1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Quan điểm của TT về hấp dẫn.

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi Tran_Thang, 09/09/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. dangiaothong

    dangiaothong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    4.854
    Đã được thích:
    7
    May quá, nhà thông thái cuối cùng cũng giúp ích cho đời, từ việc nhỏ nhất :)
  2. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Cũng chưa hoàn toàn là như vậy. Nhưng thường Nhà khoa học thì nghèo.
    Những thành quả khoa học lại thường bị xã hội lấy đem 'xào nấu' thành các món 'lẩu' cho riêng mình (như bị ăn cắp một cách trắng trợn vậy, nhưng có lẽ đấy cũng là niềm an ủi cho các nhà khoa học vì nó có ích). Ví dụ khi Newton đề xuất lý thuyết cơ học, xã hội liền mang nó ngay áp dụng vào cuộc sống. Khi phát hiện ra hiện tượng phóng xạ, xã hội liền biến tướng thành 1 là bom hạt nhân huỷ diệt, 2 là sản xuất điện năng và các ứng dụng khác... vô vàn. Đạo đức khoa học là Khoa học vì khoa học (thuần tuý), khác với Đạo đức của xã hội. Khoa học mang trong mình sứ mệnh lớn, vừa cứu rỗi, vừa tăng khả năng, sức mạnh cho con người trước những nguy cơ. Chỉ có giá trị khoa học là chân chính. Giá trị xã hội thì đa trị, hay đối lập và mâu thuẫn thường là 'Tại anh, tại ả, tại cả 2 bên'. Xã hội như một cái chợ ồn ào, Nhà khoa học thì lại lặng lẽ, lặn ngụp thi thoảng lại vớt lên được cái gì đó và thế là 'mời các anh xơi'. Phải thừa nhận một điều, mỗi khi khoa học tiến lên một bước, Sự sợ hãi bản năng của con người lại nhỏ đi một tí. Và thế là con người ngày càng trở nên tự tin vào bản thân và bước sang một trình độ 'văn minh' khác.
    Xã hội ở những nước văn minh, vai trò Nhà khoa học được đề cao, và xã hội đã có sự đầu tư thoả đáng cho khoa học. Ngược lại, khoa học đóng vai trò đầu kéo, kéo xã hội tới một trình độ văn minh mới: Mỗi một bước trên mặt trăng là một bước dài của Nhân loại (tôi nhớ mang máng thế)
    Khoa học đóng vai trò rất quan trọng trong xã hội đấy chứ? Chỉ có chúng ta là 'tài hèn sức mọn' không đảm đương được công việc khoa học, trong khi đấy lại cứ 'sốt ruột' và 'ngóng chờ' thành quả của họ. Còn các Nhà khoa học thì lại không có thời gian 'chơi' với chúng ta. Thế là chúng ta quay ra 'chơi với nhau' trong xã hội đúng không ạ?
  3. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Khoa học phải trở thành một yếu tố văn hóa trong xã hội. Bao nhiêu người cứ lấy chính trị, cứ so sánh tây-ta. Xưa quá rồi ! Lập luận như thế chẳng có tác dụng. Xã hội càng đề cao khoa học thì lại càng tạo sự bất an. Khoa học cũng không thể tự đề cao, vì càng tự đề cao lại càng khiến người ta xa lánh. Văn hóa phải nói lên những mặt trái của khoa học, thế mới gọi là văn hóa. Nói cách khác, khoa học mà không nêu bật những mặt trái của khoa học thì không gọi là khoa học. Viễn tưởng và những mặt trái, đó là những yếu tố không thể thiếu giúp khoa học tự hoàn thiện.
  4. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Không phải là những chuyện viễn tưởng giúp khoa học tự hoàn thiện.
    Thứ nhất, Khoa học được sinh ra từ con người. Một cách lịch sử, khoa học sinh ra từ động lực thôi thúc con người tăng cường sức mạnh của mình, để chống đỡ và bảo vệ mình trước sức mạnh tự nhiên. Khoa học có một sức sống và sức mạnh nội tại là như vậy. Do đó, dù muốn hay không muốn, dù lịch sử có thế này thế nọ, nhưng khoa học vẫn là khoa học. Khoa học luôn có lối đi riêng của nó, không lệ thuộc vào yếu tố văn hoá, xã hội và đôi khi nó còn trở thành đối kháng với văn hoá truyền thống. Nhà khoa học cũng thế. Niềm đam mê là tự thân. Khi tìm thấy chân lý và nhận ra chân lý, họ sẽ công bố. Đối với nhà khoa học, việc nghiên cứu tìm ra chân lý là niềm đam mê tự thân, động lực tự thân.
    Khoa học không tạo ra sự bất an cho xã hội về bản chất. Mà các mâu thuẫn trong xã hội mới là nguyên nhân tạo sự bất an trong chính xã hội. Rõ ràng, các lý thuyết về lượng tử đã được xã hội sử dụng làm bom hạt nhân giết xã hội hoặc làm nhà máy nhiệt điện cung cấp năng lượng cho xã hội. Bản thân các nhà khoa học khi khám phá ra chân lý đó cũng không sản xuất ra bom hạt nhân hoặc nhà máy nhiệt điện. Cần phân biệt hai yếu tố: Yếu tố xã hội và yếu tố khoa học. Như vậy, vấn đề phê phán của xã hội không thể nhằm vào các nhà khoa học mà phải nhằm vào các 'thế lực hắc ám' đã chiếm hữu và sử dụng khoa học vào mục đích huỷ diệt xã hội. Khoa học tự thân có nguyên tắc và đạo đức của riêng mình. Nhà khoa học chỉ đơn giản là giải những bài toán, giải những thách đố, những nguy cơ của thiên nhiên chứ thực chất không giải những bài toán của xã hội. Bài toán của xã hội phải để xã hội tự 'dàn xếp'.
    Đúng vậy, đứng trước sự bao la, hùng vĩ của tự nhiên thì con người luôn có cảm giác bất an vì sự nhỏ bé của mình. Chỉ nhìn chăm chăm vào điều đó thôi đã thấy hãi hùng, chứ chưa nói con người lại nhìn rõ ra hạn chế, giới hạn của mình. Việc quay lưng, tránh điều 'thực tế' đó là một nét văn hoá. Người ta quay mặt đi, che đậy 'nỗi sợ hãi' của mình, điều đó làm cho họ cảm thấy bớt sợ, còn chút dũng khí mà bước tiếp. Theo tôi, nhà khoa học thực sự mới là người đủ dũng khí, giám đương đầu khó khăn, thậm chí nguy hiểm. Tôi ví dụ, hiện có 2 thiên thạch đang lao vào trái đất. Ai sẽ đứng lên giúp nhân loại? Không ai! Họ biết họ hạn chế về khả năng. Họ cũng hiểu rằng họ đang sợ. Chỉ những nhà khoa học, bằng sự cố gắng và lòng dũng cảm của mình mới nghiên cứu về nó, tìm cách tránh cho nhân loại những thảm hoạ thiên tai.
    Còn những người sợ hãi kia thì sao? Họ sợ! Càng sợ họ càng trông đợi vào một giả thiết về một 'đấng nào đấy' giúp họ qua cơn nguy kịch. Họ càng củng cố niềm tin của mình vào 'đấng tối cao' bằng cách làm ra rất nhiều sản phẩm nghệ thuật về đấng ấy.
    Sự đề cao khoa học và khích lệ các nhà khoa học là rất cần thiết. Mặc dù rất dũng cảm, nhưng không khí hoang mang rất dễ ảnh hưởng tiêu cực đến họ. Xã hội cần biết ơn và đừng 'quấy nhiễu' họ. Chúng ta trông cậy vào họ và hãy để họ sống đúng với sứ mệnh của mình.
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    Tự bản thân khoa học đã có cơ chế tự loại bỏ những sai lầm: 'kiểm chứng' và phản biện trong khoa học. Họ không cần những thứ 'viễn tưởng' của xã hội, chưa nói đến chuyện 'xã hội' lại thường làm nhiễu khoa học và đôi khi 'xuyên tạc' khoa học. Xã hội chúng ta là những kẻ 'ăn theo' khoa học.
  5. dangiaothong

    dangiaothong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    4.854
    Đã được thích:
    7
    Đề nghị không viết lung tung: "Khoa học luôn có lối đi riêng của nó, không lệ thuộc vào yếu tố văn hoá, xã hội" => Sai bét. Khoa học bao giờ cũng chịu ảnh hưởng của yếu tố văn hóa xã hội. Ví dụ rõ nhất là khoa học của phương Đông và khoa học của phương Tây.
  6. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Khoa học phương Đông là cái gì vậy? Tôi đã được ai nói tới đâu nhỉ? Tôi chỉ nghe nghệ thuật và văn học Phương Đông. Chưa nghe tới khoa học Phương Đông.
    Khoa học là khoa học, và phải bắt nguồn từ tinh thần duy lý.
  7. dangiaothong

    dangiaothong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    4.854
    Đã được thích:
    7
    Thế thì chịu khó đọc sách trước khi phát biểu chứ?
    Về Triết học, đã bao giờ nghe nói Triết học Phương Đông chưa?
    Về toán học, đã bao giờ nghe đến những bài toán cổ, hay những công thức tính diện tích bằng thơ của Trung Quốc chưa, đã biết số 0 xuất phát từ Ấn Độ chưa?
    Về Vật lý, đã biết cách tính lịch theo âm lịch chưa, đã biết các vì sao theo nghiên cứu của phương Đông chưa?
    Về hóa học, đã biết giấy được chế tạo đầu tiên ở Trung Quốc chưa? Đã biết các công thức chế tạo thuốc nổ kiểu "Nhất đồng sính, bán đồng thán, lục đồng diêm" chưa?
    Về y học, đã biết đến các loại thuốc đông y chưa?
    Ôi, mỏi tay quá ...
  8. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Nếu Phương Đông có khoa học như vậy thì càng chứng minh tính phổ quát của khoa học. Dù ở thời đại nào cũng vẫn tồn tại. Không có sự phân chia khoa học Phương Đông, Phương Tây (quan điểm mang đầy màu sắc chính trị và văn hoá). Khoa học có tiêu chuẩn nhận thức chung là thực tiễn. Chỉ có khoa học được thực hiện ở Phương Đông và Phương Tây chứ không có khoa học mang màu sắc văn hoá Phương Đông và Phương Tây.
    Trong khoa học, chỉ có sự phân biệt trình độ cao hay thấp, tinh vi hay thô sơ, chứ không có sự phân chia theo yếu tố văn hoá, nghệ thuật. Văn hoá, nghệ thuật, tôn giáo thuộc về đời sống, không thuộc về khoa học.
    Một câu khẳng định: 'Dù sao trái đất vẫn quay'
    đã khước từ toàn bộ ảnh hưởng của yếu tố văn hoá, chính trị, nghệ thuật, tôn giáo vào khoa học.
  9. dangiaothong

    dangiaothong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    4.854
    Đã được thích:
    7
    Ha ha, xem nhà học thuật ngụy biện hay chưa kìa!
    Ban đầu nhà học thuật bảo là "không chịu ảnh hưởng", bây giờ lái thành "không thuộc về"
    Không chịu ảnh hưởng tại sao nó có sự khác biệt thế? Tư duy phương đông thì thâm thúy sâu sắc, tư duy phương tây thì phóng khoáng cởi mở, đó chẳng là do tồn tại xã hội tác đồng đến ư?
    Cái câu của Galie càng chứng tỏ ảnh hưởng của tôn giáo đến khoa học, nếu không bị nhà thờ kìm hãm thì khoa học thiên văn phải phát triển nhanh hơn hiện thời chứ?
    Nếu bạn nghiên cứu về xã hội thì bạn sẽ biết khoa học là một sản phẩm của trí tuệ con người, làm sao nó không chịu ảnh hưởng của môi trường sống của trí tuệ đó chứ?
  10. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Ô hay! Nói thế mà vẫn chưa thông.
    Thứ nhất: Tiêu chuẩn của khoa học là thực tiễn. Không có tiêu chuẩn khoa học là văn hoá hay tôn giáo, nghệ thuật.
    Khoa học 'không chịu ảnh hưởng bởi văn hoá, nghệ thuật, tôn giáo, không chấp nhận những tiêu chuẩn của văn hoá, nghệ thuật, tôn giáo. Và đương nhiên, khoa học cũng không thuộc về chúng.
    Tư duy Phương Đông ( Ở đây có sự mập mờ giữa định nghĩa về tư duy. Tư duy đang đề cập tới là tư duy khoa học hay tư duy 'văn hoá', 'nghệ thuật' - thứ mà thể hiện chủ yếu niềm tin chủ quan và duy tâm) thâm thuý, sâu sắc ư? Tôi thấy đó là một tư duy (hiểu ở nghĩa tư duy văn hoá, nghệ thuật) lẩm cẩm, duy tâm. Vua sợ trời, trời sợ mây, mây sợ gió, gió sợ bức tường, bức tường sợ chuột, chuột sợ mèo, mèo sợ mẹ đĩ, mẹ đĩ sợ bố cu, bố cu lại sợ Vua.
    Còn tư duy khoa học Phương Đông là dạng tư duy khoa học thô sơ, đưa vật chất về những cơ sở, thành phần như: Gió, nước lửa, đất đá v..v. Do hạn chế của tư duy (duy tâm, mà nói rằng tư duy duy tâm lấn át tư duy khoa học thì đúng hơn) nên khoa học chậm phát triển là phải.
    Đương nhiên, nghành khoa học luôn bị xã hội quấy rầy, cố tìm cách ảnh hưởng nhưng bản chất khoa học thì không. Phải lưu ý điều này và phân biệt cho rõ ràng. Do đó nó thường tạo ra một thứ 'khoa học giả cầy' khác với khoa học thuần tuý. Điều này không hề mâu thuẫn với những nhận định của tôi.
    Câu nói của Gallie càng chứng tỏ ảnh hưởng của tôn giáo tới khoa học. Nhưng phải nói rằng nó ảnh hưởng tới bản thân nhà khoa học, nghành khoa học chứ nó không thể ảnh hưởng tới bản chất của khoa học: 'Dù sao trái đất vẫn quay'.
    Tội lỗi của xã hội là làm kìm hãm sự phát triển của khoa học.
    Đúng, khoa học là một sản phẩm của trí tuệ con người - một khả năng tự nhiên (con người khác con vật ở lý trí).
    Việc chịu ảnh hưởng của môi trường sống của trí tuệ con người là vấn đề thuộc về tính chất xã hội của nhà khoa học, không phải vấn đề về con người khoa học của nhà khoa học - tức là bản chất và tiêu chuẩn của khoa học.

Chia sẻ trang này