1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Quà tặng âm nhạc

Chủ đề trong 'Phú Thọ' bởi hidetoshi, 07/10/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tereda_2010

    tereda_2010 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/07/2004
    Bài viết:
    895
    Đã được thích:
    0
    Pác whynot...thấy sao ? Pác Zesman cũng đã không nghe nhạc Trịnh một thời gian...Thực ra có rất nhiều lí do để giải thích cho em nhưng mà khó diễn đạt lắm , mà đôi khi không nhất thiết cái gì cũng nên rạch ròi , mạch lạc một cách thái quá
  2. tereda_2010

    tereda_2010 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/07/2004
    Bài viết:
    895
    Đã được thích:
    0
    Về Trịnh Công Sơn :
    Trịnh Công Sơn quê làng Minh Hương, tổng Vĩnh Tri, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên.
    Ông sinh vào giờ Thìn, ngày 10 tháng Giêng năm Kỷ Mão tức ngày 28 tháng 2 năm 1939, tại Daklak.
    Ông mất vào 12:45 trưa ngày 1 tháng 4 năm 2001, tại Saigon. Ông an nghỉ tại nghĩa trang Gò Dưa chùa Quảng Bình, tỉnh Bình Dương bên cạnh mộ của thân mẫu.
    Năm 1943 từ Daklak ông theo gia đình chuyển về Huế. Ông học trường tiểu học Nam Giao (nay là Trường An), vào trường Pellerin, theo học trường Thiên Hựu (Providence). Ông tốt nghiệp tú tài ban Triết tại Chasseloup Laubat, Sài Gòn. Học trường Sư Phạm Quy Nhơn khoá I (1962-1964). Sau khi tốt nghiệp ông lên dạy học và làm Hiệu trưởng một trường Tiểu học ở Bảo Lộc (Lâm Đồng). Sau 1965, ông bỏ hẳn nghề dạy học, về sống và sáng tác tại Saigon.
    Sau 1975 ông sống ở Huế một thời gian dài và sau đó vào ở hẳn tại Saigon.
    Ngoài Âm nhạc, tác phẩm của ông còn gồm nhiều thể loại thuộc các lãnh vực như: Thơ, Văn và Hội Họa.
    Ông tự học nhạc, bắt đầu sáng tác năm 1958 với tác phẩm đầu tay Ướt Mi (Nhà Xuất Bản An Phú in năm 1959). Cho đến nay nhạc sĩ đã sáng tác hơn 600 tác phẩm, có thể được phân loại dưới 3 đề mục lớn: Tình Yêu ?" Quê Hương ?" Thân Phận.
    Năm 1972, ông đoạt giải thưởng Đĩa Vàng ở Nhật Bản với bài "Ngủ Đi Con" (trong Ca Khúc Da Vàng) qua tiếng hát của ca sĩ Khánh Ly phát hành trên 2 triệu bản.
    Giải thưởng cho Bài hát hay nhất trong phim "Tội Lỗi Cuối Cùng
    Giải Nhất của cuộc thi "Những bài hát hay nhất sau 10 năm chiến tranh" với bài "Em Ở Nông Trường, Em Ra Biên Giới"
    Giải Nhất cuộc thi "Hai mươi năm sau" với bài "Hai Mươi Mùa Nắng Lạ"
    Năm 1997 ông đoạt giải thưởng lớn của Hội Nhạc Sĩ cho một chuỗi bài hát: "Xin Trả Nợ Người", "Sóng Về Đâu", "Em Đi Bỏ Lại Con Đường"
    Trịnh Công Sơn có tên trong tự điển Bách Khoa Pháp "Encyclopédie de tous les pays du monde" (Coll. Les Millions)...
    Quan niệm sáng tác: "Tôi chỉ là một tên hát rong đi qua miền đất này để hát lên những linh cảm của mình về những giấc mơ đời hư ảo..."
    Quan niệm sống: "Sống trong đời sống cần có một tấm lòng, dù không để làm gì cả, dù chỉ để? gió cuốn đi!
    Các tuyển tập ca khúc nổi tiếng: Ca Khúc Trịnh Công Sơn,Tình Khúc Trịnh Công Sơn, Tuổi Đá Buồn, Khói Trời Mênh Mông, Ca Khúc Da Vàng, Kinh Việt Nam, Ta Phải Thấy Mặt Trời, Phụ Khúc Da Vàng, Như Cánh Vạc Bay, Tự Tình Khúc, Lời Đất Đá Cũ,Thần Thoại Quê Hương Tình Yêu và Thân Phận, Một Cõi Đi Về, Huyền Thoại Mẹ, Cỏ Xót Xa Đưa, Em Còn Nhớ Hay Em Đã Quên, Những Bài Ca Không Năm Tháng.
    Khi nghe tin ông mất ca sĩ Khánh Ly đã phát biểu: "Ông Trịnh Công Sơn không của riêng ai. Ông là của tất cả mọi người. Ông yêu dân tộc và quê hương. Việc ông ở lại và nằm xuống trên quê hương là điều đúng. Từ ông, tôi đã thành danh, và quan trọng hơn là thành nhân. Sống cùng với tên tuổi của ông gần 40 năm với những lời ông dặn bảo phải sống giữa đời với một tấm lòng, và sống với người bằng sự tử tế. Ông là một nửa đời sống của tôi."
  3. tereda_2010

    tereda_2010 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/07/2004
    Bài viết:
    895
    Đã được thích:
    0
    Về Trịnh Công Sơn :
    Trịnh Công Sơn quê làng Minh Hương, tổng Vĩnh Tri, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên.
    Ông sinh vào giờ Thìn, ngày 10 tháng Giêng năm Kỷ Mão tức ngày 28 tháng 2 năm 1939, tại Daklak.
    Ông mất vào 12:45 trưa ngày 1 tháng 4 năm 2001, tại Saigon. Ông an nghỉ tại nghĩa trang Gò Dưa chùa Quảng Bình, tỉnh Bình Dương bên cạnh mộ của thân mẫu.
    Năm 1943 từ Daklak ông theo gia đình chuyển về Huế. Ông học trường tiểu học Nam Giao (nay là Trường An), vào trường Pellerin, theo học trường Thiên Hựu (Providence). Ông tốt nghiệp tú tài ban Triết tại Chasseloup Laubat, Sài Gòn. Học trường Sư Phạm Quy Nhơn khoá I (1962-1964). Sau khi tốt nghiệp ông lên dạy học và làm Hiệu trưởng một trường Tiểu học ở Bảo Lộc (Lâm Đồng). Sau 1965, ông bỏ hẳn nghề dạy học, về sống và sáng tác tại Saigon.
    Sau 1975 ông sống ở Huế một thời gian dài và sau đó vào ở hẳn tại Saigon.
    Ngoài Âm nhạc, tác phẩm của ông còn gồm nhiều thể loại thuộc các lãnh vực như: Thơ, Văn và Hội Họa.
    Ông tự học nhạc, bắt đầu sáng tác năm 1958 với tác phẩm đầu tay Ướt Mi (Nhà Xuất Bản An Phú in năm 1959). Cho đến nay nhạc sĩ đã sáng tác hơn 600 tác phẩm, có thể được phân loại dưới 3 đề mục lớn: Tình Yêu ?" Quê Hương ?" Thân Phận.
    Năm 1972, ông đoạt giải thưởng Đĩa Vàng ở Nhật Bản với bài "Ngủ Đi Con" (trong Ca Khúc Da Vàng) qua tiếng hát của ca sĩ Khánh Ly phát hành trên 2 triệu bản.
    Giải thưởng cho Bài hát hay nhất trong phim "Tội Lỗi Cuối Cùng
    Giải Nhất của cuộc thi "Những bài hát hay nhất sau 10 năm chiến tranh" với bài "Em Ở Nông Trường, Em Ra Biên Giới"
    Giải Nhất cuộc thi "Hai mươi năm sau" với bài "Hai Mươi Mùa Nắng Lạ"
    Năm 1997 ông đoạt giải thưởng lớn của Hội Nhạc Sĩ cho một chuỗi bài hát: "Xin Trả Nợ Người", "Sóng Về Đâu", "Em Đi Bỏ Lại Con Đường"
    Trịnh Công Sơn có tên trong tự điển Bách Khoa Pháp "Encyclopédie de tous les pays du monde" (Coll. Les Millions)...
    Quan niệm sáng tác: "Tôi chỉ là một tên hát rong đi qua miền đất này để hát lên những linh cảm của mình về những giấc mơ đời hư ảo..."
    Quan niệm sống: "Sống trong đời sống cần có một tấm lòng, dù không để làm gì cả, dù chỉ để? gió cuốn đi!
    Các tuyển tập ca khúc nổi tiếng: Ca Khúc Trịnh Công Sơn,Tình Khúc Trịnh Công Sơn, Tuổi Đá Buồn, Khói Trời Mênh Mông, Ca Khúc Da Vàng, Kinh Việt Nam, Ta Phải Thấy Mặt Trời, Phụ Khúc Da Vàng, Như Cánh Vạc Bay, Tự Tình Khúc, Lời Đất Đá Cũ,Thần Thoại Quê Hương Tình Yêu và Thân Phận, Một Cõi Đi Về, Huyền Thoại Mẹ, Cỏ Xót Xa Đưa, Em Còn Nhớ Hay Em Đã Quên, Những Bài Ca Không Năm Tháng.
    Khi nghe tin ông mất ca sĩ Khánh Ly đã phát biểu: "Ông Trịnh Công Sơn không của riêng ai. Ông là của tất cả mọi người. Ông yêu dân tộc và quê hương. Việc ông ở lại và nằm xuống trên quê hương là điều đúng. Từ ông, tôi đã thành danh, và quan trọng hơn là thành nhân. Sống cùng với tên tuổi của ông gần 40 năm với những lời ông dặn bảo phải sống giữa đời với một tấm lòng, và sống với người bằng sự tử tế. Ông là một nửa đời sống của tôi."
  4. tereda_2010

    tereda_2010 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/07/2004
    Bài viết:
    895
    Đã được thích:
    0

    Bài tình ca nhỏ (bài số 2)
    Xin đủ cho một đời
    Khánh Ly
    Có những điều người ta chỉ nói một lần rồi thôi. Có những sự việc người ta chỉ thoáng nghĩ đến rồi quên nhanh. Có những sự cớ phải buộc lòng bôi xóa để sống bởi đời sống nghiệt ngã ở khắp mọi nơi. Tuy thế nào mặc lòng, vẫn có những u uẩn cứ theo ta. Bóng ma quá khứ, như món nợ tiền kiếp.
    Tôi không còn trẻ dại để mong Xuân về, Tết đến. Tôi cũng không còn đủ thanh xuân để mong nắng Xuân hồng trên má, gió Xuân làm mắt long lanh hơn hay để khoe người yêu một tà áo mới. Tôi lại chưa đủ già để quên những năm tháng có cay đắng, có ngọt ngào. Những ngày tháng ngập tràn tiếng cười và tiếng khóc. Thời gian cứ trôi qua. Cứ là thời gian và tôi vẫn cứ là tôi. Hai mươi lăm năm không thay đổi được bao nhiêu nơi con người tôi, à không, tôi muốn nói cái đầu tôi, nó vốn nhỏ bé nhưng lại chứa đựng quá nhiều kỷ niệm khiến nhiều khi tôi mất thăng bằng. Ðó là tôi đã gạn lọc sàng đãi để chỉ giữ lại điều mình muốn.
    Khi tôi đến Huế, hơi Xuân lạnh còn đầy không gian. Không có hoa Phượng bay ... mù không lối vào, chỉ có mưa phùn buồn não lòng. Huế lạnh và buồn trong tiếng đại bác thỉnh thoảng từ xa vọng về. Ánh đèn vàng hiu hắt không soi rõ bước chân của người khách lạ bơ vơ trên hè phố. Gió càng về khuya càng lạnh. Mưa vẫn rơi rất nhẹ, người khách lạ dừng bước nhìn qua bên kia sông. Ta sẽ về nơi đó. Không có mưa rơi, gió lạnh nhưng cũng không có ai chờ đón ta.
    Cách đó chỉ một con đường, anh ngồi lặng lẽ. Những ngón tay thon gầy lười biếng vuốt nhẹ trên từng sợi dây đàn. Cây đàn đã cũ nhả ra những âm thanh dịu dàng. Căn phòng nhỏ bỗng như ấm lại và sáng hơn cùng với tiếng cười con gái khúc khích. Anh ngước nhìn lên nhìn hiền lành rồi lại cúi xuống. Năm cô em gái, tóc dài đen nhánh mượt mà, hồn nhiên chạy ra ngồi quanh anh. Không có sự bao bọc, che chở nào êm ái hơn... Ru mãi ngàn năm dòng tóc em buồn...
    Tôi người khách lạ trong thành phố, đứng một bên cửa nhìn vào lòng quặn đau, nước mắt ứa ra. Tôi có thể bước vào được. Trong căn nhà nhỏ đơn giản đó, lúc nào cũng có một chỗ dành cho tôi, bên cạnh anh. Bao giờ cũng bên cạnh anh cũng với tình yêu và bóng mát của Mẹ anh. Người mẹ đó là tất cả. Là tình yêu duy nhất của đời anh. Bà cũng là người bạn, hiểu và cần thiết cho anh hơn bất cứ người nào.
    ... Mùa Xuân năm ấy, tôi bỏ lại tất cả. Bỏ lại cả cuộc đời. Dĩ nhiên là Anh bao giờ cũng ở trong tim tôi, một chỗ thật riêng tư và trang trọng - Hình ảnh cuối cùng tôi trông thấy là Vũng Tàu. Âm thanh cuối cùng tôi nghe thấy không phải là tiếng sóng biển mà là những tiếng đại bác từ bãi trước bắn vói theo. Lúc đó buổi sáng, tôi ôm chặt con trong tay, mê sảng không nghĩ được một điều gì. Không nghĩ đến ai. Vũng Tàu đó, đâu có xa lạ gì với tôi nhưng dẫu có muốn, tôi cũng không quay lại được. Phía trước và quanh tôi mênh mông biển cả. Không biết mình sẽ đi đâu nhưng con tàu nhỏ mang theo tôi, cứ tiến tới.
    Cuộc đời đã sang trang chỉ sau một giấc ngủ. Hầu như mọi người đều thay đổi. Phải thay đổi để thích ứng với cuộc sống mới nơi quê người. Trên quê nhà. Cho đến bây giờ trong cõi lòng tan nát của những người ra đi ngày ấy, bao nhiêu kỷ niệm còn được giữ lại. Bao nhiêu ước mơ còn tiếp tục được thắp sáng. Riêng tôi, một ngày qua, nỗi đau có dịu lại nhưng nỗi nhớ lại đầy hơn. Tôi nhớ thương những tháng ngày, những người đã cho tôi một thời hạnh phúc hiếm hoi và dẫu sao, tôi cũng nhớ thương nơi tôi đã bỏ đi trong một ngày đất trời mù mịt tang tóc...
    ... Quen biết nhiều, nhưng gọi là bạn, tôi lại chẳng có ai. Với tất cả tôi đều dành một sự quý mến, nhường nhịn như nhau, bằng nhau - ông N.D. Toàn, ông T.C. Sơn dĩ nhiên phải đạc biệt hơn và không thể coi là bạn - ở mỗi người, tôi yêu một điều gì đó và chỉ cần như thế. Những người tôi được biết là những người hoặc có thực tài hoặc đức độ. Ðức là điều không phải ai cũng được. Tiền, tài, thế gian này không thiếu. Chỉ thiếu người đức độ...
    ... Họ thường gặp nhau vào buổi chiều. Những cơn gió nhẹ từ con sông rong chảy ngang thành phố, đã xua tan cơn nóng bức, làm dịu lại cả những mặt đường. Cây lá bắt đầu xôn xao nhảy múa chờ đón nắng khuya. Ðó là giờ phút thuận tiện cho những cuộc gặp gỡ. Họ là những người còn trẻ. Tất cả như mới vào đời. Mới bắt đầu cuộc chơi. Họ nhìn nhau bằng những cái nhìn trong sáng đầy tin cậy. Họ cười với nhau bằng những nụ cười hồn nhiên, thơ dại và chân chất. Họ còn trẻ. Họ chưa chuẩn bi, chưa có một chuẩn bị nào cho một cuộc chơi nhiều bi thảm, mà phải mãi nhiều năm sau này, họ mới biết được.
    Tuổi trẻ, ở bất cứ thời điểm nào đều đáng yêu. Hãy nhìn họ nói với nhau. Hãy nghe họ hát với nhau những bài hát ca ngợi cuộc sống và tôn vinh nỗi chết. Họ có cùng một tuổi trẻ. Cùng một niềm tin dẫu rằng tuổi trẻ sẽ qua và niềm tin sẽ nhận chìm họ trong nỗi thống khổ. Ðúng, phaỉ nhiều năm sau, họ mới biết.
    Buổi chiều. Là buổi chiều của hơn 30 năm về trước. Có những người trẻ ngồi hát bên nhau, nói với nhau về tình yêu, cuộc đời, thân phận và quê hương. Ở đâu đó, tiếng đại bác vọng về. Ở đâu đó, không xa lắm, đêm đêm nỗi chết hiện diện cận kề như một người tình không chờ đợi. Những người trẻ vẫn ngồi hát bên nhau. Tiếng đàn hát của họ không che lấp được tiếng đại bác. Không che lấp được tiếng khóc than. Không lau khô được những dòng nước mắt. Nhưng họ vẫn hát. Chính là họ đang vỗ về an ủi trái tim của họ, trái tim của những người cùng một thế hệ. Những trái tim chưa kịp trẻ. Còn rất non trẻ.
    Mãi đến sau này, rất nhiều năm sau này, khi họ, những người của hơn 30 năm trước lại ngồi với nhau, hát lại những bài tình ca cũ, họ mới chợt nhận thức được rằng trái tim của họ đã tan nát từ bao giờ. Họ ngồi với nhau trong một căn nhà ấm cúng. Ở đấy, đại bác đã im tiếng chăng? Không. Nó vẫn còn rền vang trong tận cùng đáy sâu kỷ niệm hòa lẫn tiếng khóc than hờn oán của cả một thế hệ đã tả tơi đến chẳng còn nhận ra ai. Cũng một buổi chiều. Thời điểm cũng vẫn là buổi chiều. Bao giờ buổi chiều cũng là khoảng thời gian đẹp đẽ để gặp nhau. Tiếng hát được cất lên trong không gian đang nhạt nhòa. Thật thà hơn, buồn bã hơn. Họ gặp lại nhau để biết rằng đây không phải là một giấc mơ. Rằng tiếng hát cũng như người hát đều là thật. Không gì có thể thật hơn. Thật như nỗi chết vậy.
    ... Hơn 30 năm không còn cùng nhau ngồi hát ca. 25 năm xa lìa cố quận. Bao nhiêu cay đắng bể dâu không khiến lòng tôi phai mờ những dấu ấn tốt đẹp đã để lại mảnh đất nhiều bất hạnh khổ đau. Quê hương thì bao giờ cũng thế. Nhưng đời người, những con đường, những góc phố, những dòng sông, những khuôn mặt, những nụ cười, những ánh mắt... tất cả dường như đã biến dạng. Ðiều còn lại, phải chăng là những ước mơ đâu đó trong trái tim mọi người. Anh gầy hơn xưa, tưởng như chẳng còn có thể gầy hơn nữa. Anh trầm lắng như tượng đá. Ánh mắt xa vắng. Nụ cười vu vơ khiến tôi đau lòng. Sao anh không khóc đi. Nước mắt có khi thay được cho bao nhiêu điều muốn nói... Vẫn những người em gái xưa, nay đã thành thiếu phụ, ở quanh anh. Không còn phải là những phút xum vầy sung sướng hạnh phúc đơn sơ. Chẳng có gì, chẳng có ai lấp đầy nỗi đơn lẻ trong anh. Ôi, làm sao trả lại cho anh, cho tôi, cho chúng tôi những tháng ngày đã mất... Người quen biết cũ lần lượt vắng xa và sẽ chẳng còn bao lâu nữa, tôi cũng sẽ rong chơi một nơi nào đó. Sẽ chẳng còn gì. Sẽ chẳng còn ai từng ngày, ngồi thương tiếc. Kỷ niệm sẽ tàn phai, mất hút. Như chưa bao giờ xảy ra, như một điều không có thật. Như huyền thoại... Một ngày nào, anh bảo tôi... Huyền thoại là điều không có thật...
    Ngày đó... ngày đó chúng tôi còn trẻ và rất gắn bó. Có ai trong chúng tôi nghĩ rằng có một ngày nào đó lại phải thương nhớ nhau từng phút giây. Tuy vậy, bằng cách nào đó, chúng tôi vẫn ở trong trí tưởng của mỗi người, như ngày đầu ngồi với nhau, vào đời nhau bằng những bản tình ca. Hồn xa rồi, người ta còn có thể sống được không? Trái tim ngưng đập rồi, người ta có thể nào không chết? Chúng tôi đã đến với nhau một lần. Chỉ một lần nhưng xin đủ cho một đời...
    Khánh Ly ( Tạp Chí Văn Nghệ Số 1.2000).
    Được tereda_2010 sửa chữa / chuyển vào 18:58 ngày 02/03/2005
  5. tereda_2010

    tereda_2010 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/07/2004
    Bài viết:
    895
    Đã được thích:
    0

    Bài tình ca nhỏ (bài số 2)
    Xin đủ cho một đời
    Khánh Ly
    Có những điều người ta chỉ nói một lần rồi thôi. Có những sự việc người ta chỉ thoáng nghĩ đến rồi quên nhanh. Có những sự cớ phải buộc lòng bôi xóa để sống bởi đời sống nghiệt ngã ở khắp mọi nơi. Tuy thế nào mặc lòng, vẫn có những u uẩn cứ theo ta. Bóng ma quá khứ, như món nợ tiền kiếp.
    Tôi không còn trẻ dại để mong Xuân về, Tết đến. Tôi cũng không còn đủ thanh xuân để mong nắng Xuân hồng trên má, gió Xuân làm mắt long lanh hơn hay để khoe người yêu một tà áo mới. Tôi lại chưa đủ già để quên những năm tháng có cay đắng, có ngọt ngào. Những ngày tháng ngập tràn tiếng cười và tiếng khóc. Thời gian cứ trôi qua. Cứ là thời gian và tôi vẫn cứ là tôi. Hai mươi lăm năm không thay đổi được bao nhiêu nơi con người tôi, à không, tôi muốn nói cái đầu tôi, nó vốn nhỏ bé nhưng lại chứa đựng quá nhiều kỷ niệm khiến nhiều khi tôi mất thăng bằng. Ðó là tôi đã gạn lọc sàng đãi để chỉ giữ lại điều mình muốn.
    Khi tôi đến Huế, hơi Xuân lạnh còn đầy không gian. Không có hoa Phượng bay ... mù không lối vào, chỉ có mưa phùn buồn não lòng. Huế lạnh và buồn trong tiếng đại bác thỉnh thoảng từ xa vọng về. Ánh đèn vàng hiu hắt không soi rõ bước chân của người khách lạ bơ vơ trên hè phố. Gió càng về khuya càng lạnh. Mưa vẫn rơi rất nhẹ, người khách lạ dừng bước nhìn qua bên kia sông. Ta sẽ về nơi đó. Không có mưa rơi, gió lạnh nhưng cũng không có ai chờ đón ta.
    Cách đó chỉ một con đường, anh ngồi lặng lẽ. Những ngón tay thon gầy lười biếng vuốt nhẹ trên từng sợi dây đàn. Cây đàn đã cũ nhả ra những âm thanh dịu dàng. Căn phòng nhỏ bỗng như ấm lại và sáng hơn cùng với tiếng cười con gái khúc khích. Anh ngước nhìn lên nhìn hiền lành rồi lại cúi xuống. Năm cô em gái, tóc dài đen nhánh mượt mà, hồn nhiên chạy ra ngồi quanh anh. Không có sự bao bọc, che chở nào êm ái hơn... Ru mãi ngàn năm dòng tóc em buồn...
    Tôi người khách lạ trong thành phố, đứng một bên cửa nhìn vào lòng quặn đau, nước mắt ứa ra. Tôi có thể bước vào được. Trong căn nhà nhỏ đơn giản đó, lúc nào cũng có một chỗ dành cho tôi, bên cạnh anh. Bao giờ cũng bên cạnh anh cũng với tình yêu và bóng mát của Mẹ anh. Người mẹ đó là tất cả. Là tình yêu duy nhất của đời anh. Bà cũng là người bạn, hiểu và cần thiết cho anh hơn bất cứ người nào.
    ... Mùa Xuân năm ấy, tôi bỏ lại tất cả. Bỏ lại cả cuộc đời. Dĩ nhiên là Anh bao giờ cũng ở trong tim tôi, một chỗ thật riêng tư và trang trọng - Hình ảnh cuối cùng tôi trông thấy là Vũng Tàu. Âm thanh cuối cùng tôi nghe thấy không phải là tiếng sóng biển mà là những tiếng đại bác từ bãi trước bắn vói theo. Lúc đó buổi sáng, tôi ôm chặt con trong tay, mê sảng không nghĩ được một điều gì. Không nghĩ đến ai. Vũng Tàu đó, đâu có xa lạ gì với tôi nhưng dẫu có muốn, tôi cũng không quay lại được. Phía trước và quanh tôi mênh mông biển cả. Không biết mình sẽ đi đâu nhưng con tàu nhỏ mang theo tôi, cứ tiến tới.
    Cuộc đời đã sang trang chỉ sau một giấc ngủ. Hầu như mọi người đều thay đổi. Phải thay đổi để thích ứng với cuộc sống mới nơi quê người. Trên quê nhà. Cho đến bây giờ trong cõi lòng tan nát của những người ra đi ngày ấy, bao nhiêu kỷ niệm còn được giữ lại. Bao nhiêu ước mơ còn tiếp tục được thắp sáng. Riêng tôi, một ngày qua, nỗi đau có dịu lại nhưng nỗi nhớ lại đầy hơn. Tôi nhớ thương những tháng ngày, những người đã cho tôi một thời hạnh phúc hiếm hoi và dẫu sao, tôi cũng nhớ thương nơi tôi đã bỏ đi trong một ngày đất trời mù mịt tang tóc...
    ... Quen biết nhiều, nhưng gọi là bạn, tôi lại chẳng có ai. Với tất cả tôi đều dành một sự quý mến, nhường nhịn như nhau, bằng nhau - ông N.D. Toàn, ông T.C. Sơn dĩ nhiên phải đạc biệt hơn và không thể coi là bạn - ở mỗi người, tôi yêu một điều gì đó và chỉ cần như thế. Những người tôi được biết là những người hoặc có thực tài hoặc đức độ. Ðức là điều không phải ai cũng được. Tiền, tài, thế gian này không thiếu. Chỉ thiếu người đức độ...
    ... Họ thường gặp nhau vào buổi chiều. Những cơn gió nhẹ từ con sông rong chảy ngang thành phố, đã xua tan cơn nóng bức, làm dịu lại cả những mặt đường. Cây lá bắt đầu xôn xao nhảy múa chờ đón nắng khuya. Ðó là giờ phút thuận tiện cho những cuộc gặp gỡ. Họ là những người còn trẻ. Tất cả như mới vào đời. Mới bắt đầu cuộc chơi. Họ nhìn nhau bằng những cái nhìn trong sáng đầy tin cậy. Họ cười với nhau bằng những nụ cười hồn nhiên, thơ dại và chân chất. Họ còn trẻ. Họ chưa chuẩn bi, chưa có một chuẩn bị nào cho một cuộc chơi nhiều bi thảm, mà phải mãi nhiều năm sau này, họ mới biết được.
    Tuổi trẻ, ở bất cứ thời điểm nào đều đáng yêu. Hãy nhìn họ nói với nhau. Hãy nghe họ hát với nhau những bài hát ca ngợi cuộc sống và tôn vinh nỗi chết. Họ có cùng một tuổi trẻ. Cùng một niềm tin dẫu rằng tuổi trẻ sẽ qua và niềm tin sẽ nhận chìm họ trong nỗi thống khổ. Ðúng, phaỉ nhiều năm sau, họ mới biết.
    Buổi chiều. Là buổi chiều của hơn 30 năm về trước. Có những người trẻ ngồi hát bên nhau, nói với nhau về tình yêu, cuộc đời, thân phận và quê hương. Ở đâu đó, tiếng đại bác vọng về. Ở đâu đó, không xa lắm, đêm đêm nỗi chết hiện diện cận kề như một người tình không chờ đợi. Những người trẻ vẫn ngồi hát bên nhau. Tiếng đàn hát của họ không che lấp được tiếng đại bác. Không che lấp được tiếng khóc than. Không lau khô được những dòng nước mắt. Nhưng họ vẫn hát. Chính là họ đang vỗ về an ủi trái tim của họ, trái tim của những người cùng một thế hệ. Những trái tim chưa kịp trẻ. Còn rất non trẻ.
    Mãi đến sau này, rất nhiều năm sau này, khi họ, những người của hơn 30 năm trước lại ngồi với nhau, hát lại những bài tình ca cũ, họ mới chợt nhận thức được rằng trái tim của họ đã tan nát từ bao giờ. Họ ngồi với nhau trong một căn nhà ấm cúng. Ở đấy, đại bác đã im tiếng chăng? Không. Nó vẫn còn rền vang trong tận cùng đáy sâu kỷ niệm hòa lẫn tiếng khóc than hờn oán của cả một thế hệ đã tả tơi đến chẳng còn nhận ra ai. Cũng một buổi chiều. Thời điểm cũng vẫn là buổi chiều. Bao giờ buổi chiều cũng là khoảng thời gian đẹp đẽ để gặp nhau. Tiếng hát được cất lên trong không gian đang nhạt nhòa. Thật thà hơn, buồn bã hơn. Họ gặp lại nhau để biết rằng đây không phải là một giấc mơ. Rằng tiếng hát cũng như người hát đều là thật. Không gì có thể thật hơn. Thật như nỗi chết vậy.
    ... Hơn 30 năm không còn cùng nhau ngồi hát ca. 25 năm xa lìa cố quận. Bao nhiêu cay đắng bể dâu không khiến lòng tôi phai mờ những dấu ấn tốt đẹp đã để lại mảnh đất nhiều bất hạnh khổ đau. Quê hương thì bao giờ cũng thế. Nhưng đời người, những con đường, những góc phố, những dòng sông, những khuôn mặt, những nụ cười, những ánh mắt... tất cả dường như đã biến dạng. Ðiều còn lại, phải chăng là những ước mơ đâu đó trong trái tim mọi người. Anh gầy hơn xưa, tưởng như chẳng còn có thể gầy hơn nữa. Anh trầm lắng như tượng đá. Ánh mắt xa vắng. Nụ cười vu vơ khiến tôi đau lòng. Sao anh không khóc đi. Nước mắt có khi thay được cho bao nhiêu điều muốn nói... Vẫn những người em gái xưa, nay đã thành thiếu phụ, ở quanh anh. Không còn phải là những phút xum vầy sung sướng hạnh phúc đơn sơ. Chẳng có gì, chẳng có ai lấp đầy nỗi đơn lẻ trong anh. Ôi, làm sao trả lại cho anh, cho tôi, cho chúng tôi những tháng ngày đã mất... Người quen biết cũ lần lượt vắng xa và sẽ chẳng còn bao lâu nữa, tôi cũng sẽ rong chơi một nơi nào đó. Sẽ chẳng còn gì. Sẽ chẳng còn ai từng ngày, ngồi thương tiếc. Kỷ niệm sẽ tàn phai, mất hút. Như chưa bao giờ xảy ra, như một điều không có thật. Như huyền thoại... Một ngày nào, anh bảo tôi... Huyền thoại là điều không có thật...
    Ngày đó... ngày đó chúng tôi còn trẻ và rất gắn bó. Có ai trong chúng tôi nghĩ rằng có một ngày nào đó lại phải thương nhớ nhau từng phút giây. Tuy vậy, bằng cách nào đó, chúng tôi vẫn ở trong trí tưởng của mỗi người, như ngày đầu ngồi với nhau, vào đời nhau bằng những bản tình ca. Hồn xa rồi, người ta còn có thể sống được không? Trái tim ngưng đập rồi, người ta có thể nào không chết? Chúng tôi đã đến với nhau một lần. Chỉ một lần nhưng xin đủ cho một đời...
    Khánh Ly ( Tạp Chí Văn Nghệ Số 1.2000).
    Được tereda_2010 sửa chữa / chuyển vào 18:58 ngày 02/03/2005
  6. tereda_2010

    tereda_2010 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/07/2004
    Bài viết:
    895
    Đã được thích:
    0

    Nắng buồn hơn mưa
    Khánh Ly
    Tôi đã như một kẻ lạc loài đi giữa cuộc đời bằng đôi chân thơ dại, bằng trái tim sớm mang nhiều vết thương, bằng cảm nghĩ luôn lo âu, sợ hãi, mất niềm tin ở chính mình và cuộc đời. Tôi đã không biết phải làm gì, phải làm sao. Đó, phải chăng là tiếng kêu bi ai, đã nhiều lần bật ra từ trái tim tôi.
    Trời đất bao la, lẽ nào không có một nơi bình yên cho tôi trú ẩn. Tôi mải miết đi tìm. Tìm một bóng mát đủ che đời mình. Tìm một trái tim độ lượng đủ để cưu mang mình. Tìm một người có tấm lòng nhân hậu để dẫu mai sau có thế nào, ở cuối chân mây, góc biển, tôi vẫn cảm thấy được gần gũi, chở che và an ủi.
    Vẫn như những ngày xưa, sự im lặng thay cho bao lời nói mà chỉ những tấm lòng đồng cảm mới có thể nắm bắt dược những tín hiệu... Bên ngoài, nắng đang lên. Căn phòng nhỏ tịch lặng, có hai người đang đứng bên lề cuộc đời. Hai người ở ngoài những cuộc vui. Không hề liên quan đến sự sống ồn ào, hối hả của một ngày vừa bắt đầu. Ly rượu pha nhạt, trên mặt bàn là gốc của một cây thốt nốt 100 tuổi bóng ngời ngộ nghĩnh. Tôi rút một điếu thuốc. Làn khói mỏng bay vờn. Những ngón tay gầy guộc đưa lên gọng kính. Anh bảo ...nắng buồn hơn mưa. Tôi hiểu.
    Lơ đãng nhìn ra khung cửa nhỏ. Những đốm nắng lung linh đậu trên vòm lá xanh. Cái cây này, anh đã trồng từ năm 1973, giờ nó cũng bắt đầu già. Anh tránh cái nhìn soi mói của tôi... Bao giờ tôi cũng nhìn anh như thế. Rất chăm chú bởi tôi muốn tìm đọc thêm những điều mới lạ, không nói nên lời kia...rằng cái gì ẩn dấu sau vầng trán thông minh kia...cái gì được chứa đựng trong trái tim nhỏ bé kia... Tất cả những điều tôi cho là kỳ diệu tiềm tàng trong thân thể mảnh mai yếu đuối. Tôi muốn - thậm chí nắm bắt chúng, cất giữ cho riêng mình - anh, chính anh là Lý Tầm Hoan của thế kỷ 20.
    Nhân vật truyền kỳ mang tên Lý Tầm Hoan có lẽ là hình dáng lý tưởng cho tất cả mọi người, trong đó có tôi. Với một ngọn đao nhỏ bé mong manh, dẫu ra tay chậm hơn nhưng bao giờ cũng đến đích trước, không bao giờ sai chạy dù không ai thấy Lý Tầm Hoan xuất thủ... Con người ất trọng nghĩa khinh tài, luôn luôn bênh vực lẽ phải, một đời sống cho người. Nhường cả người yêu và gia tài cho người ơn. Lánh xa, ở ẩn, lấy rượu làm vui... Một con người có cái tâm vĩ đại trong một thân thể thoạt trông tiều tụy nhưng lại luôn tỏa sáng hào quang đẹp đẽ.
    Tôi đã bắt gặp một Lý Tầm Hoan - bằng lòng để người phụ mình chứ không phụ người - ở anh trong một buổi chiều êm ả trên căn gác nhỏ, nơi anh thường ngồi... gọi nắng, mong mưa. Những ca khúc anh viết lúc nào, không ai biết. Trong những đêm khuya một mình bên ly rượu không bao giờ vơi. Trong một buổi chiều một mình lặng lẽ nghe tiếng mưa nhẩy nhót trên sân nhà. Trong bình minh - cũng vẫn một mình - chờ đợi để thấy nắng lên, để chiêm nghiệm rằng... nắng buồn hơn mưa.
    Thế đấy, không ai biết mà những ca khúc ấy cứ đi thẳng vào tim rồi ở lại đó. Ca khúc của anh và người nghe đã trở thành đôi bạn tâm giao chẳng chia lìa. Vì sao tôi yêu những ca khúc của anh. Tôi sẽ không đủ sức ngợi khen anh như nhiều người đã làm bởi tôi đơn giản lắm. Con người của anh cũng đơn giản và vì thế những ca khúc của anh - nhanh hơn cả lưỡi đao của Lý Tầm Hoan - cũng ngọt ngào, êm ái xuyên vào tim tôi.
    Làm sao người ta có thể hiểu được vì đâu ...con chim hót trên những cành lau... nụ cười mong manh, một hồn yếu đuối... ấy lại có thể nặng lòng với quê hương, gia đình và bằng hữu đến như vậy. Đó cũng chính là điều tôi muốn tìm ở anh và tôi đã hiểu, đã biết. Nói một cách đơn giản nhất mà tôi có thể nói được là, ai cũng chỉ có một quê hương. Nếu ngay chính cả quê hương mình, mình còn không yêu thì liệu mình có thể yêu thương cái gì nữa.
    Anh để lại cho những thế hệ sau một bài học yêu thương. Hãy tìm nhau, lại gần với nhau học lại từ đầu bài học yêu thương. Những bông hoa đẹp đẽ. Những cây lành trái ngọt không thể nảy sinh từ lòng căm thù. Sự hận thù chỉ làm cho người ta nhỏ lại. Làm cho cuộc đời tăm tối hơn. Làm cho tâm hồn nghèo nàn, thấp kém. Cái tâm không bình yên sẽ chẳng còn ai nghĩ đến ai với những điều tử tế, dẫu chỉ trong trí tưởng.
    Những ca khúc của anh chính là tấm gương soi cho tôi nhìn lại rõ mình, tìm lại được chính mình từ những mất mát. Tôi đã được chia sẻ. Được an ủi ngay cả trong giây phút phân ly. Thế nên, điều tôi muốn nói ở đây là anh - không phải những ca khúc - rằng chính anh trong tâm hồn tôi còn lớn lao vĩ đại hơn những gì anh đã làm và để lại. Một người tầm thường không thể làm nổi những điều tốt đẹp và một người vĩ đại không hề làm những điều tầm thường.
    Chiều nay, ở một nơi rất xa, tôi cũng ngời một mình nhìn nắng vàng đang ngả màu trên lá cỏ. Lòng bỗng xót xa ngậm ngùi... Anh ơi, trong bữa cơm chiều nay, chiếc ghế của anh không người ngồi. Anh chắc lại ra đầu phố, mua một cái gì đó, hoặc cùng dăm ba người bạn ngồi ở quán cà phê, nhìn xe ngựa ngược xuôi. Lát nữa đây, anh sẽ trở về, ngồi vào chiếc ghế đó, nâ6ng cây đàn lên bằng hai bàn tay gầy và hát rằng ...cuộc đời đó có bao lâu mà hững hờ.
    Cũng chiều nay, em không đưa anh đi bởi em không đủ sức cản chân người đi. Anh em mình sẽ gặp lại. Song em biết trên hết mọi điều, như anh nói, chúng ta không bao giờ xa nhau. Chưa bao giờ... nắng vẫn buồn hơn mưa anh ạ nhưng chúng ta yêu thương nhau vĩnh viễn không bao giờ chia lìa... có phải anh đã từng nói như thế?
  7. tereda_2010

    tereda_2010 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/07/2004
    Bài viết:
    895
    Đã được thích:
    0

    Nắng buồn hơn mưa
    Khánh Ly
    Tôi đã như một kẻ lạc loài đi giữa cuộc đời bằng đôi chân thơ dại, bằng trái tim sớm mang nhiều vết thương, bằng cảm nghĩ luôn lo âu, sợ hãi, mất niềm tin ở chính mình và cuộc đời. Tôi đã không biết phải làm gì, phải làm sao. Đó, phải chăng là tiếng kêu bi ai, đã nhiều lần bật ra từ trái tim tôi.
    Trời đất bao la, lẽ nào không có một nơi bình yên cho tôi trú ẩn. Tôi mải miết đi tìm. Tìm một bóng mát đủ che đời mình. Tìm một trái tim độ lượng đủ để cưu mang mình. Tìm một người có tấm lòng nhân hậu để dẫu mai sau có thế nào, ở cuối chân mây, góc biển, tôi vẫn cảm thấy được gần gũi, chở che và an ủi.
    Vẫn như những ngày xưa, sự im lặng thay cho bao lời nói mà chỉ những tấm lòng đồng cảm mới có thể nắm bắt dược những tín hiệu... Bên ngoài, nắng đang lên. Căn phòng nhỏ tịch lặng, có hai người đang đứng bên lề cuộc đời. Hai người ở ngoài những cuộc vui. Không hề liên quan đến sự sống ồn ào, hối hả của một ngày vừa bắt đầu. Ly rượu pha nhạt, trên mặt bàn là gốc của một cây thốt nốt 100 tuổi bóng ngời ngộ nghĩnh. Tôi rút một điếu thuốc. Làn khói mỏng bay vờn. Những ngón tay gầy guộc đưa lên gọng kính. Anh bảo ...nắng buồn hơn mưa. Tôi hiểu.
    Lơ đãng nhìn ra khung cửa nhỏ. Những đốm nắng lung linh đậu trên vòm lá xanh. Cái cây này, anh đã trồng từ năm 1973, giờ nó cũng bắt đầu già. Anh tránh cái nhìn soi mói của tôi... Bao giờ tôi cũng nhìn anh như thế. Rất chăm chú bởi tôi muốn tìm đọc thêm những điều mới lạ, không nói nên lời kia...rằng cái gì ẩn dấu sau vầng trán thông minh kia...cái gì được chứa đựng trong trái tim nhỏ bé kia... Tất cả những điều tôi cho là kỳ diệu tiềm tàng trong thân thể mảnh mai yếu đuối. Tôi muốn - thậm chí nắm bắt chúng, cất giữ cho riêng mình - anh, chính anh là Lý Tầm Hoan của thế kỷ 20.
    Nhân vật truyền kỳ mang tên Lý Tầm Hoan có lẽ là hình dáng lý tưởng cho tất cả mọi người, trong đó có tôi. Với một ngọn đao nhỏ bé mong manh, dẫu ra tay chậm hơn nhưng bao giờ cũng đến đích trước, không bao giờ sai chạy dù không ai thấy Lý Tầm Hoan xuất thủ... Con người ất trọng nghĩa khinh tài, luôn luôn bênh vực lẽ phải, một đời sống cho người. Nhường cả người yêu và gia tài cho người ơn. Lánh xa, ở ẩn, lấy rượu làm vui... Một con người có cái tâm vĩ đại trong một thân thể thoạt trông tiều tụy nhưng lại luôn tỏa sáng hào quang đẹp đẽ.
    Tôi đã bắt gặp một Lý Tầm Hoan - bằng lòng để người phụ mình chứ không phụ người - ở anh trong một buổi chiều êm ả trên căn gác nhỏ, nơi anh thường ngồi... gọi nắng, mong mưa. Những ca khúc anh viết lúc nào, không ai biết. Trong những đêm khuya một mình bên ly rượu không bao giờ vơi. Trong một buổi chiều một mình lặng lẽ nghe tiếng mưa nhẩy nhót trên sân nhà. Trong bình minh - cũng vẫn một mình - chờ đợi để thấy nắng lên, để chiêm nghiệm rằng... nắng buồn hơn mưa.
    Thế đấy, không ai biết mà những ca khúc ấy cứ đi thẳng vào tim rồi ở lại đó. Ca khúc của anh và người nghe đã trở thành đôi bạn tâm giao chẳng chia lìa. Vì sao tôi yêu những ca khúc của anh. Tôi sẽ không đủ sức ngợi khen anh như nhiều người đã làm bởi tôi đơn giản lắm. Con người của anh cũng đơn giản và vì thế những ca khúc của anh - nhanh hơn cả lưỡi đao của Lý Tầm Hoan - cũng ngọt ngào, êm ái xuyên vào tim tôi.
    Làm sao người ta có thể hiểu được vì đâu ...con chim hót trên những cành lau... nụ cười mong manh, một hồn yếu đuối... ấy lại có thể nặng lòng với quê hương, gia đình và bằng hữu đến như vậy. Đó cũng chính là điều tôi muốn tìm ở anh và tôi đã hiểu, đã biết. Nói một cách đơn giản nhất mà tôi có thể nói được là, ai cũng chỉ có một quê hương. Nếu ngay chính cả quê hương mình, mình còn không yêu thì liệu mình có thể yêu thương cái gì nữa.
    Anh để lại cho những thế hệ sau một bài học yêu thương. Hãy tìm nhau, lại gần với nhau học lại từ đầu bài học yêu thương. Những bông hoa đẹp đẽ. Những cây lành trái ngọt không thể nảy sinh từ lòng căm thù. Sự hận thù chỉ làm cho người ta nhỏ lại. Làm cho cuộc đời tăm tối hơn. Làm cho tâm hồn nghèo nàn, thấp kém. Cái tâm không bình yên sẽ chẳng còn ai nghĩ đến ai với những điều tử tế, dẫu chỉ trong trí tưởng.
    Những ca khúc của anh chính là tấm gương soi cho tôi nhìn lại rõ mình, tìm lại được chính mình từ những mất mát. Tôi đã được chia sẻ. Được an ủi ngay cả trong giây phút phân ly. Thế nên, điều tôi muốn nói ở đây là anh - không phải những ca khúc - rằng chính anh trong tâm hồn tôi còn lớn lao vĩ đại hơn những gì anh đã làm và để lại. Một người tầm thường không thể làm nổi những điều tốt đẹp và một người vĩ đại không hề làm những điều tầm thường.
    Chiều nay, ở một nơi rất xa, tôi cũng ngời một mình nhìn nắng vàng đang ngả màu trên lá cỏ. Lòng bỗng xót xa ngậm ngùi... Anh ơi, trong bữa cơm chiều nay, chiếc ghế của anh không người ngồi. Anh chắc lại ra đầu phố, mua một cái gì đó, hoặc cùng dăm ba người bạn ngồi ở quán cà phê, nhìn xe ngựa ngược xuôi. Lát nữa đây, anh sẽ trở về, ngồi vào chiếc ghế đó, nâ6ng cây đàn lên bằng hai bàn tay gầy và hát rằng ...cuộc đời đó có bao lâu mà hững hờ.
    Cũng chiều nay, em không đưa anh đi bởi em không đủ sức cản chân người đi. Anh em mình sẽ gặp lại. Song em biết trên hết mọi điều, như anh nói, chúng ta không bao giờ xa nhau. Chưa bao giờ... nắng vẫn buồn hơn mưa anh ạ nhưng chúng ta yêu thương nhau vĩnh viễn không bao giờ chia lìa... có phải anh đã từng nói như thế?
  8. tereda_2010

    tereda_2010 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/07/2004
    Bài viết:
    895
    Đã được thích:
    0

    Đây là bút tích của Trịnh Công Sơn - bài " Diễm xưa " . Tôi không biết bây h thì " Diễm " đã "xưa " đến mức nào rồi ...Chỉ biết những người yêu nhạc Trịnh vẫn nghe " Diễm xưa " và thì thầm : "Chợt hồn xanh buốt cho mình xót xa ...."
  9. tereda_2010

    tereda_2010 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/07/2004
    Bài viết:
    895
    Đã được thích:
    0

    Đây là bút tích của Trịnh Công Sơn - bài " Diễm xưa " . Tôi không biết bây h thì " Diễm " đã "xưa " đến mức nào rồi ...Chỉ biết những người yêu nhạc Trịnh vẫn nghe " Diễm xưa " và thì thầm : "Chợt hồn xanh buốt cho mình xót xa ...."
  10. tereda_2010

    tereda_2010 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/07/2004
    Bài viết:
    895
    Đã được thích:
    0
    Về Hồng Nhung - người mà TCS chẳng thể gọi là gì trong cuộc đời mình , nhưng rõ ràng là chẳng thể thiếu... Bài post dưới đây tổng hợp từ nhiều bài viết khác nhau vì có những ý nói trên báo GĐXH Hồng Nhung nhắc lại những ý từng nói .
    ---------------------------------------------------------------------------------------
    Khi ấy tôi 20 tuổi, còn anh thì không có tuổi. Lần đầu tiên gặp anh, tôi đã ngỡ ngàng trước vẻ mặt không nỗi lo đời thường và nụ cười hồn nhiên, đôi mắt long lanh sáng, trong một đêm hè đầy sao. Anh không có tuổi, như anh vẫn hay đùa với những cô gái gặp anh, kính trọng chào anh bằng chú: "Mình có bà con gì không nhỉ ... mà phải thưa anh bằng chú ?" Anh lúc nào cũng hóm hỉnh, thân thiện, sẵn sàng chia sẻ và đón nhận. Cũng trong đêm hè đầy sao ấy, tôi nhận thấy trong anh, người đàn ông nhỏ nhắn và bình dị, sự che chở và yêu thương.
    Sau đó chúng tôi gặp nhau hàng ngày, lúc thì đi xem tranh ở một gallery, lúc thì đến dự khai trương một nhà hàng của người bạn, lúc thì quanh quẩn trong nhà anh chuyện trò cả buổi, lúc thì lang thang thả bộ ra quán mì nhỏ gần Hồ Con Rùa ăn sáng... Anh đã luôn yêu thương mọi người, trong đó có tôi như thế. Anh lúc nào cũng nhẹ nhàng và chẳng hề nề hà trả lời tất cả những câu hỏi của tôi, nhiều khi là ngô nghê, về đời sống, về âm nhạc, hay về bất kỳ điều gì dù nhỏ bé nhất. Anh dạy tôi làm món trứng tráng (trứng chiên) theo kiểu của anh, có cà chua, hành lá và không để trứng qúa chín mà phải bắt ra ngay! ... Hồi tôi bắt đầu học tiếng Pháp (ngoại ngữ thứ hai để thi tốt nghiệp Anh văn ở trường Đại học Tổng hợp), anh rất vui và khuyến khích tôi. Có những dịp sau buổi học tôi đến nhà anh, để anh truy bài cho tôi, dạy thêm cho tôi. Tôi không có năng khiếu tiếng Pháp, chỉ mới bập bẹ "merci beaucoup" là anh đã khen ngợi rồi! Tôi kể cho anh nghe những điều làm tôi buồn, những mất mát khi còn nhỏ. Anh chỉ ngồi lặng im. Và sự im lặng của anh làm tôi thấy được lắng nghe, được hiểu, và được vỗ về ... Anh cho tôi một miếng ngọc hình qủa bí, bảo tôi đeo nó sẽ mang cho tôi may mắn, vì qủa bí hợp với tuổi của tôi. Anh cho tôi thấy hạnh phúc thật giản đơn. Và anh là người đã làm cho tôi không còn cảm thấy xa lạ và bỡ ngỡ ngay cả trong những ngay đầu tiên sống ở Sài Gòn.
    Trưa hôm ấy ở nhà anh, lần đầu tiên tôi hát bài hát của anh cho anh nghe. (Lại còn tự đệm guitar với trình độ mà không ai có thể chơi kém hơn.) Trước đó, khi còn ở Hà Nội, tôi đã từng rất cảm những bài hát của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, dù còn qúa nhỏ để thực sự hiểu ý nghĩa của lời hát. Tôi chẳng bao giờ có ý nghĩ sẽ có thể hát được những bài hát ấy, thậm chí không dám thử. Còn bây giờ, anh ngồi trước mặt tôi, thân mật chứ không qúa xa vời như trước, tôi có thể hát bằng tình cảm của tôi cho anh nghe.
    "Ngủ đi em đôi vai lụa mát
    Ngủ đi em da thơm qủa ngọt
    Ngủ đi em tay thôi mời mọc
    Ngủ đi em trong tiếng ru êm..."
    Và rồi tôi hát, anh hát, lần hết qua cuốn sách nhạc dầỵ Căn nhà anh, và cả khu vườn nhỏ tràn đầy âm thanh, có sự kể lể, sự ngậm ngùi, có sự vui thích, ...sống... Ngày qua ngày, có bao nhiêu ngày anh kể cho tôi nghe về những bài hát của anh, về những kỷ niệm và tình yêu của anh, những "Hạ trắng", những "Như cánh vạc bay", những "Tôi ơi đừng tuyệt vọng" ... Anh kể về những gì anh thấy trong chiến tranh, nỗi đau và sự sợ hãi trước chết chóc và bom đạn. Anh giảng giải cho tôi về âm nhạc và ngôn từ rất chân thật và trực tiếp của những bài hát ấy, phản chiếu từng rung động của trái tim nhậy cảm đang run rẩy, xót xa.
    Còn anh, những khi buồn, anh chẳng làm gì cho đỡ buồn mà tự buồn cho hết. Anh cứ ngồi một mình, hay đối thoại với chính mình bằng cách vẽ lên những tấm toan đã căng sẵn, hàng nhiều giờ đồng hồ. Tôi thấy anh cô đơn mà thương anh vô cùng.
    Lần ấy, tôi bỏ ra Hà Nội mà chẳng báo cho anh. Ngày hôm sau, bạn thân của anh tìm đến gửi cho tôi một bó hồng và lá thư viết bằng những nốt nhạc:
    Nắng vàng em đi đâu mà vội
    Mà vội nắng vàng nắng vàng ơi
    Mà vội nắng vàng nắng vàng ơi
    Em đi đâu mà vội
    Bống lòng suối thảnh thơi ...
    Ngày Bống mẹ bồng
    Nhẹ qúa tơ tằm
    Lay nhẹ Bống Bồng Bông
    Lay nhẹ đóa Hồng Nhung..."
    Lần đầu tiên trong đời, tôi đến với thế giới của sự sống và cái chết qua cách nhìn nhân bản của anh, người nghệ sĩ đã dạy cho tôi biết yêu thương đến tận cùng, vô điều kiện
    Tôi lại đến nhà anh, lần này không giống như mọi lần, không còn anh ngồi đây trên chiếc ghế mây quen thuộc với nụ cười vốn lúc nào cũng tươi thế, trong sáng thế và hiền hậu thế. Có ai ngờ được bến bờ là đây, anh đã ra đi để tôi không bao giờ còn được gặp lại.
    Người ra đi để tình yêu ở lại. Những hình ảnh của anh cứ tiếp tục trở về, không dồn dập, mà thong thả, êm đềm, làm tôi có cảm giác đang ngồi bên dòng sông để nghe ký ức rì rầm kể chuyện. Tại sao thế, nước cứ trôi không ngừng mà dòng sông chẳng hề vơi, tại sao thế hả anh Sơn? Hay cả anh ở nơi chín suối cũng đang ngồi nhìn dòng sông âm thầm chảy, như khe khẽ hát:
    "...Ru người ngồi mãi cùng tôi
    Ru người ngồi mãi cùng tôi ..."
    Cám ơn định mệnh đã cho tôi gặp anh !

Chia sẻ trang này