Chờ anh em nhé như lời nhắn nhủ với người bạn chờ đợi mình, ?oChờ anh em nhé, dẫu bao đêm gió về.? Khi đã xa xôi, tất cả những hình ảnh trở nên rất là đẹp đẽ và lãng mạn. ?oMột hôm nhìn ra ngoài phố, một hôm ngoài sân rợp nắng, đã xuân rồi mưa xuân là anh nhớ em, khác khao như chồi non.? Mình động viên, một lời nhắn nhủ hãy chờ đợi mình và mình luôn trân trọng và nâng niu những tình cảm đã có và chờ đợi nhau đến một ngày tốt hơn.
    VW: Trong ca khúc, người nhạc sĩ có khả năng phân thân, biến mình thành hoàn cảnh của người khác hay là phóng tác một sự kiện có thật, tạo dựng nên những hình ảnh kể cả không có thật. Tính chất phóng tác hay tạo dựng những hình ảnh có mâu thuẫn với cảm xúc chân thành của người nhạc sĩ khi viết những giai điệu hay những ca từ không?
    VA: Tôi nghĩ là không. Bởi vì cho dù sự chân thành hóa thân vào viết một ca khúc cho người con gái mình yêu chẳng hạn, là mình phải thật sự cảm động sự thương nhớ. Sự chân thành là phải thật sự rung cảm, đồng cảm. Khi viết những bài hát về cuộc chia tay, thật ra trong cuộc sống mình không có những mất mát lớn lao như thế, mình có thể tưởng tượng, nhưng mình phải thật sự rung cảm, sống trong giây phút đó. Theo tôi, như thế là sự chân thành và không có đối ngược với sự phân thân hay phóng tác.
    VW: Giữa con người âm nhạc và con người của đời thường khi anh tiếp xúc với mọi người, sự phản hồi như thế nào?
    VA: Cho dù mình có muốn làm ra vẻ dữ dằn như thế nào, mọi người đều nói rằng mình rất là hiền, không tránh được (cười). Ai cũng nói là mình hiền lành, lơ đãng. Cho dù đôi khi mình nói, tôi đâu có lơ đãng đâu, nhưng mà người ta vẫn bảo mình là người lơ đãng (cười), vì thế không thay đổi được.
    VW: Sở thích của Việt Anh là gì, nhậu, cà phê, thuốc lá? ?
    VA: Tôi thích đọc sách. Sách luôn luôn vẫn là người bạn của mình. Tôi cũng thích được gặp bạn bè, thích được nói chuyện. Bởi vì, khi sáng tác là mình làm công việc riêng, có thể một ngày, có thể một tháng, có thể một vài tiếng. Sau đó, mình là người bình thường, có nhu cầu chia sẻ tất cả những điều mình suy nghĩ, sống với bạn bè. Như bia rượu, cà phê, thuốc lá, tôi đều thích cả. Nhưng điều đó không phải là mình thích, bởi vì đó là cái cớ để mình nói chuyện với bạn bè. Rượu chỉ là cớ để mình mở lòng hơn. Trà hay là cà phê, đó là dịp để cho mình ngồi nói chuyện với bạn bè. Câu chuyện giữa mình với bạn bè là chính, còn bàn tiệc, rượu là cái dẫn để cho mình gặp gỡ bạn bè và để mở lòng ra với nhau.
    VW: Trong những dịp Việt Anh gặp lại bạn bè, anh có chứng nghiệm được những sự khác biệt gì giữa trước và sau. Khi gặp lại Thu Phương, anh thấy những điều gì thay đổi?
    VA: Trong thời gian tôi về Việt Nam, tất nhiên là bạn bè sau bao nhiêu năm mỗi người hoàn cảnh khác nhau, nhưng điều đáng quý là khi gặp lại nhau vẫn có thể hồn nhiên như 10, 20 năm trước đây, vẫn hồn nhiên thoải mái và sống hết mình với bạn bè. Còn khi gặp Thu Phương, Thu Phương cũng không thay đổi nhiều. Hồi trước, Thu Phương hát là bởi vì do cảm tính, do cảm xúc lúc đấy, cô đồng cảm cô hát. Bây giờ cũng vẫn là những điều đó cộng thêm với buồn đau, đau khổ, thêm kinh nghiệm nữa, nó chính mùi hơn rất là nhiều.
    VW: Có nhiều người nói rằng dòng nhạc tiền chiến mang tính chất cổ điển, xa xưa bởi vì ca từ, giai điệu. Việt Anh có nghĩ rằng âm nhạc của anh, sau mấy mươi năm nữa, người ta vẫn còn nghe hay không?
    VA: Theo tôi nghĩ, công việc của người nhạc sĩ tức là gạn lọc tất cả những buồn vui trong cuộc sống thành tác phẩm và cho cuộc sống những điều tốt đẹp nhất mình có thể. Đó chính là nhiệm vụ của nghệ sĩ, tức là biến tất cả đau buồn, khổ đau, nước mắt, vui buồn thành tác phẩm và gởi tất cả những điều đó cho cuộc sống. Có thể tác phẩm hay, tác phẩm dở, có thể 10 năm nữa người ta quên, có thể mười năm nữa người ta nhớ những bài hát như thế. Điều quan trọng là mình đã làm hết sức và mình đã cống hiến cho cuộc sống.ª

    [​IMG]
    Nữ ca sĩ Thanh Hà và nữ ca sĩ Vân Quỳnh
  10. haiauvocanh

    haiauvocanh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/05/2002
    Bài viết:
    672
    Đã được thích:
    0
    PIX ASIA SỐ 51 :
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    To ALL : Các ca sĩ : Ngọc Huyền , Thiên Kim , Ngọc Hạ , Phạm Khải Tuấn , Dạ Nhật Yến , Nữ nhạc sĩ Diệu Hương ....
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này