1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

quà tặng dành cho người luyện khí công: GIỚI THIỆU KINH LẠC VÀ HUYỆT VỊ TRONG CƠ THỂ

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi nguyenvantruongvn, 20/07/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. nguyenvantruongvn

    nguyenvantruongvn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/07/2002
    Bài viết:
    825
    Đã được thích:
    0
    quà tặng dành cho người luyện khí công: GIỚI THIỆU KINH LẠC VÀ HUYỆT VỊ TRONG CƠ THỂ

    #BIGCHAR {background: & strDefaultFontColor &; color: DCDCDC; font-size: 16pt; font-family:Arial; } Kinh lạc là con đường vân hành chủ yếu của khí, huyết ,tân, dịch , kinh mạch gồm 2 bộ phận chính là kinh mạch và lạc mạch . trong kinh mạch lại được chia ra làm chính kinh và kỳ kinh,chính kinh có 12 kinh , tả hữu đối xứng gọi là thủ túc âm tam dương kinh , tương thông trực tiếp với tạng phủ ,thuộc ở tạng thì gọi là âm kinh , thuộc ở phủ thì gọi là dương kinh ,mười hai kinh bao gồm : thủ thái âm phế kinh ,thủ thái dương đại trường kinh ,túc dương minh vị kinh ,túc thái âm tỳ kinh , thủ thiếu âm tâm kinh ,thủ thiếu âm tiểu trường kinh, , túc thái dương bàng quang kinh , túc thiếu âm thận kinh , thủ quyết âm tâm bào kinh , thủ thiếu dương tam tiêu kinh , túc thiếu dương đảm kinh ,túc thiếu âm kan kinh , tronh đó thủ tam tiêu kinh từ ngực đến tay , giao với thủ tam dương kinh ;thủ tam âm kinh từ tay đến đầu , giao với túc tam dương kinh từ đầu đến chân giao với túc tam âm kinh ,túc tam âm kinh giao từ chân đến ngực giao với thủ tam âm kinh ,kinh lạc bên trong thì thông với tạng phủ , bên ngoài thì thông với tứ chi thất khiếu , kết cấu liên hợp tuần hoàn , thông âm dương dẫn khí huyết , dưỡng tạng phủ . kinh lạc hoạt động bình thường thì âm dương cân bằng , khí huyết thông sướng , thân thể khoẻ mạnh ngược lại trăm bệnh sẽ phát sinh.
    *về kì kinh có tám mạch hợp xưng là"kỳ kinh bát mạch" gồm đốc mạch , nhâm mạch, xung mạch , đới mạch ,âm nghiêu mạch ,dương nghiêu mạch, âm duy mạch ,dương duy mạch , âm duy mạch ,kì kinh bát mạch có tương quan trực tiếp tới tạng phủ .
    *khí huyết vận hành theo mỗi kinh lạc qua một hệ thống các điểm mẫn cảm mà thông tới các bộ phận . điểm mẫn cảm ấy gọi là huyệt vị . những huyệt này nếu bị tác động xẽ gây ra cản giác đau đớn ,tê liệt ,xung xướng ....huyệt vị không rời kinh lạc , kinh lạc quyết định huyệt vị...

    *mối quan hệ giữa thời khắc với sự vận hành của khí huyết qua 12 kinh mạch như sau:
    *giờ tý(23h-1h)khí huyết vận hành ở kinh đản
    giờ sửu(1h-3h) khí huyết vận hành ở kinh can
    giờ dần(3h-5h)khí huyết vận hành ở kinh phế
    giờ mão(5h-7h)khí huyết vận hành ở kinh đại trường
    giờ thìn (7h-9h)khí huyết vận hành ở kinh vị
    giờ tị (9h-11h)khí huyết vận hành ở kinh tỳ
    giờ ngọ (11h- 13h)khí huyết vận hành ở kinh tâm
    giờ mùi (13h-15h)khí huyết vận hành ở kinh tửu trường
    giờ thân (15h-17h)khí huyết vận hành ở kinh bàng quang
    giờ dậu (17h- 19h)khí huyết vận hành ở kinh thận
    giờ tuất (19h-21h)khí huyết vận hành ở kinh tâm bào
    giờ hợi (21h-23h)khí huyết vận hành ở kinh tam tiêu.



  2. HuyenThoaiVoLam

    HuyenThoaiVoLam Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/04/2002
    Bài viết:
    147
    Đã được thích:
    0
    Bạn nên sửa lại phần viết về Kỳ kinh Bát mạch : Âm Kiều Mạch và Dương kiều mạch, chứ không phải là Âm nghiêu, Dương nghiêu.
    Thêm một chút về kinh mạch : trong Đông y chia ra Lục phủ Ngũ tạng. Nhưng người luyện khí khí công, nhất là luyện Ngũ hành khí và Đại Chu Thiên thì lại phải hiểu là Lục Phủ Lục Tạng. Bởi có kinh Tam Tiêu thuộc Phủ, thì phải có kinh Tâm Bào thuộc tạng thì mới cân bằng Âm Dương. Mặc dù mổ ra chẳng thấy cái tạng tâm bào và phủ tam tiêu đâu cả, nhưng với người có khả năng thấu thị, họ vẫn thấy chu trình vận hành khí đi qua các kinh mạch như vậy. Có người nói : Tâm bào là màng bao quả tim, Tam Tiêu là hệ thống màng treo của toàn bộ lục phủ ngũ tạng.
    Tạng bản chất là Dương, nhưng lưu hành khí Âm, nên kinh tạng bào giờ cũng là kinh Âm.
    Phủ bản chất là Âm nhưng lưu hành khí Dương, nên kinh phủ bao giờ cũng là kinh Dương.
    Liên hệ với thực tế : với những người luyện công phu chỉ công, bao giờ ngón trỏ cũng có Dương Kình mạnh nhất, bởi ngón trỏ là nơi khởi đầu của Kinh thủ Thái Dương Đại Trường, Thái Dương là Cực Dương.
    Huyền Thoại Võ Lâm.
  3. nguyenvantruongvn

    nguyenvantruongvn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/07/2002
    Bài viết:
    825
    Đã được thích:
    0
    cảm ơn sự đóng góp của bạn nhưng mong bạn tìm hiểu kỹ hơn vấn dề bạn thắc mắc .
    về nghiêu mạch hay kiều mạch tôi xin được trả lời như sau:
    trong luyên công lưỡi thương phải đụng hàm trên tại sao như vây?
    lưỡi người ta gọi là đáp thước kiều là cầu nối nhâm mạch và đốc mạch làm cho khí huyết cơ thể dễ dàng lưu chuyển từ nhâm mạch sang đốc mạch
    con về ngiêu mạch hay kiều mạch tôi xin trả lời là ghiêu mạch trong bộ thiếu lâm tông pháp xiển vi có viết: "dương nghiêu mạch bắt đầu từ huyệt phong trìqua các huyệt địa thương cự cốt kiên ngung cự tiêu và chiếu hải còn âm nghiêu mạch bát đầu từ huyệt chiếu hải và đi dến huyệt tinh minh"
    như vay thìtất cả các huyệt vừa đi qua đều nằm bên cạch cơ thể dương nghiêu nàm bên trái còn âm nghiêu nằm bên phải mà nghiêu có nghĩa la ở cạnh ở ria
    còn về lục phủ luc tạng như bạn nói là không có căn cứ bởi vì khí huyết vận hành ở các kinh nó đã được chia làm từng cặp âm dương tương xứng có âm tức có dương kinh mạch dẫn khí huyết đi nuôi tạng phủ mỗi tạng phủ dều có âm dương nhị mạch tương quan nuôi dưỡng .như vậy thì đâu có mất đi sự cân bằng âm dương.
    còn bạn nói là có lục tạng vạy tạng đó là tạng gì?
    cảm ơn về sự đóng góp .
    thân
    [trường tlt]
  4. HuyenThoaiVoLam

    HuyenThoaiVoLam Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/04/2002
    Bài viết:
    147
    Đã được thích:
    0
    Trong các sách châm cứu, tôi chỉ thấy có một cuốn duy nhất viết là "Nghiêu mạch", còn lại các sách Đông y, khí công đều viết là "Kiều Mạch". Cái này cần phải hỏi ai học Đông y thì sẽ rõ, và nên xem xét chữ "Nghiêu" và chữ "Kiều" viết theo chữ Hán có giống nhau không !
    Tôi đâu có nói tạng phủ mất cân bằng Âm Dương ! Mà là trong luyện ngũ khí và ĐCThiên, để đảm bảo luyện cân bằng các cặp Âm Dương thì phải luyện cả tạng Tâm Bào. Tuy mổ ra không thấy tạng Tâm Bào, nhưng những thầy khí công nói nó là màng bao quả tim, mặc dù vẫn là quả tim nhưng không hiểu sao lại tách nó ra thành tạng khác. Và quả thật khi luyện ngũ hành khí, tôi thấy rõ tính chất khác biệt giữa Tâm và Tâm bào. Như vậy trên pháp luyện khí công có thể coi là lục tạng cũng được. Bởi phủ tạng có mối quan hệ biểu lý, từng cặp với nhau như : Phế - Đại Trường, Tâm- Tiểu Trường, Thận - Bàng Quàng,.....nên đã có Phủ Tam Tiêu thì dĩ nhiên sẽ có tạng Tâm Bào . Còn nếu bạn phủ nhận tạng Tâm Bào, khẳng định là chỉ có ngũ tạng, thì tại sao lại công nhận lục phủ, vậy thì phủ tam tiêu khi mổ ra nó nằm ở đâu ? Nếu bạn công nhận phủ Tam Tiêu là có thật thì dĩ nhiên phải công nhận tạng Tâm Bào có thật thì mới có đủ cặp biểu lý. Nếu phủ nhận tạng Tâm Bào thì cũng phải phủ nhận phủ Tam Tiêu. Như vậy là Ngũ phủ ngũ tạng ( nếu mổ ra).
    Huyền Thoại Võ Lâm.
  5. nguyenvantruongvn

    nguyenvantruongvn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/07/2002
    Bài viết:
    825
    Đã được thích:
    0
    NHƯ TÔI DÃ VIẾT Ở PHẦN ĐẦU THÌ TRONG PHỦ CÓ ĐẠI TRƯỜNG( HAY CÒN GỌI LÀ ĐẠI TRÀNG) VÀ TIỂU TRƯỜNG NHƯ VẬY THÌ HAI PHỦ NÀY BÌNH THƯỜNG CÓ THỂ COI LÀ 1 NHƯNG ĐÓI VỚI NGƯỜI LUYÊN VÕ THÌ CẦN CHIA RA ĐỂ TẬP VÌ ĐẠI TRƯỜNG THUỘC NỘI CỒN TIỂU TRƯỜNG THUỘC NGOẠI VÀ TÔI CŨNG CÓ NÓI ĐẾN TÂM BÀO BẠN ĐỌC KỸ LẠI NHÉ , NHÂN ĐÂY TÔI CUNG NÓI RÕ HƠN VỀ TÂM BÀO, TÂM BÀO LÀ CÁI VÀNH BAO CỦA QUẢ TIM ĐÓ LÀ MỘT LỚP MÀNG MỎNG BAO LẤY QUẢ TIM HÌNH MÀU TRẮNG .TÂM BÀO CÓ TÁC DỤNG BẢO VỆ TIM KHỎI MA SÁT KHI ĐẬP NHƯ VẬY TÂM BÀO TỐT THÌ TIM TỐT TÂM BAO XẤU THÌ TIM MAU HƯ.BAN CHƯA THẤY TÂM BÀO HẢ MUA MỘT QUẢ TIM HEO ĐẾN TÔI CHỈ CHO RỒI LÀM THỨC NHẮM LUÔN
    THÂN CHÀO
    [trường tlt]
  6. HuyenThoaiVoLam

    HuyenThoaiVoLam Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/04/2002
    Bài viết:
    147
    Đã được thích:
    0
    Ha ha ha, chú này học nội ở đâu khai ra ! Có khi cùng thầy với mình ngày trước?? Cái chuyện màng bao tim màu trắng anh biết rồi. Nhưng đưa ra chuyện Ngũ phủ Ngũ tạng trêu chú tí thôi.
    Huyền Thoại Võ Lâm.
  7. ngochung999

    ngochung999 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/07/2002
    Bài viết:
    15
    Đã được thích:
    0
    Đọc bài của các bạn tôi thấy rất hay, Đúng như bạn nguyenvantruongvn đã viết cơ thể con người theo Đông y có 12 chính kinh, 08 kỳ kinh, ngoài ra còn có các Lạc, mạch...
    Trong cơ thể ngoài lục phủ là : tam tiêu, đại trường, tiểu trường, bàng quang, đởm , vị ; Thì có các tạng: tâm, phế , tỳ , thận, can và có kinh tâm bào tương ứng với kinh dương của nó là kinh tam tiêu.
    Trong Đông y còn đề cập tới phủ kỳ hằng : Tuỷ và não
    Tôi thấy các bạn tranh luận về kỳ kinh : âm nghiêu hay la âm khiêu hay âm kiểu ; dương nghiêu hay dương khiêu hay dương kiểu chỗ này tôi thấy các bạn nên xem lại ; Tôi thấy đây chẳng qua chỉ là do cách dịch tên thôi các bạn hãy xem lại các kinh mạch này : huyệt xuất phát , các huyệt đi qua, huyệt kết thúc sẽ thấy ngay thôi.
    Để học võ thuật và nội công, khí công... tôi nghĩ chúng ta nên đọc rộng một chút về Đông y , các sách châm cứu chỉ đề cập một phần về lý luận của Đông y mà thôi.
    Để học về huyệt đạo các bạn có thể tìm đọc cuốn : Thời bấm huyệt châm cứu học của tác giả Nguyễn Văn Thang , nhà xuất bản quân đội năm 1992 , một số tác giả khác cũng viết về vấn đề này;
    Như phần: *mối quan hệ giữa thời khắc với sự vận hành của khí huyết qua 12 kinh mạch như sau: của bạn nguyenvantruongvn viết thì đây chỉ là những giờ khí huyết vượng nhất trong ngày của kinh mạch được đề cập:
    *giờ tý(23h-1h)khí huyết vận hành ở kinh đởm
    giờ sửu(1h-3h) khí huyết vận hành ở kinh can
    giờ dần(3h-5h)khí huyết vận hành ở kinh phế
    giờ mão(5h-7h)khí huyết vận hành ở kinh đại trường
    giờ thìn (7h-9h)khí huyết vận hành ở kinh vị
    giờ tị (9h-11h)khí huyết vận hành ở kinh tỳ
    giờ ngọ (11h- 13h)khí huyết vận hành ở kinh tâm
    giờ mùi (13h-15h)khí huyết vận hành ở kinh tiểu trường
    giờ thân (15h-17h)khí huyết vận hành ở kinh bàng quang
    giờ dậu (17h- 19h)khí huyết vận hành ở kinh thận
    giờ tuất (19h-21h)khí huyết vận hành ở kinh tâm bào
    giờ hợi (21h-23h)khí huyết vận hành ở kinh tam tiêu
    Các bạn có thể dùng bài vè này cho dễ nhớ:
    " Phế dần , Đại mão, Vị thìn kinh
    Tỳ tị , Tâm ngọ , Tiểu mùi trung
    thân Bàng , dậu Thận , Tâm bào tuất
    hợi Tam , tí Đởm , sửu Can thông "
    Khi muốn điểm huyệt hay giải huyệt ngoài biết chính xác huyệt vị cần phải có đủ kình lực để tác động tới huyệt và phần lớn các huyệt cần phải điểm đúng giờ mới có tác dụng mong muốn; Ngoài ra có các huyệt phải tinh cả ngày và giờ VD một bài về tinh giờ của ngày giáp theo phép tý ngọ lưu chú :
    " Ngày Giáp: giờ Ất đởm Khiếu âm
    sang giờ bính tý Tiền cốc huỳnh
    mậu dần dương minh du Hãm cốc
    về gốc Khâu khư nguyên đởm kinh
    canh thìn khí đến Dương khê huyệt
    nhâm ngọ bang quang Uỷ trung tìm
    giáp thân khí nạp tam tiêu thuỷ
    vinh thuỷ can nhâm lấy Dịch môn "
    Đánh người và cứu người là 2 vấn đề cần phải học, không có khả năng chế ngự người khác chỉ bằng một đòn thì khó lòng tự bảo vệ cho bản thân mình, đánh người ta rồi mà không biết cách cứu thì cũng chẳng tốt đẹp gì hơn ( dễ ngồi bóc lịch lắm )
    Nếu muốn học về " huyệt pháp " các bạn nên học với thầy dạy võ hoặc theo học lớp châm cứu.
    Được ngochung999 sửa chữa / chuyển vào 16:51 ngày 26/07/2002
    Được ngochung999 sửa chữa / chuyển vào 20:30 ngày 29/07/2002
  8. Hanuman

    Hanuman Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    13/08/2001
    Bài viết:
    185
    Đã được thích:
    0
    Chào các cao thủ, theo mình biết nếu các kinh mạch trong cơ thể không thông thì có thể làm phần nào đó trên cơ thể bị bất động. Có phải đây là điểm cốt yếu của điểm huyệt?. Nhưng khi điểm huyệt thì phải dùng một lực mạnh nhẹ ra sao, hay dùng nội lực? Mình nghe nói, khi trên cơ thể có chỗ bị thương có thể vận khí đưa đến đó để trị thương ==> có thể trị bằng cách này không?. Khi một số huyệt đạo trên cơ thể được khai thông thì nội lực tăng cao (giống các phim kiếm hiệp) liệu trên thưc tế có thật không vậy? Nhờ các cao thủ võ lâm chỉ giáo , xin cảm ơn.
    Monkey
  9. uyenk2

    uyenk2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/03/2002
    Bài viết:
    29
    Đã được thích:
    0
    Nếu là Đại huyệt thì có nhiều cấp độ khai mở lắm.
  10. ngochung999

    ngochung999 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/07/2002
    Bài viết:
    15
    Đã được thích:
    0
    Về lý luận trong Đông y thì khi khí vận hành thông suốt và cân bằng về âm dương, ngũ hành thì cơ thể sẽ không bị đau ốm bệnh tật ; khi một huyệt đạo nào đó bị ách tắc thì sẽ sảy ra đau đớn ( sự cảm nhận thấy bên ngoài còn tuỳ thuộc vào huyệt đạo bị ách tắc và sự cảm nhận vi tế của mỗi người ) .
    Trong chiến đấu người ta có nhiều biện pháp để tác động tới các vị trí trọng yếu của cơ thể như: điểm huyệt, đánh vào các đầu dây thần kinh, mạch máu , bẻ khớp xương...
    Về mặt lý luận của Đông y thì khi ta cảm thấy đau đớn hay bị ốm tức là khi đó một khu vực nào đó của cơ thể bị ách tắc hoặc mất cân bằng về âm dương ... lúc đó muốn chữa thì cần phải khai thông khu vực đó hoặc cân bằng âm dương như vậy là khỏi ; người ta đã dùng nhiều phương pháp để tác động tới cơ thể như : châm cứu, bấm huyệt , giác , dùng thuốc , vận hành khí để khai thông hoặc cân bằng âm dương ...
    Trong Điểm huyệt người ta chi ra làm 3 loại huyệt trong đó quan trọng nhất là các Tử huyệt , các huyệt này khi bị " tác động " tới tuỳ vào mức độ nặng nhẹ sẽ có các biểu hiện khác nhau và có thể đưa người ta tới tử vong ( nếu bị nặng ) VD: huyệt tiếu yêu sau lưng khi bị đánh trúng nếu mà bật lên cười sằng sặc thì không thể cứu được ( ngoại trừ được cao nhân phát công chữa trị ) . Để tìm hiểu thêm về vấn đề này có thể tìm mua các sách viết về điểm huyệt hiện có bán tại các hiệu sách ( chủ yếu dạy cách xác định tử huyệt bị trúng thương và các chữa trị )

    Trong khí công thì việc luyện tập chủ yếu dựa vào kinh mạch và huyệt đạo trong đó khởi đầu và cũng là quan trọng nhất là vòng vận khí tiểu chu thiên ( sử dụng 2 mạch nhâm đốc và các đại huyệt nằm trên đó ) khi các đại huyệt được khai thông với bên ngoài thì có thể thu ngoại khí từ bên ngoài vào để nâng cao năng lực của người tập , có thể thu khí trong thiên nhiên , thu khí của mặt trời ( thái dương công ) thu khí mặt trăng ( thái âm công ) thu khí của các vì sao, thu khí của cây cối... Trong yoga cũng như khí công thường chú ý luyện tập và phát triển 7 khu vực trọng yếu của cơ thể , 7 khu vực này có 2 cửa âm dương một cửa nằm trên mạch đốc, một cửa nằm trên mạch nhâm ; khi 7 khu vực này được khai thông thì người tập sẽ có thể phát triển được các công năng đặc dị khác nhau như làm cho cơ thể nhẹ đi và bay lên ở khu vực luân xa 1 ( tương ứng với cửa thông ra ngoài là huyệt Hội âm ) có thể nhìn thấy nội tạng của người khác hoặc nhìn thấy các cảnh vật vi tế hoặc ở rất xa hoặc trong tương lai hay quá khứ khi đạt tới trình độ thiên nhãn thông, có thể nhịn ăn, ngừng thở giả chết , có thể nghe được các âm thanh vi tế mà người thường không nghe được ( nghe tiêng nói của người đã chết , nghe tiếng động ở nơi rất xa )...
    Việc trao đổi trên chẳng qua cũng chỉ như làn gió thoảng qua, muốn tiếp cận và học được các công năng đặc dị và thuật điểm huyệt bạn cần phải rèn luyện về Võ đức , đọc thêm về các sách Đông y , sách khí công, yoga, thiền , kinh phật ...
    Trên thị trường có một số sách dịch về khí công của Trung quốc khá hay ( và cũng khá đắt ) bạn có thể xem thêm các sách về năng lượng sinh học như cuốn " Bàn tay ánh sáng " hay " Tôi nghe đôi bàn tay mình " " Yoga quyền năng và giải thoát " " Thời bấm huyệt - châm cứu học " " châm cứu đại thành " " Hải thượng lãn ông y tân tâm lĩnh "...

Chia sẻ trang này