1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Quan điểm của TT về hấp dẫn.

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi Tran_Thang, 09/09/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Con Người luôn cần sự thống nhất.
    Việc truy tìm 'bản chất' hay 'sự thật' hoặc 'chân lý' ..gì gì đó cũng là một cách nói về mục đích thống nhất các sự vật, hiện tượng.
    Các phương pháp kể trên có thể nói là tương đương với nhau.
    Điều gì xảy ra nếu như một con người luôn 'không thống nhất' (nhất quán - logic)?:

    + Một là tâm thần. (3)
    + Hai là con Người của sai lầm - con người nạn nhân của lỗi - con Người tội nghiệp. (4)
    + Con Người tạo sai lầm (cố tình) - chủ thể của tội lỗi (xét theo góc độ Đạo Đức). (5)

    Với đặc tính kể trên, Con Người luôn khao khát sức mạnh, thôi thúc và tìm kiếm 'sự thống nhất' - điều làm nên sức mạnh của mình và cả 'khối thống nhất của mình'.
    Có thể nói 'Thống nhất' là ý chí của con Người.
    Tuy nhiên có 2 khía cạnh:
    + Một con Ng­ười với ý chí thống nhất và có phẩm chất tỉnh táo, khoa học.
    + Một con Người với ý chí thống nhất nhưng nóng vội (khoan hãy xét nguyên nhân của nóng vội - do lịch sử, hoàn cảnh, xuất thân v..v.) chủ quan mê muội v..v. nhằm thỏa mãn ý chí thống nhất của mình. Loại này thuộc dạng (4) hoặc (5).

    Đây là một cú Đề pa - là bến xuất hành. Chúng ta làm một đường hồi quy nữa là trọn một đường quyền. Do vậy chúng ta tạm thời vẫy chào bến và tiếp tục.
    --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    Xét một đối tượng được đề cập - ví dụ như 'Sự hấp dẫn' của TT chẳng hạn. Tự bản thân 'sự hấp dẫn' - là một khái niệm được đưa ra với nội dung là chưa có. Tức là TT chưa đi theo một nguyên lý của sự thống nhất: Tổng hợp từ các sự kiện thành phần thành nguyên lý khoa học thống nhất. Ở đây, một cách đường đột, TT đưa ra một khái niệm mà không có bản 'hướng dẫn khi sử dụng'.
    Do đó, một cách vô tình hoặc cố ý tạo ra một cuộc tranh luận bất tận và không đáng có (vô lý).
    Và việc từ khái niệm 'hấp dẫn' suy diễn sang 'là hiệu ứng cuốn' là khiên cưỡng, là thể hiện ý chí áp đặt của riêng mình.

    Cho nên tôi đề nghị TT nên lấy 'quả táo của Newton' hay thí nghiệm về 'đo hằng số hấp dẫn' làm nội dung cho khái niệm 'hấp dẫn' của mình. Vừa thể hiện sự tôn trọng tư duy thống nhất (của lịch sử khái niệm) và thể hiện sự tỉnh táo và khách quan của mình.

    ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

    Với 'ý nghĩa' đó của khái niệm 'hấp dẫn' - hiện tượng hai vật (vật lý) hành xử với nhau như vậy, tôi xin phép tiếp tục đi sâu vào bản chất của chúng.
  2. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Hãy quay trở lại với việc trước khi đề xuất một quan điểm, chúng ta bắt buộc phải vứt ra bàn các sự kiện. Một quan điểm được đưa ra và gói gọn các sự kiện đó bằng một khái niệm. Nếu tinh ý một chút ta sẽ nhận thấy ý chí thống nhất được 'tác giả' ***g ghép qua việc phát biểu quan điểm. Điều này tạo ra các hệ quả:
    + Một là tạo ra một không gian thống nhất theo quan điểm với các đặc tính (sự liên kết) đi kèm theo các hiện tượng mà tác giả đề xuất - một 'bể cá' mà các chú 'cá vàng' (các đệ tử) tung tăng bơi lội và khám phá trong đó. (Dĩ nhiên những chú cá thật là 'tội nghiệp' - xét theo quan điểm của người bên ngoài bể cá). Điều đấy cũng không có gì bàn cãi nếu không có một ngày các chú cá vàng thấy những ngón tay búng búng ngoài thành bể.
    + Hai là tạo ra những 'đệ tử' cực đoan của trường hợp (4) và (5) - những người mê tín và giáo điều và cũng chẳng khá gì hơn những người 'mắc dịch' (các cụ hay mắng thế).
    Những người này cản trở sự khám phá và tìm hiểu 'những cái búng búng tay' ở ngoài thành bể nhằm tạo ra sự thống nhất cho không gian lớn hơn và tạo ra sức mạnh lớn hơn.

    Đáng lý ra, sau khi đã tìm hiểu kỹ càng 'bể cá' (tiếp nhận hoàn chỉnh các giới hạn của không gian cũ), các chú cá nên phải cố gắng 'phá các kỷ lục' mở rộng không gian như các tiền nhân của các chú. Thế mới là 'hổ phụ sinh hổ tử' chứ lị. [:D]

    Thôi, không bàn nhiều tới việc đấy ngoài việc khẳng định đi tìm cái thống nhất cho cái 'to lớn' kia. [:D]
    --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    Như vậy, khái niệm hấp dẫn dựa trên các thí nghiệm hai vật hay quả táo và trái đất là một cái bể cá chật hẹp khi ta nhìn thấy xa hơn và 'sâu hơn' vào vũ trụ.
    Không gian giờ đã khác.
    Các hiện tượng cũng đã khác.
    Các thành phần và các liên kết giữa chúng cũng đã khác.
    Trong các thành phần cần thống nhất đã xuất hiện cả những cái không liên quan tới 'hấp dẫn' ở một phạm vi nào đó. Có một không gian mà lực hấp dẫn không xuất hiện.
    Và như vậy có thể nói 'không gian hấp dẫn' là một không gian con ứng với một trường hợp riêng nào đó của vũ trụ. Như thế là nó có biên. Biên nó ở đâu? Biên nó ở ngay kích thước của nguyên tử. Hài hước thì có vẻ như vũ trụ như cái giỏ mà ở dưới thì phình to, trên thì bé tí.

    Điều này nói lên rằng, không gian con xuất hiện lực hấp dẫn không hoạt động một cách tự thân và tách biệt mà có một sự liên hệ (nếu không nói là phụ thuộc) với một 'không gian khác' mà có thể sẽ to lớn hơn nhiều. Hằng số duy trì không gian này ít nhất cũng là cũng có một - đó là kích thước nguyên tử. Không gian đó được 'đóng gói' với một loạt các phẩm chất và xác định được trong không gian hấp dẫn.
    --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    Hấp dẫn thì làm không gian hấp dẫn suy sập, nhưng chính lực căng trong nguyên tử kéo dãn, có thể là rách không gian. Vậy một số câu hỏi:
    + Không gian 'bên kia' có 'thống nhất' và liên thông với nhau không? Câu trả lời là có: ấy thể hiện là điện từ trường. (chú ý từ 'Trường' - một cách gọi những hiện tượng, những giá trị vô hướng không thuộc không gian véc tơ).
    + Làm cách nào để thâm nhập? Chỉ có ánh sáng - một thứ thuộc không gian véc tơ là có thể thâm nhập. Con này luôn nằm ở ranh giới của không gian véc tơ và không gian nguyên tử.

    Sơ sơ thế đã. Bác TT móc lốp tôi đi. :))
  3. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Đúng, con người luôn cần sự thống nhất. Tuy nhiên, bước tiếp theo sẽ là gì ? Thống nhất để làm gì chứ ? Nếu thống nhất chẳng để làm gì cả thì xu hướng hậu thống nhất tất yếu là sẽ là sự chia rẻ. Chia rẽ vì đủ mọi lý do, hay nói cách khác là người ta sẽ lấy mọi lý do, nhấn mạnh là mọi lý do, để chia rẻ. Hệ quả sẽ là: kẻ cần sự thống nhất để làm một cái gì đó, cũng xin nhất mạnh là làm một cái gì đó, sẽ chẳng thể làm một cái gì đó dựa trên nền tảng thống nhất đó. Vậy thì ta có thể kết luận, bản chất con người luôn là sự chia rẻ...Ý chí con người trong trường hợp này là tìm tòi sự khác biệt...

    Mình cũng không phải nhà nghiên cứu chuyên nghiệp. Những ý tưởng chợt đến rồi chợt đi. Tôi thích nắm bắt những ý tưởng, như trò chơi ô chữ, tôi bắt đầu tại một vị trí bất kỳ, rồi tôi lại lần tìm. Liệu tôi có tạo nên một sự kết nối nào đó không. Đấy không phải là sự thống nhất, mà chỉ là một mối liên hệ, như người ta đã tìm thấy mối liên hệ giữa vật lý và hóa học...
  4. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Hành động đó - hành động kết nối, bản chất nó đã là sự thống nhất.
    Giữa những thế giới riêng (không gian con) cần có một mối liên hệ. Người giải quyết được vấn đề đó chính là người đã thống nhất được các sự kiện riêng biệt vào làm một hệ thống nhất và liên tục.
    Không phải nghi ngờ gì.
    Đúng thế, thống nhất rồi tìm kiếm, không gian mới, sức mạnh mới rồi lại đợi chờ người thống nhất, chờ đợi mối liên hệ nào đó để thống nhất.
    Tại sao tôi lại phải ra đường và ngày nào cũng thôi thúc tôi làm như vậy?
    Có gì bí ẩn chăng?
    Tự nhiên là liên tục và thống nhất. Nếu nó không thống nhất, chúng ta sẽ không có cách nào có được liên hệ với nó, có tri thức về nó. Do vậy đứng trước bất kỳ nghịch lý nào (tạm thời nghịch lý với lý thuyết thống nhất đang dùng) thì nghịch lý đó càng chứng tỏ một điều rằng khả năng của chúng ta đang hạn chế và trái với sự liên tục, thống nhất của tự nhiên.
    Đó là động lực làm cho con người luôn phải tìm kiếm 'vấn đề' và 'kết nối'.

    Thôi, nói lan man, tập trung vào vấn đề cụ thể. Không gian hấp dẫn có liên hệ gì đối với kích thước planck?
  5. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Vâng, không gian các sự vật hiện tượng vận động có sự hiện diện của hấp dẫn là một gói - khái niệm đã được xác lập nội dung bằng cách lập các thí nghiệm, theo dõi sự vận động, thiết lập các mối liên hệ của chúng.
    Toán học đã nghiên cứu rất kỹ về các khái niệm - phạm trù và tư duy đạt đến độ trừu tượng kinh khủng. Chúng ta không ở đây để học toán. [:D]
    Các Bác muốn đi sâu thì cứ lao vào. :-bd
    Tôi chỉ xin phép sử dụng vài khái niệm nho nhỏ của họ để tư duy vậy.\:D/
    Không gian véc tơ đang nghiên cứu là một không gian trên các trường vật lý.
    Nó giống như chúng ta đang ngồi trên một chiếc thuyền và lênh đênh trên mặt biển. Mỗi một cm trên mặt thuyền đều bị một áp suất tác dụng vào. Nó vặn, lắc, xô đẩy, kéo dãn các kết cấu con thuyền, làm cho chúng tương tác với nhau.
    Từ đấy có thể xem 'hấp dẫn' như là một hệ quả tác động của trường vật lý lên không gian chúng ta đang sống vậy.
    Nó là hình ảnh một hòn đá được ném xuống (với năng lượng nào đấy) mặt hồ và tạo ra một chỗ trũng, khuyết nào đấy về giá trị của trường đó. Nó tạo thành một thế năng và với bản chất đàn hồi, vĩnh cửu gây áp lực ngược trở lại vật (sự xuất hiện của khối lượng và các định luật vật lý).

    Việc nghiên cứu và giả thuyết, vẽ một sự tồn tại của 'một không gian bên kia' trường vật lý, các nhà toán học làm tốt và tự do hơn chúng ta nhiều, bằng các khái niệm tập hợp, ánh xạ... rất logic và chặt chẽ.


    Nhưng có một điều rất chắc chắn, những không gian 'ảo' (do dựa trên các phương pháp tư duy quy nạp, tổng hợp, v...v và tất nhiên là mong muốn thống nhất tất cả) dựa trên một quan niệm về nhân quả mà đã nêu lên ở phần trên.
  6. dangiaothong

    dangiaothong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    4.854
    Đã được thích:
    7
    Một điều rất chắc chắn, chắc chắn nhất là bạn khẳng định rất hùng hồn về nhiều điều chắc chắn mà không có một luận cứ nào cả.
  7. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Luận cứ ư?
    Chắc ĐGT chưa xem các Nhà toán học 'biểu diễn' các khái niệm trừu tượng.
    Quanh quẩn chỉ là thế giới quan thôi.
    Họ luôn luôn tìm kiếm và tạo ra các loại không gian ảo trong toán học với các quan hệ được định nghĩa và liên hệ với thế giới thực như ta đang thấy.
    Đó cũng là một cách phân tích thế giới thực về các không gian thành phần. Cũng như trong văn học, người ta cũng tạo ra thế giới cổ tích và thần thoại để giải thích cho sự hiện hữu của TG thực này.
    Đó chẳng phải là tư duy nhân quả đấy sao ? (Toán học hình như gọi là tính đối xứng)
    Đó chẳng phải là mơ ước về một sự thống nhất đấy sao?
    Tất nhiên, lý thuyết nào cũng còn phải chờ đợi sự xác nhận của tự nhiên.
    Chưa thấy Rồng bao giờ thì cũng chưa thể tuyệt đối xác nhận rằng có thế giới của Rồng thực sự.
    Cứ từ từ.
  8. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Ờ mà cái không gian ảo này (IT) được đóng dấu xác nhận sự tồn tại rồi đó.
    Quả là sự sáng tạo vĩ đại.
  9. dangiaothong

    dangiaothong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    4.854
    Đã được thích:
    7
    Ý của mình là bạn đang chưa thấy rồng bao giờ nhưng vì chưa ai rõ thực hư, đã khẳng định là "Chắc chắn có rồng". Đấy, hiểu vấn đề chưa? Các nhà khoa học không bao giờ làm thế cả đâu. Chỉ có cái chưa biết, không cái gì là không biết. Và không biết thì không nói bừa, đó là tự trọng khoa học.
  10. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    !!!

Chia sẻ trang này