Qua Bình Định nhớ Tứ hữu Bàn Thành Xe qua An Nhơn, tôi bỗng nhớ các nhà thơ ?oTứ hữu Bàn Thành? Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Yến Lan, Quách Tấn. Bốn khuôn mặt tài hoa lịch lãm đó đã làm nên trường thơ Bình Định bất hủ và chính họ đã làm nên một mùa xuân kỳ diệu và vầng trăng huyền ảo của thi ca Việt Nam, thi ca Bình Định. Cửa Đông thành Bình Định. Ảnh: Phạm Văn Chai Nhà thơ Lưu Trùng Dương có lần đã từng thốt lên ?oTrăng Hà Nội cũng như trăng Bình Định, trăng có dừa mới thật là trăng?. Vầng trăng và mùa xuân Bình Định trong thơ của các nhà thơ Tứ hữu Bàn Thành mới diễm huyền và hư ảo làm sao, như bóng dáng tiên nga, ẩn hiện trong cung đền, trong cung bậc u huyền của vũ trụ và con người. Từ buổi chiều đưa khách thuận dằm Trông chừng bến cũ biệt mù tăm Cảm thương chiếc lá bay theo gió Riêng nhớ tình xưa ghé đến thăm (Tình Xưa) Hay: Bến My Lăng nằm không thuyền đợi khách Rượu hết rồi ông lái chẳng buông câu Trăng thì đầy rơi vàng trên mặt sách Ông lái buồn để gió đến mơn râu (Bến My Lăng) Trước Tết năm 1989, tôi được gặp Chế Lan Viên, Yến Lan ở nhà Quách Tấn tại chợ Đầm Nha Trang, mới biết cái bến cũ trong ?oTình Xưa? là bến đò An Thái, bên kia sông là quê hương của tác giả và bến My Lăng là bến đò Trường Thi, phía Nam thành Bình Định. Người Bình Định thường tâm sự với nhau ?ochỉ vài câu thơ, một bài tứ tuyệt, một bài thơ hay bài từ khúc, các nhà thơ xứ ?onẫu? đã vẽ nên một giang sơn cẩm tú đầy vẻ kiêu sa với đền đài, lăng tẩm, thành quách, núi sông, di tích làm xao động lòng người?. Thiên nhiên, đất nước quyện với lòng người tạo nên một tâm hồn cao đẹp, giàu có, mã thượng và đa tình. Bài thơ ?oBình Định 1935? của Yến Lan đã miêu tả được nét đặc sắc đó của người Bình Định. Đây là chốn nương hoa và cậy nguyệt Đang chờ xe non nước ước mong thuyền Tịch dương liễu không biết mình đang biếc Tương tư trời tương tư nhạc triền miên? Ở nước ta, nhiều nơi có đá vọng phu, song vọng phu ở núi Bà Bình Định với hai bài vịnh của thi sĩ Quách Tấn, có thể nói đã trở nên bất hủ, tuyệt vời trong kho tàng thi ca của đất nước. Chồng đi biệt tích tự bao giờ Một góc trời riêng, một dạ chờ Lụy nhớ mưa ngàn tuôn nượp nượp Tóc thề mây núi bạc phơ phơ Non chồng nghĩa nặng cao vòi vọi Nước vướng tình sâu chảy lững lờ Dâu bể đã bao đời kiếp trải Lòng son một tấm mãi trơ trơ Người đã không về tin cũng không Đầu non dắt trẻ đứng trông chồng Nước mây quạnh vắng tròng khô lệ Mưa nắng phôi pha má lợt hồng Lời thề vững ghi lòng sắt đá Khối tình riêng nặng gánh non sông Nỗi niềm ai biết không ai biết Gương nguyệt nghìn thu rạng biển Đông Có lẽ tình cảm chân thành sâu sắc và sự rung động mãnh liệt của thi nhân đã dệt nên những vần thơ tuyệt tác và đọng mãi với thời gian. Nó chính là màu thời gian của thi nhân Bình Định. Đọc Quách Tấn, ta mới hiểu vì sao Yến Lan viết được bài thơ ?oBình Định 1935? hay đến như vậy. Nếu đất nước và con người Bình Định trong thơ của họ Quách kiêu sa, mộng ảo và huyền hoặc như một vết nhòe dưới ngòi bút tài hoa của một họa sĩ thiên tài; thì trong thơ Yến Lan, lại được khắc họa tinh tế từng nét, từng mảng của một nhà điêu khắc tài ba đầy ấn tượng trên đá hoa cương. Khi viết giới thiệu tập thơ Mùa Cổ Điển của Quách Tấn, nhà thơ Tản Đà đã so sánh ông ngang với thơ Yên Đỗ; còn Văn Cao đánh giá Yến Lan có nghệ thuật thơ vào loại số một của Việt Nam. Năm 1984, nhạc sĩ Văn Cao đã nói với tôi ?oTrong bài thơ Quy Nhơn 2, tôi xếp Yến Lan trên các nhà thơ khác, là có dụng ý của tôi?. Một góc thị trấn Bình Định. Ảnh: V.T Không phải Quy Nhơn đẹp Các nhà thơ tôi đọc Bích Khê, Hàn Mặc Tử, Yến Lan, Xuân Diệu? Ôi Quy Nhơn hằng mơ (Văn Cao, Quy Nhơn 2) Còn tôi thì hiểu, không phải ngẫu nhiên trong những năm tháng khổ đau, dằn vặt của bậc thiên tài, năm 1984, Văn Cao đến Quy Nhơn lại viết nên một lúc ba khúc ca về Quy Nhơn hay đến thế. Một nửa hình con trai Ngày Lấp lánh sắc cầu vồng Một nửa mình trăng Đêm Nằm nghiêng trên bãi cát Chỉ có thiên tài mới vẽ được Quy Nhơn có 21 từ mà sống động, mà kiêu sa, mà hấp dẫn, mà lịch lãm dường ấy. Trường thơ Bình Định còn là nơi hội tụ và mời gọi những thi nhân chân chính tài hoa. Một Bích Khê đã đến Quy Nhơn và bị mê hoặc bởi vầng trăng và mùa xuân xứ ?onẫu? để cùng Tứ hữu Bàn Thành làm nên một trường thơ Bình Định vừa hiện thực, vừa lãng mạn, siêu thực. Sau này, các nhà thơ của Tứ hữu Bàn Thành vẫn tiếp tục cuộc hành trình đi tìm cái mới. Dưới ánh sáng cách mạng, họ được tự do bay bổng và sáng tạo trong bầu trời nghệ thuật, đưa thi ca đến những đỉnh mới đầy sáng tạo và hấp dẫn. Đó là những tác phẩm của Chế Lan Viên, của Yến Lan trong thời kỳ dưới sự lãnh đạo của Đảng. Các nhà thơ của Tứ hữu Bàn Thành đã góp phần làm nên một Bình Định xứ sở của thi ca. Thu Hoài Báo Bình Định
HNhu đọc nhiều thơ của HMTử. Đến độ, sợ thơ của Ông lắm, bởi cái âu sầu trong từng câu chữ. Nhưng vẫn cứ yêu thơ Ông. Đặc biệt thích bài "Mùa xuân chín" : " Trong làn nắng ửng khói mơ tan Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng Sột soạt gió trêu tà áo biếc Trên giàn thiên lý bóng xuân sang..."
Thi sĩ Hàn Mặc Tử. Đến thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, bạn hãy ghé qua Ghành Ráng, Trại phong Quy Hòa và thăm mộ Hàn Mặc Tử, một nhà thơ tài hoa nhưng bạc mệnh, khởi đầu cho phong trào Thơ Mới, dòng thơ lãng mạn ở Việt Nam. Trong các nhà thơ của phong trào Thơ Mới, Hàn Mặc Tử là một nhà thơ trẻ tuổi nhất và cũng ra đi ở cái tuổi trẻ trung nhất, song thi sĩ đã để lại cho đời nhiều tác phẩm văn chương tuyệt đẹp, những vần thơ kết tinh từ một tình yêu đắm say và một tâm hồn thương đau. Hàn Mặc Tử, tên thật là Nguyễn Trọng Trí, sinh ngày 22 tháng 9 năm 1912 tại làng Mỹ Lệ, thị xã Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình, là con trai thứ tư trong một gia đình năm anh em. Ông đang học tiểu học ở Quảng Ngãi thì cha mất, gia đình dọn về Quy Nhơn, ở đây năm 16 tuổi ông đã có bài thơ đầu tiên theo thể Đường luật, bút danh là Minh Duệ Thị. Học trung học đến năm thứ ba, theo lời mẹ ông ra Huế học tiếp ở trường dòng Pellerin. Chính xứ Huế thơ mộng đã chắp cánh cho tài thơ thiên bẩm của ông. Hàn Mặc Tử đã cộng tác với nhiều tờ báo lấy bút danh là Phong Trần. Và sau đó vì gia cảnh ông đã nghỉ học xin làm ở sở Đạc Điền rồi bị ốm mà mất việc. Năm 1933, nhà thơ vào Sài Gòn, bắt đầu nghiệp văn chương, lấy bút danh là Lệ Thanh (ghép từ tên làng Mỹ Lệ và chính quán Tân Thanh). Năm 1936, ông phụ trách trang thơ cho tờ báo Sài Gòn, và đặt thêm tên bút danh Hàn Mạc Tử, trong đó Hàn Mạc có nghĩa là rèm lạnh. Người bạn thân Quách Tấn bấy giờ trêu: Tránh kiếp Phong Trần làm khách hồng nhan lại núp sau rèm lạnh. Đã có rèm lạnh thì cần có thêm một bóng nguyệt nữa mới nên thơ. Hàn Mặc Tử bèn cầm bút vạch thêm một vành trăng non trên chữ Mạc, từ đó ra đời cái tên Hàn Mặc nghĩa là bút mực, và Hàn Mặc Tử là khách văn chương. Cuối năm 1936, trong lần đi chơi ở Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, rẽ qua Phan Thiết gặp người yêu là nữ sĩ Mộng Cầm, dắt nhau lên chơi Lầu Ông Hoàng, gặp mưa xuống trú mưa dưới một ngôi mộ hoang Hàn Mặc Tử đã bị nhiễm bệnh. Ông liền quay về Quy Nhơn, thuê một chòi canh ở Gò Bồi cách Quy Nhơn 15 kilômét để ở ẩn. Từ đây, nhà thơ có những cơn đau đớn vật vã, máu đổ trên các đầu ngón tay. Ông bắt đầu viết thơ kể về nỗi đau và những câu chuyện tình trong cuộc đời, mang những âm hưởng dị thường, mới mẻ song lạnh lẽo. Nhận định về thơ Hàn Mặc Tử để xếp trong cuốn Thi Nhân Việt Nam, Hoài Thanh đã nói, đây là một nguồn thơ rào rạt và lạ lùng, vườn thơ Hàn rộng không bờ không bến càng xa càng ớn lạnh. Cuối năm 1937, Hàn Mặc Tử gom góp khoảng 57 bài thơ gọi là Thơ điên, gồm ba tập Hương Thơm, Mật Đắng, Máu cuồng và Hồn Điên, cùng tựa đề là Đau thương, tiếp đến năm 1939 là tập Xuân Như ý và năm 1940 Thượng Thanh Khí để tặng mẹ. Mùa hè năm 1938, thấy bệnh nặng mới vào nhập viện phong Quy Hòa chữa bệnh miễn phí. Tháng chín năm 1940, Hàn Mặc Tử nhắn Quách Tấn từ Nha Trang ra Quy Nhơn nhờ giữ hộ các tập thơ. Sau bài thơ Tình già của Phan Khôi viết năm 1932 mở màn cho phong trào Thơ mới, tập thơ Đường luật Lệ Thanh thi tập của Hàn Mặc Tử gồm ba bài Thức khuyu, Chùa hoang và Gái ở chùa, sau này năm 1936 sửa thành Gái quê đã được xem là một tuyển tập mở đầu cho Thơ Mới. Thi sĩ Hàn Mặc Tử ra đi ngày 11 tháng 11 năm 1940 ở tuổi 28, cái tuổi đẹp nhất của cuộc đời với nhiều mơ ước, ở nơi ông xem là quê hương thứ hai - Trại phong Quy Hòa. Hàn Mặc Tử có tình yêu rất đẹp nhưng bất hạnh. Nhà thơ có nhiều bạn gái song ông cô đơn khi ông bệnh nặng. Có người ông đã gặp, có người ông chỉ viết qua thư từ, có người ông chỉ biết tên như Hoàng Cúc, Mộng Cầm, Mai Đình, Thương Thương, Ngọc Sương, Thanh Huy, Mỹ Thiện. Nhà thơ cũng có nhiều bạn thuộc nhóm thơ Bình Định gồm Quách Tấn, Bích Khê, Yến Lan, Chế Lan Viên sau này cùng có tên trong sách Thi Nhân Việt Nam, trong đó Quách Tấn là người bạn gần gũi nhất đã xây cất mộ và xuất bản toàn bộ thơ Hàn Mặc Tử. Qua các tác phẩm, Hàn Mặc Tử đều thể hiện một niềm đam mê cháy bỏng, một cảm nhận tinh tế với vầng trăng. Trong tản văn Chơi giữa mùa trăng, thi sĩ nghe được cả tiếng ánh trăng rơi như tiếng nhạc say say gió xé rách lả tả, ánh trăng như chiếc lá rơi xuống ao như những mảnh nhạc vàng, nhạc ngọc. Rồi thấy trăng vướng trên cành trúc, cành liễu, trăng nằm trần truồng dưới đáy khe: Trăng nằm sõng soài trên cành liễu/Đợi gió đông về để lả lơi/ Ơ kìa bóng nguyệt trần truồng tắm/ Lộ cái khuôn vàng dưới đáy khe (Bẽn lẽn), ánh trăng trắng, còn trắng hơn cả lụa bạch, hơn cả tiết trinh, khiến thi sĩ muốn ôm hôn. Ông còn cảm nhận không gian xung quanh lúc nào cũng ngập tràn ánh trăng, thứ ánh sáng trắng lung linh huyền ảo, làm nhiều người thường ví với ánh sáng chốn thiên đường. Yêu trăng, và những cơn đau trong đêm trăng lạnh đã khiến vầng trăng lạnh luôn ngập trong thơ ông, và đi suốt cuộc đời ngắn ngủi của thi nhân. Tình yêu, ánh sáng và những lời thầm thĩ đã đưa một tâm hồn bé nhỏ thoát khỏi thế giới trần tục để đi vào thế giới của ảo ảnh, của linh hồn. Mộ Hàn Mặc Tử ở Ghành Ráng, Quy Nhơn. Không chỉ có tình yêu, thơ Hàn Mặc Tử còn có cái chết. Khi biết mình nhiễm vi trùng Hansen, Hàn Mặc Tử rất đau buồn. Trong bài Trút linh hồn, tự tình, ông viết: Máu đã khô rồi, thơ cũng khô Tình ta chết yểu tự bao giờ Từ nay trong gió, trong mây gió Lời thảm thương rền khắp nẻo mơ. Rồi khi nhìn hàng cây: Ta trút linh hồn giữa lúc đây Gió sầu vô hạn nuôi trong cây Còn em sao chẳng hay gì cả Xin để tang anh đến vạn ngày. Khi tạm biệt người yêu là Thương Thương thì: Than ơi! Hỡi! Biệt ly chan chứa Tưởng cùng em vui thú hưởng tiêu dao Anh sắp đi và hai hàng lệ ứa Cả đau thương dồn dập xót tâm bào. Và đến cả giờ phút hấp hối: Ta còn trìu mến biết bao người Vẻ đẹp xa hoa của một thời Đầy lệ, đầy thương, đầy tuyệt vọng Ôi, giờ hấp hối sắp chia phôi. Khi viết thư cho Quách Tấn, ông nói: cái chết là ngưỡng cửa phải bước qua để đến cõi vĩnh hằng. Trong vở kịch thơ Duyên kỳ ngộ, thi sĩ còn biết việc mình sẽ nằm ở đâu: Một mai kia ở bên khe nước ngọc Với sương sao anh nằm chết như trăng Không tìm thấy nàng tiên mô đến khóc Đến hôn anh và rửa vết thương tâm. Hàn Mặc Tử mất trong cô đơn, không có người thân ở cạnh bên. Tang lễ cũng sơ sài. Nơi ông yên nghỉ gần một con suối khi mùa lũ nước dâng ngập bờ, thật ứng với câu thơ viết trước đó. Năm 1959, gia đình và Quách Tấn mới đưa ông lên an nghỉ ở một vị thế cao hơn. Còn sống, Hàn Mặc Tử mong nằm xuống ở đất thơ. Ông rất thích cảnh Đèo Son nhưng người nhà đã không làm được như vậy, vì ở đó là khu quân sự của chính quyền Sài Gòn, song cũng cố gắng để đạt được phần nào nguyện vọng, gia đình đã tới Ghềnh Ráng và an táng ông tại đây vào ngày 13.1.1959. Mộ thi nhân nằm bên bốn bề dương liễu reo, xa xa là bãi biển xanh, là gò cát trắng... Đến Quy Nhơn, nhiều người luôn tìm tới Ghềnh Ráng, thăm mộ Hàn Mặc Tử, thắp nén nhang tưởng nhớ thi sĩ. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về Hàn Mặc Tử. Nhà nước đã đặt tên nhà thơ cho hai con đường ở thành phố Huế và Phan Thiết. Nhạc sĩ Trần Thiện Thanh và Phạm Duy đã có hai bài hát nói về cuộc đời nhà thơ là Hàn Mặc Tử và Trường ca Hàn Mặc Tử. Năm 2004, hãng phim truyền hình thành phố Hồ Chí Minh đã dựng bộ phim Hàn Mặc Tử miêu tả cặn kẽ cuộc đời và những sáng tác bất hủ của con người tài hoa này. Chu Mạnh Cường
Bến My Lăng nằm không, thuyền đợi khách, Rượu hết rồi, ông lái chẳng buông câu. Trăng thì đầy rơi vàng trên mặt sách, Ông lái buồn để gió lén mơn râu. Ông không muốn run người ra tiếng địch, Chở mãi hồn lên tắm bến trăng cao. Vì đìu hiu, đìu hiu, trời tĩnh mịch, Trời võ vàng, trời thiếu những vì sao. Trôi quanh thuyền, những lá vàng quá lạnh Tơ vương trời, nhưng chỉ rải trăng trăng, Chiều ngui ngút dài trôi về nẻo quạnh, Để đêm buồn vây phủ bến My Lăng. Nhưng đêm kia đến một chàng kỵ mã, Nhúng đầy trăng màu áo ngọc lưu ly. Chàng gọi đò, gọi đò như hối hả, Sợ trăng vàng rơi khuất lối chưa đi. Ông lão vẫn say trăng, đầu gối sách, Để thuyền hồn bơi khỏi bến My Lăng. Tiếng gọi đò, gọi đò như oán trách, Gọi đò thôi run rẩy cả ngành trăng. Bến My Lăng còn lạnh, bến My Lăng, Ông lái buồn đợi khách suốt bao trăng. Bến Mi lăng phải chăng là bến đò Trường Thi? Qua cầu Trường Thi, đi tìm những bến nước con đò 16:38'', 1/5/ 2008 (GMT+7) * Ghi chép của Huỳnh Kim Bửu Đêm trong một xóm nhỏ, cách không xa cầu Trường Thi, thi thoảng nghe tiếng vạc kêu, và trong ngôi nhà cổ năm gian hai chái, ông anh họ tôi kể cho tôi nghe câu chuyện về những bến nước con đò trên đất Kinh xưa? ?oQuê ngoại bên kia bãi cát vàng? (thơ Yến Lan). Ảnh: H.K.B ?oMiền quê này, không phải là vùng sông nước, nhưng đây là nơi có con sông Côn và những nhánh nhỏ của nó chảy qua. Như thế, nó cũng đủ tạo ra cảnh trên bến dưới thuyền, con đò bến nước ở nhiều nơi. Và chẳng biết từ đời nào, những con đò bến nước đã trở thành thân thương đối với mọi người: ?oAnh về Đập Đá đưa đò/ Trước đưa quan khách sau dò ý em? (Ca dao). ?oCó cái bến nước chỉ là một chỗ lội. Làng Háo Đức, làng Cẩm Văn cùng ở dọc theo hai bên bờ con sông Cẩm Văn. Người hai làng qua lại nhau, nhờ vào một chỗ lội là cái Bến Thùng. Anh trai làng Háo Đức vì thương cô gái làng Cẩm Văn, mà phải lội qua Bến Thùng ngày mấy lần để có một ngày họ thành chồng vợ, bằng một đám cưới hai họ và cô dâu chú rể cùng vén quần lội qua sông. ?oHồi nhỏ, tôi ở quê ngoại, và vẫn giữ nhiều kỷ niệm thời thơ ấu với cái bến Chùa và con sông Gò Chàm chảy qua quê mình. Nơi này, tôi đã tiễn người chị bên họ ngoại tôi đi lấy chồng, là ?ođường? tôi đi học, là mặt gương trong cho làng An Định soi bóng nước, dòng trong cho tôi tắm mỗi ngày tuổi thơ mình để cho tới bây giờ đầu hai thứ tóc, tôi vẫn nhìn đời bằng đôi mắt trong veo của mình? ?oLâu lâu, tôi được bà ngoại dẫn đi chợ Đập Đá. Có hôm để đo may một bộ quần áo mới, có hôm để cúp tóc hoặc để mua một tập vở học trò cùng mấy viên mực tím, ngòi bút lá tre? Lần nào, chúng tôi cũng dậy thật sớm, từ lúc gà gáy lần đầu. Đi hết một thôi đường đất là tới bờ sông và từ đó hai bà cháu tôi xuống đò ngang để tới chợ cùng với nhiều người khách đi đò khác. Ông lái đò, có tên là Bầu Sáo vì ông còn kiêm nghề làm bầu một gánh hát mang tên ông: Gánh hát bội Bầu Sáo. Người ông cao như cây sào, ông đội nón lá, đứng đằng lái, vừa chống đò vừa hút thuốc nhả khói vào màn sương đêm dày đặc. Ngồi đò ngang qua sông trên chiếc sõng rẽ sóng nước lăn tăn, tôi nhìn ra xung quanh trong ánh trời buổi mờ đất. Bao cảnh vật hãy còn say ngủ. Chỉ có con đò của ông Bầu Sáo là thức dậy sớm. ?oBến sông Đập Đá là một cảnh trên bến dưới thuyền, đò chạy trên sông như thoi đưa. Từ sáng sớm cho tới chiều tối, đò dọc chở măng le, trầu nguồn? từ An Khê, Vĩnh Thạnh xuôi xuống; chở cá nục, cá mòi? từ Gò Bồi, Phước Lý ngược lên; đò ngang chở hàng, người đi chợ từ mọi làng quê đổ về. Khách thương hồ, khách tài tử phong lưu, nhiều người không rõ quê quán, cũng theo những chuyến đò mà đổ về Đập Đá để làm ăn kiếm lời và để ăn chơi?. Ông anh họ vẫn thức đến quá khuya để kể tiếp về câu chuyện mà anh đang nhiệt thành và say sưa. ?oVùng quê này, ở đâu có bến sông con đò, ở đó có phố chợ, có lều quán, có cảnh bán buôn. Chợ Gò Chàm, thị trấn Đập Đá, chợ Phú Đa, chợ Cảnh Hàng, thủ phủ An Thái? đều như vậy. Bao thế hệ người Hoa đi đường biển, vào cảng Thị Nại, rồi từ đó mà theo sông Côn lên tận An Thái để sống đời định cư và góp phần cùng người Việt bản xứ tạo nên sự mở mang và phồn hoa đô hội cho quê mới của mình. Chẳng bao lâu, nơi này đã có bao điều nổi tiếng: ?oRoi Thuận Truyền, quyền An Thái?, bún Song thằn, giấy bản, tơ lụa? và nhất là Lễ Đổ giàn diễn ra vào rằm tháng Bảy hằng năm. Ngày thường bến sông An Thái đã đông ghe thuyền mà đến những ngày có lễ Đổ giàn thì đông vô số kể. ?oRủ nhau đi hội Đổ giàn/ Vui thì vui lắm, đò ngang chật đò? (Ca dao). Bến sông Trường Thi đã đi vào lịch sử thi cử triều Nguyễn và vào văn học? Bến Trường Thi ở trước trường thi hương Bình Định (dành cho bốn tỉnh Bình Định, Quảng Ngãi, Phú Yên, Khánh Hòa và hoạt động từ 1852-1918). Bên này là thành Bình Định, là trường thi hương; có nhà của thi sĩ Yến Lan, Chế Lan Viên; bên kia là làng Hòa Nghi (xã Nhơn Hòa), quê ngoại của Yến Lan. Bến Trường Thi nối quê nội với quê ngoại của nhà thơ và đó là cái bến sông quê trong một bài thơ nổi tiếng: ?oBến My Lăng nằm không thuyền đợi khách/ Rượu hết rồi ông lái chẳng buông câu? (Thơ Yến Lan). Không có những bến sông quê Bình Định, chắc khó có cái bến sông trăng cực kỳ lạnh buốt mà diễm ảo trong thơ của một nhà thi sĩ thuộc trường thơ Bình Định: ?oThuyền ai đậu bến sông trăng đó/ Có chở trăng về kịp tối nay?? (Hàn Mặc Tử). Bà Nguyễn Thị Lan, vợ nhà thơ Yến Lan, bên cầu Trường Thi. Ảnh: V.T Đi loanh quanh ở thị trấn Bình Định mấy ngày, một hôm nhờ có ngọn gió bến sông Tân An và đồng An Ngãi thổi lên, đưa tôi đến nhà người cháu ngoại cụ Cử Nhì, làng Thái Thuận. Ông bạn này uống cà phê bên lầu Cửa Đông thành Bình Định với tôi. Ông nói: ?oAnh đi tìm những bến nước con đò hả? Nghe sao mà nên thơ! Hồi xưa, tôi đã có nhiều dịp đi thuyền từ đập Bờ Đỗ thuộc hạ lưu sông Côn lên tận Cây Cốc, thuộc thượng nguồn sông Côn. Cây Cốc là tên dân gian hồi xưa quen dùng để gọi thị trấn Phú Phong, nơi có cây cổ thụ là cây cốc và miễu Cây Cốc. Đi tới đâu, tôi cũng thấy cảnh ?othuyền ta ngược, thuyền ta xuôi?, những ngã ba sông rộng mênh mông và những bến sông mát rượi bờ tre con nước cho những chiếc thuyền cắm sào đậu và những chiếc thuyền từ đó lao vút ra giữa sông, chọn hướng, rồi trương buồm, phăng gió, rẽ nước ra đi? Trong các làng quê, ít có nhà không có sẵn chiếc sõng nan. Tiếp lời ông bạn, tôi nói: ?oTôi cũng đã đi qua những cầu tre vắt vẻo, cầu khại khó qua. Những chiếc cầu đó ra đời, thường vì có ông chủ ruộng muốn đi thăm những đám ruộng của mình ở bên kia sông, vì hai họ kết thông gia cách trở bởi con sông mà lại muốn năng đi lại với nhau? Nhưng cũng có những chiếc cầu từ thiện, cầu ?olàm phước?, như cầu ở làng Thanh Giang (Nhơn Phong, An Nhơn) do nhà chùa bắc, cầu Bà Gi do một người đàn bà tên là Đỗ Thị Gi bắc (nay là cầu bê tông thuộc xã Phước Lộc, huyện Tuy Phước, nhưng vẫn giữ tên cũ), cầu Ông Ý ở làng Háo Đức (Nhơn An, An Nhơn) do ông Cử nhân Phan Ý bắc? Cũng như bến nước con đò, những chiếc cầu tre ấy cũng thật gần gũi với bao tâm tình của người ta. Nay mọi chuyện đã khác hết rồi. Mạng lưới giao thông đường bộ nông thôn mở rộng, đâu cũng đường nhựa, đường bê tông, cầu bê tông cốt thép và đường nào cũng nhộn nhịp xe cộ. Sông thì có khúc đã cạn, tưởng như con kiến còn bò qua được? Lớp trẻ bây giờ, không biết chiếc sõng nan, thì đừng hỏi có biết không bến Trường Thi, bến đò Tân An, bến đò Thị Lựa? thân thương ngày nào! H.K.B
CUỐI THU. Lụa trời ai dệt với ai căng, Ai thả chim bay đến Quảng Hàn, Và ai gánh máu đi trên tuyết, Mảng áo da cừu ngắm nở nang. Mây vẽ hằng hà sa số lệ, Là nguồn li biệt giữa cô đơn, Sao không tô điểm thêm sương khói, Trong cõi lòng tôi buổi chập chờn? Đây bãi cô liêu lạnh hững hờ Với buồn nhơn phớt, vắng trơ vơ. Cây gì mảnh khảnh run cầm cập Điềm báo thu vàng gầy xác xơ? Thu héo nấc thành những tiếng khô, Một vì sao lạc mọc phương mô? Người thơ chưa thấy ra đời nhỉ? Trinh bạch ai chôn tận đáy mồ? (Hàn Mặc Tử) HNhu viết theo trí nhớ, không biết có sai sót gì không. Nếu có, các anh chị hiệu đính giùm.