1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Quà Tặng Cuộc Sống.

Chủ đề trong 'Cao Bằng - Bắc Kạn' bởi huylai85vn2006, 23/08/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. quanbk

    quanbk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/09/2004
    Bài viết:
    1.016
    Đã được thích:
    0
    Thiên thần
    Ông Jackson muốn chết ?" ông không thể sống thiếu người vợ đã qua đời cách đây năm tháng của mình. Họ cưới nhau được sáu mươi ba năm và cho ra đời năm đứa con ?" nhưng tất cả bọn họ đều quá bận rộn với cuộc sống riêng của mình. Trong nỗi cô đơn một mình, ông không còn muốn tiếp tục sống nữa. Ông đóng chặt cửa với tất cả mọi người, không thèm ăn uống, chỉ nằm đó, nhắm mắt lại và chờ chết.
    Nhiều tuần sau đó, ông được đưa vào bệnh viện với bốn chữ ?osuy nhược cơ thể? ghi trên bệnh án. Cô y tá trực đêm trao đổi với Freddie ?" y tá thay ca: ?oÔng ấy chưa ăn gì suốt hai ngày ở đây và cũng chẳng chịu nói một lời nào. Lúc nào cũng quảnh mặt đi và nhìn chằm chằm vào một thứ gì đó mà có trời mới biết. Bác sĩ bảo sẽ đặt ống dẫn thức ăn nếu ông ấy tiếp tục không chịu ăn uống gì. Thôi, chúc may mắn nha, Freddie?. Nói xong, cô ấy vội vã bỏ đi.
    Freddie nhìn thấy một thân hình gầy gò nằm trên giường bệnh. Căn phòng vẫn còn mờ tối, chỉ có chút ánh sáng nhẹ soi qua chỗ tấm rèm khép hờ cộng thêm chiếc khăn trải giường trắng toát làm nổi bật thân hình giờ đây chỉ còn da bọc xương của ông. Ông quay đầu đi và nhìn chằm chằm vào bức tường. Trong đôi mắt không có chút hy vọng nào, cũng như chẳng còn chút sự sống nào trong đó.
    Freddie là người luôn tìm được cách tiếp cận với bệnh nhân. Và bằng cách này hay cách khác, thể nào cô ấy cũng tìm ra chiếc chìa khóa mở cửa trái tim ông. Nhẹ nhàng cầm lấy bàn tay ông đặt vào tay mình, Freddie khẽ gọi: ?oÔng Jackson??.
    Không có tiếng trả lời. Cô đi sang phía bên kia giường, cúi xuống: ?oÔng Jackson??.
    Đôi mắt ông bỗng mở to và dán chặt vào chiếc ghim cài áo của Freddie - chiếc ghim có hình một thiên thần là một món quà mà cô nhận được vào dịp Giáng sinh. Bất chợt ông đưa tay ra định chạm vào nó, nhưng rồi lại rụt tay lại. Mắt ông bắt đầu ướt và ông mở miệng nói những lời đầu tiên kể từ ngày vào đây: ?oTôi không có mang theo nhưng tôi sẽ cho cô tất cả số tiền mà tôi có chỉ cần cô cho tôi chạm vào chiếc cài áo đó một chút?.
    Freddie vội nắm bắt ngay lấy cơ hội, cô nói: ?oChúng ta thương lượng nhé ông Jackson. Cháu sẽ đưa cho ông chiếc cài áo đổi lại ông sẽ ăn tất cả những thứ mà cháu mang đến?.
    ?oKhông cần. Tôi không lấy nó đâu. Tôi chỉ muốn sờ nó một chút. Nó là chiếc cài áo đẹp nhất mà tôi từng thấy từ trước tới giờ?.
    ?oVậy thì cháu sẽ cài chiếc ghim này vào gối rồi đặt cạnh ông. Ông có thể giữ nó cho đến khi nào ca trực của cháu kết thúc, miễn là ông phải ăn một chút?.
    ?oThôi được, tôi sẽ làm theo lời cô!?.
    Khi Freddie quay trở lại, cô thấy ông Jackson đang chăm chú vuốt ve chiếc cài áo. Thấy Freddie vào, ông nói: ?oNhìn xem, tôi đã giữ đúng lời hứa?. Ông đã ăn được vài miếng trong khẩu phần của mình. Ít ra thì cũng có chút tiến bộ.
    Khi ca trực kết thúc, Freddie ghé vào chỗ ông Jackson, cô nói: ?oHai ngày tới cháu sẽ không có mặt ở đây. Nhưng cháu sẽ đến gặp ông trước tiên ngay sau khi cháu quay trở lại bệnh viện?.
    Ông khẽ nhíu mày, mặt cúi gằm xuống.
    Freddie vội nói thêm: ?oCháu muốn ông giữ chiếc cài áo này và cả lời hứa của ông nữa cho đến khi cháu quay lại?.
    Ông có vẻ vui lên một chút khi nghe cô nói vậy. Nhưng cái không khí buồn thảm nặng nề vẫn bao phủ lấy căn phòng.
    ?oÔng Jackson, ông hãy bắt đầu lại bằng cách nghĩ đến những gì mà ông có, đó là các con và các cháu của ông?, cô lên tiếng động viên: ?oNhững đứa cháu nội ngoại cần có ông của chúng biết bao. Vì nếu không ai sẽ kể cho chúng nghe về người bà tuyệt vời của chúng?. Freddie cầm lấy tay ông vỗ nhẹ và hy vọng một điều kỳ diệu sẽ xảy ra.
    Hai ngày sau, Freddie quay lại, cô y tá giao ca nói: ?oThật kinh ngạc!?. Freddie mỉm cười và vội đến ngay chỗ ông Jackson.
    ?oCô đúng là thiên thần hộ mệnh của tôi rồi!? ông sung sướng reo lên.
    ?oChắc chắn rồi, mấy ngày qua cháu rất nhớ ông!?, cô đáp và nhận ra có một phụ nữ xinh đẹp đang ngồi cạnh bên giường của ông.
    ?oĐây là con gái tôi. Nó sẽ đưa tôi về sống cùng với nó?, ông nói. ?oRồi tôi sẽ kể cho các cháu của tôi nghe rất nhiều rất nhiều câu chuyện?. Ông nhìn Freddie và mỉm cười nói tiếp: ?oVà tôi cũng sẽ kể cho chúng nghe về cô thiên thần đã chăm sóc cho ông của chúng nữa?.
    Bây giờ, ông Jackson lại muốn tiếp tục sống. Đó là nhờ vào chiếc cài áo hình thiên thần và cả một cô thiên thần Freddie tốt bụng, đầy lòng nhân ái.
  2. quanbk

    quanbk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/09/2004
    Bài viết:
    1.016
    Đã được thích:
    0
    Sự tích lễ Vu Lan và lễ cúng cô hồn
    Rằm tháng 7 Âm lịch hàng năm là ngày xá tội vong nhân, dân gian gọi một cách nôm na là ngày cúng cô hồn. Nhưng đây cũng còn là ngày báo hiếu mà giới tăng ni Phật tử gọi là ngày lễ Vu Lan. Vậy lễ này và lễ cúng cô hồn có phải là một hay không ? Và đâu là xuất xứ của hai tiếng " Vu Lan " ?
    Lễ Vu Lan bắt nguồn từ sự tích về lòng hiếu thảo của Ông Ma Ha Một Ðặc Già La, thường gọi là Ðại Mục Kiền Liên, gọi tắt là Mục Liên. Vốn là một tu sĩ khác đạo, về sau Mục Liên đã quy y và trở thành một đệ tử lớn của Phật, đạt được sáu phép thần thông rồi được liệt vào hạng thần thông đệ nhất trong hàng đệ tử của Phật. Sau khi đã chứng quả A La Hán, Mục Liên ngậm ngùi nhớ đến mẫu thân, bèn dùng huệ nhãn nhìn xuống các cõi khổ mà tìm thì thấy mẹ đã đọa vào kiếp ngạ quỷ (quỷ đói) nơi địa ngục A Tì. Thân hình tiều tụy, da bọc xương, bụng ỏng đầu to, cổ như cọng cỏ. Mẹ Mục Liên đói không được ăn, khát không được uống. Quá thương cảm xót xa, Mục Liên vận dụng phép thần thông, tức tốc đến chỗ mẹ. Tay bưng bát cơm dâng mẹ mà nước mắt lưng tròng. Mẹ Mục Liên vì đói khát lâu ngày nên giật vội bát cơm mà ăn. Tay trái bưng bát, tay phải bốc cơm nhưng chưa vào đến miệng thì cơm đã hóa thành lửa. Mục Liên đau đớn vô cùng, khóc than thảm thiết rồi trở về bạch chuyện với Ðức Phật để xin được chỉ dạy cách cứu mẹ.
    Phật cho Mục Liên biết vì nghiệp chướng của các kiếp trước mà mẹ ông mới phải sanh vào nơi ác đạo làm loài ngạ quỷ. Một mình Mục Liên thì vô phương cứu được mẹ dù ông có thần thông đến đâu và dù lòng hiếu thảo của ông có thấu đến đất trời, động đến thần thánh. Phải nhờ đến uy đức của chúng tăng khắp các nẻo đồng tâm hiệp ý cầu xin cứu rỗi cho mới được. Bởi vậy, Phật dạy Mục Liên phải thành kính đi rước chư tăng khắp mười phương về, đặc biệt là các vị đã chứng được bốn quả thánh hoặc đã đạt được sáu phép thần thông. Nhờ công đức cầu nguyện của các vị này, vong linh mẹ Mục Liên mới thoát khỏi khổ đạo. Phật lại dạy Mục Liên sắm đủ các món để dâng cúng các vị ấy, nào là thức thức thời trân, hương dâu đèn nến, giường chõng chiếu gối, chăn màn quần áo, thau rửa mặt, khăn lau tay cùng các món nhật dụng khác. Ðúng vào ngày rằm tháng 7 thì lập trai đàn để cầu nguyện, thiết trai diên để mời chư tăng thọ thực. Trước khi thọ thực, các vị này sẽ tuân theo lời dạy của Ðức Phật mà chú tâm cầu nguyện cho cha mẹ và ông bà bảy đời của thí chủ được siêu thoát. Mục Liên làm đúng như lời Phật dạy. Quả nhiên vong mẫu của ông được thoát khỏi kiếp ngạ quỷ mà sanh về cảnh giới lành. Cách thức cúng dường để cầu siêu đó gọi là Vu Lan bồn pháp, lễ cúng đó gọi là Vu Lan bồn hội, còn bộ kinh ghi chép sự tích trên đây thì gọi là Vu Lan bồn kinh.
    Ngày rằm tháng 7 do đó được gọi là ngày lễ Vu Lan. Vậy lễ này có phải cũng là lễ cúng cô hồn hay không ? Không ! Ðây là hai lễ cúng khác nhau được cử hành trong cùng một ngày. Sự tích lễ cúng cô hồn đại khái như sau : Cứ theo "Phật Thuyết Cứu Bạt Diệm Khẩu Ngạ Quỷ Ðà La Ni Kinh" mà suy thì việc cúng cô hồn có liên quan đến câu chuyện giữa ông A Nan Ðà, thường gọi tắt là A Nan, với một con quỷ miệng lửa (diệm khẩu) cũng gọi là quỷ mặt cháy (diệm nhiên). Có một buổi tối, A Nan đang ngồi trong tịnh thất thì thấy một con ngạ quỷ thân thể khô gầy, cổ nhỏ mà dài, miệng nhả ra lửa bước vào. Quỷ cho biết rằng ba ngày sau A Nan sẽ chết và sẽ luân hồi vào cõi ngạ quỷ miệng lửa mặt cháy như nó. A Nan sợ quá, bèn nhờ quỷ bày cho phương cách tránh khỏi khổ đồ. Quỷ đói nói : " Ngày mai ông phải thí cho bọn ngạ quỷ chúng tôi mỗi đứa một hộc thức ăn, lại vì tôi mà cúng dường Tam Bảo thì ông sẽ được tăng thọ mà tôi đây cũng sẽ được sanh về cõi trên ". A Nan đem chuyện bạch với Ðức Phật. Phật bèn đặt cho bài chú gọi Là "Cứu Bạt Diệm Khẩu Ngạ Quỷ Ðà La Ni", đem tụng trong lễ cúng để được thêm phước. Phật tử Trung Hoa gọi lễ cúng này là Phóng diệm khẩu, tức là cúng để bố thí và cầu nguyện cho loài quỷ đói miệng lửa, nhưng dân gian thì hiểu rộng ra và trại đi thành cúng cô hồn, tức là cúng thí cho những vong hồn vật vờ không nơi nương tựa vì không có ai là thân nhân trên trần gian cúng bái. Vì tục cúng cô hồn bắt nguồn từ sự tích này, cho nên ngày nay người ta vẫn còn nói cúng cô hồn là Phóng diệm khẩu. Có khi còn nói tắt thành Diệm khẩu nữa. Diệm khẩu, từ cái nghĩa gốc là (quỷ) miệng lửa, nay lại có nghĩa là cúng cô hồn. Ðiều này góp phần xác nhận nguồn gốc của lễ cúng cô hồn mà chúng tôi đã trình bày trên đây. Phóng diệm khẩu mà nghĩa gốc là " thả quỷ miệng lửa ", về sau lại được hiểu rộng thêm một lần nữa thành " tha tội cho tất cả những người chết ". Vì vậy, ngày nay mới có câu : " Tháng bảy ngày rằm xá tội vong nhân ".
    Vậy lễ Vu Lan và lễ cúng cô hồn là hai lễ cúng khác nhau. Một đằng thì liên quan đến chuyện ông Mục Liên, một đằng lại liên quan đến chuyện ông A Nan. Một đằng là để cầu siêu cho cha mẹ và ông bà bảy đời, một đằng là để bố thí cho những vong hồn không ai thờ cúng. Một đằng là báo hiếu, một đằng là làm phước.
  3. quanbk

    quanbk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/09/2004
    Bài viết:
    1.016
    Đã được thích:
    0
    Con gái, mẹ và thần tượng
    15 tuổi, con gái lên lớp 10. Lần đầu tiên nhìn con gái thướt tha trong tà áo dài, cũng xinh xắn và thiếu nữ như ai, mẹ mỉm cười đầy hạnh phúc. Khi ấy con gái lại nghĩ đến một anh chàng cùng lớp...
    17 tuổi, con gái biết thế nào là cảm giác ?othất tình?, con gái có ý nghĩ ?ochán sống?. Mẹ biết được, chỉ thủ thỉ: ?oHãy đặt con trong trường hợp mẹ, mồ côi khi mới 6 tuổi, không được ai dạy dỗ, không được học hành, nghèo không thể nghèo hơn. Thế sao mẹ phải sống, nếu ngày ấy mẹ cũng chết đi thì sao giờ có con được. Thế thì chẳng phải con đã làm cho mẹ ân hận vì đã sinh ra con hay sao??. Lần đầu tiên con gái khóc và cảm thấy ghét mình. Khi ấy ?ochàng trai thần tượng? của con gái vô tư đi bên cạnh người con gái khác.
    18 tuổi, mẹ tiễn con gái lên Sài Gòn để vào đại học. Lần đầu tiên xa nhà, mẹ căn dặn con gái đủ chuyện, rồi lại tiếp tục lo lắng và dõi theo từng bước chân của con. Lúc ấy con gái chỉ nghĩ đến những ?oánh đèn? qua lời kể của bạn bè. Và một lần nữa thần tượng của con gái lại thay đổi - một ca sĩ nổi tiếng nhất thế giới.
    25 tuổi, con gái ra trường, đi làm, thay đổi công việc như thay đổi suy nghĩ, thay đổi thần tượng như thay đổi công việc, rồi con gái yêu, rồi thất bại. Con gái đầy tham vọng nhưng lại thiếu nghị lực, những khó khăn bình thường của cuộc sống cũng làm cho con gái chán nản. Những lúc như thế con gái lại trở về nhà. Lần về chơi này con gái ở hơi lâu, bỏ quên hết tất cả những bạn bè ở xa, để suy nghĩ và quan sát nhiều hơn. Mẹ lúc nào cũng giản dị và nồng hậu. Cả đời con gái chưa hề thấy mẹ ghét ai, ở mẹ luôn toát lên một sự đảm đang mà con gái chắc rằng mình khó có thể giống.
    Và con gái chợt nhận ra rằng chỉ cần con gái có nghị lực, có niềm tin vào bản thân và cuộc sống, biết vị tha, biết hy sinh, biết yêu thương người khác thì cuộc sống sẽ như một trò chơi mà con gái luôn là người chiến thắng. Hãy sống cho một ngày mai.
  4. quanbk

    quanbk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/09/2004
    Bài viết:
    1.016
    Đã được thích:
    0
    Vẻ đẹp
    Gấu và Sói ngồi nói chuyện trên trời dưới đất. Cạnh đó có một chị **** đang bay lượn. Chị bay từ cây này sang cây khác. Nhìn thấy chị ****, bác Gấu đưa mắt ngắm nghía.
    - Xem kìa! - Bác nói với anh Sói - Tuyệt diệu làm sao!
    - Ở đâu? - Sói hỏi.
    - Đấy kìa, trên cành cây, ngay trên đầu anh đấy! Một chị ****! Biết bao nhiêu vẻ đẹp trên thân hình chị!...
    - Trên thân hình chị **** ấy à? - Sói cười mỉa.
    - Anh không thích chị **** ấy ư? - Bác Gấu ngạc nhiên.
    - Có cái gì hay ho trong con **** ấy nào?
    - Khỏi nói! - Bác Gấu cãi lại - Anh xem kìa! Chị ấy bay lượn mới nhẹ nhàng uyển chuyển làm sao! Những nét hoa trên đôi cánh đẹp đẽ làm sao! Thật là tuyệt vời!
    - Uyển chuyển ư? Nét hoa ư? Tôi chẳng thấy một cái gì gọi là hay ho cả!
    - Nhưng...
    - Không có "nhưng" gì cả! Cách đây không lâu, tôi nhìn thấy một con Cừu non mũm mĩm. Chà, toàn là thịt! - Sói nói, hai mắt sáng rực lên - Đấy mới thật là đẹp!
    - A! - Bác Gấu nói, vẻ chán chường - Thiết tưởng tôi đã hiểu anh...
  5. quanbk

    quanbk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/09/2004
    Bài viết:
    1.016
    Đã được thích:
    0
    9 quan điểm của một người cha vĩ đại
    TTO - "Bất cứ ai cũng có thể là một người cha, nhưng chỉ những người đàn ông thực sự mới là người cha tốt" (vô danh).
    Một người cha tốt có thể tạo ra tất cả sự khác biệt trong cuộc sống của một đứa trẻ. Anh ta là trụ cột sức mạnh, nâng đỡ và rèn luyện con cái hình thành nhân cách. Công việc của người cha là bất tận, và thường thường, không đòi hỏi sự biết ơn. Nhưng để là một người cha tốt, đôi lúc cũng không phải dễ dàng.
    Sau đây là những quan điểm của một người cha vĩ đại - một người cha bình thường trong cuộc đời của những đứa con.
    1. Cha là người chấp hành kỷ luật tốt. Một người cha tốt sẽ yêu con mình nhưng anh ta không cho phép con mình phạm lỗi. Người cha sẽ kịch liệt phản đối những việc làm không tốt của con mình, sẽ dùng tình yêu thương để bày tỏ quan điểm. Người cha làm điều này bằng sức mạnh của ngôn ngữ, chứ không phải bằng roi vọt.
    2. Người cha cho phép con mình... phạm lỗi. Một người cha tốt nhận ra rằng con mình cũng chỉ là những người bình thường, và chuyện phạm lỗi là một phần trong quá trình phát triển của chúng. Tuy nhiên, người cha cũng thể hiện rõ ràng là nếu con mình cứ lập lại những sai phạm một cách thiếu trách nhiệm thì người cha sẽ không tha thứ.
    3. Tư tưởng cởi mở. Người cha tốt sẽ hiểu rằng mọi thứ đều thay đổi theo thời gian và không cố gắng ép buộc con phải theo một tiêu chuẩn nào như thời của mình. Ông ta sẽ không mong đợi con mình sống giống cách sống của mình, và làm những công việc như mình. Người cha cũng tôn trọng những giá trị và những ý kiến của con cái - nếu điều đó không tổn hại đến gia đình và những người khác.
    4. Người cha dạy con mình nhận thức đúng giá trị mọi thứ. Một người cha tốt không bao giờ để con mình sống mãi trong sự trợ cấp. Người cha sẽ đòi hỏi con mình có công việc để ý thức được giá trị của đồng tiền và tầm quan trọng của học vấn.
    5. Người cha dành thời gian cho con cái. Người cha biết sẽ thú vị như thế nào nếu cùng con mình vui đùa, xem phim hay cổ vũ con cái trong những trận thi đấu nào đó... Người cha sẽ dành thời gian lắng nghe những đứa con mình và có những cuộc chuỵên trò vui vẻ, dễ chịu với chúng. Người cha cũng sẽ dành thời gian để giúp con mình làm bài tập nhà mỗi tối nếu cần thiết.
    6. Người cha đem lại sự thông cảm. Mặc dù người cha có thể là một fan của bóng đá, nhưng nếu con trai của ông không cùng sở thích thì ông vẫn sẵn sàng chấp nhận. Người cha có thể trung thành với những ước mơ của ông nhưng nếu con trai ông ta có những ước mơ không như cha mình, người cha vẫn ủng hộ sự quyết định của con và giúp con vạch ra con đường khác để đi.
    7. Người cha... thách thức con mình. Người cha muốn con mình phải đạt đến mức tốt nhất mà chúng có thể và cho chúng những sự thách thức để giúp chúng phát triển hơn. Điều này có ý nghĩa rằng, người cha sẽ cho chúng những tự do để đối diện và giải quyết những xung đột trong cuộc sống của chúng.
    8. Gia đình đối với người cha là vô giá. Không cần phải đắn đo, người cha sẽ bảo vệ gia đình mình bằng bất cứ điều gì mà ông ta có thể làm được. Người cha cũng sẵn sàng làm thêm công việc để giúp cho cuộc sống gia đình tốt hơn.
    9. Tình thương của người cha luôn mênh mông - vô điều kiện. Đây là phẩm chất vĩ đại nhất của một người cha tốt. Dù rằng người cha có thể thất vọng trước những lỗi lầm của con cái, về những hy vọng dành cho chúng không thành, nhưng người cha vẫn yêu thương con mình mà không cần quan tâm đến những điều đó...
  6. quanbk

    quanbk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/09/2004
    Bài viết:
    1.016
    Đã được thích:
    0
    Thư gởi con trai
    Gởi con của bố,
    Hai bố con đã cãi vã với nhau. Con đã rất bực tức và bố cũng thế. Bố đã mất bình tĩnh, thế là hai bố con ta to tiếng với nhau. Con biết đấy, rốt cuộc là la hét chẳng giúp ích được gì ngoại trừ làm cho mọi thứ đều trở nên tồi tệ hơn.
    Bố rất vui khi tối qua con đã đến và xin lỗi bố. Điều đó bố biết không dễ dàng chút nào, đặc biệt là khi ai cũng nghĩ rằng mình đúng.
    Bố cũng xin lỗi con. Bố đã sai khi mất bình tĩnh như thế. Con biết đó, làm một điều sai thì rất dễ dàng, nhưng lấy lại điều sai đó thì vô cùng khó. Bố cũng cảm thấy rất khó khăn khi nói xin lỗi con, con trai. Nhưng bố thật mừng vì cuối cùng bố cũng đã xin lỗi.
    Có lẽ con không biết đâu, khi con nổi nóng bố cảm thấy như mình mất hết quyền lực. Bố sợ hãi ! Bố không còn điều khiển được cảm xúc nữa. Hoặc là bố phải đấu tranh, hoặc là bố phải trốn chạy. Bố đã chọn cách thứ nhất.
    Nói lời xin lỗi quả khó thật, nó cưỡng lại quy luật tự nhiên về lòng tự ái của con người. Ai cũng luôn nghĩ là mình đúng, trong khi xin lỗi nghĩa là công nhận mình sai. "Xin lỗi", nó cần một sự thay đổi trong tư tưởng, cần phải chấp nhận rằng mình đã sai, cần sự nhún nhường, nghĩa là khước từ những gì mình đã nghĩ trong đầu trước đó.
    Nhưng xin lỗi cũng có cái hại của nó, vì đã xin lỗi rồi thì khi khác, nếu trường hợp y như thế này lại tái diễn thì lời xin lỗi không còn chút giá trị gì hết. Nhưng bố biết rằng xin lỗi là đúng đắn. Bố và con phải rút kinh nghiệm, phải làm thế nào, cư xử thế nào trong tương lai. Và vì vậy hai bố con phải quên đi những lỗi lầm của nhau. Hai bố con không thể mang cái sai trong suốt hành trình còn lại của đời mình.
    Bố rất vui, con trai, con đã đến xin lỗi bố và cho bố cơ hội để xin lỗi con. Hai bố con đã cho nhau cơ hội để tha thứ lẫn nhau, để cả hai bố con mình biết: Bố yêu con như thế nào và con cũng yêu bố đến mức nào.
    Bố của con.
    Đây là bức thư của một người bố gửi một người con sau cuộc cãi vã. Có thể bố mẹ không nói lên thành lời như thế này, nhưng hãy tin rằng trong đầu bố mẹ luôn có một bức thư tương tự như thế. Mỗi khi bạn quá buồn bã và bị tổn thương vì những lời nói của bố mẹ trong lúc giận dữ, hãy đọc bức thư này để xoa dịu lòng mình... Để biết rằng cha mẹ thương yêu chúng ta biết bao nhiêu!
  7. quanbk

    quanbk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/09/2004
    Bài viết:
    1.016
    Đã được thích:
    0
    Thư cho con gái
    Con yêu mến!
    Việc chọn lựa người chồng phải do con tự định đoạt vì việc đó quan hệ trọn đời con. Ý kiến của ba chỉ là để hướng dẫn con phần nào thôi.
    Ba hân hoan tưởng tượng tới một ngày nào đó, con gái ba với cặp má ửng hồng e lệ, giọng nói run run cảm động báo cho ba biết một chàng trai sắp sửa đến xin ba được cưới con.
    Khi ấy ba sẽ hoàn toàn sung sướng với hy vọng rằng chàng rể của ba không phải là một anh chàng quá bảnh trai và khéo nói. Vì một chàng trai như thế thường là được nhiều cô gái si mê và tính tình của họ thường kiêu kỳ, thiếu thủy chung.
    Ba không ưa những anh chàng quá chải chuốt bề ngoài. Sự chải chuốt ấy chiếm quá nhiều thời giờ trong đời họ, đâu còn chỗ dành cho hạnh phúc của kẻ khác.
    Ba không ưa những anh chàng quá lập dị, ăn mặc, cử chỉ lố lăng. Họ đâu biết thích ứng với hoàn cảnh và cư xử cho hợp với xung quanh?
    Ba không ưa những anh chàng tỏ ra quá thông thái. Không ai có thể làm vừa lòng họ. Họ tự phụ với sự hiểu biết của mình, song thực ra họ thường không quyết đoán và kém phần khẳng khái. Trí óc đa tạp của họ dễ làm người khác thán phục nhưng không sưởi ấm được ai.
    Ba không ưa những anh chàng quá ham công tiếc việc. Họ không còn thời giờ để thưởng thức thiên nhiên, không biết sống hồn nhiên đơn giản, và không còn đủ tâm trí khoáng đạt để yêu thương. Công việc của họ chẳng khác gì những vực sâu vùi lắp tâm hồn họ.
    Ba không ưa những anh chàng tỏ ra quá ư đạo đức. Thế giới quan đạo đức của họ che mất cả thế giới hữu hình làm họ thiếu thực tế. Họ thường đòi hỏi quá đáng với người vợ và ít quan tâm đến giá trị của miếng cơm manh áo.
    Ba không ưa những anh chàng quá giàu sang, họ còn bận lo cho sản nghiệp ngày một lớn, của cải ngày một nhiều. Như thế còn đâu cho tình gia đình?
    Ba không ưa? ba không ưa?
    Có lẽ con sẽ nghĩ thầm: thế người ta cũng không ưa ba thì sao?
    Khoan đã! Người chồng của con gái ba thì thế nào mà ba chẳng ưa. Miễn là họ chân thành, nhất là phải quân bình. Ðừng quá thiên lệch về một đức tính nào ba vừa kể trên. Ba chỉ cầu mong ở họ một tâm hồn cao thượng, quả cảm, một ý chí kiên cường và một lòng tận tụy với bổn phận dù ở bất kỳ địa vị nào. Và nhất là phải thật lòng yêu con gái của ba?
    Thôi nhé con yêu. Ðường đời là phía trước dưới bước chân con, ba chỉ là cột mốc bên vệ đường hướng con đến với bến bờ hạnh phúc. Mọi quyết định đều do bởi con mà thôi. Hãy bình tĩnh và tự tin con nhé?
    Ba của con.
  8. quanbk

    quanbk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/09/2004
    Bài viết:
    1.016
    Đã được thích:
    0
    Biến dạng
    Con bé một mình thơ thẩn trước nhà. Nó bỗng thấy một xấp tiền nằm im lìm bên gốc cây bàng. Con bé khẽ khàng cầm lên, lập cập đếm... Đúng 270 ngàn ! Số tiền rất lớn đối với nó. Nó đưa mắt dáo dác nhìn quanh.Phía trên đê, có người phụ nữ đang dắt chiếc xe chậm rãi xuống dốc. Nó chạy nhanh tới, hỏi:
    - Cô, cô có đánh rơi tiền không ?
    Người phụ nữ thoáng ngạc nhiên, rụt rè hỏi lại nó:
    - Cháu nhặt được tiền phải không ?
    Nó gật đầu. Khác vẻ e dè khi nãy, người phụ nữ mạnh bạo hơn:
    - Cô đang đi tìm tiền đây. Khổ quá ! Thoáng cái đã rơi mất số tiền nộp viện phí !
    Nó hồn nhiên chìa ra xấp tiền:
    - Đây phải không cô, cháu vừa nhặt được, cháu gửi lại cô đấy !
    Người phụ nữ hơi cập rập, lúg túng rút đưa cho nó một ít tiền. Nó không nhận. Người phụ nữ dúi vào tay nó rồi hớt hải phóng xe đi.
    Con bé thấy vui vui khi làm được một việc tốt, nhưng vẫn xen lẫn chút băn khoăn.
    Đêm về, nằm bên mẹ, bỗng nó thấy mẹ khóc xót xa. Mẹ nói, mẹ làm rơi 270 ngàn tiền lương. Nghĩ đến cuộc sống tháng ngày tới của hai mẹ con, mẹ ôm nó vào lòng bậm môi nức nở. Nó cay đắng rút ra số tiền người phụ nữ hôm nay đưa. Con bé nghiến răng, run run bóp chặt trong lòng bàn tay non nớt. Những đồng bạc sớm biến dạng trong con mắt dại khờ.
  9. quanbk

    quanbk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/09/2004
    Bài viết:
    1.016
    Đã được thích:
    0
    Mẹ và dư luận
    Lên đại học, học môn tâm lý tôi mới hiểu một phần về sức mạnh dư luận. Nó có thể ví như ngọn gió: hoặc khiến người ta có cảm giác dễ chịu, khoan khoái, hoặc khiến người ta lao đao, khổ sở. Và ngọn gió thứ hai ấy đã đi qua đời mẹ tôi kể từ một ngày?
    Thế là hết, mẹ tôi mất chồng khi tôi vào mẫu giáo và đứa em gái kế tiếp lên hai. Bố tôi ra đi trong một vụ tai nạn đường sông. Hạnh phúc bảy năm chung sống của mẹ lúc ấy như mảnh gương vỡ. Thế là hết, bao nhiêu lo toan, vất vả thời kỳ đầu đất nước mở cửa của gia đình tôi không còn san đều cho hai người mà đã trút hết vào vai mẹ - một người bị bệnh thấp khớp, tay chân lúc nào cũng đau nhức. Thế là hết, biển Đông bây giờ chỉ còn mình mẹ? tát cạn.
    Vẫn còn đó trong nỗi nhớ của tôi bóng dáng mẹ tất tả gánh từng gánh dâu nuôi những mí tằm. Người ta nói ?onuôi lợn ăn cơm nằm, làm tằm ăn cơm đứng?. Tối đến mẹ vừa thái dâu vừa bóp thuốc cho tay đỡ đau, đỡ mỏi. Thương mẹ, tôi chỉ biết vâng lời mẹ... đi ngủ sớm. Mẹ vẫn thức tới khuya, hi vọng ngày mai tằm sẽ nhả tơ! Vẫn còn đó hình ảnh đứa em khóc thét khi đòi vú mẹ. Nóng quá nó không bú được. Tội nghiệp em tôi, nhưng có bao giờ mẹ về trước 12 giờ trưa đâu. Vẫn còn đó ánh lửa chập chờn bóng mẹ mỗi sớm: nồi cơm một bên, nồi cám lợn một bên để cải thiện cuộc sống. Mẹ ngồi xuống, đứng lên một cách chậm chạp. Đứa em thứ ba của tôi sắp ra đời. Sao mẹ lại khóc? Mẹ xoa đầu tôi rồi nhìn vào xa xăm: con chưa hiểu gì đâu. Thế nhưng bây giờ tôi đã hiểu: dư luận từ đó, bão táp từ đó?
    Thật là nghiệt ngã khi đứa em thứ ba của tôi ra đời. Nó sẽ không bao giờ được nhìn thấy và sẽ không được gọi tiếng ?obố? thân thương cho đến khi nó nói được, hiểu được đã đành; nhưng còn mẹ tôi - sống ở nông thôn, nơi tư tưởng phong kiến và cực đoan trong cách phán đoán vẫn còn ăn sâu vào tâm thức của nhiều người thì lời giải thích nào là thỏa đáng khi thời gian bố mất đến lúc em bé ra đời lại rất trùng khớp. Nằm ở giường sinh mà mẹ chỉ có một mình. Họ ngoại thì quá xa, họ nội thì nặng lời cay nghiệt: không thể chấp nhận kẻ đánh rơi chữ hạnh. Câu nói ấy nặng hơn ngàn búa bổ. Họ đến rồi đi ngay với vài món quà để lại. Đó là sự thương tình với mấy đứa cháu mồ côi. Phận làm dâu của mẹ họ coi như không còn. May thay vẫn có bà cụ neo đơn cùng xóm, thân với nhà tôi từ lúc bố còn sống, đến để chia sẻ nước mắt cùng mẹ.
    Ba tháng sau ngày sinh con, mẹ lại ra đồng. Khớp tay mẹ vẫn còn đau nhưng không đau hơn cái nhìn miệt thị như dao cắt của mọi người xung quanh. Theo họ, tội của mẹ là cỏ mộ chồng chưa xanh mà đã... Mẹ cắn răng chịu đựng, ?oông Trời có mắt mà con!?. Sau này tôi thắc mắc thì mẹ chỉ nói thế nhưng tôi biết lúc ấy là cả một sự hi sinh lớn lao.
    Và nỗi đau của mẹ như chất chồng khi không thể chia sẻ cùng ai. Nhưng có tình cảm nào thiêng liêng hơn tình mẫu tử. Dường như mẹ bất chấp tất cả, suốt ngày làm việc để đánh đố với nỗi day dứt trong lòng. Mẹ gửi hai đứa em tôi cho bà cụ. Tiếng khóc trẻ thơ xua tan nỗi cô quạnh của tuổi già nên bà cụ rất thương chúng nó, trông nom, chăm sóc mà không một đồng thù lao. Sáu tháng, một năm rồi hai năm, cuộc sống của mẹ hướng dần về phía mặt trời mọc.
    Đứa em út lớn lên, con bé giống bố như tạc. Mũi cao, mắt đen, sâu là những gì người ta bảo nó ?oăn cắp? từ bố. Thế là rõ, mẹ tôi ?ovô tội? mà không cần một lời thanh minh. Thật ra mẹ cũng bất ngờ về cái thai ấy. Mẹ kể và dự đoán, hóa ra lần cuối cùng mẹ gần bố đã nảy nở một mầm sống. ?oSống phải chịu sự đàm tiếu của dư luận nhưng không phụ thuộc vào dư luận?. Đó là mẹ tôi. Còn tôi luôn coi lời dạy ấy như một bài học trong cách làm việc sau này. Nói vậy nhưng không dễ chút nào nếu tình thương con và niềm tin của mẹ không vượt lên tất cả.
    Kinh tế gia đình tôi từ đó cũng khá lên nhờ mẹ liên tiếp trúng những mí tằm. Một phần là sự giúp đỡ của các cô trong hội phụ nữ xã. ?oNhờ họ mà mẹ con mình bớt khổ?. Mẹ nói với tất cả lòng biết ơn và một chút duy tâm: ?oBố phù hộ các con?.
    Có được một ít vốn, mẹ vào Nam với ngoại. Tôi được gửi cho người dì ruột ở quê để đi học. Thế là mọi người tiếp tục nghi ngờ nhưng với thái độ dễ chịu hơn: chuẩn bị có bố mới rồi nhé, năm năm nay không được gọi bố rồi còn gì... Có lẽ đó là lời ám chỉ mẹ, tôi loáng thoáng hiểu ra nhưng bỏ ngoài tai. Nhớ mẹ, tôi chỉ mong mẹ về thật sớm và họ nói sai. Và cuối cùng, tất cả mọi lời ám chỉ đều sai. Lần đó mẹ chỉ đi chữa bệnh khớp xương hai năm rồi về. Và 15 năm nay, kể từ ngày bố mất, mẹ vẫn ở vậy để nuôi chúng tôi khôn lớn.
    Mẹ không cần chứng minh mà mọi người phải công nhận. Mẹ đã vượt qua ngọn gió thứ hai bằng sức mạnh của tình thương con và niềm tin vào chính mình.
  10. quanbk

    quanbk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/09/2004
    Bài viết:
    1.016
    Đã được thích:
    0
    Giọng hò của mạ
    ?oHò ơ? con chi không có chân mà đi năm rừng bảy rú. Con chi không có vú mà nuôi tám chín người con?? - chú Năm em tôi (nhà thơ Đoàn Vị Thượng) hò đố. Không ai biết trả lời làm sao. Thấy thế mạ tủm tỉm cười hò đáp: ?oHò ơ? Con rắn không có chưn mà đi năm rừng bảy rú. Con gà mái không vú mà nuôi tám chín đứa con??. Các con vỗ tay mừng vì đã ?odụ? được mạ hò. Bởi vì các con biết mạ hò rất hay và có cả một bụng ca dao hò vè. Không phải mười anh em chúng tôi lớn lên trong lời hát ru nôi hiền hòa của mạ đó sao?
    Ba tôi mất đã hơn ba năm nhưng ngày nào mạ cũng cúng cơm, ngày nào bàn thờ ba cũng nghi ngút khói hương. Tôi đi xa về, nhìn lên bàn thờ ba thấy lòng ấm lại, và đôi khi cứ ngỡ còn sống trong hạnh phúc như những ngày còn ba. Mạ nói chừng nào mạ còn sống thì mạ còn cúng cơm cho ba hằng ngày.
    ?oÔng ơi về ăn cơm? - mạ thường khấn khe khẽ như thế khi thắp nhang cho ba như thể ba tôi còn sống và đi chơi đâu đó về muộn. Lúc ấy, trên gương mặt mẹ tôi đọc được lòng thành kính, thương yêu của người dành cho ba. Vâng, đối với mạ ba còn sống mãi bên người.
    Ba tôi được thờ trong chùa Diệu Giác, một ngôi chùa nhỏ khuất trong xóm lao động nghèo đường Trần Kế Xương, quận Phú Nhuận, TP.HCM. Bệ thờ của ba được lót gạch men trắng lúc nào cũng sạch sẽ, trong mùi trầm hương phảng phất mùi thơm kín đáo của bông huệ trắng mạ thay hằng ngày.
    Lúc còn trẻ ba mạ tôi có cuộc sống kinh tế khá dễ chịu. Đến lúc về già ba mạ gần như trắng tay vì nuôi mười đứa con chỉ biết ăn học, đến núi cũng lở. Những đứa con của mạ, cũng kỹ sư, nhà giáo, cũng giám đốc, trưởng phòng như ai nhưng cuộc sống đạm bạc, thậm chí có phần khó khăn.
    Anh Hai Trinh, kỹ sư nông nghiệp, nhận xét về mấy anh em tôi: ?oAnh em mình bị ảnh hưởng ông già chất kẻ sĩ. Đói cho sạch, rách cho thơm?. Bởi vậy, đã ngoài 70 nhưng mạ tôi ngày nào cũng xách giỏ ra ngồi ngoài chợ Tân Định mua đi bán lại những quần áo cũ kiếm tiền mua gạo qua ngày. Mạ tôi về nhà giỏ gạo luôn kè kè một bên vai.
    Một chiều, đi làm về sớm, tôi ngồi nơi bậc cửa nhìn ra đầu hẻm đợi mạ đi chùa về. Bóng mạ từ xa đi tới, đôi vai của mạ bị lệch về bên trái, nơi ngày nào mạ cũng kè kè một giỏ gạo. Nước mắt tôi tự nhiên ứa ra. Bây giờ giỏ gạo không còn nhưng gánh nặng của thời gian làm cho vai người cứ lệch đi.
    Gánh nặng thời gian kia làm sao tính hết? Anh em chúng tôi có những lúc vô tâm không thấy sự hi sinh thầm lặng của người. Cuộc sống như cơn lốc cứ cuốn lấy chúng tôi, vì miếng cơm manh áo chúng tôi thật hiếm khi đến ngồi bên mạ để tâm sự, sẻ chia những vui buồn của cuộc sống thường ngày. Ôi, mạ của chúng con!
    Ngày giỗ ba, sư Nhân - một nhà sư đã hoàn tục, nay chạy xe ôm - đọc bài thơ mừng thọ ba tôi. Bài thơ này anh viết cách đây ba năm, có ý định tặng ba tôi nhưng bài thơ chưa xong thì ba tôi đã ra người thiên cổ. Bây giờ sư Nhân vừa đọc vừa khóc thút thít: ?oTấm lòng ba rộng mở chân trời. Bóng hình ba bóng mát muôn nơi??. Nghe xong mạ tôi ngồi khóc ngon lành, còn chúng tôi lảng đi chỗ khác để kịp giấu những đôi mắt đỏ hoe.
    Gần mười năm trước, nhà ba mạ tôi ở đường Thích Quảng Đức, quận Phú Nhuận. Nhà nhỏ, bạn bè của con cái lại đông, vậy mà ba mạ tôi mở vòng tay đón hết. Dân miền Trung hiếu học nhưng nghèo khó, cơ nhỡ cũng nhiều, thường ghé nhà ba mạ tôi tá túc, ăn học. Tính từ năm 1975 đến gần những năm 1990 cũng có cả trăm người trọ chứ ít gì. Ba tôi sáng sớm cắp cái bàn gỗ đi bộ ra tận đường Võ Thị Sáu ngồi bán vé số. Mạ tôi xách giỏ cuốc bộ ra chợ Tân Định ngồi mua bán áo quần cũ. Mười anh em tôi đứa đi dạy, đứa đi học, đứa bán thuốc lá, con gái thì may hoặc đan lá buông hợp tác xã.
    Dạo đó toàn thành phố ăn bo bo, riêng nhà tôi bo bo cũng không có mà ăn, phải ăn khoai mì trừ bữa. Đói đến vàng mắt. Dẫu vậy, ba mạ tôi đều coi bạn bè của con như con cháu trong nhà, gặp bữa có gì ăn đó, mỗi người nhín một chút mà vui. Sau này, những người bạn của các con đã lớn khôn, trưởng thành, mỗi người mỗi công việc, mỗi dịp tết đến thường ghé nhà thăm ba mạ tôi kèm theo món quà nho nhỏ, khi thì chai rượu khi thì gói trà?
    Có những hôm vui, mạ và các con ngồi chuyện trò. Các con nói mạ hò đi mạ. Mạ cất giọng hò. Tiếng mạ vẫn còn hay. Mạ có thể ngồi hò cả buổi mà không hết ?ocả bụng? ca dao hò vè. Mạ kể: hồi nhỏ, ông ngoại kêu mấy chị em ra sân tập hò vào những đêm trăng sáng. Ai hò dở hoặc không thuộc thì bị roi mây vào đít. Mạ là người hò khá nhất trong mấy chị em.
    Một hôm, làng mở hội thi hò nam nữ đối đáp. Dân làng tụ tập trước sân đình lớp trong lớp ngoài. Mấy chị em muốn đi coi nhưng ông ngoại bắt nằm ngủ vì? còn con nít. Năm đó mạ mới 12 tuổi. Mạ nằm trằn trọc không ngủ được vì những tiếng hò theo gió từ sân đình vọng về. Ông ngoại kêu dậy hỏi có thích đi nghe hò không. Mạ nói thích. Ông ngoại ra điều kiện: tới đó thì phải hò mới cho đi. Mạ gật đầu đại.
    Tới sân đình gặp lúc người làng Lệ Thủy quê mạ hò thua làng Bố Trạch, ông ngoại tức khí kêu mạ ra hò. Mạ còn? con nít, ông ngoại phải đỡ lên ngồi trên vai để mọi người thấy. Tiếng mạ thanh mà lanh lảnh, nhưng điều quan trọng nhất là tài ứng khẩu đối đáp ngay với bên kia, nếu chậm thì coi như thua. Những hội thi hò như thế thường kéo dài đến quá nửa đêm và phần thắng luôn nghiêng về phía làng Lệ Thủy. Thế rồi, trong những chàng trai mến mộ giọng hò của mạ có ba tôi...

Chia sẻ trang này