1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Quận chúa biệt động

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi TranMinhkhochuoi, 30/05/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. TranMinhkhochuoi

    TranMinhkhochuoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/10/2006
    Bài viết:
    1.082
    Đã được thích:
    2
    Quận chúa biệt động

    Có ai đọc Quận chúa biệt động của Đặng Vương Hưng chưa?
    Có ai biết rõ nhà "văng" DVH không?
  2. shadow82

    shadow82 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/07/2004
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0
    Chú này hình như là phó tổng biên tập báo an ninh thế giới. Đọc mấy bài chú này viết trên ANTG khó ngửi lắm
  3. thit_cho_mam_tom

    thit_cho_mam_tom Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/09/2006
    Bài viết:
    1.012
    Đã được thích:
    0
    ANTG có phải tờ bào viết chuột Chéc nô bưn to bằng con lơn con ăn thịt người hem?
  4. taisaolainhuvay

    taisaolainhuvay Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    11/06/2006
    Bài viết:
    641
    Đã được thích:
    17
    híc, thương TTVNOL quá, dạo này các min mót bỏ bê ko thèm quan tâm mới có tình trạng lạm phát topic như thế này, người người spam, nhà nhà spam, chả lẽ mình ngồi yên????
  5. quydede01

    quydede01 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/02/2008
    Bài viết:
    1.273
    Đã được thích:
    0
    Có tài liệu thì post lên, chả thừa đâu bạn nhé.
    Bạn vứt toẹt bịch rác thế này thì mất công mod lắm.
    Bạn post đoạn đầu lên đi.
  6. architecto

    architecto Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/11/2006
    Bài viết:
    269
    Đã được thích:
    0
    Hỏi anh Gúc: http://www.tienphong.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=117481&ChannelID=13
    Ai rỗi hơi thì vào mà đọc cái mớ của nợ của anh Đờ Vờ Hờ.
  7. TranMinhkhochuoi

    TranMinhkhochuoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/10/2006
    Bài viết:
    1.082
    Đã được thích:
    2
    CÁO BẠCH
    Em thì chả có thù hận gì với bác Đờ Vờ Hờ nhưng em nghe lói pác này từng là đại tá, từng là phó tổng biên tập báo an ninh thế giới, là nhà văn, nhà thơ, được giải thưởng này nọ...(những cái mà tới già em cũng không mơ thấy nổi) nhưng sao đọc QCBĐ, trình độ lớp 9 như em cũng muốn...ói (nếu tin pác ấy là đúng thì em phải quay qua ...thù thầy cô giáo thương mến thương của em đã dạy dỗ em sai bét bè be)
    Do đó em xin liền anh liền chị phân tích mổ xẻ "tát phẩm" này để soi rọi cho em trả lời những câu hỏi sau:
    + Tại sao một con người như pác Đờ Vờ Hờ lại viết một "tát" phẩm như vậy?
    Ấy là vì em đang muốn chuyển từ nghề làm ruộng sang học làm nhà thơ nhà văn nhưng không được tự tin cho lắm. Nếu liền anh liền chị bảo là pác Đờ Vờ Hờ và văn chương của pác là OK thì em sẽ bán ngay con trâu và năm sào ruộng để bắt tay ngay vào công việc mới.
    Kính cáo
    Trần Minh

    Được tranminhkhochuoi sửa chữa / chuyển vào 14:37 ngày 31/05/2008
    Được tranminhkhochuoi sửa chữa / chuyển vào 20:14 ngày 31/05/2008
    Được tranminhkhochuoi sửa chữa / chuyển vào 21:34 ngày 31/05/2008
  8. TranMinhkhochuoi

    TranMinhkhochuoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/10/2006
    Bài viết:
    1.082
    Đã được thích:
    2
    Bác quydede01 ạ và các bác khác ạ
    Đây là đoạn em tìm được trên trang web của Đảng mình www.cpv.org. Nói cho cùng thì em cũng thuộc trường phái MAKENO nhưng đọc thấy Bác Lê Khả Phiêu viết lời giới thiệu thì em không an lòng. Em nhớ hồi Bác còn là Tổng bí thư xắn quần đi thăm đồng bào bị bảo lụt em thấy thương Bác í như.., bố của mình. Em không biết Bác í có đọc QCBĐ chưa mà lại đi viết lời tựa cho nó . Nghe nói QCBĐ đang được ĐVH sửa lại để in nên em mong các bác góp một tay để không bao giờ nó được in nữa. Kính mong các bác tham gia
    NHÀ XUẤT BẢN CÔNG AN NHÂN DÂN RA MẮT TỦ SÁCH MỚI "CHUYỆN ĐỜI TÔI"
    Ngày 4/4/2008. Cập nhật lúc 20h 50''''
    (ĐCSVN) - Ngày 4/4, Nhà xuất bản Công an nhân dân ra mắt tủ sách mới mang tên "Chuyện đời tôi". Đây là tủ sách xã hội hóa (tác phẩm được viết và xuất bản theo thỏa thuận, nhận vật trả nhuận bút cho nhà văn và tự phát hành sách) nhằm đáp ứng nhu cầu giãi bày, tâm sự, thể hiện vai trò, dấu ấn cá nhân của mọi người trong xã hội.
    Mỗi cuốn sách là câu chuyện của một hay nhiều người, có thể là nhân vật quan trọng, người nổi tiếng hay một con người bình thường. Nội dung của cuốn sách là những kỷ niệm buồn, vui, thông qua những câu chuyện giản dị đời thường, những bài học thành công và cả thất bại trong cuộc đời mỗi con người. Tủ sách "Chuyện đời tôi" được tổ chức từ đầu năm 2007 và đến nay đã có cuộc đời của hơn 30 nhân vật được viết thành sách, hàng chục nhân vật khác đang được thể hiện dưới dạng bản thảo.
    Cũng nhân dịp này, Nhà xuất bản Công an Nhân dân giới thiệu tác phẩm mới "Quận chúa Biệt động" của tác giả Đặng Vương Hưng. Đây là cuốn sách thuộc thể loại tiểu thuyết tư liệu, nội dung viết về cuộc đời và số phận kỳ lạ của người phụ nữ có tên Đặng Hoàng Ánh, từ một Quận Chúa triều Nguyễn đã trở thành một chiến sĩ biệt động Sài Gòn dũng cảm. Cuốn tiểu thuyết đề cập đến một thời kỳ lịch sử kéo dài hơn 100 năm (từ đầu thế kỉ 20 đến nay), liên quan đến nhiều nhân vật lịch sử như Nguyễn Tất Thành, Phạm Hùng, Phạm Văn Xô, Nguyễn Văn Linh, Thiếu tướng tình báo Vũ Ngọc Nhạ, Cựu hoàng Bảo Đại và một số quan chức của chính quyền Sài Gòn cũ. Cuốn sách có nhiều chi tiết được lần đầu công bố, là tư liệu do bà Đặng Hoàng Ánh cung cấp và chịu trách nhiệm. Ngoài phần nội dung chính, cuốn sách còn giới thiệu hơn 30 bức ảnh đen trắng liên quan đến cuộc đời nhân vật chính và Cựu hoàng Bảo Đại. Tác phẩm được Nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu viết lời giới thiệu, đồng chí Vũ Oanh, Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị viết cảm nhận và Hòa thượng Thích Thanh Tứ có bút tích tặng cho nhân vật chính. "Quận chúa biệt động" dày 440 trang, khổ 16 cmx24 cm, dự kiến được phát hành vào ngày 15/4/2008./.
    Được tranminhkhochuoi sửa chữa / chuyển vào 14:59 ngày 31/05/2008
  9. TranMinhkhochuoi

    TranMinhkhochuoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/10/2006
    Bài viết:
    1.082
    Đã được thích:
    2
    Quận Chúa biệt động
    TP - ?oQuận Chúa biệt động? viết về số phận kỳ lạ của một Quận Chúa triều Nguyễn đã trở thành một chiến sĩ biệt động thành dũng cảm, với những tình tiết hấp dẫn và li kì như huyền thoại.

    Nhân kỉ niệm 33 năm ngày giải phóng miền Nam (1975 - 2008), để giúp bạn đọc tiếp cận với tác phẩm, từ số báo này, Tiền phong biên soạn và trích giới thiệu một số chương đặc sắc nhất từ cuốn sách ?oQuận Chúa biệt động? của tác giả Đặng Vương Hưng sắp ra mắt bạn đọc.
    Kỳ I: Lá ngọc cành vàng
    Một ngày đầu mùa hạ năm 2007, ông Phạm Vũ Quỳnh, Thư ký riêng của Thượng tướng, Giáo sư Hoàng Minh Thảo giới thiệu với tôi một bà cụ khoảng 80 tuổi, dáng người mảnh mai, gương mặt quý phái và phúc hậu. Cuộc gặp gỡ diễn ra tại một quán cà phê nhỏ ở cuối đường Mai Hắc Đế, Hà Nội. Bà nói giọng Sài Gòn, pha giọng Huế và cả giọng Sơn Tây.
    Cảm thấy câu chuyện của bà cụ không thể ngồi ở quán cà phê một buổi mà nghe hết được, tôi quyết định dành thời gian cùng bà về Đức Trọng (Lâm Đồng) và ở lại Tây Nguyên cả tháng trời, để được tiếp tục nghe câu chuyện đời khó tin mà thật đó. Bà cụ đã kể rất nhiều về cuộc đời mình, xen giữa câu chuyện, nhiều lần bà bật khóc, khiến cho gương mặt già nua cứ giàn giụa nước mắt...
    Thì ra, bà cụ là nhân chứng của một trong những thời kỳ hào hùng, nhưng cũng bi thương nhất lịch sử nước nhà...
    Từ ?oQuận Chúa lá ngọc cành vàng? đến các bí danh
    Người phụ nữ ấy sinh ra trong một gia đình có thể gọi là ?odanh gia vọng tộc?. Theo gia phả và lời kể của những người thân trong gia đình dòng tộc, thì bà là cháu đời thứ tư của dòng họ Phạm Đăng (tính từ khi dòng họ này phiêu dạt vào Nam), là ?ocon bác con chú ruột?, chung một người ông với vua Bảo Đại và là cháu ruột của Thái hậu Từ Dũ (mẹ của vua Tự Đức).
    Một thời, bà được người ta gọi là Quận Chúa xinh đẹp, sống trong nhung lụa và lễ nghi. Nhưng cái thời ấy với bà thật ngắn ngủi, chỉ còn trong ký ức xa mờ (*).
    Người phụ nữ ấy có rất nhiều tên. Khi còn nhỏ, người ta gọi bà là Quận Chúa Ngọc Diệp. Bà tuổi Nhâm Thân, sinh ngày 28/4/1932 ở Huế, nhưng trong thời gian hoạt động Cách mạng (1945 - 1975), bà lần lượt mang hai thẻ căn cước do chính quyền cũ cấp, với nội dung khác nhau: Phạm Ngọc Diệp sinh ngày 28 tháng 4 năm 1932 tại Sơn Tây; và Nguyễn Như Diệp sinh ngày 28 tháng 4 năm 1932 tại Trà Vinh.

    Bà Đặng Hoàng Ánh (tức Phạm Ngọc Diệp, Út Diệp, Ba Diệp...) - Nhân vật chính của cuốn sách, ảnh chụp khi còn nhỏ và năm 2008.
    Những ngày đầu toàn quốc kháng chiến chống Pháp ở Nam Bộ, khi phải sống trong Đoàn 307 Liên hợp quốc, bà có tên là Huỳnh Thu Nga, mang bí danh là H12.
    Khi làm việc với Anh Hai ?oXe Ngựa? (đồng chí Phạm Văn Xô, nguyên Thường vụ Xứ ủy Nam Bộ) bà thường được gọi là Út Diệp, hoặc Út Đẹt (vì người nhỏ nhắn, gầy ốm).
    Khi sang Cộng hòa Pháp học Y khoa, bà có tên là Léna Phạm. Đặc biệt là từ ngày tham gia hoạt động trong lực lượng Cảm tử quân của Trung ương Cục miền Nam và Biệt động thành Sài Gòn, do yêu cầu công tác bí mật, để che mắt địch, bà phải thay tên, đổi họ liên tục: Ba Diệp (tức Nguyễn Như Diệp); Cô Tư Mắt Kiếng (vì bị cận thị, phải đeo kính thường xuyên); Lâm A Mùi (thời gian sang Lào vận chuyển vàng và đôla về Việt Nam, 1961-1962); Hoàng Nga (thời gian làm tiếp tân Tổng thống phủ Sài Gòn, 1964-1965); T2R; TW307...
    Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, để tránh sự trả thù và truy sát của kẻ xấu, theo lời khuyên của nhà tình báo Vũ Ngọc Nhạ, bà đã đổi họ tên mới là Đặng Hoàng Ánh, sinh năm 1940. Với họ tên này, bà đã được Công an tỉnh Lâm Đồng cấp Giấy chứng minh nhân dân số 250272236, ngày 19/10/1984.
    Hiện bà Đặng Hoàng Ánh đăng ký hộ khẩu thường trú tại thôn Thanh Bình 3, xã Bình Thạnh, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng ?" nơi từng là ?ovùng đất dữ? một thời, bởi những hoạt động của tàn quân ********* FULRO, trước khi bị lực lượng an ninh ta triệt phá.
    Đặng Hoàng Ánh là con người của một thời. Không chỉ có cha mẹ, mà chính là chiến tranh và loạn lạc đã sinh ra người như bà.
    ?oCha tôi - Lệ Chất tiên sinh?

    Bà Đặng Hoàng Ánh kể: Sinh thời, nhiều người thường kính trọng gọi cha tôi là Lệ Chất tiên sinh. Cha tôi tên thực là Phạm Đăng Chất; Người còn rất nhiều họ và tên khác như: Trần Lệ Chất (tự Giá Khanh), Nguyễn Như Chuyên, Nguyễn Như Xừng (tự Xứng), Đặng Thái Phúc, Đặng Hoàng Phúc,...
    Cha tôi sinh năm 1862, đồng niên và đồng môn với cụ Nguyễn Sinh Sắc (thân sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh). Cha tôi là người gốc Hoàng Phái triều Nguyễn và là một Nhân sĩ yêu nước đầu thế kỷ 20.
    Trong ?oLoạn Duy Tân?, cha tôi phải cải họ thay tên là Nguyễn Như Chuyên chạy sang Anh quốc. Sau đó, về nước lấy vợ ở Thanh Oai, Hà Tây người lấy lại tên là Trần Lệ Chất (tự Giá Khanh). Vì cha tôi thông thạo nhiều ngoại ngữ, nên bạn bè đã tiến cử với Công sứ Pháp Claude Léon Lucien Garnier ở Phan Thiết - Bình Thuận và được ông ta trọng dụng cho làm thông phán.
    Hồi đó, Nguyễn Trọng Lội và Nguyễn Quý Anh còn thành lập ?oLiên Thành thương quán? kinh doanh nhiều mặt hàng như: Nước mắm, vải vóc, tơ lụa, thuốc Bắc... Hội quán này được Công sứ Pháp rất ủng hộ và ông ta cũng có cổ phần trong đó.
    Nhân cơ hội đó, cha tôi đã cùng một số bạn bè xin mở rộng ?oLiên Thành thương quán? thành lập Hội Quán Liên Thành (còn được gọi là Liên Thành công ty, hay Công ty Liên Thành).
    Thực chất, đây là một tổ chức hoạt động yêu nước gồm ba bộ phận với ba chức năng gồm: ?oLiên Thành Thương quán? (chuyên làm kinh tế, gây quỹ hoạt động); ?oLiên Thành thư xã? (truyền bá các sách báo và tài liệu tuyên truyền có nội dung yêu nước) và ?oDục Thanh học hiệu? (trường dạy học cho con em lao động nghèo, theo nội dung yêu nước và tiến bộ).
    Đầu thế kỷ hai mươi, hầu như thương trường của Việt Nam đều do người Pháp và ngoại kiều chiếm giữ. Người Việt chỉ mới mở được một vài công ty mà Liên Thành là một ví dụ. Nhưng Công ty Liên Thành tồn tại và phát triển được, một phần là nhờ Quan Công sứ Bình Thuận là Claude Léon Lucien Garnier cũng có cổ phần trong đó.
    Cuối tháng 5 năm 1911, Quan Công sứ Bình Thuận Claude Léon Lucien Garnier đã quyết định cử cha tôi là Nguyễn Như Chuyên (tức Trần Lệ Chất) sang Pháp và Anh lo việc buôn bán cho Công ty Liên Thành. Ông ta cấp phép cho cha tôi xuất ngoại bằng phương tiện tàu thủy. Lo xong giấy tờ, cha tôi vội thu xếp hành lí và tìm ngay về Sài Gòn.
    Ngày 2 tháng 6 năm 1911, chiếc tàu chở khách của ?oHãng Năm Sao? có tên là Amiral Latouche Tréville đã cập Bến Nhà Rồng.
    Cha tôi mang tên là Nguyễn Như Chuyên đã làm thủ tục xuất cảnh xuống tàu. Ngày 5 tháng 11 năm 1911, con tàu Amiral Latouche Tréville khởi hành, rời bến Nhà Rồng, đưa Văn Ba và cha tôi hướng về Pháp...
    Khoảng năm 1920, được tổ chức phân công, cha tôi xin về làm Chánh lục sự Tòa án Mỹ Tho. Sau đó, ?oLệ Chất tiên sinh? cưới bà Lâm Huê Trà (tức Trương Ngọc Trầm, em họ của ông Trương Gia Mô) làm người vợ thứ hai. Và đấy cũng chính là mẹ đẻ của tôi sau này.
    ĐVH
    ____
    (*) Những chi tiết về vua Bảo Đại và mối quan hệ với Quận Chúa Ngọc Diệp có trong cuốn sách, là tư liệu riêng của bà Đặng Hoàng Ánh cung cấp, chưa được giới sử học công nhận
    Để các bác tiện theo dõi, em đánh dấu vàng ở những chổ có sai lầm về lịch sử hay logic... Nói chung là QCBD được viết rất cẩu thả.

    Được tranminhkhochuoi sửa chữa / chuyển vào 23:46 ngày 04/06/2008
  10. TranMinhkhochuoi

    TranMinhkhochuoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/10/2006
    Bài viết:
    1.082
    Đã được thích:
    2
    Quận chúa Biệt động- Kỳ 2
    LTS: Theo lời kể của bà Đặng Hoàng Ánh thì với cương vị là Chánh lục sự Tòa án Mỹ Tho, cha của bà, ông Trần Lệ Chất đã bảo vệ Phạm Văn Thiện, tức đồng chí Phạm Hùng (1) khi đó mới 14 tuổi nhưng bị bọn thực dân đưa ra tòa xử vì đã rải truyền đơn chống Pháp.
    Sau đó không lâu, lợi dụng chức vụ, ông Chất đã tạo điều kiện thả Phạm Văn Thiện rồi trốn về Long Hồ, đổi tên thành Đặng Hoàng Phúc mở hiệu thu mua lúa, xay gạo bán về Chợ Lớn, giúp được khá nhiều tiền cho phong trào yêu nước. Ông giữ quan hệ hoạt động cùng Phạm Văn Thiện ?" Phạm Hùng cho tới khi nhà cách mạng này bị bắt vào năm 1930.
    Theo lời bà Ánh thì cha bà, ông Chất đã tham gia tích cực vào cuộc đấu tranh đòi thực dân Pháp giảm án của đồng chí Phạm Hùng từ tử hình xuống chung thân. Từ đó cho đến năm 1945, ông Chất tham gia vào nhiều hoạt động cách mạng và yêu nước khác. Ngày 25/12/1945, gia đình ông Chất bị quân Pháp thảm sát, có 10 người thì 8 người bị giết, ông Chất bị bắt sau đó cũng bị giết tại Sài Gòn, cô bé Ánh thoát vì lúc đó đang đi học.
    Ánh được đồng chí Phạm Hùng (sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đã được đưa từ Côn Đảo trở về) đưa lên Sài Gòn rồi gửi cho đồng chí Hai Xô, tức đồng chí Phạm Văn Xô (2), thường được gọi thân mật là anh Tư Thường hoặc anh ?oHai Xe Ngựa? (vì anh hoạt động công khai bằng nghề đánh xe ngựa).
    Những ký ức buồn đau
    Bà Đặng Hoàng Ánh kể: Tôi được anh ?oHai Xe Ngựa? nuôi và tiếp tục cho đi học văn hóa. Tôi ở với anh Hai Xô từ 1948 cho tới 1956, nên có rất nhiều kỷ niệm về anh. Hồi đó, anh Hai Xô đóng giả là người chưa biết chữ, nhưng nhờ có trí tuyệt vời, anh chỉ cần nghe đọc văn bản chỉ thị một lần là thuộc lòng ngay, đọc lại không sai một chữ...
    Thời gian đó bọn Tây đang chiêu an, dân lần lượt về Sài Gòn, các trường học chiêu sinh miễn phí, chỉ phải thi khảo sát để xếp lớp học. Tôi được anh Rostte Lộc ghi tên xin dự thi tự do và thi đậu vào Trường Gia Long (Sài Gòn). Đó là trường dành riêng cho các nữ sinh.
    Những ngày học ở trường Gia Long, tôi luôn là một nữ sinh giỏi. Tuy nhiên, tôi hay bị lũ bạn con nhà giàu trêu chọc và xa lánh, vì là trẻ mồ côi, phải đi bán hàng dạo trên đường phố.
    Một buổi chiều, nhà trường họp thông báo: Sáng ngày 24 tháng 12 năm 1949, tất cả học sinh phải mặc đồng phục để đón Vua Bảo Đại và Hoàng hậu Nam Phương đến thăm Trường Gia Long (dành cho các nữ sinh) và Trường Pétrus Ký (dành cho các nam sinh)...
    Bên Trường Pétrus Ký tổ chức biểu tình, bên Trường Gia Long được tin cũng tổ chức biểu tình theo. Rồi hầu hết các trường trong nội thành Sài Gòn đến Chợ Lớn cũng đồng loạt biểu tình chống Bảo Đại đưa Pháp vào Việt Nam. Đâu đâu cũng ào như sôi với khẩu hiệu: ?oĐả đảo Vua Bảo Đại bù nhìn!?.
    Tám giờ sáng ngày 24 tháng 12 năm 1949, đoàn xe chở Vua cùng Hoàng hậu Nam Phương và Ngự lâm quân, có cảnh binh đông đặc đi kèm bên rầm rộ tiến vào trường. Đúng lúc Vua, Hoàng hậu chuẩn bị lễ chào cờ, thì bất ngờ học sinh nhất loạt ùa ra vây lại cùng túm áo Vua Bảo Đại và Nam Phương Hoàng hậu.
    Tôi cũng liều lĩnh xông vào, tìm cách xé áo bào, chụp được cánh tay vua Bảo Đại, rồi bất ngờ cắn chảy máu tay ông ta.
    Vệ binh Ngự lâm quân liền xông ngay đến can thiệp, định bắt tôi, thì vua Bảo Đại nhìn tôi và bảo lính ngự lâm đừng đánh học trò. Chúng tôi ùa ra giật hết nón của cảnh binh ném xuống cống nước... Hai mươi phút sau, xe cảnh binh Pháp đến giải tán đám đông đang phấn khích đó.
    Vua và Hoàng hậu đều nhếch nhác, quần áo nhàu nát, dính đầy đất. Ngay sau đó hàng trăm học sinh của trường chúng tôi bị bắt vào bót Catina để cảnh sát điều tra xem ai đã tổ chức đánh Vua.
    Chúng tôi trả lời rằng nghe phía ngoài cổng hô to ?oĐả đảo Vua Bảo Đại bù nhìn? nên bắt chước làm theo. Chúng tôi bị nhốt vào khám chẹt (loại phòng giam chật tới mức người tù chỉ có thể đứng mà không ngồi xuống được) chật cứng. Có bạn bị ngộp thở đến ngất xỉu.
    Sau sự kiện trên, một số nhân sĩ Sài Gòn đã đứng ra ký tên đấu tranh với Toàn quyền Pháp. Luật sư Nguyễn Hữu Thọ đã gửi kiến nghị yêu cầu Nhà nước Pháp phải thả số học trò ra khỏi tù để tiếp tục đi học.
    Phía Pháp phải làm đúng theo hiệp ước không xâm phạm việc làm của Vua Việt Nam. Rồi chính Vua Bảo Đại cũng yêu cầu thả chúng tôi ra. Vài ngày sau, bốt Catina buộc phải thả các học sinh về trình giám hiệu nhà trường để tiếp tục học lại. Tuy nhiên, có ba mươi học sinh bị đuổi học do can tội túm áo, làm rách tay chảy máu Vua và Hoàng hậu.
    Tôi cũng bị ông Nguyễn Thành Dung, Giám đốc Nha Học chánh Sài Gòn đuổi không cho đi học. Anh Rostte Lộc lại phải chạy lo lót, giúp tôi được học bổng theo chủ trương bảo hộ con mồ côi không có thân tộc, nên tôi mới được học trở lại. Bấy giờ tôi đã biết suy nghĩ hơn, biết phải cố học để có văn hóa, sau này không bị khổ.
    Tôi vốn có sức học tốt, nên không khó khăn gì khi vượt qua những kỳ thi đó. Thương nhớ mẹ cha, tôi chỉ biết vùi đầu vào học tập. Tôi đã đậu điểm cao, lấy được bằng tốt nghiệp Thành chung (hết cấp II bây giờ) và học tiếp để lấy bằng tú tài.
    *

    Mặc dù khi đi học tôi được bà ngoại chu cấp tiền, giám hộ của tôi là anh ?oHai Xe Ngựa?. Nhưng ngày thì đi học, đêm tôi phải đi bán báo, bánh mỳ, đậu phộng rang để qua tai mắt của địch, dễ bề rải truyền đơn, dễ bề có cơ hội trả thù khi gặp Tây, để trả thù cho cha tôi, cho cả nhà tôi và bao nhiêu người khác.
    Có những đêm mưa gió, rét run cầm cập, dù đang lang thang trên đường phố hay ngồi dưới gốc cây cổ thụ, dù ở bất cứ nơi đâu, tôi vẫn không nguôi ý chí trả thù.
    Trong gia đình, chỉ có anh Rostte Lộc và anh Thế Lưu còn chăm lo cho tôi. Có rất nhiều đêm tôi nằm khóc một mình. Cho đến mãi tận bây giờ tôi vẫn tự hỏi: Tại sao bà ngoại không tìm tôi về để ở cùng bà? Và anh ruột mẹ tôi là Quan đốc Phủ sứ, sao không nuôi cháu? Rồi anh ruột mẹ tôi nữa là bác sĩ Quế - Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy? Tất cả đều thờ ơ với tôi. Họ sợ bị liên lụy với mật thám Pháp, hay còn vì một lý do gì đó nữa?
    Cho mãi tới những năm sau này, những kí ức tuổi thơ đầy nước mắt vẫn còn in đậm trong tôi. Những ngày sống trong ?ovinh hoa phú quý? như người xưa vẫn nói, với tôi chỉ là những ký ức xa mờ. Những chuyện buồn đau, những hình ảnh đầy máu và nước mắt đã theo tôi đi suốt cuộc đời.
    Chúng như những thước phim quay chậm thỉnh thoảng lại hiện về trong tôi đêm đêm. Có lẽ vì vậy mà tôi cứng rắn và trưởng thành nhanh chóng. Sau này nhìn lại, chính tôi cũng không ngờ rằng mình đã không gục ngã, mà còn tự vượt qua được những tháng năm đầy sóng gió ấy.
    *
    Sau vụ tham gia phản đối vua Bảo Đại, bị bắt và được trả tự do ít lâu, tôi thực hiện trận đánh đầu tiên: Dùng lựu đạn ném vào tụi sĩ quan Pháp trước Rạp chiếu bóng Nguyễn Văn Hảo ở Sài Gòn. Trận đó, tôi đã giết được hai sĩ quan Pháp, làm bị thương một số tên khác.
    Đó cũng là lần đầu tiên tôi giết người mà không hề run sợ, vì quá căm thù giặc Pháp đã sát hại cha mẹ mình. Tiếp đấy, trong khoảng một tháng, tôi còn hăng hái tiến hành hai trận đánh khác trên đường phố Sài Gòn, dùng súng ngắn bắn chết hai sĩ quan Pháp.
    Tôi được anh Hai Xô vừa phê bình, vừa biểu dương. Phê bình là vì đã tự phát giết giặc, không có sự phân công giao nhiệm vụ của tổ chức, một mình tự hành động như thế là quá nguy hiểm. Còn biểu dương vì tinh thần dũng cảm. Anh Hai Xô đã kêu tôi là ?oCon nhỏ to gan lớn mật?. Biệt danh này, sau đó nhiều người gọi theo.
    Cũng vì thành tích trên, sau khi tốt nghiệp xong tú tài bán phần, tôi được tổ chức Xứ ủy Nam Bộ cho sang Đông Cao Miên (Cambodes) học phản gián cùng với đồng chí Hai Văn, tức Phan Văn Đáng (3).
    Chúng tôi rời Việt Nam lên đường từ ngày 10 tháng 7 năm 1952, đến Cao Miên ngày 27 tháng 8, thời gian học một năm. Tôi còn nhớ, trực tiếp phụ trách và giảng dạy ở trường là anh Năm Đời, tức đồng chí Hoàng Minh Đạo (4). Sau này, tôi được tin ông hi sinh trên sông Vàm Cỏ Đông năm 1969, khi đang trên đường đi công tác.
    Tháng 8 năm 1953, lớp huấn luyện phản gián mãn khóa. Tôi được liên lạc của Xứ ủy Nam Bộ đón về nước cùng đồng chí Hai Văn để chuẩn bị cho kế hoạch hoạt động mới.
    Một vinh dự lớn đã đến với tôi: Xứ ủy Nam Bộ đã xem xét việc kết nạp Đảng cho tôi. Có ý kiến cho rằng tôi còn trẻ, cần phải cho rèn luyện và thử thách thêm. Nhưng anh Hai Xô đã gạt đi và bảo: Đảng ta đang rất cần những người trẻ tuổi, có văn hóa và biết căm thù giặc như tôi.
    Vậy là đầu năm 1954, tôi được kết nạp Đảng và trở thành đảng viên chính thức từ ngày 19 tháng 4 năm 1955.
    (Còn nữa)
    ?"?"?"?"?"?"?"?"-
    (1) Phạm Hùng (1912 ?" 1988): Ủy viên BCT, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an), Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (chức danh tương đương chức Thủ tướng hiện nay) nước CHXHCN Việt Nam từ 1987 ?" 1988.
    (2) Phạm Văn Xô (1919 - 2005): Nguyên Thường vụ Trung ương Cục miền Nam, Chủ tịch Hội đồng Cung cấp tiền phương, Phụ trách Ban Tài chính đặc biệt N2683...
    (3) Phan Văn Đáng (1918-1997): Sinh tại quận Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long; là Phó Bí thư Trung ương Cục miền Nam kể từ khi tái thành lập năm 1961 đến năm 1975.
    (4)Hoàng Minh Đạo (1923-1969): Bí danh Năm Thu, Năm Đời, tên thật là Đào Phúc Lộc; sinh tại Móng Cái, Quảng Ninh; là người chỉ huy đầu tiên của ngành Tình báo Quân sự Việt Nam, Anh hùng LLVTND, nhân vật chính trong bộ phim truyền hình nhiều tập ?Con đường sáng?.
    ------------------------------------
    Để các bác tiện theo dõi, em đánh dấu vàng ở những chổ có sai lầm về lịch sử hay logic... Nói chung là QCBD được viết rất cẩu thả.
    Được tranminhkhochuoi sửa chữa / chuyển vào 00:12 ngày 05/06/2008

Chia sẻ trang này