1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

PUBLIC RELATIONS (lược dịch từ chương 10, cuốn Media Now, tác giả Joseph Straubhaar và Robert Larose

Chủ đề trong 'PR' bởi chatchatboom, 11/01/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. chatchatboom

    chatchatboom Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    06/08/2003
    Bài viết:
    713
    Đã được thích:
    2
    PUBLIC RELATIONS (lược dịch từ chương 10, cuốn Media Now, tác giả Joseph Straubhaar và Robert Larose)

    Nhằm giúp mọi người hiểu rõ hơn về lịch sử ngành quan hệ công chúng, tôi lược dịch phần chương 10, trong cuống Media Now của tác giả Joseph Straubhaar và Robert Lorose.

    Khả năng tiếng anh có hạn, mong mọi người đừng quá khắt khe. . Lâu rồi không sử dụng lại, tiếng anh của tớ bây giờ nhìn lại sao giống con đường nhiều ổ gà, có cả ổ trâu và ổ voi nữa. Mong các bạn có đi trên con đường gập gềnh này thông cảm cho tớ nhé. Ai không muốn đi thì tớ cũng không bắt buộc các bạn.


    CHƯƠNG 10: PUBLIC RELATIONS

    1.Lịch sử: để biết và để thuyết phục (to inform and persuade).

    Edward Bernays, người được xem như là ông tổ của ngành quan hệ công chúng hiện đại, đã viết: 3 thành phần chính của PR cũng xưa như xã hội của chúng ta: cho biết, thuyết phục hoặc hoà hợp giữa con người với con người. Tuy nhiên, phương tiện và phương pháp để đạt được điều này đã thay đổi nhiều giống như sự thay đổi của xá hội chúng ta. (Bernays, 1961, p12)

    Theo Bernays và những người làm PR trong lịch sử, PR luôn đi đôi gắn bó với nền văn minh chúng ta. Trong mắt họ, rất nhiều những sự kiện lịch sử đều có thể diễn giải thành những điển cứu về PR. Trong khi lịch sử xã hội cổ xưa được cai trị thông qua sự đe doạ và nỗi sợ hãi, nhiều những nền văn hoá tiến bộ học cách dựa vào sự bàn bạc và tranh luận. Khi nhà làm luật tìm kiếm sự nhất trí, sự thuyết phục ngày càng ít dựa và sức mạnh mà dựa nhiều vào từ ngữ. Với sự phát minh ra chữ viết, ngành quan hệ công chúng chính thức bắt đầy được định hình.
    Cho dù họ đưa hình ảnh của họ như những chiến binh hoặc nhà vua, những nhà lãnh đạo của những nền văn minh cổ đại trước đây như Sumeria, Babylonia, Assyria, và Persian đã sử dụng thơ ca và những dạng văn viết khác để diễn đạt sự dũng cảm của họ trong chiến trận và trong chính trị. Ở Ai cập, hầu hết những tác phẩm nghệ thuật và kiến trúc (tượng, lăng tẩm, mồ mả) được sử dụng để gây ấn tượng với dân chúng về sự vĩ đại của những thầy tu, giáo sĩ và những nhà thần học. ở Israen cổ, kinh thánh và những văn bản tôn giáo khác trở thành một phương tiện mạnh mẽ trong lịch sử của việc uốn nắn tâm trí của công chúng. Với sự phát triển của thế giới Hylạp, từ ngữ, cả về nói lẫn viết làm bùng nổ một sức mạnh hoà hợp xã hội.
    Thương trường Athens trở thành trung tâm thảo luận công khai liên quan đến việc tiến hành kinh doanh và cuộc sống hàng ngày. Sự thịnh vượng của hùng biện và điều sở thích của công chúng trở thành mối bận tâm chính của những nghiên cứu triết học.

    CHÀO CAESAR
    Ở Roma cổ đại, sức mạnh của public relations đã được chứng minh trong giai đoạn này chính là Vox populi, vox dei (tiếng nói của con người là tiếng nói của thượng đế), và Res publicae ( Public affair: quan hệ công chúng ), có nghĩa là ?onền cộng hoà? (republica) mà ****** Caesar đã cẩn thận chuẩn bị cho người Romans để nói về cuộc chiến của ông ta khi tiến qua Rubicon - dòng suối biên giới tự nhiên giữa lãnh thổ Hylạp và xứ Gaul - năm 49 trước công nguyên. Và bằng cách gửi những tường thuật của ông ta ví dụ như ?oCuộc chiến với xứ Go-loa? trong bản anh hùng ca thành tích của ông ta khi thống trị được xứ Gaul. Hầu hết những nhà sử học đều cho rằng ông ta cũng viết những bài bình luận là những bài tuyên truyền của ông ta. Nhận biết những sức mạnh mới từ việc uốn nắn lý trí của công chúng, Caesar cho viết những thông cáo hàng ngày được gọi là Acta Diurma (daily act or daily record) mà vẫn còn tiếp nối đến hơn 400 năm sau. Khi những người cơ đốc giáo nhận ra sự ảnh hưởng của người Roman, việc dạy dỗ của Jesus và những thánh tông đồ của ông ta trở thành những hoạt động trung tâm trong trận chiến giành sự thống trị tôn giáo trong lý trí của công chúng. Một khi nhà thờ tôn giáo đã hình thành, nó dựa vào những diễn văn hùng biện và những bài viết, chẳng hạn như thư của sứ đồ Paul cho người Roman, để chiến thắng và hướng dẫn những tín đồ sùng đạo.

    Nguồn gốc của PUBLIC RELATIONS hiện đại:
    Quan hệ công chúng tiếp tục phát triển ngay từ thời trung cổ, sử dụng ?ophương tiện truyền thông? của thời đó chẳng hạn như Bayeaux Tapestry, một loại tấm thảm treo ca ngợi sự chinh phục xứ Norman của nước Anh năm 1066. Không đợi đến thời phục hưng và phong trào cải cách ở châu Âu thế kỷ 16 thời gian mà nền tảng của thế giới hiện đại xuất hiện ?" và với nền móng của PUBLIC RELATIONS đã trở nên một công cụ quản trị quan trọng của những thể chế nhà nước và tư nhân. Ví dụ như hiến pháp cơ bản - hiến chương của nước Anh thế kỷ thứ 19 về quyền và quyền tự do - đã truyền cảm hứng cho sự ra đời của Hiến pháp Mỹ.

    Từ ?opropaganda? phát sinh từ nhà thờ thiên chúa giáo. Trong thế kỷ thứ 17, họ đã viết Congregatio de Propaganda Fide (giáo đoàn truyền giáo về niềm tin). Cũng như thế, nó đã rõ ràng thừa nhận nhu cầu của bên thứ 3 làm cho thông tin thuận tiện giữa chính phủ và con người (theo Bernays, 1961). Với sự mở rộng của sự thừa nhận mới trong những hình thức mới - chẳng hạn như việc dịch kinh thánh trong thế kỷ 15 thành ngôn ngữ dùng hàng ngày, in sách số lượng lớn và tạp chí - đến sự phát triển bùng nổ của ý kiến công chúng.

    Khi cuộc cách mạng Pháp nổ ra, chế độ đã được thiết lập. Trong bản tuyên ngôn về quyền con người và quyền công dân (1789), những nhà lãnh đạo của cuộc cách mạng đã công bố quyền của công dân trong việc biểu lộ và truyền đạt suy nghĩ một cách tự do. Năm 1792, quốc hội pháp đã thành lập Bộ tuyên truyền đầu tiên. Nó là một phần của Bộ nội vụ và được gọi là Bureau d?TEsprit, hoặc ?oBureau of Spirit?. Nó tài trợ cho những biên tập viên và đưa những chi nhánh của nó về những khu vực khác ở nước Pháp để tranh thủ sự hỗ trợ của công chúng Pháp dành cho cuộc cách mạng.

    PHƯƠNG CÁCH CỦA NGƯỜI MỸ.
    Sự nổi loạn của lục địa American chống lại sự thống trị của người Anh tạo ra một loạt những chuyên gia sử dụng tài hùng biện, báo chí, những cuộc họp mặt, những uỷ ban, sách thời sự ? để thu hút người dân về hỗ trợ cho cuộc cách mạng của họ. Đó là Paul Revere, Benjamin Franklin, John Peter Zenger, Samuel Adams, Alexsander Hamilton, James Madison và John Jay. Adam đã được gọi là nhà hoạt động báo chí vĩ đại nhất của cuộc cách mạng của người Mỹ trong việc tạo ra sự thay đổi thể chế chính trị. Hamilton, Madison và Jay được tín nhiệm với sự chiến thắng trong việc phê chuẩn hiến pháp bằng việc xuất bản những lá thư của họ viết cho báo chí năm 1787-1788. Những lá thư này được biết đến như là những văn bản của những người chủ trương chế độ liên bang

    Những văn bản vĩ đại khác được tạo ra bởi những nhà lập quốc của US - Công bố độc lập, hiến pháp, và tuyên ngôn nhân quyền ?" có thể được xem là những kiệt tác của PUBLIC RELATIONS . Những văn bản này rất cần thiết với vận mệnh của những vua tư bản với ý thích của công chúng, nó cũng giúp việc thiết lập quan niệm xem US như là một mảnh đất nuôi dưỡng cho việc xem quan hệ công chúng là một ngành kinh doanh hay một nghề đại diện cho việc miêu tả được ý thích đa dạng của nền dân chủ cũng như của doanh nghiệp.

    Rất nhiều truyền thuyết của Mỹ là kết quả của những chiến dịch PR. Ví dụ, truyền thuyết của Daniel Boone được tạo bởi một điạ chủ để thúc đẩy việc chiếm đất ở Kentucky. Hành động dũng cảm của Davy Crocket được tạo ra bởi những agent báo chí của ông ta, là Mathew St. Clair, để ve vãn cử tri của tổng thống Andrew Jackson. Bậc thầy của tất cả những Press agent của thế kỷ 19 là Phineas T Barnum. Ông bầu cực kỳ xuất sắc, Barnum đã tạo một làn sóng quảng bá thu hút sụ chú ý cho gánh xiếc của ông ta, ?oShow trình diễn vĩ đại nhất trên trái đất?, sự lôi kéo không thể cưỡng lại được ở mọi thành phố và thị trấn gánh xiếc đến biểu diễn sau sự khởi đầu năm 1871. Press agent quá thành công đến nỗi nó trở thành một đảm bảo cần thiết cho những công ty dựa vào sự chú ý của công chúng. Sâu hơn nữa, sự thành công của Barnum và những đồng nghiệp của ông ta trong việc điều hành báo chí quá vĩ đại đến nỗi, ngày nay, phương tiện truyền thông vẫn nuôi dưỡng thái độ hoài nghi về bất cứ cái gì được khuyến thị thương mại.
  2. FJX

    FJX Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/10/2005
    Bài viết:
    5.880
    Đã được thích:
    0
    Anh iu, anh up lên 2 thứ tiếng luôn được hông?
  3. chatchatboom

    chatchatboom Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    06/08/2003
    Bài viết:
    713
    Đã được thích:
    2
    Cái này tôi dịch hồi cuối năm 2004. Bây giờ mới ngồi đọc lại sao thấy tức cười quá. nhưng mà ngại sửa lại, với lại, cuốn sách đó tôi để trong SG rồi, không có bản gốc tiếng anh và nếu có chắc cũng chẳng thể nào ngồi lọc cọc gõ lại được. Mong các bạn vừa đọc vừa suy luận, vừa bụm miệng không được cười vậy.
    chỉ có đoạn bôi màu vàng, nguyên bản tiếng anh là : "to informing people, to persuading people or to integrating people with people" tôi có chú thích nên post lại
    Phần tiếp theo nè
    PUBLIC RELATIONS TRONG KỶ NGUYÊN CỦA NHỮNG ÔNG TRÙM TƯ BẢN
    Trong hai thập kỷ cuối của thế kỷ thứ 19 và những năm đầu của thế kỷ 20 là thời kỳ rực rỡ nhất của những chuyên gia public relations với ý nghĩa đầy đủ nhất. Đây là kỷ nguyên phát triển dữ dội và không vững chắc của American, là trung tâm của công ty tư bản nhỏ, thời gian mà công nghiệp, đường sắt, và những ngành phục vụ công cộng bùng nổ lan tràn khắp đất nước.
    Thái độ thô bạo và bất cần đạo lý của những nhà doanh nghiệp về công chúng được biểu lộ rõ năm 1892 bởi phương pháp lạnh lùng của Henry Clay Frick với nỗ lực của ông ta trong việc nghiền nát một liên đoàn lao động trong nhà máy thép của Carnegie ở Homestead, Pennsylvania, cuộc đình công của công nhân đã bị bẻ gãy hoàn toàn và liên đoàn bị phá huỷ bởi quân đội của bang Pennsylvinia. Sức mạnh tàn bạo đã chiến thắng trận chiến này và nắm quyền kiểm soát ngay lập tức, nhưng ý kiến của công chúng, hệ thống đấu tranh của công nhân, đã chiến thắng trong toàn bộ. Nhiều những câu chuyện lịch sử của pr được đan vào những cuộc đấu tranh không ngừng nghỉ giữa công nhân và giới chủ, dẫu cho, ngày nay, may mắn thay, cuộc đấu tranh được tiến hành với những chuyên gia quan hệ công chúng, không phải với chính sách cá nhân hoặc những đội quân vũ trang (Cutlip, center broom, 1985).
    Những tập đoàn nhanh chóng học được giá trị của thái độ thù địch và ve vãn thiện ý của công chúng thông qua những chuyên gia PR. Những công ty cũng học được giá trị của sự quảng bá trong việc hấp dẫn khách hàng. Những công ty kinh doanh trên toàn nước Mỹ đã thiết lập những ban báo chí để xoay sở, phổ biến và điều khiển những thông tin có lợi cho mình hoặc chế biến những thông tin có hại cho đối thủ cạnh tranh. Trận chiến về giành ưu thế giữa điện xoay chiều và điện một chiều giữa Westing house (chủ trương điện xoay chiều) và General ectric của Thomas A Edison (chủ trương điện một chiều) là một trong ví dụ sớm nhất của PR được tiến hành đầu tiên ở Mỹ như thế nào bởi những quyền lợi kinh tế to lớn. Sử dụng những cựu chủ báo tư vấn về thông tin, hai công ty này chiến đấu kịch liệt với nhau về việc chăm sóc phương tiện truyền thông, gây ảnh hưởng chính trị, và những lợi thế marketing.
    Những hiệp hội thương mại cũng chộp lấy cơn sốt về PR trong cuối những năm 1800. Hiệp hội đường sắt Mỹ tuyên bố nó là tổ chức đầu tiên sử dụng thuật ngữ public relations trong cuốn cẩm nang đường sắt xuất bản năm 1897.
    Trong những năm 1900, PR tiến hoá từ những press agent và những nhà báo đơn lẻ thành những công ty tư vấn cung cấp dịch vụ tư vấn public relations như là những chuyên gia trong lãnh vực này. Công ty tầm cỡ quốc gia đầu tiên, Nha quảng bá, được thành lập ở Boston năm 1900 do George V.S. Michaelis, Herbert Small, và Thomas O. Marvin. Năm 1906, nó trở nên nổi tiếng khi công ty đường sắt quốc gia thuê nó để chống lại sự ban hành một đạo luật của nghị viện. Công ty đã thua nhưng chẳng bao lâu sau đó, những công ty đường sắt đã thiết lập ban PR riêng.
    NHỮNG CHUYÊN GIA PUBLIC RELATIONS TIÊN PHONG
    Ivy Ledbetter Lee: có lẽ là người tiến hành public relations sớm nhất và nổi tiếng nhất. Ông ta đã giúp việc phát triển nhiều kỹ thuật căn bản mà những người hành nghề ngày nay vẫn đang theo. Ông ta tin tưởng trong việc mở rộng thông tin hai chiều với những phương tiện truyền thông, và thẳng thắn và cởi mở với báo chí. Ông hiểu rằng công ty tốt là căn bản của quảng bá tốt. Nhiều niềm tin mà đóng góp chính của ông ta là để nhân tính hoá những doanh nhân giàu có và để đưa những việc kinh doanh lớn thành tích cực hơn.
    Lee, một cựu nhà báo làm việc tại Wall Street, trở thành một nhà tư vấn về public relations với George Parker năm 1904, mặc dầu ông ta không sử dụng thuật ngữ public relations cho đến hơn một thập kỷ sau. Ông ta tin rằng kinh doanh phải kể những câu chuyện của nó một cách trung thực, chính xác và mở để đạt được sự hiểu biết và sự ủng hộ của công chúng. Hai trong số những khách hàng nổi tiếng nhất của ông là công ty đường sắt Pennsylvinia và gia đình Rockerfeller.
    Thay mặt cho họ, ông ta phát triển chính sách quảng bá của ?onhắc nhở công chúng? đối nghịch với lời tuyên bố không nổi tiếng của nhà tài chính William Vanderbilt, ?oNguyền rủa công chúng?. Khi Lee đưa thông cáo báo chí và những báo cáo khác cho báo chí, ông đính kèm một bản copy thông báo những công bố căn bản của ông, được trích đoạn dưới đây:
    Đây không phải là một ban báo chí bí mật. Tất cả công việc chúng ta được làm hoàn toàn mở. Chúng ta nhắm vào việc cung cấp tin tức. Không phải một công ty quảng cáo?.
    Một trong những công việc quan trọng nhất của LEE là làm cho gia đình Rockerfeller, bắt đầu vào năm 1914. Trong năm đó, John D. Rockerfeller, Jr, được hỏi về ý kiến của ông ta trong việc xoay sở sự kiện gọi là Ludlow Massacre bắt đầu ở nam Colorado năm 1913 khi 9000 công nhân đình công. Tháng 4/1914, một tai nạn về sử dụng súng đã dẫn đến một trận chiến khiến một số thợ mỏ, 2 người phụ nữ và 11 trẻ em bị giết chết.
    Tên tuổi của Rockerfeller bị biêu riếu khắp trên nước Mỹ, Lee bảo John D., Jr., thực hiện một chính sách mở. Yêu cầu Rockerfeller viếng thăm những trại của công nhân mỏ sau cuộc đình công để xem tình trạng cuộc sống của công nhân mỏ của ông ta. Lee cũng khuyên John D., Sr., người bị những kẻ bới móc gọi là tên kiêu căng, để cho công chúng thấy những đóng từ thiện của ông ta mà ông đã giữ bí mật.
    Cuối cùng, Lee chết trong sự hổ thẹn vì đã áp dụng những kỹ năng của ông trong việc giúp đỡ việc nhìn nhận Liên Bang Xô Viết ở Mỹ năm 1930 và cả việc trợ giáo cho công ty Interessen Gemeinschaft Farben, một công ty nhuộm của Đức quốc xã, người Đức không quan tâm đến lời khuyên của Lee - cởi mở và chân tình - nhưng dù sao thì việc cộng tác với Đức cũng gây tác hại. Lee bị xem như là ?omột người phụ trách quảng cáo của Hitler? (Hiebert, 1966).
    Edward L. Bernay: Bernays cùng với sự hỗ trợ của vợ ông ta, Doris Fleischman, người mong muốn cạnh tranh với Lee về danh tiếng. Bernays được tin tưởng với việc tạo ra thuật ngữ Public relations counsel trong cuốn sách đầu tiên về public relations của ông, Crystallizing Public Opinion, xuất bản đầu tiên năm 1923. Năm 1928, ông xuất bản cuốn Propaganda, và năm 1952, cuốn sách giáo khoa Public relations.
    Trong thực tiễn hoạt động và trong nhiều cuốn sách của mình, ông xem public relations như là một nghệ thuật áp dụng một cách có khoa học - nghệ thuật truyền đạt thông tin áp dụng vào khoa học xã hội. Ông cùng những đồng nghiệp thực hiện tốt vai trò tư vấn quảng bá cho tổ chức kinh doanh, chính phủ và những tổ chức phi lợi nhuận.
    Năm 1917, trong cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất, Uỷ ban thông tin công cộng, còn được gọi là Uỷ ban Creel theo tên người đứng đầu tổ chức này, một nhà cựu phóng viên báo chí tên là George Creel, đã tổ chức để giúp đỡ bán trái phiếu chiến tranh và thúc đẩy những nỗ lực chiến tranh. Bernays là người trong số đã đem tài năng của mình để quảng bá cho nỗ lực chiến tranh. Chiến tranh thế giới thứ 2 có phòng thông tin chiến tranh, có nhiệm vụ tổ chức những chiến dịch chuyền thông trong lịch sử để tập trung những nỗ lực của Mỹ vào chiến tranh. Nằm trong mâu thuẫn trên thế giới, chính phủ tổng thống Roosevelt chủ yếu dựa vào những kỹ thuật quan hệ công chúng đề đưa ra chính sách kinh tế mới (New Deal).
    Bernays chính thức trở thành chuyên gia tư vấn public relations năm 1919 khi ông ta thành lập công ty tư vấn cùng với vợ của mình. Trong nhiều năm, họ đại diện cho hàng trăm khách hàng trên nhiều lãnh vực trọng yếu trong kinh doanh. Ông cũng làm cho nhiều những tổ chức phi lợi nhuận chẳng hạnn như Hiệp hội quốc gia về sự tiến bộ của người da màu (National Association for the Advancement of Color people: NAACP).
    Một trong những chiến dịch thành công nổi tiếng nhất của Bernays ở Torches of Freedom March là ông cẩn thận chọn những phụ nữ đi để đi bộ xuống Đại lộ số 5 và hút thuốc. Những người phụ nữ thúc đẩy sự bình quyền nam nữ trong làn sóng đòi thiết lập sự bình đẳng nam nữ. Những điều mà báo chí và công chúng thời bấy giờ không biết rằng Bernays đã tư vấn cho công ty thuốc lá Mỹ (American Tobaco Company), chính sự kiện này cũng làm nảy sinh những đề về đạo đức mà public relations ngày nay phải đối mặt.
    Bernays cũng giúp thiết lập những trò như ?ouống có điều độ? (the beverage of moderation) và tạo ra vô số những nhóm đại diện (front group), chẳng hạn như Ban trông tin xe tải (trucking information) và sống tốt hơn thông qua gia tăng vận chuyển trên xa lộ (Better living through Increased Highway Transportation)., để thuyết phục những sở thích cá nhân hỗ trợ và phụ giúp cho những vấn đề công cộng chung.
    Gần đây, hai cuốn sách đã xuất bản xem Bernays là một bậc thầy về chế biến thông tin (spin), nghệ thuật uốn nắn ý tưởng công chúng để ủng hộ cho sản phẩm, ý tưởng, hoặc dịch vụ của một công ty mà không quan tâm đến sự thật. Những cuốn sách đó là PR!: Lịch sử của sự chế biến thông tin, do Stuart Ewen (1996), và Cha đẻ của nghệ thuật chế tạo thông tin: Eward Bernays và sự khai sinh của public relations, do Larry Tye (1998). Ewen nói : spin là một nghệ thuật xoá sạch những khác biệt giữa sự thuyết phục và sự lừa dối.
    Cho dù có những chỉ trích, Bernays vẫn là một hình ảnh thống trị trong lãnh vực public relations do những cuốn sách của ông và những nỗ lực không mệt mỏi để huấn luyện những thế hệ kế tiếp những người hành nghề PR cũng như những những cơ quan đại diện kinh doanh, chính phủ và những tổ chức phi lợi nhuận, trên giá trị của public relations là một công cụ quản trị và quan hệ con người.
    Được chatchatboom sửa chữa / chuyển vào 17:22 ngày 11/01/2006
  4. traitimvang

    traitimvang Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/12/2005
    Bài viết:
    123
    Đã được thích:
    0
    Tiếp đi anh ơi, em vote cho anh 5 star. Đọc cái này mới thấy mình nông cạn.
  5. chatchatboom

    chatchatboom Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    06/08/2003
    Bài viết:
    713
    Đã được thích:
    2
    Tiếp theo nữa nè
    PUBLIC RELATIONS trưởng thành
    Thông cáo báo chí được phát minh vào thập niên 20. Viết dưới hình thức những câu chuyện, nó biểu lộ quan điểm của tổ chức (hoặc công ty public relations). Những phóng viên báo chí thường sử dụng thông tin từ thông cáo báo chí để giúp viết bài viết của họ. Người ta nói rằng công ty Ohio Bell Telephone khám phá ra rằng nếu họ giao những thông tin dưới hình thức này, những phóng viên sẽ không gọi điện để kiếm thông tin.

    Với sự bùng nổ kinh tế sau chiến tranh thế giới thứ 2 đã đưa nước Mỹ thành một siêu cường duy nhất trên trái đất, public relations có triển vọng chưa từng có. Những tổ chức mới và cũ trong kinh doanh, chính phủ, và những tổ chức phi lợi nhuận đã thấy những nỗ lực PR đã làm trong chiến tranh, và họ muốn tranh thủ được sức mạnh của public relations trong việc quảng bá cho sản phẩm và dịch vụ của họ để phát triển nhanh thị trường tiêu thụ cả ở trong nước và nước ngoài.
    Trong những năm 1930 và 1940, một vài tổ chức được thành lập để đại diện cho tập thể của những người làm public relations, đỉnh cao là PRSA (The Public relations Society of America). Ngày nay, PRSA vẫn là một hiệp hội về pr có số lượng thành viên đông nhất thế giới với hơn 20.000 thành viên, chủ yếu là ở Mỹ. Cuối thập niên 1960, PUBLIC RELATIONS đã trở thành những doanh nghiệp lớn mạnh, bao gồm vài trăm công ty lớn nhỏ và hơn 100.000 người hành nghề độc lập mà số lượng có thể tăng gấp 2 lần trong thiên niên kỷ mới. Theo đó, Những ?ohuyền thoại? hoặc những ?ongôi sao? về public relations ngày hôm qua được thay thế bằng hàng loạt những thế hệ mới hành nghề này mà tên và thành tích chói lọi của họ trên trang nhất các báo không quan trọng so với thành công hàng ngày của họ. Những chuyên gia public relations trở thành một phần không thể thiếu trong quản trị cấp cao, họ thường báo cáo trực tiếp với những CEO.
    Phần hướng việc phát triển mạnh mẽ này vào những năm 1960 ?" 1970 là do sự bùng nổ sóng gió chính trị tràn ngập khắp thế giới. Phần khác là do sự nảy sinh những vận động tìm kiếm của người tiêu dùng để bảo vệ chống lại những sản phẩm không an toàn, tình trạng làm việc thiếu vệ sinh, giá cả không hợp lý và những sự vi phạm, tính xác thực và những tuyên bố không căn cứ của việc mở rộng những cam kết xã hội đã nói ?okhách hàng là thượng đế?. Đặc biệt là những tập đoàn đã tự tìm ra những mánh khoé trong ?oquyền cơ bản và tự do cá nhân? đối với khách hàng của mình, viết lại sự hứa hẹn về sự tín nhiệm của họ thành hình thức khác đơn giản, tóm tắt nhiều những sửa đổi khác để bảo đảm sự thoả mãn của khách hàng. Những sinh viên cao đẳng và đại học đặc biệt bị ảnh hưởng khi trường của họ trở thành nơi nuôi dưỡng phong trào hành động xã hội. Giống như đối với kinh doanh và chính phủ, Họ cũng phải chú ý đến công chúng của học hoặc chịu đựng những hậu quả.
    THIÊN NIÊN KỶ MỚI
    Trong những năm 1980 và 1990, sự đấu tranh đòi quyền bình đẳng về chủng tộc, giới tính vẫn tiếp diễn, ngay cả khi những thay đổi lớn này trở nên bình thường, nhưng sự phát sinh mới về những cuộc vận động của những nhà hoạt động xã hội và hầu hết những cuộc vận động này tập trung vào môi trường và chất lượng cuộc sống. Hoạt động kinh doanh và chính phủ trở thành những đích nhắm đầu tiên cho mục đích đầu tiên là hạn chế sự ô nhiễm không khí, nước, phá rừng và những đe đe dọa từ việc phá vỡ hệ sinh thái và sự phá huỷ môi trường sống tự nhiên. Cũng vậy, ở đây, người hành nghề public relations được nhờ đến để giúp đỡ những gánh nặng này và quan trọng hơn, để truyền đạt những gì mà giới chủ hoặc những tổ chức hoạt động xã hội mà họ đại diện đang làm là để cải thiện những vấn đề nảy sinh trên. Thời điểm này cũng chứng kiến sự phát triển và mở rộng sự tuyên vận động tuyên truyền tích cực xung quanh những vấn đề như chẳng hạn như sự đối xử lao động không công bằng và sự thả lỏng việc mở rộng công ty và kiểm soát thị trường.
    Những gì xảy ra chủ yếu ở doanh nghiệp Mỹ những năm 1900 đã cuối cùng và không ngừng trở thành những vấn đề toàn cầu, vượt quá những gì mà hầu hết những doanh nghiệp đầu tiên đã từng trải qua. Nghề PUBLIC RELATIONS trở nên phát đạt. Và theo khuynh hướng trong nước và quốc tế, nghề này đã chuyển từ việc chủ yếu được điều hành bởi đàn ông sang thành doanh nghiệp được điều hành hoà hợp của cả 2 giới.
    SỰ GIA TĂNG CỦA GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRONG PR.
    Sự đóng góp của những người tiên phong như Bernays và Lee đã gây ảnh hưởng nhiều đến phẩm chất chuyên môn của thực tiễn nghề public relations. Họ chống lại những giáo điều của Barnum, ?onhững lũ đần độn được sinh ra qua mỗi phút ?. Dù sao, trong suốt lịch sử đã có những chỉ trích, họ quy kết cho public relations rằng thường là muốn uốn nắn quam niệm của công chúng theo những ý đồ cá nhân, sử dụng báo chí, sự kiện đặc biệt và những hoạt động khác đơn thuần là để tạo hình ảnh để che dấu hoặc ?obọc đường? một mục tiêu thương mại khác.
    Ở mức độ vĩ mô, những chỉ trích chẳng hạn như Marvin Olasky (1987) trong tác phẩm nổi tiếng ?oThận trọng lòng thương hại? (Conservative compassion) nói rằng public relations trong những năm cuối của thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 đã làm để giới hạn cạnh tranh kinh tế. Ở mức độ vi mô, những chỉ trích khác đặc biệt là đối với phương tiện truyền thông cho rằng những gì mà public relations làm hàng ngày là phù phiếm, bịa đặt, không chính xác, bề ngoài và nguy hiểm đối với nền dân chủ và tự do (Mỹ).
    Những chỉ trích này có đúng không? đối với toàn cảnh, câu trả lời là không rõ ràng, không, những vẫn có sự lừa dối trong thực tế mà câu hỏi vẫn duy trì sự liên quan và vẫn có giá trị để thảo luận và bàn cãi. Trong quá khứ, có những liên quan chẳng hạn như những nhà quảng cáo Hollywood đã dựng lên một câu chuyện về một cuộc thi ăn mặc mốt nhất để quảng cáo cho một diễn viên không tên tuổi tên là Rita Hayworth, người mà sau đó trở thành một ngôi sao điện ảnh của thập niên 40-50. Nghiêm trọng hơn, trong trường hợp xúc phạm nặng nề đến toà án tối cao. Những nhà báo của công ty đường sắt đã tạo ra một tổ chức không thật để chỉ trích đối thủ trong công nghiệp vận tải. ?Sự dối trá trơ trẽn? vẫn còn tồn tại, thường là đồng minh của những doanh nghiệp lớn, lao động và chính trị, nhưng sức mạnh quyền lực của chúng thì rõ ràng, làm chủ để gia tăng sức mạnh những hiệp hội phi lợi nhuận và tập trung triệt để vào việc giám sát báo chí. Ngày nay, sự dối trá của public relations mang hình thức che dấu sự thật tương phản với việc bóp méo sự thật có chủ ý.
    Qua năm tháng, vấn đề vi phạm đạo đức và dẫn đến sự thành lập tổ chức PRSA (Public relations Society of America, 1948) và ban bố ?oLuật lệ hoạt động chuyên nghiệp chuẩn? (Code of Professional Standard) của tổ chức này năm 1950, từ đó, những hướng dẫn này được đưa ra, hơn 200 sinh viên cao đẳng và đại học ở Mỹ bắt đầu được dạy đối với sinh viên tốt nghiệp và chưa tốt nghiệp
    Được chatchatboom sửa chữa / chuyển vào 09:24 ngày 14/01/2006
  6. antigod

    antigod Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/12/2004
    Bài viết:
    5.791
    Đã được thích:
    4
    Tiếp nữa đi anh Hưng.
  7. antigod

    antigod Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/12/2004
    Bài viết:
    5.791
    Đã được thích:
    4
    Tiếp nữa đi anh Hưng
  8. chatchatboom

    chatchatboom Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    06/08/2003
    Bài viết:
    713
    Đã được thích:
    2
    ...tiếp theo nữa nè..
    NHỮNG HÌNH THỨC CỦA PUBLIC RELATIONS
    Có nhiều thuật ngữ định nghĩa về public relations, sau đây là 2 định nghĩa được sử dụng chung nhất trong ngành công nghiệp này:
    - Public relations là một chức năng quản trị mà nó thiết lập, xác định và duy trì mối quan hệ có lợi ích lẫn nhau giữa tổ chức và những loại công chúng khác nhau.
    - Public relations giúp xã hội chúng ta đạt dược những chức năng và những quyết định hiệu quả hơn bằng việc đóng góp sự hiểu biết lẫn nhau giữa các nhóm và các tổ chức. Nó hoà hợp giữa cá nhân và những chính sách công cộng.
    Một cách thực tiễn hơn, một đơn vị Public relations có một số lượng lớn những trách nhiệm và sau đây là một vài cái quan trọng nhất:
    + Tư vấn cho một tổ chức về những câu hỏi truyền thông ảnh hưởng đến công chúng.
    + Là một hệ thống cảnh báo sớm về những vấn đề nảy sinh liên quan đến sự thành bại của tổ chức. Cung cấp, hỗ trợ kỹ thuật cho những chức năng quản trị khác mà nhấn mạnh vào quảng bá, xúc tiến và quan hệ truyền thông.
    + Đóng vai trò như một người giữ cổng giữa công ty và công chúng của nó. Mà dễ thấy nhất là báo chí, cơ quan lập pháp và chính quyền.
    Giữa nhiều chức năng mà một người làm Public relations thực hiện, sự quảng bá và quan hệ truyền thông có thể được xem là quan trọng nhất. Đến 70% thời gian làm việc trong tuần là dành cho làm việc với báo chí để đưa tin và những vấn đề đặc trưng theo ý thích của khách hàng. Nó bao gồm nhiều mặt của quan hệ truyền thông:
    + chiến lược hoạch định và kết hợp giữa quan hệ truyền thông và quảng bá.
    + Viết và phổ biến những thông cáo báo chí, press kits và những cảnh báo về báo chí.
    + Gọi điện thoại, viết bài, fax, email cho biên tập viên và phóng viên.
    + Làm việc với giới báo chí đòi hỏi phải nổ lực hỗ trợ họ, Vd như in ấn, gửi mail, fax cho giới báo chí.
    + đánh giá kết quả của phương tiện truyền thông và quảng bá
    Public relations còn được tổ chức thành những hạng mục chính như sau:
    + Quảng bá hoặc quan hệ truyền thông: thu hút sự quan tâm của giới báo chí qua thông cáo báo chí, hội nghị báo chí?
    + Xúc tiến hoặc bán hàng, phát triển hoặc phổ biến những vật phẩm về in ấn và nghe nhìn, sắp xếp và trưng bày sản phẩm một cách thu hút và cung cấp thông tin
    + Quan hệ cộng đồng: quan hệ với những nhóm cộng đồng và những nhóm cộng đồng mục tiêu khác có thể ảnh hưởng đến thái độ công chúng và chính sách công cộng.
    + Quan hệ với chính phủ: hỗ trợ hoặc gây ảnh hưởng đến chính quyền về những vấn đề về tư pháp và hành pháp và những hoạt động khác có liên quan.
    + Tổ chức sự kiện: Hoạch định và tổ chức những sự kiện bên trong và bên ngoài như: lễ khởi công động thổ, lễ cắt băng khánh thành, những tour du lịch, trung tâm tư liệu thu hút sự quan tâm của công chúng.
    + Quan hệ nội bộ: Quản lý việc nhắc nhở nhân viên về chính sách cá nhân và thực tiễn, quan hệ về lao động, hợp đồng, lợi nhuận hoặc những vấn đề khác về sức khoẻ và phúc lợi của lực lượng lao động.
    + Xác định và giúp cho việc quản lý những rủi ro có thể ảnh hưởng đến thành công của tổ chức như: ô nghiễm môi trường, cạnh tranh quốc tế, sự đa dạng về chủng tộc, đóng cửa nhà máy hoặc thay đổi địa điểm.
    + Vận động hành lang: Làm việc với nhà lập pháp và những người gây ảnh hưởng đến họ để tạo ra những nội dung và đường lối của luật pháp mà có thể ảnh hưởng đến công ty, thông qua việc đóng góp cho những nhóm hoạt động chính trị, đóng góp cho những chiến dịch và những sự hỗ trợ trực tiếp khác.
    Thời gian và tiền bạc mà một công ty bỏ ra cho những chức năng này dựa vào mức độ nhu cầu của tổ chức. Nhà tuyển dụng và khách hàng có nhiều vấn đề nảy sinh thì có khuynh hướng làm nhiều hơn. Những tổ chức có ít nhu cầu có thể dành hầu hết khả năng của họ cho một hoặc hai lĩnh vực trên. Tuy nhiên, dần dần mọi tổ chức thường sử dụng tất cả các chức năng trên, có lẽ ngoại trừ việc vận động hành lang mà những doanh nghiệp nhỏ thường không làm.
  9. chatchatboom

    chatchatboom Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    06/08/2003
    Bài viết:
    713
    Đã được thích:
    2
    Cái topic của iem chẳng được hưởng ứng mấy, chắc đây là lần cuối cùng em post bài trong topic này, mong anh chị em, họ hàng nội ngoại xa gần đừng mắng mà em tủi. Iem sẽ ngưng post bài trong topic này. em dự định khóa lại nhưng lại thôi, biết đâu có ai thương mình (ke ke ke)?
  10. vietquang1982

    vietquang1982 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/05/2005
    Bài viết:
    459
    Đã được thích:
    1
    Mọi người vẫn theo dõi đấy chứ bác nhưng vì topic là những bài viết rất bổ ích anh em không muốn post bài vào đây vì như thế các bài viết của bác sẽ không liên nhau, sẽ khó theo dõi
    Mọi người vẫn ủng hộ bác nhiệt tình mà. bravooooooooooooo

Chia sẻ trang này