1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Puskin - Mặt trời thi ca Nga

Chủ đề trong 'Nga (Russian Club)' bởi Phong_, 22/04/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Phong_

    Phong_ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/11/2003
    Bài viết:
    606
    Đã được thích:
    0
    Puskin - Mặt trời thi ca Nga

    ALÊCHXAN XECGHÊÊVITS PUSKIN

    [​IMG]
    Puskin là nhà thơ Nga vĩ đại, là niềm tự hào của dân tộc Nga và của chung nhân loại. Sự nghiệp sáng tác của ông gắn liền với toàn bộ nền văn học Nga, góp phần đưa văn học Nga lên đến đỉnh cao của sự phát triển. Chính ông đã tiếp thu những tinh hoa của văn học truyền thống, phát triển và hoàn thiện nó; một mặt ông đã nâng nó lên một trình độ cao hơn, mở đầu cho một nền văn học tiên tiến và hoàn mĩ.
  2. Phong_

    Phong_ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/11/2003
    Bài viết:
    606
    Đã được thích:
    0
    I.KHÁI QUÁT TIỂU SỬ VÀ SỰ NGHIỆP SÁNG TÁC
    Cuộc đời của Puskin luôn gắn liền với sự nghiệp sáng tác và có thể chia thành bảy thời kì khác nhau. Mỗi thời kì phản ánh những sự kiện quan trọng trong cuộc đời thi sĩ, đồng thời thể hiện những bước trưởng thành trên con đường sáng tác của ông.
    1. Thời thơ ấu (1799 - 1811):
    Alecxanđrơ Xecgâyêvit Puskin sinh ngày 06 tháng 6 năm 1799 (lịch cũ: 25-6) tại Matxcơva trong một gia đình quý tộc thượng lưu. Bên nội bên ngoại của ông đều là dòng dõi quyền quý nhưng lúc này đã sa sút. Tuy nhiên Puskin vẫn có đủ điều kiện để sống một tuổi thơ êm đềm và thơ mộng.
    Từ nhỏ Puskin đã tiếp xúc với không khí văn học và đặc biệt yêu thích nó. Cha của Puskin - Xecgây Livôvits Puskin- là một người yêu thích văn chương và sân khấu. Chú của Puskin- Vaxili Livôvits- cũng là một nhà thơ nổi tiếng đương thời. Các nhà thơ lớn như Caramdin, Giucôpxki, Bachiuscôp, Ðmitơriep vẫn thường xuyên đến nhà ông thảo luận về các vấn đề văn học. Không khí văn học đó chắc chắn đã có ảnh hưởng không ít đến tâm hồn nhạy cảm của cậu bé Puskin. Thêm vào đó, Puskin còn được học và đọc rất nhiều bài thơ và văn xuôi Pháp, được tiếp xúc trực tiếp với văn học dân gian vô cùng phong phú Nga qua bà nhũ mẫu Arina Rôđiônnôpna và lão nô bộc Nikitia Côdơlôp. Tất cả những điều kiện thuận lợi đó đã thúc đẩíy tài năng văn học Puskin sớm được nảy nở và phát triển.
  3. Phong_

    Phong_ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/11/2003
    Bài viết:
    606
    Đã được thích:
    0
    2. Thời kì học ở trường Lixê ( 1810-1817 ):
    Khi Puskin lên 10 tuổi, cậu vào học ở trưòng Lixê. Ðó là một trường học chỉ dành riêng cho con em quý tộc nằm cách Matxcơva vài trăm dặm. Trường nằm trong khu đất của nhà vua và chuyên đào tạo ra những con người phục vụ chế độ chuyên chế, tiếp nối sự nghiệp thống trị của Nga hoàng.
    Nhưng cũng tại Lixê, Puskin đã có dịp tiếp xúc với nhiều tư tưởng tự do của các giáo sư tiến bô. Nơi đó , trong kí ức của ông sau này, có nhiều người bạn trở thành những chiến sĩ cách nmạmg phấn đấu vì một nước Nga tiến bộ. Những người bạn đó đã gợi cho ông nhiều cảm xúc và đó là nguồn cảm hứng to lớn cho nhiều bài thơ bất diệt trong sự nghiệp sáng tác của Puskin .
    Cũng trong thời gian Puskin học tại trường Lixê, cuộc chiến tranh vệ quáôc của nhân dân Nga cjhống lại sự xâm lược của Napôlêông diẽn ra, sự kện đó đã có ảnh hưởng to lớn đến nhân sinh quan, thế giới quan của nhà thơ. Tinh thần yêu nước của nhân dân đã thúc đẩy mãnh liệt tinh thần dân tộc trong tâm hồn Puskin. Ông đã sáng tác bài thơ Những kỉ niệm hoàng thôn mà nội dung của nó là ca ngợi tinh thần yêu nước của nước Nga trong cuộc chiến tranh vệ quốc.
  4. Phong_

    Phong_ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/11/2003
    Bài viết:
    606
    Đã được thích:
    0
    3. Thời kỳ Pêtecbua (1817 - 1820):
    Tháng 6 năm 1817, Puskin tốt nghiệp xuất sắc trường Lixê. Ngay sau đó ông được bổ nhiệm làm thư kí bộ ngoại giao ở Pêtecbua. Lúc này Pêtecbua đang trở thành một trung tâm nóng bỏng không khí chính trị. Chính phủ Nga hoàng ngày càng tỏ ra *********. Chương trình cải cách tiến bộ của Xpêranxki bị gạt bỏ. Arăcxêep, một kẻ bảo thủ cực đoan được Nga hoàng tin dùng, không ngừng đưa ra hàng loạt những chính sách ngu dân, *********. Trước tình hình đó, nhiều thanh niên trí thức tiến bộ đã lập ra những tổ chức bí mật chống lại Nga hoàng. Lúc này vấn đề làm gì ?, sống như thế nào ? đối với Puskin trở thành một vấn đề quan trọng. Và Puskin đã hòa mình vào không khí cách mạng, liên hệ mật thiết với nhiều nhà hoạt động cacïh mạng tiến bộ. Ông đã cho ra đời nhiều bài thơ có nội dung chống chế độ chuyên chế: Tự do (1817), Những câu chuyện thần thoại Noel (1818), Gởi Sađaép (1818), Làng (1819) ... Những bài thơ này tuy không được đăng công khai nhưng nó nhanh chóng phổ biến trong nhân dân.
    Với tiếng thơ mới mẻ, trẻ trung, tràn đầy sức sống, tràn đầy tinh thần công dân cao cả, những bài thơ của Puskin đã dấy lên một phong trào thơ ca mới, đầy tinh thần cách mạng. Lần đầu tiên, thơ ca đã thức tỉnh ý thức nhân dân chống lại chế độ nông nô chuyên chế Nga hoàng:
    Hỡi tên vua chuyên quyền bạo ngược
    Ta căm ngươi, ngôi báu của ngươi
    Ta thấy trước với niềm vui cay độc
    Cái chết của ngươi của cháu con ngươi.
    Những bài thơ của Puskin đã làm cho Nga hoàng giận giữ. Ông ta quyết định: Phải tống cổ Puskin đi Xibiri. Nếu không, hắn sẽ làm cho nước Nga tràn ngập những bài thơ nổi loạn. Tất cả bọn thanh niên đều đã thuộc lòng thơ của hắn. Thế nhưng, với lòng yêu mến tài năng và khâm phục những tư tưởng tự do, cách mạng, nhiều nhà thơ, nhà văn có uy tín như nhà thơ Ðecgiavin, nhà văn Caramdin, nhà thơ Giucôpxki đã ra sức bảo vệ Puskin. Cuối cùng Nga hoàng phải nhượng bộ và đày Puskin đi phương Nam.
  5. Phong_

    Phong_ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/11/2003
    Bài viết:
    606
    Đã được thích:
    0
    4. Thời kì lưu đày ở phương Nam (1820 - 1824):
    Thời kì lưu đày ở phương Nam kéo dài bốn năm, trong thời gian đó Puskin phải di chuyển qua nhiều nơi: Capca, Crum, Kisinhôp (1820 - 1823), Ôđetxa (1823 - 1824).
    Ở phương Nam Puskin lại tiếp tục con đường của mình. Ông đã bắt gặp nơi phương Nam hoang vắng này những phong cảnh thiên nhiên tráng lệ, những con người lao động hồn nhiên, chân thật và phóng khoáng. Chẳng những thế Puskin còn gặp gỡ với một tổ chức cách mạng mà đại diện là Pêxte. Puskin đã nhận định về Pêxte như sau: Ông là một trong những trí tuệ đặc sắc nhất mà tôi được biết.
    Ở phương Nam Puskin thường đi dạo chơi trên bãi biển, trên triền núi, hòa nhập vào cảnh hoành tráng của thiên nhiên. Có lúc ông lại bỏ ra hàng giờ đi bộ đến những làng xóm của cư dân địa phương, hỏi han, trò chuyện, tìm hiểu phong tục tập quán, sinh hoạt của người dân lao động.
    Thời gian này, Puskin ý thức một cách sâu sắc hơn về giá trị và bản chất đích thực của tự do. Tiếng thơ của ông trở nên trầm lắng và thường có tính chất tâm sự. Ông tâm sự với núi non, với biển ca với cánh chim bị giam ***g... Hàng loạt những bài thơ đã ra đời, phản ánh cảm giác về tự do thường trực trong tâm hồn nhà thơ: Aïnh mặt trời của ban ngày đã tắt (1820), Người tù (1822), Con chim nhỏ (1823) Hỡi sóng cả ai ngăn chặn (1823), Người gieo giống trên đồng vắng (1823).
    Môi trường phương Nam và không khí lịch sử - xã hội của thời đại đã đặt ra những yêu cầu mới cho sáng tác của Puskin. Nhà thơ muốn thể hiện những thể loại lớn hơn: trường ca; và phương pháp sáng tác mới: phương pháp lãng mạn. Năm 1820, trường ca Rutxlan và Liutmila ra đời.
    Bản trương ca Rutxlan ra đời đã nâng Puskin lên một vị trí mới, đánh dấu sự chiến thắng của chủ nghĩa lãng mạn đối với các khuynh hướng văn học khác.
    Tuy nhiên, Puskin không dừng lại với những thành công đã đạt được. Tiếp theo trường ca Rutxlan và Liutmila, Puskin đã sáng tạo thêm hàng loạt trường ca: Người tù Capca (1820 -1821), Anh em kẻ cướp (1821 - 1822), Ðoàn người Sưgan (1824). Những tác phẩm này đã phản ánh sự bất mãn không thỏa hiệp của tầng lớp thanh niên tiến bộ đương thời đối với trật tự xã hội hiện hành. Với những tác phẩm này, Puskin trở thành đại diện cho khuynh hướng văn học lãng mạn cách mạng.
    Nhưng hiện thực xã hội đòi hỏi Puskin phải không ngừng tìm tòi, sáng tạo, sáng tác theo một phương pháp phù hợp. Puskin bắt đầu viết tiểu thuyết thơ Epghênhi Ônhêghin, thể nghiệm phương pháp hiện thực.
  6. Phong_

    Phong_ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/11/2003
    Bài viết:
    606
    Đã được thích:
    0
    5. Thời kì lưu đày phương Bắc (1824- 1826):
    Nhận thấy việc lưu đày Puskin về phương Nam không thể đàn áp được tinh thần của ông, Nga hoàng quyết định đẩy Puskin về phương Bắc. Thời gian lưu đày ở đây ông sống tại làng Mikhailôpxkôe và bị quản thúc chặt chẽ. Puskin dường như phải sống trong cô đơn và cách li hoàn toàn. Người thân duy nhất bên ông lúc này là nhũ mẫu Aria Rôđiônnôpna.
    Những đêm mùa đông lạnh lẽo, bà thường kể cho Puskin những câu chuyện cổ tích, hát những khúc dân ca Nga buồn thương. Chính bà đã giúp cho Puskin hiểu được thế nào là tâm hồn Nga bình dị, tinh thần cao cả của nhân dân.
    Puskin đã viết về nhũ mẫu:
    Mái lều ta quạnh hiu
    Tiêu điều không ánh lửa
    Bà ơi sao ngồi im
    Âm thầm bên song cửa?
    Hay tiếng rít bảo giông
    Ðã làm người muốn nghỉ?
    Hay người đang mơ mộng
    Theo tiếng sa rền rĩ?
    Sống tại làng Mikhailôpxkôie, Puskin vẫn tiếp tục gặp gỡ, tiếp xúc, tìm hiểu cuộc sống của những người lao động bình dị. Puskin tiến hành ghi chép, sưu tầm, và nghiên cứu về văn hóa dân gian. Ông tìm thấy trong công việc của mình một niềm lạc quan mới mẻ, một tinh thần mới ở nhân dân. Puskin bắt tay vào nghiên cứu lịch sử dân tộc và viết vở bi kịch lịch sử Bôrit Gôđunôp (1825). Cũng trong thời gian này Puskin tiếp tục viết tiểu thuyết thơ Epghênhi Ônêghin.
    Tuy nhiên, công việc sáng tác của Puskin không hề thuận lợi. Có lúc ông bị khủng hoảng tinh thần trầm trọng. Nhưng cũng vào lúc đó, thiên thần hộ mệnh Kernơ của ông xuất hiện . Chính tình yêu cao cả đã cứu Puskin và trả lại cho ông niềm cảm xúc tuyệt vời. Puskin đã viết lên những câu thơ kì diệu:
    Anh nhớ mãi phúc giây huyền diệu
    Trước mắt anh em bỗng hiện lên
    Như hư ảnh mong manh chợt biến
    Như thiên thần sắc đẹp trắng trong
    ... Quả tim lại rộn ràng náo nức
    Vì trái tim sống dậy đủ điều
    Cả tiên thần, cả nguồn cảm xúc
    Cả đời, cả lệ, cả tình yêu
    Từ đây, nhiều kiệt tác trữ tình của thơ ca Nga xuất hiện: Con đường mùa đông, Lá thư bị đốt cháy. Những bài thơ này thường đượm một vẻ buồn, khi phảng phất, khi sâu lắng nhưng sắc điệu cơ bản của chúng vẫn là một nỗi buồn trong sáng.
    Trong khi Puskin đang sống cô đơn tại Mikhailôpxkôie thì rạng sáng ngày 14 tháng 12 năm 1825, một cuộc khởi nghĩa vũ trang nổ ra ở Pêtecbua. Sau đó cuộc khởi nghĩa chống Nga hoàng bị lật đổ và hàng trăm người tham gia bị bắt, bị xử tử, bị kết án đày đi Xibiri, trong đó có nhiều người là bạn thân thiết của Puskin. Kể từ đây, Puskin phải cùng lúc đối đầu với hai kẻ thù lớn, đó là Nga hoàng và sự bi quan, thất vọng. Nhưng trong hoàn cảnh đó, lòng yêu nước, tinh thần cách mạng của Puskin cùng với lời nhắn gởi thiết tha và sự hy sinh cao cả của những người bạn đã cổ vũ tinh thần nhà thơ. Tinh thần đó mãi mãi dư âm trong lòng nhà thơ công dân, thôi thúc nhà thơ sáng tác vì tự do và tiến bộ. Sau này, những bài thơ xuất sắc như Ariôn (1827), Cây Ansa(1828), Gửi tới Xibia (1829) cũng bắt nguồn từ tinh thần bất tử đó.
  7. Phong_

    Phong_ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/11/2003
    Bài viết:
    606
    Đã được thích:
    0
    6. Thời kì sau khởi nghĩa tháng Chạp 1825
    Biết không thể khép tội và trấn áp tinh thần Puskin, Nicôlai I bèn thay đổi thủ đoạn. Hắn cho gọi Puskin về Matxcơva. Lúc này triều đình Nga hoàng ngày càng bộc lộ bản chất *********. Nicôlai I biết rõ ảnh hưởng và uy tín của Puskin nên âm mưu muốn biến nhà thơ nhân dân thaönh nhà thơ cung đình , phục vụ cho việc giải trí. Puskin phải trực tiếp đối mặt với kẻ thù của nhân dân. Thời gian này ông cho ra đời các bài thơ nổi tiếng: Ariôn (1827), Cây Ansa(1828), Gửi tới Xibia (1829).
    Cũng trong thời gian này, Puskin gặp người bạn đời của mình- tiểu thư Natalia Nikôlaiepna Gônsarôva (1812- 1863). Tình yêu trong sáng và mãnh liệt đã đem lại cho Puskin những niềm cảm hứng bất tận. Puskin đã viết về Natalia:
    ... Nàng trang nghiêm, ánh mắt nàng thông tuệ
    Trong hào quang thanh thoát nhân từ
    Dưới gốc cọ Xiôn lặng lẽ ưu tư
    Chỉ hai người, không thích thần hộ vệ...
    Ngày 18 tháng 12 năm 1831 diễn ra lễ cưới của Natalia và Puskin.
  8. Phong_

    Phong_ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/11/2003
    Bài viết:
    606
    Đã được thích:
    0
    7. Những năm cuối cùng:
    Giai đoạn cuối cùng của nhà thơ Puskin có thể kể từ 1830 trở đi. Thời kì này, trong cuộc sống xã hội cũng như trong đời tư của Puskin có nhiều thay đổi. Tôi không có thời gian rãnh; cuộc sống lạnh lùng, tự do cần thiết cho một nhà văn cũng không có nốt. Tôi quay cuồng trong xã hội thượng lưu, vợ tôi lại rất ăn diện... Tất cả những cái đó cần có tiền mà tiền thì kiếm bằng lao động, nhưng muốn lao động thì phải yên tĩnh.
    Trong thời gian khó khăn đó, Nicôlai I rất mê sắc đẹp của Natalia. Hắn tìm mọi cách để tiếp xúc, gần gũi với người đẹp. Nực cười hơn, hắn còn ban cho Puskin chức thiéu niên thị toöng, một chức mua vui chỉ dành cho những người trẻ tuổi. Puskin bị xúc phạm nặng nề. Mâu thuẫn giữa Puskin với Nga hoàng ngày càng gay gắt.
    Nhưng những lúc khó khăn nhất, Puskin lại tìm thấy niềm vui trong sáng tác nghệ thuật. Thời gian này, Puskin cho ra những bài thơ xuất sắc: Mùa thu, Tôi trở lại thăm, Ðài kỷ niệm...
    Cũng trong thời gian này, Puskin viết trường ca Kỵ sĩ đồng và hoàn thành tiểu thuyết thơ Epghênhi Ônêghin .
    Trong giai đoạn sáng tác cuối cùng này, Puskin chú ý nhiều về kịch và văn xuôi. Quyển tiểu thuyết Người con gái viên đại úy được xem là Cuốn bách khoa toàn thư bằng văn xuôi của đời sống Nga cuối thế kỷ XVIII.
    Từ 1830 trở đi, những âm hưởng của chủ nghĩa lãng mạn không còn trong sáng tác của Puskin. Xu thế chủ nghĩa hiện thực trở thành xu hướng chung trong các sáng tác của ông.
    Trong lúc Puskin tập trung trí lực vào sáng tác thì bọn quý tộc đã tìm mọi cách hãm hại thi sĩ. Chúng phao tin để gây xung đột giữa tên Pháp lưu vong Ðăngxtet và nhà thơ. Ðể bảo vệ danh dự và chính nghĩa, Puskin đã đấu súng và mất vào ngày 10 tháng 2 năm 1837.
  9. Phong_

    Phong_ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/11/2003
    Bài viết:
    606
    Đã được thích:
    0
    II. THặ TRỏằđ TONH CỏằƯA PUSKIN
    ThặĂ trỏằ tơnh cỏằĐa Puskin chiỏm vỏằn nhặng có thỏằf gom vỏằ cĂc chỏằĐ 'ỏằ lỏằ>n nhặ sau: 1. ChỏằĐ 'ỏằ phê phĂn chỏ 'ỏằT chuyên chỏ Nga hoàng, 2. ChỏằĐ 'ỏằ ca ngỏằÊi tỏằ do, 3. ChỏằĐ 'ỏằ thiên nhiên, 4. ChỏằĐ 'ỏằ tơnh yêu.
    1. ChỏằĐ 'ỏằ phê phĂn chỏ 'ỏằT chuyên chỏ Nga hoàng:

    ThặĂ Puskin gỏn liỏằn vỏằ>i quĂ trơnh vỏưn 'ỏằTng cĂch mỏĂng ỏằY Nga trong suỏằ't nỏằưa 'ỏĐu thỏ kỏằã XIX. Chưnh nỏằTi dung phỏÊn Ănh cuỏằTc sỏằ'ng nhÂn dÂn kỏt hỏằÊp vỏằ>i khư thỏ thỏằi 'ỏĂi 'Ê làm nên giĂ trỏằng rà rỏằ?t. Ðó là thĂi 'ỏằT phỏằĐ 'ỏằi sỏằ phê phĂn gay gỏt xÊ hỏằTi 'ó.
    ThặĂ Puskin ca ngỏằÊi cĂi 'ỏạp, thặĂ ông câng phê phĂn, phỏằĐ 'ỏằc vỏằ>i niỏằm vui cay 'ỏằTc
    CĂi chỏt cỏằĐa ngặặĂi, cỏằĐa chĂu con ngặặĂi .
    ( Tỏằ Do )
    Puskin 'Ê dạng hơnh tặỏằÊng cÂy Ansa 'ỏằf nói lên tưnh chỏƠt phỏÊn 'ỏằTng cỏằĐa tên 'ỏằTc tài trong thỏ kỏằã bỏĂo tàn :
    Còn tên chúa lỏƠy ra chỏƠt 'ỏằTc
    Tỏâm mâi tên, tên trúng 'ưch trfm lỏĐn
    Ðem chỏt chóc gieo ra ngoài bỏằ cài
    Qua biên thạy sang cĂc nặỏằ>c lÂn bang .
    ( CÂy Ansa )
    Trong tĂc phỏâm Nhỏằng cÂu chuyỏằ?n thỏĐn thoỏĂi Noen, nhà thặĂ 'Ê thỏằf hiỏằ?n thĂi 'ỏằT chÂm biỏm, nhỏĂo bĂng 'ỏằ'i vỏằ>i hành 'ỏằTng và lỏằi nói phỏằ?nh gỏĂt nhÂn dÂn cỏằĐa tên vua chuyên quyỏằn:
    HỏằĂi nhÂn dÂn cỏằĐa cỏÊ nặỏằ>c Nga
    HÊy biỏt rỏng toàn thỏ gian 'Ê biỏt
    Ta 'Ê may chiỏn phỏằƠc cho ta
    Theo kiỏằfu nặỏằ>c Áo, Theo kiỏằfu Ðỏằâc
    HÊy vui lên dÂn chúng, hÊy vui lên;
    Ta no, ta bâo, ta bâo tròn
    Bỏằn viỏt bĂo ngỏằÊi ca ta trên bĂo
    Ta uỏằ'ng, ta fn, ta hỏằâa hÊo
    Và viỏằ?c công ta chỏng nhỏằc nhỏn ...
    Ðỏằ"ng thỏằi vỏằ>i thĂi 'ỏằT phê phĂn, 'Ê kưch chưnh quyỏằn chuyên chỏ, Puskin còn tĂi hiỏằ?n nhỏằng kiỏp 'ỏằi bỏƠt hỏĂnh triỏằn miên cỏằĐa ngặỏằi dÂn lao 'ỏằTng, và 'ỏằ"ng thỏằi bỏằTc lỏằT thĂi 'ỏằT 'ỏằ"ng cỏÊm vỏằ>i hỏằ. Ðó có thỏằf là ngặỏằi thiỏu phỏằƠ buỏằTt phỏÊi bỏằ 'ỏằâa con rỏằât ruỏằTt cỏằĐa mơnh; 'ó có thỏằf là nhỏằng con ngặỏằi suỏằ't 'ỏằi làm thÂn nô lỏằ? không dĂm nghâ 'ỏn hoài bÊo, ặỏằ>c mặĂ:
    Theo luỏằ'ng cày còng lặng tê tĂi
    Dặỏằ>i làn roi khỏằ. nhỏằƠc ê chỏằ
    ÐĂm nông nô xặĂ xĂc chÂn kâo lê
    Trên luỏằ'ng 'ỏƠt bỏằn chỏằĐ nô tàn Ăc
    Aïch nỏãng nỏằ kâo lê cho tỏằ>i chỏt
    Không dĂm nuôi chút hoài bÊo, ặỏằ>c mong .
    ( Làng - 1819 ).
    Tóm lỏĂi, nỏằTi dung phê phĂn 'ỏÊ kưch phỏằĐ 'ỏằn trong thặĂ Puskin. LỏĐn 'ỏĐu tiên, vỏằ>i tinh thỏĐn tiỏn bỏằT và dâng cỏÊm, Puskin 'Ê dĂm phê phĂn bỏÊn chỏƠt chỏ 'ỏằT xÊ hỏằTi 'ặặĂng thỏằi, phê phĂn tỏằô tên vua cỏ** 'ỏĐu cho 'ỏn bỏằT mĂy chưnh quyỏằn, xÊ hỏằTi thặỏằÊng lặu bỏằ?nh hoỏĂn. Ðiỏằu 'Ăng trÂn trỏằng ỏằY 'Ây là nhà thặĂ 'Ê phỏÊn Ănh 'úng bỏÊn chỏƠt xÊ hỏằTi và bỏằTc lỏằT thĂi 'ỏằT phê phĂn mỏằTt cĂch mÊnh liỏằ?t, không hỏằ hòa hoÊn, không hỏằ khoan nhặỏằÊng. Chưnh tinh thỏĐn dâng cỏÊm, thĂi 'ỏằT kiên 'ỏằn trong viỏằ?c thỏằâc tỏằ?nh nhÂn dÂn, cỏằ. vâ nhÂn dÂn 'ỏằâng lên chỏằ'ng lỏĂi cặỏằng quyỏằn, cỏÊi tỏĂo xÊ hỏằTi.
  10. Phong_

    Phong_ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/11/2003
    Bài viết:
    606
    Đã được thích:
    0
    2. Chủ đề ca ngợi tự do:
    Nội dung ca ngợi tự do trong thơ Puskin có một dung lượng khá lớn và gắn liền với nội dung phê phán Nga hoàng. Nếu như việc tái hiện về mặt xã hội đem đến cho tác phẩm một gía trị nhận thức to lớn thì nội dung ca ngợi và khẳng định tự do đem lại cho tác phẩm một giá trị tư tưởng - tình cảm lớn lao.
    Trong bài thơ Tự do Puskin phát biểu Tự do như là một nhà cách mạng quý tộc. Nhà thơ không nhằm vào cuộc cách mạng toàn dân để thủ tiêu chế độ quân chủ mà trông cậy vào cuộc cách mạng do các nhà quý tộc cách mạng đang chuẩn bị. Ðối với Puskin Luật pháp đứng trên nhà vua và nhân dân . Nghĩa là tự do phải dựa trên việc hạn chế quyền hành của nhà vua, phải tiến hành cải cách từ trên xuống, phải bãi bỏ chế độ nông nô:
    Chỉ nơi nào có liên minh chặt chẽ,
    Giữa tự do và pháp luật nghiêm minh
    Ðưa mộc lên che chở mọi chúng sinh,
    Trao thanh kiếm vào tay người trung thực,
    Ðể trừng phạt không phân chia đẳng cấp,
    Bất cứ kẻ nào gây tội ác gian tham.
    Chỉ nơi nào tự do với luật hình,
    Không e sợ, không mắc điều tham nhũng,
    Chỉ nơi ấy lê dân không thê thảm
    Không lao đao dưới trướng của đế vương.
    Hỡi các đế vương ! Các ngươi có mũ ngọc ngai vàng
    Do luật pháp chứ không do tạo hóa,
    Trên nhân dân các ngươi ngồi cao hơn cả
    Nhưng muôn đời luật phát trên các ngươi.
    Ðối Puskin, tự do là khát vọng cao nhất, là tiếng lòng tha thiết nhất, mãnh liệt nhất đối với nhân dân. Ông đã dùng nhiều từ ngữ, hình ảnh để diễn tả khái niệm tự do và cùng với nó là hạnh phúc, giải phóng như: lửa tự do rực cháy; bình minh rực cháy của tự do; sao hạnh phúc nguy nga hiện sáng; nhân dân cởi tròng thoát ách; dông tố đâu hình ảnh của tự do; bay, bay đi ta loài chim tự do...
    Cả một đời người Puskin mất tự do. Vì vậy thơ Puskin đọng nỗi cay đắng của người mất tự do. Nga hoàng đã dùng nhiều cách để tước đoạt tự do của nhà thơ: đưa đi khỏi Pêtecbua, giam lỏng ở vùng quê, kiểm duyệt khắt khe... Từ nỗi đắng cay của mình, Puskin hiểu nỗi cay đắng của nhân dân. Có lẽ vì thế, với Puskin tự do luôn gắn liền với nhân dân, gắn liền với giải phóng.
    Tự do là nội dung của thời đại, ngôn ngữ của thời đại. Puskin đã đưa nội dung và ngôn ngữ ấy vào thơ, đốt cháy trong thơ ngọn lửa chiến đấu, có biết bao chiến sĩ đã yêu thơ Puskin, có biết bao người yêu thơ Puskin mà đến với phong trào cách mạng.

Chia sẻ trang này