1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Quà Tặng Cuộc Sống.

Chủ đề trong 'Cao Bằng - Bắc Kạn' bởi huylai85vn2006, 23/08/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. quanbk

    quanbk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/09/2004
    Bài viết:
    1.016
    Đã được thích:
    0
    Đến ở cùng mẹ
    Năm tuần trước khi con gái tôi chào đời, tôi chuyển dạ nên bác sĩ buộc tôi phải nằm yên một chỗ. Tôi chỉ có thể ngồi dậy vào những lúc bác sĩ đến khám cho tôi mỗi tuần, những lần làm các xét nghiệm hai lần một tuần và những lúc đi tắm.
    Bác sĩ bảo tôi không nên ở một mình, cần có một ai đó đưa tôi đến bệnh viện kiểm tra khi cơn co thắt đầu tiên xuất hiện. Jack, chồng tôi muốn để dành những ngày phép của anh ấy để chăm sóc vợ con sau khi đứa bé chào đời. Và cả hai vợ chồng đều không muốn sử dụng hết những ngày phép đó. Căn hộ của chúng tôi lại ở trên tầng một nên rất bất tiện vì lên xuống cầu thang là một trong những điều cấm kỵ dành cho tôi.
    Khi cả tôi và anh ấy đang đau đầu vì không nghĩ ra cách nào thì mẹ tôi (người luôn túc trực bên giường kể từ khi tôi nhập viện) lên tiếng: ?oTại sao con không đến ở với mẹ??. Anh Jack cũng nghĩ đây là cách giải quyết ổn thỏa nhất vì mẹ có thể ở bên cạnh chăm sóc tôi suốt ngày, bà đang sống ở một khu nhà gần bênh viện, hơn nữa nhà mẹ tôi lại có một phòng dành cho khánh ở tầng trệt. Nhưng bản thân tôi lại cảm thấy có chút ngần ngại. Cũng như bao cô con gái khác, tôi cũng có những xung đột với mẹ mình và không biết khi sống chung liệu tôi có thể giữ không khí hòa bình với mẹ liên tục trong nhiều tuần được hay không mặc dù, cuối cùng, tôi cũng phải thừa nhận đó là sự lựa chọn tốt nhất. Thế là, tôi khăn gói quay về ?omái nhà xưa?.
    Tôi ở với mẹ mà lúc nào cũng hờn dỗi ?" hành động như một đứa trẻ mới lớn cáu kỉnh hơn là một người khách quý của gia đình. Khi Jack đến sau giờ làm việc để mẹ có thể đi thăm bạn bè hoặc giả chạy tới chạy lui làm những việc lặt vặt mà mẹ không thể làm được vào ban ngày, tôi đã bật khóc nức nở. Tôi muốn quay trở lại mái ấm của mình. Tôi không muốn ở chung với mẹ. Trên tất cả, tôi chỉ muốn tất cả mọi thứ quay trở lại bình thường như trước đây. Lúc nào, tôi cũng cáu bẳn với mẹ.
    Khi nghe mẹ nói chuyện với ai đó trên điện thoại, tôi gào lên: ?oCó phải mẹ đi kể cho tất cả mọi người biết về tình trạng sức khỏe của con không??. Khi mẹ vào nhà tắm để kiểm tra xem tôi có bị ngã hay không, tôi lại khóc lóc than vãn như trẻ con: ?oCon không thể có được một chút riêng tư nào ở đây sao mẹ??. Còn mẹ tôi, người trước đây không hề ngần ngại nói ?oim ngay?, thì bây giờ lại nhỏ nhẹ xin lỗi tôi.
    Vài ngày nữa là đến Lễ Tạ Ơn. Mặc dù chẳng có tí lòng biết ơn nào, nhưng tôi lại năn nỉ mẹ nấu món thịt hầm khoai tây. Đêm trước ngày Lễ Tạ Ơn, mẹ đã đến tiệm bách hóa mua tất cả những thứ mà tôi muốn.
    Ngày hôm sau, tôi nằm dài trên ghế xem mẹ chuẩn bị một bữa ăn thịnh soạn cho ba người, ngay cả nước xốt mà mẹ còn đem lọc kỹ vì chỉ cần một cục lợn cợn nhỏ xíu cũng có thể làm tôi nôn ra hết. Tôi có thể nhận thấy ngày hôm đó quả thật là một ngày khó khăn đối với mẹ. Cha tôi đã qua đời cách đây sáu tháng, và đó là ?ongày đoàn tụ gia đình? đầu tiên mà không có sự hiện diện của ông. Khi bữa ăn tối đã được dọn lên xong xuôi, mẹ ngồi lặng yên nhìn vào đĩa thức ăn của mình thật lâu. Cuối cùng, anh Jack cũng phải lên tiếng: ?oMẹ không muốn ăn tối sao??.
    Mẹ trả lời: ?oLát nữa? và trong đôi mắt mẹ xuất hiện những giọt nước long lanh. ?oMẹ chỉ đang nghĩ rằng mình phải cảm ơn Chúa biết bao vì Ngài đã ban cho mẹ một đứa cháu. Mẹ sẽ không bao giờ có thể quên những ngày tháng mong ngóng sự ra đời của đứa cháu ngọai yêu quí của mình. Và mẹ biết rồi các con cũng sẽ yêu thích vai trò làm bố, làm mẹ như chính mẹ và ba của con trước đây?.
    Lúc đó tôi mới nhận ra mình thực sự may mắn biết nhường nào. Trong khi chồng tôi phải làm việc đầu tắt mặt tối, rồi vừa phải thức suốt đêm lắp ráp giường củi cho con, đóng xích đu, bàn xếp và chuẩn bị sẵn sàng tất cả mọi thứ cho đứa trẻ, thì mẹ đã luôn ở bên chăm sóc cho tôi.
    Trong mười ngày sau đó, tôi đã để cho mẹ tùy thích chăm sóc cho mình và tôi thực sự cảm thấy sung sướng khi có mẹ bên cạnh. Mẹ đã kể cho tôi nghe những chuyện khi mẹ mang thai tôi và cả thời thơ ấu của tôi nữa. Rồi hai mẹ con cùng nhau đọc sách và tạp chí về trẻ con. Chúng tôi cười phá lên khi cùng xem tấu hài và cùng rơi nước mắt khi xem những bộ phim tình cảm ướt át. Cả hai mẹ con cùng thưởng thức những món ăn mà tôi yêu thích. Tôi hiểu rõ về mẹ hơn cả một người mẹ của tôi.
    Không phải mọi chuyện đều luôn vui vẻ như thế. Cứ mỗi sáu tiếng, tôi phải uống một viên thuốc ?ochống co thắt tử cung? một lần, bao gồm cả một cữ vào lúc hai giờ sáng, thế là mẹ kiêm luôn nhiệm vụ đánh thức tôi dậy vào lúc 2:15 ?" sau khi tôi đã thò tay tắt chuông đồng hồ báo thức ?" cho tôi uống thuốc và tiếp tục đi ngủ. Mẹ còn tin rằng nếu tôi nhấc cánh tay lên, tôi sẽ làm em bé bị nghẹt thở (mặc dù bác sĩ đã đảm bảo rằng điều này không thể xảy ra), chính vì thế mà mẹ thường hay hoảng hốt lên mỗi khi tôi với tay lấy một vật gì đó.
    Tôi biết ơn mẹ rất nhiều. Tôi biết hai vợ chồng tôi chắc chắn sẽ xoay sở được chuyện của chúng tôi nếu buộc phải như vậy. Nhưng có mẹ ở bên cạnh thì lẽ dĩ nhiên mọi việc sẽ trở nên dễ dàng hơn.
    Khi mẹ đưa tôi đến bệnh viện trong khám thai lần thứ ba, chị y tá nói: ?oXin mời cả bà ngoại của bé vào đây. Bác có muốn nghe nhịp tim của đứa trẻ không ạ??. Khi nhịp tim của con tôi vang lên trong căn phòng nhỏ, tôi còn nghe được cả một âm thanh khác nữa ?" đó là tiếng khóc sụt sùi của mẹ.
    Mẹ hỏi: "Nhịp tim của đứa bé có tốt không vậy cô??. ?oTất cả mọi thứ đều ổn cả chứ??. Khi chị y tá cho biết tất cả mọi thứ đều đang tiến triển tốt đẹp, tôi có thể nhìn thấy mẹ đang mỉm cười trong nước mắt, và tôi thật sự hạnh phúc khi mẹ có mặt bên cạnh mình.
    Cha tôi qua đời vì bệnh tim, và tôi biết đối với mẹ đó chính là một món quà quí giá khi được lắng nghe nhịp tim khỏe mạnh của đứa cháu ngoại đầu tiên của bà. Mẹ đã siết chặt tay tôi lúc hai mẹ con lắng nghe những nhịp đập đều đặn. Rồi mẹ quay sang chị y tá hỏi: ?oCô có chắc là con gái tôi không sao chứ??.
    Chị y tá mỉm cười đáp: ?oVâng thưa bác, chị Carol thực sự rất khỏe. Bác đã chăm sóc chị ấy rất tốt?.
    ?oVâng, nó là con gái yêu của tôi mà?. Mẹ nói và hôn lên má tôi.
    Ngay giây phút đó, tôi chợt nhận thấy rằng trong khi tôi sẵn sàng quên đi bản thân để mang đến những điều tốt đẹp nhất cho con tôi, thì chính mẹ cũng quên đi bản thân mình để đem đến những gì tốt đẹp nhất cho cô con gái yêu quí của bà. Cầm tay mẹ trong tay, tôi biết rằng mình sẽ noi theo gương mẹ. Mỗi khi con gái tôi cần tôi ?" bất kể lúc nó bao nhiêu tuổi, bất kể tính tình nó cáu bẳn như thế nào, tôi cũng sẽ luôn ở bên cạnh nó, chỉ bảo cho nó giống như mẹ đã từng dạy bảo tôi.
  2. quanbk

    quanbk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/09/2004
    Bài viết:
    1.016
    Đã được thích:
    0
    Những kỷ niệm ngọt ngào
    Sau bữa điểm tâm, cô con gái bé bỏng của tôi nũng nịu: ?oMẹ ơi, mẹ xem chương trình này với con nha mẹ??. Tôi nhìn đống chén dĩa sau bữa sáng vẫn còn y nguyên trong bồn rửa chén rồi lại quay sang nhìn vào đôi mắt nâu đang mở to của con gái mình.
    Tôi nói: ?oĐược rồi, con gái?, rồi hai mẹ con tôi ngồi sát bên nhau trên chiếc ghế sofa dài cùng xem chương trình mà con gái tôi ưa thích.
    Sau khi xem xong, hai mẹ con lại còn cùng nhau ngồi chơi ráp hình. Ráp hình xong, tôi định đứng dậy đi dọn dẹp đống chén lúc sang thì đúng lúc điện thoại reo lên: ?oXin chào? bạn tôi nói: ?oCậu đang làm gì đó??.
    Tôi trả lời: ?oÀ, mình đang cùng con gái xem chương trình mà nó ưa thích rồi hai mẹ con cùng nhau chơi ráp hình?.
    ?oỒ, xem ra cậu chẳng bận rộn gì mấy nhỉ.? Bạn tôi nói.
    Đúng vậy, tôi tự nghĩ về bản thân mình, mình chỉ bận tạo ra những kỉ niệm mà thôi.
    Sau khi ăn trưa, Erica nói: ?oMẹ ơi, mẹ chơi trò chơi với con nha mẹ.? Bây giờ, tôi đang nhìn không những vào mấy cái chén đĩa chưa rửa hồi sáng mà còn nhìn vào những cái chén lúc trưa mới chất lên thêm trong bồn rửa chén. Nhưng một lần nữa, tôi lại nhìn vào đôi mắt nâu to tròn của con gái, và tôi cảm thấy nhớ làm sao cái cái cảm giác sung sướng của mình khi mẹ cùng chơi với tôi hồi tôi còn nhỏ.
    Tôi trả lời: ?oỪ, được đó, nhưng chỉ một trò thôi nha!? Rồi chúng tôi cùng chơi trò mà con gái tôi yêu thích, tôi có thể cảm nhận sự vui sướng của con bé trong từng giây từng phút.
    Khi trò chơi kết thúc, cô con gái nhỏ bé của tôi lại nài nỉ: ?oMẹ đọc truyện cho con nghe đi mẹ?.
    Tôi nói: ?oThôi được! Nhưng chỉ một truyện thôi đó?.
    Sau khi đọc truyện cho con gái nghe, tôi đi vào nhà bếp để giải quyết đống chén dơ. Lúc thanh toán xong toàn bộ chén đĩa cũng là lúc tôi phải chuẩn bị bữa ăn tối. Cô phụ bếp nhỏ bé nhiệt tình của tôi cũng háo hức vào nhà bếp để giúp tôi chuẩn bị bữa ăn. Tôi đang trễ giờ và nghĩ mình sẽ có thế làm mọi thứ nhanh hơn bao nhiêu nếu như cô con gái bé bỏng của tôi chạy đi chơi điện tử hay xem phim gì đó, nhưng mà lòng nhiệt tình giúp đỡ cùng với lòng say mê muốn học cách làm những gì mà mẹ nó đang làm của con bé đã khiến tôi siêu lòng: ?oĐược rồi, con có thể giúp mẹ,? dù biết rằng chắc chắn là tôi phải mất gấp đôi thời gian.
    Khi bữa tối đã sẵn sàng, chồng tôi từ sở làm trở về, hỏi: ?oHôm nay hai mẹ con em đã làm những gì??
    Tôi trả lời: ?oĐể xem, em và con đã xem chương trình mà con gái mình ưa thích, chơi trò chơi và đọc sách. Em đã rửa bát đĩa, hút bụi, và chuẩn bị bữa tối cùng cô phụ bếp nhỏ bé này.?
    ?oTuyệt thật!? chồng tôi nói: ?oAnh rất vui vì ngày hôm nay em đã không phải bận quá nhiều việc.?
    Nhưng mình có bận rộn mà, tôi thầm nghĩ, bận tạo ra những kỉ niệm.
    Sau khi ăn tối, Erica nói: ?oMình nướng bánh nha mẹ!?
    Tôi nói: ?oỪ, thì cùng làm!?
    Sau khi nướng bánh, một lần nữa tôi lại ngao ngán nhìn chồng bát đĩa chất cao như núi. Nhưng đổi lại mùi bánh nướng thơm ngon đang lan tỏa khắp nhà, tôi chuẩn bị cho cả nhà mỗi người một ly sữa cùng với một đĩa bánh ngọt và mang ra để trên bàn. Cả gia đình chúng tôi cùng nhau ngồi quanh bàn, ăn bánh, uống sữa, trò chuyện và cùng tạo ra những kỉ niệm.
    Khi tôi vừa xử lý xong đống bát đĩa dơ lúc nãy thì cô con gái yêu dấu của tôi lại giật giật áo tôi và nói: ?oMẹ con mình đi dạo được không mẹ??
    Tôi trả lời: ?oỪ, thì đi?. Đi đến vòng thứ hai chung quanh khu nhà thì đầu óc tôi bắt đầu nghĩ đến đống quần áo phải giặt và ngôi nhà còn chưa quét dọn. Nhưng hơi ấm từ bàn tay con gái trong bàn tay tôi và những câu chuyện ngọt ngào mà hai mẹ con đang nói khiến tôi không do dự khi quyết định dạo thêm một vòng nữa.
    Khi chúng tôi trở về nhà, chồng tôi hỏi: ?oHai mẹ con vừa đi đâu về đấy??
    Tôi nói: ?oEm và con đang cùng nhau tạo nên những kỉ niệm.?
    Sau khi giặt giũ xong xuôi và cô con gái nhỏ của tôi cũng đã tắm rửa sạch sẽ cũng là lúc sự mệt mỏi đã bắt đầu len lỏi đến, tôi ngán ngẩm khi nhe con bé nói: ?oMẹ ơi, chúng ta cùng chải tóc cho nhau nha mẹ?
    Tôi quá mệt mỏi! Tâm trí tôi lên tiếng, nhưng miệng tôi lại bảo: ?oĐược thôi?. Sau khi chải tóc xong, nó nhảy cẫng lên sung sướng: ?oMẹ ơi, mình sơn móng tay cho nhau nữa nha mẹ!? Thế là con bé sơn móng chân cho tôi còn tôi thì sơn móng tay cho nó. Xong xuôi, chúng tôi lại cùng nhau đọc sách trong khi đợi móng tay nó khô. Tất nhiên là tôi phải là người lật những trang sách, bởi vì móng tay của con gái tôi vẫn chưa khô hẳn.
    Hai mẹ con tôi để quyển sách sang một bên và cầu nguyện. Chồng tôi len lén thò đầu vào trong cửa, hỏi: ?oCác cô gái của tôi đang làm gì đó??
    Tôi trả lời: ?oEm và con đang tạo ra những kỉ niệm".
    Con gái tôi lại nói: ?oMẹ ơi, mẹ sẽ nằm cạnh con cho tới khi con ngủ nha mẹ??.
    ?oĐược rồi!? tôi nói nhưng trong bụng lại nghĩ: Mong sao con bé đi vào giấc ngủ thật nhanh vì tôi còn có rất nhiều việc phải làm.
    Vừa đúng lúc, hai cách tay nhỏ bé đáng yêu của con bé vòng qua cổ tôi, miệng nó thì thầm: ?oCon yêu mẹ nhất trên đời?. Tôi cảm thấy từng giọt nước mắt của mình đang lăn xuống gò má, tôi thầm cảm ơn Chúa vì đã cho tôi một ngày mà chúng tôi đã làm nên thật nhiều kỉ niệm.
  3. quanbk

    quanbk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/09/2004
    Bài viết:
    1.016
    Đã được thích:
    0
    Ngôi nhà của người thợ mộc
    Một người thợ mộc đã già và muốn về hưu. Ông nói với người chủ thầu về dự định rời bỏ công việc tại công ty xây dựng để về sống một cuộc sống an nhàn với gia đình vợ con lúc cuối đời.
    Mặc dù từ nay sẽ không còn nguồn thu nhập chính nữa, nhưng đã đến lúc ông phải nghỉ ngơi. Vả lại, vợ chồng ông có thể thu xếp được. Người chủ thầu rất tiếc khi phải để cho một người thợ giỏi như ông ra đi nên đã yêu cầu ông hãy làm cho ông ta một căn nhà cuối cùng xem như là một đặc ân. Người thợ đồng ý, nhưng có thể nhận ra là ông không hết lòng vì việc làm cuối cùng này. Ông làm việc qua loa và sử dụng những vật liệu kém phẩm chất. Quả thật là đáng tiếc khi ông chọn kết thúc sự nghiệp của mình như thế.
    Sau khi công trình hoàn thành, ông chủ thầu đến kiểm tra rồi đưa chìa khóa của ngôi nhà cho người thợ mộc, nói: ?oĐây là căn nhà của ông. Món quà cuối cùng của tôi dành tặng cho ông.?
    Thật bất ngờ và cũng thật xấu hổ. Nếu biết mình đang xây ngôi nhà cho chính mình, thì có lẽ người thợ mộc đã làm khác đi. Bây giờ thì ông phải sống trong ngôi nhà do chính mình xây lên một cách cẩu thả.
    Hãy nghĩ bạn cũng là một người thợ mộc. Cuộc đời bạn chính là ngôi nhà của bạn. Mỗi ngày bạn sẽ đóng thêm một cây đinh, dựng thêm một tấm ván, xây lên một bức tường. Hãy làm việc chăm chỉ và khôn ngoan. Bạn chỉ có một cuộc đời duy nhất để sống. Cho dù cuộc đời bạn chỉ có vỏn vẹn một ngày đi chăng nữa thì ngày hôm đó cũng nên được sống tử tế và có ý nghĩa. ?oCuộc đời là một công trình do chính tay bạn tạo nên.? Cuộc sống của bạn ngày mai sẽ là kết quả của những chọn lựa của bạn ngày hôm nay.
  4. quanbk

    quanbk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/09/2004
    Bài viết:
    1.016
    Đã được thích:
    0
    Hãy nhớ đến tôi như thế!
    Rồi cũng có một ngày, bác sĩ sẽ nói với tôi rằng bộ não của anh không còn khả năng hoạt động nữa, hay nói cách khác là cuộc đời tôi hầu như đã chấm dứt.
    Khi điều đó xảy ra, xin đừng cố gán ghép một cuộc sống nhân tạo vào trong cơ thể tôi bằng tất cả những thứ máy móc đó. Xin đừng gọi đó là ?ogiây phút lâm chung? của cuộc đời tôi, mà hãy gọi đó là một khởi đầu của sự sống mới vì tôi sẽ góp tấm thân này để giúp những người khác có được một cuộc sống lành lặn hơn.
    Hãy đem ánh sáng của tôi dâng tặng cho một người đàn ông chưa từng một lần nhìn thấy ánh nắng mặt trời, chưa bao giờ được thấy gương mặt dễ thương của trẻ thơ và chưa từng nhìn thấy tình yêu trong đôi mắt của một người phụ nữ.
    Hãy tặng trái tim của tôi cho một người luôn bị trái tim mình hành hạ bằng những cơn đau đớn triền miên.
    Hãy truyền những giọt máu của tôi cho cậu bé đang thương tích đầy mình sau tai nạn giao thông kia để nó có thể sống cho tới ngày được nhìn thấy cháu chắt của mình.
    Tôi sẽ hiến hai quả thận của mình cho những ai phải sống lần hồi qua ngày bằng chiếc máy chạy thận nhân tạo.
    Hãy lấy xương của tôi, từng thớ thịt của tôi, và tất cả những sợi dây thần kinh này nữa nếu điều đó giúp cho những đứa trẻ tật nguyền có thể đi lại được.
    Hãy nghiên cứu từng ngóc ngách trong bộ não của tôi. Nếu cần thiết, hãy lấy cả các tế bào, đem phát triển chúng, thí nghiệm chúng để một ngày nào đó chúng có thể giúp cho một cậu bé câm có thể bật lên tiếng nói hay để một cô bé bị điếc có thể nghe thấy tiếng mưa rơi bên ngoài cửa sổ.
    Nếu tôi có còn lại gì thì hãy đem thiêu tất cả rồi thả tro vào trong gió, biết đâu nhờ gió mang đi chúng cũng giúp ích được gì cho những bông hoa xinh đẹp kia.
    Nếu buộc phải đem chôn thứ gì đó của tôi, xin hãy chôn đi tất cả những tội lỗi, yếu kém hay những định kiến mà tôi đã dành cho bạn bè.
    Hãy đem tội lỗi của tôi đến cho quỷ dữ. Đem linh hồn tôi đến cho Chúa trời. Nếu như, dù chỉ tình cờ thôi, bạn muốn nhớ đến tôi, thì hãy thay tôi làm những điều tốt hay nói những lời yêu thương với những ai đang cần đến bạn. Nếu bạn làm đúng tất cả những điều tôi đã dặn, thì tôi sẽ không bao giờ chết.
  5. quanbk

    quanbk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/09/2004
    Bài viết:
    1.016
    Đã được thích:
    0
    Lời thề
    Một hành động còn giá trị hơn hàng ngàn lời hứa ?" Jeremiah Howell
    Mặc nguyên bộ quần áo đi lễ nhà thờ, mang đôi giày cao gót, tôi đi thẳng vào nhà bếp để chuẩn bị bữa ăn trưa. Khi đến gần tủ bát đĩa, tôi lảo đảo mất thăng bằng vì thằng Rusty bất ngờ từ đằng sau chạy tới. Tôi ngã cùng với toàn bộ tủ bát đĩa.
    Trong lúc cả gia đình tôi ngồi xung quanh bàn dùng bữa trưa, Rusty đột nhiên trở nên khích động và bắt đầu đẩy cái bàn sang phía bên kia của căn phòng. Thời gian gần đây, những chuyện như thế này xảy ra ngày càng nhiều. Đứa con trai đáng thương của chúng tôi bị bệnh tràn dịch não, thằng bé mắc chứng tự kỷ. Giờ đây, khi thằng bé bắt đầu bước sang tuổi thiếu niên cũng là lúc tôi không thể quản thúc nó được nữa. Thêm vào đó, tính tình của nó ngày càng hung dữ khiến cho đứa em trai của nó-Stephen - cũng cảm thấy phẫn uất bực bội mặc dù đã rất thông cảm.
    Trái tim người mẹ muốn tôi phớt lờ đi chuyện đó nhưng lý trí lại mách bảo với tôi rằng chúng tôi cần phải thay đổi cuộc sống của mình và của cả Rusty nữa. Tôi đã thề là sẽ chăm sóc con suốt đời? để mang đến cho nó những gì tốt nhất. Nhưng giờ đây, dù rất đau lòng tôi cũng phải nghĩ đến chuyện tìm một chỗ cho Rusty. Vì vậy, chúng tôi bắt đầu công cuộc tìm kiếm suốt hai năm trời để tìm cho thằng bé một nơi ở hòan hảo. Một số nơi thì quá đắt đỏ, nơi khác thì lại quá yên tĩnh và nghiêm khắc. Chúng tôi biết Rusty sẽ không thể nào cảm thấy thoải mái khi sống ở đó. Có một vài nơi thì dành cho những đứa trẻ tật nguyền, không thể đi lại được và ở đó cũng không thích hợp với Rusty nhà chúng tôi. Có vẻ như con trai tôi chưa đủ tật nguyện hoặc là do nó quá hiếu động.
    Vào một ngày cuối tuần của lễ Giáng Sinh, chúng tôi đến thăm mẹ chồng và đuợc bà cho biết có một ngôi nhà giành cho trẻ khuyết tật cách thị trấn không xa. Khi tôi gọi điện đến, bà giám đốc S vui vẻ mời chúng tôi đến thăm và cũng cho biết luôn là ở đó đang rất bề bộn sau những tiệc tùng Giáng Sinh.
    Khi bước vào nhà, chúng tôi nghe thấy những tiếng cười đùa của bọn trẻ. Đồ chơi thì bừa bãi khắp phòng khách. Một cây thông Nô-en được trang trí xung quanh bằng một số vật liệu tự làm, một số khác trông không ra hình thù cái gì nhưng lại rất đáng quý vì tất cả đều là do bọn trẻ tự tay làm lấy.
    Trong lúc dẫn chúng tôi đi một vòng chung quanh, giám đốc S không ngừng gọi bọn trẻ như gọi chính những đứa con của mình. Bà ấy đến gần và vuốt ve đứa trẻ đang nằm trên giường, thật đáng thương khi nó không thể nhìn thấy gì và cũng không thể nói được bởi vì bị tổn thương ở não. Thằng bé đáp lại bà ấy bằng một nụ cười rạng rỡ. Bà S cho biết mình đã nhận hai đứa trẻ bị giống như vầy làm con nuôi vì không muốn nhìn thấy chúng sống ở nhà từ thiện.
    Rồi bà S kéo Rusty vào lòng mình trong lúc trao đổi thêm với chúng tôi về chỗ ở. Thằng bé thường không cảm thấy thỏai mái khi tiếp xúc với những người lạ, nên việc nó chịu ngồi yên và ngắm nghía đôi giày thể thao của mình làm vợ chồng tôi khá bất ngờ. Chúng tôi nhận ra ở người phụ nữ này có một điều gì đó rất đặc biệt. Bà giải thích rằng ở đó tạm thời không còn chỗ trống để nhận thêm bất kì một đứa trẻ nào nữa nhưng bà ấy sẽ ghi tên chúng tôi vào trong danh sách chờ đợi của mình nếu chúng tôi có nhu cầu. Đây có lẽ là cái danh sách thứ ba mà chúng tôi đã đăng ký tên Rusty vào đó. Nhưng, chính sự giản dị và tình yêu thương ở đây đã chứng tỏ chúng tôi đã tìm đến đúng nơi cần tìm.
    Chúng tôi lái xe 200 dặm trở về nhà, cầu nguyện cho Russ sẽ có một chỗ ở đó.
    Một tuần sau, chúng tôi nhận được một cuộc điện thọai. Bà S thông báo rằng đã có chỗ trống và yêu cầu chúng tôi dẫn Rusty đến vào tuần sau. Tôi khẩn cầu: ?oNhư vậy thì gấp quá. Tôi cần thêm một ít thời gian nữa".
    ?oThưa bà Houseman, tôi nghĩ sẽ không có gì là khó khăn cả vì từ bây giờ bà vẫn còn thời gian hai tuần mà, hãy cố gắng thu xếp mọi thứ nhé".
    Tôi đưa Russ đi khám sức khỏe và bắt nó chích ngừa, và thế là tôi chẳng còn lý do gì để lo lắng cho Rusty nữa. Chỉ còn một công việc cuối cùng mà tôi phải làm là thu xếp quần áo cho nó.
    Thu xếp được một lúc, tôi ngồi thừ ra và khóc. Tôi chắc là Rusty cũng bối rối khi tôi ôm chặt lấy vai áo nó, khóc nức nở rồi lại quay trở lại thu xếp quần áo. Tình trạng đó đã diễn ra liên tục trong nhiều ngày. Tôi cảm thấy mình thất bại trong vai trò của một người mẹ. Tội lỗi đang đè nặng lên vai tôi. Con thề sẽ mãi mãi chăm sóc cho đứa con trai đáng thương của mình? để mang đến cho nó những gì tốt đẹp nhất. Nó là con của con, vậy mà con lại nhẫn tâm muốn ruồng bỏ nó, con đã vi phạm lời thề của mình rồi phải không? Nhưng làm sao mà con có thể chăm sóc nó vẹn toàn được, Chúa ơi?
    Không ai có thể trả lời cho tôi những câu hỏi đó. Và rồi cái ngày đó đã đến, khi chúng tôi đưa xe vào bãi đậu xe tại căn nhà mới của Rusty.
    Tôi muốn dỡ hành lý cho thằng bé và giúp nó làm quen với nơi ở mới. Thế nhưng, bà S nói việc này để bà ấy làm vì đó là cách để bà ấy làm quen với Rusty.
    Tôi chắc rằng Rusty sẽ rất buồn khi chúng tôi sắp sửa rời xa nó. Chúng tôi biết mỗi khi nghe thấy những từ như ?otạm biệt? hoặc ?oxe hơi? là Rusty lập tức chạy ù ra phía cửa ra vào. Nhưng giờ thì không hề có chuyện gì xảy ra. Thay vào đó, khi chúng tôi vẫy tay chào tạm biệt thằng bé, thì nó lại nắm tay bà S đi xuống hành làng điệu bộ khoái chí, miệng cười khúc khích và nói: ?oHẹn gặp lại mẹ, con về đến nhà rồi?.
    Trái tim tôi như tan nát.
    Chồng tôi và con trai Stephen có vẻ như không bận tâm mấy đến sự thật là Rusty đã đi khỏi nhà. Nhưng tôi thì khác, trong lòng tôi cứ đan xen cảm giác vừa cảm thấy có lỗi với thằng bé vừa cảm thấy khuây khỏa, nhẹ nhõm đi phần nào. Tôi thoải mái đi mua sắm mà không cần phải vội vội vàng vàng trở về nhà để xem Rusty đang bày trò nghịch ngợm gì. Tôi thích thú ngồi ngâm mình trong bồn tắm cả nửa giờ đồng hồ mà không bị ai bất thình lình đập cửa báo cho tôi biết rằng Russ đang gặp phải chuyện gì đó. Nhưng khi chỉ có một mình trong ngôi nhà yên ắng, tôi lại nhớ đến những lúc thằng bé chạy loanh quanh hết phòng này sang phòng khác và cả giọng cười khúc khích của nó.
    Bà Shrewbury nói với chúng tôi rằng tốt nhất chúng tôi đừng đến thăm con trong khoảng sáu tuần. Tôi đã gọi điện đến mỗi tuần và chờ nghe những điều xấu nhất mà Rusty có thể gây ra. Nhưng cũng chính mỗi tuần trôi qua, tôi lại được nghe thêm những tiến bộ mà Rusty đạt được. Nào là thằng bé đi ngủ mà không hề thức dậy đi lang thang lúc nửa đêm. Nào là Rusty đã để cho những đứa trẻ nhỏ hơn trèo lên lưng nó đùa giỡn như thế nào. Và cả chuyện bọn chúng rất thích ngồi trên ghế ở trong nhà bếp, xem bà ấy nấu ăn ra sao. Chỉ trong mấy tuần mà Rusty đã chịu ăn những món ăn bình thường thay vì chỉ ăn trái cây và bánh mì như lúc trước. Cô bảo mẫu đã dạy cho Rusty học làm theo những mệnh lệnh đơn giản. Thậm chí họ còn đề cập đến chuyện sẽ cho Rusty đến trường học giống những đứa trẻ bình thường khác. Đúng là một điều kỳ diệu. Đứa con ngây ngô của tôi đang làm những điều mà trước đây tôi không thể dạy cho nó hiểu. Bây giờ tôi mới thực sự tin rằng mình đã làm một việc đúng.
    Rusty giờ đã biết cách đi nhà vệ sinh, vốn từ vựng của nó đã lên đến 55 từ và thằng bé đã biết cách làm việc độc lập.
    Giờ đây, mỗi khi nhìn vào chiếc cúp chơi bowling của đứa con trai yêu quý của mình và tấm huy chương đồng mà thằng bé giành được tại kỳ Olympic giành cho người tàn tật, tôi chợt nhận thấy rằng, tôi đã giữ lời thề của mình cho đến phút cuối cùng.
  6. quanbk

    quanbk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/09/2004
    Bài viết:
    1.016
    Đã được thích:
    0
    Chú chó thông minh
    Một ông nhà giàu quyết định thực hiện một chuyến đi săn đến Phi Châu. Ông ta mang theo con chó cưng trung thành để làm bạn.
    Một hôm, do mải mê đuổi theo một con ****, con chó bị lạc. Đang đi lang thang khắp nơi, nó bỗng nhìn thấy một con báo đang di chuyển rất nhanh về phía nó và có vẻ như đang đi tìm bữa trưa của mình.
    Con chó nghĩ: ?oMình chết chắc rồi!?. Rồi bỗng nó nhìn thấy trên mặt đất gần đó có một vài khúc xương, ngay lập tức nó sà đến và giả vờ như đang nhai xương một cách ngon lành, lưng quay về phía con báo đang tiến đến gần.
    Vừa đúng lúc con báo định nhảy đến vồ nó, con chó cố nói thật to: ?oÔi trời! Thịt con báo này ngon thiệt! Không biết có còn con nào chung quanh đây không nhỉ??.
    Nghe thấy thế, con báo bỗng khựng lại hoảng hốt, vội lẩn vào những cái cây. ?oPhù!? con báo nói: ?oMình đến gần quá, suýt nữa thì bị con chó đó ăn thịt rồi!?
    Trong lúc đó, một con khỉ trên cành cây gần đó đã chứng kiến toàn bộ câu chuyện. Nó nghĩ mình có thể lợi dụng chuyện này để có được sự bảo vệ của con báo. Thế là nó leo xuống.
    Con chó nhìn thấy con khỉ đang đuổi theo sau con báo rất nhanh, nó nghĩ chắc lại có chuyện không hay rồi đây.
    Cuối cùng con khỉ cũng bắt kịp con báo và thương lượng với nó.
    Nghe xong, con báo tức giận vô cùng khi biết mình đã bị con chó đó biến thành thằng ngốc. Nó nói: ?oKhỉ, mày leo lên lưng tao, chúng ta sẽ đến xem chuyện gì sẽ xảy ra với con chó quỷ quyệt đó?.
    Khi thấy con báo quay trở lại cùng với con khỉ ở trên lưng, con chó nghĩ: ?oTrời ơi! Mình phải làm gì bây giờ??.
    Thay vì bỏ chạy, con chó ngồi xuống quay lưng lại phía hai con vật đang đến gần, giả vờ như không hề nhìn thấy chúng. Chờ cho chúng đến đủ gần để có thể nghe đựơc, con chó nói: ?oCon khỉ khốn kiếp đó trốn đi đâu rồi không biết? Mình bảo nó đi bắt về cho mình thêm một con báo cả nửa tiếng rồi mà chẳng thấy tăm hơi của nó đâu??.
    Báo nghe thấy thế nghĩ là mình đã bị con khỉ lừa nên nó bèn hất mạnh con khỉ xuống đất và bỏ chạy. Như vậy, nhờ trí thông minh và lòng dũng cảm của mình, con chó đã vượt qua nguy hiểm trong gang tấc!
  7. quanbk

    quanbk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/09/2004
    Bài viết:
    1.016
    Đã được thích:
    0
    Bobsy
    Người mẹ trẻ hai mươi sáu tuổi nhìn chằm chằm vào cậu con trai sắp sửa ra đi vì căn bệnh bạch cầu giai đoạn cuối. Dù trong lòng ngập tràn nỗi buồn, nhưng cô vẫn có một cảm giác thôi thúc mạnh mẽ. Cũng giống như các bậc cha mẹ khác, cô cũng muốn nhìn thấy con trai mình trưởng thành và thực hiện tất cả những ước mơ của nó. Nhưng giờ đây, điều đó không còn thực hiện được nữa, căn bệnh bạch cầu sẽ cướp mất cuộc đời nó. Tuy vậy, cô vẫn muốn những ước mơ của con trai mình trở thành hiện thực.
    Nắm lấy tay con trai, cô hỏi: ?oBobsy, có bao giờ con nghĩ là khi con lớn lên, con sẽ làm gì? Và có bao giờ con mơ ước sẽ làm một việc gì đó trong cuộc đời mình không??.
    ?oCon luôn ao ước khi lớn lên con sẽ trở thành lính cứu hỏa?.
    Người mẹ tươi cười trở lại và nói: ?oHãy thử cùng biến điều ước của con thành hiện thực, con trai nhé!?. Vào lúc cuối ngày, cô đến sở cứu hỏa địa phương ở Phoenix, bang Arizona, ở đây cô đã gặp anh lính cứu hỏa Bob, người có một tấm lòng rộng mở hơn là cô mong đợi. Người mẹ trẻ giải thích điều ước cuối cùng của con trai mình và hỏi xem liệu anh ta có thể cho cậu con trai sáu tuổi của cô quá giang một đoạn quanh khu vực trên một chiếc xe chữa cháy được hay không.
    Lính cứu hỏa Bob nhiệt tình đáp: ?oĐể xem nào! Chúng tôi còn có thể làm nhiều hơn thế nữa. Nếu như cô có thể giúp con mình chuẩn bị sẵn sàng mọi thứ vào đúng bảy giờ sáng thư Tư, chúng tôi có thể để cho cậu bé được làm lính cứu hỏa danh dự trong suốt cả ngày. Cậu bé có thể tới sở cứu hỏa, ăn cơm chung với chúng tôi, đi với chúng tôi đến bất cứ nơi nào có điện báo cháy trong khu vực rộng 9 yard này. Và nếu cô có thể cung cấp cho chúng tôi kích cỡ của cậu bé thì chúng tôi cũng sẽ may một bộ đồng phục chữa cháy thực sự với đầy đủ nón bảo hộ (không phải là nón đồ chơi đâu nhé) có gắn cả huy hiệu của sở cứu hỏa Phoenix, một áo cứu hỏa màu vàng mà chúng tôi đang mặc và một đôi giày ống bằng cao su nữa. Tất cả đều được sản xuất tại Phoenix này, nên cô sẽ có được những thứ ấy nhanh thôi?.
    Ba ngày sau, lính cứu hỏa Bob đến đón Bobsy, mặc đồng phục lính cứu hỏa cho cậu bé và hộ tống nó ra khỏi bệnh viện đến chỗ có chiếc xe thang và móc treo đang chờ sẵn. Bobsy được đặt ngồi ở phía sau xe và giúp lái xe quay trở lại trạm cứu hỏa. Cậu bé cảm thấy sung sướng như đang ở trên thiên đường.
    Ngày hôm đó ở Phoenix có ba cuộc điện báo cháy và Bobsy được đi theo xe cả ba lần, lại còn được ngồi trên ba chiếc xe chữa cháy khác nhau: xe cứu hỏa, xe cứu thương và cả xe của đội trưởng đội cứu hỏa nữa. Cậu bé còn được quay phim cho chương trình tin tức ở địa phương.
    Ước mơ của Bobsy đã trở thành hiện thực với tất cả tình thương và sự quan tâm của mọi người, điều đó khiến cậu bé rất cảm động và trở nên yêu đời đến nỗi nó đã có thể kéo dài cuộc sống của mình thêm ba tháng nữa so với dự đoán của các bác sĩ.
    Vào một đêm, tình trạng sức khỏe của Bobsy suy giảm đột ngột và y tá trưởng đã gọi điện báo cho tất cả các người thân trong gia đình của cậu bé đến bệnh viện để gặp mặt nó lần cuối. Rồi bà chợt nhớ đến cái ngày Bobsy được làm lính cứu hỏa vì thế bà ấy đã gọi điện cho đội trưởng đội cứu hỏa và hỏi xem anh ta có thể cho một nhân viên mặc đồng phục cứu hỏa đến bệnh viện để ở cạnh Bobsy trong phút lâm chung được không. Anh ta đáp ngay: ?oChúng tôi có thể làm nhiều hơn thế nữa. Chúng tôi sẽ có mặt ở đó trong vòng năm phút tới, Bà có thể giúp tôi một việc được không? Khi nghe tiếng còi cứu hỏa và nhìn thấy ánh đèn phát sáng thì xin bà vui lòng thông báo cho toàn bệnh viện qua hệ thống truyền tin nội bộ rằng không có không hề có hỏa hoạn ở bệnh viện, mà đó chỉ là sở cứu hỏa đến để tiễn đưa một trong những thành viên giỏi nhất của mình ra đi lần cuối cùng. Và bà làm ơn mở cửa phòng của cậu bé ra sẵn nhé! Xin cảm ơn bà rất nhiều?.
    Khoảng năm phút sau, một chiếc xe cứu hỏa đã đến bệnh viện và đưa chiếc thang cứu hỏa trên xe lên đến tận cửa sổ đã mở sẵn ở phòng Bobsy ở tầng ba, mười bốn lính cứu hỏa nam và hai lính cứu hỏa nữ đã leo lên thang vào phòng của Bobsy. Được sự đồng ý của mẹ Bobsy, họ đã ôm chặt cậu bé vào lòng và nói cho cậu bé biết rằng họ yêu cậu bé biết bao.
    Với chút hơi thở cuối cùng, Bobsy nhìn đội trưởng và nói: ?oChú đội trưởng ơi, bây giờ cháu đã thực sự trở thành lính cứu hỏa rồi phải không chú??.
    Đội trưởng trả lời: ?oĐúng vậy Bobsy à!?.
    Nghe xong câu nói ấy, Bobsy đã mỉm cười và nhắm mắt ra đi mãi mãi.
  8. quanbk

    quanbk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/09/2004
    Bài viết:
    1.016
    Đã được thích:
    0
    Rạp xiếc
    Có một lần, hồi tôi còn là một cậu thiếu niên, hai cha con tôi đang đứng xếp hàng để chờ mua vé vào xem xiếc. Cuối cùng, chỉ còn lại một gia đình nữa thì đến lượt chúng tôi. Gia đình họ rất gây ấn tượng. Họ có tới tám đứa con mà chắc chắn tất cả đều dưới mười hai tuổi. Ai cũng thấy là họ không giàu có gì. Áo quần họ mặc không thuộc loại đắt tiền nhưng lại rất tinh tươm. Bọn trẻ thì cư xử rất lễ độ, tất cả đều đứng xếp thành hàng đôi, nắm tay nhau, đứng sau lưng cha mẹ chúng. Chúng hào hứng huyên thuyên về những chú hề, những chú voi và các màn biểu diễn mà chúng sẽ được xem tối nay. Bấy nhiêu cũng đủ thấy chúng chưa bao giờ được đi xem xiếc. Đêm nay chắc chắn sẽ là một buổi tối khó quên trong suốt cuộc đời tuổi thơ của chúng.
    Cha mẹ chúng đứng ở đầu hàng có vẻ như rất tự hào. Mẹ bọn trẻ nắm lấy tay chồng mình, nhìn ông ấy ngưỡng mộ như muốn nói: ?oAnh là chàng hiệp sĩ của lòng em?. Người chồng cũng cười, lòng ngập tràn niềm tự hào, nhìn vợ như đáp lại: ?oEm biết là đúng vậy mà?. Cô bán vé hỏi xem cha bọn trẻ muốn mua bao nhiêu vé. Ông ấy tự hào trả lời, ?oCho tôi mua 8 vé trẻ em và 2 vé người lớn để tôi dẫn cả nhà vào xem xiếc?.
    Cô bán vé nói giá tiền.
    Người vợ liền buông tay chồng ra, đầu bà ấy gục xuống, môi người chồng bắt đầu run run. Ông ấy khẽ nghiêng người tới trước một chút và hỏi: ?oCô nói bao nhiêu??
    Cô bán vé nói lại giá tiền.
    Ông ấy không có đủ tiền.
    Làm sao ông ấy có thể quay lại và nói với tám đứa con mình rằng ông ấy không có đủ tiền để dẫn chúng vào xem xiếc đây?
    Chứng kiến những gì đang xảy ra, cha tôi đút tay vào túi, rút ra một tờ giấy bạc 20 đô và thả xuống đất (Chúng tôi cũng không thuộc hàng giàu có gì so với mọi người!). Rồi cha tôi cúi xuống, lượm tờ giấy bạc lên, bước tới vỗ vai người đàn ông và nói, ?oXin lỗi anh, tôi thấy cái này rơi ra từ túi anh?.
    Người đàn ông cũng biết được điều gì đang diễn ra. Ông không cầu xin sự bố thí nhưng chắc chắn sẽ rất cảm kích một sự giúp đỡ trong một tình huống thảm thương, đau lòng và bối rối như thế này. Ông ấy nhìn thẳng vào mắt cha tôi rồi cầm lấy tay cha tôi bằng cả hai tay của mình, nắm chặt tờ 20 đô la, bờ môi run rẩy, hàng nước mắt lăn dài xuống gò má, ông đáp: ?oCám ơn, xin cảm ơn ông. Nó thực sự rất có ý nghĩa với tôi và gia đình tôi lúc này?.
    Hai cha con tôi quay trở lại xe và đi về nhà. Chúng tôi đã không vào xem xiếc buổi tối hôm ấy, nhưng chúng tôi đã không ra về tay không.
  9. quanbk

    quanbk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/09/2004
    Bài viết:
    1.016
    Đã được thích:
    0
    Chiếc hộp bí ẩn
    Đã lâu lắm rồi Jack không gặp người đàn ông đó. Trường đại học, các cô bạn gái, sự nghiệp, và cuộc đời đã chiếm trọn thời gian của anh. Sự thật là, Jack đã đến nơi xa xôi này để theo đuổi những giấc mơ của mình. Ở đó, trong cuộc sống hối hả, bận rộn, Jack không có thì giờ để nghĩ về quá khứ, cũng như không có nhiều thời gian dành cho vợ con anh. Anh đang làm việc vì tương lai của mình, và không gì có thể cản bước chân anh đư ợc.
    Qua điện thoại, mẹ anh cho hay: ?oBác Belser vừa qua đời hôm qua và tang lễ sẽ được cử hành vào thứ Tư?. Những ký ức lần lượt hiện qua tâm trí Jack như một cuộn phim thời sự cũ kể về tuổi thơ anh.
    ?oJack, con có nghe mẹ nói gì không đấy??
    ?oỒ, xin lỗi mẹ. Có, con nghe rõ mà. Đã lâu rồi con không nghĩ đến bác ấy. Con rất tiếc, nhưng thành thật mà nói thì con tưởng bác đã mất lâu rồi chứ?, Jack nói.
    ?oBác ấy không hề quên con. Mỗi lần gặp mẹ, bác đều hỏi thăm sức khỏe của con. Bác ấy thường hay nhớ lại những ngày tháng con lẽo đẽo bên cạnh khi bác ấy đang sửa lại cái hàng rào?, mẹ kể.
    Jack nói: ?oCon yêu thích căn nhà cũ kỹ của bác ấy?.
    ?oCon biết không Jack, sau khi cha con qua đời, chính bác Belser đã quyết định đứng ra làm người hướng dẫn để giúp con trở thành một người đàn ông trưởng thành?.
    ?oBác ấy đã dạy con nghề thợ mộc. Con đã không thể có được sự nghiệp ngày hôm nay nếu không nhờ bác ấy. Bác ấy đã dành hết thời gian của mình để dạy cho con những điều có ích. Mẹ à, có sẽ đến dự tang lễ?, Jack nói.
    Dù bận rộn là vậy, nhưng Jack vẫn giữ lời hứa. Đám tang của bác Belser nhỏ và lặng lẽ vì bác không có con cái, còn phần lớn người thân của bác cũng đều đã qua đời.
    Đêm hôm trước khi Jack trở về nhà, anh cùng mẹ đi dạo qua ngôi nhà cũ của người hàng xóm tốt bụng một lần cuối cùng.
    Bước đến ngưỡng cửa, Jack như quay trở lại những ngày xa xưa. Ngôi nhà vẫn y nguyên như hình ảnh trong ký ức của anh. Mỗi bước chân đều đầy ắp những kỷ niệm. Mỗi tấm hình, mỗi món đồ trong nhà? bỗng nhiên Jack khựng lại.
    Mẹ hỏi: ?oCó chuyện gì vậy, Jack??.
    ?oCái hộp mất rồi?, Jack trả lời.
    ?oHộp nào??
    ?oCó một cái hộp nhỏ bằng vàng được khóa rất kỹ, bác ấy vẫn để trên chiếc bàn làm việc. Con đã hỏi bác ấy cả ngàn lần xem có cái gì ở bên trong. Lần nào bác ấy cũng chỉ nói đó là thứ quý giá nhất của mình?.
    Nó đã biến mất. Mọi thứ trong ngôi nhà này vẫn y nguyên như những gì anh nhớ, nhưng cái hộp thì không còn. Anh nghĩ chắc ai đó trong gia đình bác Belser đã lấy nó đi.
    ?oGiờ thì con sẽ không bao giờ biết được vật quý giá nhất của bác Belser là gì,? Jack nói. ?oThôi, con nên đi ngủ thì hơn, mai con phải bay sớm mà mẹ?.
    Hai tuần sau ngày ông Belser mất. Một hôm, Jack trở về nhà sau giờ làm việc, và thấy một tin nhắn trong thùng thư của mình. ?oChúng tôi cần được ký nhận cho một kiện hàng nhưng không có ai ở nhà. Xin vui lòng đến bưu điện trung tâm nhận bưu phẩm trong vòng 3 ngày tới?.
    Ngay sáng sớm hôm sau, Jack đến nhận gói hàng của mình. Chiếc hộp nhỏ cũ kỹ cứ như là nó đã được gửi đi cách đây hàng trăm năm vậy. Chữ viết rất khó đọc nhưng địa chỉ người gửi làm anh chú ý: Harold Belser. Jack mang chiếc hộp ra xe và mở nó ra xem. Bên trong là chiếc hộp nhỏ bằng vàng và một phong bì. Hai tay Jack run run khi anh đọc dòng chữ bên trong.
    ?oKhi tôi chết, hãy gởi chiếc hộp này cho Jack Bennet. Nó là thứ quý giá nhất trên đời tôi?. Có một chiếc chìa khóa nhỏ được bỏ kèm với bức thư. Tim đập mạnh, nước mắt lưng tròng, Jack cẩn thận mở chiếc hộp. Bên trong là một chiếc đồng hồ quả quít bằng vàng rất đẹp.
    Ngón tay anh nhẹ nhàng sờ lên trên những hình chạm khắc tinh xảo, rồi anh bấm nút bật nắp chiếc đồng hồ. Bên trong hiện ra một dòng chữ được khắc phía trên nắp đồng hồ.
    ?oJack, cảm ơn vì thời gian con đã dành cho ta ?" Harold Belser?.
    ?oThứ mà bác ấy quý nhất trên đời lại chính là thời gian của mình?.
    Jack giữ chặt chiếc đồng hồ trong vài phút. Sau đó, anh gọi điện thoại đến văn phòng và hủy tất cả các cuộc hẹn trong vòng hai ngày kế. ?oTại sao vậy??, Janet, cô thư ký hỏi.
    ?oTôi cần có thời gian dành cho con trai mình?, Jack trả lời.
    ?oÀ, nhân tiện, Janet à,? Cảm ơn rất nhiều vì thời gian mà cô đã dành cho công việc?.
  10. quanbk

    quanbk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/09/2004
    Bài viết:
    1.016
    Đã được thích:
    0
    Món quà của ông già Noel
    Thường thì khi còn nhỏ chúng ta tin vào ông già Noel, rồi khi lớn lên một chút chúng ta sẽ nhận ra rằng ông già Noel thực ra chỉ là ông nội hay ông ngoại của chúng ta khoác thêm vào người bộ đồ màu đỏ. Ngay bản thân tôi cũng sớm nhận ra sự thật này. Tuy mới mười một tuổi, nhưng tôi hiểu ông già Noel chỉ là một trò chơi mà người lớn vẽ ra mà thôi và bất cứ ai cũng hiểu được điều này. Vấn đề ở chỗ, ở lứa tuổi lớn hơn, tôi và chị tôi phải cố thuyết phục để các em nhỏ hơn mình tin rằng ông già Noel là có thực. Và câu cửa miệng là: ?oEm hãy nói bất cứ điều gì mình muốn, ông già Noel sẽ tặng em món quà đó.?
    Nhưng chính bản thân tôi cũng không tin vào điều đó. Cuộc sống đâu có đơn giản như vậy. Bạn không bao giờ có được thứ mình muốn, còn thứ mình chẳng cần thì lại đầy ra. Cứ trông gia đình chúng tôi thì rõ. Cha tôi qua đời, nên bây giờ, sau mười ba năm ở nhà làm nội trợ, mẹ tôi lại phải đi tìm việc làm. Điều đó vô cùng khó khăn vì mẹ tôi chẳng có bất kỳ thứ bằng cấp gì. Bà sinh ra trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế, khi còn nhỏ đã phải nghỉ học để phụ giúp gia đình. Chẳng những học vấn thấp, mẹ tôi còn chẳng có nghề nghiệp chuyên môn gì.
    Nhiều tháng trôi qua, mẹ vẫn không tìm được việc nên gia đình chúng tôi ngày càng sa sút hơn. Mẹ không thể giữ lại ngôi nhà mà cha đã xây được nữa và chúng tôi phải dọn đến ở tạm trong một căn phòng phía sau ở nhà một người bà con. Rồi đến cả xe cũng bán, bây giờ thì sự lựa chọn việc làm của mẹ càng hạn chế hơn vì không còn phương tiện đi lại nữa.
    Ở nơi ở mới này có rất nhiều quán bar có thể đi bộ đến được, nhưng mẹ lại nghĩ làm việc ở quán bar sẽ ảnh hưởng xấu đến con cái.
    Rồi ngày Giáng sinh đến, mẹ dẫn chúng tôi đến lễ hội Giáng sinh của trường vì ở đó được vào cửa miễn phí và cũng tiện vì chúng tôi có thể cuốc bộ đến. Đi vòng quanh một lúc, mẹ bảo chúng tôi đứng xếp hàng để được gặp ông già Noel ?" một việc làm mà tôi cho là vô bổ. Nhưng tôi cũng ngoan ngoãn đứng vào hàng chỉ để làm vui lòng mẹ.
    Sau khi ông già Noel bế tôi ngồi vào lòng liền hỏi ước nguyện đêm Giáng sinh của tôi là gì. Tôi nói hay không nói thì cũng chẳng nhằm nhò gì vì tôi biết rõ ông già Noel này chỉ là ông nội hay ông ngoại của một ai đó trong bộ đồ màu đỏ mà thôi. Nếu tôi nói mình muốn một món đồ chơi nào đó thì chỉ làm mẹ tôi buồn thêm vì bà làm gì có tiền để mua. Thế nên tôi quyết định nói sự thật: ?oƯớc mơ của con là mẹ con sẽ kiếm được việc làm để có tiền đi chợ.? Tôi nói rõ ràng từng chữ một.
    ?oThế mẹ của cháu đâu?? ông già Noel hỏi. Tôi chỉ tay về phía mẹ đang đứng. ?oHo, ho, ho,? ông già Noel nói: ?oTa biết phải làm gì rồi!?
    Tôi nghĩ: Sao lúc nào họ cũng nói ho, ho, ho chứ?
    Vài ngày sau Giáng sinh, mẹ nhận được một cú điện thoại. Câu chuyện rất ngắn gọn: ?oVâng, vâng... Tôi rất thích... Dạ. được. Tạm biệt.?
    Rồi mẹ quay sang cười với hai chị em tôi ?" một nụ cười mà từ rất lâu rồi vắng bóng trên khuôn mặt mẹ.
    ?oMẹ nhận được một công việc ở trường.? Mẹ nói, giọng vui sướng. ?oCông việc tại nhà ăn. Bây giờ thì gia đình mình ổn rồi.? Rồi mẹ ôm chặt lấy hai chị em: ?oMẹ tự hỏi sao họ lại biết mẹ đang kiếm việc làm nhỉ??
    Sau đó, tôi hiểu ra một điều dù ông già Noel có là ông nội của bạn trong bộ đồ màu đỏ hay là một giám thị của trường đóng giả trong ngày lễ Giáng sinh thì đó hoàn toàn không chỉ là một trò giúp vui.
    Và những mùa Giáng sinh sau đó, tôi luôn bảo với lũ trẻ rằng nếu chúng không tin vào ông già Noel thì chúng đã mất đi một cơ hội lớn trong đời.

Chia sẻ trang này