1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Quách Tỉnh, Gia Luật Tề & Kiều Phong

Chủ đề trong 'Kiếm hiệp cốc' bởi X_RED, 26/10/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. X_RED

    X_RED Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/08/2005
    Bài viết:
    161
    Đã được thích:
    0
    Quách Tỉnh, Gia Luật Tề & Kiều Phong

    Tiểu đệ có chút thắc mắc, mong các huynh đài chỉ giáo

    Quách Tỉnh, được Kim Dung xây dựng hình tượng thành một đại hiệp, tuy hơi đần , nhưng là một chính nhân quân tử, mặc dù đã được phong là Kim đao phò mã của Mông Cổ, nhưng sau khi biết được ý đồ xâm lược Đại Tống của Thành Cát Tư Hãn, đã kiên quyết không vị tình thân mà phản quốc, cái đó chắc các huynh đài cũng đã biết.

    Gia Luật Tề: Một nhân vật khác, đó là Gia Luật Tề, vốn thuộc dòng danh gia nhà Mông, con cháu thừa tướng Gia Luật Sở Tài, nhưng sau vì mâu thuẫn với triều đình nhà Nguyên mà quay sang giúp người Tống. Cho dù chúng ta nhìn từ góc độ tích cực, thì Gia Luật Tề rõ ràng là một kẻ "bán nước". hay tương tự thế

    Thế cho nên, điều lạ là một người như Quách Tỉnh lại thu nhận Gia Luật Tề làm "hiền tế". Phải chăng đây là sơ suất của Kim Dung. Đã vậy, Gia Luật Tề còn được làm Bang chủ Cái Bang, qua một cuộc tỷ võ, mặc dù không phải là người chiến thắng sau cùng.

    Trong khi đó chỉ vì một nguyên nhân là người gốc Liêu (Khất Đan), mặc dù từ sinh ra, đã được người Hán nuôi nấng & dạy dỗ, nhưng Kiều Phong đã phải chịu sự oan ức, "phân biệt chủng tộc" không chỉ của một người mà của cả giang hồ hào kiệt

    Phải chăng, Kim Dung đã quá "thiên vị" đối với Gia Luật Tề.
    Tiểu đệ không phải có thành kiến với Gia Luật Tề, nhưng có một chút thắc mắc nhỏ.

    Rất mong các huynh đài chỉ giáo, chứ đừng nên châm chọc tiểu đệ


    Được X_RED sửa chữa / chuyển vào 18:51 ngày 26/10/2006

    Được X_RED sửa chữa / chuyển vào 02:19 ngày 27/10/2006
  2. kieuphong

    kieuphong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    5.781
    Đã được thích:
    0
    Gia Luật là họ của vua Liêu.
  3. X_RED

    X_RED Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/08/2005
    Bài viết:
    161
    Đã được thích:
    0
    Tiểu đệ tưởng "Hoàng Nhan" mới là họ vua Liêu chứ.
    Mà vấn đề ở đây không quan trọng họ gì, quan trọng trong truyện Gia Luật Tề là con cháu tể tướng Nguyên Mông mà lại ... (như trên đó)
    Với tính cách của Đại Hiệp Quách Tỉnh, liệu có một "hiền tế" như thế thì có ổn không nhỉ?
  4. kieuphong

    kieuphong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    5.781
    Đã được thích:
    0
    Hoàng Nhan là họ vua Kim.
    Gia Luật Sở Tài trong cuộc đấu tranh của triều đình Mông Cổ bị Thái hậu Mông Cổ giết cả họ, trong truyện Thần Điêu thì chỉ có Gia Luật Tề với em gái Gia Luật Yên sống sót.
    Họ Gia Luật bị họ Hoàng Nhan diệt quốc, chạy ra đại mạc nương nhờ Mông Cổ, giúp Mông Cổ diệt Kim.
    Họ Gia Luật từ trên xuống dưới đều là người Khiết Đan, không phải tộc dân Mông Cổ.
  5. trongthanhdhv

    trongthanhdhv Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/08/2005
    Bài viết:
    300
    Đã được thích:
    0
    người TQ như ông Mao trạch Đông đã có lần nói: "người TQ mấy trăm năm trước không có tổ quốc" bất kỳ người TQ nào thời PK đều mang chí bình thiên hạ nơi này không dùng được họ thì nơi khác dùng có lẽ Kim Dung nương theo ý này chăng, cứ như thời chiến quốc các danh tướng hay sĩ phu không được trọng dụng ở nước mình thì họ sẵn sàng sang 1 QG khác để làm nên sự nghiệp như Trương Nghi, Tô Tẩn, Nhạc Nghị....
    thế nên nói Gia Luật Tề có gốc gác không quan trọng , cái quan trọng là anh ta được trọng dụng ở đâu cho đúng tài năng của anh ta , ở đây anh ta bị nguyên triều phụ bỏ thì anh ta phải tìm một chân trời mới để có thể phát huy tài năng của mình
  6. ladasay

    ladasay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/10/2006
    Bài viết:
    37
    Đã được thích:
    0
    Theo tui thì Kiều Phong là đại anh hùng nên mâu thuẫn mới được tác giả đẩy lên đến đỉnh điểm thì mới phát huy đuợc bản sắc và có đất cho ngòi bút Kim Dung bay bổng. Chứ Gia Luật Tề chìm ngỉm như thế thì ấn tượng hóa làm quái gì, lại thành vẽ rắn thêm chân
  7. larry145

    larry145 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/05/2006
    Bài viết:
    4.744
    Đã được thích:
    1
    Theo thiển ý của tôi thì do đây là 2 nhân vât ở 2 thời khác nhau hoàn toàn.
    Cả 2 nhân vật bạn vừa nói đều là người Khiết Đan.Nhưng họ đc đối xử rất khác nhau :
    KP bị xua đuổi,ruồng rẫy là do lúc đó mâu thuẫn giữa người Tống và Khiết Đan thời gian đó đang trong thời gian căng thẳng,chém giết qua lại liên miên.Lòng hận thù chồng chất giữa nhân dân của cả 2 dân tộc.Vì thế,khi biết Kp là người KĐ lập tức tinh thần dân tộc mù quáng + nỗi sợ hãi của bầy đàn.Đã đẩy nv của chúng ta đến bi kịch.
    Còn thời của GLT là thời kỳ sau đó rất lâu,lúc này,người Tống lại bị người Kim chèn ép.Mâu thuẫn chính yếu là mâu thuẫn giữa Kim Vs Tống,còn KĐ lúc này (theo tôi) chỉ là thứ yếu.Và khi người ta đã có chung kẻ thù,việc trọng dụng 1 nhân tài thuộc bên thứ 3 (giống Gia Cát Khổng Minh sang giúp Tôn Quyền đánh Tào Tháo) là chuyện rất đỗi bình thường.
    Vài dòng với anh em,sai chỗ nào.Xin đc chỉ giáo
  8. htcuong

    htcuong Phải lấy người như anh!

    Tham gia ngày:
    13/02/2002
    Bài viết:
    6.542
    Đã được thích:
    9
    Bác này nói đúng đấy, cái này là do thời đại sống của 2 người khác nhau .
    Ở thời của Kiều Phong lúc này 2 nước Tống Liêu đánh nhau liên miên, nhà Tống bị Liêu hiếp đáp, chụi hết nỗi nhục này đến nỗi nhục khác nên phần đông dân Tống đều căm thù người Khiết Đan đến tận xương tủy, bởi vậy khi phát hiện Kiều Phong là "chó Liêu" thì mới có thái đọ như vậy.
    Đến thời của Gia Luật Tề, l;úc này Liêu, Kim đã ko còn, kẻ thù của người Hán lúc này là người Mông Cổ. Sau hơn trăm năm, thế hệ những người đã từng bị người Khiết Đan áp bức tàn hại đã chít hết, ko nhiều người Hán còn lưu lại thù hận với người Liêu nên các đối xử với người Liêu cũng đã khác xưa rất nhiều(Kim diệt Liêu trước khi chính thức tuyên chiến với Tống, ở thời của Gia Luật Tề thì bản thân nước Kim đã bị Mông Cổ diệt còn nước Liêu đã bị diệt vong từ cả trăm năm trước rồi )
    Gia Luật Sở Tài là hậu duệ của hoàng tộc Mông Cổ, ông được TCTH thu phục sau khi đánh chiến Trung Đô, vào cuối đời do phản đối hoàng thái hậu Mông Cổ (vợ Oa Khoát Đài) lộng quyền, ức hiếp đại hãn (Quí Do) nên bị bà ta giết cả họ.
  9. Lang_Q

    Lang_Q Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/03/2006
    Bài viết:
    78
    Đã được thích:
    0
    Tổng kết tí để chư vị cùng bàn luận cho tiện.
    906 Nhà Tống Thành lập, trong thời nhà Tống, có rất nhiều mối đe doạ từ biên giới phía bắc của người Khất Đan từ nhà Liêu, người Đảng Hạng từ triều Tây Hạ , và người Nữ Chân từ Nhà Kim . Thời đại nhà Tống cũng bị chia thành hai giai đoạn: Bắc Tống và Nam Tống. Bắc Tống là giai đoạn khi thủ đô ở Khai Phong phía bắc và triều đình kiểm soát toàn bộ Trung Hoa. Giai đoạn này cho tới trước 1127 là bối cảnh của Thiên Long Bát Bộ.
    Nhà Liêu, 907-1125, Đế chế của người Khiết Đan, được thành lập bởi dòng họ Gia Luật của các bộ lạc người Khiết Đan trong những năm cuối của nhà Đường.
    Nhà Kim từ 1115 đến 1234, được sáng lập bởi họ Hoàn Nhan tại miền bắc Mãn Châu, Kim đã lần lượt xâm lấn và cuối cùng đã tiêu diệt vương triều nhà Liêu của người Khất Đan vào năm 1125 (liên minh cùng nhà Tống để diệt Liêu).
    Năm 1127 nhà Kim chiếm Khai Phong, thủ đô của triều đại Bắc Tống. Sau khi Khai Phong thất thủ, lực lượng nhà Tống dưới sự lãnh đạo của nhà Nam Tống kế tiếp vẫn tiếp tục chiến đấu với nhà Kim trong hơn mười năm tiếp theo, cuối cùng ký kết hiệp ước hòa bình năm 1141, và cắt toàn bộ miền bắc Trung Quốc cho nhà Kim năm 1142 để đổi lấy hòa bình.
    Nam Tống (1127-1279) để chỉ khoảng thời gian khi nhà Tống đã mất quyền kiểm soát phía bắc cho người Nữ Chân nhà Kim. Triều đình nhà Tống lui về phương nam sông Dương Tử và lập kinh đô ở Hàng Châu. Giai đoạn này là bối cảnh của Xạ Điêu Anh Hùng Truyện.
    Nhà Kim nhanh chóng bị người Mông Cổ chinh phục năm 1234, sau đó Mông Cổ kiểm soát toàn bộ phía bắc Trung Quốc và luôn đe doạ triều đình Nam Tống. Nhà Nguyên của người Mông Cổ được thành lập năm 1271, và cuối cùng chinh phục nhà Tống năm 1279 một lần nữa thống nhất Trung Quốc, lần này là một phần của Đế chế Mông Cổ rộng lớn. Hốt Tất Liệt trở thành Hoàng đế. Giai đoạn này là bối cảnh của Thần Điêu Đại Hiệp và Ỷ Thiên Đồ Long Ký.

Chia sẻ trang này