1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

... Quá khứ - hiện tại - tương lai lẫn lộn *** For My Nice Days *** Vươn tới sự yên bình...

Chủ đề trong 'Tâm sự' bởi niced4ys, 18/05/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. niced4ys

    niced4ys Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/05/2006
    Bài viết:
    2.042
    Đã được thích:
    0
    Còn đây là bài số 1000.. bài có số thứ tự 4 con số đầu tiên trong topic này
    Chào mừng bài số 1000
    Rất tiếc bài thứ 1000 lại ở trang 101 chứ không phải 100, nếu không đã có 5 số 0 trong bài này.. hì hì.. nhưng không sao.. mình thích số 4 hơn số 5. Chào mừng 4 số 0
    Chào mừng Bài số 1000 của trang 101
  2. niced4ys

    niced4ys Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/05/2006
    Bài viết:
    2.042
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    Kỷ niệm một cái ảnh trong bài số 1001 ở trang 101... Hì hì... Toàn số gánh... đẹp ơi là đẹp
  3. niced4ys

    niced4ys Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/05/2006
    Bài viết:
    2.042
    Đã được thích:
    0
    Hì hì, nãy giờ hí hửng chào mừng giờ phát hiện ra một điều là mình toàn lẫn khái niệm. 1000 bài trả lời hoàn toàn khác với bài số 1000. Nhưng không sao, mặc nhiên tự hiểu bài sô 1000 là bài trả lời số 1000 và như thế thì vẫn đúng.. hí hí..
  4. niced4ys

    niced4ys Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/05/2006
    Bài viết:
    2.042
    Đã được thích:
    0
    Dạo này TTVNOL xuống cấp, mất xừ cái thống kê ở đầu box. Muốn theo dõi các topic thật là khó. Hy vọng các ông kỹ thuật sửa được vấn đề này chóng chóng...
    Bắt đầu chả biết viết gì cả... ngồi uống nốt sữa rùi đọc báo vậy
  5. niced4ys

    niced4ys Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/05/2006
    Bài viết:
    2.042
    Đã được thích:
    0
    Gặp người đòi đền oan sai 452 tỷ đồng

    13:25'' 13/08/2006 (GMT+7)


    (VietNamNet) - Đã có trên năm chục bài báo viết về "Kỳ án xuyên thế kỷ ở Cần Thơ" mà nhân vật trung tâm là kỹ sư Nguyễn Đình Chiến chủ hai doanh nghiệp ở Hải Phòng trong vòng một năm. Chúng tôi chỉ hi vọng người đọc tìm được điều gì đó cho riêng mình đằng sau những con chữ kể về một phần cuộc đời doanh nhân này.

    [​IMG]

    Phiên tòa phúc thẩm đình chỉ xét xử ông Chiến vì đại diện VKSND tối cao rút kháng nghị, án sơ thẩm tuyên ông Chiến vô tội có hiệu lực từ ngày 10/7/2006. (Ảnh:TPO)
    Sống chung với? lao lý
    Tôi gặp ông Nguyễn Đình Chiến tại Công ty Cổ phần đầu tư thương mại Bắc Hà - một ngày sau khi ông "phát" đơn yêu cầu Viện kiểm sát Cần thơ bồi thường oan sai 452 tỷ đồng; 22 ngày sau khi Tòa án Nhân dân Thành phố Cần thơ tuyên "Nguyễn Đình Chiến vô tội?".

    Kỳ án xuyên thế kỷ


    Sáng ngày 10.7.2006, tại Cần Thơ, tòa phúc thẩm tòa án Nhân dân tối cao TP.HCM mở phiên phúc thẩm xử ông Nguyễn Đình Chiến lạm dụng tín nhiệm chiếm đọat tài sản theo kháng nghị của Viện kiểm sát Nhân dân Cần Thơ. Thẩm phán Nguyễn Cửu Thị Hương Chi làm chủ tọa. Tại phiên tòa này, ông Chiến được xử vô tội.
    Xin tóm tắt lại quá trình gần 10 năm hầu tòa Cần Thơ của ông Chiến có xuất xứ như sau: Ông Chiến đại diện cho doanh nghiệp ở Hải phòng ký hợp đồng mua đường của MEKONIMEX Cần Thơ và bán cho một doanh nghiệp ở Sóc Trăng, nhưng gặp kẻ lừa đảo, lại bị ngân hàng Sóc Trăng bội tín nên nợ tiền của MEKONIMEX Cần Thơ. Các cơ quan tố tụng ở Cần Thơ liền  bắt tạm giam ông Chiến, khép ông vào tội hình sự.
    Qua nhiều giai đoạn điều tra, truy tố và xét xử, ngày 3.3.2006, tòa án Nhân dân Cần Thơ xét sơ thẩm xử ông Chiến vô tội. VKSND Cần Thơ kháng nghị án sơ thẩm cho rằng ông Chiến có tội. Tại phiên phúc thẩm, Đại diện Viện kiểm sát Nhân dân tối cao khẳng định: Các hợp đồng kinh tế ông Chiến ký cũng như quá trình thực hiện là rõ ràng, nợ xảy ra là quan hệ dân sự nên việc truy tố ông tội hình sự là không đúng.
    Tính ra, từ ngày bị khởi tối đến ngày 10.7.2006 ông Chiến có gần 10 năm bị truy tố oan, trong đó có 28 tháng bị tạm giam.
    Khó hình dung đó là người đàn ông đã từng gần 10 năm gắn với lao lý, tụng đình; đã qua 5 bản kết luận điều tra và nhiều lần điều tra bổ sung, 2 lần thay đổi tội danh, 4 bản cáo trạng, 2 bản kháng nghị phúc thẩm của VKSND TP. Cần Thơ, 2 lần tòa trả hồ sơ, 5 lần xét xử, 28 tháng tạm giam? Người đang ghi kỷ lục đòi bồi thường oan sai với số tiền lớn nhất từ trước tới nay sau khi có Nghị quyết 388 của UBTVQH.
    Ông cười tủm tỉm: "Nhiều người cũng ngạc nhiên như thế...".
    Cảm giác đầu tiên và bao trùm của tôi về ông là người rất có bản lĩnh; đủ để bình thản đối phó trước tai họa và không sung sướng "ngất trời" khi niềm vui đến?
    Ông nói, trong suốt gần 10 năm nay, lúc nào cũng chờ đợi cái giây phút đòi lại sự công bằng. Và ông đã nỗ lực một cách khoa học để cái ngày đó phải đến. "Kể cả 28 tháng ngồi trong nhà giam, khi nào tôi cũng nghĩ rằng ngày mai mình sẽ ra tù vì tôi biết mình không làm gì sai và tin rằng: trong các cơ quan tố tụng vẫn còn Bao Công".
    Nhưng khi điều từng chờ đợi nhất và khó khăn để có được đã đến, ông lại nghĩ đến từng việc phải làm: ''Tôi vừa phải đòi tiền oan sai, vừa kinh doanh để tiếp tục trả nợ; tôi cũng đã đệ đơn đòi lại quyền chủ tịch Hội đồng quản trị và con dấu của doanh nghiệp mà tôi đại diện sở hữu 92% cổ phần nhưng khi dính vào lao lý người ta đã cướp mất. Sau đó lần lượt, phải giải quyết những vụ tranh chấp tài sản, đất đai đã xảy ra trong suốt gần 10 năm qua. Nói chung, đó đều là hậu quả của vụ án Cần Thơ. Khi một giám đốc doanh nghiệp như tôi vào tù, không những nợ không trả được mà còn để lại bao nhiêu hậu quả vì những dự án đang dang dở, những quan hệ làm ăn chằng chịt..."
    Ông nói chậm rãi, đều đặn, không to, không nhỏ quá; cách dùng từ chính xác, không thừa, không thiếu; và nụ cười trên môi khi cần thiết phải có là theo đúng kiểu cách của một giám đốc doanh nghiệp mà những "giáo trình" căn bản về đào tạo giám đốc thường viết.
    Điện thoại reo liên tục. Ông nói rằng đó là điện thoại của các luật sư và bạn hàng. Dưới tầng một của căn nhà cũ kỹ của Văn phòng công ty, có 5-7 nhà báo đợi gặp. Chốc chốc nhân viên lại cầm lên cho ông một xấp báo.
    Tôi hỏi đến chi tiết nào của vụ án, ông mở tủ lấy một tập tài liệu photo được sắp xếp theo thứ tự ngày tháng.
    "Có hai luật sư nhưng nhiều lần tôi đã phải tự bào chữa cho mình tại tòa. Trong 28 tháng ngồi trong trại giam Cần Thơ, tôi đã đọc kỹ rất nhiều luật có liên quan tới vụ việc của mình".
    Tính ra Nguyễn Đình Chiến đã tốn cả 500 triệu bay vào ra nhiều lần theo yêu cầu của các cơ quan tố tụng Cần Thơ, đó là chưa kể tiền thuê luật sư mỗi tháng 2 triệu đồng, trong gần 10 năm. Và trong thời gian ấy ông còn trả được 20 tỷ ngân hàng để giải chấp tài sản.
    "Làm sao để có chừng ấy tiền? Nhiều người cũng hỏi tôi như thế. Chừng ấy năm bạn bè, bạn hàng vẫn ở bên tôi. Nhiều cấp dưới của tôi hồi đó đã thành giám đốc doanh nghiệp giàu có, họ giúp đỡ. Nhưng thú thật, doanh nghiệp Bắc Hà này là "chiến khu Việt Bắc", tôi thành lập vào năm 2001, sau khi  tòa phúc thẩm Tòa án Nhân dân tối cao tại TP.HCM tuyên vô tội và chưa nhận được phán quyết của Ủy ban thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao và cơ quan tố tụng Cần Thơ phục hồi điều tra vụ án..."
    Ông đưa một tập báo photocopy được đóng lại thành quyển, bên ngoài là bìa xanh kiểu vở học trò, có ghi dòng chữ: "Kỳ án tại Cần Thơ, được đăng tải trên các báo". Chính xác hơn, đây là những bài báo đứng về doanh nhân Nguyễn Đình Chiến được đăng từ năm 2005 - 2006, sau khi có ý kiến của Ban nội chính Trung ương đề nghị xem lại thực hư của vụ án hình sự hóa kinh tế này. Trước đó, đa số các bài báo khép tội cho ông Chiến theo nội dung cáo trạng của Viện kiểm sát Nhân dân Cần Thơ.
    Nguyễn Đình Chiến nói rằng, cho đến năm 2004, ông mới hiểu được báo chí có vai trò quan trọng như thế nào trong việc giúp mình đòi lại công lý (trước đó, những bài báo về vụ án này chỉ viết theo kết luận điều tra và cáo trạng của VKSND tỉnh Cần Thơ). Nếu ông không có cách nói cho các nhà báo pháp đình hiểu thì sẵn vốn ấn tượng về việc các giám đốc doanh nghiệp tư nhân "lừa tiền nhà nước", họ sẽ vô tình trở thành đồng minh của các cơ quan tố tụng ở Cần Thơ trong việc khép tội oan sai.

    [​IMG]


    Ông Nguyễn Đình Chiến (bìa trái) sau khi tòa tuyên vô tội và ông Vũ Tiến Công - Phó giám đốc một doanh nghiệp của ông Chiến - đã khóc nức nở khi nhìn thấy ánh sáng của công lý. (Ảnh:TPO)
    Người lấn biển mở đất ở Cái Rồng
    Trong hơn 40 bài báo được đóng thành quyển đó, tôi thực sự ấn tượng bởi ký sự mang tên: "Một vụ án tranh cãi xuyên thế kỷ: Một doanh nhân bị truy bức đến cùng" của Sáu Nghệ đăng trên Tiền phong Chủ nhật ngày 24.7.2005 và "Viết tiếp vụ án tranh cãi xuyên thế kỷ" ngày 31.7.2005 cũng trên báo này. Câu chuyện về người kỹ sư thủy lợi bỏ Nhà nước ra làm doanh nhân, lấn biển mở đất, xây cảng lập phố ở Cái Rồng (Vân Đồn, Quảng Ninh) khi mới trên 30 tuổi.
    Tác giả Sáu Nghệ viết: "PV ra khu Trung tâm thương mại - Du lịch Cái Rồng ở huyện Vân Đồn, Quảng Ninh của ông Chiến mà cơ quan kiểm toán định giá 53 tỷ đồng. Đó là hai dãy phố kéo dài hơn một cây số nối đảo Cái Bầu với Hòn Rồng rồi vòng theo chân Hòn Rồng. Trước đây hoang vắng, ông Chiến đã kè đá lấn biển làm nên khu phố với một cảng cá sầm uất. Diện tích lấn biển khoảng 80.000m2. Giá đất ở đây, tỉnh Quảng Ninh quy định 3,5 triệu đồng m2. Đây là giai đoạn 1, còn cả dự án tới 420.000 m2 sẽ có khu dân cư lớn với công viên, hồ nước hình thành khu du lịch thương mại hiện đại giữa biển..."
    ?Cửa biển đẹp giờ đã bị nhiều người chiếm và lấn biển làm cho nham nhở, phá vỡ quy hoạch, dự án táo bạo của ông Chiến ngày nào bây giờ giá trị dĩ nhiên không còn được như dự tính do ông Chiến bị bắt?
    Doanh nhân Nguyễn Xuân Đan ở Cái Rồng: "Chúng tôi đang nói với nhau là cần đúc tượng đồng ông Chiến đặt ở đây để ghi công người mở đất".
    Tôi đọc lại Luận chứng kinh tế kỹ thuật Cái Rồng hơn chục năm trước. Khoảng gần ba chục trang đánh máy bằng giấy trắng khá đẹp. Bản vẽ không cầu kỳ nhưng mạch lạc. Nửa sau là bản dịch tiếng Anh.
    Cái Rồng chỉ là một trong gần chục dự án lớn theo kiểu "mở đất" lập phố của doanh nhân Nguyễn Đình Chiến trước khi vướng vào vòng lao lý.
    Năm 1969, Nguyễn Đình Chiến đang học dở Đại học Thủy lợi thì vào bộ đội. Đến năm 1976, về trường học tiếp, năm 1981 ra trường và thành cán bộ của Sở Thủy lợi Hà Bắc. Nhưng việc cần tiền nuôi ba đứa con trai còn nhỏ và máu mê kinh doanh đã xui kỹ sư Nguyễn Đình Chiến bỏ biên chế để trở thành giám đốc.
    Ông Chiến kể rằng mình gần như đã lãi gần gấp đôi trong dự án Cái Rồng nhờ việc áp dụng kiến thức đã học từ trường Đại học Thủy lợi. Học thêm một bằng về kinh tế, ông cũng là người khá kỹ càng trong việc làm sạch bảng biểu, sổ sách nhưng vẫn cứ gặp họa?
    Nguyễn Đình Chiến nói rằng "giám đốc là một nghề?". Nhưng ở Việt Nam trong giai đoạn chuyển đổi, đây là một nghề nhiều cơ hội kiếm tiền lớn và tỷ lệ rủi ro cũng quá cao...



    Lương Bích Ngọc - Thu Thủy
  6. niced4ys

    niced4ys Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/05/2006
    Bài viết:
    2.042
    Đã được thích:
    0
    Gặp người đòi đền oan sai 452 tỷ đồng:

    Kỳ 2: Chứng thư bảo lãnh chết người và những thiên lệch

    20:28'' 17/08/2006 (GMT+7)



    (VietNamNet) - Bán hàng trả chậm thông qua chứng thư bảo lãnh của ngân hàng, nhưng thử nghiệm đầu tiên thất bại vì ngân hàng bội ước, bội tín, lại được hỗ trợ bởi thói quen hình sự hóa các giao dịch kinh tế. Phương thức kinh doanh đi trước đến hơn chục năm đối với việc sử dụng công cụ tài chính đã khiến ông Chiến thốt lên: Tôi đã mất đi khoảng thời gian đẹp nhất của một doanh nhân".
     > Kỳ 1: Gặp người đòi đền oan sai 452 tỷ đồng  > Tham nhũng và lỗi hệ thống
    "Cố ý làm trái?"

    [​IMG]

    Ông Chiến tại văn phòng làm việc.
    Sáng 15/8/2006, khi tôi đang chuẩn bị viết tiếp kỳ 2 của câu chuyện này thì có một cuộc điện thoại gọi từ Cần Thơ ra. Giọng người đàn ông qua điện thoại nghẹn ngào: ?oTôi đang chờ đợi kỳ 2 của bài viết đây... Khó có một vụ án nào như thế này: Bị cáo và người bị hại bênh nhau trước toà. Nhà báo đã nhìn tận mắt chứng thư bảo lãnh ấy chưa? Nếu mà ngân hàng Sóc Trăng trả nợ thay cho Lý Hóc Lỷ như cam kết thì ông Chiến sẽ trả được nợ cho doanh nghiệp của tôi, và không có cái gọi là ?ovụ án này? doanh nghiệp của tôi không phá sản??
    Đó là ông Võ Hoàng Minh, giám đốc Công ty MEKONIMEX Cần Thơ - chủ nợ của công ty ông Chiến.
    Trong vụ án  gây tranh cãi "xuyên thế kỷ" ở Cần Thơ, ông Minh đã bị buộc tội "cố ý làm trái gây hậu quả nghiêm trọng"- với lý do là "Quota cho phép nhập khẩu đường bán cho các tỉnh phía Nam nhưng lại bán ra Hải Phòng cho ông Chiến?".  Trong bức ảnh chụp hôm ông Chiến được tuyên vô tội, bên phải là Phó Giám đốc công ty Phía Bắc ?" ông Vũ Tiến Công khóc nức nở, bên trái là ông Võ Hoàng Minh cười mà ra nước mắt?
    Sau ngày ông Chiến được tuyên vô tội, ông Minh và con trai (đang học đại học năm thứ nhất) ra Hà Nội một tuần chơi với gia đình bạn. Những người con của ông Chiến đã coi ông Minh như cha từ khi cha đẻ của mình lâm vào vòng tố tụng. 
    Nhắc tới ông Võ Hoàng Minh, lúc nào giọng ông Chiến cũng không giấu nổi sự xót xa: "Nếu như người ta không cắt khúc, hình sự hóa vụ án kinh tế  này, nếu như ngân hàng Sóc Trăng thực hiện cam kết theo các chứng thư bảo lãnh thì tôi đâu có nợ MEKONIMEX và doanh nghiệp này đã không bị phá sản. Khi nào có điều kiện nhà báo nên gặp ôngVõ Hoàng Minh. Đó là Giám đốc một trong những doanh nghiệp lớn nhất của miền Tây Nam bộ. Doanh nghiệp của ông đã là niềm tự hào của vùng đất Tây Đô thập kỷ 80-90.
    Tôi vẫn còn nhớ, trước tòa người ta hỏi ông Minh: "Phía Bắc của nước Việt Nam tính từ đâu trở ra?". Ông ấy trả lời: "Từ vĩ tuyến 17 trở ra?". "Thế Hải Phòng là thị trường phía Bắc hay phía Nam, tại sao quota cho nhập khẩu đường bán ở thị trường phía Nam lại chuyển ra Hải Phòng bán??
    Thời điểm đó, phía Nam đường nhập khẩu về không tiêu thụ được, nếu ông Minh không ủy thác cho tôi tiêu thụ thì đường giảm phẩm cấp, chảy thành nước vì khi hàng nhập về ?ocung đã vượt cầu?, nông dân nhiều nơi đã phải phá mía trồng cây khác vì không tiêu thụ được, giá đường giảm mạnh từng ngày. Hơn nữa, để vận chuyển một tàu đường 6.500 tấn từ cảng TP. Hồ Chí Minh ra cảng Hải Phòng thì một mình ông Minh không thể quyết định được nên đã phải báo cáo, xin phép Sở Thương mại, UBND tỉnh Cần Thơ (nay là TP. Cần Thơ), Hải quan, Cảng vụ, Bộ Thương mại chứ? Thế mà rồi mọi người đều rũ bỏ trách nhiệm để một mình ông Minh bị buộc tội "Cố ý làm trái gây hậu quả nghiêm trọng?.
    Thực tế nếu ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng NN&PTNT tỉnh Sóc Trăng không bội ước, bội tín thanh toán trả tôi theo cam kết, tôi trả được nợ cho MEKONIMEX thì ông Minh làm gì có "hậu quả nghiêm trọng" để quy kết tội "Cố ý làm trái...??
    Ông Minh nói, hiện giờ mình đang đi "làm mướn" cho một doanh nghiệp nuôi tôm ở Sóc Trăng.
    Ngân hàng Sóc Trăng và những chứng thư bảo lãnh chết người

    [​IMG]

    Ông Chiến và ông Võ Hoàng Minh (phải) bên ngoài phòng xử án, sau khi được phiên tòa sơ thẩm ngày 3/3/2006 tuyên vô tội.
    Xin nhắc tới lại vài chi tiết của vụ án xuyên thế kỷ này để bạn đọc tiện theo dõi - viết theo cáo trạng - năm 1997, qua thương vụ mua bán đường, doanh nghiệp của ông Chiến nợ MEKONIMEX 43,842 tỷ đồng (trong đó tiền gốc là: 40,2 tỷ đồng). Hai bên có văn bản thỏa thuận số nợ còn lại chưa thanh toán thì bên mua hàng phải chịu lãi theo thỏa thuận.
    Một phần số đường nói trên Nguyễn Đình Chiến đổi lấy hàng, gồm nhựa đường, sắt thép và nguyên liệu hạt nhựa PP/PE các loại... bán cho Lý Hóc Lỷ, Giám đốc công ty Đầu tư phát triển kinh tế Sóc Trăng (EIDC), với số tiền gốc gần 43 tỷ đồng, lớn hơn số tiền Nguyễn Đình Chiến nợ MEKONIMEX? Lý Hóc Lỷ cùng đồng bọn bỏ trốn ôm theo khoản tiền lớn, để lại món nợ khổng lồ hơn 80 tỷ đồng của các doanh nghiệp, trong đó có khoản tiền của hai doanh nghiệp do Nguyễn Đình Chiến đại diện là gần 43 tỷ đồng.




    Khi mua hàng, EIDC đã trình với ông Chiến thư tay của ông Lưu Khánh Vân - Phó chủ tịch tỉnh Sóc Trăng, thư của ông Huỳnh Văn Trí - Bí thư Thị ủy thị xã Sóc Trăng giới thiệu là em nuôi đề nghị giúp đỡ để xây dựng cơ sở hạ tầng tỉnh Sóc Trăng. Lúc đó, tuy vậy ông Chiến chỉ bán hàng với điều kiện phải có chứng thư bảo lãnh của ngân hàng cấp tỉnh. EIDC đã lo đủ 4 chứng thư bảo lãnh của Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng NN-PTNT tỉnh  Sóc Trăng trị giá hơn 48 tỷ đồng.
    Chúng tôi đọc từng chữ trên bốn chứng thư bảo lãnh được photocopy lại. Tất cả đều ghi: "Đến hạn thanh toán mà EIDC không thanh toán được thì ngân hàng sẽ trả thay và không viện dẫn bất cứ lý do gì chậm trễ quá 3 ngày".
    Ông Chiến từng được dẫn giải từ trại giam Cần Thơ đến dự phiên tòa sơ thẩm vụ Lý Hóc Lỷ và các chứng thư bảo lãnh của Ngân hàng Sóc Trăng. Tại đây, người ta phải thay đổi tư cách tham gia tố tụng của ông đến 3 lần. Lần 1, Hội đồng xét xử xếp ông Chiến cùng với những bị can của vụ án Sóc Trăng, ông Chiến và luật sư phản đối. Lần 2, họ xếp ông sang những người làm nhân chứng, luật sư và ông Chiến lại phản đối tiếp vì ông Chiến là chủ thể ký hợp đồng và với tư cách pháp lý là bị hại tham gia tố tụng vụ án này. Cuối cùng, lần 3, HĐXX hội ý và quyết định chuyển ông Chiến sang tham gia tố tụng với tư cách là người bị hại.
    Tại tòa, HĐXX nói: "Ông Chiến bị Lý Hóc Lỷ lừa đảo chiếm đoạt tài sản...?. Nguyễn Đình Chiến ?ocãi?: Lý Hóc Lỷ làm sao mà lừa được tôi. Nếu tôi bị lừa thì thủ phạm phải là các chứng thư bảo lãnh của ngân hàng Sóc Trăng và nội dung những bức thư tay của một số lãnh đạo tỉnh Sóc Trăng?. 
    Đến phiên phúc thẩm của vụ án Sóc Trăng, ông không còn cơ hội được bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho doanh nghiệp mình để yêu cầu ngân hàng thực hiện cam kết theo các chứng thư bảo lãnh (vì bị tạm giam).
    Chỉ cho chúng tôi xem từng dòng trong 4 chứng thư bão lãnh trên, ông Chiến đau xót: "Tôi đã yêu cầu chứng thư bảo lãnh phải viết theo thông lệ của tài chính quốc tế nhưng vấn đề là toà án Sóc Trăng đã để ngân hàng đứng ngoài vòng tố tụng. Nếu đúng theo quy định của pháp luật, Giám đốc Ngân hàng phải chịu trách nhiệm hình sự nhưng Ngân hàng phát hành Bảo lãnh là trách nhiệm dân sự, không ai xử vô hiệu Bảo lãnh mà người ta chỉ xử vô hiệu hợp đồng hoặc từng điều khoản của hợp đồng thôi. Người ta nói là ông Giám đốc Ngân hàng đã ký chứng thư vượt quá thẩm quyền của mình và tòa kết tội ông này bị đi tù 10 năm (sau được giảm án thành 3 năm). Khi nhận chứng thư bảo lãnh, doanh nghiệp chúng tôi chỉ có thể tin rằng bên cạnh chữ ký là con dấu của ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng NN&PTNT tỉnh Sóc Trăng, doanh nghiệp làm sao biết được và không có nghĩa vụ phải biết những quy định nội bộ của ngành ngân hàng. Hơn nữa, đó chỉ là những văn bản dưới luật??
    Tôi hỏi: "Lúc đó, ông có "kêu" lên cấp cao nhất của ngành ngân hàng không? "Đã kêu lên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và đã có sự chỉ đạo của NHNN VN là khoanh nợ lại để chờ xử lý của cơ quan pháp luật. Khi bản án tuyên thì không ngờ chứng thư bảo lãnh của Ngân hàng lại được đứng ngoài vòng pháp luật".
    Có nghĩa là việc xử án theo kiểu cắt khúc vụ việc và hình sự hóa các giao dịch dân sự, kinh tế ở đây có sự đồng thuận. Ngân hàng thì chối bỏ được nghĩa vụ thanh toán theo bảo lãnh với VIMPORCO, MEKONIMEX - chủ nợ kéo theo của VIMPORCO bị phá sản, Lý Hóc Lỷ bỏ trốn, chủ doanh nghiệp bị hại, đi tù. Có một bài báo đã từng lấy tiêu đề chua chát: Tội phạm bỏ trốn bắt người bị hại (Báo tin tức- TTXVN).
    Lẽ ra, phải quan niệm ngân hàng cũng là một loại hình doanh nghiệp và phải hành  xử pháp luật giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp theo luật dân sự và không thể viện dẫn các quy định nội bộ của ngành để "xù nợ" doanh nghiệp. Nếu là bảo lãnh thanh toán nợ nước ngoài thì sao?
    Trong vụ việc này, "cố ý làm đúng" vẫn cứ gặp nạn vì những bất hợp lý, không công bằng của các cơ quan có thẩm quyền trong hành xử pháp luật. 
  7. niced4ys

    niced4ys Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/05/2006
    Bài viết:
    2.042
    Đã được thích:
    0
    Đọc mà thấy ông Chiến này đáng khâm phục quá. Nhưng vẫn chưa hiểu sao mà ông ấy có thể làm giám đốc của công ty cổ phần kia.. lại còn nắm những 92% cổ phần
  8. niced4ys

    niced4ys Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/05/2006
    Bài viết:
    2.042
    Đã được thích:
    0
    Những thiên lệch

    [​IMG]

    Ông Nguyễn Đình Chiến (trái) trong phiên đại hội cổ đông bất thường của Công ty cổ phần đầu tư BĐS HP để giành lại quyền quản trị điều hành DN, giải quyết "hậu kỳ án xuyên thế kỷ".
    Tác giả Sáu Nghệ từng viết: "Đứng ở nhà thờ Lý Ông Tông do VIMPORCO đầu tư xây dựng trên vách núi Hòn Rồng nhìn xuống vùng biển với dự án đẹp đã bị xé nát, không thể không tự hỏi: "Trong vụ án này, các cơ quan tố tụng Cần Thơ hoạt động nhằm mục đích gì?
    ?Trong trường hợp này, cơ quan tố tụng chỉ chú trọng bảo vệ tài sản của vài doanh nghiệp Nhà nước mà coi nhẹ tài sản của các thành phần kinh tế khác (cụ thể là doanh nghiệp của ông Chiến) nên gây ra rối rắm. Phải chăng, tư duy thiên lệch này không giúp ích gì cho sự phát triển của doanh nghiệp, suy rộng ra là của cả nền kinh tế?
    Theo phân tích của ông Chiến, tư duy ấu trĩ về kinh tế đã khiến cho các cơ quan tố tụng của Cần Thơ đẩy doanh nghiệp nhà nước - MEKONIMEX - phá sản vì không trả được lãi suất ngân hàng phát sinh trong 10 năm. "Nếu không bị khởi tố thì tôi có thể trả nợ bằng cách rất đơn giản đó là luân chuyển vốn. Với tài sản của doanh nghiệp trị giá hàng trăm tỷ đồng, chúng tôi thường xuyên mở L/C mua hàng nhập khẩu chậm trả của nước ngoài, sử dụng vốn luân chuyển thanh toán nợ. Trong năm 1994-1995 doanh nghiệp chúng tôi đã nhập khẩu những tàu hàng có giá trị từ 5-6 triệu đô la Mỹ là việc kinh doanh bình thường?.
    Gần 50 bài báo đều phân tích về những thiên lệch mà các cơ quan tố tụng Cần Thơ đã "giáng" xuống "Kỳ án xuyên thế kỷ này". Ông Chiến phân tích: ?oNhiều nhà báo có nghiệp vụ về tư pháp đã phân tích rất đúng. Cái vô lý nhất của vụ án này là một đằng khởi tố, bắt giam để hạn chế, tước đoạt hết quyền lợi hợp pháp của tôi (quyền quản trị điều hành doanh nghiệp, quyền tài sản,...) nhưng lại quy kết cho tôi có nghĩa vụ phải trả nợ. Trong khi tài sản của tôi nằm trong doanh nghiệp thể hiện đầy đủ trên sổ sách kế toán, tài khoản doanh nghiệp. Vô tình hay cố ý họ đã tạo điều kiện, tiếp tay cho những kẻ cơ hội trong công ty cổ phần chỉ sở hữu 2% cổ phiếu lợi dụng hoàn cảnh vụ án kéo dài gần 10 năm đã chiếm giữ và sử dụng trái phép con dấu để chiếm đoạt doanh nghiệp, tài sản của tôi. Họ giành quyền nhưng không thực hiện nghĩa vụ.
    Công nợ giữa các doanh nghiệp liên quan phát sinh từ quan hệ kinh tế hợp pháp lại quy kết cho cá nhân (chủ doanh nghiệp), đó là thói quen hình sự hoá.
    Tôi đã mất đi 10 năm - khoảng thời gian đẹp nhất của một doanh nhân".
    Tại đi trước người?

    [​IMG]

    Ông Chiến và người thân sau khi được tuyên vô tội.
    Thời điểm mà Nguyễn Đình Chiến khởi nghiệp "hành nghề giám đốc", năm 1990, là lúc Liên Xô và Đông Âu tan rã. Có rất nhiều người Việt Nam ở đó muốn khai thác nguồn hàng và khai thác vốn đầu tư về xây dựng đất nước. Ông Chiến đã đón đầu được cơ hội này bằng quan hệ và sử dụng công cụ tài chính là mua hàng trả chậm, huy động vốn đầu tư thông qua kinh doanh XNK để có vốn đầu tư, kinh doanh bất động sản và sử dụng bất động sản làm tài sản thế chấp với ngân hàng để phát hành công cụ tài chính nhập khẩu hàng.
    Và ông cũng đã sử dụng công cụ tài chính trong kinh doanh nội địa là bán hàng trả chậm thông qua chứng thư bảo lãnh của ngân hàng ở Việt Nam. Nhưng thử nghiệm đầu tiên với các ngân hàng tỉnh Sóc Trăng với Lý Hóc Lỷ đã thất bại vì ngân hàng bội ước, bội tín, lại được hỗ trợ bởi thói quen hình sự hóa các giao dịch kinh tế.
    "Đó là phương thức kinh doanh đi trước đến hơn chục năm đối với việc sử dụng công cụ tài chính tại Việt Nam. Cái đau nhất của tôi là ngân hàng?oxù nợ? không thực hiện cam kết thanh toán theo Chứng thư bảo lãnh đã phát hành. Nhưng từ vụ án Sóc Trăng đã giúp ngành ngân hàng Việt Nam hoàn thiện quy chế bảo lãnh?.
    Có lẽ, ông Chiến cũng là một trong những người tiên phong kinh doanh bất động sản một cách công khai (năm 1992) khi nhiều người trong xã hội chưa coi đây là giao dịch thương mại bình thường và lành mạnh. Lúc đó ở Việt Nam bất động sản chưa được coi là hàng hoá và cũng chưa có những văn bản luật để phát triển loại hình kinh doanh này.
    Ông Chiến kể rằng, hồi đó, việc thành lập một doanh nghiệp kinh doanh bất động sản phải được sự chấp thuận từ Văn phòng Chính phủ.
    Nhìn lại những luận chứng kinh tế kỹ thuật một thời và những tấm ảnh của người kỹ sư trẻ ngày đi mở đất đầy hăm hở càng thấu hiểu nỗi đau của việc "lội nước mà không chịu đi sau".
    Những tấm gương tày liếp một thời của những người như ông Chiến là lời giải thích vì sao chúng ta hiếm có thương hiệu lớn, vì sao lại có nhiều người cố bám vào Nhà nước để làm công chức đến thế??



    Lương Bích Ngọc - Thu Thuỷ
  9. niced4ys

    niced4ys Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/05/2006
    Bài viết:
    2.042
    Đã được thích:
    0
    Chả hiểu TTVNOL kiểu gì.. hóa ra khi hiện cái dòng đỏ đỏ chống lụt thì bài vẫn chưa gửi đi.. phải refresh lại thì mới gửi bài... chẹp chẹp.. nhìn cái dòng bàn luận lung tung của mình bị chen ngang vào giữa bài post thấy cứ ngu ngu
  10. niced4ys

    niced4ys Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/05/2006
    Bài viết:
    2.042
    Đã được thích:
    0
    "Người chết trở về sau bão Chanchu" thú nhận bịa chuyện!

    19:58'' 17/08/2006 (GMT+7)


    (VietNamNet) - Ngày 17/8, "người chết trở về sau bão Chanchu" Nguyễn Văn Hương đã thú nhận với Công an xã Quế Ninh rằng câu chuyện của anh là hoàn toàn bịa đặt!
     

    [​IMG]

    Ngư dân Nguyễn Văn Hương làm việc với Công an xã Quế Ninh (Ảnh: HC)
    Cuối cùng thì chuyện "người chết trở về sau bão Chanchu" cũng đã có hồi kết, khẳng định sự bác bỏ của chủ tàu ĐNa 90053 về việc ngư dân Nguyễn Văn Hương có mặt trên tàu của bà lúc gặp nạn bão Chanchu là hoàn toàn chính xác. Và cũng khẳng định, câu chuyện ly kỳ mà ngư dân Nguyễn Văn Hương kể với báo chí hoàn toàn là bịa đặt!
     
    Trao đổi với VietNamNet, ông Lê Phước Ba, Trưởng Công an xã Quế Ninh, cho hay: Sáng 17/8, ngư dân Nguyễn Văn Hương đã đến Công an xã Quế Ninh (huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam) thú nhận là đã bịa đặt ra chuyện thoát chết trở về sau bão Chanchu để kể với các nhà báo, vì sợ chính quyền lấy lại số tiền 50 triệu đồng đã ủng hộ cho gia đình anh.
     
    Anh Hương khai nhận: Chiều 12/5, anh vào Bình Ðịnh và ngày 13/5 lên tàu của ông Hai ra khơi theo hướng đảo Trường Sa. Trong những ngày biển Bắc dính bão Chanchu thì tàu của anh ở khu vực gần đảo Phú Quốc, có ảnh hưởng nhẹ. Tàu vào đảo trú ẩn vài ngày rồi tiếp tục ra khơi đánh bắt thêm 2 tháng 4 ngày nữa mới trở vào đất liền.
     
    Ông Lê Phước Ba cho hay, ngay từ lúc gặp Hương trở về, ông đã đặt nghi vấn quanh câu chuyện của anh kể. Lúc đó, ông đã bảo anh Hương phải làm tường trình gửi chính quyền địa phương. Tuy nhiên, do bận việc nên ông về quê ở Ðiện Quang (Ðiện Bàn, Quảng Nam). Đến lúc lên lại Quế Ninh thì trên bàn làm việc ở cơ quan đã thấy một chồng báo đủ các loại đăng chuyện anh Hương chống chỏi 13 ngày đêm giữa trùng khơi.
     
    Theo ông Ba, khi xảy ra bão Chanchu, chị Nguyễn Thị Nương - vợ anh Hương - có đến Công an xã khai báo: Rằm tháng Tư âm lịch (ÂL), tức 12/5 dương lịch, Hương còn ở nhà ăn giỗ người bà con rồi mới đi biển. Ðiều này, Công an xã cũng xác minh đúng như vậy. Trong khi, bão Chanchu xảy ra vào đêm 17 rạng ngày 18/5. Tính ra chỉ cách nhau chưa đầy tuần lễ thì làm sao Hương có thể có mặt trên tàu ÐNa 90053 đang đánh bắt cách Ðà Nẵng trên cả ngàn cây số ?...
     
    Sau bão Chanchu, ngày 10/6, chị Nương và ông Nguyễn Văn Sanh (anh ruột Hương), đến Công an xã cho hay, họ đi coi bói ở nhiều "điện", các "thầy" đều phán: Hương đã bị mất tích trong bão rồi, nên xin lập bàn thờ (?!)
     
    Ngày 12/6, ông Cần, phó công an xã Quế Ninh gặp Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động (LÐLÐ) huyện Quế Sơn Võ Văn Chung, kể chuyện của Hương. Ông Chung bảo ông Cần nhắn vợ anh Hương đến LÐLÐ huyện nhận cứu trợ số tiền 1 triệu đồng và 1 phần quà. Từ đó, Nguyễn Văn Hương có tên trong danh sách ngư dân mất tích trong bão Chanchu (!?)              
     
    Cũng cần nhắc lại rằng, khi đến nhà anh Hương cách đây vài hôm, chúng tôi khá bất ngờ khi anh Hương đang chỉ mặc độc chiếc quần đùi, phơi trần thân thể vạm vỡ; đặc biệt không có vết thẹo nào trên tay, chân. Điều đó khiến chúng tôi không khỏi đặt nghi vấn về lời anh ta kể, bị trôi dạt suốt 13 ngày, đêm trên biển; chỉ ăn rong rêu và uống nước tí nước ngọt còn lại trong chùm can nhựa để sống. Do bị nước biển ngâm nên lở loét tay, chân. Chúng tôi hỏi thì Hương ú ớ là... lành nên hết sẹo rồi.
     
    Sau khi có thông tin chủ tàu ĐNa 90053 bác bỏ việc Nguyễn Văn Hương có mặt trên tàu của bà khi bị nạn bão Chanchu thì Hương lại kể: Ngày 14/3 ÂL, tức 11/4 dương lịch, anh được ông Nguyễn Út Thanh cho lên tàu ÐNa 90053 đi câu mực và 2 ngày sau tàu xuất bến ở biển Thanh Khê, với 24 ngư dân.
     
    Từ khi xuống tàu, anh ta đã say rượu không ăn uống; nằm 2 ngày trong hầm tàu nên đã "đi chui" qua trạm biên phòng (!?). Khi được hỏi, có nhớ tàu bị bão đánh chìm ở đảo nào hay không, thì Hương khẳng định: "Chìm ở đảo Thái Lan" (!?). Hương còn cho rằng, lúc tàu ÐNa 90053 bị chìm, trên tàu chỉ có 24 ngư dân. Tàu chìm là do bị đứt dây neo...
     
    Đến bây giờ, cũng chính ngư dân Nguyễn Văn Hương thừa nhận việc gọi điện ra gặp bà Lê Thị Huệ là nhằm xin bà xác nhận có đi câu mực trên tàu ÐNa 90053 nhưng bất thành. Biết không thể che giấu mãi, anh phải đến công an xã tự thú. Anh xin các báo, đài đã đưa tin chuyện mình thoát chết trở về sau bão Chanchu đính chính lại sự việc, và cho anh ta được xin lỗi đồng bào cả nước về những việc làm sai trái, quá quắt của mình.



    Hải ChâuChoáng lun với ông ngư dân Việt Nam này

Chia sẻ trang này