1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Quận chúa biệt động

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi TranMinhkhochuoi, 30/05/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ov10

    ov10 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/02/2006
    Bài viết:
    6.093
    Đã được thích:
    6
    Ảnh Bác Hồ chụp kiểu này có mà cả tỉ. Tải sao không lên BT mà hỏi?
  2. TranMinhkhochuoi

    TranMinhkhochuoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/10/2006
    Bài viết:
    1.082
    Đã được thích:
    2
    Để kết thúc cái tóp này em xin nêu ra những cảm nghĩ của em về bác ĐVH nói chung:
    1-Bác là người có tài kinh doanh hơn là tài văn chương.
    2-Bác thiếu lương tâm của người cầm bút do đó người ta nghi ngờ vụ thêm thắt "30-4-1975" của anh Ngạc và một số tác phẩm bác sưu tầm là có cơ sở.
    3-Bác là người sáng lập ra trường phái "văn học ăn mày" ở Việt Nam.
    4-Bác là điển hình của hiện tượng " tiến thân không nhờ tài năng mà nhờ hai đầu gối" hiện nay trong XH
    5-Bác quá tham lam và cái này đang hại bác.
  3. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165
    Lần đầu tiên gặp khô chuối bên KTQSNN, Mình ngờ ngợ. Đọc rộng sang đây mới thấy khôi chuối đúng là thằng trính chị trính em, buôn dân bán chủ chuyên nghiệp. Hiểu biết thì ít nhưng chửi bới thì nhiều. Không bít lương hắn bao mừ đâm thuê chém mướn kinh quá.
    http://www10.ttvnol.com/forum/quansu/1060245/trang-30.ttvn
    http://www10.ttvnol.com/forum/quansu/1060245/trang-29.ttvn
    http://www10.ttvnol.com/forum/quansu/1060245/trang-28.ttvn
    Được huyphuc1981_nb sửa chữa / chuyển vào 12:18 ngày 24/06/2008
  4. TimeBreak

    TimeBreak Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/10/2004
    Bài viết:
    1.386
    Đã được thích:
    9
    Thôi đi ông Phucov ơi, cái đống này sắp chìm rồi ông lại bới lên, thối bỏ mother!
  5. abtomat47

    abtomat47 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/06/2008
    Bài viết:
    1.083
    Đã được thích:
    1
    Đc Chuối ơi, ĐVH đâu có từ bỏ QCBĐ
    Xem ở đây nè
    http://www.cadn.com.vn/News/An-Ninh-Doi-Song/Ky-Su-Phong-Su/2008/05/8315.ca
  6. Freesky

    Freesky Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/09/2006
    Bài viết:
    2.442
    Đã được thích:
    0
    Hố hô!!!
    Quân ta gọi quân mình kìa!
  7. ngao55

    ngao55 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/07/2008
    Bài viết:
    18
    Đã được thích:
    0
    Cho phép em hỏi các Mõ
    Tuần trước em post một bài về DVH, ngay lập tức bị một Mõ chặn lại.
    Bài của em có trích dẫn hẳn hoi, không phải do em viết - dĩ nhiên rồi - mà nội dung đâu có sai, giọng văn cũng không có quá lời như các bạn thấy trong topic này.
    Sao Mõ lại bất công như vậy?
    Em cũng có tuổi rồi, thậm chí hơn cả DVH tới gần một giáp đó, cũng quen biết nhiều bậc đàn anh của DVH và em cũng từng có lần giao lưu với DVH qua email khi em "đính chính" những bài của DVH viết trên ANTG CUỐI THÁNG.
    Bài mà em post đó, được một đàn chị của văn học xác nhận là đùng sự thật. Mà nếu nghi ngờ em sẽ hỏi thẳng giám đốc Sở Công an Hà nội về tính trung thực. Mà nếu nội dung bài đó sai, thì DVH đã chẳng phải "bật bãi" ra khỏi tờ báo ANTG
    Em chỉ buồn là bác Mõ nào đó đã vứt bài của em đi, Bác hãy để em post lại cho mọi người xem đi, nếu không đúng, mọi người la ó, bác xoá đi cũng được.
    Được ngao55 sửa chữa / chuyển vào 06:28 ngày 25/09/2008
  8. ngao55

    ngao55 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/07/2008
    Bài viết:
    18
    Đã được thích:
    0
    ?oQuận chúa biệt động? đổi họ vua Nguyễn thành Phạm Đăng?
    Lao Động Điện tử Cập nhật: 11:25 AM, 09/04/2008
    (LĐĐT) - Cuốn ?oQuận chúa biệt động? được truyền thông giới thiệu đang thu hút sự chú ý của dư luận trong những ngày qua. Tiếc rằng một số chi tiết liên quan đến lịch sử lại bị sai lệch.
    Báo TT&VH số ra ngày 4/4/2008 có bài giới thiệu cuốn sách ?oQuận chúa biệt động? của tác giả Đặng Vương Hưng do NXB Công An Nhân Dân ấn hành. Bài báo trích đăng một chương trong cuốn sách, với câu mở đầu như sau:
    ?oNgười phụ nữ ấy sinh ra trong một gia đình danh gia vọng tộc. Bà là cháu đời thứ tư của dòng họ Phạm Đăng (tính từ khi dòng họ này phiêu dạt vào Nam), là ?ocon bác con chú ruột?, chung một ông nội với vua Bảo Đại và là cháu ruột của Thái hậu Từ Dũ (mẹ của vua Tự Đức)?.
    Sau khi loạt bài giới thiệu cuốn sách này được liên tiếp đăng tải trên một số trang tin điện tử, chúng tôi nhận được những ý kiến thắc mắc của độc giả về tính xác thực trong mối quan hệ của bà Đặng Hoàng Ánh (Quận chúa Ngọc Diệp) với vua Bảo Đại. Lao Động Điện tử đã có cuộc trao đổi nhanh với Nhà nghiên cứu Huế Nguyễn Đắc Xuân về vấn đề này.
    PV: Chúng ta đều biết rằng vua Bảo Đại, vị vua cuối cùng của triều Nguyễn, là hậu duệ của dòng họ Nguyễn Phúc kể từ đời chúa Nguyễn Phúc Nguyên. Vậy có thể có việc bà Ngọc Diệp, nhân vật chính trong ?oQuận chúa biệt động?, con gái ông Phạm Đăng Chất, có chung một ông nội với vua Bảo Đại không, thưa ông?
    Ông Nguyễn Đắc Xuân (NĐX): Không thể có chuyện này vì những lý do sau đây: Ông nội của vua Bảo Đại là vua Đồng Khánh. Nếu cùng là cháu nội của vua Đồng Khánh thì bà Ngọc Diệp phải mang họ Nguyễn Phúc chứ không thể là họ Phạm Đăng. Trong số các hoàng tử của vua Đồng Khánh thì ngoài Nguyễn Phúc Bửu Đảo (Hoằng Tôn Tuyên Hoàng Đế Khải Định) là cha của vua Bảo Đại và Bửu Tùng (An Hoá Công), các hoàng tử Bửu Nguy, Bửu Nga, Bửu Khát đều chết sớm, không có bất kỳ người nào đổi qua họ Phạm Đăng. Vả lại, trong sách có nói ông Phạm Đăng Chất sinh năm 1862, trong khi vua Đồng Khánh đến năm 1864 mới ra đời.
    Họ Phạm Đăng gốc ở Gò Công (Nam Bộ), cụ Phạm Đăng Hưng theo vua Gia Long ra làm quan ở Huế đến nay đã ngót 200 năm. Dòng họ Phạm Đăng đã có ít nhất 8 đời ở Huế, không thể có hậu duệ đời thứ tư còn tại thế ở thế kỷ XXI này.
    Tuy bà Từ Dũ mang họ Phạm Đăng, nhưng nói bà Ngọc Diệp là cháu ?oruột? của Thái hậu Từ Dũ cũng không chính xác. Nếu là cháu ruột thì phải có quan hệ trực hệ, tức là cháu gọi bằng cô ruột (nghĩa là anh chị em họ với vua Tự Đức), còn như chỉ là cháu chắt của anh em bà Từ Dũ thì không thể gọi là ruột. Ngoài ra, tước hiệu Quận chúa chỉ dành cho con gái của các hoàng tử con vua.
    PV: Hiện nay một số website của các báo cũng đăng tải một phần nội dung của cuốn sách này và chỉ ghi bà Ngọc Diệp là ?ocon bác con chú ruột, chung một người ông với vua Bảo Đại?. Có thể giả thiết là ông ngoại của vua Bảo Đại cũng là ông của bà Ngọc Diệp không, thưa ông?
    Ông NĐX: Bản thân cụm từ ?ocon chú con bác ruột? đã có thể hiểu là chung một ông nội rồi. Còn nếu nói ông ngoại vua Bảo Đại là ông của bà Ngọc Diệp cũng hoàn toàn không có căn cứ. Bà Từ Cung, mẹ vua Bảo Đại tên huý là Hoàng Thị Cúc là con nhà thứ dân ở Phú Lộc, Thừa Thiên - Huế. Vì vậy, không thể tìm thấy mối liên hệ anh chị em họ nào giữa vua Bảo Đại và bà Ngọc Diệp.
    PV: Xin cảm ơn ông.

    Sự thực về thân thế của bà Đặng Hoàng Ánh vẫn còn là một bí ẩn chờ đợi lời giải đáp của các nhà nghiên cứu lịch sử và của chính tác giả. Mặc dù nhà văn Đặng Vương Hưng đã có chú thích rằng: ?oNhững chi tiết về vua Bảo Đại và mối quan hệ với Quận Chúa Ngọc Diệp có trong cuốn sách, là tư liệu riêng của bà Đặng Hoàng Ánh cung cấp, chưa được giới sử học công nhận?, nhưng chúng tôi thiết nghĩ khi viết một tác phẩm về những con người và những sự kiện có thật thì người viết cũng cần phải có những sở cứ chính xác về lịch sử và phải đảm bảo tính lịch sử cho những gì được viết ra.
    Đông Phương
  9. ngao55

    ngao55 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/07/2008
    Bài viết:
    18
    Đã được thích:
    0
    Về người giết Tỉnh trưởng Vĩnh Long Khưu Văn Ba
    http://www.tienphong.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=129496&ChannelID=13
    Thứ Năm, 10/07/2008,
    TP- Tiền phong ngày 7/4/2008 đăng bài ?oGiết tỉnh trưởng ác ôn và lấy chồng vì nhiệm vụ?. Đây là đoạn trích từ cuốn tiểu thuyết tư liệu ?oQuận chúa biệt động? do NXB Công an Nhân dân ấn hành.
    Vừa qua, Tiền phong nhận được Công văn số 332-CV/TG ngày 24/6/2008 của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Vĩnh Long.
    Công văn cho biết đoạn trong bài báo trên về cái chết của tên Tỉnh trưởng Vĩnh Long Khưu Văn Ba (dưới chế độ Ngô Đình Diệm), trong đó mô tả chiến sỹ biệt động Đặng Hoàng Ánh giết chết y tại phòng làm việc tỉnh trưởng là sai sự thật.
    Chúng tôi xin trích đăng đoạn của công văn đưa ra những cứ liệu lịch sử phản bác lại những thông tin trên như sau: ?oTrận đánh diệt tên Tỉnh trưởng Khưu Văn Ba có cả quá trình chuẩn bị, diễn biến trận đánh và thời khắc tiêu diệt tên này.
    Khi nhận được chỉ thị và mệnh lệnh của Thường vụ Tỉnh ủy và Ban chỉ huy tiểu đoàn, chi bộ, Ban chỉ huy đại đội 256 bàn thảo và hạ quyết tâm, sẵn sàng đánh diệt cho bằng được tên Khưu Văn Ba.
    Ngày 15/6/1960, cơ sở của ta báo tin: Ngày 16/6/1960, Khưu Văn Ba sẽ cùng phái đoàn xuống kiểm tra khu trù mật Cái Sơn, xã Song Phú, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long (nay là xã Long Phú, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long), chuẩn bị cho Ngô Đình Diệm xuống dự lễ khánh thành. Các chiến sỹ C.256 (Tiểu đoàn 857 tỉnh Vĩnh Long) bố trí mai phục, với chiến thuật ?ođội mồ??
    Lúc 15 giờ ngày 16/6/1960, Khưu Văn Ba cùng đoàn hộ tống đến khu trù mật. Đến 16 giờ 30 cùng ngày, Khưu Văn Ba quay về Vĩnh Long, trên đường tỉnh lộ 16B, ngay cống Cây Sao, ta bất ngờ nổ súng, xe bị lật, Khưu Văn Ba bị thương cố bườn chạy, nhưng bị bộ đội ta bắn chết tại chỗ, bắt sống 3 tên gồm 2 tên trưởng ty và 1 chủ sự hành chính.
    Tên tỉnh trưởng Khưu Văn Ba bị diệt, bọn địch ở khu trù mật Cái Sơn hốt hoảng bỏ chạy tán loạn, quần chúng nhân dân vui mừng phấn khởi, thừa thắng xông lên phá rã khu trù mật. Kế hoạch lập khu trù mật ở Vĩnh Long bị vỡ. (Tài liệu lưu trữ tại kho của Phòng Nghiên cứu Lịch sử - Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Vĩnh Long)?.
    TP
    ______________________
  10. ngao55

    ngao55 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/07/2008
    Bài viết:
    18
    Đã được thích:
    0
    Tiết lộ đáng sợ trong ?oQuận chúa biệt động? về người cộng sản
    Vũ Quí Hạo Nhiên
    Nguồn: talawas.org
    Một cô gái nhà giàu, thế gia vọng tộc, nhưng lại ham mê cách mạng, hoạt động nằm vùng cho cộng sản ngay trong lòng tầng lớp thượng lưu của Việt Nam Cộng hòa, bí mật đó tới nay, hơn 30 năm sau khi cuộc chiến chấm dứt, mới được tiết lộ. Đó là những yếu tố đặc biệt để tạo nên một câu chuyện lôi kéo độc giả, và có lẽ chính vì vậy mà quyển Quận chúa biệt động, viết về một nhân vật có thật, đã từng được báo chí Việt Nam thổi phồng rầm rộ trước đây vài tháng, và mới đây trong dịp lễ 19 tháng Tám và 2 tháng Chín, lại được mang ra quảng cáo tiếp tục.
    Tất nhiên, quyển sách có đưa lời giải thích đầy đủ tại sao câu chuyện này tới nay mới kể. Nhưng cũng chính trong những lời giải thích đó mà ta có thể đặt câu hỏi bao quát hơn về cách người cộng sản đối xử với chính đồng chí của mình.
    Câu chuyện về bà Phạm Ngọc Diệp (từ sau 1975 mang tên Đặng Hoàng Ánh) có thể tóm tắt như sau. Bà là dòng dõi thông gia với vua nhà Nguyễn: Cụ nội bà là thân sinh của Từ Dũ Thái hậu. Bà tham gia kháng chiến chống Pháp, rồi qua Pháp học Y khoa. Về nước thời Tổng thống Ngô Đình Diệm, bà được cách mạng giao nhiệm vụ phải vào làm tại một bệnh viện lớn ở Sài Gòn. Qua quan hệ gia đình, bà được Tổng thống Diệm ưu đãi, và từ đó bà dùng lợi điểm này để lập nhiều công trạng cho phía cộng sản.
    Trong thời gian chiến tranh, đã có lần bà được cử ra ngoài Bắc và gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh. Theo lời kể, Chủ tịch Hồ Chí Minh có nhắc đến đích danh thân phụ bà là ?oLệ Chất tiên sinh?. Cũng trong thời gian chiến tranh, bà đã có gặp các nhân vật Nguyễn Văn Linh và Phạm Hùng, sau này đều nắm những chức vụ cao nhất trong giới cầm quyền Việt Nam.
    Tuy nhiên (và ở đây tôi trích lời tóm tắt của báo Thế giới Phụ nữ, vì ngôn ngữ trong báo này có phần ngộ nghĩnh), vì công trình hoạt động của bà ?ogắn quá nhiều với mỹ nhân kế? nên nhiều người cho rằng bà Diệp là người sống buông thả?.
    ?oMột trong các đồng chí của bà đã yêu bà và có hành động thiếu kiểm soát của lý trí. Bị bà cự tuyệt thẳng thừng, người ấy đã ra lệnh thu giữ giấy tờ chính thức của bà rồi nói là mất?.
    Không biết chuyện sau đó thế nào nhưng tới sau ngày 30-4-1975, ?otình hình vẫn chưa được ổn định nên chính ông Vũ Ngọc Nhạ, nhân một lần gặp gỡ tình cờ đã khuyên bà tạm thời chưa liên lạc vội".
    Và thế là bà ?oquận chúa biệt động? sống ẩn danh từ đó tới khi ông Phạm Hùng tìm ra bà.
    Không có giấy tờ tùy thân, năm 1984 bà mới xin được giấy chứng minh mang tên Đặng Hoàng Ánh. Và thay vì sống tại Sài Gòn, nơi bà từng hoạt động thời chiến tranh, từng là bác sĩ, giám đốc bệnh viện, bà dời lên Lâm Đồng thầm lặng làm rẫy trên miếng đất bà mua từ trước 1975, trong tình trạng không hộ khẩu, không tem phiếu.
    *
    Bây giờ, hẵng cứ giả sử chuyện này là có thật, không phải chuyện bịa ra do nhu cầu tuyên truyền gì đó.
    Câu hỏi đầu tiên, tất nhiên, là ?omột trong các đồng chí của bà? là ai, ông ta đã làm gì và có bị kỷ luật gì chưa?
    Không nói tới chuyện xúc phạm tới bà Diệp, chỉ riêng việc người này đã ?olàm mất? giấy tờ chính thức của bà, là có thể gây khó khăn cho công tác biệt động của bà. Nói cách khác, người này vì tư thù (mà lỗi ở ông ta) mà làm một hành vi có thể gây thiệt hại tới công tác cách mạng. Riêng việc đó đã đáng kỷ luật nặng nề rồi.
    Hãy xem tới chuyện gì xảy ra sau ngày ?ogiải phóng miền Nam?. Câu hỏi nặng ký hơn, là nguyên do gì đã khiến bà Diệp không ra mặt?
    Đây không phải là lần đầu tiên một gián điệp của ?ocách mạng? đã không ra mặt công khai (không dám hay không thể) sau khi cách mạng đã toàn thắng. Trước đây đã có trường hợp nhà văn Vũ Bằng. Ông qua đời rồi con cháu mới dám công khai.
    Chuyện bất thường như xảy ra một lần thì giải thích vòng vo lý do như thế như kia, người ta còn tạm tin được.
    Tới lần này nữa thì khó mà tin lắm.
    *
    Hãy tự đặt mình vào vị trí bà Diệp. Bà là một người trí thức, nằm trong giới thượng lưu Sài Gòn mà vẫn hoạt động cho cộng sản, từng được chọn để ra Hà Nội gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh trong lúc hai miền Nam Bắc còn đang đánh nhau.
    Nói tóm lại, bà Diệp không phải ?otay mơ?, không ngu dại gì, và cũng không phải là loại người dễ bị hù dọa hay dụ dỗ.
    Trong thời gian sau 1975, bỏ qua chuyện bà có thể muốn được tưởng thưởng xứng đáng, là một người của cách mạng ít ra bà chắc hẳn muốn được cùng đứng với các đồng chí của mình trong hàng ngũ công khai vui mừng chiến thắng chứ.
    Như vậy, nếu ông Vũ Ngọc Nhạ chỉ bâng quơ ?okhuyên bà tạm thời chưa liên lạc vội? với lý do mù mờ là ?osau 30/4/1975, tình hình vẫn chưa được ổn định? ?" liệu bà có nghe theo không?
    Hãy thử tưởng tượng đoạn đối thoại đại khái như này.
    Vũ Ngọc Nhạ: ?oThôi, tạm thời chị đừng liên lạc vội".
    Phạm Ngọc Diệp: ?oTại sao vậy anh??
    Vũ Ngọc Nhạ: ?oVì tình hình vẫn chưa được ổn định".
    Phạm Ngọc Diệp: ?oVâng, thế tôi nghe lời anh".
    Không thể tin được. Không lọt tai chút nào. Một người như bà Diệp không thể khờ như thế được.
    Để có thể tin được, để có thể hiểu được vì sao sau đó bà Diệp lại bỏ Sài Gòn đi về tỉnh, vì sao chính ông Phạm Hùng cho người đi tìm mà phải ?orất lâu sau đó? mới tìm được bà, vì sao bà phải lấy một tên tuổi hoàn toàn mới, cuộc đối thoại phải thuộc một trong hai trường hợp sau:
    Khả năng ?oA? ?" Lời cảnh cáo của ông Nhạ có liên quan tới cá nhân bà Diệp:
    Vũ Ngọc Nhạ: ?oThôi, tạm thời chị đừng liên lạc vội".
    Phạm Ngọc Diệp: ?oTại sao vậy anh??
    Vũ Ngọc Nhạ: ?oChị có nhớ ông XYZ, người nói là ?~làm mất?T giấy tờ của chị không? Hắn hiện nay đang nắm chức vụ rất cao, và vẫn còn căm thù chị lắm".
    Phạm Ngọc Diệp: ?oTôi không sợ. Tôi còn biết rất nhiều điều về hắn, tôi mà mở miệng ra khai là hắn mất chức, mất Đảng tịch ngay. Tôi quen anh Hai Hùng, anh ấy bây giờ là Phó Thủ tướng Phạm Hùng, anh ấy sẽ giúp tôi".
    Vũ Ngọc Nha: ?oChị suy nghĩ kỹ đi. Phạm Hùng sẽ bênh chị hay bênh hắn? (Hay: Phạm Hùng với hắn, ai ngon hơn ai?) Giữa cái miệng của chị và lâu la bộ hạ của hắn, chị tố cáo hắn nhanh hơn hay hắn thủ tiêu chị nhanh hơn??
    Và sau đó bà Diệp đổi tên đổi họ, chạy ra khỏi khu đô thị, lên rừng làm rẫy.
    Khả năng B ?" Lời cảnh cáo của ông Nhạ liên quan tới toàn bộ nhóm biệt động thành:
    Vũ Ngọc Nhạ: ?oThôi, tạm thời chị đừng liên lạc vội".
    Phạm Ngọc Diệp: ?oTại sao vậy anh??
    Vũ Ngọc Nhạ: ?oTình hình hiện nay rất gay đối với nhóm biệt động thành chúng mình. Họ không tin tưởng mình, họ cho là mình đã bị nhiễm bả tư bản?.
    Phạm Ngọc Diệp: ?oKhông lẽ lại như vậy??
    Vũ Ngọc Nhạ: ?oChị chưa nghe nói vụ anh A bị đi cải tạo? Vụ chị B bị đánh tư sản? Anh C? Chị D??
    Phạm Ngọc Diệp: ?oTôi có nghe, nhưng cứ tưởng là tin đồn".
    Vũ Ngọc Nhạ: ?oNgay cả tôi, ngay cả anh Phạm Xuân Ẩn, còn bị nghi ngờ, nói gì đến người khác".
    Phạm Ngọc Diệp sững sờ, cứng họng, không biết nói sao.
    Vũ Ngọc Nhạ: ?oTôi cũng khuyên anh Vũ Bằng rồi, đừng ra mặt, chỉ có hại".
    Bà Diệp tỉnh ra, tính ngay tới việc thay đổi họ tên, chạy ra khỏi khu đô thị, lên rừng làm rẫy.
    *
    Hai đoạn thoại ở trên là tưởng tượng, dĩ nhiên, nhưng phải như vậy mới giải thích được tại sao trong mấy chục năm trời bà Diệp lẩn trốn những người đồng chí của mình, chịu thân phận không tên không tuổi, không hộ khẩu không tem phiếu, không được chia sẻ vào ?oniềm vui đại thắng? mà bà đã góp phần dựng nên.
    Khi một người vốn thông minh và dũng cảm lại chịu mất mát nhiều như vậy mà không có lời giải thích nào khác có lý, chỉ còn mỗi một lời giải thích duy nhất: Người đó đã khôn ngoan ?obỏ của chạy lấy người?.
    *
    Nếu nhìn lại lịch sử của nhà cầm quyền nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, không phải một lần mà những người cộng sản đã xử tệ với những người cộng sản khác. Trong thập niên 1950 là vụ Cải cách Ruộng đất, và sau đó là vụ sửa sai. Trong thập niên 1960 là vụ án xét lại. Tới thập niên 1970 chắc hẳn là những vụ mà tới nay vẫn còn chưa tiết lộ ?" những vụ ghê rợn tới mức một người như bà Diệp còn phải sợ hãi bỏ chạy.
    Tiềm ẩn trong quyển Quận chúa biệt động của nhà xuất bản Công an Nhân dân, do đó, là những câu hỏi rất đáng đặt ra về cách đối xử nguy hiểm đáng sợ của những người cộng sản với chính những đồng chí của mình.
    © 2008 talawas
    ______________________

Chia sẻ trang này