1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Quận chúa biệt động

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi TranMinhkhochuoi, 30/05/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. son_ici

    son_ici Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/04/2011
    Bài viết:
    705
    Đã được thích:
    246
    Nhà em lại nghiêng theo ý kiến 1 của Bác. Sợ mất ghế hoặc là bị đe dọa không dám nói
  2. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Thoái hoá trí thức

    Những scandal sách dịch, sách giáo khoa, tác phẩm học thuật, đạo văn, đạo luận án... đặt ra một vấn đề: phải chăng đang có sự thoái hoá trong những người tự nhận là trí thức, và nếu đúng thì đâu là nguyên nhân?

    [​IMG]
    Nạn đạo văn, đạo luận án... diễn ra tràn lan trong xã hội hiện nay.


    Sự xuống cấp trong công việc trí thức


    Nhiều người không tin những lỗi dịch thuật nghiêm trọng, những sai lầm sơ đẳng của những tác phẩm học thuật... là do kém trình độ ngoại ngữ, trình độ học thuật, văn chương của người, nhóm người đứng tên tác giả, dịch giả.

    Bởi không ai viết sách, dịch sách được xuất bản, được lăng xê và thành danh mà kém cả. Chỉ có thể giải thích: những người này đã không nghiêm khắc với bản thân trước công việc trí thức.

    Lịch sử trí thức Việt Nam và thế giới không thiếu tấm gương sáng của những thiện trí thức về tư duy nghiêm cẩn, lao động chữ nghĩa và nhận thức tự phê rạch ròi...

    Một loạt sự cố về sách và dịch phẩm trong đời sống trí thức đất nước gần đây lại không mang tinh thần và phẩm chất của giới trí thức đúng nghĩa.

    Không ít những trí thức nổi tiếng, được xã hội ca ngợi tới đỉnh đang bị chính thứ hào quang đó đẩy mình vào tư thế cẩu thả, ngạo mạn trong công việc trí thức.

    Có một nhà văn khá nổi tiếng mà chúng tôi không tiện nêu tên, khi được hỏi vì sao gần đây ít thấy sáng tác mới, đã trả lời: “Vì cái gì mình viết cũng được khen hay trong khi chính mình lại thấy chưa được hay, nên sợ...”

    Trong bối cảnh Việt Nam thiếu diễn đàn tranh luận trí thức và gần như là số không trong lĩnh vực phê bình học thuật, văn chương, người ta lại thấy một hiện tượng bất thường là những nhóm lợi ích trong lĩnh vực này đang nổi lên cướp vai trò chính thống của giới phê bình để thủ lợi.

    Những nhóm lợi ích này đang thâu tóm việc tôn vinh một tác phẩm và lăng xê tác giả. Ai cũng biết kiểu thao túng văn chương – học thuật như con buôn này nguy hại cho các giá trị sáng tạo và học thuật quốc gia đến mức nào.

    Nhưng trong khi bảng hiệu xuất bản thì của Nhà nước, thực lợi xuất bản lại thuộc về những nhóm lợi ích, hệ thống biên tập ở nhiều nhà xuất bản chính thức gần như chỉ còn giữ vai trò gác cửa chính trị, còn tất cả các nội dung khác của tác phẩm thì “treo đầu dê bán thịt chó”, kiểu nào cũng được các nhóm lợi ích đưa qua mọi cửa kiểm duyệt.

    Sự thao túng của các nhóm lợi ích

    Trong giới trí thức hiện nay, người ta thấy không thiếu những gương mặt “nổi tiếng” thay nhau xuất hiện tràn ngập trên các phương tiện thông tin đại chúng.

    Họ phát ngôn đủ loại đề tài, cả những đề tài không thuộc chuyên môn của mình. Từ góc độ công chúng bị những trí thức không biết tự trọng “tra tấn” trên truyền thông, người ta lại thấy thêm một vấn đề nghiêm trọng khác là mặt bằng và chuẩn mực những giá trị tri thức truyền thông phục vụ đại chúng đang bị một số gương mặt trí thức thuộc sở hữu của nhóm lợi ích truyền thông thao túng.

    Trong công việc của trí thức, hầu như ai cũng nằm lòng một điều là: bên trong mỗi trí thức chân chính đều có một nhà phê bình nghiêm khắc.

    Nếu danh tiếng anh lớn hơn tài năng và lao động sáng tạo của anh thì hậu quả không phải chỉ là nỗi nhục nhã ê chề mà lưỡi dao háo danh sẽ giết chết mọi thành quả.

    Nhận diện những nhóm lợi ích đang huỷ hoại mình là cần thiết, nhưng cần thiết hơn là hãy tự trọng bảo vệ và hành xử theo lương tri nghiêm khắc của mình sao cho xứng với danh hiệu trí thức.

    Theo Giao Cảm (Sài Gòn Tiếp Thị)
  3. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Lỳ lợm thật

    Nữ tình báo xuất thân Quận chúa xinh đẹp nhất VN (1)


    Xinh đẹp, gan dạ, bản lĩnh, thông minh, tài giỏi... bà trở thành một cán bộ tình báo chiến lược, sánh ngang với những cây đa, cây đề trong làng tình báo Việt Nam.





    Bà là người từng gây chấn động nước Mỹ với trận đánh xóa sổ Đại sứ quán Mỹ, Nha cảnh sát quận I (Sài Gòn) ngày 20/9/1965.


    Theo bà Đặng Hoàng Ánh, chính tuổi thơ bất hạnh, thời thế loạn lạc đã dẫn lối đưa đường một thiếu nữ 11 tuổi như bà đi theo con đường cách mạng. Mong ước đền nợ nước, trả thù nhà là động lực để bà cố gắng học hỏi và trở thành một nhà tình báo xuất sắc, luồn sâu trong lòng địch, thực hiện những trận đánh cảm tử rúng động chính quyền địch.


    Ký ức Hoàng tộc


    May mắn được biết đến bà, với tôi đó là một diễm phúc. Bởi xét theo đế hệ Hoàng triều thời phong kiến, bà là một Quận chúa lá ngọc cành vàng. Chị em con chú con bác với vua Bảo Đại và là em họ của giáo sư Bửu Hội (Giáo sư nổi tiếng thuộc Viện Hàn Lâm Khoa học Pháp). Thời chiến, bà là một chiến sỹ tình báo cao cấp hoạt động lưỡng tuyến trên lằn ranh giữa ta và địch. Bên cạnh đó, bà cũng là bác sỹ giải phẫu nổi tiếng từng tốt nghiệp hạng xuất sắc đại học Sorbonne Pari (Pháp) thập kỷ 60, được chính quyền Sài Gòn trọng dụng và Tống Ngô Đình Diệm mến mộ nhận làm con nuôi.


    Thời bình trở lại, bà là người thẳng thắn, sắc sảo, dám đấu tranh với tiêu cực, được nhân dân và chính quyền cơ sở tin yêu. Điều đáng nói cuộc đời bà không bình lặng như người ta tưởng, đó là quãng đời chỉ có sóng gió và những con đường gập ghềnh, đầy góc khuất. Tôi cam đoan như thế. Trong những dòng nhật ký được bà chép tay trong suốt hơn nửa cuộc đời có vinh, nhục, ngọt, bùi, đắng, cay... Tất nhiên, còn thấm đẫm những dòng nước mắt chát chua. Cả cuộc đời hy sinh, cống hiến cho cách mạng, cuối đời bà phải sống nương tựa vào người con tật nguyền của một nữ đồng đội mà bà hứa nhận nuôi. Để có cái ăn, bà phải tự tay lao động âm thầm ở một bản làng vùng sâu của huyện Đức Trọng (tỉnh Lâm Đồng).


    Chuyến xe từ TP.HCM ngược Tây Nguyên chông chênh vượt qua những con đường gập ghềnh, đèo cao, dốc thẳm. Qua điện thoại hẹn trước, giọng cụ bà tôi cần gặp thâm trầm chất Huế pha lẫn sự ngọt ngào của thanh âm Nam Bộ cứ động viên quan tâm. Tôi bồi hồi liên tưởng khi được gặp, trò chuyện thân tình với bà, con người mà cuộc đời có thể ví tựa huyền thoại. Từ ngã ba Liên Khương (thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng) rẽ trái tầm 10km thì vào xã Bình Thạnh - chốn quê yên bình mà cựu tình báo một thời đang sống quảng cuối cuộc đời.


    Vừa đến nơi, cụ bà đã đứng đầu ngõ nở nụ cười đón khách. Với cặp kính trắng trễ gọng, nụ cười tươi trên gương mặt phúc hậu, vết nhăn thời gian vẫn chưa làm nhòa nét đẹp quý phái của một Quận chúa có dòng dõi Hoàng tộc. Bà bắt tay lanh lẹ và dẫn tôi vào nhà. Căn nhà nhỏ, sạch sẽ do một tay bà tạo dựng bằng chính sức lao động của mình sau giải phóng. Hiện bà ở cùng gia đình anh Đặng Anh Quân (48 tuổi), là con của một nữ đồng đội hi sinh trong tù mà bà nhận nuôi, đến nay vẫn chưa thể tìm được người thân, cũng như gốc tích.


    [​IMG]
    Bà Đặng Hoàng Ánh và cuốn nhật ký ghi lại cuộc đời.


    Trong gian phòng nhỏ, trên chiếc tủ mộc đơn sơ, bà trân trọng để tấm ảnh trắng đen đã ố màu. Bên đối diện là ảnh Bác Hồ. Thấy ánh mắt tò mò của tôi, cụ bà cười hiền: "Ba tôi đấy, Trần Lệ Chất (tự Gia Khanh), đồng môn, đồng niên, đồng chí hướng với cụ Nguyễn Sinh Sắc (thân sinh Bác Hồ). Ông cũng là thành viên sáng lập ra trường Dục Thanh (Phan Thiết, nơi Bác Hồ từng dạy học) và tổ chức những hoạt động yêu nước đầu thế kỷ 20. Bà Đặng Hoàng Ánh bảo, cha bà sinh năm 1862, làm quan triều đình nhà Nguyễn, thông minh, thạo nhiều ngoại ngữ nhưng có xu hướng tiến bộ, bất mãn triều đình nên bỏ áo mũ, từ quan.


    Trong ảnh, ông cụ trán cao, mắt sáng ẩn sau cặp kính tròn, cổ thắt cà vạt kiểu Tây, bức ảnh chụp chân dung một trí thức hơn thế kỷ trước vẫn đẹp đến lạ. Trong trí nhớ cụ bà, vị cha già hiện lên đầy hãnh diện và tự hào: "Sinh thời người dân mến mộ thường gọi cha tôi là Lệ Chất tiên sinh. Với những hoạt động yêu nước, khi phong trào Duy tân bị Pháp đàn áp, ông phải chạy sang Bồ Đào Nha. Sau khi về nước thì ông ra Bắc rồi lấy vợ ngoài Thanh Oai (Hà Nội), sau đó làm thư ký cho Công sứ Pháp Claude Léon Lucien Garnier (Người có cổ phần trong Công ty thương mại Liên Thành hồi đầu thế kỷ 20 ở Phan Thiết - Bình Thuận). Hiện tại con cháu của các anh chị em (con của vợ đầu) của cha tôi vẫn còn ở ngoài Bắc, đến nay chúng tôi vẫn liên lạc.


    Theo cách mạng


    Được Công sứ Claude Léon Lucien Garnier trọng dụng, năm 1906 cha bà vào Bình Thuận xin giấy phép tập hợp với những trí thức tư sản yêu nước lúc bấy giờ là Hồ Tá Bang, Nguyễn Trọng Lợi, Nguyễn Quý Anh, Nguyễn Hiệt Chi, Trần Lệ Chất, Ngô Văn Nhượng thành lập Công ty Liên Thành. Công ty chuyên buôn bán nước mắm và một số mặt hàng hải sản khác, trong đó có cổ phần của viên công sứ Pháp. Rồi thành lập tiếp 2 bộ phận là: "Liên Thành Thư Xã (truyền bá sách báo, tài liệu tiến bộ từ hải ngoại) và Dục Thanh học hiệu (trường dạy học). Tất cả để hưởng ứng phong trào Duy Tân do Phan Châu Trinh, Trần Quý Cáp và Huỳnh Thúc Kháng khởi xướng tại Trung Kỳ. Nhân duyên đã đưa cha bà cưu mang người con của đồng môn Nguyễn Sinh Sắc là Nguyễn Văn Ba (sau này là Bác Hồ).


    Cũng từ đây, cha bà nhận ra nguyện vọng tìm con đường cứu nước của Nguyễn Văn Ba, nhờ quen biết với Công sứ Pháp và ông Hồ Tá Bang (trí thức Duy tân) mà ông đã làm giấy chứng nhận (tựa như giấy chứng minh) cho Văn Ba. Vào tháng 5/1911 Công sứ Pháp gọi cha bà giao việc đi Pháp để ngoại giao buôn bán. Cơ hội đến, chàng thanh niên Văn Ba xin được ra nước ngoài cùng chuyến tàu. Cha bà đã đứng ra xin Công sứ Pháp làm paso xuất cảnh cho Văn Ba và được đồng ý, còn cha bà chính thức đổi họ thành Nguyễn Như Chuyên


    Ngày 2/6/1911 tàu Amiral Latouche Tréville (quốc tịch Pháp) cập cảng Nhà Rồng (Sài Gòn). Đến ngày 5/6/1911, cha bà và chàng thanh niên Văn Ba lên tàu rời bến Nhà Rồng, chính thức xuất ngoại. Bà Đặng Hoàng Ánh bảo, những câu chuyện quá khứ bà đều được nghe cha mình kể lúc ông còn sinh thời. Và, chính tuổi thơ đầy bất hạnh, những tháng năm đau thương như là chất xúc tác găm tất cả vào trí nhớ, thường trực theo bà qua từng năm tháng không thể nào quên. "Đó là những câu chuyện tôi được nghe lúc cha tôi còn sống kể lại và một phần tôi đã chứng kiến, tôi đã ghi lại trung thực trong những trang nhật ký từ khi tôi là sinh viên y khoa ở Việt Nam, với mong muốn con cháu mình sau này đọc lại để biết", bà nói.


    Trong những lời trò chuyện, tôi cảm nhận được nỗi buồn khó giấu trên khuôn mặt nhẫn nhịn của bà. Như khơi vào ký ức buồn, giọng bà chùng xuống: "Rồi một ngày tai họa ập xuống, cả nhà tôi bị xử giảo hình". Nói đến đây cổ bà nghẹn lại, khóe mắt đôi dòng lệ lại rơi, đôi mắt thâm quầng mà cuộc đời đầy sóng gió của một Quận chúa đã bao lần thầm khóc. Ngồi suy ngẫm lại cuộc đời, bà gửi trong dòng nhật ký: "Tôi chịu đựng bao cay đắng, nhiều lúc muốn buông xuôi trôi nổi theo số phận. Nhưng nhìn về quá khứ của bản thân, của ba, của má, của anh chị em... nên tôi lại gượng dậy, vượt qua".


    Câu chuyện giữa tôi và Quận chúa có lúc chững lại, đó là lúc bà nhắc lại quá khứ đau buồn. Bà Ánh đưa tôi xem chiếc vòng tay bằng đá xanh, đúng ra nó là một kỷ vật hơn là thứ đồ trang sức, bà đã cẩn trọng đeo giữ trong suốt quãng đời đã qua của mình. "Khi cả nhà tôi bị xử giảo hình, máu chảy loang lổ nền đất, mẹ tôi ngã xuống, tôi chỉ kịp lấy được chiếc vòng này. Mẹ tôi là cụ Trương Ngọc Trầm em họ của cụ Trương Gia Mô (1866-1929, từng làm quan ở Huế, một sĩ phu yêu nước đầu thế kỷ 20). Đó là ngày 26 tháng Chạp, năm 1945 (Bính Tuất), chỉ còn bốn ngày nữa là Tết cổ truyền. Bọn Tôn Nhân Phủ (cơ quan quản lí nội bộ hoàng tộc thời phong kiến của triều đình) và giặc Pháp đã cấu kết với nhau giả chiếu của vua Bảo Đại xử tru di cả nhà tôi, vì cha tôi ủng hộ các phong trào cải tến".


    Lối rẽ

    Bà bảo, bản thân may mắn được đồng chí Phạm Hùng (nhà cách mạng lừng danh từng bị Pháp hai lần tuyên án tử, người từng được cha bà cứu thoát hồi ở Mỹ Tho) cứu đưa về Sài Gòn giao gửi cho đồng chí Phạm Văn Xô (người được nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao Vàng cao quý). Bà được cưu mang, dạy dỗ và cho đi học, đó là con đường dẫn bà đến với cách mạng và trở thành một sinh viên y khoa xuất sắc, một nhà tình báo chiến lược từng làm cho bọn Mỹ - Ngụy bao phen chao đảo.

Chia sẻ trang này