1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Quá trình phân hủy diễn ra như thế nào?

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi sigmafx, 10/08/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. khoiks

    khoiks Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/11/2005
    Bài viết:
    554
    Đã được thích:
    1
    ======================================
    Phân hủy tử thi là một quá trình tương tự hiện tượng phân hủy chất hữu cơ. Ngọai trừ những lọai hóa chất là "tan chảy" thịt, còn lại chủ yếu vẫn là quá trình phân hủy bởi các vi sinh vật và bởi các lòai ấu trùng sâu bọ, côn trùng...
    Trường hợp tử thi chỉ còn trơ xương cũng cho ta các thông tin như sau:
    1. Giới tính;
    2. Độ tuổi;
    3. Thể trạng; nhân dạng, dị tật (nếu có)
    4. Nơi (thường xuyên) sinh sống trước khi chết;
    5. Những thương tổn về hệ xương (nếu có) trước khi chết;
    6. trong một số trường hợp chết ngạt do nước, có thể xác định chết từ môi trường, địa điểm nào (khu vực ao hồ ở đâu, dông, biển...)
    7. Cơ bản có thể phán đóan nguyên nhân tử vong và thời gian tử vong;
    .... Và một số thông tin khác tôi không thể nêu hết.
    @ Kevin: Khi một họi đồng giám định pháp y được thành lập, tùy theo từng yêu trưng cầu mà hội đồng này có những nhiệm vụ khác nhau. Tuy nhiên, nhiệm vụ cơ bản nhất phải làm rõ, đó là: KẾT LUẬN NGUYÊN NHÂN TỬ VONG. Kết luận vềThời gian là một trong những nhiệm vụ còn lại.
    về nguyên tắc: tử thi được phát hiện (và khám nghiệm) càng sớm thì sẽ cho ra kết luận với xác súât chính xác càng cao. Không như một bài tóan tự nhiên, việc giám định này tương tự như giải một phương trình gồm nhiều ẩn số, mà đáp án cuối cùng phụ thuộc rất lớn vào việc tìm ra các ẩn số còn lại. Bao giờ cũng vậy - trừ trường hợp đã bíêt rõ thời gian chết - các trườpng hợp còn lại (tùy theo thời gian đến lúc phát hiện tử thi) đều có kết luận theo công thức:
    - từ khỏang a giờ đến b giờ;
    - Từ khỏang c ngày đến d ngày;
    - Từ khỏang e tháng đến f tháng...
    Phần việc còn lại là của các cơ quan tiến hành tố tụng. Họ có chiến thuật và phương pháp để sử dụng kết luận này làm chứng cứ.
    Tóm lại, việc xác định thời gian chết là yêu cầu quan trọng chỉ đứng sau việc kết luận nguyên nhân chết. Việc xác định thời gian đòi hỏi sử dụng kết hợp nhiều phương pháp, suy luận; thậm chí đôi khi phải dùng đến cả giác quan + linh cảm nghề nghiệp của các Giám định viên (cái này tôi nghe họ nói thế)Trường hợp bác hỏi về chuyển tử thi từ nhiều môi trường, tôi sẽ trả lời trong một bài víêt khác.
    Chúc vui.

  2. thuyhang182

    thuyhang182 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/02/2006
    Bài viết:
    11.250
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn những bài viết bổ ích của bác khoiks.
    Tôi k nghiên cứu chuyên sâu về fáp y nhưng cũng đã đi thực tế kiểm sát việc khám nghiệm tử thi 1 số trường hợp của tù nhân bị bệnh mà chết hoặc chết do đâm chém nhau. Theo như tôi quan sát bác sĩ fáp y và ng đồng sự xét nghiệm thì họ xác định thời gian chết dựa vào thân nhiệt, vết hoen tử thi, độ cứng, độ khô của tử thi, lời khai của các nhân chứng (đối với trường hợp xác chưa thối rữa do chết đã lâu và có nhân chứng) và dựa vào kinh nghiệm và linh cảm nghề nghiệp của bác sĩ fáp y như bác khoiks đã nói. Có 1 lần tôi đc đi theo đoàn khám nghiệm 1 tử thi bị treo cổ trong rừng, xác đã thối rữa, sợi dây thừng đã ăn sâu vào xương cổ và bị đứt, xác đã nằm xuống đất... Do đó xác đã đc di chuyển trong 2 môi trường khác nhau (khô ráo khi còn treo trên cây và ẩm ướt khi đã tiếp xúc với nền đất rừng ẩm ướt vào mùa mưa). Trường hợp này bên fáp y họ cũng khó xác định chính xác thời gian chết của nạn nhân. Chỉ xác định đc độ tuổi và nguyên nhân gây tử vong. Có lẽ do kỹ thuật và trình độ có hạn của lực lượng fáp y.
    Mong những fân tích tiếp theo của bác khoiks để hiểu rõ hơn về vấn đề này.
  3. khoiks

    khoiks Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/11/2005
    Bài viết:
    554
    Đã được thích:
    1
    Cám ơn bạn Thúy Hằng đã quan tâm chủ đề này. Ban đầu tôi dự tính không viết các bài trên, vì sợ không ai quan tâm. Hơn nữa một số người cho rằng nó không liên quan đến lĩnh vực pháp lý. Sau cùng tôi đã quyết định viết và cố gắng làm thay đổi quan đểm đó...
    Xin trở về vấn đề: trường hợp tử thi đã lâu, không còn khả năng xác định thời gian tử vong theo các phương pháp thông thường (thân nhiệt, hoen tử thi v.v...), ta có thể tham khảo bằng các phương pháp sau đây
    1. Sử dụng yếu tố sinh học: thông thường tử thi không được phát hiện sẽ tồn tại các loài sinh vật, loài ký sinh như ấu trùng ruồi nhặng, giòi bọ... Tùy theo môi trường tồn tại tử thi sẽ có các loài tương ứng. Đặc điểm của chúng là sử dụng tử thi để ký sinh, đẻ trứng vào đó. Ấu trùng sẽ dùng vật chất của chính tử thi để sinh sống. Đến thời đểm ấn định sẽ biến thái hoàn toàn thành loài trưởng thành. Nếu không gặp trở ngại, chúng lại tiếp tục sinh đẻ vào tử thi để cho ra đời thế hệ khác. Mỗi khi hoàn tất chu trình sinh học, chúng đều để lại dấu vết. Nhà chuyên môn sẽ dựa vào cácdấu vết này, đối chiếu với vòng đời của loại côn trùng đó để tính ra thời điểm tồn tại của tử thi;
    2. Sử dụng đặc điểm phân hủy của chính tử thi, hoặc những thứ tồn tại đi kèm để kết luận;
    ... Một số phương pháp khác khá dài, tôi sẽ post tiêp khi có dịp.
    @ Trường hợp bạn nêu, thật ra đứt dây từ trên cây xuống đất cũng chưa hẳn được xem là thay đổi môi trường, vì môi trường tại cùng một phạm vi thế này cũng không khác biệt nhiều lắm (tất nhiên sẽ khác nếu bên dưới là hồ nước hoặc con suối).
    Bạn có điều kiện tiếp xúc với các giám định viên/ bác sĩ pháp y thì tham khảo thêm chuyên môn hoặc mượn thêm tài liệu của họ rồi cùng trao đổi thêm (để tôi và các TV khác còn mở mang kiến thức nữa mà!). Người ta nói: KHOA HỌC LÀ KHÁCH QUAN. Trong một vụ án giết người, những chứng cứ này là rất quan trọng, nó đáng tin cậy gấp ngàn lần những lời khai khác nhau.

  4. namoadiaphat

    namoadiaphat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/01/2003
    Bài viết:
    1.093
    Đã được thích:
    0
    Trong thực tế có những quá trình phân hủy tử thi một cách bất thường tuỳ theo khí hậu thổ nhưỡng và những yếu tố khác. Cụ thể chúng ta đã thấy những quy trình ướp xác mà ngăn chặn quá trình phân huỷ rất tốt, có khi tồn tại đến hàng trăm năm hoặc lâu hơn.
    - Một xác để trong môi trường tự nhiên với khí hậu ẩm 25-35 độ thì quá trình phân hủy sẽ diễn ta trung bình. Tức thời gian thối rửa phân hủy của tử thi sẽ khoảng sau 3-5 ngày sẽ có hiện tượng biến dạng. Ngược lại tử thi nếu được chôn sâu vào lòng đất thì quá trình phân hủy sẽ nhanh hơn. bởi côn trùng, và khuẩn.
    - Cách đây vài năm tôi có xem 1 vụ bốc mộ, môi mộ này của một cô gái uống thuốc trừ sâu. vậy mà sau 5 năm, cái xác khi bốc lên hình như quá trình phân hủy diễn ra khá chậm. cái xác hình như còn 60% điều này cho thấy quá trình phân hủy khá chậm sau 5 năm.
    - Theo tôi Khoa học pháp y đánh giá chỉ đúng khoảng 50% mà thôi, còn lại tuỳ thuộc vào sự phán đoán của điều tra viên
  5. namoadiaphat

    namoadiaphat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/01/2003
    Bài viết:
    1.093
    Đã được thích:
    0
    Tôi xin phép mổ xẻ thêm 1 chút về vấn đề khoa học pháp y nhé, nếu môn hoa học này yếu kém thì ít nhiều sẽ gây khó khăn có tiến trình vụ án, có khi gây ra sự oanh sai, bắt nhầm người v.v.

    Trước đây trong Truyện Bao Thanh thiên, Bao tử đã dùng những thuật giao tiếp với người chết qua chiêm bao, mộng mị, hoặc qua những diễn biến huyền cơ để phá án, khi vụ án bị chìm vào quên lãnng hay bị lệnh.
    Ngày nay cũng có những nhà ngoại cảm, nhưng khó mà dùng nó làm chứng cứ. không thể cứ mang những gì nhà ngoại cảm giao tiếp với xác chết mà mang ra toà xét xử như một trò đùa được, ấy vậy việc xác định khoa học càng được chú trọng.
    + Tôi xin trình bày sơ qua về những dấu hiệu của cái chết mà tôi đã đọc được để chúng ta có thể nhận biết nguyên nhân vì sao chết :

    - Chết vì hệ thống não ngừng hoạt động, mất hết cảm giác,===> nhìn qua bộ dạng kinh hoàng của người chết.
    - Chết vì bộ máy thần kinh ngừng hoạt động nhìn ===> nhìn bộ dạng môi khô cổ nổi ngấn.
    - Chết vì bộ máy hô hấp ngừng hoạt động ====> người cứng chân tay cong queo
    + làm thế nào để nhận biết thời gian chết ?
    - Do sự phình thối của xác chết mà người ta phát hiện được ( mùa hè th2 một ngày, mùa đông ở Việt Nam thì 5-6 ngày Tuỳ trường hợp xác chết nằm ở đâu nước nước hay trên bờ ...
    Nói tóm lại khoa học pháp y có thể nhận biết xác chết khi chết không quá 48 tiếng qua khám nghiệm hoặc quan sát màu da mặt, sự mềm cứng của xác chết và dấu xanh ở da bụng dưới là dấu hiệu sự phình thối bắt đầu.
    + Trường hợp nào là chết ngay tức khắc ?
    - Là trường hợp do não cân, do tim, do guồng máy hô hấp , máy tiêu hoá, do thận, do bên trong các cô quan bọ hỏng gây nên.
    + Cái chết ghê gớm là sao ?
    - Do những vết thương nặng bên ngoài gây mất máu nhiều và chết.
  6. thuyhang182

    thuyhang182 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/02/2006
    Bài viết:
    11.250
    Đã được thích:
    0

    Xin fép nói ngoài chủ đề của topic 1 chút. Phương fáp này tôi đã 1 lần đc đọc trên tạp chí "Kiến thức ngày nay" cách đây vài năm. Giờ lâu quá k nhớ rõ lắm. Đại loại là ở Anh, bên fáp y họ có cả 1 trung tâm chuyên nghiên cứu về cách fân huỷ xác để tìm ra nguyên nhân và thời gian chết nhằm fục vụ cho công tác nghiệp vụ. Trong đó có đủ các loại địa hình, thổ nhưỡng từ sông suối, rừng rậm thậm chí đến cả đồi núi, sa mạc (tất nhiên là nhân tạo). Họ sẽ để xác các loại động vật (ví dụ trâu, bò, các loài linh trưởng) trong những môi trường ấy, rồi từ môi trường này chuyển sang môi trường khác, theo dõi và ghi nhận diễn biến trên xác chết vào những thời gian cùng các kiểu thời tiết khác nhau trong năm. Căn cứ vào các loại ký sinh trùng, vi khuẩn và các chất hoá học đã bị biến đổi trên xác cũng như sự biến dạng của xác để biết đc quá trình fân huỷ diễn ra như thế nào. Từ đó các ĐTV sẽ có kiến thức và kinh nghiệm thực tế sinh động fục vụ cho công tác nghiệp vụ.
    Tôi thì lại cho rằng trong môi trường mặt đất rừng ẩm thấp và nhiều loại côn trùng sống trong đất thì quá trình fân huỷ xác sẽ diễn biến khác nhiều so với môi trường khô ráo khi xác còn treo lơ lửng trên cây. Việc biến đổi chất và hình dạng của xác cũng sẽ khác nhiều.
    Thật tiếc là tôi k còn làm việc trong ngành tư fáp đã 2 năm rồi. Nên giờ k có điều kiện tham khảo và quan tâm nhiều như trước nữa. Tôi tham gia trên này chỉ vì đam mê thôi. Hy vọng 1 ngày k xa tôi sẽ lại đc quay lại ngành nghề mà mình yêu thích để có nhiều kiến thức cùng trao đổi với các bạn.
    Cảm ơn sự nhiệt tình của bạn khoiks, kevinmitknick và các bạn
  7. enrorios

    enrorios Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/07/2005
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    0
    Ối,em cứ tưởng vào nhầm box y học
    Em học trường luật,chẳg được học cái này
  8. thuyhang182

    thuyhang182 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/02/2006
    Bài viết:
    11.250
    Đã được thích:
    0
    K biết bây giờ như thế nào, thời tôi học, chương trình học của Khoa Hình sự thì những môn như Giám định fháp y, Tâm thần học tư fáp, Tâm lý học tư fáp hay Điều tra tội fạm v.v... thuộc học fần tự chọn. Mỗi SV khi ra trường fải tích luỹ đủ 13 tín chỉ cho fần tự chọn này. Bây giờ chương trình đào tạo cử nhân Luật đc rút ngắn chỉ còn 4 năm (trước đây là 4,5 năm) nên có lẽ SV k đc học. Nếu thế thì quả là 1 điều đáng tiếc! Vì những môn này rất thú vị và bổ ích, thiết thực cho công việc trong thực tế sau này khi ra trường.
    Sorry vì đã lan man ngoài chủ đề của topic. Mong các bạn cùng bàn luận tiếp để mọi ng có thêm những kiến thức bổ ích.
  9. namoadiaphat

    namoadiaphat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/01/2003
    Bài viết:
    1.093
    Đã được thích:
    0
    Tôi cũng mới vừa tốt nghiệp Luật thôi, nhưng rốt cuộc mấy năm luật tôi học chả biết gì, chỉ toàn học hỏi anh em trên KHPL này, thú thật ngay từ khi có ý định học tiếp ngành Luật, tôi đã vào đây tham khảo cái box này rồi. cái nick tôi reg ngày nào , thì lùi lại 1 tháng là đúng ngày tôi bắt đầu thi vào ngành Luật. Chỉ tiếc là ngành Luật Việt nam hiện nay chương trình đào tạo tệ quá.
    - Không lạc đề nữa, tôi xin phép mạn đàm tiếp về những vấn đề liên quan đến chủ đề.
  10. namoadiaphat

    namoadiaphat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/01/2003
    Bài viết:
    1.093
    Đã được thích:
    0
    Dấu hiệu chết cần quan sát :
    - Vết hoen cua tử thi
    - Xác cứng hay mềm
    - Biểu hiện thối rữa
    - Vết hoen tử thi ( vết hoen này hình thành torng khoảng từ 20-30 phút sau khi chết)
    - hình thành do máu dồn xuống dưới
    - Máu đọng lại theo nguyên tắc trọng lực những nơi trực tiếp đè lên không có vết hoen.
    - Nếu tử thi bị lật thì vết hoen bị di chuyển torng 10-12 giờ đầu ( lúc này máu chưa đọng hẳn.
    - Màu của vết hoen có thể cho biết nguyên nhân chết
    -
    Hiện tượng co cứng :
    - Hiện tương này thấy được ở phần ngoài cơ thể torng 1-2 giờ sau khi chết
    -Trong khoảng 6-9 giờ sau khi chết xác cứng hoàn toàn
    -Bên ngoài các cơ quan bắt đầu cứng từ đầu, cổ qua hàm, tay đến chân.
    -Xác trở lại mềm thường xảy ra sau 48 tiếng sau khi chết, phần nhiều phải qua 2-3 ngày sau.
    -Xác trở lại mềm theo cùng trình tự như khi bi cứng
    -Nhiệt độ cao làm cho xác bị lạnh cứng, tôi có trình bày phía trên. Và nhanh mềm hơn, nhiệt độ thấp làm chậm lại cà kéo dài quá trình cơ bị cứng hơn bình thường.
    -Khi làm xác mềm nhân tạo, xác có thể cứng trở lại cho đền 7-8 giờ sau.

Chia sẻ trang này