1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

QĐND VN đã từng có quân dù (trước năm 1965)?

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi rongxanhpmu, 20/07/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. rongxanhpmu

    rongxanhpmu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/03/2006
    Bài viết:
    2.079
    Đã được thích:
    1
    QĐND VN đã từng có quân dù (trước năm 1965)?

    Tui đã được nghe 1 người họ hàng (bộ đội miền Nam tập kết năm 1954) kể sau khi tập kết ra Bắc, ông được biên chế vào quân dù (sư đoàn hay lữ đoàn gì đó, tui không nhớ). Chiến thuật của ta lúc đó là chiến tranh quy mô, có phối hợp các thứ quân, trong đó quân dù làm nhiệm vụ nhảy dù vào sau lưng quân địch làm nhiệm vụ tác chiến. Nhưng sau đó đến khi giặc Mỹ leo thang chiến tranh ra miền Bắc thì quân dù bị giải tán, ông được biên chế về bộ đội công binh cho đến khi nghỉ hưu.
    Bác nào có thêm thông tin về vụ này không nhỉ?
  2. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Chính xác đấy. Tiền thân của lữ đoàn dù đầu tiên của QĐNDVN là sư đoàn 305 bộ đội khu 5 tập kết. Sau khi phần lớn chiến sĩ chuyển về các đơn vị chuẩn bị Nam tiến, sư đoàn trở thành lữ đoàn 305 rồi xây dựng thành quân dù năm 1963. Lữ đoàn trưởng là đại tá Nguyễn Chí Điềm (tư lệnh binh chủng đặc công sau này), chính ủy là đại tá Nguyễn Nam Khánh. Đến giữa năm 1967 lữ đoàn được giải thể và chuyển hết thành bộ đội đặc công.
    Sau này lực lượng dù được tái lập và ngày nay vẫn còn, nhưng những thông tin về phiên hiệu, biên chế, tổ chức.... thì chịu
  3. tvm303

    tvm303 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    1.973
    Đã được thích:
    6
    Em nhớ là VN ta có quân dù. Em có cả ảnh quân phục của họ nữa cơ.
  4. tvm303

    tvm303 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    1.973
    Đã được thích:
    6
    Em nhớ là VN ta có quân dù. Em có cả ảnh quân phục của họ nữa cơ. Cho em hỏi tại sao em ko post hình lên đc
  5. muvlc

    muvlc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/09/2005
    Bài viết:
    937
    Đã được thích:
    2
    Các binh chủng thì nói chung là QĐNDVN có đủ cả đấy, chỉ là nhiều ít thế nào thôi! Ông anh họ tớ hồi đi bộ đội là vào Lính thuỷ đánh bộ, đóng tận Phú Quốc kia Còn ông anh ruột thì ở một đơn vị tên lửa bờ biển! Ông ấy kể là có một lần tập trận ngoài vịnh Bắc bộ, có thấy ta thử tình huống tấn công bằng tàu ngư lôi! Tàu bé, núp sẵn ở đảo, có lệnh 1 cái là lao ra rất nhanh, chạy như ma đuổi trên biển, đến tầm bắn là xịt luôn 2 phát ngư lôi vào mục tiêu xong rồi quay đầu chạy về luôn! Cái tàu phóng lôi đó hoạt động xong một đợt là phải mang về xưởng bảo dưỡng toàn bộ luôn
  6. 040239407

    040239407 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/03/2005
    Bài viết:
    161
    Đã được thích:
    0
    Chính xác, (tuy rằng không có bằng chứng cụ thể, chỉ nghe lại thôi, hê hê), theo tôi được nghe thì nó là lực lượng đặc biệt, được tuyển chọn ra từ đặc công. Câu chuyện đại khái như thế này:
    Một đại tá, đi xe uoát tháo mui, tiến đến hàng quân:
    Các anh không phải là lực lượng có thể giải quyết chiến trường. Nhưng có thể làm giảm tổn thất xương máu. Có thể, phần lớn các anh sẽ không trở về, Tổ Quốc sẽ ghi công các anh.
    Trong các anh ở đây, ai còn vướng bận chuyện gia đình hay chuyện gì khác thì đứng ra khỏi hàng.
    - Theo tôi được nghe thì lực lượng này tuyển chọn về lý lịch rất ngặt nghèo, chủ yếu là con cháu các tướng tá hoặc từ thiếu sinh quân.
    Cái ông mà tôi quen (không tiện nêu tên, là chồng của nhà tạo mẫu Vũ Thu Giang) là con của một ông tướng, hắn ta nói chuyện cũng hay hay: Tao thì Đảng "lao động tiền ngay" thôi, nhưng nếu có chuyện gì xảy ra (chiến tranh, bạo loạn lật đổ) thì những người như bố tao sẽ bị thịt đầu tiên, tao phải cứu bố tao thôi.
    Chuyện nghe lại, chả biết đúng sai thế nào, pót lên hầu các bác thôi
  7. rongxanhpmu

    rongxanhpmu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/03/2006
    Bài viết:
    2.079
    Đã được thích:
    1
    =====
    Bác Trường Sơn nói đúng quá. Người họ hàng tui là người Bình ĐỊnh tập kết mà. Nghe ông kể về phương châm chiến lược khi thành lập quân dù hoành tráng lắm. Lúc đó các bác nhà mình đang huấn luyện quân đội tiến lên chính quy.
    Nhân đây tui pót mẩu chuyện về diễn tập thực binh năm 1961:
    Cuối năm 1961, Bộ chỉ đạo một cuộc diễn tập hiệp đồng các binh chủng quy mô lớn nhất từ trước đến thời điểm đó với đề mục ?oSư đoàn bộ binh tăng cường được trang bị một phần cơ giới tiến công quân địch phòng ngự ở đồng bằng, hành tiến vượt sông bằng sức mạnh đánh sâu vào phòng tuyến của địch?. Sư đoàn tập kết ở phía bắc sông Đuống (Bắc Ninh), hành quân chiếm lĩnh trận địa, tiến công vượt sông bằng sức mạnh ở đoạn sông Thái Bình, phía tây thị trấn Nam Sách, tấn công tiêu diệt địch và chiếm thị trấn Nam Sách.
    Đoạn đường phải hành quân dài khoảng 30km. Đơn vị diễn tập là sư đoàn 308, được tăng cường một tiểu đoàn ô tô vận tải để chở quân, một đại đội xe tăng T34 (8 chiếc), một tiểu đoàn pháo 122 đầy đủ, một đại đội pháo chống tăng, một tiểu đoàn cao xạ 37mm, một đơn vị công binh cầu đường chủ yếu bắc hơn 200m cầu qua sông Đuống cho cơ giới qua sông, một đơn vị công binh phà cơ giới để triển khai chỗ bộ binh và xe tăng vượt sông Thái Bình chiến đấu. Ngoài ra, một phân đội thông tin, hậu cần, vận tải tăng cường thêm cho trung đoàn, tất cả đều phải cơ giới hóa cả. Chúng tôi tính có khoảng hơn 600 xe cơ giới, từ mô tô đến xe tăng, xe lội nước, hơn 130 khẩu pháo các loại ?otiến công tuyến phòng ngự lâm thời của địch? trên một chính diện rộng 8km, sâu 20km.
    Phương án chiến đấu là 11 giờ ngày N, sư đoàn bắt đầu hành quân. Đi đầu là tiểu đoàn 8 thuộc trung đoàn 102, đại đội xe tăng, đơn vị cao xạ, thông tin, sở chỉ huy trung đoàn 102, đơn vị công binh phà cơ giới. Bảo đảm đúng 15 giờ có mặt ở hữu ngạn sông Thái Bình. Đoạn vượt sông chiến đấu ở phía tây thị trấn Nam Sách, từ ga Lạc Đạo rẽ vào 2km đến bờ sông.
    Đúng giờ xuất phát không biết từ đâu ra mà khi bắt đầu xuất phát vượt sông Đuống bằng cầu phao công binh bỗng xuất hiện những chiếc xe chở các vị tham quan diễn tập của các binh chủng, các ngành tranh thủ vượt sông và đi trước, cho nên đội hình xuất phát ban đầu từ sông Đuống đã hơi lộn xộn.
    Đến 12 giờ 30 phút thì bộ phận đi đầu của trung đoàn mới đến Cẩm Giàng, quãng đường đi được chưa đến 20km. Sau đó đơn vị xe tăng cũng đến Cẩm Giàng. Các loại xe chở bộ binh, súng 12,7mm, súng cối đi theo, cao xạ, xe tăng... đều có mặt ở Cẩm Giàng và cứ như thế mạnh ai chen lên được là phóng đi nhưng rút cục đều tắc ở thị trấn Cẩm Giàng. Lúc này ở thị trấn Cẩm Giàng, dân đứng xem rất đông. Mặc dù ở Cẩm Giàng đã bố trí một trạm điều chỉnh giao thông và theo kế hoạch cho ai đi trước, đi sau để điều chỉnh, nhưng bộ phận này không làm nổi. Xe cộ, bộ đội, dân đông đặc thị trấn Cẩm Giàng.
    Để bảo đảm cuộc hành quân có trật tự, đồng chí Sư đoàn trưởng Vũ Yên tự thân ra đứng trên một xe tải la hét, quát tháo và ra lệnh cho từng bộ phận. Đến 15 giờ thì nút Cẩm Giàng mới tương đối thoát. Nhưng một sự cố khác lại xảy ra nữa là không hiểu thế nào khi thoát khỏi thị trấn Cẩm Giàng một đoạn thì đơn vị đi đầu lại là xe tăng T34. Mà xe tăng đã đi trước thì không ai chen lên trước được vì đường hẹp.
    Đến 18 giờ, khi trời sẩm tối thì đơn vị đầu tiên đến ga Lạc Đạo. Ở đây có một trạm điều chỉnh để rẽ ra sông Thái Bình. Chúng tôi phải giữ đơn vị xe tăng lại nhường đường cho phân đội công binh gồm 3 xe lội nước bánh xích cỡ lớn, một phân đội phà (lắp được 2 phà), một đại đội pháo bắn thẳng vào trước, nhưng cũng phải đến 19 giờ, các phân đội này mới vào đến bờ sông Thái Bình vì đường bị lún, phần lớn là loại xe nặng, nhất là 3 xe lội nước bánh xích đi trước phá nát hết đường nên các loại xe bánh lốp đi sau vất vả lắm mới vào được bờ sông, tốc độ chậm hơn đi bộ.
    Theo phương án chiến đấu thì 16 giờ có một phân đội nhảy dù sẽ xuống phía tây Nam Sách, đánh chiếm đầu cầu, bảo đảm 17 giờ, tiểu đoàn phái đi trước vượt sông đánh chiếm bãi đổ bộ. Khoảng 15 giờ, chúng tôi đang trên đường từ Cẩm Giàng đến bờ sông Thái Bình thì bắt đầu phát hiện mấy chiếc máy bay AN2 bay đến khu vực nhảy dù vòng mấy lần rồi lại bay về sân bay Kép. Đến 16 giờ 20 phút, lại bay trở lại và khoảng 2 trung đội nhảy dù xuống đúng khu vực quy định, trong khi chủ lực còn chưa có đơn vị nào đến được bờ sông Thái Bình. Mãi sau khi diễn tập kết thúc cũng không hiểu ai ra lệnh cho máy bay lần đầu không nhảy dù mà quay trở lại. Đồng chí Vũ Lăng, người chỉ đạo trực tiếp cuộc diễn tập, rất tức giận vì máy bay không nhảy dù đúng thời gian quy định mà quay trở lại. Chúng tôi cũng đoán rằng có thể do đồng chí trợ lý không quân trong Ban chỉ đạo thấy bộ đội còn lâu mới đến sông Thái Bình nên phát ra lệnh này.
    Đơn vị nhảy dù đợi mãi không thấy bộ binh, họ vẫn chiếm vị trí quy định và bắt đầu làm công tác dân vận để giải quyết hậu cần tại chỗ cho anh em. Nhân dân Nam Sách thấy tận mắt bộ đội nhảy dù, thôi thì bất chấp mọi sự cấm đoán, ngăn chặn đã được báo từ trước mà ào ào ra chỗ bãi nhảy dù đến xem, reo hò, vỗ tay. Anh em nhảy dù được đón tiếp niềm nở, ân cần, đầy đủ khi xuống đất. Trong đêm đó, chúng tôi lo nhất là xe tăng và pháo phòng tăng vượt sông. Trời tối đen, không được bật đèn, chỉ được dùng đèn pin để điều khiển xe tăng và pháo xuống phà. Nhưng rồi mọi chuyện cũng qua an toàn. Đến 20 giờ thì phân đội bộ binh đầu tiên mới sang sông và gặp phân đội dù lúc 21 giờ. Tuy đã quá chậm trễ so với thời gian tác chiến quy định, nhưng trong đêm đó, bộ đội và xe tăng cũng đánh chiếm tiêu diệt quân địch ở thị trấn Nam Sách vào lúc 2 giờ sáng hôm sau.
    Bộ đội chạy rậm rịch, tiến theo mục tiêu nhiệm vụ đã quy định. Nhưng do chưa thuộc địa hình nên hỏi nhau đường về Hải Dương là phía nào, đường ra phà Bính là ở đâu và lập tức được đồng bào chỉ dẫn ngay. Hóa ra đồng bào vẫn không ngủ, vẫn xem bộ đội diễn tập. Thỉnh thoảng một phát pháo hiệu xanh đỏ vụt lên trời, làm sáng rõ vùng quê trong đêm khuya lạnh lẽo. Đến 3 giờ sáng thì cuộc diễn tập chấm dứt, các đơn vị về vị trí tập kết quy định. Các đơn vị xe tăng và xe bánh xích tập kết dọc trên đường hướng ra đường 5 phía nam thị trấn Nam Sách, rồi sau mấy ngày được tàu hỏa cõng về đơn vị.
    Sau cuộc diễn tập thì cụm từ ?osự cố Cẩm Giàng? được đặt tên cho cuộc diễn tập đó. Ở thị trấn Cẩm Giàng, khi bộ đội ta hành tiến, giao thông bị tắc nghẽn, thứ tự hành quân bị đảo lộn. Cái nút Cẩm Giàng chắn lại toàn bộ đội hình của sư đoàn, làm thời gian tác chiến bị sai lệch khoảng 7-8 tiếng đồng hồ so với phương án tác chiến. Sau diễn tập, thủ trưởng Bộ Tổng tham mưu, lúc bấy giờ là thủ trưởng Cục khoa học quân sự, trực tiếp giao nhiệm vụ cho chúng tôi xuống các đơn vị thu thập ý kiến để báo cáo thủ trưởng Bộ. Nói chung, rất nhiều ý kiến khác nhau nhưng tựu trung lại là khen ít, chê nhiều. Có ý kiến cho rằng cuộc diễn tập quá tốn kém, quá máy móc, giáo điều, có nên làm như vậy không? Có ý kiến nêu: tác chiến hiệp đồng binh chủng của ta nên cụ thể là thế nào? Có ý kiến cho là đánh như vậy thương vong sẽ lớn! Có ý kiến lại nói quân đội ta cứ đôi chân, súng trường, mọi thứ trên vai thì đi đâu cũng đến và chiến đấu địa hình nào cũng được! Nhưng cũng có loại ý kiến cho là có làm thì mới thấy vấn đề, chứ cứ để trong kho thì biết làm sao khi cần đến!...
    Sau khi tổng hợp ý kiến, đồng chí Vũ Lăng và một số cán bộ được đồng chí Lê Trọng Tấn, lúc bấy giờ là Phó Tổng tham mưu trưởng phụ trách công tác huấn luyện, gọi lên báo cáo. Chúng tôi cũng hồi hộp để chờ nghe ý kiến phán quyết của thủ trưởng Bộ. Sau khi nói vài chuyện qua loa ngoài lề, khi đề cập đến ?osự cố Cẩm Giàng? thì đồng chí Tấn cười khà khà thoải mái. Thực tình lúc ấy chúng tôi mới thấy đỡ căng thẳng. Rồi đồng chí Tấn bắt đầu nói tiếp: ?oTôi nghe hết ý kiến của cán bộ các đơn vị phát biểu rồi. Ý kiến của cán bộ các đơn vị phát biểu là tốt, ta cần nghiên cứu kỹ lưỡng. Tôi nêu một số ý kiến để các đồng chí về suy nghĩ, nghiên cứu, biên soạn tài liệu để chỉ đạo toàn quân huấn luyện cho tốt:
    Một là, cuộc diễn tập vừa qua là rất bổ ích. Qua diễn tập, chúng ta phát hiện rất nhiều vấn đề cụ thể để sau này các cấp, các binh chủng, quân chủng nghiên cứu rút ra những vấn đề thiết yếu trong chiến đấu sau này.
    Hai là, phải khẳng định một vấn đề là tác chiến sau này sẽ là tác chiến hiệp đồng các binh chủng, còn quân chủng thì cần nghiên cứu riêng, Bộ sẽ chỉ đạo sau. Nói thế là vì quân đội ta hiện có trang bị vũ khí gì, loại gì thì phải nghiên cứu để sử dụng sao cho có hiệu quả.
    Ba là, cần nên nhớ đối tượng tác chiến sau này là kẻ địch rất mạnh, nhiều binh khí kỹ thuật hiện đại hơn ta gấp nhiều lần, kể cả binh chủng và cả quân chủng như không quân, hải quân cũng được sử dụng với quy mô lớn. Điều này các cơ quan nghiên cứu về địch cần nghiên cứu cụ thể hơn. Vì vậy trong chiến đấu ta không thể lấy số lượng mà tính với địch được. Và cũng không thể công khai dùng binh khí kỹ thuật chọi với địch được. Hơn nữa điều kiện bảo đảm của ta còn yếu, sơ sài nên rất khó khăn trong sử dụng cho nên phải suy nghĩ cho kỹ.
    Vấn đề khá quan trọng nữa là vấn đề giao thông. Qua diễn tập các đồng chí đã thấy đấy. Không có đường thì làm sao cơ động được các binh chủng. Mà đường cơ động thì trong chiến đấu không thể chạy trên quốc lộ được, phải kín đáo, hơn nữa phải nhiều đường cơ động. Không có đường thì không thể nói là sử dụng các binh chủng trong tác chiến hiệp đồng, vì ta không thể triển khai được lực lượng?.
    Cuối cùng đồng chí Lê Trọng Tấn chốt lại một vấn đề. Chúng ta nên nhớ là dù có các binh chủng tham gia chúng ta cũng phải quán triệt những vấn đề chỉ đạo tác chiến của Bộ, truyền thống đánh giặc của ta, biết lấy ít thắng nhiều, biết phát huy hiệu quả tối đa của từng binh chủng trong tác chiến hiệp đồng, tiêu diệt nhiều địch và ta ít thương vong, ít tổn thất...
    Qua những ý kiến của đồng chí Lê Trọng Tấn, sau này trong chiến tranh chống Mỹ, chúng ta đã sử dụng các binh chủng một cách có hiệu quả và ngày càng phát triển, nhất là trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước vào mùa xuân năm 1975. Qua chiến đấu thực tế, chúng ta đã biết cách sử dụng các binh chủng một cách thích hợp, tùy theo từng đối tượng tác chiến, địa hình từng khu vực, khả năng đảm bảo từng chiến trường để sử dụng có hiệu quả cao nhất, tiết kiệm, bí mật bất ngờ.
    *Nguyên Phó cục trưởng Cục Quân huấn.
    Trích từ Kỷ niệm sâu sắc về công tác tham mưu chiến lược- NXB Quân đội nhân dân- 2003.
    Đại tá Huỳnh Ích*

  8. kyto

    kyto Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/08/2005
    Bài viết:
    344
    Đã được thích:
    0
    Lính dù ta trong tết Mậu Thân, Huế
    CÒN NHỮNG NGƯỜI CHƯA CÓ TÊN
    Một trong những người lính dù còn lại của chiến dịch này là ông Dương Tuấn Kiệt, năm nay đã 75 tuổi, hiện ở Hòa Vang, Đà Nẵng. Tất cả những người lính dù tham gia chiến dịch đều là những người lính tinh nhuệ đến từ phân đội huấn luyện dù thuộc Bộ tư lệnh Phòng không - không quân.
    Đây vốn là những người lính dù của lữ đoàn dù 305 từng được huấn luyện nhảy dù ở Khai Phong (Trung Quốc) và đưa về nước với ý định sẽ thành lập lữ đoàn binh chủng dù tham gia các trận đánh lớn. Phân đội có 35 người, chính trị viên trưởng là thượng úy Trần Ngọc Toản, chính trị viên phó chính là ông Kiệt.
    Họ nhận được lệnh phối hợp với đoàn bay 919 để tham gia chiến dịch chi viện cho miền Nam trong Tết Mậu Thân, họ đã ăn tết và trực trên sân bay trong tư thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ cảm tử.
    Ông Kiệt nhớ lại: ?oChúng tôi biết là ra đi có thể sẽ không về, nhưng ai cũng xung phong đi. Chúng tôi phải buộc mình vào thân máy bay đứng ở cửa đạp hàng hoặc bung dù thả hàng hóa xuống đất. Nhiều khi cửa máy bay vừa mở đã thấy đạn rít sàn sạt bên tai?.
    Trong chuyến bay ngày 7-2-1968, ông Kiệt đi cùng tổ với ông Lê Văn Lưu. Để thả hàng hiệu quả, có những lúc máy bay phải hạ thấp độ cao chỉ còn 30m cho hàng rớt trúng mục tiêu, đó là những bao tải gạo 30kg thả xuống vị trí những đốm lửa tín hiệu dưới mặt đất. Chuyến bay của cơ trưởng Hoàng Ngọc Trung là chuyến bay duy nhất của đêm đầu tiên hoàn thành nhiệm vụ thả hàng.
    Về tới sân bay, đếm lại mới thấy có hơn chục lỗ đạn trên thân máy bay. ?oĐêm 10-2, lẽ ra là tôi đi trên chuyến bay bị bắn rớt, nhưng lúc đó chính trị viên trưởng là anh Toản bảo tôi vừa đi xong nên ở nhà để anh đi thay và anh đã ra đi vĩnh viễn trên chuyến bay định mệnh đó?, ông Kiệt ngậm ngùi.
    Một chiều trên thị trấn Bố Hạ (Yên Thế, Bắc Giang) tôi tần ngần mở những lá thư của giáo viên huấn luyện nhảy dù Trần Quang Thái. Đó là những lá thư anh viết về cho mẹ và em gái trong những ngày tháng 2-1968. Trần Quang Thái viết: ?oRồi một ngày nào đó, trên bầu trời xanh của Tổ quốc mẹ sẽ thấy con và bao nhiêu người bạn của con nữa sẽ bung những cánh dù giữa trời bông hoa, hẳn mẹ sẽ tự hào về con trai của mẹ đã dâng hiến sinh mạng của mình để bảo vệ Tổ quốc?.
    Anh Thái sinh năm 1945, hi sinh ngày 7-2-1968. Bố là dân công hỏa tuyến hi sinh khi tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ. Trước Tết Mậu Thân, anh được về phép đến mồng 2, nhưng sau phút giao thừa, anh thưa với mẹ phải lên đường vì có lệnh mới và từ đó không trở về nữa.
    Đồng đội của anh Thái là thượng sĩ Trương Thanh Phú - người lính dù ngày ấy giờ đang vui thú điền viên bên vườn vải nhỏ tại thị trấn Bố Hạ - kể lại những ngày cuối cùng của anh Thái: ?oNgày Thái về ăn tết, không hiểu sao nó lại bảo tôi nhận hết tiêu chuẩn của nó mà dùng. Nhận nhiệm vụ chỉ hai tiếng đồng hồ trước phút lên đường, Thái bay trước tổ của tôi chừng năm phút. Trước khi đi, Thái nói: ?oNếu em đi chuyến này chừng hai ngày không thấy về, báo cho em gái của em biết tin với!?. Và Thái đã vĩnh viễn không về trên chuyến bay đầu tiên?.
    Ông Phú nói rằng anh Thái vẫn còn may mắn khi được biết rõ gốc tích, còn nhiều người lính dù khác hi sinh trong các chuyến bay ?onhiệm vụ đặc biệt? nhưng trong danh sách liệt sĩ của đoàn 919 chưa có tên họ.
  9. kyto

    kyto Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/08/2005
    Bài viết:
    344
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    Anh Trần Quang Thái người đứng đầu bên trái) cùng tổ bay trước khi lên đường
  10. dungsamtien

    dungsamtien Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    02/11/2005
    Bài viết:
    2.909
    Đã được thích:
    59
    Đã có bài viết về lính dù trên báo tuổi trẻ em đưa lên cho các Bác xem:
    ...................................................................................................................
    Chiếc bộ đàm trong tay người chỉ huy tiếp thu mặt đất vang lên: ?oĐề nghị cho biết điều kiện tiếp thu?. Tiếng trả lời ngắn gọn: ?oĐiều kiện tốt, cho phép tiếp thu!?.
    Trời hửng nắng, tiếng động cơ máy bay đã ì ầm vọng tới. Những đôi mắt không rời khỏi chiếc máy bay vừa tới. Người chỉ huy tiếp thu mặt đất liên tục thông báo qua bộ đàm về hướng và tốc độ gió, định hướng cho máy bay thả quân. Những chiếc dù bật ra từ độ cao 1.000m. Phút căng thẳng nhất đã qua.
    Những tiếng đếm đồng loạt vang to: ?oMột, hai, ba...?, rồi mọi người chợt reo lên cùng lúc: ?oĐủ rồi, dù đã bung hết?. Lúc này người chỉ huy tiếp thu đã thay chiếc bộ đàm bằng loa tay. Anh liên tục chĩa lên trời ?osố một, lái dù sang phải?, ?osố ba khép chặt chân?... Trên không trung những chiếc dù to dần, hướng vào tâm rồi lần lượt tiếp đất nhẹ nhàng sau hai, ba bước chạy của người nhảy...
    7g30, người lính dù cuối cùng tiếp đất an toàn. Bao khuôn mặt căng thẳng đã chuyển sang vui mừng. Nói về lần đầu tiên thực hiện nhảy dù, một phi công bộc bạch: ?oCảm giác thật lạ, lâng lâng và háo hức; khi dù bung tốc độ rơi giảm nhiều, lại có cảm giác như đang bơi trong không khí... Tất cả những diễn biến tâm lý đó đều diễn ra cùng lúc với sự căng thẳng?.
    Trên đường trở về, mặt trời đã lên cao, nắng gắt, không khí trong khoang máy bay sôi động hơn với những câu chuyện giữa những người lính trẻ và các ?ocựu dù? từng tham gia cứu trợ đồng bào vùng bão lụt, chữa cháy rừng, từng phục vụ biểu diễn dù lượn tại SEA Games 22... Dưới đường băng, chỉ huy đơn vị đã đợi sẵn từ lúc nào. Anh ra tận cửa máy bay bắt tay từng người, cứ như đón một chuyến công tác xa về vậy, dù chỉ mới chưa đầy hai giờ trước đây chính anh cũng đã ra tận đường băng để tiễn, bắt tay từng người, kèm câu chúc ?onhảy an toàn?. Một thứ tình cảm thật đặc biệt chỉ có ở ?olính trời?.

    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]

Chia sẻ trang này