1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Quán cafe nào tại Sài Gòn có các em nữ, xinh đẹp, chân dài tiếp cờ và đấu cờ tướng với mình vậy các

Chủ đề trong 'Hỏi gì đáp nấy' bởi BatKhaTuNghi, 08/12/2011.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. bhavaghita

    bhavaghita Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/09/2010
    Bài viết:
    3.577
    Đã được thích:
    2
    bác an trụ trong cảnh giới không mà lại đòi chân dài ra phục vụ. Như vậy là có phân biệt. Khi có phân biệt thì sẽ có so sánh, có đúng sai. Tâm sẽ tham khi đòi đáp ứng, tâm sẽ sân khi không được đáp ứng và tâm sẽ si khi được đáp ứng. Đó chẳng phải là phiền não hay sao? hay tham sân si không phải là phiền não?
  2. BatKhaTuNghi

    BatKhaTuNghi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/07/2007
    Bài viết:
    2.255
    Đã được thích:
    11
    Đó chính là phiền não và tại sao lại cần phải xa lánh phiền não nếu phiền não tức là hạt giống giác ngộ?
    Không tức "chân dài", Không tức "phân biệt", Không chẳng khác "chân dài", Không chẳng khác "phiền não". Tại sao lại cần phải xa lánh phiền não nếu đã nhận rõ chân tánh của phiền não tức là Không, Không tức là phiền não?
  3. bhavaghita

    bhavaghita Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/09/2010
    Bài viết:
    3.577
    Đã được thích:
    2
    vậy tôi hỏi bạn: Phật thích ca có nói: "như nước đại dương chỉ có một vị duy nhất là mặn, đạo lý của ta chỉ có một vị duy nhất là thoát khổ".
    nếu nói như bạn thì Phật Thích ca nói sai. Khổ cũng là không vậy thoát khổ để làm gì? Niết bàn cũng là không thì việc gì phải đạt đến?
  4. BatKhaTuNghi

    BatKhaTuNghi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/07/2007
    Bài viết:
    2.255
    Đã được thích:
    11
    Cây sen mà cho nó xa lánh bùn (phiền não) thì nó sẽ chết ngay tức khắc. Khi cây sen nhúng vào bùn, hút chất dinh dưỡng của bùn (chất "dinh dưỡng" của phiền não) thì đến một lúc nào đó nó sẽ nở thành hoa sen (đó là vị thoát khổ)
  5. bhavaghita

    bhavaghita Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/09/2010
    Bài viết:
    3.577
    Đã được thích:
    2
    bạn chưa trả lời câu hỏi của tôi: nếu khổ mà là không thì thoát khổ làm gì ? và niết bàn là không thì cần gì đạt đến?
    nếu như không thoát khổ thì tứ diệu đế, bát chánh đạo của đức Phật dạy toàn là điều vô ích
  6. BatKhaTuNghi

    BatKhaTuNghi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/07/2007
    Bài viết:
    2.255
    Đã được thích:
    11
    Câu trả lời: hãy suy ngẫm cho kỹ
    Tính Không chẳng phải là hư không, không có gì. Do đó, nói Khổ là Không không có nghĩa là Khổ là trống rỗng, không có gì, nên vẫn cần phải thoát khổ. Nói Niết Bàn là Tất Cánh Không (Không rốt ráo) vì nếu Niết Bàn chẳng phải là Không rốt ráo thì nó vẫn còn là pháp hữu vi mà hễ còn là pháp hữu vi thì Niết Bàn đó vẫn chỉ là một ảo ảnh, chưa phải là Niết Bàn thật (chính vì thế trong Bát Nhã Tâm Kinh có câu: "Vô Trí Diệc Vô Đắc" - Không có cái gọi là trí tuệ giác ngộ, cũng chẳng có cái gọi là chứng đắc gì cả). Do đó, chính vì Niết Bàn là Không nên mới cần phải đạt đến.
  7. bhavaghita

    bhavaghita Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/09/2010
    Bài viết:
    3.577
    Đã được thích:
    2
    nếu mọi thứ đã là không thì bác đòi chân dài làm gì? chân dài hay chân ngắn cũng là trạng thái của không vậy thì tại sao phải đòi hỏi? giống cái bài thơ ở chử ký của tôi: mọi thứ đều có vẽ đẹp riêng vậy tại sao bác phải đi tìm?
    nếu nói các pháp đều không có hình tướng vậy khổ cũng không có hình tướng, đã không có hình tướng thì thoát bằng cách nào? nếu nói không có gì chứng đắc cả vậy tại sao lại nói: tam thế chư phật đắc a nậu đa la tam miệu tam bồ đề?
  8. BatKhaTuNghi

    BatKhaTuNghi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/07/2007
    Bài viết:
    2.255
    Đã được thích:
    11
    Câu trả lời cho: "nếu mọi thứ đã là không thì bác đòi chân dài làm gì? chân dài hay chân ngắn cũng là trạng thái của không vậy thì tại sao phải đòi hỏi?"

    "Này Tu-bồ-đề, nếu ông khởi nghĩ Như Lai được Vô thượng Chính đẳng Chính giác và chẳng cần thiết có các tướng, thì ông nhầm rồi. Tu-bồ-đề, chớ nên nghĩ thế. Chớ nên nghĩ rằng một khi đã đạt được Vô thượng Chính đẳng Chính giác, thì không được nghĩ rằng mọi thứ tâm đều không tồn tại, phải đoạn diệt. Đừng nghĩ thế. Người đã đạt được tâm Vô thượng Chính đẳng Chính giác thì không cho rằng mọi thứ tâm đều không tồn tại và phải đoạn diệt."
    (Kim cương kinh)

    Câu trả lời cho: "nếu nói các pháp đều không có hình tướng vậy khổ cũng không có hình tướng, đã không có hình tướng thì thoát bằng cách nào?"

    Thật ngây ngô, đã không có hình tướng rồi thì không có ràng buộc, không có ràng buộc thì lại còn phải hỏi thoát bằng cách nào?

    Câu trả lời cho: "nếu nói không có gì chứng đắc cả vậy tại sao lại nói: tam thế chư phật đắc a nậu đa la tam miệu tam bồ đề?"

    "Tu-bồ-đề! Ông nghĩ sao? Như Lai ở nơi Phật Nhiên Đăng có pháp Vô thượng Chính đẳng Chính giác không?
    Tu-bồ-đề: Bạch Thế Tôn, không có! Như chỗ hiểu của con qua nghĩa Phật nói, Phật ở nơi Phật Nhiên Đăng không có Vô thượng Chính đẳng Chính giác.
    Đức Phật: Đúng thế, Tu-bồ-đề. Thật ra Như Lai không có một thứ gì gọi là Vô thượng Chính đẳng Chính giác. Nếu Như Lai có Vô thượng Chính đẳng Chính giác, thì đức Phật Nhiên Đăng ắt không thọ ký cho ta rằng: Ở đời sau, ông sẽ được thành Phật hiệu là Thích-ca Mâu-ni. Do thật không có Vô thượng Chính đẳng Chính giác, thế nên đức Phật Nhiên Đăng mới thọ ký cho ta. Vì sao? Như Lai tức là nghĩa Như của các pháp. Ai nói Như Lai có Vô thượng Chính đẳng Chính giác là sai, bởi vì thực tế không có Vô thượng Chính đẳng Chính giác nào cả. Này Tu-bồ-đề! Vô thượng Chính đẳng Chính giác mà Như Lai đạt được không phải thực mà cũng không phải hư. Thế nên Như Lai nói tất cả pháp đều là pháp Phật. Này Tu-bồ-đề! Cái mà chúng ta vẫn gọi là tất cả các pháp đó, thực ra lại không phải là tất cả các pháp. Thế nên, mới gọi là tất cả các pháp."
    (Kim cương kinh)

    "Tu-bồ-đề: Bạch Thế Tôn, Có đúng là không thể đạt được Vô thượng Chính đẳng Chính giác mà Phật đã đạt được? Đức Phật: Đúng thế, Tu-bồ-đề. Ta đâu có đạt được Vô thượng Chính đẳng Chính giác. Thế nên nó mới được gọi là Vô thượng Chính đẳng Chính giác.
    Hơn nữa, chính giác này bình đẳng ở mọi nơi. Bởi vì nó không cao mà cũng không thấp nên mới được gọi là Vô thượng Chính đẳng Chính giác. Muốn được tâm giác này, thì mọi việc làm hữu ích đều phải theo tinh thấn không-bản-thân, không-người, không-chúng-sinh, không-tuổi-thọ. Này Tu-bồ-đề, thứ gọi là việc làm hữu ích ấy thực ra lại chẳng phải là việc làm hữu ích. Thế nên mới được gọi là việc làm hữu ích."
    (Kim cương kinh)

    Nguồn: http://tudien.daitangkinhvietnam.org/index.php?title=Kim_cang_kinh
  9. bhavaghita

    bhavaghita Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/09/2010
    Bài viết:
    3.577
    Đã được thích:
    2
    bác vẫn chưa trả lời được câu tôi hỏi: nếu ở trong tính không thì tâm sẽ không đòi hỏi, vì nếu đòi hỏi là trạng thái có phân biệt vượt ra ngoài tính không. Vì thế tôi chưa thấy vị thiền sư nào đòi: cho tôi thứ này, đừng cho tôi thứ nọ.
    còn đoạn đối đáp trong kinh Kim cang:
    nếu lấy sắc thấy ta
    lấy âm thanh cầu ta
    người ấy làm việc tà
    không thể thấy Như Lai
    vậy cho hỏi người nghe đoạn đối đáp giữa Phật và Tôn giả Tu Bồ Đề dùng cái gì để nghe và dùng cái gì để thấy để viết nên đoạn kinh Kim Cang này? đừng có nói là dùng tâm vì tâm không thể bắt được, làm cách nào để dùng?
  10. BatKhaTuNghi

    BatKhaTuNghi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/07/2007
    Bài viết:
    2.255
    Đã được thích:
    11
    "nếu ở trong tính không thì tâm sẽ không đòi hỏi, vì nếu đòi hỏi là trạng thái có phân biệt vượt ra ngoài tính không. Vì thế tôi chưa thấy vị thiền sư nào đòi: cho tôi thứ này, đừng cho tôi thứ nọ."

    ==> "Này Tu-bồ-đề, nếu ông khởi nghĩ Như Lai được Vô thượng Chính đẳng Chính giác và chẳng cần thiết có các tướng, thì ông nhầm rồi. Tu-bồ-đề, chớ nên nghĩ thế. Chớ nên nghĩ rằng một khi đã đạt được Vô thượng Chính đẳng Chính giác, thì không được nghĩ rằng mọi thứ tâm đều không tồn tại, phải đoạn diệt. Đừng nghĩ thế. Người đã đạt được tâm Vô thượng Chính đẳng Chính giác thì không cho rằng mọi thứ tâm đều không tồn tại và phải đoạn diệt."
    (Kim cương kinh)


    "còn đoạn đối đáp trong kinh Kim cang:
    nếu lấy sắc thấy ta
    lấy âm thanh cầu ta
    người ấy làm việc tà
    không thể thấy Như Lai
    vậy cho hỏi người nghe đoạn đối đáp giữa Phật và Tôn giả Tu Bồ Đề dùng cái gì để nghe và dùng cái gì để thấy để viết nên đoạn kinh Kim Cang này?"

    ==> Viết nên Kinh chứ không phải Như Lai. Đoạn kệ của Phật là nói về Như Lai.

Chia sẻ trang này