1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Quá trình phát triển quan hệ kinh tế, thương mại Việt Mỹ

Chủ đề trong 'Mỹ (United States)' bởi thosan, 19/06/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. thosan

    thosan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/06/2003
    Bài viết:
    914
    Đã được thích:
    0
    Quá trình phát triển quan hệ kinh tế, thương mại Việt Mỹ

    2/7/1993: Mỹ ngừng phản đối các nước giúp VN trả nợ cho Quỹ tiền tệ quốc tế.

    3/2/1994: Mỹ chính thức bãi bỏ lệnh cấm vận đối với VN.

    2/1995: Khai trương Văn phòng liên lạc ở thủ đô mỗi bên.

    11/7/1995: Mỹ tuyên bố bình thường hoá quan hệ ngoại giao với VN.

    5-7/8/1995: Ngoại trưởng Mỹ Warren Christopher thăm VN. Hai ên trao đổi thư chính thức bình thường hoá quan hệ ngoại giao và khai trương đại sứ quán mỗi bên.

    10/1995: Bộ trưởng ngoại giao VN và Ðại diện thương mại Mỹ thoả thuận hai bên tập trung thúc đẩy quan hệ kinh tế thương mại và chuẩn bị đàm phán hiệp định thương mại.

    11/1995: Ðoàn liên bộ Mỹ thăm VN để tìm hiểu hệ thống luật lệ thương mại, đầu tư của VN.

    12/1995: Mỹ ra quyết định cho phép các doanh nghiệp Mỹ mở văn phòng đại diện tại Việt Nam.

    4/1996: Mỹ trao cho VN bản "Những yếu tố bình thường hoá quan hệ kinh tế thương mại với VN".

    7/1996: VN trao cho Mỹ bản "Năm nguyên tắc bình thường hoá quan hệ kinh tế thương mại và đàm phán hiệp định thương mại với Mỹ".

    21-26/9/1996: Vòng 1 về hiệp định thương mại (HÐTM) tại Hà Nội

    9-11/12/1996: Vòng 2 về hiệp định thương mại (HÐTM) tại Hà Nội.

    6-8/4/1997: Hai bên ký Hiệp định giải quyết nợ cũ của chính quyền Sài Gòn một bước để VN hoà nhập vào cộng đồng tài chính quốc tế.

    12-17/4/1997: Vòng 3 về hiệp định thương mại (HÐTM) tại Hà Nội. Phía Mỹ chính thức trao cho phía VN bản dự thảo của hiệp định.

    14/5/1997: Ðại sứ VN Lê Bàng trình thư uỷ nhiệm lên Tổng thống Mỹ Clinton. Ðại sứ Mỹ Peterson trình thư uỷ nhiệm lên Phó ************* Nguyễn Thị Bình.

    26-28/6/1997: Ngoại trưởng Mỹ Madeleine Albright thăm VN. Hai bên ký kết Hiệp định quyền tác giả.

    6-11/10/1997: Vòng 4 về hiệp định thương mại (HÐTM) tại Washington. Sơ bộ trao đổi về những quy định chung và chương thương mại hàng hoá.

    10/3/1998: Tổng thống Mỹ Clinton tuyên bố miễn áp dụng điều luật bổ sung Jacson-Vanik đối với VN (Ðiều luật này hạn chế một số quyền lợi về kinh tế, tài chính đối với các nước mà Mỹ cho là chưa có tự do di cư).

    19/3/1998: Mỹ chính thức ký Hiệp định để OPIC (Quỹ đầu tư tư nhân hải ngoại, cơ quan bảo hiểm và xúc tiến đầu tư của Mỹ, sang các nước đang phát triển) được hoạt động tậi VN.

    26/3/1998: VN ký chính thức Hiệp định này.

    16-22/5/1998: Vòng 5 về hiệp định thương mại (HÐTM) tại Washington

    15-22/9/1998: Vòng 6 về hiệp định thương mại (HÐTM) tại Hà Nội.

    30/9 2/10/1998: Phó thủ tướng kiêm Ngoại trưởng VN Nguyễn Mạnh Cầm thăm chính thức Mỹ lần đầu tiên.

    15-19/3/1999: Vòng 7 về hiệp định thương mại (HÐTM) tại Hà Nội. Tại 3 vòng đàm phán 5,6,7 hai bên trao đổi tổng thể về các chương thương mại hàng hoá, sở hữu trí tuệ, thương mại dịch vụ và đầu tư.

    3/6/1999: Tổng thống Clinton gia hạn miễn áp dụng điều luật bổ sung Jacson-Vanik đối với VN.

    14-18/6/1999: Vòng 8 về hiệp định thương mại (HÐTM) tại Washington

    23-25/7/1999: cuộc họp cấp bộ trưởng tại Hà Nội, tuyên bố hiệp định đã được thoả thuận về nguyên tắc.

    28/8-2/9/1999: Vòng 9 về hiệp định thương mại (HÐTM) tại Washington. Xử lý các vấn đề về kỹ thuật.

    9/12/1999: Tại Hà Nội, Ngân hàng nhà nước VN và Ngân hàng xuất nhập khẩu Mỹ Eximbank ký 2 hiệp định Bảo lãnh khung và Khuyến khích các dự án đầu tư của Mỹ tại VN. Eximbank sẽ trợ cấp tín dụng cho các công ty Mỹ xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ sang VN, hoặc tài trợ trực tiếp cho VN để mua hàng hoá của Mỹ.

    2/6/2000: Tổng thống Clinton tiếp tục quyết định gia hạn miễn áp dụng điều luật bổ sung Jacson-Vanik đối với VN.

    6-7/7/2000: Bộ trưởng thương mại VN Vũ Khoan và Ðại diện thương mại Mỹ thảo luận những vấn đề còn lại về Hiệp định Thương mại tại Washington.

    13/7/2000: Hai bên ký Hiệp định Thương mại tại Washington

    Hello,anh sờ tí sao em không đồng ý!!!! (Lionel Richie)


    Được thosan sửa chữa / chuyển vào 21:02 ngày 19/06/2003
  2. thosan

    thosan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/06/2003
    Bài viết:
    914
    Đã được thích:
    0
    Phát biểu của Đại Sứ Mỹ Burghardt nhân dịp kỷ niệm 1 năm ngày ký thỏa thuận bắt đầu có hiệu lực của Hiệp định Thương mại Song phương Hoa Kỳ - Việt Nam vào ngày 10/12/2002
    Xin chào tất cả mọi người. Tôi rất vui mừng được có mặt tại đây hôm nay. Dĩ nhiên việc này đánh dấu việc kỉ niệm một năm ngày Hiệp định Thương mại Song phương Hoa Kỳ - Việt Nam có hiệu lực. Song đối với tôi, điều đặc biệt có ý nghĩa là hiệp định bắt đầu có hiệu lực đúng năm ngày trước khi tôi trở lại Việt Nam trên cương vị Ðại sứ. Do đó, đối với tôi, đây cũng là dịp kỉ niệm một năm công tác.
    Bản hiệp định thương mại lịch sử này giờ đây đã trở thành hòn đá tảng trong quan hệ giữa hai nước. Nó đã dỡ bỏ nhiều rào cản kinh tế đã tồn tại trong một thời gian khá dài.
    Trong năm qua, hiệp định đã mang lại những lợi ích rõ ràng cho cả hai nước. Thực tế đã có sự tăng vọt trong thương mại hai chiều, và tôi cho rằng, cả sự lạc quan ngày càng tăng về quan hệ kinh tế giữa hai nước tại thời điểm này và trong tương lai.
    Xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ trong 9 tháng đầu năm 2002 đã tăng hơn gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái, và đạt khoảng 1,5 tỷ đô-la.
    Và xuất khẩu của Hoa Kỳ sang Việt Nam cũng tăng khoảng 30% so với cùng kỳ năm ngoái, trong 9 tháng đầu năm đạt khoảng 343 triệu đô-la.
    Ðiều chắc chắn là những sự gia tăng kể trên diễn ra trong thời kỳ thương mại thế giới rất tĩnh lặng, và xét toàn diện, thương mại của Việt Nam với các nước khác hầu như đều không tăng hoặc, trên thực tế, giảm đi.
    Cả hai phía đã có nhiều biên pháp tích cực nhằm thực hiện tất cả các điều khoản của Hiệp định điều chỉnh về thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ, và cả lĩnh vực đầu tư nữa.
    Tất nhiên là Hoa Kỳ đã ngay lập tức bắt đầu áp dụng việc đối xử theo mức thuế WTO đối với hàng nhập khẩu từ Việt Nam vào ngày 10/12/2001. Chúng tôi đã ngay lập tức mở rộng cửa thị trường Hoa Kỳ cho hàng hóa của Việt Nam. Ngày hôm đó, mức thuế quan trung bình đối với hàng hóa Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ đã giảm từ 40% xuống còn 3%.
    Như các bạn đã biết, trong khi các nghĩa vụ của Hoa Kỳ theo hiệp định được thực thi ngay lập tức, thì các nghĩa vụ của Việt Nam được thực hiện dần từng bước trong một số năm.
    Trong năm qua, chúng ta đã thấy Việt Nam giảm thuế quan đối với một số hàng hóa của Hoa Kỳ nhập khẩu vào Việt Nam, và bắt đầu có những hành động về mặt pháp lý để thực hiện một số nghĩa vụ then chốt theo Hiệp định.
    Hiệp định cũng bao gồm vấn đề tiếp cận thị trường cho các ngành dịch vụ, bao gồm những lĩnh vực như viễn thông và dịch vụ tài chính, song những nghĩa vụ này được thực hiện từng bước theo thời gian.
    Và Hiệp định còn bao gồm một phần về bảo hộ đầu tư, dành quy chế đối xử quốc gia và tối huệ quốc cho các nhà đầu tư Hoa Kỳ và bảo hộ pháp lý cho các nhà đầu tư và các khoản đầu tư của họ.
    Thành thực mà nói, trong lĩnh vực bảo hộ đầu tư này, sự tiến triển còn chậm. Và có một số lĩnh vực đáng lưu tâm.
    Việt Nam chưa thực hiện đầy đủ tất cả các nghĩa vụ đã cam kết liên quan đến tính minh bạch, đầu tư và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, bao gồm một số nghĩa vụ cần được thực hiện ngay sau khi hiệp định có hiệu lực.
    Ví dụ, trong vấn đề minh bạch hoá, chúng ta đang nói về những việc như ấn hành toàn bộ các luật lệ và quy định; công khai những luật lệ đó trong một thời gian hợp lý trước khi chúng có hiệu lực; không hồi tố các luật lệ liên quan đến đầu tư; và để cho công chúng có cơ hội bình luận về nội dung các luật lệ đang trong giai đoạn dự thảo.
    Ðây là những sự thay đổi đặc biệt cấp thiết nhằm thu hút đầu tư có chất lượng -- không phải là đầu tư ở mức độ thấp và sử dụng nhiều lao động, mà là đầu tư có chất lượng cao.
    Việc thực hiện thành công Hiệp định Thương mại Song phương cũng rất bức thiết đối với các nỗ lực gia nhập WTO của Việt Nam.
    Hoa Kỳ đã cam kết giúp đỡ Việt Nam thực hiện các cam kết của mình theo Hiệp định. ở đây chúng tôi đang làm một điều thực ra là khá khác thường, đó là hỗ trợ kĩ thuật đáng kể để giúp chính phủ Việt Nam thực hiện các cam kết của mình.
    Một số cơ quan của Chính phủ Hoa Kỳ, như Bộ Ngoại giao, Bộ Thương mại, USAID, và Cục Sáng chế và Thương hiệu của chúng tôi đang cùng nhau cung cấp hàng triệu đô-la hỗ trợ kĩ thuật hàng năm cho Việt Nam.
    Và đó là hỗ trợ trong các lĩnh vực như cải cách pháp luật, hải quan, quyền sở hữu trí tuệ, và tăng cường tính minh bạch. Và chúng tôi đang dành sự hỗ trợ này cho các cơ quan của Chính phủ Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các hiệp hội ngành nghề, các trường đại học, và công chúng.
    Chỉ xin lấy một ví dụ, Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ hiện đang tài trợ cho một chương trình có tên là Dự án STAR, kéo dài trong 3 năm và trị giá 8 triệu đô-la, nhằm cung cấp cho Chính phủ Việt Nam kiến thức chuyên môn kĩ thuật về các vấn đề liên quan đến việc thực hiện Hiệp định trên khắp Việt Nam.
    Vì vậy, tôi cho rằng năm đầu tiên thực hiện Hiệp định là một sự khởi đầu tốt đẹp, và nó đánh dấu một kỉ nguyên mới quan trọng trong quan hệ song phương Hoa Kỳ - Việt Nam.
    Tại Ðại sứ quán, chúng tôi nhận thấy rằng các công ty Hoa Kỳ quan tâm đến Việt Nam nhiều hơn so với 3 năm trước.
    Như các bạn đã biết, đầu những năm 1990 rất nhiều công ty Hoa Kỳ quan tâm đến Việt Nam, và rồi đến cuối những năm 1990, sự quan tâm đó giảm đi. Ðiều mà mọi người đang nói với chúng tôi là họ sẵn sàng quay trở lại Việt Nam.
    Và số lượng các doanh nghiệp Hoa Kỳ tới thăm Phòng Thương vụ của chúng tôi, bộ phận đại diện cho Bộ Thương mại trong Ðại sứ quán hoặc trong Lãnh sự quán tại Thành phố Hồ Chí Minh, đã đạt con số cao kỷ lục.
    Họ đang quan tâm đến những vấn đề như các cơ hội nhượng quyền kinh doanh tại Việt Nam của các công ty Hoa Kỳ, ngành du lịch và dầu khí.
    Và có rất nhiều cơ hội cho các công ty Hoa Kỳ tại đây, và cũng là cho các công ty Việt Nam để trở thành đại lí hoặc nhà phân phối các loại hàng hóa của Hoa Kỳ.
    Như vậy, đây mới chỉ là năm đầu tiên. Chúng tôi mong muốn phối hợp cùng với các công ty Việt Nam, Chính phủ và nhân dân Việt Nam để phát huy những việc chúng ta đã làm được trong năm đầu tiên và tiếp tục phát triển một mối quan hệ kinh tế thật vững mạnh, đem lại lợi ích cho cả hai phía.
    Hello,anh sờ tí sao em không đồng ý!!!! (Lionel Richie)
  3. thosan

    thosan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/06/2003
    Bài viết:
    914
    Đã được thích:
    0
    VƯỢT QUA THỬ THÁCH
    Bài xã luận của Ðại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam
    nhân dịp kỷ niệm một năm ngày ký
    Hiệp định Thương mại Song phương Hoa Kỳ-Việt Nam
    (Bài đăng trên Thời báo Kinh tế Sài Gòn, Số Xuân 2003)
    Ngày 10-12 đánh dấu một năm ngày Hiệp định Thương mại song phương giữa Hoa Kỳ và Việt Nam bắt đầu có hiệu lực. Tôi vui mừng ghi nhận rằng hiệp định lịch sử này đã mang lại những lợi ích rõ rệt cho cả hai nước trong năm qua. Thương mại gia tăng đáng kể và nhờ đó là những công ăn việc làm mới tạo ra tại Việt Nam. Xuất khẩu của Việt Nam vào Hoa Kỳ đã tăng hơn gấp đôi trong chín tháng đầu năm nay, giá trị các mặt hàng xuất khẩu này tăng từ 736 triệu đô-la Mỹ lên 1,5 tỷ đô-la Mỹ. Xuất khẩu của Hoa Kỳ vào Việt Nam tăng gần một phần ba; từ 263 triệu đô-la Mỹ trong chín tháng đầu năm 2001 lên 343 triệu đô-la Mỹ. Tăng trưởng tích cực này lại diễn ra trong một năm khi các vụ chấn động lớn đã làm suy yếu nền kinh tế toàn cầu và xuất khẩu Việt Nam đến các nước khác là trì trệ hay giảm sút.
    Những lợi ích của Hiệp định Thương mại song phương là có thật và các thách thức cũng thế. Cả Hoa Kỳ và Việt Nam đã có những bước tiến tích cực quan trọng trong thực thi Hiệp định. Ngay khi Hiệp định có hiệu lực vào tháng 12 năm ngoái, Hoa Kỳ đã bắt đầu áp dụng đối xử ngang mức Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đối với Việt Nam, chẳng hạn trong nhập khẩu, giảm mức thuế bình quân từ 40% xuống còn 3%. Việt Nam cũng đã giảm thuế đối với một số hàng nhập khẩu của Hoa Kỳ và đã bắt đầu xúc tiến các điều luật để thực hiện những cam kết chính trong Hiệp định. Việt Nam vẫn còn nhiều việc phải làm để đáp ứng hoàn toàn những cam kết liên quan đến tính minh bạch, đầu tư và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ phải thực thi khi bản hiệp định bắt đầu có hiệu lực. Nhưng tôi tin chắc rằng Việt Nam sẽ vượt qua thử thách này vì những thay đổi đó không chỉ quan trọng đối với việc thực hiện Hiệp định mà còn cho nỗ lực cải cách kinh tế nói chung của Việt Nam và cam kết hội nhập hoàn toàn nền kinh tế vào thị trường thế giới.
    Nhiều đối tác thương mại của Việt Nam, kể cả Hoa Kỳ, xem việc thực hiện Hiệp định như một lộ trình gia nhập WTO của Việt Nam. Hiệp định bao quát cùng những lãnh vực mà Việt Nam cần có thay đổi nhằm đáp ứng yêu cầu của WTO ?" bao gồm việc tiếp cận thị trường cho hàng hóa và dịch vụ, tính minh bạch và quyền sở hữu trí tuệ. Bên cạnh đó, khi Việt Nam thực hiện thành công những cam kết trong Hiệp định những thành viên hiện nay của WTO sẽ xem đó như một biểu hiện khả năng của Việt Nam đáp ứng các yêu cầu gia nhập WTO. Ðây là một trong những mục tiêu rất then chốt của Hiệp định ?" Việt Nam hướng về mục tiêu làm thành viên WTO và hội nhập đầy đủ vào nền kinh tế thế giới.
    Hoa Kỳ luôn luôn ủng hộ mạnh mẽ Việt Nam gia nhập WTO theo các điều kiện thương mại bình thường. Hỗ trợ kinh tế song phương của Hoa Kỳ, kể cả các lãnh vực quyền sở hữu trí tuệ và tính minh bạch, không chỉ nhắm đến việc thực hiện Hiệp định mà còn hướng tới việc Việt Nam chuẩn bị làm thành viên của WTO. Các cơ quan của chính phủ Hoa Kỳ đang cung cấp những hỗ trợ kỹ thuật đến chính phủ Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các hiệp hội công nghiệp, các trường đại học và công chúng. Ngoài ra, Tổ chức Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ đang tài trợ cho Dự án STAR trị giá 8 triệu đô-la Mỹ trong ba năm nhằm cung cấp chuyên môn kỹ thuật đến chính phủ Việt Nam về các vấn đề thực hiện Hiệp định khắp tại Việt Nam cũng như các chương trình thông qua Hội đồng Thương mại Mỹ-Việt.
    Tôi đến Việt Nam để đảm nhiệm chức vụ Ðại sứ chỉ năm ngày sau khi Hiệp định có hiệu lực. Trong năm qua, tôi đã chứng kiến sự củng cố đáng kể quan hệ song phương giữa Hoa Kỳ và Việt Nam. Hoa Kỳ và Việt Nam đang tiến về phía trước trong quan hệ và thực hiện Hiệp định, chúng ta phải duy trì cam kết hợp tác ở mức độ cao nhất mà chúng ta đã thiết lập nên. Trong khi chúng ta phải thừa nhận và giải quyết những chỗ dằn xóc không tránh được trên con đường này, vấn đề then chốt là duy trì mối quan tâm vào mục tiêu đích thực: thực thi đầy đủ Hiệp định Thương mại và Việt Nam gia nhập WTO.
    Hello,anh sờ tí sao em không đồng ý!!!! (Lionel Richie)

Chia sẻ trang này