1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Quá trình phân hủy diễn ra như thế nào?

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi sigmafx, 10/08/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. khoiks

    khoiks Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/11/2005
    Bài viết:
    554
    Đã được thích:
    1
    ========================
    Bạn có 1 sai lầm lớn khi khẳng định điều này. Nếu là người trực tiếp đánh giá chứng cứ và giải quyết vụ án, chắng chắn bạn sẽ phải thay đổi quan điểm.
    Trong bất cứ ngành nghề gì, người thực hiện có quyền sử dụng phán đoán, giác quan của mình để tác nghiệp, ĐTV có quyền sử dụng suy luận của mình để có chiến thuật, định hướng và kế hoạch ĐT nhưng cho rằng kết luận PY chỉ đúng 50% và 50% còn lại phụ thuộc vào phán đoán là khó chấp nhận được
    Một khi có Quyết định trưng cầu giám định trong vụ án (hoặc tiền tố tụng) thì kết quả của trưng cầu này có ý nghĩa bắt buộc và phải căn cứ vào đó để kết luận. Vì lẽ đó, không phải ngẫu nhiên mà người ta đã ghi nhận vai trò của công tác giám định PY là:
    - Định hướng công tác điều tra;
    - Xác định tính chất VA;
    - Xác lập chứng cứ phục vụ quá trình giải quyết VA...
    Trong thực tế, ĐTV, KSV có quyền đưa ra nhận định cá nhân mình về trường hợp khám nghiệm . Nó được thể hiện trong biên bản khám nghiệm hiện trường (chứ không phải tử thi, vì nhận định này thuộc chuyên môn của Giám định viên P.Y) tại mục riêng cuối biên bản và trong báo cáo tiên tương tại hồ sơ nghiệp vụ. Ngoài ra những ghi nhận tại hiện trường đều phải thế hiện khách quan mà không được quyền suy đoán chủ quan. Tôi ví dụ: nếu để lại vết máu, cũng k được phép ghi là máu mà phải thể hiện: "Chất lỏng (dịch) màu đỏ dạng máu". Muốn khẳng định thế nào, là gì thì phải thu mẫu, giám định.
    Việc có sai lầm trong kết quả giám định là khó tránh khỏi, vì cũng như các lĩnh vực khác - mọi phép thử đôi khi đều có sai số. Ví dụ: KLGĐ ban đầu cho thấy nạn nhân chết do đột tử, với thời gian khoảng 5 ngày. Tuy nhiên sau đó xác định hung thủ đầu độc nạn nhân với thời gian chết là không phải trước đó 5 ngày... thì việc đầu tiên của CQ THTT là phải ra QĐ trưng cầu GĐ lại. Khi nào KL này phù hợp (tất nhiên là ở mức độ tương đối) thì đây sẽ là nguồn chứng cứ để những người tiến hành TT xem xét. Tóm lại suy luận của ĐTV chỉ mang tính chất tham khảo, không quyết định đến kết luận giám định.
    Về VD việc bốc mộ mà bạn đưa ra tôi thấy như sau:
    1/ tử thi được bảo quản trong quan tài chắc chắn sẽ lâu phân hủy hơn môi trường tự nhiên (do tẩm liệm tốt, gỗ quan tài bao bọc tốt..)
    2/ Có thể môi trường đất tại nơi chôn cất là khô so với các nơi khác, ít vi sinh vật;
    3/ Thuốc trừ sâu ngấm vào mô, tạng, mạch máu... sẽ có tác dụng như loại chất bảo quản tử thi. Hơn nữa:
    - Giả sử nạn nhân được đưa cấp cứu, sẽ được súc ruột, dạ dày. Khi đó toàn bộ bộ phận này sẽ được sạch sẽ ==> quá trình phân hủy từ trong sẽ lâu hơn;
    - Giả sử nạn nhân ở xa, phải được đưa về quê an táng thì trong đại đa số trường hợp phần nội tạng sẽ được bệnh viện cắt bỏ (sau khi khám nhiệm TT) trước khi đưa lên xe tang về quê. Khi gặp trường hợp này, cộng với việc ngấm thuốc thì tử thi ít phân hủy là điều chắc chắn.
    P.s: Bạn xem lại mức độ tin cậy mà tài liệu đang tham khảo. Vì sau khi chết, trong vòng 20 - 30 phút thì tuyệt đối chưa thể hình thành hoen tử thi được đâu. Ngàoi ra các tiêu chí phân loại kiểu chết như bạn mô tả là k thuyết phục. Bản chất của quá trình chết đã là ngừng tuần hoàn các chức năng sống như hô hấp, tuần hoàn, và hoạt động bài tiết, trao đổi chất... Người ta sẽ phân chia các loại chết (không phải tự nhiên) đặc trưng như sau:
    - Chết ngạt - (ngạt cơ học) gồm nhiều dạng: siết cổ, treo cổ, bóp cổ, ngạt chất lỏng...
    - Chết cháy;
    - Chết do thương tích: đạn bắn, đá đè, bị đánh, chém...
    - Chết do độc chất;
    - ... (tôi sẽ phân tích các đặc trưng này nếu các bạn có quan tâm)

  2. namoadiaphat

    namoadiaphat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/01/2003
    Bài viết:
    1.093
    Đã được thích:
    0
    - Theo tôi thì căn cứ qua giám định pháp y không thôi để đánh giá kết quả vụ án, thì thực sự chỉ hiệu quả có 50% , thông thường người điều tra phải kết hợp giữa giám định và các thông tin điều kha khác, từ đó mới tổng hợp và đánh giá vụ án, như vậy mới đưa ra vấn đề hiệu quả.
    - Tôi hoàn toàn đồng ý với phân tích của bạn về sự chậm phân hủy của tử thi cô gái uống thuốc trừ sâu mà tôi thấy. Tuy nhiên trong thực tếcó những vụ án đòi hỏi phải khai quật mộ sau một thời gian dài để xác định vết thương, thì tôi không hiểu căn cứ vào đâu ???!! tỉ dụ như vụ Hai chi, có một người chết và bị dàn dưng tai nạn giao thông v.v.v như vậy thì rõ ràng căn cứ xác định rất khó. Giả sử qua quá trình di chuyển tử thi, hay quá trình liệm tử thi, mà gây ra những vấn đề như, sắp xếp tay chân tử thi không phù hợp, hay làm cho tư thế tử thi ngay ngắn v.v.v sẽ khó mà đánh giá được vấn đề.
    - Chắc các bạn từng xem qua những bộ phim hình sự nói về phân tích tử thi, làm khó cho nhà điều tra. có một bộ phim đánh gái mà tôi cho là rất hay, đó là vụ án một người bị giết chết và bị quăng xuống cống, sau một thời gian chỉ còn bộ xương, và người dọn cống phát hiện, và thế là giám định pháp y đánh giá ngay là người kia chết đã 3-5 năm, Nhưng sau này phán đoán đó bị bác bỏ, vì cái cống đó nằm ngay nhà máy hoá chất, các chất hoá chất sinh học đó lẫn trong nước thảy ra cống và xác chết đó bị phân hủy nhanh hơn, sau khi phân hủy hoá chât làm cho các hệ thống xương bị sớm đóng vôi.. Làm các nhà phán đoán hoàn toàn bất ngờ vì xác chết đó chỉ chết có mấy tháng mà thôi.
  3. theloner

    theloner Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/10/2003
    Bài viết:
    503
    Đã được thích:
    0

Chia sẻ trang này