1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Quà quê ( Những món ăn dân tộc : Ngon, bổ ... , rẻ )

Chủ đề trong 'Thái Bình' bởi heo_may_gat_gu, 25/07/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. heo_may_gat_gu

    heo_may_gat_gu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2002
    Bài viết:
    65
    Đã được thích:
    0
    Quà quê ( Những món ăn dân tộc : Ngon, bổ ... , rẻ )

    Ốc luộc

    Ốc luộc thuộc dạng quà đặc biệt, là món quà dân gian cổ truyền của nhân dân ta. Nó cũng là món quà đặc sản của mỗi miền quê đất nước, mỗi địa phương đều có một vài loaì ốc ngon nổi tiếng sinh sống và cách luộc cách ăn loại ốc ấy cũng có những nét khác biệt : Vùng đồng bằng Bắc Bộ có các loài ốc nhồi, ốc nứa, ốc đá, ốc rạ ... luộc với nước muối chua và lá chanh, khi ăn dùng gai bưởi khêu ra chấm với tương gừng , nước mắm gừng chanh ... có thể ăn kèm rau thơm, sungmuối, chuốixanh, bánh đa ... Ở các vung ven biển còn có các loại ốc đĩa, ốc vặn, ốc hương rất thơm ngon. Ở cá tỉnh miền Nam còn có các loại ốc có các loại ốc bươ, ốc gạo, ốc dừa ốc len ... Lại có các loại ốc vặn thân dài, khi ăn phải bẻ đuôi ( hoặc chặt đuôi trước khi luộc ) rồi mut ruột từng con mà ăn.

    Từ xa xưa, trong nhân dân ta, món ốc luộc đã trở nên quen thuộc gần gũi với mọi người, mọi nhà. Từ những chốn chợ quê hẻo lánh xa xôi đến phố phường đông vui sầm uất, ở đâu nguời ta cũng có thể mua sống về luộc chín ngồi ăn tại chỗ món quà dân gian mộc mạc nhưng cũng thật hấp dẫn này.

    Cũng vì ốc luộc là món quà dân gian có lịch sử lâu đời như thế ở nhiều miền quê trong cả nước nhân dân ta còn có rất nhiều câu hát của người xưa nhắc đến những loài sản vật này :

    Bún ngon, bún mát Tứ Kỳ.
    Pháp Vân : Cua ốc. Đồn thì chẳng ngon
    ( Pháp Vân thuộc huyện Thanh Trì, ngoại thành Hà Nội )

    Rảnh rang ăn ốc nói mò
    Ăn trai nói chuyện con sò bể Đông.

    Ăn ốc nói chuyện đi mò,
    Ăn măng chuyện mọc, ăn cò chuyện bay.

    Mời ai ốc nóng tương gừng,
    Chẳng ăn thì chớ xin đừng mỉa mai.

    Nên tình nên nghĩa, ốc chấm tương,
    Dẫu xa muốn dặm, tìm đường tới nơi.
    Chẳng nên tình nghĩa thì thôi,
    Ốc tương, ốc vặn vẫn xơi ngon đều.

    Món ốc luộc bao giờ cũng luộc cả vỏ, khi ăn phải nhặt từng con, khêu phần thịt ốc mà ăn. Các loại thịt ốc làm quà đều là ốc nhỏ, cho nên ăn ốc luộc phải ngồi lâu, vì vậy những nguời ăn ốc thường vừa ăn vừa nói " chuyện nọ xọ chuyện kia ", " cây cà ra cây muống " cho vui. Mà cũng chỉ những chuyện liên quan đến ốc, chuyện đi mò ốc, chuyện chế biến các món ốc ...cũng đủ làm cho nguời ta say mê và coi đó như một nhu cầu, một nghi thức trong khi ăn ốc luộc.

    Cách làm :

    - Ốc mò về hay mua về ngâm vào nước lã hay nước vo gạo nửa ngày cho hết bùn đất. Phải thay nước, nếu thấy nước sạch, hết cặn bẩn là được.
    - Đổ ốc vào rồ chà xát cho bùn đất trên vỏ bòng ra, đãi sạch
    - Đổ ốc vào nồi khồn cho nước, cho một nắm lá chanh ( hoặc lá bưởi, lá sả) một chút nước dưa muối chua, một dúm muối rồi đạy vung nồi, đun đều lửa.
    - Khi ốc sôi trào ra mở vung, đảo lên một lượt thấy vẩy bong ra là được . Đổ ốc ra bắtn nóng ( nhớ giữ lại nước uống rất ngon ) , vừa khêu ốc vừa xuýt xoa bỏng tay, bỏng môi vì ốc nóng quá, vì ớt, gừng cay rát luỡi mới thực là ngon

    - Pha nước chấm ( Ốc luộc có ngon hay không phụ thuộc đến 70 % vào món nước chấm ) theo thứ tự : Đường, mì chính, chanh ( gạt bỏ hạt ), nước mắm, gừng, tỏi,ớt,lá chanh, sả ( Những thứ gia vị đi kèm sau nước mắm thuờng để riêng, tuỳ khẩu vị từng người mà cho vừa ăn ).
    - Nếu là ốc mút không cần nước chấm riêng nhưng cần cho mắm muối , gia vị vừa miệng từ khi luộc ( ốc lớn vỏ cứng dùng dao chặt bỏ phần đuôi trước ki luộc, ốc tròn có lỗ thì dùng đồng xu có lỗ bẻ đuôi mà mút ).

    Theo kinh nghiệm dân gian, khi rửa ốc để luộc không đuợc xóc, khí luộc ốc chưa sôi không được mở vung và không được trộn ốc lên. Nếu không làm như vậy ốc sẽ đứt ruột và ăn sẽ bị đau xóc.
  2. heo_may_gat_gu

    heo_may_gat_gu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2002
    Bài viết:
    65
    Đã được thích:
    0
    Xin giới thiệu với các bạn lâu ngày chưa về quê hay về nhiều nhưng chưa kịp thưởng thức những món quà ngon, bổ ... rẻ này.
    Một số hàng ốc luộc ngon :
    Quán 1: Đầu đường Hoàng Hoa Thám giao với đường Hai Bà Trưng , ốc ở đây béo, to còn nước chấm ngon tuy vậy gia vị không đựơc đầy đủ.
    Quán 2: Quán này nằm trong ngõ. Ngõ này từ đường Trần Hưng Đạo đi vào ( ngõ đối diện với phở Hồng ). Ốc béo , to , nứơc chấm rất ngon có đầy đủ các loại gia vị.
  3. heo_may_gat_gu

    heo_may_gat_gu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2002
    Bài viết:
    65
    Đã được thích:
    0
    Xin giới thiệu với các bạn lâu ngày chưa về quê hay về nhiều nhưng chưa kịp thưởng thức những món quà ngon, bổ ... rẻ này.
    Một số hàng ốc luộc ngon :
    Quán 1: Đầu đường Hoàng Hoa Thám giao với đường Hai Bà Trưng , ốc ở đây béo, to còn nước chấm ngon tuy vậy gia vị không đựơc đầy đủ.
    Quán 2: Quán này nằm trong ngõ. Ngõ này từ đường Trần Hưng Đạo đi vào ( ngõ đối diện với phở Hồng ). Ốc béo , to , nứơc chấm rất ngon có đầy đủ các loại gia vị.
  4. heo_may_gat_gu

    heo_may_gat_gu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2002
    Bài viết:
    65
    Đã được thích:
    0

    Gỏi cá
    Trong số các món ăn dân tộc cổ truyền của nhân dân ta, gỏi cá là một món ăn đặc biệt, chỉ làm để thết đãi khách trong các dịp hội hè , lễ lạt. Đây là một lối ăn hoài cổ, gợi lại một sự tích xa xưa đầy huyền thoại.
    Truyền rằng mỗi nguời sinh ra ở dưới trần gian đã đều đã đựơc định sẵn tuỏi thọ trong quyển sổ sinh tử của Nhà Trời, gọilà sổ Thiên Tào. Ông Nam Tào biên số năm người đó được sống vào sổ, ông Bắc Đẩu theo dõi sổ ấy, thấy tên ai đã hét hạn sống thì xoá bỏ chữ ghi tuổi đó đi . Như vậy dưới trần gian người ấy chết và chuyển sang kiếp khác.
    Thuở ấy có một bé trai sinh ra dưới trần gian, sổ sinh tử ghi nó chỉ được sống ?o thập tuế ?o nghĩa là mười tuổi. Khi đứa bé hết hạn sống, ông Bắc Đẩu xoá bỏ chữ ghi năm sống của nó, để nó chuển sang kiếp khác. Thế nhưng do sơ suất khi xoá bỏ chữ thập là mười, ông Bắc Đẩu đã không vạch nét chéo vào giữa chữ mà lại vạch lên đầu chữ đó, khiến cho chữ thập không những không bị xoá mà lại biến thành chữ thiên nghĩa là nghìn. Bởi vậy đứa bé đáng nhẽ chỉ sống được thập tuế là mười tuổi đã trở thành sống thiên tuế nghĩa là nghìn tuổi .
    Trải qua mấy trăm năm, ông Bắc Đẩu không ngờ đươch sự sai sót của mình, ông Nam Tào cũng phát hiện ra chữ nghĩa của mình đã vô tình bị sửa đi như thế nào cho nên ở ở dưới trần gian thằng bé nọ đã lọt lưới sinh tử nhà trời. Nó lớn lên lấy vợ sinh con đẻ cháu, già đi trở thành người cao tuổi nhất nước. Người ấy có con cháu chắt chút chít đến tám chín đời mà vẫn còn sống. Trong khi đó thế hệ cháu chắt mấy đời của ông cứ lần lượt chết đi khiến con cháu họ không còn nhận biết được ông là ai nữa, thế là ông trở thành người bơ vơ trên cõi đời. Thiên hạ thấy ông già quá nên gọi ông là ông Bành Tổ, để ví với ông Bành Tổ thời thượng cổ ở Trung Quốc cũgn sống tới 700 tuổi.
    Ông Bành Tổ hàng ngày ngồi trên một tảng đá bên bờ suối cấu cá kiếm ăn. Cứ câu được con nào, ông lại cấu vây bóc vẩy rồi ăn sống luôn. Ăn thấy tanh ông liền hái lấy những cây nhỏ mọc bên tảng đá để ăn cùng. Cứ như vậy năm này qua năm khác ông Bành Tổ sống 800 tuổi ! Tảng đá ông ngồi lâu quá đã mòn lóm xuống in rõ cả hai bàn chân của ông !
    Một lần ở trên trời, ông Nam Tào soát lại sổ sinh tử, thấy có người được ghi sống tới nghìn tuổi thì ngạc nhiên lắm ! Khi hỏi ông Bắc Đẩu thì ông trả lời không có ai ở dưới trần gian vượt ra ngoài vòng sinh tử cả của nhà trời cả.
    Để xác mình sự việc, ông Nam Tào quyết xuống trần một phen. Ông đi dò la xem ai là người cao tuổi nhất . Cuối cùng theo tin đồn, ông đến bên bở suối nơi ông Bành Tổ ngồi câu cá. Ông Nam Tào vờ hỏi ông Bành Tổ và nơi có con ?o nước chảy ngược đá trôi xuôi ?o. Nghe câu hỏi quá lạ lùng, ông vỗ vào ngực mình nói : ?o Ta sống ở đời đã tám trăm năm mà chưa hề có ai nói tới chuyện đó bao giờ !?
    Ông Nam Tào biết ông Bành Tổ chính là người lọt lươi sinh tử của Nhà trời nên đã nói thực căn nguyên và gọi dân làng đến căn dặn, hứa sẽ lên tâu với Ngọc Hoàng thượng đế xin cho ông lão sớm được chuyển sang kiếp khác, ông phải sống thêm hai trăm tuổi nữa như sổ sinh tử đã ghi nhầm. Nói xong ông bay về trời.
    Dân làng nghe chuyện mới rõ mình đều là cháu chắt nhiều đời của ông Bành Tổ. Họ ân hận vì không phụng dưỡng cụ tổ của mình. Cụ tổ thương yêu con cháu hồn hậu bông đùa cho mọi người cùng vui : Ta ăn cá sống với mấy thứ rau này ngon lắm. Dứt câu ông từ từ nhắm mắt chuyển sang kiếp khác.
    Dân làng đều là cháu chắt của ông Bành Tổ mừng cho cụ tổ, họ làm đám tang ông thật linh đình như một ngày hội và làm cỗ cũng ông là món ăn hàng ngày của ông là : Cá sống với rau.
    Từ đấy trở đi, hàng năm cứ đến ngày giỗ ông Bành tổ , dân làng lại mở hội làm cỗ cũng cá tươi, lá thơm gọi là gỏi cá để tưởng nhớ tới ông. Những cây mọc quanh tảng đá ông Bành tổ ngồi sau này cũng được đặt tên là cây rau răm, rau ngổ, đinh lăng, lá mơ , ớt, sả, gừng, riềng, sung, sắn ... (!!!???)
    Cách làm :
    - Cá tươi sống, rửa sạch, bóc mang dùng giấy bản thấm hết nhớt.
    - Dùng dao sắc lạng lấy hai dải thịt trên lườn cá, gói vào giấy bản, đem vùi vào gạo, lục nào ăn mới lấy ra thái nhỏ.
    - Mổ cá lấy bộlòng, bỏ mật, tuốt rửa sạch rồi băm nhỏ với đầu cá. Lấy hành khô thái nhỏ phi vàng cho mắm muối , mật mía, bỗng rượu đun lên làm nước chấm, cho ớt, sả, rắc hạt tiêu cho thơm.
    - Các loại rau thơm : Răm, húng, ngổ, mùi , lá mơ và một số loại lá : đinh lăng, lá sung , lộc vừng, lộc sắn, búp dâu rửa sạch, để ráo nước.
    - Cue riền giã nhỏ như bột trải sẵn ra mâm, đem lườn cá thái mỏng, thái đến đâu vùi vào bột riền đến đấy, sau đó xúc ra đĩa rắc thêm hạt tiêu.
    - Khi ăn mỗi miếng cá phải kèm đủ thứ gia vị, lại thêm lạc rang, bánh đa nướng cho có vị béo, bùi thơm.
    - Có thể dùng thêm mắm tôm, chanh, ớt làm thức chấm.
    Món gỏi cá này thưòng làm bằng cá mè, cá chép to .Và thường chỉ để dành cho cánh đàn ông ???!!!
  5. heo_may_gat_gu

    heo_may_gat_gu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2002
    Bài viết:
    65
    Đã được thích:
    0

    Gỏi cá
    Trong số các món ăn dân tộc cổ truyền của nhân dân ta, gỏi cá là một món ăn đặc biệt, chỉ làm để thết đãi khách trong các dịp hội hè , lễ lạt. Đây là một lối ăn hoài cổ, gợi lại một sự tích xa xưa đầy huyền thoại.
    Truyền rằng mỗi nguời sinh ra ở dưới trần gian đã đều đã đựơc định sẵn tuỏi thọ trong quyển sổ sinh tử của Nhà Trời, gọilà sổ Thiên Tào. Ông Nam Tào biên số năm người đó được sống vào sổ, ông Bắc Đẩu theo dõi sổ ấy, thấy tên ai đã hét hạn sống thì xoá bỏ chữ ghi tuổi đó đi . Như vậy dưới trần gian người ấy chết và chuyển sang kiếp khác.
    Thuở ấy có một bé trai sinh ra dưới trần gian, sổ sinh tử ghi nó chỉ được sống ?o thập tuế ?o nghĩa là mười tuổi. Khi đứa bé hết hạn sống, ông Bắc Đẩu xoá bỏ chữ ghi năm sống của nó, để nó chuển sang kiếp khác. Thế nhưng do sơ suất khi xoá bỏ chữ thập là mười, ông Bắc Đẩu đã không vạch nét chéo vào giữa chữ mà lại vạch lên đầu chữ đó, khiến cho chữ thập không những không bị xoá mà lại biến thành chữ thiên nghĩa là nghìn. Bởi vậy đứa bé đáng nhẽ chỉ sống được thập tuế là mười tuổi đã trở thành sống thiên tuế nghĩa là nghìn tuổi .
    Trải qua mấy trăm năm, ông Bắc Đẩu không ngờ đươch sự sai sót của mình, ông Nam Tào cũng phát hiện ra chữ nghĩa của mình đã vô tình bị sửa đi như thế nào cho nên ở ở dưới trần gian thằng bé nọ đã lọt lưới sinh tử nhà trời. Nó lớn lên lấy vợ sinh con đẻ cháu, già đi trở thành người cao tuổi nhất nước. Người ấy có con cháu chắt chút chít đến tám chín đời mà vẫn còn sống. Trong khi đó thế hệ cháu chắt mấy đời của ông cứ lần lượt chết đi khiến con cháu họ không còn nhận biết được ông là ai nữa, thế là ông trở thành người bơ vơ trên cõi đời. Thiên hạ thấy ông già quá nên gọi ông là ông Bành Tổ, để ví với ông Bành Tổ thời thượng cổ ở Trung Quốc cũgn sống tới 700 tuổi.
    Ông Bành Tổ hàng ngày ngồi trên một tảng đá bên bờ suối cấu cá kiếm ăn. Cứ câu được con nào, ông lại cấu vây bóc vẩy rồi ăn sống luôn. Ăn thấy tanh ông liền hái lấy những cây nhỏ mọc bên tảng đá để ăn cùng. Cứ như vậy năm này qua năm khác ông Bành Tổ sống 800 tuổi ! Tảng đá ông ngồi lâu quá đã mòn lóm xuống in rõ cả hai bàn chân của ông !
    Một lần ở trên trời, ông Nam Tào soát lại sổ sinh tử, thấy có người được ghi sống tới nghìn tuổi thì ngạc nhiên lắm ! Khi hỏi ông Bắc Đẩu thì ông trả lời không có ai ở dưới trần gian vượt ra ngoài vòng sinh tử cả của nhà trời cả.
    Để xác mình sự việc, ông Nam Tào quyết xuống trần một phen. Ông đi dò la xem ai là người cao tuổi nhất . Cuối cùng theo tin đồn, ông đến bên bở suối nơi ông Bành Tổ ngồi câu cá. Ông Nam Tào vờ hỏi ông Bành Tổ và nơi có con ?o nước chảy ngược đá trôi xuôi ?o. Nghe câu hỏi quá lạ lùng, ông vỗ vào ngực mình nói : ?o Ta sống ở đời đã tám trăm năm mà chưa hề có ai nói tới chuyện đó bao giờ !?
    Ông Nam Tào biết ông Bành Tổ chính là người lọt lươi sinh tử của Nhà trời nên đã nói thực căn nguyên và gọi dân làng đến căn dặn, hứa sẽ lên tâu với Ngọc Hoàng thượng đế xin cho ông lão sớm được chuyển sang kiếp khác, ông phải sống thêm hai trăm tuổi nữa như sổ sinh tử đã ghi nhầm. Nói xong ông bay về trời.
    Dân làng nghe chuyện mới rõ mình đều là cháu chắt nhiều đời của ông Bành Tổ. Họ ân hận vì không phụng dưỡng cụ tổ của mình. Cụ tổ thương yêu con cháu hồn hậu bông đùa cho mọi người cùng vui : Ta ăn cá sống với mấy thứ rau này ngon lắm. Dứt câu ông từ từ nhắm mắt chuyển sang kiếp khác.
    Dân làng đều là cháu chắt của ông Bành Tổ mừng cho cụ tổ, họ làm đám tang ông thật linh đình như một ngày hội và làm cỗ cũng ông là món ăn hàng ngày của ông là : Cá sống với rau.
    Từ đấy trở đi, hàng năm cứ đến ngày giỗ ông Bành tổ , dân làng lại mở hội làm cỗ cũng cá tươi, lá thơm gọi là gỏi cá để tưởng nhớ tới ông. Những cây mọc quanh tảng đá ông Bành tổ ngồi sau này cũng được đặt tên là cây rau răm, rau ngổ, đinh lăng, lá mơ , ớt, sả, gừng, riềng, sung, sắn ... (!!!???)
    Cách làm :
    - Cá tươi sống, rửa sạch, bóc mang dùng giấy bản thấm hết nhớt.
    - Dùng dao sắc lạng lấy hai dải thịt trên lườn cá, gói vào giấy bản, đem vùi vào gạo, lục nào ăn mới lấy ra thái nhỏ.
    - Mổ cá lấy bộlòng, bỏ mật, tuốt rửa sạch rồi băm nhỏ với đầu cá. Lấy hành khô thái nhỏ phi vàng cho mắm muối , mật mía, bỗng rượu đun lên làm nước chấm, cho ớt, sả, rắc hạt tiêu cho thơm.
    - Các loại rau thơm : Răm, húng, ngổ, mùi , lá mơ và một số loại lá : đinh lăng, lá sung , lộc vừng, lộc sắn, búp dâu rửa sạch, để ráo nước.
    - Cue riền giã nhỏ như bột trải sẵn ra mâm, đem lườn cá thái mỏng, thái đến đâu vùi vào bột riền đến đấy, sau đó xúc ra đĩa rắc thêm hạt tiêu.
    - Khi ăn mỗi miếng cá phải kèm đủ thứ gia vị, lại thêm lạc rang, bánh đa nướng cho có vị béo, bùi thơm.
    - Có thể dùng thêm mắm tôm, chanh, ớt làm thức chấm.
    Món gỏi cá này thưòng làm bằng cá mè, cá chép to .Và thường chỉ để dành cho cánh đàn ông ???!!!
  6. heo_may_gat_gu

    heo_may_gat_gu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2002
    Bài viết:
    65
    Đã được thích:
    0
    Bẹ bung ( Ngô bung )
    Bẹ bung là món quà dân gian, mộc mạc từ xưa của nhà nông. Nó vốn là món ăn thay cơm của nông dân những vùng đồng màu trong những khi ngô đậu còn dư mà thóc gạo thì thiếu. Tuy vậy món ăn tạm trong thời kì giáp hạt này chẳng những không kém phần ngon lành, đủ chất bổ mà còn hợp khẩu vị nhiều người. Bởi vậy sau này, qua thời kì thóc cao gạo kém, thóc lúa dư dật người ta vẫn nhớ hương vị mộc mạc của món bẹ bung nên thường làm để ăn thêm va nó cũng trở thành một món quà chợ thường thấy ở các miền quê.
    Món quà này gồm hột bắp vàng bung lẫn với đậu đen cho chín bở, khi ăn có thể rắc thêm một chút muối vừng cho đậm đà.
    Sở dĩ món quà này mang cái tên lạ tai " bẹ bung " là vì đồng bào ở miền Bắc nước ta vốn gọi cây bắp là cây ngô, gọi trái bắp là trái ngô. Tuy thế tại vùng đồng bằng Bắc Bộ , nơi có con sông Bạch Đằng lịch sử mà chiến công lẫy lừng đánh tan quân xâm lược Nam Hán ( Trung quốc ) , giữ yên bờ cõi, lập nên triều đình nhà Ngô, mở đầu thời kì tự chủ của nớc Nam ta sau hơn một ngàn năm Bắc thuộc do Ngô Quuyền tạo dựng năm 939, đã khiến nhân dân ta vô cùng ngưỡng mộ và kính cẩn. Chính vì vậy tại vùng này, đồng bào từ xưa vẫn kiêng kị nói tiếng " Ngô " để tỏ lòng kính trọng với vị anh hùng dân tộc đã có công đánh đuổi ngoại xâm lập nhà nước mới . Gặp những trường hợp thông thường phải dùng thì chuyển sang dùng từ khác. Và sau này khi nước ta trồng được cây ngô cùng dùng tiếng bẹ để thay vào ( Vì cây ngô có cuống là làm thành từng bẹ ôm như bẹ chuối ). Bởi vậy cây ngô cũng được gội là cây bẹ ... Tiếng ngô chỉ được dùng khi nó mang ý nghĩa tên riêng như họ Ngô, nhà Ngô , nước Ngô ... Cũng do vậy ở vùng này có rất nhiều món quà mang tên bẹ như bẹ bung , bẹ rang , bẹ luộc, bẹ nướng , bỏng bẹ ...
    Món quà bẹ bung tuy mộc mạc nhưng được nhiều nguời ưa thích nên có câu vè như sau :
    Thóc gạo chẳng rẻ ,
    Bung bẹ ăn thay
    Những tưởng qua ngày
    Nào hay lại nhớ !
    Vừa bùi vừa bở
    Ăn có chán đâu !
    Chắc dạ , no lâu
    Nhà giàu cũng thích !
    Cách làm :
    - Bắp (bẹ ) tẻ già ( màu vàng ) ngâm nước một đêm cho nở rồi đổ ngập nước , có pha nước vôi trong, đậy kín vung ( nắp nồi ), dùng củi chắc bung ( hầm ) cho nhừ . Khi nào thấy hột bắp nở bung ra như bẹ rang thì đổ ra rá.
    - Dùng cái bát sành, lật ngược, chà xát vào rá cho hột bẹ bong hết mày ( cuống hột ), sau đó đãi nhiều lần cho hết mày và sạch mùi vôi.
    - Đậu đen bung cho chính bở , sau đó đổ chugn bắp vào đun cho nước đen ngấm vào hột bẹ. Đun đến cạn nước, ráo hột bẹ là được.
    - Bẹ bung thường ăn nguội , khi ăn có thể rắc thêm muối vừng và muối lạc.
    Bẹ bung làm khéo thì bẹ và đạu đều bở nhừ, ráo nước ăn bùi và thơm, không nồng mùi vôi.
    Món này tôi cũng thường làm nhưng chỉ có điều thay bắp tẻ già bằng bắp nếp ( ngô nếp ) và khi bung thì cho đường và đỗ xanh đãi ăn cũng rất thơm,ngon ( Không biết có gọi là bẹ bung được không nhưng thấy ở ngoài hàng người ta gọi là chè ngô )
    Được heo_may_gat_gu sửa chữa / chuyển vào 15:31 ngày 11/08/2004
  7. heo_may_gat_gu

    heo_may_gat_gu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2002
    Bài viết:
    65
    Đã được thích:
    0
    Bẹ bung ( Ngô bung )
    Bẹ bung là món quà dân gian, mộc mạc từ xưa của nhà nông. Nó vốn là món ăn thay cơm của nông dân những vùng đồng màu trong những khi ngô đậu còn dư mà thóc gạo thì thiếu. Tuy vậy món ăn tạm trong thời kì giáp hạt này chẳng những không kém phần ngon lành, đủ chất bổ mà còn hợp khẩu vị nhiều người. Bởi vậy sau này, qua thời kì thóc cao gạo kém, thóc lúa dư dật người ta vẫn nhớ hương vị mộc mạc của món bẹ bung nên thường làm để ăn thêm va nó cũng trở thành một món quà chợ thường thấy ở các miền quê.
    Món quà này gồm hột bắp vàng bung lẫn với đậu đen cho chín bở, khi ăn có thể rắc thêm một chút muối vừng cho đậm đà.
    Sở dĩ món quà này mang cái tên lạ tai " bẹ bung " là vì đồng bào ở miền Bắc nước ta vốn gọi cây bắp là cây ngô, gọi trái bắp là trái ngô. Tuy thế tại vùng đồng bằng Bắc Bộ , nơi có con sông Bạch Đằng lịch sử mà chiến công lẫy lừng đánh tan quân xâm lược Nam Hán ( Trung quốc ) , giữ yên bờ cõi, lập nên triều đình nhà Ngô, mở đầu thời kì tự chủ của nớc Nam ta sau hơn một ngàn năm Bắc thuộc do Ngô Quuyền tạo dựng năm 939, đã khiến nhân dân ta vô cùng ngưỡng mộ và kính cẩn. Chính vì vậy tại vùng này, đồng bào từ xưa vẫn kiêng kị nói tiếng " Ngô " để tỏ lòng kính trọng với vị anh hùng dân tộc đã có công đánh đuổi ngoại xâm lập nhà nước mới . Gặp những trường hợp thông thường phải dùng thì chuyển sang dùng từ khác. Và sau này khi nước ta trồng được cây ngô cùng dùng tiếng bẹ để thay vào ( Vì cây ngô có cuống là làm thành từng bẹ ôm như bẹ chuối ). Bởi vậy cây ngô cũng được gội là cây bẹ ... Tiếng ngô chỉ được dùng khi nó mang ý nghĩa tên riêng như họ Ngô, nhà Ngô , nước Ngô ... Cũng do vậy ở vùng này có rất nhiều món quà mang tên bẹ như bẹ bung , bẹ rang , bẹ luộc, bẹ nướng , bỏng bẹ ...
    Món quà bẹ bung tuy mộc mạc nhưng được nhiều nguời ưa thích nên có câu vè như sau :
    Thóc gạo chẳng rẻ ,
    Bung bẹ ăn thay
    Những tưởng qua ngày
    Nào hay lại nhớ !
    Vừa bùi vừa bở
    Ăn có chán đâu !
    Chắc dạ , no lâu
    Nhà giàu cũng thích !
    Cách làm :
    - Bắp (bẹ ) tẻ già ( màu vàng ) ngâm nước một đêm cho nở rồi đổ ngập nước , có pha nước vôi trong, đậy kín vung ( nắp nồi ), dùng củi chắc bung ( hầm ) cho nhừ . Khi nào thấy hột bắp nở bung ra như bẹ rang thì đổ ra rá.
    - Dùng cái bát sành, lật ngược, chà xát vào rá cho hột bẹ bong hết mày ( cuống hột ), sau đó đãi nhiều lần cho hết mày và sạch mùi vôi.
    - Đậu đen bung cho chính bở , sau đó đổ chugn bắp vào đun cho nước đen ngấm vào hột bẹ. Đun đến cạn nước, ráo hột bẹ là được.
    - Bẹ bung thường ăn nguội , khi ăn có thể rắc thêm muối vừng và muối lạc.
    Bẹ bung làm khéo thì bẹ và đạu đều bở nhừ, ráo nước ăn bùi và thơm, không nồng mùi vôi.
    Món này tôi cũng thường làm nhưng chỉ có điều thay bắp tẻ già bằng bắp nếp ( ngô nếp ) và khi bung thì cho đường và đỗ xanh đãi ăn cũng rất thơm,ngon ( Không biết có gọi là bẹ bung được không nhưng thấy ở ngoài hàng người ta gọi là chè ngô )
    Được heo_may_gat_gu sửa chữa / chuyển vào 15:31 ngày 11/08/2004
  8. heo_may_gat_gu

    heo_may_gat_gu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2002
    Bài viết:
    65
    Đã được thích:
    0
    Bánh bột lọc
    Bánh bột lọc là món quà dân gian phổ biến ở miền Trung. Bánh làm bằng bột sắn (khoai mì ), bột củ dong riềng, nặn thành hình bán nguyệt nhỏ cỡ hai đốt ngón tay, có nhân tôm thịt để trần rồi luộc chín. Khi ăn rắc hành mỡ lên trên, chấm nước mắm, chanh ớt, hạt tiêu. Cũng có nơi làm bánh thành hình chữ nhật lớn hơn, cỡ hai đốt ngón tay, mỏng bằng bề ngang chiếc đũa, gói một lớp lá chuối mỏng rồi hấp chín.
    Bánh bột lọc khi làm người ta phải khéo lọc cho hết sơ, sạn trong bột, thay nước nhiều lần cho trắng để khi bánh chín được trong suốt, nhìn thấy cả nhân bánh bên trong nên còn có tên là bánh lọc hay bánh trong .
    Bánh bột lọc phổ biến ở miền Trung nhưng ở nhiều nơi khác trong nước ta cũng có làm, với hình dáng nhân bánh có khác nhau đôi chút, và những nơi đó cũng trở nên nổi tiếng với món bánh bột lọc.
    " Đình Gừng bán cá đội đầu
    Định Công đan gối , Lủ Cầu bánh trong "
    ( Làng Lủ Cầu nay thuộc Hà Nội )
    " Nguyên Xá bánh Cáy, khoai ráy Động Trung
    Bánh lọc thật trong : Đô Kỳ - Chợ Quếch "
    ( Chợ Quếch Đô Kỳ nay thuộc Thái Bình )
    Cách làm :
    - Bột sắn , bột dong riềng nhào với 1/3 nước lã, nắm thành từng nắm bằng quả trứng vịt , thả vào nước sôi, khi nào vỏ bột chín trong thì lấy ra nhồi kĩ cho dẻo rồi vắt ra từng phần trong nhỏ rồi cán mỏng thành hình tròn , làm vỏ bánh.
    - Tôm tươi bỏ đầu, thịt lợn xắt nhỏ xào hành mỡ , mắm tiêu cho vừa ăn để làm nhân bánh. Lượng nhân bằng nửa lượng bột làm vỏ bánh .
    - Cho nhân vào miếng bột tròn, gấp đôi vào thành hình bán nguyệt, dính kín mép rồi thả vào nước sôi sắn luộc chín. Khi thấy bánh nổi lên thì vớt ra xếp vào đĩa, thoa mỡ cho bánh đừng dính nhau , trên rắc hành củ phi vàng thơm , chấm nước mắm chanh ớt tiêu .
    Bánh bột lọc làm khéo thì vỏ dai giòn, nhân béo, bùi , ngậy , nước chấm ngon.
    Khi ăn bánh bột lọc dùng đũa , đĩa. Nước chấm để chấm riêng hoặc ruới lên đĩa bánh . Bánh ăn nóng ngon hơn.
  9. heo_may_gat_gu

    heo_may_gat_gu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2002
    Bài viết:
    65
    Đã được thích:
    0
    Bánh bột lọc
    Bánh bột lọc là món quà dân gian phổ biến ở miền Trung. Bánh làm bằng bột sắn (khoai mì ), bột củ dong riềng, nặn thành hình bán nguyệt nhỏ cỡ hai đốt ngón tay, có nhân tôm thịt để trần rồi luộc chín. Khi ăn rắc hành mỡ lên trên, chấm nước mắm, chanh ớt, hạt tiêu. Cũng có nơi làm bánh thành hình chữ nhật lớn hơn, cỡ hai đốt ngón tay, mỏng bằng bề ngang chiếc đũa, gói một lớp lá chuối mỏng rồi hấp chín.
    Bánh bột lọc khi làm người ta phải khéo lọc cho hết sơ, sạn trong bột, thay nước nhiều lần cho trắng để khi bánh chín được trong suốt, nhìn thấy cả nhân bánh bên trong nên còn có tên là bánh lọc hay bánh trong .
    Bánh bột lọc phổ biến ở miền Trung nhưng ở nhiều nơi khác trong nước ta cũng có làm, với hình dáng nhân bánh có khác nhau đôi chút, và những nơi đó cũng trở nên nổi tiếng với món bánh bột lọc.
    " Đình Gừng bán cá đội đầu
    Định Công đan gối , Lủ Cầu bánh trong "
    ( Làng Lủ Cầu nay thuộc Hà Nội )
    " Nguyên Xá bánh Cáy, khoai ráy Động Trung
    Bánh lọc thật trong : Đô Kỳ - Chợ Quếch "
    ( Chợ Quếch Đô Kỳ nay thuộc Thái Bình )
    Cách làm :
    - Bột sắn , bột dong riềng nhào với 1/3 nước lã, nắm thành từng nắm bằng quả trứng vịt , thả vào nước sôi, khi nào vỏ bột chín trong thì lấy ra nhồi kĩ cho dẻo rồi vắt ra từng phần trong nhỏ rồi cán mỏng thành hình tròn , làm vỏ bánh.
    - Tôm tươi bỏ đầu, thịt lợn xắt nhỏ xào hành mỡ , mắm tiêu cho vừa ăn để làm nhân bánh. Lượng nhân bằng nửa lượng bột làm vỏ bánh .
    - Cho nhân vào miếng bột tròn, gấp đôi vào thành hình bán nguyệt, dính kín mép rồi thả vào nước sôi sắn luộc chín. Khi thấy bánh nổi lên thì vớt ra xếp vào đĩa, thoa mỡ cho bánh đừng dính nhau , trên rắc hành củ phi vàng thơm , chấm nước mắm chanh ớt tiêu .
    Bánh bột lọc làm khéo thì vỏ dai giòn, nhân béo, bùi , ngậy , nước chấm ngon.
    Khi ăn bánh bột lọc dùng đũa , đĩa. Nước chấm để chấm riêng hoặc ruới lên đĩa bánh . Bánh ăn nóng ngon hơn.
  10. vidu

    vidu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/07/2005
    Bài viết:
    78
    Đã được thích:
    0
    Thế món gỏi nhệch thế nào? Nghe nói nhiều mà chưa được chén lần nào cả

Chia sẻ trang này