1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Quà Tặng Cuộc Sống.

Chủ đề trong 'Cao Bằng - Bắc Kạn' bởi huylai85vn2006, 23/08/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. quanbk

    quanbk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/09/2004
    Bài viết:
    1.016
    Đã được thích:
    0
    Người nghệ sĩ dương cầm
    TTO - Tôi tên là Mildred Hondorf. Tôi nguyên là giáo viên dạy môn âm nhạc trường trung học Des Moines, bang Iowa (Hoa Kỳ), và tôi đã làm việc này hơn 30 năm nay. Sau từng ấy năm dạy học, tôi nhận ra rằng, mỗi đứa trẻ có một khả năng cảm thụ âm nhạc khác nhau. Tôi không bao giờ thấy thích thú với những gì được gọi là phi thường, dù rằng tôi đã từng dạy cho không ít những sinh viên tài năng.
    Tuy nhiên, tôi có thể sẻ chia cùng mọi người những gì tôi vẫn thường gọi là những học trò ?obiết vượt qua thử thách của âm nhạc?. Một trong số đó là Robby. Năm 11 tuổi, Robby được mẹ cậu đưa đến lớp nhạc của tôi. Thật tình thì tôi thích các em học sinh đi học ở lứa tuổi sớm hơn, và đó là những gì tôi đã giải thích cho Robby nghe. Nhưng cậu bé đã nói với tôi về ước mơ cả đời của mẹ cậu là được nghe con trai của mình chơi đàn dương cầm. Chính vì thế, tôi đã nhận Robby vào học.
    Robby bắt đầu những bài học đầu tiên để chơi dương cầm. Và ngay khi cậu ta bắt đầu, tôi đã nghĩ đó thực sự là những nỗ lực vô vọng. Mặc dù đã cố gắng rất nhiều nhưng dường như cậu bé thiếu những cảm nhận âm nhạc và bị hổng kiến thức về những điệu cơ bản. Nhưng mặt khác, Robby cũng đã nghiêm túc nhìn lại trình độ cảm thụ âm nhạc của mình và cũng phần nào đáp ứng các yâu cầu mà tôi đề ra đối với học trò của mình.
    Robby vẫn không ngừng cố gắng luyện tập từ tháng này qua tháng khác trong khi tôi chăm chú lắng nghe và tìm cách để động viên cậu bé. Cuối mỗi tuần, Robby đều nói với tôi ?oMột ngày nào đó. Mẹ sẽ đến để nghe em đàn?. Nhưng dường như chẳng có mảy may hy vọng gì cả. Cậu ấy không có năng khiếu bẩm sinh. Tôi chỉ biết mẹ của cậu bé khi thấy bà đứng từ xa vẫy tay hoặc đứng chờ Robby bên cạnh chiếc xe hơi cũ kỹ. Bà ta chỉ vẫy tay, mỉm cười nhưng không bao giờ tiến lại gần.
    Một ngày nọ, Robby không đến lớp học. Tôi đã nghĩ đến việc đi gọi cậu bé nhưng lại cho rằng đó là do cậu ta nhận ra mình không có năng lực và quyết định từ bỏ âm nhạc để theo đuổi điều gì đó. Tôi thở phào nhẹ nhõm khi thấy Robby không đến lớp nữa.
    Vài tuần sau, tôi gửi thư mời tham dự buổi biểu diễn báo cáo kết thúc khóa học đến nhà của các em học sinh. Đáp lại sự ngạc nhiên của tôi, Robby (cũng nhận được giấy mời) xin tôi cho phép cậu cùng tham gia chương trình này. Tôi cho cậu bé biết buổi biểu diễn chỉ dành cho các học sinh theo học trọn khóa, và bởi vì cậu bé đã bỏ lớp giữa chừng nên không thể tham gia được.
    Robby nói rằng mẹ cậu bé bị bệnh, và không thể đưa cậu đến lớp học, thế nhưng cậu vẫn tập luyện đều đặn. ?oEm sẽ chơi được!? ?" cậu quả quyết. Tôi không biết cái gì đã khiến tôi gật đầu đồng ý. Có thể đó là thái độ chân thành của cậu bé mà cũng có thể là có điều gì đó trong tôi nói rằng đó là một hành động đúng đắn.
    Buổi tối biểu diễn cũng đến. Sân thể dục của trường học đầy ắp khán giả. Tôi để cho Robby biểu diễn cuối cùng trong chương trình trước khi có thể bước ra sân khấu để nói lời cảm ơn tới tất cả mọi người đã tham dự. Tôi nghĩ rằng điều đó không có hại gì cho Robby, và khi cậu ấy biểu diễn ở cuối chương trình, tôi có thể ngưng ngang phần diễn tệ hại của cậu ấy bằng cách ?ohạ màn? kết thúc.
    Buổi biểu diễn đi dần đến kết thúc. Các em học sinh đã lần lượt lên trình diễn. Cuối cùng, Robby tiến ra sân khấu. Cậu bé mặc một quần áo nhăn nhúm, và mái tóc thì rối tung lên. ?oTại sao cậu bé lại ăn mặc không giống những học sinh khác?? ?" tôi nghĩ ?" ?oTại sao mẹ cậu bé không chải chuốt, diện cho cậu ấy trông thật lịch sự trong buổi tối đặc biệt này kia chứ? Ít nhất bà ta cũng nên làm thế!?.
    Robby bước đến bên cây đàn dương cầm và bắt đầu. Tôi ngạc nhiên quá đỗi khi nghe Robby thông báo rằng cậu sẽ chơi bản Concerto số 12, cung Đô trưởng của Mozart. Tôi còn chưa chuẩn bị tinh thần để nghe nữa là?
    Những ngón tay của cậu bé lướt trên bàn phím, chúng như nhảy múa thật nhanh nhẹn và thông minh phía trên những phím đàn bằng ngà. Cậu bé dìu dắt từng phím đàn qua các cung bậc: lúc bổng, lúc trầm, khi nhanh, khi chậm rãi, du dương. Từng nốt nhạc trong bản hòa tấu của Mozart được cậu bé chơi một cách thật ấn tượng. Tôi chưa từng nghe bất cứ ai chơi nhạc của Mozart hay đến thế ở độ tuổi như Robby. Sau sáu phút rưỡi, Robby kết thúc phần trình diễn của mình. Ngay lập tức, tất cả mọi người đều đứng lên và vỗ tay tán thưởng không ngừng!
    Quá đỗi sung sướng và bất ngờ, tôi chạy ra sân khấu, ôm chặt lấy Robby và nói ?oCô chưa bao giờ nghe ai đàn hay đến thế! Làm sao em có thể làm được điều đó??. Thông qua chiếc micro, cậu bé nói ?oThưa cô!... Cô có nhớ em đã từng nói với cô rằng mẹ em bị ốm? Thực sự là mẹ em bị ung thư, và đã qua đời vào sáng nay. Mẹ em bị điếc bẩm sinh và đêm nay là lần đầu tiên mẹ có thể nghe em chơi đàn dương cầm. Chính vì thế, em phải làm điều gì đó thật đặc biệt?.
    Tất cả mọi người đều lặng đi, không ai cầm được nước mắt. Khi những nhân viên của Trung tâm xã hội đến đưa Robby đến trại trẻ mồ côi, tôi để ý thấy đôi mắt họ cũng đỏ hoe và ngấn lệ. Tôi nghĩ rằng cuộc đời mình đã trở nên giàu có hơn, may mắn hơn kể từ khi Robby là học trò của mình.
    Không, tôi không bao giờ có được sự kỳ diệu trong cuộc sống, nhưng tối hôm đó, tôi đã trở thành sự diệu kỳ của Robby. Cậu bé đã dạy cho tôi một bài học thật quý báu. Đó là bài học về ý nghĩa của sự kiên nhẫn, tình yêu thương, sự tin tưởng và biết nắm bắt lấy những cơ hội mà người khác trao cho mình. Tôi tin rằng: có những thiên thần luôn ở quanh ta, có những thiên thần luôn ở bên cạnh ta, và cả ở bên trong mỗi người chúng ta. Ai cũng có ít nhất một thiên thần trong cuộc đời mình?
  2. quanbk

    quanbk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/09/2004
    Bài viết:
    1.016
    Đã được thích:
    0
    Thần Hạnh Phúc
    Có một cậu bé muốn được gặp Thần Hạnh Phúc. Cậu bé nhét quần áo vào một chiếc balô bé xíu, cùng một hộp bánh quy và một lon nước ngọt rồi lên đường.
    Đi được qua ba khu phố, cậu bé bỗng nhìn thấy một cụ già. Cụ ngồi trong công viên, nhìn chăm chăm lũ chim bồ câu. Trông bà cụ có vẻ buồn và xanh xao... Cậu bé lại gần bà cụ, lấy hộp bánh và lon nước ngọt trong balô ra mời. Bà cụ lúc đầu hơi ngại ngần, nhưng rồi bà cũng nhận lấy những chiếc bánh và mỉm cười. Nụ cười của bà ấm áp tới mức làm cho cậu bé không thể không vui vẻ theo... Họ ngồi trong công viên cả buổi chiều, ngắm cảnh và mỉm cười, nhưng không ai nói lời nào...
    Trời gần tối, cậu bé thấy mình bắt đầu mỏi và phải ra về. Bà cụ ôm lấy cậu bé trước khi cậu rời khỏi công viên. Một nụ cười tươi thay cho lời chào tạm biệt...
    Khi cậu bé về đến nhà, bà mẹ rất ngạc nhiên khi nhìn thấy khuôn mặt cậu bé sáng bừng.
    - Con có chuyện gì mừng rỡ thế? - Bà mẹ hỏi cậu bé.
    - Hôm nay con đã tìm được Thần Hạnh Phúc. Con còn ăn trưa với bà ấy nữa! - Cậu bé hào hứng.
    Cũng trong lúc đó, bà cụ trở về nhà. Con trai bà ra mở cửa và hỏi:
    - Mẹ ơi, hôm nay trông mẹ có vẻ vui???
    Bà cụ đáp:
    - Trưa nay mẹ đã ăn bánh với Thần Hạnh Phúc. Con biết không, vị thần này trẻ hơn mẹ tưởng rất nhiều...
    Hạnh phúc giản dị hơn chúng ta tưởng nhiều... đôi khi chỉ là cảm giác mình được hiểu và chia sẻ, dù chỉ trong im lặng...
  3. quanbk

    quanbk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/09/2004
    Bài viết:
    1.016
    Đã được thích:
    0
    Cánh én báo tin vui
    Lần đầu tiên chúng tôi gặp nhau, cô bé đang xây những toà lâu đài cát trên bãi biển. ?oCháu chào chú!?, cô bé ngước đôi mắt xanh thẳm như mặt đại dương nhìn tôi. Tôi chỉ gật đầu, không muốn bị một đứa trẻ con lẵng nhẵng bám theo. ?oCháu đang làm thợ xây. Chú thử mà xem. Cát mịn thích lắm. ?, cô bé rủ rê. Xiêu lòng bởi ánh mắt và giọng nói thân thiện của cô bé, tôi đưa tay tháo dép. Đúng lúc đó một con chim nhỏ ở đâu bay tới, lượn trên đầu chúng tôi, miệng líu ríu vui tai. ?oChắc có tin vui đấy!?, cô bé nói. ?oCái gì??, tôi ngỡ ngàng. ?oMẹ cháu bảo chim én biển mang tin vui tới cho mọi người?, cô bé giải thích.
    Con chim bay dọc theo bãi cát và mất hút. ?oThế là vĩnh biệt niềm vui, chào mi sự đau khổ!?, tôi lẩm bẩm. Tôi đang trong tâm trạng chán nản. ?oChú tên gì vậy??, cô bé hỏi. ?oChú là Ruth, Ruth Peterson. Thế còn cháu?? ?oTên cháu là Wendy, cháu lên 6 tuổi rồi.
    Những tuần tiếp theo qua đi với bao nhiêu điều bực bội và thất bại trong công việc, thêm vào đó mẹ tôi đang ốm mà tôi không thể trở về thăm được. Nhìn mặt trời hừng đỏ nơi đường chân trời tôi ước ao ?oGiá có chú én biển nào đem tin vui đến với mình ?? . Lái xe ra chỗ hôm trước, tôi đi lại trong làn gió biển lạnh, ngóng chờ tiếng líu ríu báo tin vui ?oChú có chuyện không vui phải không?, tiếng trẻ con vọng lại từ sau lưng tôi. ?oKhông?, tôi hơi bực bội vì bị một đứa trẻ bắt quả tang, ?oChú cháu mình chơi cái gì đi, đố chữ nhé??. ?oCháu không biết chơi?, cô bé bật cười và đáp bằng một giọng vô tư , vui vẻ. ?oVậy mình đi dạo vậy. Nhà cháu ở đâu?? ?oỞ đằng kia?, cô bé trỏ tay về phía một ngôi nhà gỗ dùng để nghỉ mùa hè. ?oLạ thật, hiện đang tiết đông kia mà?, tôi thầm nghĩ. ?oCháu học trường nào??, tôi hỏi tiếp. ?oCháu không đi học. Mẹ cháu bảo đang kì nghỉ?. Trong lúc chú cháu tôi dắt tay nhau đi dọc bờ biển, nhìn cô bé líu lo, tôi thấy lòng mình nhẹ nhõm hẳn. Bất giác tôi mỉm cười.
    Ba tuần sau, trong trạng thái gần như hoảng loạn, tôi gặp lại Wendy. Tình thật nếu bữa đó tôi gặp được mẹ của Wendy, tôi đã yêu cầu bà giữ cô bé trong nhà, thế nhưng Wendy vẫn chỉ có một mình trên bãi cát. ?oHôm nay chú muốn ở đây một mình? , không quay mặt lại, tôi nói với cô bé đang tiến lại gần. ?oSao vậy, chú??, Wendy hỏi. ?oSao nữa??, tôi quay người lại và hét lên, ?oVì mẹ chú mất chứ sao nữa?. Ngay lập tức tôi hối hận. Tại sao mình lại nói chuyện này với một đứa trẻ con! ?oVậy hôm nay là ngày buồn của chú?, cô bé khẽ thì thào. ?oPhải. Hôm nay, hôm qua, ngày mai và mãi mãi?. ?oThế có đau không??. ?oCái gì đau??, tôi ngạc nhiên. ?oKhi mẹ chú chết ấy?. ?oTất nhiên rồi? , tôi đáp sẵng giọng rồi leo lên xe rồ máy.
    Một tháng sau, tôi quay trở lại bãi biển. Không thấy bóng dáng Wendy đâu. Cảm thấy mình có lỗi, tôi tới gõ cửa căn nhà cô bé đã chỉ. Mở cửa cho tôi là một phụ nữ còn trẻ có mái tóc màu mật ong. ?oThưa bà, tôi là Ruth Peterson. Hôm nay không thấy cháu Wendy ngoài bãi nên tôi ghé qua. Cháu có nhà không, thưa bà??. Mời tôi và nhà xong người phụ nữ nói: ?oCháu nó nhắc tới anh nhiều, tôi cũng dặn cháu là đừng làm phiền anh. Nếu quả cháu có làm điều gì không phải, xin anh tha thứ?. ?oBà đừng hiểu lầm. Wendy là đứa trẻ rất đáng yêu. Cháu đâu, thưa bà??. ?oWendy qua đời tuần trước. Chắc nó không nói với anh là nó bị bệnh máu trắng?, người phụ nữ nghẹn ngào. Tôi câm lặng, hai tay bấu chặt thành ghế. Tôi thấy khó thở. ?oHình như cháu nó có để lại cho anh một vật gí đó?Anh có thể chờ tôi một lát được không??
    Tôi thẫn thờ gật đầu. Trong lúc mẹ Wendy lục lọi gì đó trên giá sách, tôi cố lấy lại tỉnh táo. Mẹ Wendy trao cho tôi một bì thơ, trên đề ?oGửi chú P. ? viết nắn nót bằng thứ chữ xiêu vẹo của trẻ con. Bên trong là một bức tranh tô chì màu. Bãi cát vàng, biển xanh và một chú én biển màu nâu. Phía dưới là dòng chữ: ?oCon én này mang tin vui đến cho chú?
  4. quanbk

    quanbk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/09/2004
    Bài viết:
    1.016
    Đã được thích:
    0
    Cô giáo
    Sự nhẫn nại của tôi sắp cạn. Không lẽ ngày nào tôi cũng phải nhắc Nicole đem trả cuốn truyện tranh mà cô bé đã mượn của trường. Đã hơn 3 tuần nay, hễ tôi hỏi tới là cô bé lại cúi mặt nhìn xuống đất, lúng búng trong miệng: "Xin lỗi cô, con quên mang theo". Đã mấy lần tôi định tới nhà Nicole đòi lại cuốn sách của trường.Gọi là trường nhưng thực sự chỉ là một lớp dạy chữ miễn phí, được mở ra ở một vùng quê châu Phi hẻo lánh. Một hội đoàn từ thiện đã thuê tôi, một cô giáo mới ra trường, đến đây đứng lớp.
    Học trò của tôi là con cái của những người nông dân suốt ngày cặm cụi trên những cánh đồng ngô cháy nắng. Đa số trẻ con ở đây phải ở nhà bế em, lo nấu nướng hoặc ra đồng giúp cha mẹ từ sáng đến tối. Chỉ chừng hai chục đứa được cha mẹ cho đi học ở chỗ chúng tôi. Cuộc sống ở đây thật chán, tôi chỉ mong cho hết hạn hợp đồng để thoát khỏi nơi này.
    Sau khi học hết bộ chữ cái và học ráp vần, Nicole được thưởng. Chúng tôi cho con bé mượn một cuốn truyện tranh chữ in thật to, dày chừng hơn chục trang, trong một tuần phải trả. Vậy mà Nicole cứ lần lữa. Bực mình, một bữa nọ tôi dọa rằng nếu làm mất sách sẽ bị đuổi học, con bé nghe vậy hốt hoảng đáp: "Em thề là sách không bị mất, chỉ tại em quên".
    Tối hôm đó, mất hai giờ đồng hồ vượt qua mấy quãng đồng trống tối tăm, tôi tìm đường đến xóm nhà Nicole. Người ta chỉ cho tôi một túp lều vách đất, mái tranh. Bước tới sát cánh cửa đan bằng thân sậy khép hờ, tôi nghe thấy những tiếng ê a ngắc ngứ: "Bà..tờ...iê nờ iên...tiên...bà tiên...". "Bà tiên hiện ra và bảo...Đọc lại nào. Chậm thôi", một giọng trẻ con khác ra chiều bảo ban.
    Tôi nhìn qua khe cửa. Khoảng sáu bảy đứa trẻ đầu tóc xoăn tít ngồi xếp bằng quanh bếp lửa. Cạnh chúng là một người phụ nữ trẻ và một bà lão. Ngón tay dò trên cuốn sách (chính là cuốn truyện tranh mà Nicole mượn ở trường không chịu trả suốt mấy tuần nay), hai người lớn chụm môi cố vật lộn với mấy tiếng "i ê nờ iên" đang mắc kẹt trong cổ họng. Đám trẻ con đã đọc xong câu văn, ngóng cổ chờ hai người phụ nữ đánh vần nốt. "Cô giáo" Nicole đang háo hức chỉ bảo "học trò".
    "Khi cháu nó khoe đã đọc được sách, tôi không tin", người mẹ trẻ đến mức đáng kinh ngạc của Nicole phân bua, khi tôi đã vào nhà. "Ông bà tôi, cha mẹ tôi, rồi tới các anh các chị tôi không ai biết chữ cả. Tôi cũng không nốt. Mới mười bốn tuổi tôi đã đẻ Nicole, thời gian đâu mà học", người phụ nữ trẻ lấy chiếc khăn lau mồ hôi lấm tấm trên cánh mũi. "Nó bảo, mẹ và bà cứ thử xem, con chỉ cho. Rồi nó rủ thêm mấy đứa con nhà hàng xóm cùng học. Từ cha sinh mẹ đẻ có bao giờ tôi mơ được học chữ. Giờ tôi biết khá khá rồi đấy. Tôi đọc cô giáo nghe thử nhé", bà của Nicole ngượng nghịu nhìn xuống cuốn sách lấm lem nhọ nồi.
    Cũng như ở trên lớp, Nicole lại cúi gằm mặt xuống đất. Nó thì thào qua tiếng nấc: "Con xin cô, cô đừng mách. Con không muốn bị đuổi học". Và nó tròn mắt ngạc nhiên trước câu trả lời nghẹn ngào của tôi: "Ồ không, Nicole. Người đáng bị đuổi là cô kia".
  5. quanbk

    quanbk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/09/2004
    Bài viết:
    1.016
    Đã được thích:
    0
    Kiểm tra sự tự tin
    Đó là một bài kiểm tra kỳ lạ nhất từ khi tôi đi học. Hôm đó, thầy giáo vào lớp và phát cho mỗi người chúng tôi một bài kiểm tra toán. Bài kiểm tra được chia làm đề riêng lẻ, có ghi chú rất rõ ràng ngay từ đầu: loại một gồm những câu hỏi vừa dễ, vừa khó, nếu làm hết sẽ được 10 điểm. Loại 2 là đề bài ở mức trung bình, làm hết sẽ được 8 điểm. Loại 3 có tổng điểm là 6 với những câu hỏi rất dễ. Học sinh có quyền lựa chọn làm một trong ba đề đó. Vì thời gian khá gấp gáp, lại e ngại không làm được bài khó nên phần lớn, chúng tôi đều cắm đầu vào làm ngay loại đề số 3 hoặc số 2 cho ăn chắc.
    Một tuần sau khi thầy giáo trả bài kiểm tra, chúng tôi còn ngạc nhiên hơn lúc nhận được đề bài vì thầy không hề chấm, cứ ai làm dề nào thì thầy cho đúng tổng điểm của đề đó, bất kể sai hay đúng. Quá ngạc nhiên, chúng tôi đã hỏi thầy, các bạn có biết câu trả lời của thầy là gì không?
    Thầy đã nói với chúng tôi rằng đó không phải là bài kiểm tra kiến thức mà là bài kiểm tra sự tự tin. Thầy nói ai trong chúng tôi cũng muốn đạt điểm 10 nhưng ít ai dám vượt qua thử thách để biến ước mơ đó thành sự thật. Chúng tôi biết nếu làm đề 10 điểm, chúng tôi sẽ phải làm thêm những câu hỏi khó nên đã bỏ cuộc ngay từ đầu mà không hề ngó qua để nhận thấy rằng số câu rất dễ trong đề này cũng vừa tròn với tổng số điểm là 6
    Có những việc nhìn bề ngoài thì tưởng chừng như là khó nên chúng ta thường rút lui ngay từ phút đầu tiên mà không hề cân nhắc. Nhưng đôi khi chúng ta cũng nên mạo hiểm một lần vì nếu không vượt chướng ngại vật thì làm sao biết khả năng của mình đến đâu, và làm sao về đích như ước mơ của mình.
  6. quanbk

    quanbk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/09/2004
    Bài viết:
    1.016
    Đã được thích:
    0
    Sỏi hay Kim cương?
    ''Tại sao chúng em phải học tất cả những điều ngu ngốc này?''
    Trong tất cả những câu hỏi và phản đối mà tôi đã nghe từ học trò của mình suốt bao nhiêu năm dạy học đây là câu mạnh nhất. Tôi trả lời học trò của mình bằng một câu chuyện sau.
    Một đêm, một đám người du mục chuẩn bị nghỉ đêm giữa đồng thì bất ngờ họ thấy mình bị bao quanh bởi một luồng sáng. Họ tin là thiên thần đang đến với họ. Họ chờ đợi với niềm tin rằng thiên thần sẽ nói cho họ những điều quan trọng chỉ dành riêng cho họ thôi.
    Một giọng nói vang lên ''Hãy nhặt tất cả những viên sỏi xung quanh. Bỏ chúng vào trong túi mang theo bên mình. Hãy đi một ngày và đêm mai các anh sẽ thấy vui mừng và cả nỗi buồn.''
    Sau khi thiên thần biến mất, những người du mục ngạc nhiên và thất vọng. Họ chờ đợi một sự khám phá lớn, những bí mật giúp họ trở nên giàu có, mạnh khỏe và làm bá chủ thế giới. Nhưng thay vào đó họ chỉ phải làm một việc cỏn con không có ý nghĩa gì cả. Dẫu sao, nghĩ đến lời nói của thiên thần, mỗi người cũng nhặt vài viên sỏi rồi bỏ vào túi dù không hài lòng chút nào.
    Đi suốt một ngày, khi đêm đến họ dừng chân cắm trại. Mở túi ra họ thấy những viên sỏi đã trở thành những viên kim cương. Họ vui mừng vì có kim cương, nhưng cũng buồn tiếc đã không lấy thêm vài viên sỏi nữa.
    Tôi có một học trò, tên Alan, từ thời kỳ đầu tiên đi dạy học đã chứng minh chuyện trên là sự thật. Khi Alan học lớp 8, cậu bé này rất giỏi ''gây chuyện'' và hay bị đuổi học. Cậu ta đã trở thành một tên ''anh chị'' trong trường và trở thành bậc thầy về ''chôm chỉa''.
    Mỗi ngày tôi cho học trò học thuộc lòng những câu danh ngôn. Khi điểm danh, tôi đọc đoạn đầu của một câu danh ngôn. Để được điểm danh, học trò phải đọc nốt phần cuối của câu danh ngôn.
    ''Alice Adams - Không có thất bại ngoại trừ...''
    ''''Không tiếp tục cố gắng'', em có mặt thưa thầy Schlatter.''
    Như vậy đến cuối năm, những học trò của tôi nhớ được khoảng 150 câu danh ngôn.
    ''Nghĩ bạn có thể, nghĩ bạn không thể - cách nào cũng đúng!''
    ''Nếu bạn thấy chướng ngại, bạn đã rời mắt khỏi đích đến.''
    ''Người cay độc là người biết giá cả mọi thứ nhưng chẳng biết giá trị của cái gì cả.''
    Và tất nhiên câu danh ngôn của Napoleon Hill ''Nếu bạn nghĩ ra nó, và tin vào nó, bạn có thể đạt được nó.''
    Alan là người phản đối nhiều nhất về cách học này - một ngày kia cậu bị đuổi khỏi trường và biến mất suốt năm năm. Một ngày nọ, cậu ta gọi điện thoại cho tôi. Cậu vừa được bảo lãnh ra khỏi trại cải tạo.
    Sau khi cậu ta bị ra tòa và cuối cùng bị chuyển đến trại cải tạo trẻ vị thành niên vì những điều mình đã làm, cậu ta chán ghét chính bản thân mình và cậu đã lấy dao cạo cắt cổ tay mình.
    Cậu kể ''Thầy có biết không, em nằm đó khi mà sự sống đang chảy ra khỏi thân thể em, em chợt nhớ đến một câu danh ngôn thầy đã bắt em chép đi chép lại 20 lần một ngày. ''Không có sự thất bại trừ việc không tiếp tục cố gắng.'' Và đột nhiên em thấy nó có ý nghĩa. Nếu em còn sống, em không thất bại, nhưng nếu em để cho mình chết, em sẽ thất bại hoàn toàn. Vì thế với sức lực còn lại em gọi người tới cứu và bắt đầu một cuộc sống mới.''
    Khi cậu nghe câu danh ngôn đó, nó là viên sỏi. Khi cậu cần một chỉ dẫn vào thời điểm quan trọng của cuộc đời, nó trở thành viên kim cương. Và như tôi nói với bạn, hãy tìm cho mình thật nhiều viên sỏi, và bạn sẽ nhận được những viên kim cương.
  7. quanbk

    quanbk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/09/2004
    Bài viết:
    1.016
    Đã được thích:
    0
    Một vài dòng...
    Nhiều năm về trước, một ủy viên chấp hành khá cao tuổi của một công ty dầu lửa đã đưa ra một quyết định sai lầm làm công ty thiệt hại hơn 2 triệu đôla. John D. Rockefeller lúc đó là người đứng đầu tập đoàn này. Vào cái ngày đen tối mà tin tức khủng khiếp trên được lan truyền ra, hầu hết các nhân viên và ủy viên khác của công ty đều lo lắng và muốn tránh mặt Rockefeller, không ai muốn bị liên lụy gì.
    Chỉ trừ có một người, đó chính là ủy viên đưa ra quyết định sai lầm kia. Ông ta là Edward T. Bedford. Rockefeller ngay hôm ấy hẹn gặp Bedford và Bedford rất đúng giờ. Ông ta đã sẵn sàng nghe một "bài diễn thuyết" nghiệt ngã từ Rockefeller.
    Khi Bedford bước vào phòng Rockefeller, ông vua dầu lửa đang ngồi cạnh bàn, bận rộn viết bằng bút chì lên một tờ giấy. Bedford đứng yên lặng, không muốn phá ngang. Sau vài phút, Rockefeller ngẩng lên.
    - A, anh đấy hả, Bedford? - Rockefeller nói rất bình tĩnh - Tôi nghĩ là anh đã nghe tin những tổn thất của công ty chúng ta rồi chứ?
    Bedford đáp rằng ông đã biết rồi.
    - Tôi đã suy nghĩ rất nhiều về điều này - Rockefeller nói - Và trước khi tôi nói chuyện với anh, tôi đã ghi ra đây vài dòng.
    Sau này, Bedford kể lại cuộc nói chuyện của ông với Rockefeller như sau: Tôi thấy rõ dòng đầu tiên của tờ giấy mà ông chủ đã "viết vài dòng" là: "Những ưu điểm của Bedford". Sau đó là một loạt những đức tính của tôi, kèm theo là miêu tả vắn tắt rằng tôi đã giúp công ty đưa ra quyết định đúng đắn được 3 lần và giúp công ty kiếm được gấp nhiều lần số tiền tổn thất lần này.
    Tôi không bao giờ quên bài học ấy. Trong nhiều năm sau, bất kỳ khi nào tôi định nổi cáu với người khác, tôi đều bắt mình phải ngồi xuống, nghĩ và viết ra một bảng liệt kê những ưu điểm của người đó, dài hết sức có thể. Khi tôi viết xong bản đó thì thường tôi cũng thấy bớt cáu rồi.
    Không biết là thói quen này đã giúp tôi bao nhiêu lần tránh được những sai phạm tôi có thể có: đó là nổi cáu một cách mù quáng với người khác.
    Tôi biết ơn ông chủ tôi vì thói quen này, và bây giờ tôi giới thiệu nó cho tất cả các bạn.
  8. quanbk

    quanbk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/09/2004
    Bài viết:
    1.016
    Đã được thích:
    0
    Sự tha thứ
    Một lỗi lầm nhỏ được tha thứ đã trở thành kỷ niệm đẹp trong đời người. Đây dường như cũng là bài học cuộc sống quý giá mà mỗi cá nhân cần học.
    43 năm là thời gian quá dài để có thể nhớ tên của một người mà ta chỉ tình cờ gặp gỡ. Song, tôi không bao giờ quên tên một bà lão khách hàng hồi tôi đi giao báo ở Marinette, Wisconsin (Mỹ), khi ấy tôi mới 12 tuổi. Vâng, dường như chỉ mới hôm qua bà đã dạy tôi bài học về sự tha thứ mà tôi muốn một ngày nào đó sẽ kể lại.
    Vào một buổi chiều thứ bảy vô công rồi nghề, tôi và một đứa bạn ngồi ở góc rất kín đáo trong vườn nhà bà lão và ném đá lên mái nhà của bà. Mục tiêu của trò chơi là quan sát những hòn đá lăn thành chùm xuống mái nhà rồi bắn xuống vườn như những ngôi sao chổi từ trên trời rơi xuống. Tôi tìm thấy một viên đá nhẵn thín và lia nó đi. Vì quá trơn nên hòn đá tuột khỏi tay tôi và bay thẳng về hướng cửa sổ phía sau nhà bà lão. Cửa kính vỡ vụn. Chúng tôi chạy trốn khỏi vườn nhà bà nhanh hơn bất cứ ngôi sao chổi nào chúng tôi đã tạo ra từ mái nhà bà trong buổi chiều hôm đó.
    Tối đầu tiên, nỗi sợ hãi bị bắt đã lấn át cả sự lo lắng cho bà lão với cái cửa sổ bị vỡ. Song, vài ngày sau đó, khi chắc chắn rằng mình không bị phát hiện, tôi bắt đầu thấy hối hận. Bà vẫn đón tôi bằng nụ cười thường lệ mỗi khi tôi giao báo, nhưng tôi không còn cảm thấy tự nhiên mỗi khi gặp bà nữa.
    Tôi quyết tâm tiết kiệm tiền giao báo và trong vòng ba tuần tôi đã có 7 USD, theo ước tính đủ để trả cho việc chữa cái cửa. Tôi bỏ tiền vào một phong bì kèm theo một lá thư, trong đó nói rằng tôi rất ân hận vì đã làm vỡ cửa sổ nhà bà và mong là với số tiền này bà có thể thay cửa mới.
    Đợi đến khi trời tối tôi lẻn đến nhà bà và luồn chiếc phong bì qua khe cửa. Tôi thấy vô cùng nhẹ nhõm và nóng lòng chờ đợi đến khi tôi lại có thế nhìn thẳng vào mắt bà.
    Hôm sau, khi đưa báo tôi đáp trả lại nụ cười ấm áp của bà. Bà cảm ơn tôi và bảo: "Bà cho cháu cái này. Đó là một gói bánh quy. Tôi cảm ơn bà, tiếp tục lên đường và lấy bánh ra ăn. Sau vài chiếc bánh, tôi sờ thấy một chiếc phong bì, mở nó ra, tôi vô cùng choáng váng, bên trong bì thư ấy là 7 USD và một tờ giấy với dòng chữ. "Bà rất tự hào về cháu!"...
  9. quanbk

    quanbk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/09/2004
    Bài viết:
    1.016
    Đã được thích:
    0
    CUỘC NỔI LOẠN CỦA BỌN SỐ 0
    Thưa quý vị, tôi là một số 3. Chúng tôi có đến 9 chị em, là các số tự nhiên từ số 1 đến số 9.
    Mỗi người mỗi vẻ, số 1 thích khuyên răng người khác. Số 2 chuyên gia buôn dưa lê. Còn tôi thầy bói phán là số chưa hoàn thiện, lúc nào cũng có xu hướng đi tìm một nửa (bên trái) của mình. Số 4 thích biểu diễn xiếc thăng bằng trên ghế. Số 5 hoang tưởng mình là siêu mẫu, gặp ai cũng hỏi: " Thử nắm xem có ai hài hòa những nét thẳng và cong như tôi không". Đến nỗi chỉ nghe nó nói thử ngắm là mọi người đã đồng thanh: " Biết rồi, thẳng và cong"
    Số 8 cận lòi, thích đọc sách và xem ti vi. Mà cũng lạ, một đứa nhút nhát như nó lại rất thích xem phim hành động. Hỏi mãi, nó mới thú nhận: " Thỉnh thoảng trên mấy cái phim đó, họ nhắc tới em". Chúng tôi xem thử, hóa ra là còng số 8.
    Ngộ nhất là thằng số 9. Thỉnh thoảng, cao hứng, nó lại biểu diễn trồng cây chuối thành số 6. Thằng số 6 thì nằng nặc đòi học trò này để... lừa số 8 gọi là anh.
    Ngày tháng êm đềm trôi qua cho đến khi thằng số 0 xuất hiện. Chắc các bạn tưởng chúng tôi là cùng một mẹ, nhưng thực ra 9 anh chị em chúng tôi do người Ả Rập phát minh ra, còn thằng số 0 sinh sau đẻ muộn, quê quán hình như là Ấn Độ thì phải.
    Ban đầu, chúng tôi thấy cái thằng tròn như quả dưa này cũng dễ thương. Nó cứ xách dấu cộng dấu trừ lăng xăng khắp nơi. Rồi nó lại nghĩ ra trò biến hình, nó đang đứng đằng trước, thoát cái, nó vòng ra đằng sau và hấp... bạn bỗng lớn lên gấp 10 lần. Đôi khi nó cũng nghịch quá trớn khi gọi mọi người đến xem siêu mẫu 50 tuổi chẳng hạn.
    Nhưng tai họa thật sự bắt đầu khi cậu chủ học phép nhân và thằng số 0 lĩnh hội được cách sài dấu nhân. Hễ nó đứng cạnh ai là người đó biến thành số 0 y như nó. Cái dấu nhân trong tay nó biến thành một vũ khí khủng bố siêu hạng. Và thằng số 0 cũng rất nhanh, từ 1 đứa trẻ hay nghịch dại trở thành kẻ quy định luật chơi. Nếu có ai thử mở miệng phản đối sẽ có một số 0 nữa. Mọi người đều im như thóc dưới triều đại của số 0.
    Người đưa chúng tôi thoát khỏi cảnh hiểm nghèo là số 8. Một buổi tối, trong lúc tất cả mọi người im lặng, dăm chiêu nghĩ tới ngày mai, thì số 8 thì thầm: " Em nghe nói, bên cặp của cậu chủ lớn học lớp 11 có 2 anh Vô-Cùng-Lớn. Nghe nói họ có thể xơi tái số 0".
    Chúng tôi dấy lên một hy vọng mong manh. Một buổi tối, tất cả bí mật kéo sang cặp cậu chủ lớn. Thoạt tiên, chúng tôi cứ ngỡ đó là 2 sư phụ của số 8, bởi họ giống hệt số 8 nằm ngang. Hai anh có vũ khí là dấu + và dấu -. Các anh tự giới thiệu mình là những : Dương Vô Cùng và Âm Vô Cùng.
    Không hiểu có kẻ nào chỉ điểm, thằng số 0 cũng lạch bạch chạy sang, nó xách theo một dấu nhân to tướng. Nó nhìn hai anh Vô Cùng Lớn liền hăng máu vịt xông đến và ngay lập tức biến mất.
    Anh Dương Vô Cùng cười lớn: " Ngoài trời còn có trời, ngoài số học còn có đại số. Chúng bay đừng tưởng làm loạn được vói cái dấu nhân kia!". Anh Âm Vô Cùng nói tiếp: " Toán học mênh mông như trời. Chỉ một thời gian ngắn nữa thôi, các em sẽ biết đến dấu chia. Nếu các số 0 sử dụng dấu chia này thì các em sẽ trở thành vô nghĩa. Khi chúng có ý định vùng lên tiếp, các em hãy nhớ rằng chỉ có hai con đường: hoặc là tuân theo chúng, hoặc là trở thành như chúng ta đây, những Vô Cùng Lớn.
  10. quanbk

    quanbk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/09/2004
    Bài viết:
    1.016
    Đã được thích:
    0
    Lời hứa danh dự
    Ngay từ khi còn học mẫu giáo, các giáo viên trường tôi đã được chứng kiến hậu quả của những cơn giận do căn bệnh nghiện rượu của mẹ tôi gây ra. Ngay trong năm học đầu tiên, các thầy cô đã nhẹ nhàng dò hỏi tôi về những bộ quần áo sờn cũ bị rách, về mùi hôi khó chịu từ cơ thể tôi, về vô số những vết bầm tím và vết bỏng trên cánh tay tôi, cũng như lý do tại sao tôi lại tìm thức ăn trong thùng thức ăn thừa của trường. Rồi một ngày kia, cô Moss, cô giáo dạy lớp hai của tôi, đã đến gặp thầy hiệu trưởng của trường và xin thầy cố gắng giúp tôi. Thầy hiệu trưởng miễn cưỡng đồng ý can thiệp và sáng hôm sau thầy và mẹ tôi có một buổi nói chuyện riêng. Kể từ đó tôi không còn gặp lại cô Moss nữa.
    Ngay sau đó, tình trạng của tôi ở nhà càng trở nên tồi tệ hơn. Tôi buộc phải sống và ngủ trong gara dưới nhà, bị sai làm công việc nhà như nô lệ, và không được ăn nếu như không làm xong công việc theo đúng thời gian mà mẹ tôi đặt ra. Thậm chí bà còn đổi tên của tôi từ "David" thành "nó", và đe dọa sẽ phạt nặng bất cứ ai trong số em tôi nếu chúng dám lén đưa thức ăn cho tôi hay mở miệng gọi tên tôi là "David", thậm chí chỉ nhìn tôi chúng cũng không được phép.
    Những người duy nhất có thể cho tôi nơi trú ẩn an toàn chính là các thầy cô. Dường như thầy cô luôn cố gắng đem lại cho tôi cảm giác mình là một đứa trẻ bình thường, và vì vậy tôi luôn trân trọng bất kỳ lời khen ngợi nào của thầy cô. Những va chạm nhỏ tình cờ khi thầy cô đi ngang qua tôi hay những lúc thầy cô cúi người xuống để xem bài làm của tôi cũng khiến tôi cảm thấy được gần gũi và yêu thương. Vào những ngày nghỉ cuối tuần, khi tôi ngồi run lên vì lạnh trong gara, tôi đã nhắm mất lại, thở thật sâu và cố hình dung ra khuôn mặt của thầy cô. Và chỉ khi nào hình dung ra được nụ cười của thầy cô thì lúc đó tôi mới tìm thấy được cảm giác ấm áp trong lòng mình.
    Vài năm sau, vào một buổi chiều thứ sáu, tôi bỗng cảm thấy như mình không còn có thể chịu đựng thêm được nữa. "Thế là tôi lao ra khỏi lớp học và chạy vào phòng tắm, đập nắm tay nhỏ xíu đỏ bầm của mình vào bức tường một cách tuyệt vọng trong khi nước mắt cứ tuôn rơi. Tôi cảm thấy quá thất vọng vì trong nhiều tháng liền tôi không còn mơ thấy được những thầy cô giáo cứu tinh của tôi. Tôi đã tin tưởng một cách tuyệt vọng rằng bằng cách nào đó thầy cô đã cứu vớt cuộc đời tôi. Nhưng giờ đây khi không còn có sức mạnh bên trong để dựa vào, tôi cảm thấy lòng mình vô cùng trống rỗng và đơn độc. Vào cuối buổi chiều hôm đó, khi tất cả các bạn vui mừng chạy vội về nhà hoặc lao ra sân chơi, mắt tôi và thầy chủ nhiệm bất chợt gặp nhau. Tôi nhìn chằm chằm vào thầy một cách thách thức. Trong một khoảnh khắc ngắn ngủi tôi có cảm giác như đôi mắt thầy hiểu rõ được nỗi đau khổ tột cùng mà tôi dang phải trải qua. Tôi nhìn tránh đi nơi khác và kính cẩn cúi đầu chào thầy trước khi bước ra khỏi lớp.
    Vài tháng sau, không biết vì lý do gì bốn thầy cô giáo của tôi và thầy hiệu trưởng quyết định báo cho chính quyền biết về hoàn cảnh của tôi. Ngay lập tức tôi được đưa ra khỏi nhà và đặt dưới sự giám hộ của một gia đình khác. Trước khi tôi rời trường, toàn bộ các thầy cô lớp tôi, từng người một, đã quỳ xuống ôm lấy tôi. Tôi thấy được sự sợ hãi trong ánh mắt họ. Tôi chợt nhớ đến số phận của cô Moss và chỉ muốn tan biến đi khỏi cuộc đời này để không mang lại thêm những rắc rối gì cho các thầy cô.
    Cũng như mọi khi, cảm nhận được nỗi lo sợ trong tôi, thầy cô lại ôm tôi vào lòng và tạo nên một lá chắn vô hình bảo vệ tôi khỏi mọi thương tổn. Mỗi lần được ôm vào lòng, tôi lại nhắm nghiền mắt lại và cố giữ khoảnh khắc này mãi mãi. Tôi nghe tiếng của ai đó thì thầm bên tai mình: "Đây là chuyện mà thầy cô phải làm cho dù hậu quả như thế nào. Nếu như thầy cô có thể làm được một điều gì dó để giúp cuộc đời của một học trò được thay đổi và tốt đẹp hơn... thì đó chính là ý nghĩa thật sự của nghề giáo". Một cảm xúc mãnh liệt dâng trào trong tôi khiến tôi đứng như tê dại. Tôi hứa trong nước mắt với các thầy cô rằng tôi sẽ không bao giờ quên thầy cô và sẽ cố gắng hết sức để một ngày nào đó sẽ trở thành niềm tự hào của thầy cô.
    Kể từ đó, không ngày nào trôi qua mà tôi không nghĩ về những vị cứu tinh của mình. Hai mươi năm sau, tôi quay về trường xưa để giới thiệu quyển sách "Có một đứa trẻ bị gọi là Nó" mà tôi viết để dâng tặng cho thầy cô nhân kỷ niệm 20 năm ngày cuộc đời tôi được giải thoát. Tối hôm đó trong hội trường ngồi kín người, trước mặt các thầy cô của mình, tôi đã khóc khi phát biểu: "Khi còn là một học sinh, em đã nhận ra rằng nhà giáo chỉ có một mục dịch duy nhất: đem lại niềm vui cho một đứa trẻ và hướng em đến một cuộc sống tươi đẹp hơn. Trong trường hợp của em, chính thầy cô đã bất chấp rủi ro có thể bị mất việc để cứu vớt cuộc đời một đứa trẻ bị gọi là "nó". Em sẽ mãi mãi không quên tấm lòng hết mình vì học trò và hành động dũng cảm của thầy cô. Hai mươi năm trước, em đã hứa với các thầy cô một điều. Và hôm nay em thực hiện lời hứa đó. Đối với em, đó không phải là việc thực hiện lời hứa dối với những người đã thay đổi số phận cuộc đời em, mà đơn giản chỉ là vấn đề danh dự."

Chia sẻ trang này