1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Quận chúa biệt động

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi TranMinhkhochuoi, 30/05/2008.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. TranMinhkhochuoi

    TranMinhkhochuoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/10/2006
    Bài viết:
    1.082
    Đã được thích:
    2
    Em up tiếp một bài báo ăn theo nè. Không biểt mấy bài này do chính bác DVH hay đám đàn em của bác í viết nhưng nói chung bác DVH nắm rất vững công nghệ lăng xê
    [Câu chuyện về "Quận chúa biệt động"

    [Ảnh] Bà Đặng Hoàng Ánh - Tác giả cuốn sách "Quận chúa biệt động"
    "Quận chúa biệt động" là cuốn tự truyện viết về cuộc sống, chiến đấu trước năm 1975 của bà Đặng Hoàng Ánh (tức Phạm Ngọc Diệp), một chiến sĩ biệt động mà cuộc đời có nhiều sự kiện kỳ lạ.
    Cuốn sách do nhà văn Đặng Vương Hưng giới thiệu đã ra đời vào đúng dịp kỷ niệm 33 năm giải phóng miền Nam . Bà Ánh, tác giả và cũng là nhân vật chính trong cuốn sách cho biết:

    - Tôi viết cuốn hồi ký này từ năm 1959, trong những đêm trực ở bệnh viện. Tất cả trong cuốn sách đều là người thật, việc thật với ngày, tháng cụ thể. Địch cắt gân chân, gân tay tôi giờ vẫn còn sẹo, tôi cầm cái ly cũng không được, đầu tôi vẫn còn 6 mảnh đạn 3 li găm vào, cứ giật hoài.

    Thế hệ chúng tôi chiến đấu không phải vì danh vọng, không phải là nói ra để cầu danh. Tôi cũng muốn thế hệ trẻ hôm nay và cả mai sau nữa biết để sống tốt hơn, xứng đáng với công sức của những người đã không tiếc tuổi xuân, sinh mạng cho đất nước hoà bình.

    + Vì sao bây giờ bà lại đồng ý cho nhà văn Đặng Vương Hưng công bố cuốn hồi ký của mình?

    - Mùa hạ năm 2007 ông Phạm Vũ Quỳnh, Thư ký riêng của Thượng tướng, Giáo sư Hoàng Minh Thảo giới thiệu anh Hưng với tôi. Qua cuộc nói chuyện với tôi, anh Hưng đã quyết định dành thời gian cùng về thăm nhà của tôi ở Đức Trọng (Lâm Đồng) để nghe tôi kể cặn kẽ hơn và ở lại Tây Nguyên cả tháng trời, đi đến cả những nơi tôi đã sống và hoạt động cách mạng.

    + Sinh ra trong một gia đình ?odòng dõi quý tộc?, vậy bà giác ngộ cách mạng từ khi nào?

    - Mười ba tuổi, tôi đã phải tận mắt nhìn thấy xác mẹ và người nhà bị chặt đầu, chặt tay chân nằm trong vũng máu. Còn cha thì bị lính lột trần, xâu tay bằng dây kẽm gai, chân bị xiềng, bị phơi nắng trên xà lan trôi sông, đưa đi tử hình... Tôi đã phải vừa đi học, vừa lang thang trên đường phố để kiếm sống. Rồi lần lượt được các đồng chí Phạm Hùng và Phạm Văn Xô trong Xứ ủy Nam Bộ cưu mang và dạy dỗ nên người. Từ đấy, cách mạng cứ tự nhiên ngấm vào tôi lúc nào không hay.

    + Tốt nghiệp ngành Y đại học Tổng hợp Paris , về nước bà đã được tổ chức phân công nhiệm vụ gì?

    - Tôi là chiến sĩ đặc tình mật với vai trò một bác sĩ ở trong một bệnh viện. Ngày thì đi làm, đêm tôi đi hoạt động, tự lái xe đi đưa thuốc, lương thực cho anh em chiến sĩ. Trong khoảng thời gian dài vừa công khai vừa bí mật, tôi đã trực tiếp tham gia hàng chục trận đánh lớn nhỏ, tiêu diệt hàng trăm tên địch.

    + Được biết, việc lấy chồng của bà cũng là một? nhiệm vụ?

    - Sau khi từ Pháp trở về nước chưa đầy 1 tháng, tổ chức đã yêu cầu tôi phải kết hôn với Giáo sư, Bác sĩ Đào Tuấn Kiệt, hơn tôi tới 24 tuổi, để tạo thêm ?ovỏ bọc? hoạt động. Vì là nhiệm vụ nên tôi phải làm, dù không có tình yêu. Trước khi sang Pháp du học, tôi đã có hôn ước với anh Trần Văn Phước.

    Tôi kết hôn với chồng tôi mà không có tân hôn. Rồi ông ấy nói: ?oNếu em không tin thì hỏi người đã đưa em lấy tôi?. Tôi thấy một người trí thức lịch lãm như vậy mà tôi làm quá, ông ấy tự sát thì tôi sẽ phải đi tù. Như vậy thì tôi sẽ không thể tiếp tục làm cách mạng. Cuối cùng, tôi chấp nhận làm vợ của ông.

    + Vậy còn sự tái hợp với ngài tỉnh trưởng Trần Văn Phước - người đã từng có hôn ước với bà?

    - Tôi không lấy được ông ấy, không có đứa con nào với ông ấy. Ông ấy là cái vỏ bọc để tôi che mắt địch, dễ bề hoạt động cách mạng. Nhắc lại chuyện này làm tôi thêm đau. Suốt cả cuộc đời ông ấy chỉ yêu mình tôi và cũng không chịu lấy vợ. Giá như ông ấy cưới vợ sẽ đỡ nhức nhối tâm can tôi. Cuối cùng, ông ấy mất trong một tai nạn máy bay từ Việt Nam sang Lào.

    + Bà đã từng làm việc dưới sự chỉ đạo của nhà tình báo Vũ Ngọc Nhạ?

    - Ông Vũ Ngọc Nhạ lúc đó đang giữ chức Cố vấn Tổng thống chính quyền Sài Gòn đã sử dụng tôi làm ?oTiếp tân Tổng thống phủ?, dưới vỏ bọc là ca sĩ Thu Nga mang bí danh là H12. Chính nhờ nhiều lần tiếp các đoàn ngoại giao và các quan chức, tướng lĩnh cao cấp của chính quyền Sài Gòn thời đó, nên tôi đã có thêm điều kiện để lập công.

    Chiến công lớn nhất của tôi là trận nổ bom làm sập Toà Đại sứ Mỹ ngày 29/5/1965, diệt và làm bị thương nhiều sĩ quan và nhân viên ngoại giao Mỹ. Đây là một trận đánh đẫm máu, nhưng do nhiều lý do, hiện nay nó gần như bị sử sách lãng quên. Sau trận đánh này, do bị lực lượng cảnh sát và mật thám địch truy nã gắt gao, tôi đã phải trốn vào chùa làm ni sư. Nhiều tháng sau, tôi mới liên lạc được với tổ chức.

    + Năm 1966, bà cùng Đoàn đại biểu Anh hùng Chiến sĩ thi đua của miền Nam ra thăm miền Bắc và được gặp Bác Hồ. Bà có thể kể lại cuộc gặp gỡ đặc biệt này?

    - Tôi không thể tả hết được cảm xúc của mình lúc đó. Tôi chỉ biết rằng khi nhìn thấy Người, tôi phải chạy thật nhanh để đến bên, ôm chầm Người như cách một đứa con với ba mình. Sau đó, tôi đã được cùng ăn cơm và chụp ảnh chung với Bác. Tấm ảnh quý giá này, hiện đang được lưu giữ tại Viện Bảo tàng Hồ Chí Minh - Hà Nội, mang số KK: QDD 743, 744/Q6.

    + Cảm ơn bà.

    Thanh Thuận thực hiện (báo Gia Đình & Xã Hội)
  2. TranMinhkhochuoi

    TranMinhkhochuoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/10/2006
    Bài viết:
    1.082
    Đã được thích:
    2
    Không phải chỉ mình em bức xúc, các bác có thể sang diễn đàn thanh niên xa mẹ mà tham quan

    http://www.tathy.com/thanglong/showthread.php?t=18215
    Ở đây em up đoạn của bác Đông Phương (PV báo Lao động) tám với DVH
    hoacovangnoiay
    Brokeback Đông Phương
    --------------------------------------------------------------------------------
    Anh bốt tiếp đoạn anh tám với ông nội chú Tèo lên đây để chú biết là ông nội chú đã minh định cái con k... gì nhá.
    ĐP: Cuốn "Quận chúa biệt động" sắp được phát hành của anh đang bị bà con phản đối rầm rầm vì những tình tiết liên quan đến vua Bảo Đại, anh có biết không? Mà bản thân em đọc cái mối quan hệ loằng ngoằng giữa Bảo Đại với bà quận chúa của anh cũng thấy rất bất hợp lý. Anh không kiểm chứng trước khi viết à?
    Đờ Vơ Hờ: Ô anh có kiểm chứng đấy chứ. Anh phải vào tận nhà bà này ở TN, ăn dầm ở dề cả tháng trời để viết cuốn này. Anh cũng đòi hỏi bà ấy phải đưa ra những bằng chứng thuyết phục. Vd như bà ấy đã từng là bác sĩ thì ở nhà bà ấy ngoài những sách chuyên ngành y tế ra, còn có một va li dụng cụ dùng để giải phẫu, thế thì anh mới tin bà ấy là bác sĩ chứ. Bà ấy còn có cả một giấy chứng nhận của các cơ quan chức năng xác nhận về quãng đời hoạt động cách mạng của bà ấy nữa.
    ĐP: Dạ ở đây em chỉ nói đến cái sự bất hợp lý trong mối liên hệ của bà ấy với các vua triều Nguyễn thôi ạ. Anh có thấy một bà họ Phạm mà chung một ông nội với vua Bảo Đại là không thể không?
    Đờ Vờ Hờ: Nhưng thực ra ông Bảo Đại không phải con ruột Khải Định, cháu nội Đồng Khánh. Bà mẹ ông này có mang ông này rồi mời tiến cung bla bla bla...
    ĐP: Ô thế anh định viết lại lịch sử hả anh? Anh có bằng chứng không hay chỉ dựa vào những chuyện lưu truyền trong dân gian về xuất thân của Bảo Đại. Nếu Bảo Đại không phải con ruột của Khải Định thì bố ruột của ông ta là ai, liên hệ thế nào với họ Phạm Đăng và ông Phạm Đăng Chất? Mà nếu ông ta là con hoang thì họ hàng bên nội ông ta không bị tru di cửu tộc là may, lấy tư cách gì mà đòi sắc phong Quận chúa, ông Phạm Đăng Chất làm sao dám vỗ ngực xưng là Hoàng bá?
    Đờ Vờ Hờ: À thì cái này anh cũng chỉ nghe bà Ngọc Diệp kể lại như thế, mà bà ấy cũng chỉ nghe vua Bảo Đại gọi bà ấy như thế thôi chứ bà ấy cũng có biết gì đâu. Anh cũng không biết bố ông Bảo Đại là ông nào đâu. Chỉ thấy bà Ngọc Diệp kể là tự dưng vua Bảo Đại đến gặp bà ấy gọi bà ấy là Quận chúa, rồi bảo là tôi làm vua cũng khổ lắm có sướng gì đâu....
    ĐP: Vua Bảo Đại giờ đã không còn trên cõi đời này nữa, ai sẽ làm chứng cho câu chuyện trên? Mà theo chú Nguyễn Đắc Xuân nói thì dòng dõi nhà bà Ngọc Diệp này không thể nào là hậu duệ của Phạm Đăng Hưng bố bà Từ Dũ được.
    Đờ Vờ Hờ: Thì mục đích anh cho đăng nhiều chương trên các báo là để thăm dò dư luận xong rồi có gì còn chỉnh sửa mà. Vì quyển này anh viết theo lời kể của bà Ngọc Diệp mà rất nhiều những nhân vật trong đấy đều đã qua đời không có ai kiểm chứng. Nên đưa lên báo cũng là một cách để kiểm tra tính xác thực của thông tin. Việc em góp ý thế này là anh rất cảm ơn. Anh sẽ bỏ hoàn toàn phần nội dung có liên quan đến vua Bảo Đại và triều Nguyễn ra khỏi quyển sách (Tiên sư, thế hoá ra là anh đẽo cày giữa đường à? Thế thì tác giả sẽ là Đờ Vờ Hờ và độc giả à? )
    ĐP: Nhưng nếu bỏ đi toàn bộ phần liên quan đến triều Nguyễn thì bản thân tên cuốn sách sẽ chẳng còn ý nghĩa gì nữa.
    Đờ Vờ Hờ: À thì anh sẽ để chữ Quận chúa trong nháy nháy ("") rồi chú thích là Quận chúa trong dân gian hoặc là Quận chúa tự phong.
    Đông Phương: Thế nếu những thông tin về xuất thân của bà Ngọc Diệp đã không minh bạch, thì độc giả hoàn toàn có quyền nghi ngờ về tính chân thực trong cuốn sách của anh. À mà nó thuộc thể loại sách gì anh nhỉ?
    Đờ Vờ Hơ: Việc bà này hoạt động cách mạng là có thực, anh có giấy chứng nhân của bà ấy do địa phương rồi các đơn vị cấp. Nhưng quả thực việc bà ấy là con ông Phạm Đăng Chất thì cũng không có gì chứng minh vì thời gian bao nhiêu năm, rồi chiến tranh loạn lạc nên chỉ có thể căn cứ vào lời kể của bà ấy thôi. Thực ra thì mình phải nhìn thấy cái gì có lợi cho đại cuộc. Quyển sách này đã được các cán bộ cấp cao của mình phê duyệt để chào mừng ngày 30-4 mà. Mà sách của anh là tiểu thuyết tư liệu, đã là tiểu thuyết thì được quyền hư cấu.
    Đông Phương: Nếu là tiểu thuyết lịch sử thì anh phải tôn trọng lịch sử. Nếu là tiểu thuyết dã sử thì anh có quyền hư cấu. Còn đã gọi là tiểu thuyết tư liệu thì buộc phải chính xác chứ anh? Nếu không về sau các thế hệ con em chúng ta cứ căn cứ vào tư liệu đấy và mặc nhiên coi đó là một phần của lịch sử ạ?
    Đờ Vờ Hờ: Nhưng bọn anh đã phát hành quyển này đâu. Bản thảo vẫn còn đang chỉnh sửa mà. Có gì để anh điều chỉnh nhé.
    Còn đây là lời sếp của ông nội chú Tèo cam đoan là đến khi in ra, sẽ léo có cái đoạn nào nói về vua Bảo Đại và triều Nguyễn nhé
    http://www.laodong.com.vn/Home/vanh...4/84317.laodong
    Chú Tèo ráng đọc những phần anh in đậm để hiểu ông nội chú ngu ở chỗ nào. Còn nếu chú đọc rồi mà vẫn léo hiểu thì thứ lỗi cho anh léo tiếp chuyện chú nữa nhá.
    __________________
    thếgiớiphẳng
    --------------------------------------------------------------------------------
    thay đổi nội dung bởi: hoacovangnoiay, 16-04-2008 lúc 03:57 PM.
    ---------------
    Trình mod, ăn nói bậy bạ trên kia là của ĐP không phải em (TMKC)
    ------------
    Tất nhiên những thông tin trên có thật không thì các bác cứ liên lạc bác ĐP bên báo Lao Đông nhé
    Trích dẫn này để rộng đường dư luận và bác gì ấy thấy không phải chỉ có em chỉ trích QCBD nhé
    -------------------------
    Ghi chú của TMKC:
    Do không xác định được đoạn thoại trên là có thật không nên em không bình "lựng" chỉ up lên để rộng đường dư luận
    Được tranminhkhochuoi sửa chữa / chuyển vào 13:32 ngày 06/06/2008
  3. TimeBreak

    TimeBreak Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/10/2004
    Bài viết:
    1.386
    Đã được thích:
    9
    Xin lỗi Bác TranMinhkhochuoi, xin lỗi các Mods Máseo, PTlinh .... Em có mấy lời xin được nói thẳng :
    1/ Kính Bác TranMinhkhochuoi, em thấy việc Bác bất bình và thể hiện quan điểm thái độ với một cá nhân nào đó, thuần tuý là việc của các cá nhân với nhau. Bác kéo hẳn một topic phân tích, rủa xả, xỉ vả, miệt thị, kéo theo một nick khác vào lời qua tiếng lại trong Box, em thấy như thế không phù hợp!
    2/ Kính bác TranMinhkhochuoi và các Mods : Nội dung của topic này - theo ngu ý của em, chả đóng góp gì cho nội dung " Giáo dục quốc phòng" của Box này, vậy để topic tồntại ở đây có thật sự phù hợp không, hay là sẽ tốt hơn nếu di dời nó sang Thảo luận, Lịch sử văn hoá, Văn học ? Nếu như những nơi đó không chứa được những cái như topic này, đề nghị cũng không để nó tồn tại ở đây, Vệ phủ và Giảng võ đường ( KTQS và GDQP ) không phải là cái RecycleBin
    3/ Kính các Mods : Dạo này, em thấy các Mods quá lỏng tay, những quan điểm như kiểu : Chiến tranh Việt Nam ai có lợi nhất - khong phải dân tộc ta ( sặc mùi cọng hành ), hay những hình ảnh của cái xác ma cọng hành và tiền thân của chúng nổi nhan nhản kèm theo những tài liệu tôn vinh sặc sụa!
    Kính mong mods nghiêm tay hơn!
    Cuối cùng, để Box sạch sẽ, mong các Mods sau khi đọc bài này của em, cũng xoá luôn cho gọn! Rác rưởi đầy Box, buồn!

  4. TranMinhkhochuoi

    TranMinhkhochuoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/10/2006
    Bài viết:
    1.082
    Đã được thích:
    2
    Xin bác Khỉ xem xét lại:
    1-Topic này khi mở ra đã xin ý kiến bác mõ rồi vì liên quan đến biệt động và hình ảnh người chiến sĩ QDND trong đó có đề cập đến nhiều trận đánh. Giáo dục quốc phòng không chỉ giáo dục về vũ khí, kỹ thuật quân sự. Chiến tranh thắng thua không do vũ khí mà do con người. Tiêu chí topic cũng có rồi.
    2-Lời qua tiếng lại của một diễn đàn là không tránh khỏi và cũng tốt vì diễn đàn là dân chủ. Miệt thị cá nhân là nên tránh nhưng bài tỏ quan điểm, thái độ cá nhân là bình thường bởi vì mem là mem, không thể xưng là chúng tôi khi viết bài.
    3- Em cũng hiểu topic này tế nhị là đề cập đến một nhân vật đương đại nhưng em thấy thiết thực hơn đem Vua Tự đức ra mổ xẻ vì chúng ta có thể thay đổi cho một tương lai tốt đẹp hơn.
    Còn lịch sử thì là lịch sử, bác không thể thay đổi được.
    4-Các vấn đề khác là việc của Mod, em không dám lạm bàn.
  5. TranMinhkhochuoi

    TranMinhkhochuoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/10/2006
    Bài viết:
    1.082
    Đã được thích:
    2
    Cách đây một tháng em còn chưa biết DVH là ai. Một lần tình cờ đọc QCBD trên báo Tien Phong Online, quá sửng sốt trước những thông tin "lá cải" em mới cất công tìm hiểu về DVH và em đã thật ngạc nhiên khi biết bác DVH gắn liền với "Nhật ký Đặng Thùy Trâm" và "mãi mãi tuổi hai mươi" mà chúng ta chắc ai cũng từng nghe nói đến. (thật ra ít người để ý đến ai là người biên soạn)
    Được tranminhkhochuoi sửa chữa / chuyển vào 23:52 ngày 05/06/2008
  6. maseo

    maseo GDQP - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    22/12/2004
    Bài viết:
    3.125
    Đã được thích:
    320
    Dạ, với tư cách mõ, nhà em xin được trả lời:
    1. Nick TranMinhkhochuoi bất bình với ông Đặng Vương Hưng nào đó chả vi phạm gì cả, ông í ko phải thành viên TTVNOL (trước có nick tự nhận là Đặng Vương Hưng thì hoá ra là mạo xưng), cũng ko phải lãnh đạo Đ và NN gì sất. Ko vi phạm thì mõ ko có quyền can thiệp.
    2. Nội dung topic có đánh nhau, vậy có thể để ở đây được. Nó đã được mở ở đây, giờ quăng sang TL, LS-VH hay Văn học chả hoá mấy box đó là Recycle Bin của GDQP sao?
    3. Việc các tài liệu cọng hành xuất hiện trong box này là chuyện thường xuyên từ xưa đến nay vì nó cũng được xem là 1 nguồn tài liệu. Các đoạn bơm vá thêm nếu bậy bạ đều đã và sẽ bị xử lý, nếu sai đều đã và sẽ bị đập. Thà cứ để các tư tưởng ngu (tư tưởng chứ ko phải người nào đó đâu nhé ) tự do bộc lộ để có người dạy dỗ còn hơn cứ để người ta giữ nó trong đầu ko biết hỏi ai, tưởng nó đúng rồi mãi ko tiến bộ được. Thực tế cũng chỉ có 1 - 2 topic kiểu đó mà thôi, nhìn tổng thể thì hầu hết vẫn là các topic mang tính "chính thống".
    Cuối cùng là với tư cách cá nhân thì nhà em cũng thấy topic này chuối cả nải. Nếu là ở box khác thì thằng mem thường Maseo rất có thể đã nhảy vào chửi như hát hay, ở đây phải giữ tư cách chút, hic. Thôi thì nó ko vi phạm nên thằng mõ ko lock, cứ để nó chình ình đấy thì mình đành ko vào đọc nữa là xong, đỡ bực mình
    Chào thân ái và quyết thắng!
  7. cattrang08

    cattrang08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/05/2008
    Bài viết:
    113
    Đã được thích:
    56
    [



    Thà cứ để các tư tưởng ngu & chuối cả nải
    ủng hộ mo cứ để đó và đừng có ai vào là nó sẽ tự biến olala
  8. TranMinhkhochuoi

    TranMinhkhochuoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/10/2006
    Bài viết:
    1.082
    Đã được thích:
    2
    Cám ơn Bác Mõ đã chiếu cố
    Em tìm trên mạng thấy ôi thôi lắm bài bốc thơm, quảng cáo với nhiều tác già khác nhau, dưới đây là một bài:
    http://www.toquoc.gov.vn/vietnam/viewNew.asp?newsId=37838&zoneId=53
    Chìm nổi cuộc đời một nữ biệt động (Kỳ I)
    (Toquoc) - Sắp vào tuổi 80 nhưng vẻ đẹp quý phái vẫn chưa phai mờ trong người phụ nữ này. Xuất thân là quận chúa (em họ vua Bảo Đại), từng là ?ovợ tỉnh trưởng? nhưng rồi cuối cùng bà lại trở thành một người dân trồng cà phê bình thường. Cuộc đời chìm nổi của bà đã được viết thành sách, bà là ?oquận chúa biệt động? Đặng Hoàng Ánh.
    Bà đã ủy nhiệm cho nhà thơ Đặng Vương Hưng viết về cuộc đời mình. Cuốn sách sắp xuất bản mang tên ?oQuận chúa biệt động?. Chúng tôi may mắn được gặp bà trong lần bà ra Hà Nội giới thiệu cuốn sách. Không thể ngờ, người phụ nữ nhỏ bé này chính là tác giả của vụ nổ bom kinh hoàng tại Tòa đại sứ Mỹ ngày 29/5/1964.
    Quận chúa là nữ biệt động
    Bà kể: Tôi gốc họ Nguyễn. Thời Trịnh Nguyễn, Cụ tổ tôi bị tội tru di, đã trốn vào Gò Công lập nghiệp, đổi ra họ Phạm. Cụ nội tôi sinh ra bà Phạm Ngọc Lan, được tuyển vào làm phi, rồi do sinh ra Hoàng tử Hồng Nhậm (người về sau là vua Tự Đức) nên sau đó được phong là Thái hậu Từ Dũ.
    Cũng theo lời bà Diệp, gia tộc bà kể lại rằng: vua Tự Đức không có con nên đã xin phép Thái hậu cho tìm bắt cóc vợ của Phạm Đăng Lãm (em ruột cụ Phạm Đăng Chất- thân sinh bà Diệp) là Hoàng Thị Cúc vào cung làm phi. Khi ấy, bà Cúc đã có thai với chồng. Về sau, con của cụ Hoàng Thị Cúc đã là vua Bảo Đại thì cụ được phong là Từ Cung (về điều này, chưa được giới sử học thẩm định ).
    Năm 1955, khi bà đang học Y khoa tại Paris, cựu hoàng Bảo Đại có tìm gặp bà để cho biết Đức bà Từ Cung vẫn cho người tìm đứa cháu mồ côi Ba Diệp và thông báo khoản thừa kế mà Ba Diệp sẽ được hưởng. Nhưng bà đã từ chối. Khoản tiền thừa kế có thể đã sinh lời ở nhà băng Thuỵ Điển hay cựu hoàng đã tiêu vào việc gì, đến nay bà cũng không biết chắc.
    Bà Diệp sang Pháp học là do thi được học bổng của chính quyền Bảo Đại. khi chính quyền ấy bị đổ, học bổng cũng không còn. Bà vừa học vừa làm, nhận cả việc bưng bê, rửa bát tại một nhà hàng. Sau khi gặp Bảo Đại và được cựu hoàng tài trợ học hết chương trình đào tạo bác sĩ, bà về nước. Cũng chính cựu hoàng và Hoàng hậu Nam Phương tiễn bà ra sân bay về nước.
    Trở về Việt Nam, bà được tổ chức giao nhiệm vụ phải được vào làm tại một bệnh viện lớn ở Sài Gòn. Qua người cậu ruột là bác sĩ Trương Gia Quế- người chuyên chăm sóc sức khoẻ cho bà Phạm Thị Thân- mẹ Ngô Đình Diệm. Khi bác sĩ Quế đưa bà Diệp đến nhờ vả, bà Thân đã gọi Ngô Đình Diệm vào và bảo phải lo việc cho Diệp. Ngay lúc đó, Ngô Đình Diệm gọi cho Tổng trưởng Y tế Trần Đình Đệ uỷ thác việc thân mẫu giao, sau đó lại còn cấp cho bà Diệp một khẩu súng ngắn, giấy phép ghi: ?oCho phép Docteur mé décine Léna Phạm (tức cô Phạm Ngọc Diệp) được cầm súng bảo vệ thân thể khi gặp những người sàm sỡ đối với mình và trừng trị bọn đàn ông đểu cáng?.
    Nhờ khẩu súng ngắn với những lời khá đặc biệt trong giấy phép, Diệp đã trắng án trong vụ bắn chết tỉnh trưởng Vĩnh Long ?oyêu râu xanh? Khưu Văn Ba. Chuyện là: Tổ chức giao cho ba Diệp trừ khử tên Khưu Văn Ba khét tiếng ác ôn và bạo dâm. Trong vai một người đẹp đi xin việc, chờ cho tên Ba sấn đến sàm sỡ và cởi phăng hết cả quần áo, Diệp đã bắn y ở cự ly rất gần rồi chính cô đã đi báo cảnh sát rằng súng đã cướp cò trong khi cô vật lộn với y để tự vệ, ?otôi đã vô tình bắn chết ông ta?. Bị lập biên bản rồi chuyển hồ sơ sang toà án, chứng cớ rõ ràng, Ba Diệp không những trắng án mà còn được toà tuyên buộc gia đình Khưu Văn Ba bồi thường danh dự số tiền tương đương với 367 triệu đồng bây giờ.
    Nợ nước, thù nhà, tình riêng?.
    Ba Diệp được vào làm ở Bệnh viện Đô Thành, được cấp một xe ô tô con và ngôi biệt thự số 34, Trần Cao Vân, Quận Nhất. Trước khi đi du học, Diệp đã có người cầu hôn. Đó là tỉnh trưởng Vĩnh Long, Trần Văn Phước, cũng là người thân tín của Ngô Đình Thục (anh ruột Ngô Đình Diệm). Nhưng khi Diệp về nước, không biết Phước đã bị điều chuyển đi đâu. Giữa lúc ấy thì tổ chức giao cho Diệp phải kết hôn với GS, bác sĩ Đào Tuấn Kiệt. Đó là một người đứng tuổi, danh gia vọng tộc và có khuynh hướng thân cộng. Diệp kết hôn với ông vừa có vỏ bọc chắc chắn vừa tranh thủ khuynh hướng chính trị của ông. Quả nhiên, sau này, GS Đào Tuấn Kiệt đã giúp cho lực lượng giải phóng rất nhiều thuốc men và dụng cụ y tế. Ngày 29/8/1959, đám cưới của họ đã diễn ra với sự chứng kiến của luật sư Nguyễn Hữu Thọ. Nhưng hai người vẫn ngủ riêng phòng; chỉ đến khi đi hưởng tuần trăng mật ở Nhật Bản, chồng cô mới nói, nếu bị bẽ, ông sẽ nhảy lầu, cô mới đồng ý động phòng. Con gái Đào Kim Chi của họ ra đời như vậy.
  9. do_re_mi

    do_re_mi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/04/2006
    Bài viết:
    1.160
    Đã được thích:
    4
    Bác họ Đặng này sau phi vụ Mãi mãi tuổi 20 cũng đi rao rảng đạo đức ở nhiều giảng đường.
    Sau phát hiện bác ta dính vào một phi vụ xi căng đan liên quan đến mấy cô người mẫu chân dài đến nách, nhưng báo chí ỉm đi.
  10. TranMinhkhochuoi

    TranMinhkhochuoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/10/2006
    Bài viết:
    1.082
    Đã được thích:
    2
    (Tiếp theo)
    Chúng tôi hỏi bà: Bà lấy chồng là vì nhiệm vụ, trong khi bà đã yêu và chỉ yêu có một mình tỉnh trưởng Trần Văn Phước. Như vậy, là người cộng sản, bà đã yêu một kẻ địch?
    - Tôi cũng không biết nữa, nhưng yêu Phước là do con tim tôi mách bảo. Khi gặp Phước, tôi còn là cô thiếu nữ mới lớn. Tôi chỉ có một mối thù duy nhất, đó là chính quyền thân Pháp đã giết hại gia đình tôi một cách tàn độc. Tôi được giác ngộ, được kết nạp Đảng năm 19 tuổi, nhưng tình yêu thì đã hình thành trước đó, rất lâu. Anh ấy hào hoa, lịch sự và tốt bụng. Rất may là anh ấy cũng lại là người của ta cài cắm vào. Là người của ta nhưng cứ lặng lẽ giúp tôi hoàn thành nhiệm vụ. Vào những năm gian khó nhất của cách mạng, tôi lấy cớ hết gạo cho thợ khai thác nhựa thông ăn, Phước đã mở kho quân nhu cho tôi lấy 5 tấn gạo thực phẩm chở vào rừng cho quân giải phóng. Tôi cứ tưởng che mắt được anh, ai ngờ sau này được phép biết nhau, tôi mới biết rằng anh ấy biết tất cả.
    Cũng chính anh ấy đã tạo điều kiện cho tôi sang Lào làm ăn một chuyến và trong chuyến đi ấy, tôi đã xách một va li đầy đô la và vàng về giao cho hậu cứ. Nhưng hoá ra, đó là cuộc ?olàm ăn? của chính anh cho cách mạng, tôi chỉ là người qua các trung gian khác nên tưởng họ mới là người làm ra tiền. Nhưng đó chỉ là công việc. Điều mà suốt đời tôi phải tri ân anh, đó là trong vỏ bọc ?ovợ tỉnh trưởng Tuyên Đức? Trần Văn Phước, tôi đã tránh được nghi kỵ, kể cả khi tôi có thể bị bắt với những chứng cứ hiển nhiên nếu không phải là ?ovợ tỉnh trưởng?. Có lần, anh ấy đã ra lệnh bắn bỏ một tên ?oăn ở hai lòng? nhưng kỳ thực là thủ tiêu tên mật thám với nhiều tang chứng về tôi mà y đã có trong tay.
    - Nếu gọi là tri ân, có lẽ bà cần phải kể đến người con trai mang họ Trần là Trần Tấn Phúc. Hình như trong thời kỳ mang bầu Tấn Phúc, bà đang ở Tuyên Đức (Lâm Đồng bây giờ) và trong vỏ bọc ?ovợ tỉnh trưởng??
    - Nhưng đó là con anh Đào Tuấn Kiệt. Đã là vợ tỉnh trưởng Trần Văn Phước, khai sinh con trai tất phải họ Trần. Sau này, anh Kiệt đã phải tổ chức bắt cóc con trai mình mang giấu về tận An Giang quê anh. Sau này, cháu sang Pháp du học và ở lại bên đó. Nhưng tốt nghiệp Y khoa mà cháu lại trở thành thầy chùa, thiền sư Minh Đăng.
    - Thật khó tin. Bà yêu Trần Văn Phước, là ?ovợ hợp pháp? của ông ta và ông ta cũng rất yêu bà. Hai người lại sống chung một mái nhà, mà hồi ấy bà mới ngoài ba mươi tuổi, nghĩa là còn rất trẻ. Ông ấy thì cả đời lại không lấy vợ?
    - Tin hay không thì tuỳ các bạn. Nhưng chúng tôi sinh ra trong một nền nếp gia phong. Chính anh ấy sẽ bị tổn thương nếu chuyện kia xảy ra mà tôi thì không thể độc lập với anh như trước đây nữa. Tuy sau này biết anh ấy là người của ta nhưng chúng tôi vẫn là hai mũi độc lập.
    Hồng Gấm
    -------------------
    @doremi: chuyện gái gú là chuyện riêng và là chuyện nhỏ của bác í. Xem ra bác í còn sẵn sàng làm nhiều chuyện động trời hơn.

Chia sẻ trang này