1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Quán cóc vỉa hè bàn chuyện đường lối

Chủ đề trong 'Những người bạn VESPA' bởi ThangVespa, 11/05/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. ThangVespa

    ThangVespa Moderator Staff Member

    Tham gia ngày:
    09/12/2002
    Bài viết:
    1.148
    Đã được thích:
    0
    Quán cóc vỉa hè bàn chuyện đường lối

    Dạo này anh em, bà con, mọi người, tập thể, chiến hữu, anh chị em, các bạn,... (gọi hết ra những từ có thể, lỡ ai đó không thích từ này vẫn còn từ khác thay thế, tránh bị tụt quan điểm) đang nhộn nhạo hết cả lên. Ai cũng cảm thấy, như tôi hay nói, phải làm một cái gì đó rất là gì đó để thể hiện trách nhiệm của mình đối với anh em, bà con, mọi người, tập thể, chiến hữu, anh chị em và các bạn.

    Quán cóc này để anh em, bà con, mọi người, tập thể, chiến hữu, anh chị em và các bạn la cà tán dóc, làm chén trà cốc rượu ly bia bàn bạc chuyện từ đại sự đến tương cà mắm muối. Trước là xả xì trét, sau là xả hơi và cuối cùng là xả láng.
  2. ThangVespa

    ThangVespa Moderator Staff Member

    Tham gia ngày:
    09/12/2002
    Bài viết:
    1.148
    Đã được thích:
    0
    Chủ đề đầu tiên mà bà con đang quan tâm cãi lộn nhặng xị: ăn nhậu.
    1. Ăn nhậu
    Đã có ý kiến nhiều chiều về chuyện ăn nhậu. Nói về khía cạnh bình dân học vụ, ông cho rằng ăn nhậu nối kết con người, gã gàn ngang ăn nhậu mất đi cái tinh túy của dân chơi Vespa. Nói về góc độ hàn lâm, dẫn lời giáo sư Trần Văn Đoàn (*) trong bài viết Triết lý Việt trong văn hóa ẩm thực:
    "Nguyên lý ?ocó thực mới vực được đạo? cũng như ?odĩ thực vi tiên?, và nhất là ?ohết gạo chạy rông, nhất nông nhì sĩ? vẫn là cái đạo lý căn bản nhất. Nó nói lên bản chất thiết yếu của tồn tại, cũng như tính chất thiết yếu của sinh hoạt con người. Nguyên lý thứ tới, đó chính là duy trì và phát triển cuộc sống. Nguyên lý này nằm sau những tác động ăn ở, ăn nằm, ăn học, vân vân. Qua ăn ở, con người mới có thể sống lâu hơn. Qua ăn nằm, ta mới có thể sinh con đẻ cái, con dòng cháu giống nối dõi tam đường. Qua ăn học ta mới phát triển tri thức, nhận biết và làm cuộc đời tươi sáng hơn: ?onhất nghệ tinh, nhất thân vinh,? ?ovõng anh đi trước võng nàng theo sau,? hay ?omột người làm quan, cả họ được nhờ.? Rồi qua ăn làm, con người có thể tự sinh tồn. Nguyên lý sau nữa, đó chính là nguyên lý ăn chơi. Nguyên lý này dựa trên cảm tính, tạo ra những sinh hoạt vui chơi (homo ludens), tình bạn bè qua bữa ăn (tiệc tùng, đám, khao, đãi, giỗ?), tình yêu trai gái qua món ăn, nuớc uống (thực phẩm nói chung): ?oNhớ ai như nhớ thuốc lào? và vân vân. Và có lẽ, cả tình yêu đất nước cũng được biểu ta qua tình yêu dành cho các món ăn. Phở, quốc hồn quốc túy là một ví dụ. Những câu ca tụng mùi vị ?othơm tho? của người phụ nữ Việt ?othơm như mít? là một ví dụ khác Biết bao câu ca dao tục ngữ ví von tình yêu con người, tình yêu đất nước với tình cảm ta dành cho món ăn. Ta đừng quên là, nguyên lý vui chơi bao gồm cả nghệ thuật ăn uống, nghệ thuật hưởng thụ ăn chơi (nhậu nhẹt): ?osống trên đời ăn miếng giồi chó, xuống âm phủ biết có hay không.? Nói cách chung, nguyên lý này có thể tạm được xếp trong nguyên lý thẩm mỹ (aesthetic essence)."
    Dài dòng tào lao bát xế chút để thấy được rằng bản thân ăn uống (hay cả ăn nhậu) đều chỉ là nhu cầu. Sử dụng nó như thế nào là do bản lĩnh của dân ăn nhậu. Đừng đổ tội cho từ "ăn nhậu", rồi từ đó quy kết ăn nhậu là hư hỏng hay mất uy tín. Ăn uống để gắn kết anh em, không ăn uống để gây gổ phát ngôn bừa bãi và lợi dụng rượu bia làm chuyện bậy rồi đổ thừa tại tui xỉn.
    Lúc ăn uống cũng là lúc bạn bè anh em thật tình, có gì nói thẳng. Ông nào nghĩ ăn nhậu hoài cũng chán, vậy thì phải xắn tay áo rồi vắt tay lên trán nghĩ xem phải làm cái gì hay ho hơn. Chứ dậm chân kêu trời sao chẳng có gì hay ngoài chuyện ăn uống, rồi giật mình nghĩ bỏ mẹ, mình cũng có đóng góp ý kiến gì đâu, chỉ chờ người ta mang cơm dâng tận miệng lạc thú đẩy tận phao câu. Nếu không thấy lạc thú thì kêu cho nó đã miệng thôi, xong rồi về nhà bật TV xem phim *** cho nó lành.
    Ăn uống là một trong nhiều thứ gắn kết cộng đồng, giữa những đợt chơi lớn vẫn cần những bữa ăn, càfê càfáo, lai rai vài ba hột. Miễn ăn uống không xài vào tiền quỹ là ổn.
    ===
    (*) Trần Văn Đoàn: Giáo Sư Triết Học, Đại Học Quốc Gia Đài Loan (Đài Bắc). Hiện là Giáo sư Thỉnh Giảng tại Viện Thần Học, ĐH Salzburg (Áo) và Viện Kinh Tế Quản Trị, ĐH Thanh Hoa (Bắc Kinh). Nghiên Cứu Viên (Research-Fellow) Viện Con Người (Hà Nội, Việt Nam), Viện Tinh Thần Quốc Gia (Vũ Hán, Trung Quốc) và Max-Planck Institut (Starnberg, Đức).
  3. ThangVespa

    ThangVespa Moderator Staff Member

    Tham gia ngày:
    09/12/2002
    Bài viết:
    1.148
    Đã được thích:
    0
    Bên trên nói lòng vòng, đi lảo đảo đá nhằm chữ "quỹ". Thôi thì lỡ bị túm lại bắt đền, kéo cái chủ đề về quỹ hoạt động qua đây tán dóc nghe chơi.
    2. Quỹ hoạt động
    Theo tôi, việc hình thành quĩ là đơn giản. Có nhiều cách gây quĩ: anh em đóng góp, uống cafe hay ăn uống được discount một cục, bán vật dụng lưu niệm gây quĩ,... Cụ thể đóng góp như thế nào và bao nhiêu thì xem bên dưới sẽ rõ.
    Sử dụng quỹ như thế nào mới là đau đầu. Ăn uống vui chơi không tính vào quĩ. Việc thành lập quĩ chỉ nên nhằm vào 4 mục đích sau:
    - duy trì trang Web,
    - từ thiện,
    - ma chay,
    - tặng thiệp sinh nhật thành viên hoặc thăm thành viên bị ốm.
    Tôi ủng hộ việc gây quĩ cho 4 nội dung chi tiêu trên. Tuy nhiên, việc đóng quĩ dạng mỗi anh em bao nhiêu tiền là chưa hợp lý. Thực tế cho thấy, đừng mong chờ sự tự giác của TẤT CẢ mọi người, vì ai cũng có cái lý riêng của mình. Bây giờ kinh tế thị trường rồi, không kêu gọi như thời chiến được. Anh em người tham gia sinh hoạt hàng tuần, người bận việc mưu sinh lâu lâu 2-3 tháng mới ra chơi, đóng kiểu nào cho công bằng? Người hay off, trong khi người chỉ chăm viết bài trên mạng thì sao? Sẽ có một ông bảo vệ đứng gác trước cửa các quán cafe nơi anh em offline, hay gác ở cửa ?oĐăng nhập? trên mạng, mày đóng tiền chưa, không đóng đừng vào chăng. Nói vậy dễ quá, họ sẽ phủi đít đi cái một, chơi mà, không thích thì đi chỗ khác. Giải tán. Còn không có bảo vệ, anh em vào cafe vô tư, rồi người đóng nhìn người chưa đóng bằng đôi mắt mang hình viên đạn. Chết cụ, chiến tranh đến nơi rồi! Đây là một thực tế, đừng bảo không xảy ra.
    Theo tôi, cách thiết thực nhất là đừng mua cá cho Vespa nữa, hãy cho Vespa cái cần câu. Làm logo, đề can, vật lưu niệm và bán trên toàn quốc cho bất cứ ai muốn mua... Công khai tài chính, tiền vốn trả lại, tiền lời sẽ chuyển toàn bộ vào quĩ. Địa phương nào mua nhiều, địa phương đó có quĩ mạnh. Ai có nhiều xe, mua nhiều logo đề can vật lưu niệm coi như đóng góp nhiều. Nguyên tắc này giống như Nhà nước đánh thuế vậy, lợi ích đi đôi với nghĩa vụ, ông nào hoạt động kinh doanh nhiều ông đó đóng thuế cao. Cũng là đóng quĩ thôi, nhưng có quyền lợi đi kèm tâm lý sẽ dễ dàng hơn. Tương tự như vậy là uống cafe, nhà hàng sẽ tính một cục tiền rồi chặt ra 10% discount. Lấy bỏ vào quĩ.
  4. ThangVespa

    ThangVespa Moderator Staff Member

    Tham gia ngày:
    09/12/2002
    Bài viết:
    1.148
    Đã được thích:
    0
    Vì là quán cóc nên từ ngữ đôi khi chưa thật chọn lọc, như cái chữ Tư duy ở trên. Thôi thì phiên phiến.
    3. Tư duy Vespa
    Đó đây, ai đó đã nói, dân chơi Vespa là phải thanh lịch. Đó là cái đích đến lý tưởng. Nhưng tội nợ là ở chỗ lý thuyết toàn màu xám ngắt, chỉ có cây đời là xanh tươi mơn mởn. Vespa là đời. Và đời thì muôn hình vạn trạng, tốt xấu hay dở có đủ.
    Có vị giáo sư đã nói với tôi, trong cách tư duy và trao đổi với nhau có 3 thứ bậc:
    - Nhắm đến cá nhân: đây là bậc thấp nhất. Và cái bậc này cũng dễ dãi nhất. Người ta gặp nhau hay bàn về chuyện cá nhân người này người nọ, và thường là nói xấu. Nói xấu xem ra dễ hơn nói tốt. Lâu dần nó làm con người ta trở nên tủn mủn, ti tiện. Tôi ủng hộ quan điểm mới của các nhà nghiên cứu, cho rằng "Nhân chi sơ tính bổn ác", nghĩa là con người ta sinh ra bản chất là ác, vì người cũng là giống động vật thôi, vẫn còn chữ "con". Điều này giải thích trong cùng một gia đình, cùng một cách giáo dục, nhưng có đứa con hiền lành và đứa con ngỗ ngược. Quá trình lớn lên, học hỏi và trưởng thành là quá trình hoàn thiện bản thân và làm cho mình bớt "ác" đi, hoặc kềm nén nó lại. Ai không nghiêm khắc với bản thân mình thì cái "ác" nó được nuôi dưỡng và có đất vẫy vùng. Như vậy, dân Vespa gặp nhau hay nói về người này người nọ dễ dẫn đến chuyện nói xấu, chia rẽ, hằn thù. Khác nào dễ dãi với bản thân cho cái ?oác? nó được nuôi dưỡng.
    - Nhắm đến sự kiện: đây là bậc trung bình. Dân Vespa xúm vào bàn chuyện xe cộ, chuyện 60 năm thành lập Piaggio, chuyện xuyên Việt của Trí Sơn, chuyện tổ chức Hội ngộ, chuyện sản xuất má phanh từ vỏ hạt điều, chuyện PMU18, chuyện tình yêu của ngoại trưởng Mỹ Condoleezza Rice, chuyện MC Thanh Bạch cạo đầu thay đổi hình tượng, chuyện chân trời sự cố (event horizon) của lỗ đen nằm gần châu Phi hay không, chuyện những nguyên nhân gây suy giảm khả năng ******** của nam giới, vân vân và vân vân...
    - Nhắm đến ý tưởng: đây là bậc cao nhất, là tuyệt đỉnh kungfu, là nơi trí tưởng tượng bay bổng. Con người ta thăng hoa vì những sáng tạo mới mẻ của bản thân mình, vì chợt nảy ra những ý tuyệt diệu cho Những người bạn Vespa, vì văng ra trong đầu hình ảnh cái mascot ấn tượng, vì tư duy ra một loại hình show game mới để sáng mai qua làm việc với Đài truyền hình. Ngã đánh oạch, té cái đụi, và phát minh ra chuyện Hội ngộ để anh em có dịp đi Vespa, không phải đi bộ. Ngồi tán dóc ba xí ba tú sực nảy ra chuyện làm quán càfê Vespa, hay đơn giản phác thảo được cái đầu mới để chút ra tiệm làm cái Vespa trên tóc cho hoành tráng.
    Chia ra 3 bậc tư duy trên không có nghĩa là bắt con người ta lúc nào cũng bay trên mây như mấy ông bà khùng. Các mối quan hệ, trao đổi chuyện trò là tổng hòa của cả 3 cấp bậc. Một ngày không tán dóc, lâu lâu không nói xấu lẫn nhau, thì ăn không ngon ngủ không yên. Bàn chuyện ý tưởng hay tổ chức hội ngộ mãi cũng đau đầu chứ. Quan trọng là cân đối 3 loại và làm sao để tỷ trọng của loại ?oCá nhân? bớt dần đi. Dân Vespa có tỷ trọng từng bậc như thế nào thì mỗi người tự xem lại mình và cân nhắc thôi, không ai đánh giá ai được cả.
  5. ThangVespa

    ThangVespa Moderator Staff Member

    Tham gia ngày:
    09/12/2002
    Bài viết:
    1.148
    Đã được thích:
    0
    11h đêm. Quyết định vác túi lên vai ra bến xe đón xe đi Nha Trang. Đón hú họa. Cái giờ trời ơi đất hỡi đó có xe mới là chuyện lạ. Đi vòng vòng từ đầu đến cuối bến như kẻ sắp chết đuối, may có ông bảo vệ tốt bụng thảy cho cái phao, dzô phòng vé lẹ đi, gặp cái cô đang ngủ góc kia coi sao. Ôm phao bơi lại chỗ cô đang ngủ, khều nhẹ. Hai con mắt thò ra khỏi cái chăn, lát sau có tiếng nói phát ra, gì đó anh hai, vé hả còn cái nè, may cho anh chuyến này là chuyến cuối đó nghe, bữa nay ngày chẵn mới có chuyến khuya, chớ ngày lẻ anh về ngủ cho khoẻ. Hic... Đội ơn vợ chồng Thượng đế!

    Sáng 6h ra Bốn mùa, bờ biển NT, làm tô phở cho chắc bụng, đoạn móc alô bấm Bự Đìđẹt, rảnh không đi làm ly càfê chơi. Đầu bên kia giọng nghẹn ngào, bác ác nhỉ, ác như con tê giác. Cảm nhận ngay cái tình của chiến hữu Vespa. Hai ngày sau đó được dành trọn cho việc thu thập tài liệu làm luận án trợ lý tiến sĩ chuyên đề "Nghiên cứu tâm lý bầy đàn và tập tính săn bắn hái lượm của Những người bạn Vespa trước thềm Hội ngộ". 4 chiếc Vespa chinh phục đỉnh Hòn Bà độ cao kỷ lục 1.500m, cao hơn một chút so với 1.475m của Đà Lạt. Đường đi trơn trượt, sạt lở nguy hiểm, không một bóng người, ngồi giữa đường đèo ăn kỳ tôm nướng, uống rượu gạo và đàn hát. Một gã gàn bàn chuyện viết cuốn sách "Vespa và cuộc đời của những người không phải là tôi". Thế đấy! Cái tình của Vespa nó đâu cần đến quy định ràng buộc.

    Sực nhớ đến mẩu chuyện cười. Một anh chàng nộp đơn thi vào trường cảnh sát. Ông cảnh sát già đưa ra tình huống, một đám đông giận dữ nổi loạn đang chuẩn bị phá tòa thị chính, anh làm thế nào thế nào để giải tán họ. Anh chàng tỉnh bơ, tui tổ chức quyên tiền. Ông cảnh sát già hài lòng, tốt, anh được tuyển. Lại thêm cái ?oThế đấy!? nữa. Một đám ?obát nháo? có thể giải tán đơn giản như thế nào.

    Nhìn lại quá trình 4 năm của Những người bạn Vespa để thấy được việc hình thành một cộng đồng toàn quốc ngày càng đông đảo như ngày hôm nay mà không cần một tổ chức ràng buộc nào là bằng chứng hùng hồn nhất của sự gắn kết. Một tay chiến hữu chơi nhiều loại xe và tham gia nhiều hội chơi xe, khi tham gia Những người bạn Vespa đã tâm đắc ?ođúng là vô chiêu thắng hữu chiêu?. Mối liên kết mà không cần một quy định tổ chức nào, tưởng chừng lỏng lẻo, nhưng là mối liên kết chặt chẽ nhất. Nó tuân theo quy luật của tự nhiên và sự phát triển xã hội. Cái gì mạnh và hợp lý sẽ tồn tại, yếu và bất hợp lý sẽ tự động đào thải.

    Tôi chưa đưa ra bất cứ sự khẳng định nào. Tôi biết, trong suy nghĩ của rất nhiều anh em chiến hữu đọng lại một sự bức xúc: ?oTổ chức? hay ?otổ chim?? Để có thêm thông tin làm cơ sở đưa ra ý kiến, tôi xét lại mình và nhìn qua tất cả những thành viên từ khi hình thành Những người bạn Vespa, đưa ra chủ đề bàn luận:

    4. Những thói xấu của Những người bạn Vespa

    Tôi không sáng tạo ra cái chủ đề này. Tôi theo chân tiền nhân. Các quốc gia phát triển đều có những tác phẩm tự phê nổi tiếng: Trung Quốc có Người Trung Quốc xấu xí, Nhật Bản có Người Nhật Bản ghê tởm, Pháp có Lịch sử những thói hư tật xấu của người Pháp. Theo giáo sư Trần Quốc Vượng, một trong "tứ trụ triều đình" về nghiên cứu Sử của Hà Nội, sắp tới VN sẽ ra mắt cuốn sách Thói hư tật xấu của người Việt Nam. Nghe cũng thú vị, cái nhúm Vespa bé như que kẹo mà đua đòi nhỉ. Nhưng cần như thế. Mình tự chê cười mình để đứng dậy đi tới với tư cách mới đẹp đẽ hơn.

    Xong vụ tự chê cười, biết mình là ai rồi, thì chúng ta sẽ bàn vụ ?otổ chức? và ?otổ chim? nhé!
  6. ThangVespa

    ThangVespa Moderator Staff Member

    Tham gia ngày:
    09/12/2002
    Bài viết:
    1.148
    Đã được thích:
    0
    Những người bạn Vespa nhỏ hay không nhỏ?
    Tôi lại bắt chước tiêu đề của một cuộc tranh luận đang được quan tâm trên báo Thanh Niên Online: "Nước Việt Nam ta nhỏ hay không nhỏ?", bắt đầu từ một bài báo cùng tên của nhà sử học Dương Trung Quốc. Cứ đọc mãi, đọc mãi. Càng đọc càng thấy có nhiều điều thấm thía, và rõ hơn vì sao nước Việt ta nghèo. Không chỉ nghèo về chính sách đâu, chính sách là nhất thời, có thể thay đổi, mà nghèo vì chính bản thân con người Việt. Hội Vespa cũng thế, lớn mạnh hay không đâu phải chỉ do hình thức, mà cái chính là do bản thân con người những gã/ả chạy Vespa đấy thôi. Có mấy ý khá thú vị, tôi mượn cái tiêu đề để thêm ý kiến của mình vào:
    1. Nghĩ "lớn" và làm "lớn": có một câu nói của một tay người nước ngoài "Tao thấy người Việt tụi mày thông minh nhưng hay láu cá vặt! Cứ toàn tìm những chuyện lặt vặt để thể hiện mình". Thế đấy, để làm được chuyện lớn thì phải nghĩ lớn, để có một hội Vespa đáng tự hào thì phải nghĩ lớn, đừng nghĩ chuyện tủn mủn, đâm thọc nó làm cho con người mình hèn đi.
    2. Điều kinh tởm nhất là sự vô cảm: làm điều gì không vì tình bạn, chửi bới cho nó đã miệng, không suy nghĩ điều gì hay ho mà chỉ ôm trong lòng những điều hận thù ngút trời mây, mà đa số những điều hận thù ấy là do mình tạo ra hay tưởng tượng ra. Cái này mọi người đã quá rõ qua những chuyện đã xảy ra.
    3. Dân tộc nhỏ phải có con dao lớn: "con dao lớn", đó là tầm nhìn lớn. Có như thế, chúng ta mới đủ tự tin để ngẩng cao đầu, không phải dòm nghiêng, ngó ngửa, "hèn hóa" mỗi khi nghĩ suy hay làm một điều gì đó.
    4. Dĩ hòa vi quí: thấy người ta làm chuyện không hay, chửi bới bậy bạ, nhưng không phải ai cũng có can đảm đứng ra đấu tranh. Thôi cứ im lặng cho nó đừng dây vào mình.
    5. Phải nói thật, làm thật, sống thật: trong một cộng đồng nếu mỗi con người luôn phải có hai, ba bộ mặt, nói một đường làm một nẻo, nghĩ thế này nói thế khác, luôn đề phòng những người ở cạnh mình thì làm sao cộng đồng đó mạnh được, làm sao cố kết vững chắc được. Mình không sống thật, mình bôi nhọ người khác bằng những thông tin không thật, mình nghĩ một đằng làm một nẻo rồi thì dắt Vespa ra đường liệu đạp có nổ không đây? Chà, hay là bugi nhỉ! Thứ nhất là tại bugi, thứ hai là tại cái gì bên trong.
    6. "Cái hàng rào": mỗi ông xây cho mình hay một nhóm nhỏ của mình một "cái hàng rào", và cách biệt hẳn với những "cái hàng rào" khác bằng mảnh thủy tinh, kẽm gai. Đứa nào ngon trèo qua, ông xử lý mày không đẹp không ăn tiền! Trong cái hàng rào đó có thể là một người, một nhóm người, nhóm ma cũ, nhóm ma mới,... Tôi đã từng phản đối gay gắt về ý kiến đề nghị tôi "để box Vespa bên ttvnol cho anh em HN chơi, còn anh em SG vào chơi bên vespavn". Đó há chẳng phải là nỗ lực xây lên một cái hàng rào có gắn mảnh thủy tinh, kẽm gai và gài cả điện sao? Đó chẳng phải là cái làm cho Những người bạn Vespa bị chia rẽ sao? Và qua hành động nói không thật, làm không thật và sống không thật, nếu không nói là bịa đặt trắng trợn của một vài "cái hàng rào", mọi thứ bị xuyên tạc gây nên những hiểu lầm và những cuộc chửi mắng mạt sát đáng xấu hổ.
    7. Văn hóa "biết ngượng": nói đến chữ "xấu hổ" thì nói luôn chuyện này. Chúng ta đều cảm thấy hổ thẹn khi buông ra những từ ngữ không nên có trong từ điển, hoặc văng ra những thứ đáng lẽ chỉ nên dấu ở chỗ kín trong người. Có nhiều cách để con người giao tiếp với nhau, và ngôn ngữ luôn có mặt trái. Nó giúp người ta truyền thông điệp, nhưng nó cũng là tòng phạm truyền đi những thứ rác rưởi. Bản thân những "con ma" cũng cảm thấy hổ thẹn với chính mình khi văng ra những thứ như vậy. Cho nên họ mới là "con ma".
    8. Thiếu ý thức: chuyện vượt đèn đỏ của dân Vespa là chuyện cơm bữa. Xe bình thường vượt đèn đỏ không sao, Vespa vượt đèn đỏ là sẽ có ngay câu cảm thán "Mịe, cái bọn Vespa đua đòi này đúng là...". Tổ chức đi đâu chơi xa, việc yêu cầu Vespa đi hàng 2 là chuyện no table miễn bàn. Cậu cứ đi theo kiểu của cậu cho nó máu. Cộng thêm chuyện chửi bới trên mạng, định kiến có sẵn của người ta đối với dân Vespa "đua đòi" thế là lại có cơ hội lớn nhanh như thổi.
    9. "Khôn cá nhân là khôn dại, dại tập thể là dại khôn": một câu nói cay đắng làm cho chúng ta thấy xấu hổ. Ai có ý kiến gì đóng góp sẽ bị xem là thằng này/con này muốn chơi nổi, chẳng thà ngậm miệng ăn tiền, cả lũ có xấu cũng chả biết cụ thể đứa nào xấu. An toàn!
    Hãy nói thật và ngẩng cao đầu! Đó là lời kêu gọi trong cuộc tranh luận Nước Việt ta nhỏ hay không nhỏ. Một chiến hữu alô tôi, bảo là ông khéo không là đưa vấn đề lên cao siêu quá đấy, khéo anh em họ thấy nhiều cái hạn chế quá họ chán. Tôi bảo không sao, Những người bạn Vespa chỉ là cái nhỏ, rất nhỏ trong cái vĩ đại của dân tộc Việt. Tôi cứ chia sẻ niềm tự hào mình là con Rồng cháu Tiên, coi như để tự nhìn lại mình thôi mà. Vespa là cái cớ thôi. Cũng như anh em Vepsa đến với nhau vậy, ban đầu là xe, sau là cái tình. Còn cái tình nghĩa là còn bạn bè. Lo gì nhỉ !
  7. ThangVespa

    ThangVespa Moderator Staff Member

    Tham gia ngày:
    09/12/2002
    Bài viết:
    1.148
    Đã được thích:
    0
    Ai - Ở đâu - Thế nào
    Cảm động với những lời khích lệ của các bác các anh em. Thôi em lại làm tù và cho nó tiếp cái loạt Quán cóc đây ạ. Sáng nay lại có một bác chiến hữu hạch hỏi chuyện sao ông cứ viết cái gì lòng vòng thế, dí dao vào chuyên môn cho nó gọn. Đành phải hầu chuyện bác đây, bác chiến hữu gàn ạ!
    Đây là bài học sơ đẳng ngày trước tôi học. Tôi không đủ khả năng đưa ra lý thuyết mới, chỉ tập tễnh moi lại những gì được người khác chỉ cho hay trích dẫn những gì người khác viết. Rồi học cách áp dụng cho mình. Ông thầy dạy rằng để làm bất cứ cái gì trên cõi đời này, dù to như cái đình hay bé như que kẹo, đều cần trả lời 3 câu hỏi:
    1. Ai: nghĩa là phải xem mình là ai, là thằng ku nào, là cái hĩm nào; nghĩa là xem mình đang tại vị như là một thực thể nào, xấu thế nọ, tốt thế kia.
    2. Ở đâu: mình biết mình ở đâu rồi, biết mình là ai rồi, bây giờ phải xác định muốn đi đâu đây, xa hay gần, Huế hay sông Nin, đạt đến niết bàn hay lưng chừng núi,...
    3. Thế nào: rồi, mới tính đến chuyện đi bằng cách nào, làm sao, bi đát hào hùng hay bạo lực trữ tình.
    Đành làm chuyện loay hoay phân tích xem dân Vespa là ai, hỉ nộ ái ố ai lạc dục theo kiểu nào; đoạn sẽ nghĩ coi họ nên đạt đến sự cảnh giới thượng thừa nào; rồi cuối cùng mới e lệ thò ra cái ấy xem họ nên hợp thành cái này hay cái nọ chăng. Gian nan lắm bác ạ! Kíu kíu...
  8. ThangVespa

    ThangVespa Moderator Staff Member

    Tham gia ngày:
    09/12/2002
    Bài viết:
    1.148
    Đã được thích:
    0
    Những người bạn Vespa không nhỏ!
    Úi, mấy hôm nay bận tối mắt, chạy tới chạy lui chạy xuôi chạy ngược. Nhưng áy náy bổn phận phục vụ Quán cóc, đặng khách khứa có trà thuốc lai rai ba sợi, bèn rị mọ chổng mông thổi lửa nấu nước pha trà... Tự mình dí dao để bắt mình nấu nước nên làm biếng thấy bà. Nhưng ngồi gõ được vài ba chữ lại thấy máu Vespa chạy vòng vòng, lại thấy anh em chiến hữu lả lướt nói cười. Xong, nổi hứng liền.
    Tôi tự biết mình nghiện cái cộng đồng xe cổ là đà này rồi. Và viết lách tào lao thiên địa, tìm cái gì đó để chia sẻ với anh em nó thành nhu cầu, thiếu chắc chết. Trở lại chuyên đề "Nước Việt Nam ta nhỏ hay không nhỏ?" để nói tiếp, bây giờ đến những điểm mạnh đáng tự hào của Những người bạn Vespa. Tôi đọc đến một chủ đề về những tố chất của một quốc gia vĩ đại, và thấy chiến hữu của mình có đủ cả.
    1. Tứ hải giai huynh đệ: đã lâu lắm, một lần lang thang biển đêm Vũng Tàu sau một ngày làm việc, lê la càfê nghe đi nghe lại A winter''s tale của David Es***, tôi ước mình có bạn ở nơi biển rì rào, gió lao xao này, để cùng chia sẻ chút cảm nhận, một chút thôi cũng được. Và tôi ngợp khi bây giờ đi đâu tôi cũng có những người bạn, không, gọi là chiến hữu nghe phê hơn, những người bạn sẵn sàng "làm thịt" tôi cho đến khi chúng tôi quyến luyến chia tay. Tôi đã làm một gã bạn vốn tự hào "tao là thằng nhiều bạn nhất trên cõi đời này" phải suýt khóc vì ghen tị. Rồi thì gã bạn ấy sẽ còn phải nghiến răng nghiến lợi dài dài thôi, đồ chưa vỡ bụng kít đã đòi bay bổng!
    Tôi cũng rất tự hào khi nói rằng: Những người bạn Vespa đã tổ chức được 2 lần Hội ngộ ba miền, và lần thứ 3 đang được chuẩn bị rất chu đáo. Điều này có lẽ chưa có cộng đồng nào làm được.
    2. Tính đa dạng: mấy lần rỗi rãi tán dóc chơi, chúng tôi ngồi nhẩm và đưa ra kết luận: phi công vũ trụ thì thua, chưa ông nào biết bay cả, chứ dường như ngành nghề lĩnh vực nào Những người bạn Vespa cũng làm ráo nạo. Kỹ sư, kiến trúc sư (úi, đông quá), bác sĩ (phụ sản cũng có luôn), họa viên, hoạ sĩ, chuyên viên IT, hải quan (giựt mình), luật sư (lại giựt mình), hướng dẫn viên du lịch, marketing, quảng cáo, sư phạm, thuyền trưởng, nhà báo, quản trị dự án, kinh doanh,... và cả... hacker nữa.
    3. Khát vọng đua tranh: có thể khẳng định không ngoa rằng Những người bạn Vespa đã sở hữu được một kho thông tin khổng lồ mà các cộng đồng xe cổ trên thế giới chưa chắc đã có. Có thể mớ thông tin này tản mát đấy, nhiều khi mò mẫm sai thấy ớn, nhưng vì nó được dâng hiến bởi những con nhạn là đà nên nó ngày càng phình ra và cực kỳ phong phú. Dân chơi xe đến sau tìm thấy một chỗ dựa đáng tin cậy cho cuộc chơi máu lửa của mình. Những tay chân ướt chân ráo đi lảo đảo bị chụp cổ lôi vào, họ như mê đi và miên man trong niềm hoan lạc vì kho thông tin và những cuốn từ điển sống. Và cái thông tin này đố ai có được, vì nó là cho dân chơi xe Việt Nam và về thị trường xe Việt Nam mà.
    4. Khát vọng khám phá và chinh phục: để có được một cái nền vững chãi chỉ trong vòng 4 năm, thành viên Những người bạn Vespa quả là những tay đáng nể. Gần như toàn là lơ ngơ láo ngáo thuở ban đầu lưu luyến ấy, họ đã dần chinh phục những con ngựa dở hơi bất kham, bằng nỗ lực và bằng đam mê. Đối mặt với "cái xe thổ tả" ban đầu là những trận cá cược, nhắc lại nghe cười giãy đành đạch, để "xem xe thằng nào qua được cầu Sài Gòn". Vượt qua nỗi sợ hãi, lúc bé là sợ con sâu đang bò, lớn chút là sợ cô bạn cùng lớp, tập tành chơi xe thì lại run lẩy bẩy trước chiếc xe bất trị, để bây giờ tự tin âu yếm cùng em xe, cảm được gió miên man trên cái đầu ít tóc, hay bay bay tà áo dài trong một chiều nhạt nắng.
    5. Tương thân tương ái: tính cộng đồng của Những người bạn Vespa có lẽ không cần bàn. Những hoạt động từ thiện đã và đang làm, chắc không cần nói thêm.
    Có lần vừa tức vừa vui: một nạn nhân là đà bị chết máy xe, alô nhờ cấp cứu. Tôi lúc đó đang chuẩn bị xơi tô bún bò Huế nóng hổi, đành nghiến răng nuốt trọng và lật đật chạy ra chuẩn bị công tác cứu hộ. Mưa nặng hạt, ướt loi ngoi, đến nơi không một bóng người hay xe lai vãng. Móc alô ra định mần cho hạ hỏa, đầu bên kia cười phớ lớ, em có người giải cứu rồi, sorry bác. Hic, đành thôi chứ biết làm sao, vừa nổ máy xe dợm lên đường lại thấy... một tay cứu hộ nữa cũng vừa đến, cũng ướt như mình. Thôi 2 anh em đi làm ly càfê cóc chứ đứng đây giương mắt ếch ra à.
    Đám cưới Vespa, ôi thôi thì bà con chạy như giặc, Đầu bên này lo xe cộ, đầu kia mua hoa, đầu kìa hị hụi chụp ảnh, đầu nọ trang trí nhà cửa.
    Những cú điện thoại lúc nửa đêm chia sẻ chuyện gia đình, những đận lai rai tâm sự giải quyết nỗi lòng hay vướng mắc nghề nghiệp, những phen xoay trần giữa trưa nắng đi xem xe giúp bạn, lo lắng khi chiến hữu bị bệnh, vui khi hắn lên lương, cú khi hắn bán con xe ngon, vân vân... và vân vân...
    À, vừa nhận được cái YIM: "Mịe nó, anh xem có chịu nổi không, thằng X nó vừa làm cái nhà bé mà xinh đáo để, thế mà nó dek thèm alô em đến xem, hix bực như con mực."
  9. loa_ken_den_si

    loa_ken_den_si Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/12/2002
    Bài viết:
    7.720
    Đã được thích:
    1
    Thế là em Tăng đa lính cũng mãi chưa hoàn thiện ...đồ đoàn thì chả gọi là đủ hay thừa , dưng mờ ... chẹp !
    Chiều chú Tùng Itá qua giúp rồi ...
    Lôi cái này lên mong lại đc nghe bác Thắng và anh em khác chuyện trò tâm hự !!!

Chia sẻ trang này