1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Quận chúa biệt động

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi TranMinhkhochuoi, 30/05/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. TranMinhkhochuoi

    TranMinhkhochuoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/10/2006
    Bài viết:
    1.082
    Đã được thích:
    2
    Nói rõ ra thử xem nào bác, em đọc xong hết rồi mà có thấy gì lạ đâu Nhất là mấy cái dòng vàng vàng ấy, bác giả thíc rõ hơn 1 chút được ko?

    [/quote]
    Em cũng báo cáo là sách này chưa in được đâu các Bác ạ vì nghe đâu Ban VHTT TW cóc cho in
    Nếu bác chịu khó đọc kỹ tác phẩm bác sẽ thấy :
    + Nội dung cuốn sách là không có thật 100%. ĐVH tìm đâu được một bà già man man sắp xuống lỗ để nhận là chủ của những gì ĐVH thai nghén.(chắc DVH cho xìn)
    + Bản thân ĐVH là kẻ bất tài, cóc biết gì về lịch sử nên xuyên tạc lung tung về lịch sử, về các vị lãnh đạo cao cấp của ta trong đó có cả Bác Hồ kính yêu, làm méo mó và xúc phạm hình ảnh người chiến sĩ QDNDVN (đây là lý do em topic trong box này)
    + ĐVH lại lôi kéo các bậc tiền bối đáng kính như bác Phiêu vào cuốn sách bẩn thỉu này Có thể ĐVH muốn kiếm xìn nhưng kiểu kiếm xìn này thì đúng không xem ai ra gì, bất chấp tất cả
    Nếu cuốn sách này mà được in ra thì quốc tế xem giới trí thức Việt nam không ra cái đinh rỉ gì . Em không là chí thức chí ngủ gì hết chỉ lo cho các bác cao cao
    Được tranminhkhochuoi sửa chữa / chuyển vào 01:00 ngày 01/06/2008
    Được tranminhkhochuoi sửa chữa / chuyển vào 13:25 ngày 02/06/2008
  2. TranMinhkhochuoi

    TranMinhkhochuoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/10/2006
    Bài viết:
    1.082
    Đã được thích:
    2
    Chỉ mới đọc cái tựa Quận chúa thôi thì DVH đã bố láo
    (chắc DVH muốn lấy cái tít thật kêu để bán chạy sách ấy mà)
    Các bác xem link này nhé:
    [http://www.laodong.com.vn/Home/vanhoa/2008/4/83942.laodong
  3. TranMinhkhochuoi

    TranMinhkhochuoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/10/2006
    Bài viết:
    1.082
    Đã được thích:
    2
    [?oQuận chúa biệt động? đổi họ vua Nguyễn thành Phạm Đăng?
    Lao Động Điện tử Cập nhật: 11:25 AM, 09/04/2008

    Ảnh bìa cuốn sách "Quận chúa biệt động".
    (LĐĐT) - Cuốn ?oQuận chúa biệt động? được truyền thông giới thiệu đang thu hút sự chú ý của dư luận trong những ngày qua. Tiếc rằng một số chi tiết liên quan đến lịch sử lại bị sai lệch.
    >> Cuốn ?oQuận chúa biệt động? còn đang chờ duyệt
    Báo TT&VH số ra ngày 4/4/2008 có bài giới thiệu cuốn sách ?oQuận chúa biệt động? của tác giả Đặng Vương Hưng do NXB Công An Nhân Dân ấn hành. Bài báo trích đăng một chương trong cuốn sách, với câu mở đầu như sau:
    ?oNgười phụ nữ ấy sinh ra trong một gia đình danh gia vọng tộc. Bà là cháu đời thứ tư của dòng họ Phạm Đăng (tính từ khi dòng họ này phiêu dạt vào Nam), là ?ocon bác con chú ruột?, chung một ông nội với vua Bảo Đại và là cháu ruột của Thái hậu Từ Dũ (mẹ của vua Tự Đức)?.

    Sau khi loạt bài giới thiệu cuốn sách này được liên tiếp đăng tải trên một số trang tin điện tử, chúng tôi nhận được những ý kiến thắc mắc của độc giả về tính xác thực trong mối quan hệ của bà Đặng Hoàng Ánh (Quận chúa Ngọc Diệp) với vua Bảo Đại. Lao Động Điện tử đã có cuộc trao đổi nhanh với Nhà nghiên cứu Huế Nguyễn Đắc Xuân về vấn đề này.
    PV: Chúng ta đều biết rằng vua Bảo Đại, vị vua cuối cùng của triều Nguyễn, là hậu duệ của dòng họ Nguyễn Phúc kể từ đời chúa Nguyễn Phúc Nguyên. Vậy có thể có việc bà Ngọc Diệp, nhân vật chính trong ?oQuận chúa biệt động?, con gái ông Phạm Đăng Chất, có chung một ông nội với vua Bảo Đại không, thưa ông?
    Ông Nguyễn Đắc Xuân (NĐX): Không thể có chuyện này vì những lý do sau đây: Ông nội của vua Bảo Đại là vua Đồng Khánh. Nếu cùng là cháu nội của vua Đồng Khánh thì bà Ngọc Diệp phải mang họ Nguyễn Phúc chứ không thể là họ Phạm Đăng. Trong số các hoàng tử của vua Đồng Khánh thì ngoài Nguyễn Phúc Bửu Đảo (Hoằng Tôn Tuyên Hoàng Đế Khải Định) là cha của vua Bảo Đại và Bửu Tùng (An Hoá Công), các hoàng tử Bửu Nguy, Bửu Nga, Bửu Khát đều chết sớm, không có bất kỳ người nào đổi qua họ Phạm Đăng. Vả lại, trong sách có nói ông Phạm Đăng Chất sinh năm 1862, trong khi vua Đồng Khánh đến năm 1864 mới ra đời.
    Họ Phạm Đăng gốc ở Gò Công (Nam Bộ), cụ Phạm Đăng Hưng theo vua Gia Long ra làm quan ở Huế đến nay đã ngót 200 năm. Dòng họ Phạm Đăng đã có ít nhất 8 đời ở Huế, không thể có hậu duệ đời thứ tư còn tại thế ở thế kỷ XXI này.
    Tuy bà Từ Dũ mang họ Phạm Đăng, nhưng nói bà Ngọc Diệp là cháu ?oruột? của Thái hậu Từ Dũ cũng không chính xác. Nếu là cháu ruột thì phải có quan hệ trực hệ, tức là cháu gọi bằng cô ruột (nghĩa là anh chị em họ với vua Tự Đức), còn như chỉ là cháu chắt của anh em bà Từ Dũ thì không thể gọi là ruột. Ngoài ra, tước hiệu Quận chúa chỉ dành cho con gái của các hoàng tử con vua.
    PV: Hiện nay một số website của các báo cũng đăng tải một phần nội dung của cuốn sách này và chỉ ghi bà Ngọc Diệp là ?ocon bác con chú ruột, chung một người ông với vua Bảo Đại?. Có thể giả thiết là ông ngoại của vua Bảo Đại cũng là ông của bà Ngọc Diệp không, thưa ông?
    Ông NĐX: Bản thân cụm từ ?ocon chú con bác ruột? đã có thể hiểu là chung một ông nội rồi. Còn nếu nói ông ngoại vua Bảo Đại là ông của bà Ngọc Diệp cũng hoàn toàn không có căn cứ. Bà Từ Cung, mẹ vua Bảo Đại tên huý là Hoàng Thị Cúc là con nhà thứ dân ở Phú Lộc, Thừa Thiên - Huế. Vì vậy, không thể tìm thấy mối liên hệ anh chị em họ nào giữa vua Bảo Đại và bà Ngọc Diệp.
    PV: Xin cảm ơn ông.

    Một bài viết giới thiệu cuốn "Quận chúa biệt động".
    Sự thực về thân thế của bà Đặng Hoàng Ánh vẫn còn là một bí ẩn chờ đợi lời giải đáp của các nhà nghiên cứu lịch sử và của chính tác giả. Mặc dù nhà văn Đặng Vương Hưng đã có chú thích rằng: ?oNhững chi tiết về vua Bảo Đại và mối quan hệ với Quận Chúa Ngọc Diệp có trong cuốn sách, là tư liệu riêng của bà Đặng Hoàng Ánh cung cấp, chưa được giới sử học công nhận?, nhưng chúng tôi thiết nghĩ khi viết một tác phẩm về những con người và những sự kiện có thật thì người viết cũng cần phải có những sở cứ chính xác về lịch sử và phải đảm bảo tính lịch sử cho những gì được viết ra.
    Ý kiến của bạn ?
    Đông Phương
    Được tranminhkhochuoi sửa chữa / chuyển vào 00:51 ngày 01/06/2008
  4. TranMinhkhochuoi

    TranMinhkhochuoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/10/2006
    Bài viết:
    1.082
    Đã được thích:
    2

    Ông NĐX: Bản thân cụm từ ?ocon chú con bác ruột? đã có thể hiểu là chung một ông nội rồi. Còn nếu nói ông ngoại vua Bảo Đại là ông của bà Ngọc Diệp cũng hoàn toàn không có căn cứ. Bà Từ Cung, mẹ vua Bảo Đại tên huý là Hoàng Thị Cúc là con nhà thứ dân ở Phú Lộc, Thừa Thiên - Huế. Vì vậy, không thể tìm thấy mối liên hệ anh chị em họ nào giữa vua Bảo Đại và bà Ngọc Diệp.
    PV: Xin cảm ơn ông.

    Sự thực về thân thế của bà Đặng Hoàng Ánh vẫn còn là một bí ẩn chờ đợi lời giải đáp của các nhà nghiên cứu lịch sử và của chính tác giả. Mặc dù nhà văn Đặng Vương Hưng đã có chú thích rằng: ?oNhững chi tiết về vua Bảo Đại và mối quan hệ với Quận Chúa Ngọc Diệp có trong cuốn sách, là tư liệu riêng của bà Đặng Hoàng Ánh cung cấp, chưa được giới sử học công nhận?,[/yellow] nhưng chúng tôi thiết nghĩ khi viết một tác phẩm về những con người và những sự kiện có thật thì người viết cũng cần phải có những sở cứ chính xác về lịch sử và phải đảm bảo tính lịch sử cho những gì được viết ra.
    Ý kiến của bạn ?
    Đông Phương
    ----------------------------------------
    Ghi chú của TMKC:
    Kết luận trên của ông NĐX LÀ HOÀN TOÀN CHÍNH XÁC.
    Được tranminhkhochuoi sửa chữa / chuyển vào 00:51 ngày 01/06/2008
    [/quote]
    Được tranminhkhochuoi sửa chữa / chuyển vào 13:19 ngày 05/06/2008
  5. TranMinhkhochuoi

    TranMinhkhochuoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/10/2006
    Bài viết:
    1.082
    Đã được thích:
    2
    ?oNhững chi tiết về vua Bảo Đại và mối quan hệ với Quận Chúa Ngọc Diệp có trong cuốn sách, là tư liệu riêng của bà Đặng Hoàng Ánh cung cấp, chưa được giới sử học công nhận?,
    DVH chỉ cần xoẹt một phát là xong, hết trách nhiệm:
    Ậy là anh nghe kể thế thì anh viết thế đúng sai gì thì tùy ...trình độ người đọc. Anh không chịu trách nhiệm đâu vớ.
    Vậy tung tin đồn nhảm rồi bảo nghe người này người kia ...ngoài chợ nói thì có chịu trách nhiệm hình sự không?
    DVH đã tính kỹ và tìm một bà già gần đất xa trời (gần như ngoài tầm với của... CA) lại nghe nói mảnh đạn dính lung tung trong đầu, Cùng lắm là: "dạ em có khuyết điểm là tin bà...khùng??"
  6. TranMinhkhochuoi

    TranMinhkhochuoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/10/2006
    Bài viết:
    1.082
    Đã được thích:
    2
    QCBD đã được các báo điện tử đăng tải và tán dương búa xua
    Đây là một trong những bài đó
    "Quận Chúa Biệt Động" tác phẩm đang xôn xao dư luận
    11.04.2008 09:32

    NCT: Nhà văn Đặng Vương Hưng (tác giả của sự kiện Mãi mãi tuổi hai mươi - 2005) lại vừa cho ra mắt bạn đọc cuốn sách mới, gây xôn xao dư luận từ khi còn chưa chính thức phát hành:
    ?oQuận Chúa Biệt Động?! Tác phẩm viết về số phận kì lạ của một Quận Chúa triều Nguyễn, với những tình tiết li kì, hấp dẫn như huyền thoại. Cuốn sách được Nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu viết lời giới thiệu, Hoà thượng Thích Thanh Tứ viết cảm nhận và ông Vũ Oanh, nguyên UVBCT, Chủ tịch danh dự Hội Người cao tuổi Việt Nam, viết lời cuối tác phẩm.
    Nhân kỉ niệm 33 năm ngày giải phóng miền Nam (1975 - 2008), để giúp bạn đọc tiếp cận với cuốn sách, Báo Người cao tuổi đăng ?oLời thưa cùng bạn đọc? của tác giả Đặng Vương Hưng.
    Một ngày đầu mùa hạ năm 2007, ông Phạm Vũ Quỳnh, Thư kí riêng của Thượng tướng, Giáo sư Hoàng Minh Thảo giới thiệu với tôi một bà cụ khoảng 80 tuổi, dáng người mảnh mai, gương mặt quý phái và phúc hậu. Cuộc gặp gỡ diễn ra tại một quán cà phê nhỏ ở cuối đường Mai Hắc Đế - Hà Nội. Bà nói giọng Sài Gòn, pha giọng Huế và cả giọng Sơn Tây.
    Cảm thấy câu chuyện của bà cụ không thể ngồi ở quán cà phê một buổi mà nghe hết được, tôi quyết định dành thời gian cùng bà về Đức Trọng (Lâm Đồng) và ở lại Tây Nguyên cả tháng trời, để được tiếp tục nghe câu chuyện đời khó tin mà thật đó. Bà cụ đã kể rất nhiều về cuộc đời mình, xen giữa câu chuyện, nhiều lần bà bật khóc, khiến gương mặt già nua cứ giàn giụa nước mắt...
    Thì ra, bà cụ là nhân chứng của một trong những thời kì hào hùng, nhưng cũng bi thương nhất lịch sử nước nhà. Hơn thế, cuộc đời bà giống như một trò đùa của số phận con người, do tạo hóa thiếu công bằng, nhưng lại đầy huyền thoại.
    Người phụ nữ ấy sinh ra trong một gia đình ?odanh gia vọng tộc?. Theo gia phả và lời kể của những người thân, thì bà là cháu đời thứ tư của dòng họ Phạm Đăng (tính từ khi dòng họ này phiêu dạt vào Nam). Một thời, bà được người ta gọi là Quận Chúa xinh đẹp, sống trong nhung lụa và lễ nghi. Nhưng cái thời ấy với bà thật ngắn ngủi, chỉ còn trong kí ức xa mờ.
    Người phụ nữ ấy có rất nhiều tên. Khi còn nhỏ, người ta gọi bà là Quận Chúa Ngọc Diệp. Bà tuổi Nhâm Thân, sinh ngày 28 tháng 4 năm 1932 ở Huế, nhưng trong thời gian hoạt động Cách mạng (1945 - 1975), bà lần lượt mang hai thẻ căn cước do chính quyền cũ cấp, với nội dung khác nhau: Phạm Ngọc Diệp sinh ngày 28- 4- 1932 tại Sơn Tây; và Nguyễn Như Diệp sinh ngày 28 - 4 - 1932 tại Trà Vinh. Những ngày đầu toàn quốc kháng chiến chống Pháp ở Nam bộ, khi phải sống trong Đoàn 307 Liên hợp Quốc, bà có bí danh là H12. Khi ở với Anh Hai ?oXe Ngựa? (đồng chí Phạm Văn Xô, nguyên Thường vụ Xứ uỷ Nam bộ) bà thường được gọi là Út Diệp, hoặc Út Đẹt (vì người nhỏ nhắn, gầy ốm). Khi sang Cộng hoà Pháp học Y khoa, bà có tên là Léna Phạm. Đặc biệt từ ngày tham gia hoạt động trong lực lượng Cảm tử quân của Trung ương Cục miền Nam và Biệt động thành Sài Gòn, do yêu cầu công tác bí mật, để che mắt địch, bà phải thay tên, đổi họ liên tục: Ba Diệp (tức Nguyễn Như Diệp); Cô Tư Mắt Kiếng (vì bị cận thị, phải đeo kính thường xuyên); Lâm A Mùi (thời gian sang Lào vận chuyển vàng và đôla về Việt Nam, 1961-1962); Thu Nga, Hoàng Nga (thời gian làm tiếp tân Tổng thống phủ Sài Gòn, 1964-1965); T2R; TW307... Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, để tránh sự trả thù và truy sát của kẻ xấu, theo lời khuyên của nhà tình báo Vũ Ngọc Nhạ, bà đã đổi họ tên mới là Đặng Hoàng Ánh, sinh năm 1940. Với họ tên này, bà đã được Công an tỉnh Lâm Đồng cấp Giấy chứng minh nhân dân số 250272236, ngày 19 - 10 - 1984.
    Hiện bà Đặng Hoàng Ánh đăng kí hộ khẩu thường trú tại thôn Thanh Bình 3, xã Bình Thạnh, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng ?" nơi từng là ?ovùng đất dữ? một thời, bởi những hoạt động của tàn quân ********* FULRO, trước khi bị lực lượng An ninh ta triệt phá.
    Đặng Hoàng Ánh là người của một thời. Không chỉ có cha mẹ, mà chính là chiến tranh và loạn lạc đã sinh ra người như bà. Ngay từ tuổi ấu thơ, bà đã phải chứng kiến quá nhiều chuyện máu lửa, chia li và chết chóc. Không còn gì đau đớn hơn, khủng khiếp hơn là một cô bé mười ba tuổi phải tận mắt nhìn thấy xác mẹ và nhiều người nhà bị chặt đầu, chặt tay chân nằm trong vũng máu. Còn cha thì bị tụi lính lột trần, xâu tay bằng dây kẽm gai, chân bị xiềng, bị phơi nắng trên xà lan trôi sông, đưa đi tử hình...
    Nhà tan, cửa nát, không được người thân thích cưu mang, Ngọc Diệp từng phải vừa đi học, vừa lang thang đường phố để kiếm sống. Cô bé đã lần lượt được các đồng chí Phạm Hùng và Phạm Văn Xô trong Xứ uỷ Nam bộ - những người có mối quan hệ đặc biệt với gia đình cô, cưu mang, đùm bọc và dạy dỗ nên người. Đặc biệt là đồng chí Phạm Hùng (cố Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng), khi còn tuổi thiếu niên, đi rải truyền đơn Cách mạng, bị Pháp bắt đưa ra tòa xét xử, từng được cha của Út Diệp bấy giờ đang làm làm Chánh lục sự Tòa án Mỹ Tho cứu thoát án tử hình, nên đã nhận ông là cha nuôi, coi Ngọc Diệp như em gái.
    Cũng vì căm thù giặc đã sát hại cha mẹ mình, mà cô bé Út Diệp đã dám ném lựu đạn giết Tây trước cửa rạp Nguyễn Văn Hảo (Sài Gòn). Một lần, được tin vua Bảo Đại cùng Hoàng hậu Nam Phương tới thăm trường Gia Long, Út Diệp đã dẫn đầu một tốp nữ sinh bất ngờ xông vào xé áo bào và cắn tay nhà vua đến chảy máu. Vì tội này mà cô và nhóm bạn đã bị lính bắt nhốt vào bót Catina, rồi chính Bảo Đại phải can thiệp để cô được thả ra. Vũ Hòa (Theo Đặng Vương Hưng - Báo người cao tuổi)
    Một năm sau, nhờ học giỏi và thi tốt, Út Diệp đã dành được học bổng để sang Pháp du học. Được các đồng chí trong Xứ uỷ Nam Bộ động viên ?ocố gắng học thành tài để sau này về phục vụ Cách mạng?, cô đã sang Pháp và thi vào Trường Đại học Tổng hợp Paris.
    Nhưng mới chỉ học được mấy tháng thì Chính phủ bù nhìn bảo lãnh cho cô đi du học sụp đổ, nguồn học bổng chu cấp từ trong nước hàng tháng vì thế cũng bị cắt luôn. Út Diệp phải dọn xuống ở nhờ ?ogầm cầu thang? và xin đi làm bồi bàn, rửa bát... ngoài giờ học ở các nhà hàng để có tiền ăn, tiền trọ và tiếp tục việc học hành.
    Một ngày cuối năm 1955, quản trị nhà trường báo có khách đặc biệt đến thăm Léna Phạm. Thật bất ngờ, người đó chính là... Cựu hoàng đế Bảo Đại. Ông vua thất thế này đã thanh minh nhiều chuyện trước đây. Đặc biệt, Bảo Đại nhắc nhiều đến nguồn gốc Hoàng tộc của Út Diệp và mối quan hệ của ông ta với cô. Bảo Đại cũng hết lời ca ngợi ?oHoàng bá Phạm Đăng Chất? (tức Trần Lệ Chất - Người cha của Út Diệp đã bị giặc Pháp sát hại). Bảo Đại luôn miệng ngợi ca cha cô là một người yêu nước, có trí tuệ uyên bác, dám dũng cảm chống Tây. Bảo Đại còn nói ông ta hết sức khâm phục Hoàng Bá. Cuối cùng, Bảo Đại thông báo một tin quan trọng, liên quan đến cuộc đời Út Diệp: Theo di chúc của Thái hậu Từ Dũ, cô được quyền thừa kế một khoản tiền lớn. Khoản tiền đó đủ để cô mua biệt thự tại Pháp và hưởng một cuộc sống giàu sang tới cuối đời. Mọi giấy tờ, luật sư đã chuẩn bị sẵn, chỉ cần Út Diệp kí vào một số giấy tờ Bảo Đại mang theo là coi như các thủ tục pháp lí được hoàn tất.
    Nhưng thật bất ngờ, chẳng cần suy nghĩ lâu, Út Diệp đã thẳng thắn từ chối khoản thừa kế mà Bảo Đại thông báo. Cô nghĩ: Nợ nước chưa đền xong, thù nhà chưa trả hết, làm sao ta có thể ích kỉ sống an nhàn một mình?!
    Bảo Đại bối rối không biết nói sao. Cũng từ đó, đều đặn mỗi tháng ông ta đến thăm Út Diệp một lần, mang theo tiền trợ cấp cho cô ăn học.
    Nhớ lời dặn của các chú, các anh trong Xứ ủy Nam Bộ, sau khi lấy được bằng tốt nghiệp bác sĩ đa khoa loại giỏi ở Pháp, Út Diệp quyết định rời Paris về nước.
    Bác sĩ Nguyễn Như Diệp (Ba Diệp) được Bộ Y tế của Chính quyền Sài Gòn phân công về làm việc tại Khoa Ngoại - Sản, Bệnh viện Đô thành Sài Gòn, thời gian sau được điều lên tăng cường cho Bệnh viện Đà Lạt.
    Tuy nhiên, cũng ngay sau khi về nước, Ba Diệp đã bắt liên lạc được với tổ chức và bắt đầu hoạt động ngay với vai trò là một cán bộ biệt động bán công khai trong lòng địch. Cô tham gia diệt ác trừ gian, phá ngục cướp tù...
    3.Là một phụ nữ có nhan sắc, nên bà Đặng Hoàng Ánh từng được nhiều người đàn ông yêu mến. Đặc biệt trong đời, bà có hai người đàn ông quan hệ cực kì sâu sắc, một vì nghĩa và một vì tình; không thể nói ai hơn ai và cũng không thể quên được ai.
    Trước hết, phải kể đến ?omối tình đơn phương? của ông Trần Văn Phước, một cán bộ cách mạng hoạt động luồn sâu, leo cao trong lòng địch, có bí danh là ?oC.16?. Cha mẹ và hai em của Phước đã bị quân Nhật sát hại năm 1944. Anh được đồng chí Phạm Thành, Tổng cục trưởng Khu 9 nhận làm con nuôi. Do Phước học rất giỏi, sau khi tốt nghiệp loại ưu Đại học Luật tại Pháp, anh khéo léo chiếm được cảm tình của Ngô Đình Thục (anh trai Tổng thống Ngô Đình Diệm), nên được ông ta đỡ đầu, cho làm quan chức lớn từ khi còn rất trẻ. Trước ngày Út Diệp sang Pháp du học, cô về thăm bà ngoại ở Vĩnh Long, tình cờ gặp Tỉnh trưởng Trần Văn Phước trong một bữa tiệc. Trước vẻ xinh đẹp rực rỡ của cô gái mới lớn, Phước mê ngay. Quá tự tin vào bản thân mình, bởi anh đang là một tỉnh trưởng trẻ tuổi, hào hoa và quyền thế, Phước đã tỏ tình và thậm chí xin ?ocưới liền tay?. Nhưng thật bất ngờ, Út Diệp đã tế nhị từ chối, hẹn ngày học xong sẽ trả lời. Phước quá thất vọng và đau khổ, thề sẽ không lấy ai để chờ Út Diệp.
    Khi Trần Văn Phước được Chính quyền Sài Gòn điều lên Cao nguyên làm Tỉnh trưởng tỉnh Tuyên Đức một năm, thì Út Diệp (lúc này đã được gọi là Ba Diệp) cũng được điều lên làm việc ở Bệnh viện Đà Lạt. Hai người bất ngờ, bối rối nhận ra nhau. Nhưng khi đó, Ba Diệp đã có chồng và đang mang thai đứa con đầu lòng.
    Chuyện lấy chồng của bà Đặng Hoàng Ánh là cả một sự bi hài, khiến bà đã phải trả giá cho đến hết cuộc đời. Sau khi từ Pháp trở về nước chưa đầy một tháng, tổ chức đã yêu cầu Út Diệp phải kết hôn với một người đàn ông để tạo thêm ?ovỏ bọc? dễ hoạt động. Người chồng tương lai của cô là Giáo sư, bác sĩ Đào Tuấn Kiệt, quê ở Long Xuyên, một trí thức yêu nước, bạn của Luật sư Nguyễn Hữu Thọ. Bác sĩ Kiệt rất nổi tiếng ở miền Nam thời đó. Ông hơn Út Diệp tới 24 tuổi. Tuy nhiên, cái chính là cô không có một chút cảm tình nào với Giáo sư Đào Tuấn Kiệt, thậm chí còn chưa biết cả mặt mũi ông ra sao. Út Diệp đã xin hoãn 10 ngày để suy nghĩ, nhưng người của tổ chức đã nói thẳng với cô: Đây là một nhiệm vụ quan trọng, cấp trên giao phó, cần phải thực hiện ngay. Uất ức quá, Út Diệp khóc hết nước mắt, bỏ ăn uống. Thậm chí, hai lần cô tự sát nhưng không thành, bởi bên cạnh lúc nào cũng có người canh chừng...
    -------------------------
    Ghi chú của TMKC
    Phần tô vàng là những tình tiết phi lịch sử và logic
    Được tranminhkhochuoi sửa chữa / chuyển vào 17:16 ngày 05/06/2008
  7. TranMinhkhochuoi

    TranMinhkhochuoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/10/2006
    Bài viết:
    1.082
    Đã được thích:
    2
    (Tiếp theo)
    [Rồi cái đám cưới ép buộc ấy vẫn diễn ra vào ngày 29 tháng 8 năm 1959. Hôn lễ được tiến hành tại Nhà thờ Lớn Sài Gòn theo phong cách Tây phương khá trang trọng. Khi vừa tiễn quan khách ra cửa, Út Diệp đã tự lái xe về nhà riêng, cô kiên quyết không cho chú rể ?ođộng phòng?. Phải mười ngày sau, thuyết phục mãi, ông Kiệt mới đưa được cô sang Nhật Bản hưởng tuần trăng mật. Sang tới nơi, Út Diệp kiên quyết không cho chú rể ngủ cùng phòng. Ông Kiệt ức quá, tuyên bố: Nếu không chịu mở cửa ông sẽ tự sát bằng cách nhảy lầu, hoặc bắn một viên đạn vào đầu... Út Diệp phát hoảng, vì biết rằng một trí thức lịch lãm, trọng danh dự như Đào Tuấn Kiệt đã nói là sẽ làm thật, nên cô đành phải miễn cưỡng chấp nhận chuyện vợ chồng giữa hai người. Kết quả sau chuyến đi này, cô đã có thai, sinh được một con gái, đặt tên là Đào Kim Chi...
    Tại Đà Lạt, thấy người mình yêu đã lấy chồng và có con, Trần Văn Phước chán nản và thất vọng tới mức có lần ông mượn cớ sinh nhật, sau khi uống say, ông đã tự rút súng bắt thủng bụng mình trước mặt Ba Diệp (tức Út Diệp), khiến cho chị phải đưa đi cấp cứu, trực tiếp cầm dao phẫu thuật lấy đầu đạn ra... Khi Đào Tuấn Kiệt cùng phái đoàn của Bộ Y tế Chính quyền Sài Gòn lên thăm Đà Lạt đã diễn ra một cuộc đấu khẩu trực diện và sòng phẳng giữa hai người đàn ông. Nếu Ba Diệp không xuất hiện kịp thời, rất có thể một cuộc đấu súng đã diễn ra sau đó. Tuy nhiên, cả hai sau đó đã bắt tay nhau, cùng âm thầm chăm sóc cho Ba Diệp. Thậm chí, để tạo bình phong cho Ba Diệp dễ dàng hoạt động, Trần Văn Phước đã làm thủ tục đăng kí kết hôn để Ba Diệp được gọi là ?oTỉnh trưởng phu nhân?. Nhưng hai người chưa bao giờ là vợ chồng thực sự.
    Trần Văn Phước là người lịch thiệp và lãng mạn. Ông rất yêu văn thơ, nhạc họa, thích giao du, kết bạn với các văn nghệ sĩ. Một trong những nhà thơ mà ông mến mộ nhất là Nguyễn Bính, tác giả của ?oLỡ bước sang ngang? nổi tiếng thời bấy giờ. Khi còn là học sinh, Phước đã nhiều lần rủ bạn bè đến nghe Nguyễn Bính đọc thơ. Thậm chí, trước khi Nguyễn Bính tập kết ra Bắc, trong một hội nghị ở Vĩnh Long do Trần Văn Phước chủ trì, nhà thơ ?ochân quê? Nguyễn Bính còn được mời làm khách danh dự. Ông mặc comlê và ngồi hàng ghế đầu tiên...
    Cũng từ đó cho đến cuối đời, ?oC.16? - Trần Văn Phước đã không chịu yêu và cưới một người phụ nữ nào. Năm 1963, ông bị lực lượng đảo chính của Dương Văn Minh bắt giam biệt tích. Năm 1968, như sự sắp đặt của số phận, ông được Ba Diệp cứu thoát tình cờ tại Đà Lạt trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân - 1968. Trần Văn Phước đã trở thành ?othương phế binh có công? và được Chính quyền Sài Gòn thăng hàm tới cấp Trung tướng. Sau ngày giải phóng miền Nam, ông vẫn hoạt động bí mật trên mặt trận Ngoại giao - Kinh tài cho Cách mạng hàng chục năm nữa. Năm 2004, ông mất trong một tai nạn máy bay thảm khốc...
    4.Là vợ của một trí thức nổi tiếng Sài Gòn, nhưng đồng thời còn trong vai ?ophu nhân? của Đại tá Tỉnh trưởng Tuyên Đức, rồi Tỉnh trưởng Gia Định...
    Ba Diệp có rất nhiều lợi thế để thực hiện các nhiệm vụ được Cách mạng giao phó trong điều kiện vừa bí mật, vừa công khai. Nhờ đó, mà rất nhiều lần chị đi máy bay từ sân bay Liên Khàng (nay là sân bay Liên Khương - Đà Lạt) sang Lào, nhận vàng và đô la, vận chuyển về tiếp tế cho Cách mạng miền Nam qua một đường dây đặc biệt. Cũng rất nhiều lần chị một mình công khai lái xe chở hàng của địch từ thành phố Đà Lạt vào tiếp tế cho Chiến khu 6, trong giai đoạn khó khăn nhất của căn cứ này.
    Cũng nhờ có lợi thế về hình thức, nhan sắc và ngoại ngữ, nên Ba Diệp từng được nhà tình báo Vũ Ngọc Nhạ - trong vai cố vấn Tổng thống Chính quyền Sài Gòn - sử dụng làm ?oTiếp tân Tổng thống phủ? dưới bí danh Thu Nga và Hoàng Nga. Chính nhờ nhiều lần tiếp các đoàn ngoại giao và các quan chức, tướng lĩnh cao cấp của chính quyền Sài Gòn thời đó, bà có thêm điều kiện để lập công.
    Trong khoảng 30 năm (1945 - 1975), vừa công khai vừa bí mật, Ba Diệp đã trực tiếp tham gia hàng chục trận đánh lớn nhỏ, tiêu diệt hàng trăm tên địch. Tiêu biểu và táo bạo nhất là trận nổ bom làm sập Tòa Đại sứ Mỹ ngày 29 tháng 5 năm 1965, diệt và làm bị thương nhiều sĩ quan và nhân viên ngoại giao Mỹ. Đây là một trận đánh đẫm máu, nhưng do nhiều lí do, hiện nay nó gần như bị sử sách lãng quên. Sau trận đánh này, do bị lực lượng cảnh sát và mật thám địch truy nã gắt gao, Út Diệp đã phải trốn vào chùa làm ni cô. Nhiều tháng sau, bà mới liên lạc lại với tổ chức.
    Với thành tích đặc biệt kể trên, năm 1966, Út Diệp đã vinh dự được tham gia Đoàn đại biểu Anh hùng Chiến sĩ Thi đua của miền Nam ra thăm miền Bắc và được gặp Bác Hồ. Được cùng ăn cơm và chụp ảnh chung với Bác (tấm ảnh quý giá này hiện đang được lưu giữ tại Viện Bảo tàng Hồ Chí Minh - Hà Nội; số KK: QĐ 743, 744/ Q6).
    Đoàn đại biểu Anh hùng Chiến sĩ thi đua của miền Nam có chín người, trong đó có ba nữ là chị Tạ Thị Kiều, chị Út Hí (tức Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Út Tịch) và Út Diệp (tức Ba Diệp, Phạm Ngọc Diệp, Nguyễn Như Diệp, Đặng Hoàng Ánh...).
    Sau khi chụp ảnh kỉ niệm, Bác Hồ đã yêu cầu đồng chí Phạm Văn Xô báo cáo lại vụ việc gia đình Út Diệp đã bị giặc tàn sát và chiến công đánh Tòa đại sứ Mỹ. Người đã gọi cha của Út Diệp là ?oLệ Chất tiên sinh?. Người xúc động nhắc lại kỉ niệm cuộc gặp ?oLệ Chất tiên sinh? năm 1906 tại số 4 Lãn Ông, Hà Nội...
    Sau này, Út Diệp cất công tìm hiểu mới biết nhà số 4 Lãn Ông, Hà Nội nguyên là Văn phòng đại diện của Công ty Liên Thành, một hãng buôn nổi tiếng thời đó, kinh doanh nhiều mặt hàng, cả thuốc Bắc, có chi nhánh ở nhiều nơi. Nhưng thực chất đây là một tổ chức Duy Tân theo phong trào ?omở trường học, lập hội buôn? để chống Pháp. Ông Trần Lệ Chất (tức Phạm Đăng Chất) là một trong những người sáng lập của tổ chức này.
    Trần Lệ Chất nổi tiếng là người uyên bác, thông thạo nhiều thứ tiếng trên thế giới. Ngay từ khi còn trẻ, Trần Lệ Chất đã lần lượt làm việc cho Công sứ Pháp tại Hà Nội và Phan Thiết. Ông đã chiếm được cảm tình đặc biệt của viên quan Công sứ có tên là Claude Léon Lueien Garner. Mối quan hệ đó mật thiết tới mức viên Công sứ này còn có ?ocổ phần? trong Công ty Liên Thành. Lợi dụng mối quan hệ này, lấy cớ là cần sang Pháp và Anh buôn bán, năm 1911, Trần Lệ Chất đã xin làm thủ tục để xuất cảnh cho mình và Nguyễn Văn Ba (tức Văn Ba, Nguyễn Tất Thành) con trai của người bạn đồng niên, đồng môn Nguyễn Sinh Sắc, cùng lên đường sang Cộng hòa Pháp và Vương quốc Anh.
    Nhiều tư liệu lịch sử đã nói đến chi tiết người thanh niên yêu nước Văn Ba xuất ngoại tìm đường cứu nước năm 1911. Song rất tiếc là cho tới nay chúng ta chưa có tư liệu nào nói tới việc làm thủ tục giấy tờ (như làm hộ chiếu và xin visa bây giờ) của Văn Ba đã được tiến hành như thế nào, ai đã đưa đón và lo việc ăn ở cho Người trước khi đi...?
    Bởi lẽ bấy giờ, dưới sự kiểm soát gắt gao của chế độ thực dân, cùng với mạng lưới cảnh sát và mật thám dày đặc, thì một thanh niên thuộc địa có tư tưởng tiến bộ, yêu nước, chống Pháp như Nguyễn Tất Thành không thể xuất cảnh và nhập cảnh một cách dễ dàng... Thành thử có thể nói rằng lần đầu tiên, một số chi tiết trong ?oQuận chúa Biệt Động? đã hé lộ và góp phần lí giải được phần nào cho những câu hỏi nêu trên.
    Bà Đặng Hoàng Ánh cho biết: Những tình tiết trong phần đầu cuốn sách này, bà cung cấp cho tôi là dựa theo lời kể của người cha trước khi ông cụ bị giặc Pháp sát hại. Bà cũng dựa theo những lời kể trực tiếp của cựu Hoàng đế Bảo Đại, trong những ngày bà còn là lưu học sinh tại Pháp năm 1955 và cả lời kể của cựu Đức bà Thái Hậu Từ Cung năm 1962, khi bà có dịp ra Huế và đến ăn trưa cùng Người.
    5.Ngày 27 tháng 8 năm 1969, sau khi tiến hành vụ ám sát Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu không thành, Ba Diệp đã xung phong đánh bom cảm tử vào Rạp Ngọc Lan thành phố Đà Lạt. Hàng trăm sĩ quan Mỹ, ngụy chết và bị thương. Cả Đà Lạt náo loạn bởi tiếng còi xe cấp cứu và sự truy lùng thủ phạm của cảnh sát. Nhưng cũng trong trận đánh này, do sự thù hằn cá nhân hèn hạ của một người đồng đội, Ba Diệp đã bị một nỗi oan khó nói. Chán nản, chị đã xung phong cùng đội cảm tử sang công tác và chiến đấu tại chiến trường Lào ba năm. Trong một trận đánh, một mảnh đạn nhỏ găm vào hộp sọ, phía sau tai trái của Ba Diệp. Nhưng chị chỉ băng bó tạm và chung sống với mảnh đạn ấy suốt cả một thời gian dài.
    Cuối tháng 4 năm 1972, Ba Diệp bí mật về nước để cùng một nhóm biệt động thâm nhập vào cứ điểm Đắc Tô - Tân Cảnh của địch, góp phần cùng bộ đội chủ lực tiêu diệt chúng. Khi vừa trở lại Đà Lạt thăm con, mua gạo tiếp tế cho Khu 6, chị đã không may sa vào tay giặc...
    Ba Diệp bị bắt khi đang ăn tối, bọn địch đưa chị về giam tại ty an ninh tỉnh Tuyên Đức. Chị bị địch giam giữ và tra tấn ở đây suốt ba tháng trời. Cùng một phòng giam với chị còn có một nữ tù tên Nguyễn Thị Dương và sinh viên Trương Đình Thành. Chúng đã tra tấn, đánh đập cả ba người hết sức tàn bạo. Chị Dương đã bị chết trong tù. Anh Thành hiện còn sống, nhưng đã trở thành người tàn phế. Riêng Ba Diệp bị bọn địch dùng dao rạch nát kẽ tay và cắt gân chân... Một người bác sĩ tốt bụng đã bí mật báo cho ?oC.16? biết tin. Trung tướng Trần Văn Phước đã xin ?olệnh bài? của Tổng thống Phủ và lấy trực thăng bay từ Sài Gòn lên Đà Lạt để cứu Ba Diệp thoát khỏi nhà tù...
    Ba Diệp có mặt tại Đà Lạt từ những ngày thành phố hỗn loạn vì quân địch bỏ chạy khỏi Cao Nguyên. Chị đã tổ chức cứu chữa cho hàng trăm người bị thương, rồi sau đó, tham gia đoàn công tác của đồng chí Phạm Hùng từ Đà Lạt tiến về giải phóng Sài Gòn...
    8.Bà Đặng Hoàng Ánh tâm sự: ?oTrời cho tôi ba đứa con, thì hai đứa bị tai nạn giao thông (đứa chết, đứa bị thương); một cháu còn lại, chưa kịp nuôi đã bị bắt cóc, giờ làm Thầy chùa ở xứ người. Sao ông trời bắt tôi khổ làm vậy??
    Có người hỏi: ?oVậy bà có tin vào số mệnh không??. Bà nói: ?oTrước đây thì không, nhưng giờ thì không thể không tin. Vợ chồng tôi đều là bác sĩ giỏi. Trong suốt cuộc đời hành nghề y chữa bệnh, chúng tôi đã cứu sống hàng ngàn người. Nhưng thời chiến tranh, cũng vì nhiệm vụ, chúng tôi đã tham gia hàng trăm trận đánh. Số người trực tiếp hay gián tiếp bị chúng tôi giết, hoặc bị thương có lẽ còn nhiều hơn thế. Có phải vì vậy, mà giờ đây tôi đã bị trời quả báo không??.
    Bà Đặng Hoàng Ánh bắt đầu nảy ra ý tưởng viết ?otự truyện? vào ngày 2 tháng 9 năm 1959. Đó là một đêm trực, chỉ có mỗi mình ở bệnh viện, quá buồn vì không biết làm gì, người nữ bác sĩ trẻ chợt nảy ra ý định viết lại cuộc đời mình. Bà chọn một cuốn ?oCASH? - loại sổ do Pháp sản xuất, bìa cứng, bọc vải, khổ rộng, ruột kẻ ô-li, có đánh số trang, chuyên dùng cho các bệnh viện ghi danh sách bệnh nhân. Cứ mỗi đêm trực, nếu có thì giờ rảnh rỗi là bà lại ghi chép một vài trang, vừa kể lại những chuyện mình chứng kiến trong ngày, vừa hồi tưởng, suy ngẫm lại những chuyện đã qua. Viết tới đâu, bà thường ghi địa danh và ngày tháng tới đó (kiểu như người ta ghi nhật kí). Bà lại tự gọi đấy là cuốn ?ohồi kí, hay là kí sự cuộc đời tôi?. Về nghệ thuật, bút pháp thể hiện, bà tự nhận: ?oTiếc quá, tôi tốt nghiệp Y khoa. Văn chương tôi chỉ biết để làm việc cho nghề y. Chớ tôi không biết sáo ngữ, không biết viết văn. Nên sau nầy, cái quyển hồi kí, hay là kí sự cuộc đời tôi đi qua trong chiến tranh khói lửa, có ai đó vô tình xem được, hoặc là đọc được, xin đừng trách tôi sao nói thật, không biết chuốt văn cho khéo. Sức của tôi có chừng đó, tôi đâu phải là văn sĩ, hay là thi nhân...?.
    Tổng cộng đã có tới cả trăm trang sổ tay, dày đặc chữ được bà Đặng Hoàng Ánh viết trong khoảng thời gian 15 năm (1959 - 1975). Tuy nhiên, đó chỉ là những trang tư liệu, được sắp đặt lộn xộn và thiếu logic; bởi người viết thấy gì thì ghi đó, nghĩ sao thì viết vậy, lẫn lộn giữa kể chuyện với nghị luận, theo lối văn cũ; có rất nhiều đoạn nội dung và chủ đề trùng lặp; nhiều đoạn đối thoại, là văn nói, nhưng lại không xuống hàng, hay cách đoạn, rất khó phân biệt.
    Trang viết cuối cùng của cuốn sổ ?oKí sự cuộc đời? nói trên, được người nữ Bác sĩ khép lại vào ngày 26 tháng 4 năm 1975. Trước khi tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh, giải phóng miền Nam, Bác sĩ Ngọc Diệp giao cuốn sổ cho người chị dâu là bà Thái Thị Sen giữ hộ. Do bận bịu mưu sinh, cuốn sổ đã bị lãng quên hơn 30 năm. Sau khi bà Sen qua đời, cuốn sổ đã được con cháu bà phát hiện và trao lại cho bà Đặng Hoàng Ánh.
    Một ngày đầu tháng 7 năm 2007, bà Đặng Hoàng Ánh đã chuyển cuốn sổ gốc cho tôi, với dòng bút tích viết thêm đoạn cuối: ?oNay ủy quyền cho cháu tôi là nhà văn Đặng Vương Hưng thay mặt tôi toàn quyền biên soạn tư liệu kí sự nầy và viết lại theo ý nhà văn, để tuyên truyền văn học theo báo chí, để thế hệ tuổi trẻ mai sau lưu truyền... theo lối văn mới?.
    9.Tôi đã đọc đi đọc lại rất kĩ cuốn sổ tay của bà Đặng Hoàng Ánh. Tôi hiểu rằng đây không phải là chuyện văn chương, mà là những trang đời đầy máu và nước mắt. Bởi thế, dù cuốn sách này đã được tôi trực tiếp viết lại và viết thêm, nhưng cốt truyện thì vẫn là của bà. Tôi chỉ là người giúp nhân vật chính kể lại câu chuyện cuộc đời mình và ?othổi hồn? vào các tình huống và chi tiết; để sự kiện và nhân vật trong tác phẩm sống động hơn.
    Về thể loại của cuốn sách này, tôi rất muốn coi đây là một cuốn tự truyện, thậm chí là một cuốn nhật kí, bởi những nhân vật, sự kiện của tác phẩm đều có thật, với ngày tháng cụ thể. (Trong thực tế, nhiều khi sự thật về cuộc chiến đấu hi sinh thầm lặng của những chiến sĩ Cách mạng còn li kì và hấp dẫn hơn mọi sự tưởng tượng và vượt lên trên khả năng hư cấu của nhà văn). Tuy nhiên, do nội dung tác phẩm đề cập đến một thời kì lịch sử kéo dài hơn 100 năm (từ đầu thế kỉ 20 đến nay) và liên quan đến nhiều nhân vật lịch sử như: Nguyễn Tất Thành, Phạm Hùng; Phạm Văn Xô, Nguyễn Văn Linh, Thiếu tướng tình báo Vũ Ngọc Nhạ, Cựu hoàng đế Bảo Đại và một số quan chức của Chính quyền Sài Gòn cũ... hầu hết các nhân vật trong cuốn sách này đều không còn nữa; chúng tôi cũng không có điều kiện xác minh tất cả các chi tiết, thời gian và sự kiện theo lời kể của nhân vật chính; nên đành tạm đặt cuốn sách này vào loại Tiểu thuyết tư liệu (hoặc Tiểu thuyết sử liệu). Nghĩa là, nếu trong tác phẩm còn có chi tiết nào đó mà quý bạn đọc cảm thấy chưa hoàn toàn chính xác như sự thật lịch sử, thì xin hãy coi đó như là ?osự hư cấu của nhà văn?. Thêm nữa, trình độ và khả năng của người viết có hạn, nên chắc chắn tác phẩm không tránh khỏi những khiếm khuyết, kính mong được độc giả lượng thứ.
    Để bạn đọc dễ theo dõi và cảm nhận, ngoài việc nội dung tác phẩm được trình bày theo từng chương, mỗi chương mang một tên riêng; chúng tôi còn đưa vào sách một số ảnh minh họa. Hầu hết những bức ảnh này là do bà Đặng Hoàng Ánh cung cấp, từ lưu trữ riêng của gia đình bà. Một số ảnh tư liệu khác, do các đồng nghiệp gửi tặng và tác giả tự sưu tầm.
  8. TranMinhkhochuoi

    TranMinhkhochuoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/10/2006
    Bài viết:
    1.082
    Đã được thích:
    2
    (tiếp theo)
    [Để hoàn thành bản thảo cuốn sách này, tôi đã dành thời gian nhiều tháng trời. Nhiều lần, tôi đã ngồi cả buổi để nghe bà Đặng Hoàng Ánh kể chuyện. Đặc biệt, tôi đã ba lần cất công vào tận Lâm Đồng, theo chân bà Hoàng Ánh đi khắp Thành phố Đà Lạt, nghe bà kể lại từng chi tiết nhỏ, với bao kỉ niệm buồn vui của một thời chưa xa. Tôi cũng đã cùng bà về huyện Đức Trọng, để ngủ lại trong ngôi nhà nhỏ giữa rừng. Theo bà ra rẫy, để cùng làm cỏ, tưới nước và bón phân cho những cây cà phê...
    Không thể tưởng tượng nổi, một Quận Chúa ?olá ngọc cành vàng?; một người đã nhiều lần có trong tay những khoản tiền trị giá hàng triệu đô la; một cán bộ điệp báo biết bao lần ?ovào sinh ra tử?, gần suốt cuộc đời cống hiến và hi sinh cho cách mạng... đã bước qua tuổi ?oxưa nay hiếm?, lại bệnh tật và thương tích đầy người, nhưng vẫn phải lao động vất vả kiếm sống, như một người nông dân thực sự, trồng cà phê ở Tây Nguyên...
    Nhiều đêm, tôi đã thức cùng núi rừng Tây Nguyên để nghe bà Đặng Hoàng Ánh đọc kinh sám hối. Bà nói đã hàng chục năm nay, đêm nào cũng vậy, trước khi đi ngủ và trước một ngày mới, bà đều gõ mõ và tụng kinh niệm Phật. Trong đêm vắng, tiếng tụng kinh của bà nghe như tiếng khóc than và ai oán, khiến ai nghe thấy cũng không thể cầm lòng được.
    Khi tôi hoàn thành bản thảo cuốn sách này, thì bà Đặng Hoàng Ánh, (tức Quận Chúa Ngọc Diệp ?" người Quận Chúa cuối cùng của Triều Nguyễn còn sống?) đã ở tuổi gần tám mươi. Cái tuổi mà người ta thường nói là ?ogần đất xa trời? và ?okhông còn gì để mất?. Vậy tại sao bà vẫn quyết định cho công bố những câu chuyện rất riêng tư và cả những tư liệu, với nhiều sự kiện, chi tiết... như một bí ẩn của đời người?
    Rất đơn giản, bởi đó là chiến tranh, là một phần của lịch sử dân tộc, mà theo chúng tôi, quý bạn đọc hôm nay và cả mai sau nữa, nên biết.
    Hà Nội, tháng 4 năm 2008
    Vũ Hòa (Theo báo người cao tuổi)
  9. TranMinhkhochuoi

    TranMinhkhochuoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/10/2006
    Bài viết:
    1.082
    Đã được thích:
    2
    Còn nữa nè
    Vinh quang, cay đắng trong người đẹp từng gieo nỗi kinh hoàng ở Toà đại sứ Mỹ
    Thứ năm , 1 / 5 / 2008, 12: 23 (GMT+7)
    Nhà thơ Đặng Vương Hưng, người được bà Diệp uỷ nhiệm viết lại chuyện cuộc đời nhiều vinh quang nhưng cũng lắm đắng cay của mình, đã cho tôi xem bản thảo cuốn sách. Tôi có đề nghị ông lấy tên chỉ đơn giản là Quận chúa biệt động và ông đã nghe theo. Cảm cái tình này, Hưng đã đồng ý cho tôi gặp nhân vật nhân dịp bà ra Hà Nội dự buổi ra mắt Tủ sách Chuyện đời tôi của NXB Công an ND. Đó là người đàn bà đẹp, do thương tật chiến tranh nên đi lại có hơi tập tễnh nhưng tôi tin ngay đây là một quận chúa.
    Bà nói:
    - Tôi gốc họ Nguyễn. Thời Trịnh - Nguyễn, tổ tôi bị tội tru di, đã trốn vào Gò Công lập nghiệp, đổi ra họ Phạm. Cụ nội tôi sinh ra bà Phạm Ngọc Lan được tuyển vào làm phi, rồi do sinh ra hoàng tử Hồng Nhậm về sau làm vua Tự Đức nên sau đó được phong làm Thái hậu Từ Dũ.
    Cũng theo lời bà Diệp, gia tộc bà kể lại, vua Tự Đức không có con nên đã xin phép Thái hậu cho tìm cách bắt cóc vợ của Phạm Đăng Lãm (em ruột cụ Phạm Đăng Chất - thân sinh bà Diệp) là Hoàng Thị Cúc khi ấy đã có thai vào cung, lấy làm phi. Về sau, con của cụ Hoàng Thị Cúc đã là vua Bảo Đại thì cụ được phong là Từ Cung. Bà kể rằng, năm 1955 khi bà đang học Y khoa tại Paris, cựu hoàng Bảo Đại có tìm gặp bà để cho biết Đức bà Từ Cung vẫn cho người tìm đứa cháu mồ côi ba Diệp và thông báo về khoản thừa kế mà ba Diệp sẽ được hưởng: ?oMạ nói: Răng chừ nước mất nhà tan, còn gia tộc phải tìm Hoàng phái, hỉ.? Nhưng bà đã từ chối. Khoản tiền thừa kế có thể vẫn sinh lời ở nhà băng Thuỵ Sỹ hay cựu hoàng đã tiêu vào việc gì, cho đến nay bà vẫn không biết chắc.
    Bà Diệp sang Pháp học là do thi được học bổng của chính quyền Bảo Đại, khi nó bị đổ, học bổng không còn. Bà đã vừa học vừa làm, thậm chí cả bưng bê rửa bát tại một nhà hàng; sau khi gặp Bảo Đại và được cựu hoàng tài trợ học hết chương trình đào tạo bác sĩ. Cựu hoàng cũng đã mua vé máy bay cho bà, cùng Nam phương Hoàng hậu tiễn bà ra sân bay về nước.
    Về nước, được tổ chức giao nhiệm vụ phải được vào làm tại một bệnh viện lớn ở Sài Gòn. Qua người cậu ruột là bác sĩ Trương Gia Quế (là anh em thúc bá, chung cụ cố nội với nhà văn, nhà nghiên cứu Trần Bạch Đằng) là người chuyên chăm sóc sức khoẻ cho cụ bà Phạm Thị Thân, mẹ Ngô Đình Diệm. Khi bác sĩ Quế đưa Diệp đến nhờ vả, cụ đã cho gọi Ngô Đình Diệm vào, bảo phải lo việc cho Diệp. Ngô Đình Diệm gọi ngay cho Tổng trưởng Y tế Trần Đình Đệ uỷ thác việc thân mẫu giao, lại còn cấp cho Diệp một khẩu súng ngắn, giấy phép ghi: ?oCho phép Docteur mé décine Léna Phạm (tức cô Phạm Ngọc Diệp) được quyền cầm súng bảo vệ thân thể khi gặp những người sàm sỡ đối với mình và trừng trị bọn đàn ông đểu cáng.?
    Nhờ khẩu súng với lời lẽ trong giấy phép khá đặc biệt, Diệp đã trắng án trong vụ bắn chết tỉnh trưởng Vĩnh Long ?oyêu râu xanh? Khưu Văn Ba. Chuyện như sau: Tổ chức giao cho Diệp trừ khử tên Khưu Văn Ba khét tiếng ác ôn và bạo dâm. Trong vai một người đẹp đi xin việc, chờ cho Ba sấn đến sàm sỡ và cởi phăng hết cả quần áo, Diệp đã bắn y ở cự ly rất gần rồi chính cô đi báo cảnh sát rằng súng đã cướp cò trong khi cô vật lộn với y để tự vệ, ?otôi đã vô tình bắn chết ông ta.? Họ là người của ta, đã lập biên bản rồi chuyển hồ sơ sang toà án. Với chứng cớ rõ ràng, cô không những trắng án mà toà án còn buộc gia đình Khưu Văn Ba đền cho cô một đồng bạc danh dự, trị giá 367 triệu đồng tiền bấy giờ.
    Diệp được vào làm ở Bệnh viện Đô Thành, được cấp một xe ô tô con và ngôi biệt thự số 34, Trần Cao Vân, quận Nhất. Trước khi du học, Diệp đã có người cầu hôn. Đó là Trần Văn Phước, tỉnh trưởng Vĩnh Long, cũng là người ?othân tín? của Ngô Đình Thục. Nhưng khi Diệp về nước, không biết Phước đã bị điều chuyển đi đâu. Giữa lúc ấy thì tổ chức giao cho cô phải kết hôn với GS bác sĩ Đào Tuấn Kiệt. Đó là một người đứng tuổi, một danh gia vọng tộc và có khuynh hướng thân Cộng. Diệp kết hôn với ông vừa có vỏ bọc chắc chắn vừa tranh thủ khuynh hướng chính trị của ông. Quả nhiên, sau này GS Đào Tuấn Kiệt đã giúp cho lực lượng giải phóng rất nhiều thuốc men và dụng cụ y tế. Diệp đã buộc phải đồng ý và đám cưới của họ diễn ra vào ngày 29/8/1959 với sự có mặt của LS Nguyễn Hữu Thọ, nhưng hai người vẫn ngủ riêng phòng; chỉ khi hai người đi hưởng tuần trăng mật ở Nhật Bản, chồng cô nói nếu bị bẽ, ông sẽ nhẩy lầu cô mới đồng ý động phòng. Con gái Đào Kim Chi của họ đã được sinh ra như vậy. Tôi hỏi bà Diệp:
    - Thưa bà, nếu không lấy chồng vì nhiệm vụ, bà đã yêu và như sau này cuộc đời bà cho thấy, bà vẫn yêu có một mình tỉnh trưởng Trần Văn Phước. Là người CS, sao bà có thể yêu một kẻ địch?
    - Tôi cũng không biết nữa, nhưng con tim tôi nó mách bảo. Khi gặp Phước, tôi còn là cô thiếu nữ mới lớn. Tôi chỉ có một mối thù duy nhất, là chính quyền thân Pháp đã giết hại gia đình tôi tàn độc. Tôi được giác ngộ, được kết nạp Đảng năm 19 tuổi, nhưng tình yêu thì đã hình thành trước đó, rất lâu. Anh ấy lại lịch sự, hào hoa và tốt bụng. Rất may là anh ấy cũng lại là người của ta cài cắm vào. Là người của ta, nhưng cứ lặng lẽ gián tiếp giúp tôi hoàn thành nhiệm vụ. Vào những năm gian khó nhất của cách mạng, tôi đã lấy cớ hết gạo mắm cho thợ ăn khai thác nhựa thông, Phước đã mở kho quân nhu cho tôi lấy 5 tấn gạo thực phẩm chở vào rừng cho quân giải phóng, tôi cứ tưởng che mắt được anh, ai ngờ như sau này được phép ?obiết nhau? tôi mới biết rằng anh ấy biết tất cả. Cũng Phước tạo điều kiện cho tôi sang Lào làm ăn một chuyến và trong chuyến đi ấy, tôi đã xách một va ly đầy đô la và vàng về giao cho hậu cứ. Nhưng hoá ra, đó là cuộc ?olàm ăn? của chính anh cho cách mạng, tôi chỉ là người qua các trung gian khác, nên tưởng họ mới là người làm ra tiền. Nhưng đó chỉ là công việc. Điều mà suốt đời tôi phải tri ân anh, là trong vỏ bọc ?ovợ tỉnh trưởng Tuyên Đức? Trần Văn Phước, tôi đã tránh thoát được nghi kỵ, kể cả khi tôi có thể bị bắt với những chứng cứ hiển nhiên nếu không phải là ?ovợ tỉnh trưởng?. Thậm chí, có lần anh đã ra lệnh bắn bỏ tên ?oăn ở hai lòng? nhưng kỳ thực là thủ tiêu tên mật thám với nhiều tang chứng y đã có trong tay, về tôi.
    - Nếu gọi là tri ân, có lẽ bà cần phải kể đến người con trai mang họ Trần, Trần Tấn Phúc? Hình như trong thời kỳ mang bầu Tấn Phúc, bà đang ở Tuyên Đức (Lâm Đồng bây giờ) và trong vỏ bọc ?ovợ tỉnh trưởng??
    Nhưng đó là con anh Đào Tuấn Kiệt. Đã là ?ovợ tỉnh trưởng? Trần Văn Phước, khai sinh con trai tất phải là họ Trần, thế thôi. Sau này, vào thời kỳ cam go nhất của cách mạng, anh Kiệt đã tổ chức bắt cóc con trai mình, mang giấu về tận An Giang quê anh. Sau cho cháu sang du học Pháp, rồi cháu ở lại. Nhưng tốt nghiệp Y khoa mà cháu lại trở thành Thầy chùa, thiền sư Minh Đăng.
    - Thật khó tin. Bà yêu Trần Văn Phước, là ?ovợ? hợp pháp của ông và ông ta cũng rất yêu bà, lại ăn ở với nhau trong cùng một mái nhà, cả đời ông Phước không hề lấy vợ. Mà hồi ấy bà còn rất trẻ, mới ba mươi ngoài?
    Tin hay không thì tuỳ. Nhưng chúng tôi sinh ra trong một nền nếp gia phong, chính anh ấy sẽ bị tổn thương nếu chuyện kia xẩy ra mà tôi thì không thể độc lập với anh như trước nữa. Chúng tôi, tuy sau này biết anh là người của ta, nhưng là hai mũi độc lập.
    - Xin bà kể lại vài kỷ niệm sâu sắc nhất trong cuộc đời biệt động?
    Tôi được cho biết, Mỹ sắp đổ quân ồ ạt vào miền Nam Việt Nam, trong khi lực lượng bên ta chưa đủ mạnh. Cần phải cản chậm bước đổ quân của Mỹ. Và chúng tôi chọn vụ nổ bom toà Đại sứ Mỹ vào tháng 6/1964, khi chúng chuẩn bị chuyển từ Hàm Nghi về Mạc Đĩnh Chi. Trong vai ca sĩ Thu Nga, với sự trợ giúp của cố vấn Phủ tổng thống Hoàng Đức Nhã (tức Vũ Ngọc Nhạ sau được phong Thiếu tướng tình báo, Anh hùng LLVTND) Diệp đã tiếp xúc và khiến cố vấn Hoa Kỳ Caboslog Taylos si mê cô. Sau nhiều lần hò hẹn, Thu Nga đã được y mời tới dự bữa tiệc lớn mừng ngày hợp tác Việt Mỹ 29/5/1964. Ông Nhạ cũng đưa Jeandy, nhân viên của sứ quán Mỹ, đến giới thiệu với Thu Nga, chính anh đã lái xe đưa cô đến Toà đại sứ, trao cho cô cái va ly chứa mìn hẹn giờ. Sau khi Thu Nga để va ly trong toilet, cũng chính anh chở cô đến Bưu điện thành phố, trao cô cho người lái xe rồi lập tức quay về Toà đại sứ để chứng minh mình ngoại phạm. Thương thay, Jeandy vì quá sốt sắng lăn vào cứu chữa người bị chôn vùi trong đổ nát, đã bị bức tường đã rạn sẵn do vụ nổ, bấy giờ mới sập xuống và anh đã chết.
    Kỷ niệm thứ hai, do kỷ niệm thứ nhất mang đến. Sau vụ nổ Toà đại sứ, tôi phải giả làm nữ tu để lẩn trốn dưới miền tây. Sau đó tôi trở lại Sài Gòn với hy vọng tìm về với tổ chức, ngẫu nhiên lại gặp được ông Mười Cúc (tức đồng chí Nguyễn Văn Linh) nên được về hậu cứ tìm gặp lại anh Hai Hùng (đồng chí Phạm Hùng). Tôi đã được cử tham gia Đoàn đại biểu anh hùng và chiến sĩ thi đua miền Nam, do anh Hai Xô dẫn đầu, ra thăm miền Bắc và được vào thăm Bác Hồ.
    Nhưng khi được gặp Bác rồi, tôi mới vỡ lẽ là chính Bác đã yêu cầu Trung ương Cục đưa con gái của đồng chí Phạm Đăng Chất ra Bắc cho Bác gặp. Bác gọi cha tôi là Lệ Chất tiên sinh, như mọi người trong Liên thành thư xã vẫn gọi. Bác nói: Hồi mới đến Phan Thiết, Bình Thuận, Bác đã được Lệ Chất tiên sinh mời dạy ở trường Dục Thanh rồi cũng chính tiên sinh lo giúp vé rồi đồng hành sang Pháp. Cụ Chất từng hoạt động trong phong trào Đông Kinh nghĩa thục, sáng lập Công ty Liên Thành (đến nay Cty này vẫn còn) có đại lý tại số 4, Lãn Ông, Hà Nội kinh doanh thuốc Bắc nhưng thực chất là vừa làm kinh tế vừa lấy chỗ đi về của các nhà cách mạng Đông Kinh.
    Tôi nhỏ con, lại bị bệnh trên đường ra Bắc nên có biệt danh Út Đẹt. Được gặp Bác, tôi như gặp được cha, đó là niềm hạnh phúc không chỉ như liều thuốc bổ cho tôi khoẻ mạnh trên đường về lại R; mà còn giúp tôi đủ nghị lực để vượt qua những năm cay đắng nhất của cuộc đời.
    Chuyện cay đắng của bà Đặng Hoàng Ánh, tức Phạm Ngọc Diệp, Út Diệp thì quá dài. Ở đây chỉ xin tóm tắt những gì tôi được nghe: Do có nhan sắc và do xung quanh cuộc đời hoạt động của bà gắn quá nhiều với mỹ nhân kế. Lại cũng do nguyên tắc của hoạt động bí mật là mũi nào biết mũi ấy, cho nên nhiều người đinh ninh bà Diệp là người sống buông thả. Một trong các đồng chí của bà đã yêu bà, đã có hành động thiếu kiểm soát của lý trí và đã bị cự tuyệt thẳng thừng. Chính người ấy đã ra lệnh thu giữ giấy tờ chính thức của bà, rồi nói là mất. Mặt khác, sau 30/4, tình hình chưa đi ngay vào nề nếp, chính ông Vũ Ngọc Nhạ nhân một lần gặp gỡ tình cờ đã khuyên bà phải tạm thời chưa liên lạc vội. Mặt khác nữa, mảnh đạn còn ở trong sọ não bà, đúng dịp 30/4 thì nó phát tác khiến bà phải vào bệnh viện mổ lấy ra. Vết mổ lành, nhưng bà tạm thời mất trí nhớ, trong khi trong người không một mảnh giấy tờ tuỳ thân. Bà, con gái, con trai nuôi và các cháu của bà đã trải qua thời bao cấp không hộ khẩu, không tem phiếu.
    Mãi cho đến khi đồng chí Phạm Hùng cho người đi tìm và tìm rất lâu mới thấy thì bà đã thành một cư dân trồng cà phê trên Lâm Đồng, nơi có rừng và rẫy mà bà đã mua hợp pháp thời còn là giám đốc bệnh viện Tuyên Đức; vừa để có cớ đi vào hậu cứ khi cần vừa làm kinh tế che mắt địch. Bấy giờ ông Phạm Hùng là Bộ trưởng Bộ Nội vụ (Công an bây giờ), bà đã được cấp giấy chứng minh dưới tên Đặng Hoàng Ánh, có số 250272236 ngày 19/10/1984. Hiện bà cư trú ở thôn Thanh Bình 3, xã Bình Thạnh, huyện Đức Trọng tỉnh Lâm Đồng.
    Ông Phạm Hùng mà bà gọi thân mật là anh Hai Hùng, Hai Thiện là con nuôi thân sinh bà Diệp. Đồng thời là lãnh đạo trực tiếp nhiều vụ việc mà bà Diệp tham gia, trong đó có vụ Toà Đại sứ Mỹ ngày 29/5/1964.
    (Theo Nông nghiệp Việt Nam)
  10. TranMinhkhochuoi

    TranMinhkhochuoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/10/2006
    Bài viết:
    1.082
    Đã được thích:
    2
    Lưu ý là toàn bộ nhân vật nổi tiếng được đề cập trong cuốn QCBĐ đều đã qua đời. Cái khéo của DVH là ở chổ đó (ha ha chúng mày khỏi kiểm chứng tête à tête nhé, không lẽ phải gọi đồng à) nhưng cái ngu cũng là ở chỗ đó bởi vì dựng lên cả một tiểu sử của một "con ma hoành tráng" lại không thuộc lịch sử và quá xem thường người khác.

Chia sẻ trang này