1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Quan điểm của TT về hấp dẫn.

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi Tran_Thang, 09/09/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Đây là chủ đề mở (ví như một "thị trường tự do" vậy). Vậy mọi người cứ tự nhiên đưa quan điểm và tranh biện.=D>
  2. ntt0180

    ntt0180 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/05/2005
    Bài viết:
    1.115
    Đã được thích:
    0
    Đỏ 1:
    Vậy thế hiệu ứng hấp dẫn là hiệu ứng của cái gì? Ánh sáng ko có khối lượng sao vẫn bị hấp dẫn? Cuốn là một động từ mà. Bạn ko hiểu động từ đó mô tả hình ảnh của hiện tượng nào trong tự nhiên sao? Kể cả điểm ko có khối lượng nhưng quay với vận tốc lớn cũng có thể tạo ra hấp dẫn. Tôi đang nghi ngờ đó là tâm của hố đen.

    Tôi hiểu ý của FS khi bắt bẻ đoạn này. Ý là khối lượng nếu ko phải là sức nặng của một vật, thì vật đó quay cũng chả có tác dụng gì - tức sẽ ko cuốn được các vật khác. Nhưng tự thân vật thể ko tạo ra khối lượng cho chính nó. Như trong trường hợp trái đất quay hút quả táo, thì sự quay của thái dương hệ quanh tâm mặt trời tạo khối lượng cho trái đất.

    Vả lại ko phải chỉ có khái niệm vật thể là khái niệm cơ bản mà còn nhiều khái niệm khác như: nhiệt độ (vật thể đó nóng hay lạnh), thể tích (vật đó chiếm bao nhiêu phần ko gian), áp suất (mức độ tập trung vật chất trên một đơn vị thể tích với chất khí và chất lỏng), khối lượng riêng (độ chặt) với chất rắn, hình dáng (hình thù của vật), nguyên tố cấu tạo nên vật.

    Đỏ 2:
    Có bao giờ định nghĩa một từ, mà người ta lại sử dụng chính từ đó cho việc định nghĩa ko?

    Đỏ 3:
    Vật chất ta đang sờ thấy đây, nhìn thấy đây, cảm nhận được đây chỉ chiếm khoảng 5% của vũ trụ bạn ạ. Thứ vật chất mà cô đặc thành vật thể để Newton thí nghiệm đó, Mac viết triết học đó. Khoảng 25% của vũ trụ là vật chất tối, tức ta ko biết nó là dạng vật chất gì. Khoảng còn lại là năng lượng tối - tức ta còn ko biết nó là gì. Ko biết nó có phải là vật chất hay hình thái nó là gì.

    Tức là khái niệm vật chất bây giờ rất là nhỏ hẹp. Nhỏ hơn khái niệm năng lượng rất là nhiều. Tất nhiên nói khôn như Mac thì ko bao giờ lạc hậu, vì chúng đều là "thực tại khách quan, tồn tại ngoài ý thức con người..."
  3. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Suy nghiệm của tôi gặp ý của ông bạn tại đây. Nếu Big Bang giải phóng năng lượng và tạo không thời gian thì phải có một dạng "vật chất" nào đó có bản chất trái ngược với năng lượng. Có thể vật chất G là vật chất tối hay năng lượng tối ? Và chúng tạo hấp dẫn ?

    Ta ném trái bóng xuống nước. Tại thời điểm bóng chạm mặt nước thì nước bắn tung tóe. Ví như thế thì trường hấp dẫn phải "loãng" hơn chân không vũ trụ chứ. Hoặc nếu không gian là vật chất (space is material) thì trường hấp dẫn phải là non-material, hoặc một dạng khác của vật chất tối hay năng lượng tối. Tất thảy vẫn chỉ là giả thiết...
  4. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Là của một khối lượng mo (khối lượng nghỉ của photon) khi bay với vận tốc c = 300000km/s.
    Khi bay, toàn bộ khối lượng đó biến thành năng lượng điện từ, trở thành một dạng chuyển động cực đoan nhất trong không gian.

    Ôi ôi! Điểm không có khối lượng nó là chân không đấy. Nó là chẳng là cái gì thì nó có quay đến 1 tỷ tỷ vòng trên giây thì nó cũng chỉ là không có gì nhé. Thế mà nói rằng Đến chết ngất với Ông này, đến logic tối thiểu này mà cũng không tư duy được. Đi khám Bác sỹ đi, không còn tỉnh táo nữa rồi.

    À, nói về hố đen à? Hố đen có khối lượng đấy! Nó 'cực nặng' đấy, mật độ 'vật chất' cực cao đấy, chứ không phải là 'điểm không có khối lượng' đâu. Mà dĩ nhiên rồi, có khối lượng nên mới có hấp dẫn.

    Làm gì có thứ tư duy như thế này: Không gian cuốn => có hấp dẫn => có khối lượng.
    Chưa ai từng thấy cái 'không có gì' cuốn bao giờ cả nhé. Chỉ có vật chất cuốn, không khí cuốn (áp thấp) hoặc các ngân hà cuốn. Ấm đầu vừa vừa thôi, nghe chuyện 'Hoàng đế cởi truồng chưa'? Đừng bao giờ nói về 'điều không có thật'

    Nói thế còn nghe được. Ít nhất cũng có chữ 'sự quay của thái dương hệ'.

    Tất cả các khái niệm kia đều là thuộc tính của vật thể tương ứng với hình thái vận động, thể hiện của nó (nhiệt độ tăng, giảm, thể tích thì giãn, nở...v..v.). Nó tồn tại là thứ yếu. Vật thể mới là tồn tại chính yếu, là thật. Khoa học là nói thế, bản thể chính là vật thể. Đập ra cục sắt thì nói bản thể (đối tượng) là sắt, đập tiếp ra nữa thì thấy phân tử sắt, nữa là nguyên tử v..v. Thấy gì nói nấy (từ thí nghiệm mà ra), đừng hão huyền.
    Và từ đấy để giải thích các hiện tượng nhiệt thì ta nói rằng các nguyên tử dao động, bức xạ nhiệt v..v., áp suất thì là do các nguyên tử khí hoặc chất lỏng nhận năng lượng, dao động mạnh, tác động vào thành bình mà ra.
    Chẳng lẽ ngần ấy mà không đủ giải thích các hiện tượng hay sao mà cứ phải này nọ?

    Đoạn này thì xin xem lại đoạn trích của FS:
    Bản chất của hấp dẫn là theo đúng định nghĩa: Là hiệu ứng hấp dẫn do các vật có khối lượng hút nhau.
    Định luật này là hiển nhiên và có nội dung được biểu diễn bằng thí nghiệm cụ thể, không thể bàn cãi.

    Câu 1 không thể tách khỏi câu 2 (cùng ngữ cảnh, câu 2 nhằm giải thích cho câu 1)
    Tôi đã phải vác cái thí nghiệm về hấp dẫn vào để làm nội dung cho khái niệm 'hấp dẫn' rồi còn hỏi gì? Trích wiki nhé:
    http://vi.wikipedia.org/wiki/Thí_nghiệm_****ndish
    Rõ ràng khái niệm 'hấp dẫn' được đẻ ra ở đây. Đó là một thực tế đúng, không ai chối cãi được.
    Ông nào dám ăn cắp khái niệm 'hấp dẫn' về cho mình và dám nói rằng nó đẻ ra do 'không gì cả' 'cuốn lộn tùng phèo' mà thành?
    Chiếm 5% chỉ là phỏng đoán. Giống như việc ta ngồi dưới đáy giếng mà nhìn lên thấy trời chỉ bằng cái vung. Muốn biết rõ thì phải ra ngoài. 'Trăm nghe không bằng một thấy, trăm thấy không bằng một sờ'. Giống như 'Ngài' nhìn thấy cái lưng tôi, mà không thấy cái mặt tôi vậy, muốn thấy thì phải vận động ra chỗ khác hoặc là tôi vận động. Chẳng phải mỗi ngày, mỗi tháng, các nhà khoa học lại phát hiện thêm cái này, cái nọ đấy sao?
    Sự hạn chế cho việc 'kiểm đếm' vật chất có thể nằm ở các dụng cụ, thiết bị mà các nhà khoa học đang dùng. Mỗi khi chế một thiết bị mới, mỗi lần khả năng của các nhà khoa học tăng lên một bước. Đó là chưa nói tới các sai số mà người ta thường chấp nhận trong tính toán sẽ được khuyếch đại như thế nào khi nó phóng ra quy mô vũ trụ.
    Thế cho nên, cái mà người ta chưa nhìn thấy, chưa phát hiện thì gọi là 'vật chất tối' chứ bản thân cái gọi là 'vật chất tối' nó chẳng phải là thứ 'ma quái' gì đâu. Nó thể ở một góc nào đó, với điều kiện vật chất cực kỳ khác biệt với điều kiện trên trái đất và cấu tạo của nó cũng khác hoàn toàn, thậm chí nó tồn tại ở các dạng hạt hạ nguyên tử v..v...không loại trừ.
    Nhưng tuyệt đối nó chẳng phải là 'cái không có gì' mà xoắn - một thứ vô nghĩa.
  5. ntt0180

    ntt0180 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/05/2005
    Bài viết:
    1.115
    Đã được thích:
    0
    FS ko tin vào các kết quả nghiên cứu, tức ko tin vào các nhà khoa học. Vậy mà lại dùng kiến thức do họ phát biểu để bắt bẻ tôi, kể ra cũng khôi hài thật!
    Bởi về mặt bản chất các kết quả có thể luôn được cập nhật, và các lý thuyết cũng luôn được cập nhật. Tất nhiên, tôi ko nói đến lý thuyết của tôi. :-w
  6. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Không tin gì? Nghiên cứu gì?
    Người ta nói 5 % là các vật chất như mọi người đã thấy, còn lại là vật chất tối và năng lượng tối.
    Vật chất tối tôi đã giải thích.
    Năng lượng tối có thể là nằm ở các dạng vận động của 'vật chất tối' v.v.v.
    Tất cả đấy là giả thiết, là nói về những cái chưa biết.
    Tôi không tin cái gì nhỉ?
  7. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Đấy, mọi thứ đều bắt đầu từ cái 'suy nghiệm' này đấy. Tức là thế nào? Là sử dụng những công cụ tri thức đã có trong cái 'không thời gian này' ( tôi cho nó trong 'nháy nháy' bởi vì bản chất mơ hồ của khái niệm mà người ta đề xuất) để mà nói về một cái không ở trong 'không thời gian này'. Thế hoá ra chúng ta có khác gì ếch ngồi đáy giếng? Công cụ tri thức lớn nhất của ta chỉ là 'cái miệng giếng'? Ta dùng nó để giải thích cái 'bao la' đây ư?
    Đúng vậy, câu khẳng định 'trời to bằng miệng giếng là khẳng định sai', nhưng nó là sự hiểu biết tương thích với hiện thực.
    Việc khẳng định 'tồn tại những thứ ngoài miệng giếng' là đúng đắn nhưng nó chưa có nội dung thông tin. Và cái chúng ta cần là cần những khám phá, lấp đầy cho khái niệm đó, chứ không cần những giả định vô lý ngoài thực tế.
    Quay lại vấn đề về Big Bang. Vì sao chúng ta lại có suy niệm về 'khái niệm' ấy? Vì chúng ta quan sát các thiên hà, vật chất đang ngày càng rời xa nhau với một gia tốc nào đấy. Thế là với kinh nghiệm ấy, người ta suy ngược lại, dựa trên gia tốc giãn nở, vũ trụ ngày xưa cách đây 14,7 tỷ năm chỉ là một điểm với kích thước plank = 10( 33) cm và ở thời gian 10 (- 43 s) sau vụ nổ lớn (giả định, và gọi là kỷ nguyên plank) . Đến đây mọi tri thức về nó đều mù tịt. Nhưng như thế mới là đúng và hợp logic, 'cái gì đó' phải sinh ra từ 'cái nào đó', không phải hư vô.
    'Vật chất tối' có nguồn gốc về ý niệm từ đây - 'một cái gì đó không rõ' gọi là 'điểm kỳ dị' mà lại ảnh hưởng đến toàn bộ, toàn vũ trụ, đến cả thời gian.
    Thực ra tư duy ấy chỉ là thuần lý thuyết và chưa đáng tin cậy. Tri thức ấy mang tính võ đoán và không thể chỉ 'chứng minh' bằng công thức toán học thuần tuý. Nó cần thực nghiệm nhiều và chính điều ấy làm động lực cho hoạt động con người, làm cho con người phải liên tục tra hỏi và tìm kiếm tri thức.
    Thực tế diễn ra là chỉ có vũ trụ và các hiện tượng diễn ra là ánh sáng từ các thiên hà tới chúng ta đang ngày càng dịch chuyển về phía đỏ. Thực tế là chỉ có con người đang sống và đang tìm tòi tri thức.
    Ý niệm về 'điểm kỳ dị' có lẽ đóng vai trò bản thể cho khoa học, và cho lịch sử vũ trụ nói chung. Con người vừa sống trong vũ trụ đồng thời lưu giữ thông tin của vũ trụ, của toàn bộ lịch sử của nó. Điều ấy làm cho cuộc sống của con người có ý nghĩa và sự tồn tại của vũ trụ có ý nghĩa.
    Đã chấp nhận 'điểm kỳ dị' thì không cần phải hỏi cái gì đó ngược lại với năng lượng, vì bản thân 'điểm kỳ dị' là đã một cách đầy đủ ngược lại với tất cả - không gian thời gian và các hình thái vận động của vật chất - năng lượng. Chính nó đã gây ra tất cả.
    Như vậy Big bang đã sản sinh ra các thù hình vật chất, nằm trong không gian và thời gian (không gian và thời gian là phổ quát toàn vũ trụ). 'Vật chất tối' ở đây chỉ còn ý nghĩa là những 'thù hình vật chất' mà con người chưa tìm thấy và được thấy. Năng lượng tối có lẽ là năng lượng nằm ở sự vận động của chúng và bản thân khối lượng của chúng. Vật chất tối và năng lượng tối không có nghĩa là ngược với vật chất và ngược lại với năng lượng (kiểu phản vật chất và phản năng lượng) mà chỉ đơn giản là nó khác ở đây.
    Tôi cũng xin lưu ý là: Quan niệm thế nào là không gian và thời gian? Thời gian luôn gắn với sự vận động của vật chất. Vật chất còn vận động thì còn thời gian. Giống như vũ trụ có giãn nở thì mới sinh ra thời gian. Nếu không nó chỉ đơn thuần là một 'cục gì đó' lưu giữ toàn bộ thông tin về nó, bất động và chết cứng. Do vậy, không có cái gọi là 'thời gian thuần tuý tách rời vận động', nếu có nó là hành động chủ quan của con người, sinh nó ra trong những hệ thống lý thuyết của mình, đặt nó tách rời và nó đối lập trong mối tương quan với các đại lượng khác của vận động.
    Không gian? Quả thực tương tự như thời gian, cũng là một miền 'tưởng tượng' mà ở đó ta có thể hình dung nó vắng mặt toàn bộ sự hiện diện của vật chất, nó thuần lý thuyết. Vì sao? Vì thực tế chưa ai thấy và tạo ra được một miền mà vắng đi sự hiện diện của vật chất. Nếu ta hút không khí ra ngoài một quả cầu, miền không khí đó không phải là không có gì, mà là tràn ngập sóng điện từ, hấp dẫn - sự hiện diện của vật chất khác).
    Do đó, không gian chỉ có ý nghĩa lý thuyết, được sử dụng trong phạm vi hẹp của một lý thuyết dành cho những đối tượng cụ thể. Ở phạm vi toàn thể vũ trụ, khái niệm này được sử dụng tôi thấy rằng rất 'nhoè' và thiếu chính xác. Không gian phải luôn gắn liền với vật chất, ở đó, nó là sự tiếp nối của vật thể này tới vật thể khác, qua nó ta thấy được những ranh giới giữa các vật thể, đếm được chúng, giống như đếm được những 'vạch' trên một chiếc thước.
    Ta hãy xem định nghĩa: 1m là một đoạn kim loại đang được lưu giữ tại Paris. Nhưng như thế chưa đủ, 1m kim loại đó, soi rõ ra thì có bao nhiêu nguyên tử đang hiện diện và liên kết trong đấy? Rồi thì xem xét nữa ta thấy nó là một chuỗi lên kết phức tạp giữa các hạt hạ nguyên tử v...v. Rất là mệt. Tóm lại khái niệm không gian luôn gắn với một miền mà ở đó có sự hiện diện của vật chất. Tương tự như vậy, thời gian cũng được gắn với chuyển động của 1 loại vật chất nào đó, đồng hồ chẳng hạn, hay là một dạng dao động của một nguyên tử nào đấy?

    Tôi nói rông dài như vậy nhằm mục đích gì? Chỉ rằng chúng ta cẩn thận với việc dùng 'khái niệm' của mình. Một sự nhầm lẫn, nhập nhèm từ ban đầu, có thể dẫn ta tới những nhận thức lệch lạc, siêu hình ngoài khoa học.
    Các cụ đã nói: Sai một ly, đi một dặm. Các Bác cẩn thận.

    Đấy, tôi biết ngay mà, khái niệm 'không gian' tách rời vật chất đã gây ra sự đối lập không thực tế không cần thiết giữa 'hấp dẫn' và 'chân không'.
    Đúng thế nó chỉ là giả thiết và tưởng tượng. Mà phần nhiều đó là không tưởng.
    :-bd
  8. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Đúng là trong cái mớ hỗn hợp tri thức, khái niệm ta phải chọn ra những món thich hơp cho "bữa ăn" tư duy của mình. Nếu ta cứ xăm xoi rằng thực phẩm cũng chỉ toàn hidrocacbon cùng một ít khoáng chất thì ta cũng chẳng chế biến, nấu nướng được món gì. Moi suy niệm về tri thức theo chiều sâu đều đưa ta đến sự vô nghĩa của khái niệm thực phẩm. Như thế suy nghiệm theo chiều sâu là dẫn đến bế tắc. Các khái niệm khoa học không thể được đồng nhất như thế. Einstein cũng kết luận mọi sự vật đều mang tính tương đối, tức các tính chất của chúng phụ thuộc lẫn nhau và phụ thuộc vào toàn bộ vũ trụ. Có một sự đồng nhất về khối lượng và năng lượng, tuy nhiên khối lượng vẫn là khối lượng (m) và năng lượng vẫn là năng lượng (E). Khoa học là tìm mối liện hệ, tương tác giữa các khái niệm. Để làm gì ? Chỉ để nảy sinh những khái niệm mới. Lịch sữ khoa học là lịch sử của sự nảy sinh những khái niệm mới. Võ đoán trong khao học là sự từ bỏ những đường mòn dài đằng đẳng những khái niệm, từng chương. Võ đoán trong khoa học là tìm một lối đi tắt qua trực quan cảm nhận. Trong khoa học cũng không nói đến cái không tưởng, mà khoa học là mọi cái bạn có thể tưởng được...:-bd
  9. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Không bao giờ có khái niệm 'võ đoán khoa học' đồng chí nhé. Võ đoán là hành động luôn đi ngược trái ngược với khoa học. Võ đoán là thiếu cơ sở thực tế. Khoa học là dựa trên cơ sở thực tế. Khái niệm của 'khoa học' là bắt nguồn từ vấn đề của thực tế, lấy thực tế làm nội dung.
    Ví dụ, khái niệm 'hấp dẫn' được sinh ra từ khi Newton quan sát quả táo rơi.
    'Điểm kỳ dị' lấy cơ sở từ việc thiên hà vận động xa nhau với gia tốc nhất định..v..v
    Võ đoán là sự suy đoán thiếu cơ sở và khả năng kiểm chứng.
    Ví dụ tôi giả định là 'thế gian có ma' chẳng hạn. Thật mơ hồ phải không ạ. Nói những điều không ai có thể tìm thấy và nhìn thấy được, do đó trí tưởng tượng có thể tha hồ vung vít.
    Ở đây động từ 'tưởng' lại bắt đầu nhập nhèm giữa hai động từ 'tưởng tượng' và 'cảm nhận thực tế'.
    Tôi cho là dùng động từ chưa chính xác trong tư duy.
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    Đúng là khái niệm mới luôn xuất hiện từ những 'kẽ nẻ' của những vấn đề thực tế. Nó xuất hiện xiên giữa những giáo điều cũ kỹ, với bằng chứng thực tế không thể chối cãi mà nó đề xuất.
    Ví dụ: thí nghiệm đo hằng số hấp dẫn ****ndish
    http://vi.wikipedia.org/wiki/Thí_nghiệm_****ndish
    Rõ ràng với quan niệm cũ kỹ, thì vật thể chỉ là sự vật đơn thuần (giống như quan niệm thực phẩm vậy). Trong đó nó không có thuộc tính nào khác ngoài các thuộc tính mà đời sống thường nhật quy cho nó. Tuy nhiên trước chứng cứ nhà khoa học show ra, người ta bắt buộc phải chấp nhận một 'khái niệm mới' 'có ý nghĩa'.
    Quay trở lại hình ảnh 'Trần Thắng' đề xuất: Hòn đá ném xuống mặt nước làm mặt nước văng tung tóe.
    Rõ ràng sự biểu diễn chưa chuẩn cho trường hợp 'Big bang' nổ giữa môi trường 'chân không'.
    Như tôi đã nói ở bài trước, 'chân không' trong ý nghĩa Trần Thắng sử dụng là không tồn tại, do đó, không có chuyện hấp dẫn lại nặng hay nhẹ hơn 'chân không'. Thực tế đã chứng minh, không gian luôn tràn ngập vật chất và đương nhiên đi kèm với nó là trường hấp dẫn, với những vị trí có độ lớn khác nhau mà thôi.
  10. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Sao ông bạn lại khẳng định như đinh đóng cột, rằng "không bao giờ có khái niệm võ đoán khoa học..." ? Trái ngược với khoa học là tôn giáo kia, mà tôn giáo cũng cũng là cách nói khác, thay cho từ "võ đoán". Tại sao như thế ? Chúa bảo thế. Chúa là một cơ sở tối hậu, vượt trên những khái niệm khoa học.

    Hấp dẫn hay "điểm kì dị" đúng ra cũng chỉ là sự võ đoán. Nó không phải như 1+2=3 suy ra 1=3-2, là sự suy lý chặt chẽ hiển nhiên. Có chắc rằng các thiên hà chạy xa nhau thì hẳn chúng xuất phát từ một "điểm kì dị"? Hấp dẫn của Newton vẫn còn đó và nó vẫn là một sự võ đoán, vì đó không đúng với mọi hiện tượng. Hấp dẫn của Einstein đúng hơn. Tuy nhiên nó vẫn chưa thỏa mãn trí tuệ con người.

    Một sự giả định (chẳng hạn giả định "thế giới có ma") nó khác với sự võ đoán. Giả định là đặt cơ sở cho việc võ đoán. Ví dụ: muốn làm ăn phát đạt, sao không cúng cô hồn ?

Chia sẻ trang này