1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Quà Tặng Cuộc Sống.

Chủ đề trong 'Cao Bằng - Bắc Kạn' bởi huylai85vn2006, 23/08/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tieuvuongbackan

    tieuvuongbackan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/07/2006
    Bài viết:
    2.411
    Đã được thích:
    0

    Câu chuyện thứ 400/size=5]
    Chú chó thông minh
    Một ông nhà giàu quyết định thực hiện một chuyến đi săn đến Phi Châu. Ông ta mang theo con chó cưng trung thành để làm bạn.
    Một hôm, do mải mê đuổi theo một con ****, con chó bị lạc. Đang đi lang thang khắp nơi, nó bỗng nhìn thấy một con báo đang di chuyển rất nhanh về phía nó và có vẻ như đang đi tìm bữa trưa của mình.
    Con chó nghĩ: ?oMình chết chắc rồi!?. Rồi bỗng nó nhìn thấy trên mặt đất gần đó có một vài khúc xương, ngay lập tức nó sà đến và giả vờ như đang nhai xương một cách ngon lành, lưng quay về phía con báo đang tiến đến gần.
    Vừa đúng lúc con báo định nhảy đến vồ nó, con chó cố nói thật to: ?oÔi trời! Thịt con báo này ngon thiệt! Không biết có còn con nào chung quanh đây không nhỉ??.
    Nghe thấy thế, con báo bỗng khựng lại hoảng hốt, vội lẩn vào những cái cây. ?oPhù!? con báo nói: ?oMình đến gần quá, suýt nữa thì bị con chó đó ăn thịt rồi!?
    Trong lúc đó, một con khỉ trên cành cây gần đó đã chứng kiến toàn bộ câu chuyện. Nó nghĩ mình có thể lợi dụng chuyện này để có được sự bảo vệ của con báo. Thế là nó leo xuống.
    Con chó nhìn thấy con khỉ đang đuổi theo sau con báo rất nhanh, nó nghĩ chắc lại có chuyện không hay rồi đây.
    Cuối cùng con khỉ cũng bắt kịp con báo và thương lượng với nó.
    Nghe xong, con báo tức giận vô cùng khi biết mình đã bị con chó đó biến thành thằng ngốc. Nó nói: ?oKhỉ, mày leo lên lưng tao, chúng ta sẽ đến xem chuyện gì sẽ xảy ra với con chó quỷ quyệt đó?.
    Khi thấy con báo quay trở lại cùng với con khỉ ở trên lưng, con chó nghĩ: ?oTrời ơi! Mình phải làm gì bây giờ??.
    Thay vì bỏ chạy, con chó ngồi xuống quay lưng lại phía hai con vật đang đến gần, giả vờ như không hề nhìn thấy chúng. Chờ cho chúng đến đủ gần để có thể nghe đựơc, con chó nói: ?oCon khỉ khốn kiếp đó trốn đi đâu rồi không biết? Mình bảo nó đi bắt về cho mình thêm một con báo cả nửa tiếng rồi mà chẳng thấy tăm hơi của nó đâu??.
    Báo nghe thấy thế nghĩ là mình đã bị con khỉ lừa nên nó bèn hất mạnh con khỉ xuống đất và bỏ chạy. Như vậy, nhờ trí thông minh và lòng dũng cảm của mình, con chó đã vượt qua nguy hiểm trong gang tấc!
    Câu chuyện thứ 401
    Bobsy
    Người mẹ trẻ hai mươi sáu tuổi nhìn chằm chằm vào cậu con trai sắp sửa ra đi vì căn bệnh bạch cầu giai đoạn cuối. Dù trong lòng ngập tràn nỗi buồn, nhưng cô vẫn có một cảm giác thôi thúc mạnh mẽ. Cũng giống như các bậc cha mẹ khác, cô cũng muốn nhìn thấy con trai mình trưởng thành và thực hiện tất cả những ước mơ của nó. Nhưng giờ đây, điều đó không còn thực hiện được nữa, căn bệnh bạch cầu sẽ cướp mất cuộc đời nó. Tuy vậy, cô vẫn muốn những ước mơ của con trai mình trở thành hiện thực.
    Nắm lấy tay con trai, cô hỏi: ?oBobsy, có bao giờ con nghĩ là khi con lớn lên, con sẽ làm gì? Và có bao giờ con mơ ước sẽ làm một việc gì đó trong cuộc đời mình không??.
    ?oCon luôn ao ước khi lớn lên con sẽ trở thành lính cứu hỏa?.
    Người mẹ tươi cười trở lại và nói: ?oHãy thử cùng biến điều ước của con thành hiện thực, con trai nhé!?. Vào lúc cuối ngày, cô đến sở cứu hỏa địa phương ở Phoenix, bang Arizona, ở đây cô đã gặp anh lính cứu hỏa Bob, người có một tấm lòng rộng mở hơn là cô mong đợi. Người mẹ trẻ giải thích điều ước cuối cùng của con trai mình và hỏi xem liệu anh ta có thể cho cậu con trai sáu tuổi của cô quá giang một đoạn quanh khu vực trên một chiếc xe chữa cháy được hay không.
    Lính cứu hỏa Bob nhiệt tình đáp: ?oĐể xem nào! Chúng tôi còn có thể làm nhiều hơn thế nữa. Nếu như cô có thể giúp con mình chuẩn bị sẵn sàng mọi thứ vào đúng bảy giờ sáng thư Tư, chúng tôi có thể để cho cậu bé được làm lính cứu hỏa danh dự trong suốt cả ngày. Cậu bé có thể tới sở cứu hỏa, ăn cơm chung với chúng tôi, đi với chúng tôi đến bất cứ nơi nào có điện báo cháy trong khu vực rộng 9 yard này. Và nếu cô có thể cung cấp cho chúng tôi kích cỡ của cậu bé thì chúng tôi cũng sẽ may một bộ đồng phục chữa cháy thực sự với đầy đủ nón bảo hộ (không phải là nón đồ chơi đâu nhé) có gắn cả huy hiệu của sở cứu hỏa Phoenix, một áo cứu hỏa màu vàng mà chúng tôi đang mặc và một đôi giày ống bằng cao su nữa. Tất cả đều được sản xuất tại Phoenix này, nên cô sẽ có được những thứ ấy nhanh thôi?.
    Ba ngày sau, lính cứu hỏa Bob đến đón Bobsy, mặc đồng phục lính cứu hỏa cho cậu bé và hộ tống nó ra khỏi bệnh viện đến chỗ có chiếc xe thang và móc treo đang chờ sẵn. Bobsy được đặt ngồi ở phía sau xe và giúp lái xe quay trở lại trạm cứu hỏa. Cậu bé cảm thấy sung sướng như đang ở trên thiên đường.
    Ngày hôm đó ở Phoenix có ba cuộc điện báo cháy và Bobsy được đi theo xe cả ba lần, lại còn được ngồi trên ba chiếc xe chữa cháy khác nhau: xe cứu hỏa, xe cứu thương và cả xe của đội trưởng đội cứu hỏa nữa. Cậu bé còn được quay phim cho chương trình tin tức ở địa phương.
    Ước mơ của Bobsy đã trở thành hiện thực với tất cả tình thương và sự quan tâm của mọi người, điều đó khiến cậu bé rất cảm động và trở nên yêu đời đến nỗi nó đã có thể kéo dài cuộc sống của mình thêm ba tháng nữa so với dự đoán của các bác sĩ.
    Vào một đêm, tình trạng sức khỏe của Bobsy suy giảm đột ngột và y tá trưởng đã gọi điện báo cho tất cả các người thân trong gia đình của cậu bé đến bệnh viện để gặp mặt nó lần cuối. Rồi bà chợt nhớ đến cái ngày Bobsy được làm lính cứu hỏa vì thế bà ấy đã gọi điện cho đội trưởng đội cứu hỏa và hỏi xem anh ta có thể cho một nhân viên mặc đồng phục cứu hỏa đến bệnh viện để ở cạnh Bobsy trong phút lâm chung được không. Anh ta đáp ngay: ?oChúng tôi có thể làm nhiều hơn thế nữa. Chúng tôi sẽ có mặt ở đó trong vòng năm phút tới, Bà có thể giúp tôi một việc được không? Khi nghe tiếng còi cứu hỏa và nhìn thấy ánh đèn phát sáng thì xin bà vui lòng thông báo cho toàn bệnh viện qua hệ thống truyền tin nội bộ rằng không có không hề có hỏa hoạn ở bệnh viện, mà đó chỉ là sở cứu hỏa đến để tiễn đưa một trong những thành viên giỏi nhất của mình ra đi lần cuối cùng. Và bà làm ơn mở cửa phòng của cậu bé ra sẵn nhé! Xin cảm ơn bà rất nhiều?.
    Khoảng năm phút sau, một chiếc xe cứu hỏa đã đến bệnh viện và đưa chiếc thang cứu hỏa trên xe lên đến tận cửa sổ đã mở sẵn ở phòng Bobsy ở tầng ba, mười bốn lính cứu hỏa nam và hai lính cứu hỏa nữ đã leo lên thang vào phòng của Bobsy. Được sự đồng ý của mẹ Bobsy, họ đã ôm chặt cậu bé vào lòng và nói cho cậu bé biết rằng họ yêu cậu bé biết bao.
    Với chút hơi thở cuối cùng, Bobsy nhìn đội trưởng và nói: ?oChú đội trưởng ơi, bây giờ cháu đã thực sự trở thành lính cứu hỏa rồi phải không chú??.
    Đội trưởng trả lời: ?oĐúng vậy Bobsy à!?.
    Nghe xong câu nói ấy, Bobsy đã mỉm cười và nhắm mắt ra đi mãi mãi.
  2. tieuvuongbackan

    tieuvuongbackan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/07/2006
    Bài viết:
    2.411
    Đã được thích:
    0

    Câu chuyện thứ 402
    Rạp xiếc
    Có một lần, hồi tôi còn là một cậu thiếu niên, hai cha con tôi đang đứng xếp hàng để chờ mua vé vào xem xiếc. Cuối cùng, chỉ còn lại một gia đình nữa thì đến lượt chúng tôi. Gia đình họ rất gây ấn tượng. Họ có tới tám đứa con mà chắc chắn tất cả đều dưới mười hai tuổi. Ai cũng thấy là họ không giàu có gì. Áo quần họ mặc không thuộc loại đắt tiền nhưng lại rất tinh tươm. Bọn trẻ thì cư xử rất lễ độ, tất cả đều đứng xếp thành hàng đôi, nắm tay nhau, đứng sau lưng cha mẹ chúng. Chúng hào hứng huyên thuyên về những chú hề, những chú voi và các màn biểu diễn mà chúng sẽ được xem tối nay. Bấy nhiêu cũng đủ thấy chúng chưa bao giờ được đi xem xiếc. Đêm nay chắc chắn sẽ là một buổi tối khó quên trong suốt cuộc đời tuổi thơ của chúng.
    Cha mẹ chúng đứng ở đầu hàng có vẻ như rất tự hào. Mẹ bọn trẻ nắm lấy tay chồng mình, nhìn ông ấy ngưỡng mộ như muốn nói: ?oAnh là chàng hiệp sĩ của lòng em?. Người chồng cũng cười, lòng ngập tràn niềm tự hào, nhìn vợ như đáp lại: ?oEm biết là đúng vậy mà?. Cô bán vé hỏi xem cha bọn trẻ muốn mua bao nhiêu vé. Ông ấy tự hào trả lời, ?oCho tôi mua 8 vé trẻ em và 2 vé người lớn để tôi dẫn cả nhà vào xem xiếc?.
    Cô bán vé nói giá tiền.
    Người vợ liền buông tay chồng ra, đầu bà ấy gục xuống, môi người chồng bắt đầu run run. Ông ấy khẽ nghiêng người tới trước một chút và hỏi: ?oCô nói bao nhiêu??
    Cô bán vé nói lại giá tiền.
    Ông ấy không có đủ tiền.
    Làm sao ông ấy có thể quay lại và nói với tám đứa con mình rằng ông ấy không có đủ tiền để dẫn chúng vào xem xiếc đây?
    Chứng kiến những gì đang xảy ra, cha tôi đút tay vào túi, rút ra một tờ giấy bạc 20 đô và thả xuống đất (Chúng tôi cũng không thuộc hàng giàu có gì so với mọi người!). Rồi cha tôi cúi xuống, lượm tờ giấy bạc lên, bước tới vỗ vai người đàn ông và nói, ?oXin lỗi anh, tôi thấy cái này rơi ra từ túi anh?.
    Người đàn ông cũng biết được điều gì đang diễn ra. Ông không cầu xin sự bố thí nhưng chắc chắn sẽ rất cảm kích một sự giúp đỡ trong một tình huống thảm thương, đau lòng và bối rối như thế này. Ông ấy nhìn thẳng vào mắt cha tôi rồi cầm lấy tay cha tôi bằng cả hai tay của mình, nắm chặt tờ 20 đô la, bờ môi run rẩy, hàng nước mắt lăn dài xuống gò má, ông đáp: ?oCám ơn, xin cảm ơn ông. Nó thực sự rất có ý nghĩa với tôi và gia đình tôi lúc này?.
    Hai cha con tôi quay trở lại xe và đi về nhà. Chúng tôi đã không vào xem xiếc buổi tối hôm ấy, nhưng chúng tôi đã không ra về tay không.
    Câu chuyện thứ 403
    Chiếc hộp bí ẩn
    Đã lâu lắm rồi Jack không gặp người đàn ông đó. Trường đại học, các cô bạn gái, sự nghiệp, và cuộc đời đã chiếm trọn thời gian của anh. Sự thật là, Jack đã đến nơi xa xôi này để theo đuổi những giấc mơ của mình. Ở đó, trong cuộc sống hối hả, bận rộn, Jack không có thì giờ để nghĩ về quá khứ, cũng như không có nhiều thời gian dành cho vợ con anh. Anh đang làm việc vì tương lai của mình, và không gì có thể cản bước chân anh đư ợc.
    Qua điện thoại, mẹ anh cho hay: ?oBác Belser vừa qua đời hôm qua và tang lễ sẽ được cử hành vào thứ Tư?. Những ký ức lần lượt hiện qua tâm trí Jack như một cuộn phim thời sự cũ kể về tuổi thơ anh.
    ?oJack, con có nghe mẹ nói gì không đấy??
    ?oỒ, xin lỗi mẹ. Có, con nghe rõ mà. Đã lâu rồi con không nghĩ đến bác ấy. Con rất tiếc, nhưng thành thật mà nói thì con tưởng bác đã mất lâu rồi chứ?, Jack nói.
    ?oBác ấy không hề quên con. Mỗi lần gặp mẹ, bác đều hỏi thăm sức khỏe của con. Bác ấy thường hay nhớ lại những ngày tháng con lẽo đẽo bên cạnh khi bác ấy đang sửa lại cái hàng rào?, mẹ kể.
    Jack nói: ?oCon yêu thích căn nhà cũ kỹ của bác ấy?.
    ?oCon biết không Jack, sau khi cha con qua đời, chính bác Belser đã quyết định đứng ra làm người hướng dẫn để giúp con trở thành một người đàn ông trưởng thành?.
    ?oBác ấy đã dạy con nghề thợ mộc. Con đã không thể có được sự nghiệp ngày hôm nay nếu không nhờ bác ấy. Bác ấy đã dành hết thời gian của mình để dạy cho con những điều có ích. Mẹ à, có sẽ đến dự tang lễ?, Jack nói.
    Dù bận rộn là vậy, nhưng Jack vẫn giữ lời hứa. Đám tang của bác Belser nhỏ và lặng lẽ vì bác không có con cái, còn phần lớn người thân của bác cũng đều đã qua đời.
    Đêm hôm trước khi Jack trở về nhà, anh cùng mẹ đi dạo qua ngôi nhà cũ của người hàng xóm tốt bụng một lần cuối cùng.
    Bước đến ngưỡng cửa, Jack như quay trở lại những ngày xa xưa. Ngôi nhà vẫn y nguyên như hình ảnh trong ký ức của anh. Mỗi bước chân đều đầy ắp những kỷ niệm. Mỗi tấm hình, mỗi món đồ trong nhà? bỗng nhiên Jack khựng lại.
    Mẹ hỏi: ?oCó chuyện gì vậy, Jack??.
    ?oCái hộp mất rồi?, Jack trả lời.
    ?oHộp nào??
    ?oCó một cái hộp nhỏ bằng vàng được khóa rất kỹ, bác ấy vẫn để trên chiếc bàn làm việc. Con đã hỏi bác ấy cả ngàn lần xem có cái gì ở bên trong. Lần nào bác ấy cũng chỉ nói đó là thứ quý giá nhất của mình?.
    Nó đã biến mất. Mọi thứ trong ngôi nhà này vẫn y nguyên như những gì anh nhớ, nhưng cái hộp thì không còn. Anh nghĩ chắc ai đó trong gia đình bác Belser đã lấy nó đi.
    ?oGiờ thì con sẽ không bao giờ biết được vật quý giá nhất của bác Belser là gì,? Jack nói. ?oThôi, con nên đi ngủ thì hơn, mai con phải bay sớm mà mẹ?.
    Hai tuần sau ngày ông Belser mất. Một hôm, Jack trở về nhà sau giờ làm việc, và thấy một tin nhắn trong thùng thư của mình. ?oChúng tôi cần được ký nhận cho một kiện hàng nhưng không có ai ở nhà. Xin vui lòng đến bưu điện trung tâm nhận bưu phẩm trong vòng 3 ngày tới?.
    Ngay sáng sớm hôm sau, Jack đến nhận gói hàng của mình. Chiếc hộp nhỏ cũ kỹ cứ như là nó đã được gửi đi cách đây hàng trăm năm vậy. Chữ viết rất khó đọc nhưng địa chỉ người gửi làm anh chú ý: Harold Belser. Jack mang chiếc hộp ra xe và mở nó ra xem. Bên trong là chiếc hộp nhỏ bằng vàng và một phong bì. Hai tay Jack run run khi anh đọc dòng chữ bên trong.
    ?oKhi tôi chết, hãy gởi chiếc hộp này cho Jack Bennet. Nó là thứ quý giá nhất trên đời tôi?. Có một chiếc chìa khóa nhỏ được bỏ kèm với bức thư. Tim đập mạnh, nước mắt lưng tròng, Jack cẩn thận mở chiếc hộp. Bên trong là một chiếc đồng hồ quả quít bằng vàng rất đẹp.
    Ngón tay anh nhẹ nhàng sờ lên trên những hình chạm khắc tinh xảo, rồi anh bấm nút bật nắp chiếc đồng hồ. Bên trong hiện ra một dòng chữ được khắc phía trên nắp đồng hồ.
    ?oJack, cảm ơn vì thời gian con đã dành cho ta ?" Harold Belser?.
    ?oThứ mà bác ấy quý nhất trên đời lại chính là thời gian của mình?.
    Jack giữ chặt chiếc đồng hồ trong vài phút. Sau đó, anh gọi điện thoại đến văn phòng và hủy tất cả các cuộc hẹn trong vòng hai ngày kế. ?oTại sao vậy??, Janet, cô thư ký hỏi.
    ?oTôi cần có thời gian dành cho con trai mình?, Jack trả lời.
    ?oÀ, nhân tiện, Janet à,? Cảm ơn rất nhiều vì thời gian mà cô đã dành cho công việc?.
    Câu chuyện thứ 404
    Món quà của ông già Noel
    Thường thì khi còn nhỏ chúng ta tin vào ông già Noel, rồi khi lớn lên một chút chúng ta sẽ nhận ra rằng ông già Noel thực ra chỉ là ông nội hay ông ngoại của chúng ta khoác thêm vào người bộ đồ màu đỏ. Ngay bản thân tôi cũng sớm nhận ra sự thật này. Tuy mới mười một tuổi, nhưng tôi hiểu ông già Noel chỉ là một trò chơi mà người lớn vẽ ra mà thôi và bất cứ ai cũng hiểu được điều này. Vấn đề ở chỗ, ở lứa tuổi lớn hơn, tôi và chị tôi phải cố thuyết phục để các em nhỏ hơn mình tin rằng ông già Noel là có thực. Và câu cửa miệng là: ?oEm hãy nói bất cứ điều gì mình muốn, ông già Noel sẽ tặng em món quà đó.?
    Nhưng chính bản thân tôi cũng không tin vào điều đó. Cuộc sống đâu có đơn giản như vậy. Bạn không bao giờ có được thứ mình muốn, còn thứ mình chẳng cần thì lại đầy ra. Cứ trông gia đình chúng tôi thì rõ. Cha tôi qua đời, nên bây giờ, sau mười ba năm ở nhà làm nội trợ, mẹ tôi lại phải đi tìm việc làm. Điều đó vô cùng khó khăn vì mẹ tôi chẳng có bất kỳ thứ bằng cấp gì. Bà sinh ra trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế, khi còn nhỏ đã phải nghỉ học để phụ giúp gia đình. Chẳng những học vấn thấp, mẹ tôi còn chẳng có nghề nghiệp chuyên môn gì.
    Nhiều tháng trôi qua, mẹ vẫn không tìm được việc nên gia đình chúng tôi ngày càng sa sút hơn. Mẹ không thể giữ lại ngôi nhà mà cha đã xây được nữa và chúng tôi phải dọn đến ở tạm trong một căn phòng phía sau ở nhà một người bà con. Rồi đến cả xe cũng bán, bây giờ thì sự lựa chọn việc làm của mẹ càng hạn chế hơn vì không còn phương tiện đi lại nữa.
    Ở nơi ở mới này có rất nhiều quán bar có thể đi bộ đến được, nhưng mẹ lại nghĩ làm việc ở quán bar sẽ ảnh hưởng xấu đến con cái.
    Rồi ngày Giáng sinh đến, mẹ dẫn chúng tôi đến lễ hội Giáng sinh của trường vì ở đó được vào cửa miễn phí và cũng tiện vì chúng tôi có thể cuốc bộ đến. Đi vòng quanh một lúc, mẹ bảo chúng tôi đứng xếp hàng để được gặp ông già Noel ?" một việc làm mà tôi cho là vô bổ. Nhưng tôi cũng ngoan ngoãn đứng vào hàng chỉ để làm vui lòng mẹ.
    Sau khi ông già Noel bế tôi ngồi vào lòng liền hỏi ước nguyện đêm Giáng sinh của tôi là gì. Tôi nói hay không nói thì cũng chẳng nhằm nhò gì vì tôi biết rõ ông già Noel này chỉ là ông nội hay ông ngoại của một ai đó trong bộ đồ màu đỏ mà thôi. Nếu tôi nói mình muốn một món đồ chơi nào đó thì chỉ làm mẹ tôi buồn thêm vì bà làm gì có tiền để mua. Thế nên tôi quyết định nói sự thật: ?oƯớc mơ của con là mẹ con sẽ kiếm được việc làm để có tiền đi chợ.? Tôi nói rõ ràng từng chữ một.
    ?oThế mẹ của cháu đâu?? ông già Noel hỏi. Tôi chỉ tay về phía mẹ đang đứng. ?oHo, ho, ho,? ông già Noel nói: ?oTa biết phải làm gì rồi!?
    Tôi nghĩ: Sao lúc nào họ cũng nói ho, ho, ho chứ?
    Vài ngày sau Giáng sinh, mẹ nhận được một cú điện thoại. Câu chuyện rất ngắn gọn: ?oVâng, vâng... Tôi rất thích... Dạ. được. Tạm biệt.?
    Rồi mẹ quay sang cười với hai chị em tôi ?" một nụ cười mà từ rất lâu rồi vắng bóng trên khuôn mặt mẹ.
    ?oMẹ nhận được một công việc ở trường.? Mẹ nói, giọng vui sướng. ?oCông việc tại nhà ăn. Bây giờ thì gia đình mình ổn rồi.? Rồi mẹ ôm chặt lấy hai chị em: ?oMẹ tự hỏi sao họ lại biết mẹ đang kiếm việc làm nhỉ??
    Sau đó, tôi hiểu ra một điều dù ông già Noel có là ông nội của bạn trong bộ đồ màu đỏ hay là một giám thị của trường đóng giả trong ngày lễ Giáng sinh thì đó hoàn toàn không chỉ là một trò giúp vui.
    Và những mùa Giáng sinh sau đó, tôi luôn bảo với lũ trẻ rằng nếu chúng không tin vào ông già Noel thì chúng đã mất đi một cơ hội lớn trong đời.
  3. tieuvuongbackan

    tieuvuongbackan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/07/2006
    Bài viết:
    2.411
    Đã được thích:
    0

    Câu chuyện thứ 405
    Món quà của cuộc sống
    Larry và Jo Ann là một đôi vợ chồng bình thường. Họ sống trong một ngôi nhà đơn sơ trên con đường bình thường. Họ chật vật để cân đối thu chi trong gia đình và cố gắng nuôi dạy con cái thật tốt.
    Và còn có một điều rất bình thường nữa ở họ. Vợ chồng họ cãi nhau suốt ngày. Hầu hết các cuộc tranh cãi thường liên quan đến nhựng chuyện không hay trong cuộc hôn nhân của họ và phần trách nhiệm thuộc về ai.
    Cho đến một ngày, một sự việc bất thường nhất đã xảy ra.
    Larry đột nhiên nói: ?oEm biết không, Jo Ann, anh có một chiếc tủ quần áo thần kỳ. Mỗi lần mở nó ra, anh có thể tìm thấy ngay những đôi vớ hay quần áo lót. Anh muốn cảm ơn em vì suốt bao nhiêu năm qua, em đã giữ cho chúng luôn ngăn nắp và sẵn sàng để anh sử dụng?.
    Jo Ann nhìn chồng chằm chằm qua cặp mắt kính và nói: ?oAnh muốn gì, anh Larry??.
    ?oKhông có gì. Anh chỉ muốn em biết rằng anh rất cảm kích những ngăn tủ kì diệu đó?.
    Đây chẳng phải là lần đầu tiên Larry làm chuyện kỳ quặc, chính vì thế mà Jo Ann cũng chẳng thèm bận tâm nhiều đến chuyện đó mãi cho đến vài ngày sau.
    ?oJo Ann, cảm ơn em đã ghi lại chính xác những con số trong hóa đơn vào sổ cái của tháng này. Em đã viết đúng 15 trong số 16 lần. Quả là một kỷ lục, Jo Ann à?.
    Không tin nổi những gì mình vừa nghe, Jo Ann ngừng may vá, ngẩng đầu lên: ?oLarry, anh luôn than phiền về việc em luôn ghi chép sai các con số, vậy sao bây giờ anh lại thôi??.
    ?oKhông có gì cả, anh chỉ muốn cho em biết là anh đánh giá rất cao sự nỗ lực của em?.
    Jo Ann chỉ lắc đầu và quay trở lại với công việc đang làm, miệng lầm bầm: ?oKhông biết anh ấy đang mắc chứng gì nữa??.
    Tuy nhiên, ngay ngày hôm sau, khi Jo Ann ghi tờ ngân phiếu tại cửa hàng bách hóa, cô đã xem xét cẩn thận để chắc chắn rằng mình đã viết đúng những con số trong hóa đơn. Rồi tự hỏi: ?oSao hôm nay tự nhiên mình lại quan tâm đến những con số ngớ ngẩn này nhỉ??.
    Jo Ann cố không bận tâm đến chuyện này nữa, nhưng cách cư xử lạ lùng của Larry cứ như được thể ngày càng lấn tới.
    Vào buổi tối nọ, Larry nói với Jo Ann: ?oBữa cơm tối nay mới tuyệt vời làm sao. Anh thật sự đánh giá rất cao tất cả những gì em làm, tại sao suốt mười lăm năm qua anh lại có thể cho là em sẽ không thể lo chu tất 14,000 bữa ăn cho anh và bọn trẻ được nhỉ??
    Rồi nào là: ?oTuyệt lắm, Jo Ann, ngôi nhà của chúng ta trông thật gọn gàng ngăn nắp, em thực sự đã rất vất vả để nó được như vầy?. Hay thậm chí anh ấy còn nói: ?oJo Ann à, cảm ơn vì đã có em, anh thực sự rất hạnh phúc khi được sống bên em và bầu bạn với em?.
    Jo Ann bắt đầu trở nên lo lắng, cô lấy làm ngạc nhiên và tự hỏi: ?oNhững lời nói châm chọc, phê phán đi đâu mất rồi??.
    Nỗi lo lắng của Jo Ann về một điều bất bình thường đang xảy ra với chồng mình càng được khẳng định chắc chắn hơn khi cô con gái Selly 16 tuổi than vãn rằng: ?oMẹ ơi, ba con đã hết điên chưa mẹ. Ba nói với con là trông con rất dễ thương. Với bộ dạng và quần áo luộm thuộm như vầy mà cha vẫn khen con mẹ à. Đó đâu phải là ba, có chuyện gì xảy ra với ba vậy mẹ??.
    Cho dù nó là cái gì đi nữa thì căn bệnh kỳ lạ của Larry vẫn không hề thuyên giảm. Ngày lại ngày anh ấy tiếp tục đưa ra những lời khen của mình.
    Nhiều tuần trôi qua, Jo Ann ngày càng trở nên quen dần với thái độ bất bình thường của chồng mình, thậm chí, thỉnh thỏang Jo Ann còn đáp lại bằng những câu cảm ơn tuy hơi miễn cưỡng. Cô ấy rất tự hào vì bản thân mình đã vượt qua mọi chuyện một cách dễ dàng. Cho đến một ngày, điều bất bình thường nhất xảy ra làm cho Jo Ann hòan tòan trở nên lúng túng.
    Larry nói: ?oAnh muốn em nghỉ ngơi. Anh sẽ lo bữa cơm hôm nay. Chính vì thế mà em hãy lấy tay ra khỏi đống nồi niêu đó và hãy rời khỏi nhà bếp ngay?.
    Lặng người đi một lúc lâu, Jo Ann nói: ?oCảm ơn anh, Larry, em cảm ơn anh rất nhiều!?.
    Bước chân của Jo Ann giờ đây trở nên bớt nặng nề hơn, cô ấy cảm thấy tự tin hơn nhiều, thỉnh thoảng cô ấy còn hát ngâm nga. Jo Ann dường như không còn kêu ca nữa. Cô nghĩ: ?oMình rất thích cách cư xử mới của anh Larry?.
    Tưởng chừng như câu chuyện sẽ kết thúc ở đây, cho đến một ngày, một chuyện khác thường nữa lại xảy ra. Lần này thì chính Jo Ann là người khởi xướng.
    Cô nói với Larry: ?oEm muốn cảm ơn anh vì bao nhiêu năm qua anh đã đi làm kiếm tiền lo cho em và các con. Vậy mà chưa bao giờ em nói với anh rằng em thật sự rất biết ơn về những việc đã anh làm cho gia đình?.
    Larry chẳng bao giờ tiết lộ nguyên nhân tại sao mình thay đổi thái độ đột ngột đến như vậy, bất luận Jo Ann đã gặn hỏi đến thế nào đi nữa. Và thế là điều đó sẽ vẫn mãi là một trong những điều bí ẩn của cuộc sống. Nhưng tôi biết ơn vì đã có được nó trong đời.
    Bạn biết đó, tôi chính là Jo Ann.
    Câu chuyện thứ 406
    Câu chuyện của một chú lùn
    Lúc đó, ở cửa hàng bách hóa đã là 6 giờ, và tôi thực sự cảm thấy kiệt sức như một chú lùn trong đêm Giáng sinh. Mà thực ra thì tôi đúng là một chú lùn và hôm đó cũng là đêm Giáng Sinh. Tháng 12 năm 1995, tôi mới mười sáu tuổi, lúc đó đang làm cùng một lúc hai việc để giúp cha mẹ trang trải phần nào học phí của mình và cũng để kiếm thêm chút tiền tiêu vào dịp lễ. Công việc thứ hai của tôi là vào vai một chú lùn giúp việc cho ông già Noel chụp ảnh lũ nhóc. Vì phải cáng đáng cùng lúc hai công việc, tôi đã phải làm việc trong suốt mười hai giờ liên tục vào ngày hôm trước; vào đêm Giáng sinh, công việc ở khu vực của ông già Tuyết bận rộn đến nỗi tôi không có chút thời gian nghỉ ngơi để uống một tách cà phê. Nhưng chỉ vài phút sau đó, tôi đã như người được sống lại.
    Tôi nhìn sang cô Shelly, quản lý của chúng tôi, và nhận được một nụ cười khích lệ. Cô ấy chính là động lực giúp tôi vượt qua những lúc khó khăn mệt mỏi như lúc này. Bị đặt vào vị trí quản lý đương lúc giữa chừng giữa quãng như thế, nhưng cô ấy đã làm cho mọi thứ ở đây trở nên khác hẳn. Công việc của tôi liên tục thay đổi có khi quá căng thẳng có khi lại trở nên đầy thách thức. Thay vì la mắng hối thúc chúng tôi làm việc, cô ấy lại luôn khuyến khích và hỗ trợ chúng tôi để chúng tôi có được sự liên kết của một đội. Đặc biệt là những lúc công việc bù đầu bù cổ, cô Shelly lại luôn nở nụ cười trên môi và dành cho chúng tôi những lời động viên đáng giá. Dưới sự lãnh đạo của cô, chúng tôi đã trở thành tiệm ảnh có doanh thu cao nhất bang California.
    Tôi biết đó là một mùa nghỉ đầy khó khăn đối với cô Shelly - đặc biệt là khi cô ấy vừa bị sẩy thai. Tôi thực sự hy vọng cô Shelly biết được cô ấy vĩ đại tới mức nào và cô ấy đã mang đến cho các nhân viên của mình và tất cả bọn trẻ tới đây chụp hình một cảm giác khác biệt như thế nào.
    Tiệm chụp ảnh của chúng tôi mở cửa tới tận bảy giờ; vào khoảng sáu giờ thì mọi thứ bắt đầu lắng xuống và cuối cùng thì tôi cũng được nghỉ giải lao một chút. Mặc dù không có nhiều tiền, nhưng lúc đó tôi thực sự muốn mua một món quà nhỏ dành tặng cô Shelly để bày tỏ lòng kính trọng của chúng tôi đối với cô ấy. Tôi rẽ vào tiệm bán xà phòng và mỹ phẩm vừa kịp lúc họ hạ cửa xuống. Người bán hàng, với vẻ mặt cũng mệt mỏi như tôi, nói gần như thét vào mặt tôi bằng cái giọng nghe không thấy ?otiếc? tí nào cả: ?oRất tiếc, chúng tôi đóng cửa rồi!?
    Tôi nhìn quanh và bàng hoàng khi thấy tất cả các cửa tiệm đều đã đóng cửa mà có lẽ do đã quá mệt mỏi nên tôi không chú ý.
    Tôi thực sự hốt hoảng. Tôi đã làm việc cật lực cả ngày và không kịp mua cho cô ấy một món quà chỉ vì tới trễ có một phút.
    Trên đường quay trở lại tiệm ảnh của mình, tôi chợt thấy cửa hàng Nordstrom vẫn còn mở cửa. Sợ rằng họ cũng sẽ đóng cửa bất cứ lúc nào, tôi vội bước vào và theo mũi tên hướng dẫn đi nhanh về phía quầy bán quà. Khi băng qua cửa hàng, tôi bắt đầu cảm thấy mình khác mọi người. Hầu hết những khách hang khác đều ăn mặc rất đẹp và giàu có ?" còn tôi chỉ là một gã thiếu niên nghèo trong trang phục của một người lùn. ?oLàm sao mà mình có thể mua được thứ gì ở đây khi trong túi chỉ có mười lăm đô la??
    Tôi cố tình tạo những tiếng rung chuông loẻng xoẻng khi đi về phía quầy bán quà. Một nữ nhân viên bán hàng xinh đẹp như thể chị ấy vừa bước ra khỏi một sàn diễn thời trang nào đó, tiến về phía tôi và hỏi xem liệu chị ấy có thể giúp gì được cho tôi không. Khi chị ấy lên tiếng, mọi người trong cửa hàng đều quay lại và nhìn chằm chằm vào tôi.
    Hạ giọng nhỏ hết mức có thể, tôi nói: "Không sao. Chị cứ đi giúp những người khác đi".
    Nhìn thẳng vào tôi, chị ấy mỉm cười nói: "Không, chị muốn giúp em?.
    Tôi nói với chị bán hàng về người mà tôi định tặng quà và cả lý do, rồi ngượng ngùng thú nhận rằng mình chỉ có khỏang mười lăm đô la. Trông chị ấy có nhiệt tình và ân cần với tôi như thể tôi vừa đề nghị mua món quà nào đó đáng giá 1500 đô la. Lúc này, trong cửa hàng không còn một người khách nào ngòai tôi, nhưng chị bán hàng vẫn cẩn thận đảo một vòng để chọn một vài thứ gì đó làm thành một giỏ quà dễ thương với giá tổng cộng vừa đúng 14 đô 9 xu.
    Cửa tiệm bắt đầu đóng cửa; khi chị ấy chọn xong món quà thì đèn cũng vừa tắt hết.
    Tôi đang nghĩ hay là mình đem quà về nhà rồi gói, tôi cũng có thể gói thật đẹp nhưng tôi lại không có đủ thời gian.
    Như đọc được suy nghĩ của tôi, chị bán hàng hỏi: "Vậy em có cần gói quà không??
    ?oDạ có?, tôi đáp ngay.
    Tới lúc này, cửa tiệm đã đóng cửa. Qua hệ thống loa truyền thanh, một giọng nói hỏi xem có còn khách hàng nào còn ở trong cửa tiệm không. Tôi biết chị ấy cũng cũng náo nức về nhà vào đêm Giáng sinh chẳng kém gì những người khác, vậy mà tới giờ vẫn còn bị kẹt ở đây vì phải phục vụ thằng nhóc mua sắm vài thứ giá trị chẳng bao nhiêu.
    Chị ấy đi vào căn phòng phía sau một hồi lâu. Khi trở ra, chị ấy mang theo một giỏ quà đẹp nhất mà tôi từng được thấy. Giỏ quà được gói bằng giấy kiếng màu vàng và bạc, cứ như tôi đã chi thêm ít nhất 50 đô la để gói quà. Không thể tin được. Tôi quá vui sướng!
    Khi tôi cảm ơn, chị ấy nói, ?oCác chú lùn đã mang niềm vui đến rất nhiều người và chị cũng chỉ mong mang lại cho em chút niềm vui nhỏ bé mà thôi?.
    Khi trở về tiệm, tôi nói: ?oGiáng sinh vui vẻ, cô Shelly?. Quản lý của tôi thật bất ngờ khi trông thấy gói quà; cô ấy quá vui sướng và cảm động đến rơi nước mắt. Tôi hy vọng gói quà đó mang lại cho cô ấy một khởi đầu hạnh phúc vào dịp lễ Giáng Sinh này.
    Trong suốt kỳ nghỉ, tôi không thể không nghĩ về sự ân cần và những nỗ lực của chị bán hàng cũng như niềm vui lớn lao mà chị ấy mang tới cho chính tôi, và truyền sang cho quản lý của tôi nữa. Tôi nghĩ rằng điều tối thiểu mà tôi có thể làm được là viết một lá thư gửi tới cửa hàng đó để kể cho mọi người biết về chuyện ngày hôm đó. Khoảng một tuần sau, tôi nhận được thư hồi âm từ cửa hang cảm ơn về bức thư tôi đã viết.
    Tôi nghĩ mọi chuyện đến đó là xong, cho tới một ngày giữa tháng Giêng.
    Đó là khi tôi nhận được một cú điện thoại từ Stephanie, chị bán hàng dễ thương. Chị ấy muốn mời tôi đi ăn trưa. Chính tôi, một khách hàng mười sáu tuổi và chỉ có mười lăm đô la.
    Khi chúng tôi gặp nhau, Stephanie ôm tôi một cái, tặng tôi một món quà và kể tôi nghe câu chuyện của chị.
    Khi tham dự một cuộc họp của nhân viên gần đây, chị ấy thấy có tên mình trong danh sách những người được đề cử danh hiệu ?oNgôi sao của Nordstrom?. Chị Stephanie đã rất bối rối nhưng cũng rất hồi hộp vì chưa từng được đề cử bao giờ. Vào thời điểm công bố người đạt danh hiệu trong buổi họp mặt ấy, người ta hô to Stephanie ?" chị ấy đã thắng! Khi bước lên bục nhận phần thưởng, giám đốc của chị đã đọc to lá thư của tôi. Mọi người hiện diện lúc ấy đều nhiệt liệt vỗ tay khen ngợi.
    Dành được danh hiệu này có nghĩa là ảnh của chị sẽ được đặt ngay tại tiền sảnh của cửa hàng, chị sẽ được thay một thẻ nhân viên mới bên trên có dòng chữ ?oNgôi sao của Nordstrom?, đuợc tặng một cái cài áo bằng vàng 14 karat, một phần thưởng trị giá 100 đô la và được đại diện cho cửa hàng của mình tham dự cuộc họp khu vực.
    Ở buổi họp khu vực, họ đọc lá thư của tôi và mọi người đồng loạt đứng dậy hoan hô Stephanie. Vị giám đốc sau khi đọc xong bức thư của tôi liền nói: ?oĐây là điều mà chúng tôi mong mọi nhân viên của mình có thể làm được!?. Chị Stephanie được đến thăm thêm ba cửa hàng khác của Nordstrom, và ở đó chị cũng được tán dương như vậy.
    Tôi đã có hơi choáng ngợp một chút khi chị Stephanie nắm lấy tay tôi. ?oNhưng đó chưa phải là điều tuyệt vời nhất, Tyree à?, chị ấy nói. "Sau cuộc họp đầu tiên ở cửa hàng, chị mang danh sách những người được để cử về nhà, để lá thư của em bên dưới và tờ giấy bạc 100 đô la thì ở bên dưới nữa và đưa cho cha của chị xem. Sau đi đọc qua một lượt, ông nhìn chị rồi nói: ''Khi nào thì công bố người thắng cuộc?''
    ?oChị trả lời: ?~Con đã thắng!?T
    ?oÔng đã nhìn thẳng vào mắt chị và nói: ?~Stephanie, cha thật sự tự hào về con.?T?
    Dáng vẻ trầm ngâm, chị ấy nói: ?oCha của chị chưa bao giờ nói là ông tự hào về chị?.
    Tôi nghĩ mình sẽ nhớ mãi khoảnh khắc đó trong suốt cuộc đời này. Khoảnh khắc tôi nhận ra rằng một món quà của lòng cảm kích có sức mạnh như thế nào. Sự đánh giá cao công việc của các nhân viên của cô Shelly đã tạo động lực cho một chuỗi những sự kiện - giỏ quà tuyệt đẹp của Stephanie, lá thư của tôi, phần thưởng của Nordstrom - những điều đã thay đổi cuộc sống của ít nhất là ba người.
    Dù đã được nghe điều đó trong suốt cuộc đời mình, nhưng chính vào mùa Giáng sinh đáng nhớ đó khi tôi chỉ là một chú lùn và là một cậu thiếu niên nghèo ?" tôi mới thực sự hiểu được rằng những điều nhỏ bé nhất cũng có thể tạo nên những thay đổi lớn lao.
  4. tieuvuongbackan

    tieuvuongbackan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/07/2006
    Bài viết:
    2.411
    Đã được thích:
    0

    Câu chuyện thứ 407
    Chúa ơi, con chỉ mới 17 tuổi?
    Ngày tôi chết cũng là một ngày bình thường như bao ngày đến trường khác. Ước gì hôm ấy tôi đã đón xe buýt như mọi ngày, nhưng tôi đã chán ngán đi xe buýt quá rồi. Tôi còn nhớ rõ mình đã vòi vĩnh mẹ để mẹ cho mượn xe: ?oĐi mà mẹ, đứa nào ở trường con cũng được lái xe hết?.
    Khi chuông báo 2:50, tôi quẳng ngay tất cả sách vở vào ngăn tủ. Tan học rồi, tôi được tự do đến tận 8:40 sáng hôm sau. Tôi chạy thật nhanh về phía bãi đậu xe, trong lòng rộn rã hồi hộp khi nghĩ về khoảnh khắc được lái chiếc xe hơi như một ông chủ! Tự do muôn năm!
    Tai nạn đã xảy ra như thế nào giờ đây không còn quan trọng nữa. Tôi đã quá ngốc nghếch khi chạy xe quá tốc độ ?" cố làm những chuyện điên rồ nhất. Nhưng tôi cũng đã thật sự tận hưởng cảm giác tự do và cảm thấy rất vui. Điều cuối cùng tôi còn nhớ được là cảnh mình vượt qua một bà lão đang đi chậm như rùa bò, sau đó thì nghe thấy âm thanh điếc tai của một cuộc va chạm và tiếp theo là một cú văng khủng khiếp. Những mảnh kính và kim loại bay tứ tung. Ruột gan tôi như lộn ngược hết ra ngoài. Tôi nghe thấy tiếng mình hét lên thật to.
    Rồi đột nhiên tôi tỉnh dậy; mọi thứ chung quanh đều yên ắng, chú cảnh sát đang đứng phía trên tôi. Rồi tôi lại thấy bác sĩ. Thân thể tôi lúc ấy trông gớm ghiếc và đầm đìa máu, các mảnh kính vỡ lởm chởm ghim khắp người. Nhưng có một điều lạ là tôi chẳng cảm thấy đau đớn gì hết.
    Này, này chú gì ơi, đừng phủ tấm vải đó lên mặt cháu chứ! Cháu không chết thế được. Cháu chỉ mới có 17 tuổi thôi. Tối nay cháu còn một cái hẹn nữa mà. Cháu còn phải lớn lên và tận hưởng cuộc sống tuyệt vời này. Cháu còn chưa được sống thì làm sao có thể chết được!
    Sau đó tôi được khiêng bỏ vào trong một ngăn tủ. Rồi gia đình tôi phải đến để nhận diện xem tôi có đúng là người thân của họ không. Trời ơi, sao mọi người lại phải đến gặp tôi trong tình trạng như thế này chứ? Sao tôi lại phải nhìn vào đôi mắt của mẹ khi mẹ phải đối diện với thử thách khủng khiếp nhất đời mình? Cha tôi đột nhiên già sọp đi, trông như một ông lão khi ông nói với nhân viên phụ trách: ?oĐúng rồi, nó là con trai tôi?.
    Tang lễ đúng là một chuyện thật khó hiểu. Tôi thấy tất cả những người thân và bạn bè của mình chầm chậm đi về phía cỗ quan tài. Từng người, từng người một đi ngang qua và nhìn tôi với ánh mắt u buồn nhất mà tôi chưa từng thấy trong đời. Một vài đứa bạn của tôi thì đang khóc lóc. Mấy đứa con gái còn chạm vào tay tôi, rồi quay ra khóc nức nở.
    Làm ơn ?" có ai đó không ?" làm ơn đánh thức tôi dậy giùm đi! Hãy mang tôi ra khỏi chỗ này! Tôi không tài nào chịu được khi chứng kiến cảnh cha mẹ mình ngã quỵ, ông bà mình gầy sọp đi vì nỗi đau đớn đến độ không thể bước đi nổi, còn các anh chị em mình thì vật vờ như những người dở sống dở chết, di chuyển như người mất hồn. Mọi người còn đang quá bàng hoàng. Không ai có thể tin vào chuyện khủng khiếp này. Không một ai? kể cả tôi.
    Làm ơn đừng chôn tôi! Tôi chưa chết! Tôi còn rất nhiều việc phải làm! Tôi muốn được chạy nhảy và vui đùa lần nữa. Tôi muốn được ca hát và nhảy múa. Xin đừng đặt tôi xuống dưới lòng đất lạnh giá đó. Con xin hứa, Chúa ơi, nếu người cho con thêm một cơ hội, con xin hứa sẽ trở thành người lái xe cẩn thận nhất trên đời. Tất cả những gì con cần bây giờ chỉ là hãy cho con thêm một cơ hội.
    Chúa ơi, con xin người, con chỉ mới 17 tuổi!
    Câu chuyện thứ 408
    Vụ mùa vô giá
    Tháng 6 năm 1989, vào một ngày nóng như thiêu đốt ở cái thành phố Missisipi đầy bụi bặm này, tôi đến nhà cha tôi ở Meridian để đi tìm một điều gì đó ?" nhưng tôi cũng không biết chính xác là mình đang tìm kiếm cái gì. Bồn chồn lo lắng, tôi bước ngang qua những căn nhà kiên cố tiến về phía ngôi nhà có cái cổng nhỏ màu đỏ, tự hỏi cuộc viếng thăm cha lần này có thực sự là một điều tốt đẹp hay không. Nhưng, tôi lại nghĩ rằng, sau ba mươi chín năm không liên lạc với nhau, chắc hẳn là chúng tôi phải cố gắng tìm hiểu xem giữa hai cha con có còn lại điều gì hay không, bất cứ thứ gì cũng được. Xét cho cùng thì cũng không còn nhiều thời gian nữa, vì nay cha tôi đã tám mươi tuổi rồi, còn tôi cũng đã bước vào tuổi bốn mươi tám.
    Vì thế mà tôi buộc mình phải cứng rắn lên, hồi tưởng lại những năm tháng thời thơ ấu của mình tại ngôi nhà này, nơi tôi đã từng sống trước khi bố mẹ ly dị nhau, rồi sau đó mẹ và tôi cùng chuyển đến Illinois sống với người chồng mới của mẹ. Bố dượng tôi cũng là một người cha tốt. Nhưng người đàn ông hiện đang đứng trước cổng kia chính là cha đẻ của tôi. Tôi muốn hiểu rõ hơn vế ông.
    Tôi đứng nhìn Ples Mae (tên cha tôi), ngạc nhiên khi cha giờ đây trông gầy gò làm sao, yếu ớt làm sao. Bộ đồ còn khá mới mà cha đang mặc trên người khiến thân hình ông trông lòng khòng, yếu ớt, nhưng cái bắt tay và giọng nói của cha vẫn rất mạnh mẽ khi ông ra hiệu bảo tôi vào trong nhà, trong lúc người vợ sau của cha đang chuẩn bị một bữa cơm đạm bạc để chiêu đãi tôi. Ở đó, chúng tôi cùng nhau ngồi trên hai chiếc ghế bằng kim lọai màu xanh lá cây, loại ghế có thể lắc lư lui tới. Rồi hai cha con vừa đong đưa vừa hỏi những câu hỏi mà những người xa lạ thường hay hỏi khi họ đang tìm cách làm quen với nhau.
    Tôi vừa lau trán, vừa nói: ?oNgày hôm nay quả là một ngày nóng bức. Chắc là mấy hôm rồi trời không có mưa phải không cha??.
    Cha đáp lại: ?oỪ, nên cha phải tưới cây mỗi ngày?.
    Rồi tôi nói: ?oCon cũng vậy, ở nhà, ngày nào con cũng phải tưới?.
    Quay sang nhìn tôi, cha nói: ?oTưới? Mà tưới cái gì??.
    ?oKhu vườn của con?. Cả hai cha con đều ngừng lắc lư ghế.
    ?oÝ anh là? anh cũng người làm vườn à?.
    Cả hai cha con tôi không ai nói ra điều này, vì cả hai chúng tôi điều biết quá rõ. Không những chúng tôi có quan hệ thân thuộc với nhau và cả hai cha con tôi còn tâm đầu ý hợp với nhau.
    Trong lần thăm viếng đầu tiên đó, tôi và cha đã đến khu vườn của ông. Và cả những chuyến thăm sau này, chúng tôi vẫn làm vậy. Lúc đầu, chúng tôi chỉ tâm sự với nhau những chuyện vui buồn về cuộc sống của nghề làm vườn, khi hai cha con bắt đầu hiểu nhau nhiều hơn, chúng tôi nói chuyện với nhau đủ mọi chuyện trên đời từ những vấn đề chính trị đến các mối quan hệ xã hội và cả chuyện lịch sử.
    Trong một lần đến thăm cha những ngày đầu, tôi đã rất ngưỡng mộ các loại cây trồng của ông: tất cả các cây trồng ở sân sau đếu khiến tôi thèm thuồng, nào là đậu Hà Lan, mướp tây, những quả ớt cayenne, bắp, hạt đậu phơi khô, và cả những cây đậu phộng và những dây dưa hấu xoắn quanh những lốp ô tô cũ.
    Biết tôi ngưỡng mộ, cha càng tỏ ra hãnh diện, ông dừng lại, quay sang tôi và hỏi: ?oThế anh trồng gì trong khu vườn của mình??.
    Tôi bắt đầu kể cho cha nghe về những cây đỗ quyên của tôi, những cây thông đen Nhật Bản, cây gỗ thích nhật bản, cây tre?. chợt cha tôi cắt ngang: ?oVậy anh trồng gì để ăn??.
    ?oÀ, thực phẩm hả cha, dạ? có hương thảo, cây xạ hương, xô thơm?". Chợt cha cười nắc nẻ, lắc đầu rồi bước đi, với tay lấy cái cuốc để nhổ cỏ dại xung quanh gốc cây ngô, một loại cây trồng thực sự. Tôi biết trong đầu cha đang nghĩ gì, chắc hẳn ông nghĩ rằng con trai mình đang lãng phí đất đai.
    Cho đến tận bây giờ, mỗi lần nhớ lại giây phút ấy là tôi lại bật cười. Nhưng, những gì đã xảy ra sau đó đã khiến tôi thực sự cảm động. Cha đi vào nhà kho của mình, rồi quay trở lại trên tay cầm chiếc hộp nhỏ màu nho khô. Lắc lắc chiếc hộp, giúi nó vào tay tôi và nói: ?oĐây này! Giờ thì anh có thể trồng một ít cây để làm thực phẩm rồi đó?. Đó là một chiếc hộp các tông nhỏ đựng các loại hạt giống ?" tất nhiên là tiêu, mướp tây, cà chua, cà tím, cả những hạt bắp và vài hạt đậu phộng.
    Chẳng thèm bận tâm đến chuyện các loại cây trồng này sẽ lấn chiếm khu vườn nhỏ như cái lỗ mũi của mình, tôi mang chiếc hộp quay trở về thành phố. Tôi trồng một vài loại cây, và đặt tên cho khoảnh đất trồng tiêu và mướp tây là: ?oKhu Ples Mae?.
    Và truyền thống đó vẫn tiếp tục. Cứ mỗi năm, trong số các cây đỗ quyên, cây gỗ thông đen Nhật Bản, và tất cả những giống cây khác, luôn luôn có một vài thứ gì đó có thể ăn được. Có một sự thật không thể chối cãi được là: bất luận khu vườn của chúng tôi trồng các loại cây khác nhau như thế nào, hai cha con tôi vẫn có một mối liên hệ đến đất đai và xa hơn nữa là mối liên hệ đến nhau.
    Đó là một trong nhiều lý do khiến tôi không thể rời bỏ khu vườn của mình. Tôi biết ơn vì không có bất cứ thứ gì ?" tính tự phụ, nỗi sợ hãi, sự hắt hủi hay thậm chí là ba mươi chín năm trời xa cách ?" có thể khiến tôi không đến gặp cha vào cái ngày tháng Sáu năm đó. Vụ thu hoạch của tôi trở nên vô giá.
  5. tieuvuongbackan

    tieuvuongbackan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/07/2006
    Bài viết:
    2.411
    Đã được thích:
    0

    Câu chuyện thứ 409
    Ngày Hallowen khó quên
    Khi lên bảy, tôi và Sarah cùng nhau đi đến trường đua để xem các vận động viên tranh tài trong một cuộc đua ngựa đầy ngọan mục. Và chính tại nơi đây cả hai đứa tôi đã gặp anh Caleb. Mẹ của anh Caleb là một tay đua ngựa cừ khôi đồng thời cô ấy cũng là người huấn luyện ngựa giỏi. Tại cuộc thi, anh Caleb đang giúp mẹ chuẩn bị các đồ dùng cần thiết cho lượt thi đấu sắp tới của mẹ mình.
    Dù anh ấy lớn tuổi hơn chúng tôi, nhưng cả tôi và Sarah đều thấy anh Caleb rất dễ thương và vui tính. Ai cũng thích anh ấy. Hai đứa tôi cũng vậy, rồi chúng tôi trở thành những người bạn tốt của nhau và mỗi lần gặp nhau cả ba lại cùng nhau đi chơi.
    Một năm sau ngày tôi gặp anh Caleb, chúng tôi tổ chức tiệc Halloween tại nhà tôi. Sáng hôm sau, khi ba mẹ tôi đang nghe tin tức thì nghe được tin vào tối hôm qua, có một cậu bé đã chết do bị treo cổ. Lúc đầu thì tôi không quan tâm nhiều đến chuyện này cho đến khi tôi biết được người bị nạn hôm đó là ai. Đó chính là Caleb.
    Một trong những trại nuôi ngựa trong khu vực chúng tôi có một nơi mà ờ đó thường có những chiếc xe kéo chất đầy cỏ khô được dùng để nhát mọi người trong ngày Halloween. Anh Caleb làm việc ở đó cùng với muời bốn đứa trẻ khác được thuê để hù dọa những ai đi ngang qua. Chẳng hạn như, sẽ có một thằng nhóc chuyên mở và đóng nắp quan tài, và rồi một đứa con gái từ trong quan tài nhảy ra và nhào về phía người ta. Công việc của anh Caleb là nhảy ra khỏi khu rừng khi chiếc xe kéo chất đầy rơm đi ngang qua chỗ anh ấy.
    Tôi đoán là anh Caleb chỉ việc nhảy ra khỏi khu rừng và nói: ?oHù!? nhưng dường như đối với anh như thế vẫn chưa đủ. Anh luôn thích làm cho mọi người giật nẩy cả mình. Ở ngay bên phải nơi Caleb trốn có một bộ xương đựơc treo lơ lửng trên cây. Chỉ trước khi chiếc xe ngựa đi đến chỗ mình, anh Caleb đã lấy sợ dây được quấn quanh cổ của bộ xương đem quấn vào cổ mình vì anh ấy nghĩ rằng làm vậy sẽ khiến mọi người khiếp sợ hơn nhiều. Có một điều mà Caleb thực sự không nhận ra chính là dù bàn chân anh có đang chạm đất đi chăng nữa thì anh vẫn không đủ nặng để giữ cành cây đang buộc sợi dây trĩu xuống, và chỉ cần như thế cũng đủ để làm anh ấy nghẹt thở. Khi anh ấy bắt đầu cảm thấy nghẹt thở, những đứa trẻ khác nghĩ rằng anh ấy chỉ đùa như mọi khi, rằng anh ấy đang biểu diễn một trò ngọan mục gì đó. Thế nhưng, anh Caleb đã không thể nào tự tháo được sợ dây ra khỏi cổ mình vì nó đã bị buộc chặt đến hai vòng. Chỉ đến khi mọi người nhận ra rằng hình như không phải anh Caleb đang đùa, thì đã quá muộn. Mặc dù họ đã cố tìm đủ mọi cách để cứu anh ấy, nhưng Caleb đã chết. Anh ấy chỉ mới mười bốn tuổi.
    Khi nghe được tin này tôi thật không thể nào tin nổi. Anh Caleb đã đánh mất cuộc sống của chính mình khi tuổi còn quá nhỏ. Cả thị trấn của chúng tôi đều bị sốc và ai cũng đau buồn. Phải mất vài tháng sau, mọi người mới dần dần không nhắc đến chuyện đó nữa. Tôi và Sarah thường nói chuyện với nhau về những khỏang thời gian mà cả ba chúng tôi cùng chơi đùa bên nhau và lấy đó làm niềm an ủi. Nhưng cho đến tận bây giờ, tôi vẫn cảm thấy mình hoàn toàn không thể nào quên được chuyện đau buồn đó.
    Tôi nghĩ về anh Caleb và nghĩ rằng tất cả mọi việc sẽ trở nên khác đi giá như anh ấy đừng buộc sợi dây thòng lọng đó vào cổ mình. Tôi đoán rằng anh Caleb đã không nghĩ làm như vậy là vô cùng nguy hiểm, nhưng bây giờ tất cả chúng tôi ai cũng nhận ra trò đùa dại dột đó. Giờ đây, hơn lúc nào hết, tôi nhận ra rằng bạn phải suy nghĩ kỹ về những gì bạn làm, trước khi thực hiện chúng. Cho dù bạn có nghĩ rằng sẽ chẳng có chuyện gì xảy ra với mình, nhưng tốt nhất hãy suy nghĩ đến những hậu quả xấu nhất có thể xảy ra, như vậy bạn có thể tránh được những tai nạn trước khi chúng xảy ra một cách dễ dàng. Tôi hy vọng rằng tất cả mọi người, bất kỳ ai đọc về câu chuyện của Caleb sẽ nghĩ kỹ trước khi hành động và hãy suy nghĩ chín chắn trước khi đặt bất kỳ vật gì vào cổ của mình
    Trên đường đi
    Đó là một buổi sáng thứ bảy ấm áp tại thành phố Montpelier tiểu bang Ihado. Tôi đã làm việc suốt tuần và chỉ nghĩ đến việc hòan tất công việc ở xưởng càng sớm càng tốt để chuẩn bị cho chuyến đi câu sắp tới. Trước giờ, tôi chưa từng đặt chân đến cái hồ chứa nước nhân tạo này, nhưng tôi luôn mơ ước một ngày nào đó mình sẽ đến nơi đó. Một số người khách ở cửa tiệm của tôi đã hướng dẫn cho tôi đường đi đến đó, thế nhưng chuyến đi này không đơn giản như mọi người vẫn nghĩ.
    Sáng hôm đó, tôi làm việc trong xưởng mãi cho đến 2 giờ chiều, cuối cùng thì tôi cũng thuyết phục được bản thân mình tạm ngưng mọi việc để đi đến hồ câu cá. Tôi gọi điện cho anh rể, anh Ron, và rủ anh ấy đi cùng. Tôi cũng không thèm nói trước với anh ấy về nơi mà chúng tôi sẽ đến cho đến khi tôi đến đón anh ấy. Anh ấy đã nhận lời mời đột xuất của tôi, thế là, tôi đã bỏ tất cả dụng cụ cần thiết của tôi vào trong chiếc xe Jeep cũ màu xanh và lên đường đến chỗ anh Ron.
    Khi tôi cho anh ấy biết nơi mà chúng tôi sẽ đến thì anh ấy bảo: ?oGiờ này nếu đến nơi thì cũng quá trễ rồi?. Nhưng dù sao thì anh ấy cũng vẫn chịu đi cùng tôi đến đó.
    Chúng tôi lái xe lên đường mà không cần đến bản đồ hay bất kỳ một sự chỉ dẫn chính xác nào cả. Chạy mãi dọc theo con đường cao tốc cho đến khi tới một con đường đất thì tôi rẽ, sau khi đi thêm được khỏang mười dặm nữa chúng tôi gặp một ngã ba, tôi quẹo qua một trong hai con đường mà không chút do dự.
    Anh Ron hỏi: ?oLàm sao mà cậu biết được chúng ta phải rẽ sang hướng này??.
    Tôi đáp: ?oEm cũng không chắc nữa?.
    Điều đó càng khiến anh Ron thêm tin rằng chúng tôi sẽ không còn thời gian để câu được bất kỳ con cá nào. Đi thêm năm dặm nữa, lại đến một ngã ba khác và đến lúc này, việc tôi lại tiếp tục rẽ sang hướng khác nữa vẫn không giúp tôi lấy được lòng tin của anh Ron. Anh ấy vẫn tin rằng nếu chúng tôi tiếp tục đi thì chúng tôi sẽ bị lạc đường.
    Cuối cùng, vào lúc mặt trời lặn, chúng tôi đã lên đến đỉnh đồi nhỏ, khung cảnh bờ hồ tuyệt đẹp xuất hiện trước mắt chúng tôi. Ngọai trừ một chiếc xe Jeep nhỏ, mui trần đậu ở gần chỗ mép nước, thì xung quanh đến vài dặm cũng không hề có một bóng người. Tòan bộ quang cảnh xung quanh bờ hồ này là thuộc về chúng tôi.
    Khi chúng tôi đến gần chiếc xe Jeep nọ, một chàng thanh niên vui vẻ chào chúng tôi. Anh ta ở đó với vợ và đứa con mới sinh, bình acquy trong xe của họ đã hỏng. Họ không có diêm để nhóm lửa, không có lấy một chiếc áo khoác, chỉ có duy nhất một chiếc chăn mỏng để dành cho em bé. Anh ta đang rất lo lắng, biết rằng vợ con mình không thể nào ở đây qua đêm trong lúc chờ anh ta đi tìm một ai đó nhờ giúp đỡ. Còn một lý do nữa là khi trời bắt đầu tối, chắc chắn anh ta sẽ bị lạc đường.
    Chàng thanh niên nói với chúng tôi rằng anh ta đã cho kiểm tra tòan bộ chiếc xe Jeep của mình trước khi đưa cả nhà đi chơi. Sau khi bình ắc quy bị hỏng, anh đã quyết định ở lại với vợ con mình với một hy vọng mong manh là sẽ có ai đó đi ngang qua đây.
    Tôi và anh Ron lấy cáp bình ắc quy của chúng tôi ra và giúp anh ta khởi động chiếc xe. Xe nổ máy, anh ấy cảm ơn chúng tôi hết lời, và rồi họ rời khỏi.
    Đứng nhìn vợ chồng họ lái xe đi khỏi, anh Ron quay sang hỏi tôi: ?oCậu có còn muốn tiếp tục bắt cá nữa không??.
    Tôi nói một tiếng cụt ngủn: ?oKhông?. Chúng tôi quay trở lại xe của mình rồi nhanh chóng theo sau họ để đảm bảo họ không gặp thêm rắc rối nào trên đừơng về nhà.
    Chuyện đó đã xảy ra cách đây hơn ba mươi năm. Cho đến tận bây giờ tôi vẫn chưa từng quay trở lại cái hồ đó. Và thậm chí tôi cũng không dám chắn rằng cái hồ có còn tồn tại ở đó hay không. Nhưng có một điều mà tôi chắn chắn là: qua niềm đam mê câu cá của tôi, Chúa đã đáp lại lời cầu xin của một người cha.
  6. tieuvuongbackan

    tieuvuongbackan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/07/2006
    Bài viết:
    2.411
    Đã được thích:
    0

    Câu chuyện thứ 410
    Thiên thần mang áo lính
    Gia đình tôi có một giai thoại mà cha tôi thường hay kể cho chúng tôi nghe. Đó là câu chuyện về bà nội tôi.
    Năm 1949, cha tôi trở về nhà sau chiến tranh. Trên mọi nẻo đường khắp nước Mỹ, bạn có thể thấy những người lính đang xin đi nhờ xe để trở về với gia đình mình. Chuyện đó đã trở thành chuyện bình thường ở Mỹ lúc bấy giờ.
    Không may là, niềm vui sướng được trở về đoàn tụ với gia đình của cha tôi nhanh chóng lụi tàn. Bà nội tôi bị bệnh rất nặng phải đưa vào bệnh viện. Thận của bà có vấn đề. Bác sĩ nói, bà phải được truyền máu ngay nếu không sẽ không qua khỏi đêm nay. Vấn đề là ở chỗ, máu của bà nội thuộc nhóm AB-, một lọai máu cho đến ngày nay vẫn còn rất hiếm chứ đừng nói gì đến thời đó, cái thời mà chưa có các ngân hàng máu hay các chuyến bay phục vụ cho công tác y tế. Tất cả mọi người trong gia đình đều đến làm xét nghiệm, nhưng chẳng ai có nhóm máu giống bà. Không còn hy vọng gì nữa, bà nội đang hấp hối.
    Cha tôi rời bệnh viện mà nước mắt ròng ròng. Ông phải đi đón mọi người trong gia đình đến để nói lời chia tay với bà nội. Đang đi trên đường, cha tôi gặp một người lính đang vẫy tay xin đi quá giang về nhà. Đang buồn như thế, cha tôi chẳng còn tâm trí đâu mà đi giúp người khác. Nhưng, dường như có một sức mạnh nào đó khiến ông dừng xe lại cho người lạ mặt đó bước lên xe.
    Trong lúc tâm trạng rối bời, cha cũng chẳng thèm hỏi xem người lính đó tên là gì, nhưng khi vừa lên xe ông ta đã nhìn thấy những giọt nước mắt của cha và hỏi xem chuyện gì đã xảy ra. Qua dòng nước mắt, cha tôi kể cho người đàn ông xa lạ nghe chuyện mẹ mình đang nằm chờ chết trong bệnh viện vì bác sĩ không thể nào tìm ra người có nhóm máu AB- giống như bà. Và nếu họ không tìm được trứơc đêm nay, bà chắc chắn sẽ chết.
    Không khí trong xe chợt chùng xuống. Rồi người lính xa lạ đưa tay mình cho cha tôi, lòng bàn tay xòe ra. Nằm gọn trong lòng bàn tay ông là một chiếc thẻ bài ông vừa tháo trên cổ mình xuống, trên đó ghi: nhóm máu AB-. Rồi người lính nọ bảo cha tôi quành xe trở lại, đưa ông đến bệnh viện.
    Bà nội tôi sống thêm đến 47 năm nữa. Thế nhưng, cho đến tận bây giờ, cả gia đình tôi không một ai biết tên người lính đó. Cha tôi vẫn thường tự hỏi, liệu người đàn ông đó có phải là một quân nhân hay chính là một thiên thần trong trang phục người lính?
    Câu chuyện thứ 411
    Quyển sách của Brook
    Khi tôi mới lên sáu tuổi thì cô em họ Julian năm tuổi của tôi bị bệnh nặng. Lúc tôi và đứa em trai đang ngồi xem ti vi trong phòng khách thì mẹ về và báo cho chúng tôi hay tin dữ đó. Tôi cũng không rõ ?oung thư? có nghĩa là gì, chỉ biết rằng nó là một căn bệnh, mà đã là bệnh thì chẳng tốt lành gì. Sự lo âu và những giọt nước mắt trên khuôn mặt của ba mẹ khiến tôi không hiểu gì cũng khóc theo.
    Tôi hỏi: ?oCó chuyện gì với Juliana vậy mẹ? Ung thư là gì vậy mẹ??. Mẹ cho biết bác sĩ chẩn đoán em họ tôi bị bệnh bạch cầu, căn bệnh ung thư máu có thể dẫn đến chết người.
    Khi chúng tôi đến thăm Juliana trong bệnh viện, nó nằm trên giường, khắp người đầy những dây nhợ và ống dẫn, tôi thấy bối rối và sợ hãi.
    Tuy các bác sĩ vẫn tiếp tục chữa trị cho Juliana, nhưng trông nó ngày càng bệnh nặng hơn. Mỗi lần tôi đến thăm, là một lần tôi gặp một Juliana hoàn toàn khác. Những toa thuốc làm cho nó ngày càng mập ra và mái tóc dài tuyệt đẹp của nó cứ rụng dần đi. Tôi cũng không hiểu nổi là mấy ông bác sĩ đó đang làm cái gì nữa, có vẻ như họ làm cho em tôi ngày càng tồi tệ hơn chứ chẳng khỏe lên tí ti nào.
    Nhìn thấy những cơn đau đớn của Juliana khiến tôi thật đau lòng. Tôi phải làm gì đó. Tôi biết, mình muốn làm mọi việc để em họ tôi nhanh chóng khỏe lại, nhưng ở cái tuổi lên sáu, tôi cũng không chắc là mình có thể thay đổi được gì hay không, chỉ biết là mình nên làm điều gì đó để giúp Juliana.
    Một đêm nọ, sau khi đi thăm Juliana về, tôi không nguôi nghĩ về nó. Bệnh viện quả là một nơi lạnh lẽo và đáng sợ. Tôi nghĩ đến cảm giác cô đơn của Juliana khi nó phải nằm ở đó một mình suốt đêm.
    Như thường lệ, tôi ngồi xuống chiếc bàn trong nhà bếp, nơi tôi thường ngồi viết truyện và vẽ tranh mỗi tối. Nhưng tối nay thì ngoại lệ, tôi chỉ mãi nghĩ về Juliana. Tôi nghĩ, sao mình không đem bán mấy bức vẽ của mình, rồi đưa tiền cho bác sĩ chữa bệnh cho Juliana để nó sớm được về nhà nhỉ.
    Khi tôi nói chuyện này với ba mẹ, họ tán thành ngay, nhưng sau đó chúng tôi còn nghĩ ra một ý kiến tuyệt vời hơn. Chúng tôi sẽ cho ra đời một quyển sách dạy nấu ăn. Ngoài viết truyện và vẽ ra tôi cũng rất thích nấu nướng ?" vì thế cuốn sách nấu ăn sẽ là một tập hợp của tất cả những sở thích của tôi.
    Những ngày sau đó, tôi nhờ gia đình và tất cả bạn bè gởi cho tôi những công thức nấu nướng mà họ yêu thích nhất. Điều khiến tôi ngạc nhiên là tất cả mọi người đều rất nhiệt tình tham gia. Mẹ giúp sắp xếp các thứ lại với nhau. Bà phân loại các công thức trong khi đó tôi ngồi vẽ tranh để sự dụng cho quyển sách.
    Ý tưởng cho ra đời một quyển sách dạy nấu ăn nhỏ của tôi nhanh chóng dày lên đến hơn một trăm trang.
    Câu lạc bộ trựơt băng địa phương đã chi tiền cho lần xuất bản đầu tiên. Chỉ trong một tuần đầu ra mắt chúng tôi đã bán hơn ba trăm quyển. Thật không thể tin được. Tôi cảm thấy rất vui, một niềm vui mà từ trước tới giờ tôi chưa từng có được.
    Bây giờ, quyển sách ?oNấu ăn trong nhà bếp của Brook? đã tái bản đến lần thứ tư. Và theo yêu cầu, sắp tới tôi sẽ cho ra mắt quyển sách thứ hai của mình. Ướ c muốn giúp đỡ cho em họ của tôi rốt cuộc lại giúp đỡ cho rất nhiều người. Toàn bộ số tiền kiếm được từ quyển sách đều được tặng cho Quỹ Nghiên Cứu Bệnh Bạch Cầu. Tôi rất may mắn gặp đựơc những bệnh nhân bị ung thư máu đã khỏi bệnh và được họ chia sẽ những câu chuyện của chính họ. Nghe xong những câu chuyện đó, tôi cảm thấy mình đã làm việc có ích và tin rằng mình có thể làm thay đổi số phận.
    Juliana vừa tròn tám tuổi cách đây không lâu và sức khỏe của nó đang có chiều hướng tốt lên. Căn bệnh của Julian đã được chữa khỏi và cả của tôi cũng vậy. Nỗi đau buồn của tôi chính là một phần tình cảm yêu thương mà tôi dành cho gia đình mình. Tôi vui vì mình không chỉ xóa tan đi nỗi đau của gia đình mình mà còn giúp được cho rất nhiều gia đình khác. Tôi nghĩ cuộc đời là một sự pha trộn của những điều tốt đẹp ?" đó chính là tình yêu thương và nỗ lực làm nên những điều tốt đẹp và có ích cho mọi người.
    Câu chuyện thứ 412
    Tấm bùa may mắn
    ?oNày, cô nàng tóc đỏ, cô thiếu tôi 5 xu đó nha!?.
    Susan vô ý va phải Frank trong lúc anh đang chơi Pinball trong quán bar nơi cô đang làm việc. Ánh đèn đỏ chiếu sáng TILT báo hiệu trò chơi đã kết thúc. Thế là, Susan phải lấy từ trong túi áo của mình một đồng 5 xu, thảy cho Frank, rồi quay trở về công việc của mình.
    Frank tự tin nói với người phục vụ ở quầy rượu: ?oMột ngày nào đó tôi sẽ lấy cô ấy?.
    ?oAnh có chắc không đó?, người phục vụ cười lớn. ?oCô ấy làm việc ở đây lâu rồi, thế nhưng theo tôi được biết thì cô ấy chưa bao giờ hẹn hò với ai cả. Chúc anh may mắn nha!?. Frank xoay đồng xu giữa hai ngón tay, biết rằng nó chính là tấm bùa may mắn của mình.
    Từ lâu, Susan đã sống cuộc đời của một quả phụ trẻ và của một người mẹ độc thân. Có nhiều chuyện để cô ấy bận tâm hơn là làm phức tạp thêm cuộc sống của mình bằng cách hẹn hò với một gã đàn ông khác.
    Cuối cùng, thần may mắn cũng mỉm cười với Frank khi anh có được một cuộc hẹn hò với Susan. Sau cuộc hẹn đó, Frank đã hoàn toàn gục ngã trước Susan và cô đã chiếm trọn trái tim anh. Ít lâu sau, không những Frank có được tình yêu của Susan mà còn giành được cảm tình của cô con gái nhỏ của cô.
    Họ đã trải qua những tháng ngày khó khăn, vất vả sau ngày cưới. Frank gia nhập hải quân và thực thi nhiệm vụ ở nước ngoài, Susan một lần nữa trở thành một người mẹ độc thân. Một bé gái nữa chào đời, khiến cô ngày càng trở nên vất vả hơn, cả hai đứa con gái đều rất yêu thương cha chúng. Rồi thời gian cũng nhanh chóng trôi qua.
    Frank rất thích kể câu chuyện đồng năm xu may mắn cho bất kỳ ai muốn nghe. Đôi mắt anh rạng ngời khi nói về tình yêu sâu sắc mà anh đã dành cho Susan.
    Vậy là họ đã cưới nhau được 50 năm. Đó thực sự là một ngày thật đặc biệt. Lễ kỷ niệm ngày cưới thật tuyệt vời làm sao! Chúng tôi thật vinh dự khi được làm khách mời của họ.
    Không lâu sau đó, Frank lâm bệnh. Nhưng, anh luôn giữ nét mặt tươi cười với tất cả mọi người và vẫn dành cho Susan một tình yêu sâu sắc. Frank chưa bao giờ than phiền điều gì với bất kỳ ai. Anh có một niềm tin mãnh liệt và biết mình sớm muộn gì cũng sẽ về với Chúa. Sau vài tháng đấu tranh gian khổ với bênh tật, Frank đã qua đời.
    Tất cả chỗ ngồi tại nhà tang lễ đều chật ních người vì ai cũng muốn đến để tường niệm người bạn thân thương này. Mỗi người trong chúng tôi đều tưởng nhớ đến anh theo cách riêng của mình. Những lời nói mà vị mục sư đã dành tặng Frank tất cả đều tràn đầy tình yêu thương và sự trân trọng. Chúng tôi đã cười, trái tim như được sưởi ấm trở lại khi vị mục sư đã chia sẻ những kỷ niệm về người đàn ông đặc biệt này. Và rồi vị mục sư kể câu chuyện đồng xu. Ông nói rằng Frank đã gọi điện và xin được gặp ông khoảng một tuần trước khi anh qua đời. Trong chuyến thăm đó, Frank đã đưa cho ông tấm bùa may mắn mà anh đã cất giữ nó trong suốt nhiều năm qua.
    Ông lấy đồng xu từ trong túi mình ra, đến bên cạnh Susan, và nói. ?oFrank nhờ tôi giữ hộ anh ấy đồng năm xu này và đưa nó lại cho cô trong ngày tang lễ của anh ấy. Anh ấy muốn cô tiếp tục cất giữ nó và sẽ chờ cô ở bàn chơi Pinball?.
  7. tieuvuongbackan

    tieuvuongbackan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/07/2006
    Bài viết:
    2.411
    Đã được thích:
    0
    Câu chuyện thứ 413
    Viết cho tình bạn
    - What is a friend ? A single soul in two bodies.
    Một người bạn là gì ? Là một tâm hồn trong hai cơ thể
    - No matter how a best friend is, they''re going to hurt you every once in a while and you must forgive them for that.
    Cho dù một người bạn tốt đến thế nào, đôi khi người đó vẫn sẽ làm bạn đau lòng, và bạn cần phải tha thứ cho điều đó.
    - True friendship continues to grow, even over the longest distance. Same goes for true love.
    Tình bạn thật sự vẫn tiếp tục phát triển, dù qua khoảng cách xa nhất. Tình yêu thật sự cũng thế.
    - You should always leave loved ones with loving words. It may be the last time you see them.
    Bạn nên luôn nói với những người bạn yêu thương bằng những từ bạn yêu thương. Vì có thể đó là lần cuối cùng bạn được nhìn thấy họ.
    - I believe you can kepp going long after you can''t.
    Tôi tin rằng bạn có thể tiến đi rất xa sau khi bạn nghĩ rằng bạn không thể.
    - Because you''re my best friend, and I can do anything or nothing and we have the best time together.
    Vì bạn là người bạn tốt nhất của tôi, nên cho dù tôi có thể làm bất kỳ cái gì, hay là không làm gì cả thì chúng ta đều luôn vui vẻ khi ở cạnh nhau.
    - Sometimes the people you expect to kick you when you''re down, will be the ones who help you get back up.
    Đôi khi những người mà bạn nghĩ là sẽ đá bạn khi bạn ngã, lại chính là người sẽ giúp bạn đứng dậy.
    - You should know that just because someone doesn''t love you the way you want them to doesn''t mean they don''t love you with all they have.
    Bạn nên biết rằng chỉ vì một người không yêu bạn theo đúng cách mà bạn muốn thì không có nghĩa là họ không yêu bạn với tất cả những gì họ có.
    Câu chuyện thứ 414
    Chạm tới một người khác
    Khi làm bác sĩ tâm lí ở Anh, tôi có một khách hàng bé nhỏ. Khi nhìn thấy cậu ta lần đầu, tôi thấy cậu bé đang đi đi lại lại không ngừng trong phòng.
    Khi tôi nói:" Cháu ngồi xuống đi!",David, tên cậu bé, ngần ngừ mãi mới chịu ngồi. Cậu bé mặc chiếc áo khoác dài màu đen, khuy cài đến tận cổ. Khuôn mặt nhợt nhạt. David cứ nhìn chằm chằm xuống chân, còn hai bàn tay thì liên tục xoa vào nhau một cách lo lắng.
    David mất cả cha lẫn mẹ từ nhỏ và sống với bà. Nhưng năm cậu bé 13 tuổi, bà cậu bé cũng qua đời. Bây giờ cậu bé 14 tuổi và sống tạm trong trại trẻ mồ côi.
    David đến phòng khám của tôi với giấy giới thiệu của thầy hiệu trưởng:" David luôn căng thẳng và buồn bã, không chịu nói chuyện với ai, và làm tôi rất lo lắng. Mong bác sĩ giúp đỡ".
    Tôi nhìn David và lường trước một thất bại nghề nghiệp. Làm sao tôi giúp được cậu bé? Có những bi kịch của con người mà môn tâm lí học không có đủ câu trả lời, và cũng không có đủ từ ngữ để miêu tả.
    Ở lần gặp thứ hai, David không nói một lời nào. Cậu bé ngồi co ro trên ghế, chỉ thỉnh thoảng liếc nhìn những bức tranh của các em nhỏ vẽ được treo khắp nơi trong phòng tôi. Khi kết thúc cuộc gặp thứ hai, trước khi David bước ra khỏi cửa, tôi đặt tay lên vai cậu bé. Cậu bé không tỏ thái độ gì, không phản đối, nhưng cũng không ngẩng lên nhìn tôi.
    -Tuần sau cháu cứ trở lại, nhé!
    Tuần sau đó, David trở lại. Tôi rủ cậu chơi cờ và cậu bé gật đầu. Sau đó, thứ tư tuần nào David cũng tới và chúng tôi đều chơi cờ, hoàn toàn im lặng, thậm chí không hề nhìn vào mắt nhau. Chơi cờ rất khó ăn gian, nhưng tôi cũng luôn cố gắng thỉnh thoảng để David thắng.
    Về sau, David đến sớm hơn lệ thường một chút, lấy bàn cờ ra và sắp sẵn các quân cờ, im lặng chờ tôi xong việc. Có vẻ như cậu bé thích chơi cờ. Nhưng vẫn không bao giờ nhìn tôi. Có lẽ cậu chỉ cần ai đó ở bên mình. Một buổi chiều, David cởi chiếc áo khoác đen mọi ngày, khoác nó lên thành ghế rồi mới chơi cờ. Trông cậu bé nhanh nhẹn hơn mọi khi.
    Vài tuần sau, trong khi tôi đang quan sát David lúc cậu bé nghĩ thêm một nước cờ, bất chợt David ngẩng lên nhìn tôi:
    - Đến lượt chú rồi đấy!
    Kể từ ngày hôm đó, David bắt đầu nói chuyện. Cậu bé đã có bạn bè ở trường và tham gia cả một câu lạc bộ đi xe đạp. Cậu không tới phòng khám nữa, nhưng vẫn viết thư cho tôi vài lần, về việc cậu đang học hành ra sao để cố gắng vào đai học. Rồi những lá thư cũng ngừng. Đó là lúc cậu bé tự sống cuộc sống của mình.
    David đã cho tôi thấy, một người có thể chạm tới một người khác bằng cách nào. Bằng một cái chạm nhẹ, bằng sự cảm thông, bằng sự lắng nghe, bằng cách chia sẻ thời gian... Và bằng cả trái tim nữa!
    Câu chuyện thứ 415
    Bàn tay nguyện cầu
    Vào thế kỷ thứ 15, tại một ngôi làng nhỏ gần Nuremberg có một gia đình rất đông con. 18 đứa! Để kiếm đủ thức ăn đem về hằng ngày cho lũ trẻ, ông bố - một người thợ kim hoàn ?" đã phải làm việc vất vả gần 18 tiếng mỗi ngày và chẳng từ một bất kỳ công việc gì mà người trong làng thuê ông.
    Mặc dù sống trong cảnh cùng quẫn, hai người con lớn Albrecht và Albert vẫn ấp ủ một ước mơ đẹp đẽ: cả hai đều muốn theo đuổi sự nghiệp nghệ thuật, nhưng thật đáng buồn vì người cha sẽ chẳng bao giờ kiếm đủ tiền để gửi họ đến học viện ở Nuremberg. Sau nhiều đêm dài cùng bàn bạc trên chiếc giường chật chội, hai anh em nghĩ ra được một cách: họ sẽ gieo đồng xu, người thua sẽ xuống làm việc trong hầm mỏ gần nhà kiếm tiền nuôi người kia suốt thời gian ở học viện, và sau 4 năm người được học trước sẽ phải lo tiền học cho người còn lại, cho dù đó là tiền lời bán tranh, hay nếu cần là tiền lương của công nhân hầm mỏ.
    Họ cùng nhau gieo đồng xu. Albrecht thắng và lên đường đến Nuremberg. Albert bắt đầu chuỗi ngày làm việc vất vả nhọc nhằn trong hầm mỏ và suốt bốn năm đều đặn gửi cho anh khoản tiền lương ít ỏi. Tại học viện, tranh của Albrecht được đánh giá như một bước đột phá. Những bức khắc, gỗ chạm, sơn dầu của anh vượt xa các giáo sư lâu năm. Đến lúc tốt nghiệp, Albrecht đã có thể kiếm được những món tiền lớn nhờ bán tranh.
    Khi Albrecht trở về làng, gia đình Durer tổ chức một bữa tiệc lớn ăn mừng sự thành công của chàng họa sĩ trẻ. Sau bữa ăn dài thịnh soạn đầy tiếng cười và tiếng nhạc, Albrecht đứng lên nâng cốc về phía người em trai ở cuối bàn bày tỏ lòng biết ơn những năm tháng hy sinh thầm lặng để anh vun đắp cho hoài bão nghệ thuật: ?oVà bây giờ, Albert, em trai yêu quý của anh ?" Albrecht trìu mến nói ?" đã đến lúc em biến ước mơ của mình thành hiện thực. Hãy đến Nuremberg, anh sẽ lo tiền học cho em?.
    Tất cả mọi người đều quay về phía cuối bàn nơi góc phòng. Albert ngồi đó, nước mắt ràn rụa trên gương mặt gầy gò xanh xao, chỉ có thể nghẹn ngào: ?oKhông? không? không??.
    Cuối cùng Albert lau nước mắt đứng dậy, nhìn khắp lượt những người anh yêu thương rồi đưa tay ôm mặt khẽ nói:
    - Ôi không anh ơi, đã muộn mất rồi. Em không thể đến Nuremberg được nữa. Hãy nhìn xem, những tháng năm dưới hầm mỏ đã tàn phá đôi tay em. Mỗi ngón tay đều đã dập nát không dưới một lần, và gần đây tay phải em lại bị chứng thấp khớp hành hạ, đến nỗi không thể cầm ly chúc mừng anh thì làm sao có thể cầm cọ vẽ những đường nét tinh tế trên khung vải trắng. Anh ơi, đã quá muộn rồi?
    Lịch sử đã lùi vào quá khứ hơn 450 năm. Giờ đây, hàng trăm tác phẩm của Albrecht Durer được trưng bày trong nhiều viện bảo tàng lớn trên thế giới, nhưng điều lạ lùng là phần lớn người ta biết đến tranh ông, thậm chí treo trong nhà bản sao của chỉ một tác phẩm duy nhất.
    Người ta kể lại rằng vào một ngày nọ, để tỏ lòng biết ơn đức hy sinh cao cả của người em trai, Albrecht đã kiên trì tái hiện từng đường nét của đôi bàn tay không còn lành lặn áp vào nhau, với những ngón tay xương gầy hướng lên trời. Ông gọi bức tranh của mình đơn giản chỉ là ?oHands?, nhưng cả thế giới ngay lập tức đón nhận kiệt tác nghệ thuật này và đặt tên cho món quà tình yêu ấy là ?oThe praying hands?. Nếu có dịp bạn được thấy bản sao của tác phẩm xúc động này, hãy dành ít phút lắng hồn mình để tự nhủ rằng: tác phẩm nghệ thuật ấy được kết tinh từ bàn tay không phải chỉ của một người họa sĩ.
  8. tieuvuongbackan

    tieuvuongbackan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/07/2006
    Bài viết:
    2.411
    Đã được thích:
    0

    Câu chuyện thứ 416
    Sức mạnh của người mẹ
    Ngày xưa có hai bộ lạc xung khắc với nhau cùng sống trong dãy Andes, một bộ lạc sống ở ngọn núi thấp còn bộ lạc kia sống trên ngọn núi cao. Một ngày nọ, bộ lạc ở trên núi cao xuống xâm lược bộ lạc ở ngọn núi thấp và họ đã bắt cóc một đứa bé đem về lãnh địa của mình. Những cư dân ở vùng núi thấp không biết làm thế nào để leo lên núi cao. Họ không biết đường đi nào mà người trên núi cao thường dùng, không biết làm thế nào để lùng ra được những người của bộ lạc vùng núi cao trong địa hình đồi dốc như thế.
    Họ cố gắng dùng hết cách này đến cách khác để leo lên núi cũng như cố gắng tìm đường lên núi để tìm đem đứa bé trở về... Sau vài ngày nỗ lực tìm kiếm, họ chỉ lên được vài trăm mét. Cảm thấy vô vọng và không thể lo liệu được, những người trong bộ lạc dưới núi thấp xem như vô phương tìm kiếm, và họ bắt đầu chuẩn bị đồ đạc để trở về làng.
    Đúng lúc ấy, họ nhìn thấy mẹ của đứa bé đang đi về phía họ. Họ nhận ra cô đang địu đứa bé trên lưng đi xuống từ một ngọn núi mà bọn họ đã không tìm ra đường để leo lên.
    Một người đàn ông không khỏi ngạc nhiên : "Nhờ đâu mà cô có thể làm được như thế khi ngay cả chúng tôi - những người đàn ông tài ba và mạnh mẽ nhất làng - cũng không thể làm đựơc?"
    Cô từ tốn trả lời : "Bởi vì nó là con của tôi !"
    Câu chuyện thứ 417
    Để khi con đọc một mình
    Khi tôi 13 tuổi, gia đình dọn đến California. Tôi bước vào tuổi thanh niên trong tinh thần "nổi loạn". Tôi luôn nóng nảy và muốn phản kháng với bất cừ điều nhỏ nhặt nào mà cha mẹ tôi bảo ban. Như những đứa trẻ mới lớn khác, tôi vùng vẫy để thoát khỏi bất kỳ điều gì mà tôi không bằng lòng về thế giới với ý nghĩ mình là đứa trẻ "biết hết mọi chuyện, không cần ai bảo ban", Tôi từ chối tất cả những hành động yêu thương. Thật sự tôi phát cáu khi ai đề cập đến tình thương.
    Một tối, sau một ngày đặc biệt chán nản, tôi vùi mình trong phòng riêng, đóng kín cửa và nằm lăn ra giường. Khi vùi đầu trên gối, tôi phát hiện dưới gối có một phong thư. Tôi lấy ra, trên thư ghi rõ "để đọc khi con một mình".
    Vì lúc đó chỉ có một mình, không ai có thể biết tôi có đọc hay không nên tôi mở thư ra. Thư viết:" Con ơi, mẹ biết cuộc sống thật khó khăn, mẹ biết con đã thất vọng, chán chường và mẹ biết không phải chúng ta lúc nào cũng làm điều đúng. Mẹ biết rằng mẹ yêu thương con biết bao và dù con làm gì, nói gì cũng không thay đổi được tình thương mẹ dành cho con. Mẹ luôn bên con khi con cần chia sẻ và nếu con không cần cũng ổn thôi. Chỉ cần biết rằng dù con đi đâu, là gì trong đời mình, mẹ luôn yêu con và tự hào con là con trai của mẹ. mẹ luôn bên cạnh con và yêu con, điều đó không bao giờ thay đổi. Mẹ của con."
    Đó là lá thư đầu tiên trong một chuỗi thư "để đọc khi con một mình". Tôi chẳng đá động với ai về chúng mãi đến khi trưởng thành.
    Bây giờ tôi đã đi khắp nơi trên thế giới để giúp đỡ mọi người. Một lần khi diễn thuyết ở Sarasota, Florida, cuối ngày học, một quí bà đã tìm đến tôi và tâm sự về những khó khăn của hai mẹ con cảm thông được với nhau. Chúng tôi cùng đi dạo dọc bờ biển và tôi kể cho bà nghe về tình thương bất tử của mẹ tôi, về những lá thư "để đọc khi con một mình" của mẹ. Vài tuần sau đó, tôi nhận được một bưu thiếp bào rằng bà đã viết lá thư đầu tiên cho con trai bà và để dưới gối.
    Tối đó, khi đi ngủ, tôi đặt tay dưới gối và bồi hồi nhớ lại cái cảm giác thanh thản, khuây khỏa mỗi lần tôi nhận được thư của mẹ dưới gối.
    Giữa những năm tháng hỗn loạn của tuồi niên thiếu, những lá thư của mẹ là đỉểm tựa vững chắc để tôi luôn tin rằng tôi được yêu thương dù bất cứ điều gì xảy ra. Trước khi ngủ, tôi luôn cám ơn cuộc đời đã ban tặng cho tôi một người mẹ tuyệt vời, biết được tôi, cậu con trai "nổi loạn" bé nhỏ của bà, cần gì.
    Ngày nay, khi cuộc đời gặp phong ba bão táp, tôi biết chắc ngay dưới gối nằm của mình là một điểm tựa vững chắc của tình thương của mẹ - kiên định, vĩnh cữu, không điều kiện - sẽ lèo lái cuộc đời tôi.
    Câu chuyện thứ 418
    Lòng tốt
    Mùa hè, Nick làm thêm trong tiệm bánh pizza. Công việc của cậu là đi tìm khách mua (như kiểu tiếp thị) và được hưởng 20% tiền hoa hồng từ mỗi cái bánh cậu bán được.
    Bạn bè trong kí túc xá nói rằng bánh thì ngon thật nhưng giá đắt quá. Nick nói ngay là cậu sẽ giảm giá 20% cũng có nghĩa là cậu sẽ mất 20% tiền hoa hồng. Mọi người ai cũng khoái nhưng riêng tôi thì thấy nóng mũi. Nick quả là không lỏi, quán pizza đó đang giảm giá 20%, tức là dù Nick có giảm giá 20% cho bạn bè thì cậu vẫn đút túi 20% cơ mà, chẳng đi đâu mà thiệt. Nhưng mọi người đâu có ai biết điều đó. Nhìn tất cả xúm xít đăng kí mua bánh kìa. Lừa dối cả bạn bè, tử tế quá !
    Nhưng có một người biết tôi đang nghĩ gì, đó là thầy Anderson.
    - Thầy mới cùng một người bạn đến đó hôm qua. Bánh pizza rất ngon.
    - Nhưng cậu ta đã nói dối trên lòng tin của người khác ! ?" Tôi nói.
    - Thế em nghĩ mọi người không có lợi gì sao ?
    - Có, mọi người mua rẻ hơn 20% nhưng? - Tôi lúng túng.
    - Thế là đủ. Nếu Nick không mời, chưa chắc tất cả chúng ta đã được ăn bánh giảm giá mà được đem đến tận nơi. Tất cả đều vui, chúng ta còn mong ước gì hơn ? Thầy thấy Nick vốn là một chàng trai tốt. Một người hành động có thể coi là tốt khi giúp đỡ được nguời khác và đồng thời giúp đuợc chính mính. Em nghĩ mà xem, nếu Nick chịu thiệt 20% tiền hoa hồng của mình với chính bản thân mình, vì cậu ấy không còn xu nào và phải ngửa tay xin bố mẹ. Và chúng ta liệu có đành lòng ăn chiếc bánh ấy không ?
    Hãy chỉ lên tiếng nếu sự im gây nguy hại cho người khác. Nhưng nếu sự lên tiếng ấy chỉ làm xấu hổ người nói dối, không giúp được ai và làm những người khác buồn, thì bạn sẽ lại là người có lỗi.
    Câu chuyện thứ 419
    PHỤ NỮ THỰC SỰ MUỐN GÌ
    Ngày xưa, có một lần, vị vua trẻ Arthur bị quốc vương nước láng giềng phục kích & bắt làm tù binh. Vị vua kia có thể thủ tiêu Arthur, nhưng nể phục ?otuổi trẻ tài cao? nên quyết định cho Arthur một cơ hội. Đó là thời hạn 1 năm, Arthur phải tìm được câu trả lời cho câu hỏi : Phụ nữ thật sự muốn gì?
    Đây là một câu hỏi mà chưa có ai trả lờI chính xác được, ngay cả những nhà thông thái cao tuổi. Câu hỏi lại càng trở nên khó khăn hơn khi vua Arthur trẻ tuổi lại không có mấy kinh nghiệm vì?chưa yêu lần nào. Dù sao một cơ hội vẫn còn hơn bó tay. Arthur chấp nhận câu hỏi & bắt đầu đi tìm câu trả lời.
    Chàng đi hỏi ý kiến của mọi người : các chàng trai, cô gái, những nhà thông thái trong triều cho đến cả những anh hề, nhưng không ai đưa ra được câu trả lời vừa ý. Cuối cùng mọi người đều khuyên nhà vua trẻ đến hỏi mụ phù thuỷ già - người biết mọi thứ nhưng luôn đặt ra cái giá cao khủng khiếp. Không những thế, mụ phù thuỷ này hay có những yêu cầu quái đản, nên Arthur không muốn nhờ cậy tới.
    Nhưng rồi ngày cuối cùng của hạn trả lời đã đến và Arthur vẫn chưa tìm ra được câu trả lời nào hợp lý. Không còn cách nào khác, Arthur đành đi tìm mụ phù thuỷ già. Mụ ta đồng ý giúp Arthur nhưng đổi lại, bà ta muốn cưới Gawain, hiệp sĩ danh giá nhất trong các hiệp sĩ. Vua Arthur hốt hoảng bởi mụ phù thuỷ là sinh vật xấu xí nhất mà vua đã từng thấy. Trong khi Gawain là chành hiệp sĩ tao nhã thì mụ phù thuỷ lại có bướu, hôi hám & đáng ghét. Arthur không đồng ý nhưng Gawain khuyên chàng nên chấp nhận bởi tính mạng Arthur và sự toàn vẹn của các hiệp sĩ là trên hết.
    Cuối cùng thì Arthur và Gawain cũng phải chấp nhận, mụ phù thuỷ đã đưa ra câu trả lời: ?oĐiều mà phụ nữ thực sự muốn là được tự quyết định cuộc sống của mình?.. Quốc vương nước láng giềng _ người đã đặt câu hỏi _ đã cho trưng cầu ý kiến của toàn bộ phụ nữ trong vương quốc, và ai cũng đồng tình rằng đó là câu trả lời đúng, Arthur được tự do!
    Khi Arthur được tự do cũng là khi mụ phù thuỷ đòi làm đám cưới với Gawain, vua Arthur dằn vặt. Gawain là một hiệp sĩ tao nhã nhưng bên cạnh lại là mụ phù thuỷ ghớm ghiếc ai cũng ghê sợ??
    Khi mọi người ra về, Gawain vào phòng mình nhưng không thấy mụ phù thuỷ đâu mà thay vào đó là một người đẹp lộng lẫy. Gawain hết sức ngạc nhiên, còn người đẹp giải thich rằng vì chàng đã đối xử tốt, dù với một phù thuỷ xấu xí, nên nàng quyết định từ đó sẽ mang lốt phù thuỷ nửa ngày, nửa ngày còn lại sẽ trở nên xinh đẹp. Vấn đề còn lại là Gawain có quyền lựa chọn buổi tối nàng đẹp còn ban ngày nàng mang lốt phù thuỷ hoặc ngược lại?
    Gawain lâm vào tình thế khó xử? Nếu ban ngày nàng xinh đẹp thì chàng có thể hãnh diện với mọi người, nhưng đến tối sẽ thế nào nếu chàng phải ở bên cạnh một phù thuỷ ghớm ghiếc? Hay là buổi tối bên một phụ nữ xinh đẹp nhưng còn ban ngày laị phải xấu hổ với tất cả khi kè kè bên cạnh là mụ phù thuỷ ghớm ghiếc hôi hám???
    Cuối cùng Gawain để cho mụ phù thuỷ quyết định vì đơn giản mụ phù thuỷ cũng là 1 phụ nữ, mà ?oĐiều mà phụ nữ thực sự muốn là được tự quyết định cuộc sống của mình? đấy thôi?
    Theo bạn, kết thúc cuối cùng của câu chuyện này sẽ thế nào?

  9. motthoang_hn02

    motthoang_hn02 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/08/2005
    Bài viết:
    12.948
    Đã được thích:
    1
    Mọi người ơi ! từ nay ngoài những câu chuyện trên,chúng ta đăng ký thêm ngày sinh để các Mod và thành viên có dịp "quan tâm" ít ra mỗi năm 1 lần Danh sách có thể cập nhật ở trang 1 nhé !
    Em bắt đầu :
    Họ và tên : Phạm Nguyễn Diệu Linh
    Ngày sinh : 01 - 08 - 198X
    YM : dotnhap_vaophonganh
    Mobi : cứ vào YM sẽ bít
    (nhanh chân lên không mất quyền lợi )
  10. hoangnari

    hoangnari Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2006
    Bài viết:
    378
    Đã được thích:
    0
    Chúc mừng Sinh nhật: Chúc các bạn sang tuổi mới, sức khoẻ, hạn phúc và thành công trong cuộc sống.
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Được hoangnari sửa chữa / chuyển vào 12:17 ngày 30/10/2006

Chia sẻ trang này