1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Quan điểm, tư duy và kinh nghiệm tự học của một số nhà khoa học Việt Nam.

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi luuthuy, 29/03/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. luuthuy

    luuthuy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/06/2002
    Bài viết:
    2.109
    Đã được thích:
    1
    Quan điểm, tư duy và kinh nghiệm tự học của một số nhà khoa học Việt Nam.

    Chào các bạn, trước đây mình có đọc bài một số bài về giáo dục của nguyenducquyzen và một số thành viên khác, rất tiếc là lúc đó mình chưa có thời gian để phản hồi lại. Vài hôm gần đây có đọc bài của bạn Vera, nhất là bài của thầy Cao Xuân Hạo là bài viết mà mình rất thích. Có thể nói là bài viết này là bài viết mẫu mực, xúc tích và đầy đủ nhất về tự học mà mình được đọc.
    Cũng cần phải nói rằng, mình là một người rất quan tâm đến giáo dục, đặc biệt là lĩnh vực tự học. Ngoài ra mình cũng được may mắn gặp và làm việc với rất nhiều thầy giáo khả kính như: GS.TSKH Nguyễn Cảnh Toàn, GS. Trần Văn Hà, GS Vũ Văn Tảo, GS Lê Khánh Bằng, GS Lâm Quang Thiệp và một só thầy giáo khác. Do đó, mình đã có khá nhiều tài liệu và kinh nghiệm về tự học, vì vậy mình rất muốn trao đổi với các bạn.
    Có một điều trước khi tiến hành vào thảo luận, mình cũng có điều muốn nói, hiện nay mình không ở Việt Nam, do đó các vấn đề mình viết ở đây là những bài viết mình đã viết ở Việt Nam, đã được kiểm tra và rà soát rất kĩ. Tuy nhiên có thể vẫn còn có lỗi và không hoàn toàn chính xác về trích dẫn và thời gian xảy ra sự kiện. Nếu các bạn phát hiện thì báo cho mình để mình sửa lại, rất cám ơn.


    Nước chảy đá mòn
  2. luuthuy

    luuthuy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/06/2002
    Bài viết:
    2.109
    Đã được thích:
    1
    Tự học và dạy tự học thì đã có từ rất xa xưa ở Việt Nam. Theo như nhận xét của GS Nguyễn Cảnh Toàn thì:? Nền giáo dục của chúng ta ngày xưa là giáo dục nho học, chỉ chăm lo việc học chữ ?othánh hiền?, trong khi đó khoa học tự nhiên và nhân văn thì rất ít, liệu nếu không có tự học thì làm sao Việt Nam ta có thể có được những nhân tài kiệt xuất về quân sự như Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo?. hay những nhà khoa học lỗi lạc như Lê Văn Hưu, Lê Quý Đôn?..? . Tuy nhiên trong suốt thời kì phong kiến, tự học và dạy tự học không được chú ý. Chỉ đến khi gần đây, khi mà áp lực của thời đại ngày càng cao thì vấn đề tự hoc và dạy tự học mới trở thành vấn đề quan trọng trong nền giáo dục.
    Do đó hôm nay tôi xin giới thiệu một số quan điểm về giáo dục tự học hiện đại của một số vị thầy giáo khả kính tôi đã được gặp.
    Vì khối lượng kiến thức quá lớn, do đó tôi chia ra làm nhiều kì, trình tự được đưa ra là:
    Hồ Chí Minh với giáo dục(trích từ sách HCM với giáo dục và Sửa đổi lề lối làm việc XYZ )
    GS.TSKH Nguyễn Cảnh Toàn Người thầy của thời đại- người đầu tiên của Việt Nam đưa tự học vào nhà trường.
    GS Trần Văn Hà Phương pháp Năng động sáng tạo-giải quyết vấn đề/Phương pháp phân tích tình huống-Hành động trong giáo dục
    GS Vũ Văn Tảo Tự học qua bốn bước Học-hỏi-hiểu-hành
    GS Lê Khánh Bằng Tự học ngoại ngữ đạt hiệu quả cao.
    Và một số các bài báo khác.
    Trong mỗi phần, tôi cũng sẽ giới thiệu với các bạn một đôi nét tiểu sử của các thầy giáo.
    Nước chảy đá mòn
  3. luuthuy

    luuthuy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/06/2002
    Bài viết:
    2.109
    Đã được thích:
    1
    Hồ Chí Minh với tự học
    Bác Hồ vị lãnh tụ lớn của Việt Nam chúng ta không những là một nhà chính trị kiệt xuất mà còn là một tấm gương lớn về tự học.
    Mọi người đều biết Người không được học nhiều trong trường học, thời gian học của Người từ nhỏ đến khi vào trường Quốc học Huế là một quãng thời gian ngắn so với quá trình hoạt động cách mạng của Người. Trường học của Người như Người tự nhận chính là quá trình hoạt động cách mạng và phương tiện học của Người không gì khác là tự học.
    Khi tham gia đại hội Quốc tế cộng sản tại Liên Xô, Người lấy bí danh là Lin, tham gia vào cuộc họp mỗi đại biểu được hỏi hai câu hỏi:1. Trình độ học vấn(tiểu học, trung học và đại học)? 2. Những ngoại ngữ ngài có thể nói được? Đối với câu hỏi thứ nhất Người trả lời: Tự học còn câu hỏi thứ hai: Anh, Pháp, Liên Xô, Trung Quốc, Italia, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha?.(Có thể còn nữa nhưng tôi không nhớ hết).
    Chúng ta đều biết là Người ko những có thể nói được bằng các thứ tiếng trên mà còn có khả năng viết báo được. Nói về viết báo thì Người có kinh nghiệm sau.
    Một hôm, có một vị chủ một tờ báo đặt vấn đề với Người về việc viết báo. Người rất băn khoăn, thông tin về Việt Nam thì Người không thiếu nhưng tiếng Pháp để viết báo thì Người chưa thực chắc chắn. Vị chủ bút toà báo nói không đáng ngại nếu chưa viết dài thì viết ngắn cũng được. Người liền bắt đầu vào viết. Ban đầu chỉ là những thông tin dài 5,6 dòng. Người viết làm hai bản, một bản gửi báo và một bản Người giữ lại. Khi bài được đăng, Người so sánh xem báo đã sửa bài của mình như thế nào và rút kinh nghiệm dần dần. Sau một thời gian, vị chủ bút toà báo đề nghị viết thông tin dài hơn. Nhờ đã học được kinh nghiệm từ trước, nên Người viết không gặp vấn đề khó khăn gì lớn. Được một thời gian, vị chủ bút toà báo đề nghị viết thu gọn bài viết lại. Lúc đó Người nhận ra rằng viết gọn lại mà thông tin vẫn như cũ thì cũng khó như lúc tập viết báo dài ra. Dần dần, bài báo của Người trở nên xúc tích rõ ràng, vị chủ bút tờ báo đã không phải chỉnh sửa gì nữa. Và cũng nhờ vậy mà về sau Người có thể sáng lập tờ báo Người cùng khổ(Le Paria).
    Về học tiếng Người có kinh nghiệm sau:
    Khi được một ký giả hỏi làm thế nào mà Người có thể nói được Tiếng Đức, Người trả lời, trong thời gian Người chuẩn bị từ Pháp sang Liên Xô, do phải đi qua nước Đức, nên Người thấy nếu có học tiếng Đức thì sẽ tốt hơn rất nhiều. Do đó trước khi đi và trong quá trình đi trên nước Đức hàng ngày Người tự học một số từ tiếng Đức, nhờ đó trong quá trình đi trên nước Đức, Người không gặp vấn đề gì khó khăn trong việc giao tiếp và cũng từ đó Người có thể nói tiếng Đức tương đối trôi chảy.
    Khi còn ở Thái Lan, người lấy bí danh là Thầu Chín, Người cùng một số người khác dự định tự học Tiếng Thái. Người đặt kế hoạch hàng ngày phải học được 10 từ tiếng Thái, nhiều người phản đối vì nghĩ rằng đó là quá dễ dàng. Người vẫn không thay đổi quyết định. Thời gian đầu, những người đó học hăng hái và nghĩ rằng quá dễ dàng, được một thời gian ngắn họ bắt đầu cảm thấy ngày càng khó và có một số người nản chí. Hết một tháng tự học thì Người đã đọc được báo tiếng Thái trong khi đó nhiều người ban đầu chê dễ đã bỏ học vì nản chí.
    Một số người được tiếp xúc với Người trong thời gian Người ở bên Thái đã nhận xét rằng, Người làm việc đều có kế hoạch. Khi mà có một việc gì đó bất ngờ xen vào thì đến tối Người nhất định phải làm xong hoàn thành công việc bị bỏ dở rồi mới đi ngủ.
    Về sau khi đã trở thành *************, Người vẫn coi trọng việc tự học. Trong quyển ?Sửa đổi lề lối làm việc? với bút danh là XYZ. Người có nêu:
    Người cán bộ cách mạng thì phải coi trọng việc học thêm. Hàng ngày phải bỏ ra một số thời gian nhất định để học thêm kiến thức mới.
    Trên đây là tóm lược một số kinh nghiệm và quan điểm về giáo dục của HCM. Mong các bạn bổ sung thêm.
    To moderator
    Tôi có xem lại quy định của box, trong đó có cấm bàn luận chính trị. Bài viết này có đề cập đến chủ tịch Hô CHí Minh, tuy nhiên đây đã được tôi trích dẫn hoàn toàn trong các sách đã xuất bản, do đó tôi tin rằng các bài viết của tôi hoàn toàn không vi phạm quy định của box.
    Nước chảy đá mòn
  4. luuthuy

    luuthuy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/06/2002
    Bài viết:
    2.109
    Đã được thích:
    1
    Tiếc quả chủ đề này ko đuợc đăng. Thôi thì ngày mai em post lên bài khác vậy.
    Nước chảy đá mòn
  5. kenetic

    kenetic Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/03/2003
    Bài viết:
    1.455
    Đã được thích:
    0
    hỏi bạn một câu
    cái PP đó
    để ôn từ đầu một học phần trong chương trình đại hoc(chưa học gì) thì mất bao lâu hả
    Ai cũng có thể dạy tôi nhưng chưa ai là thầy tôi
  6. concococanh

    concococanh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/07/2001
    Bài viết:
    362
    Đã được thích:
    0
    dan VN minh noi tieng tu truoc den gio gioi Van ( noi khóe, nói móc nhau roi khoe am am la hay ), con kha nang hoc, lam khoe hoc thi kem lam
    O VN co cai suong cung co cai kho
    O ben nay toan cai kho
  7. kenetic

    kenetic Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/03/2003
    Bài viết:
    1.455
    Đã được thích:
    0
    con co co canh , nói đúng quá , nhưng tại sao lại vậy
    ai giải thích đi
    Ai cũng có thể dạy tôi nhưng chưa ai là thầy tôi
  8. luuthuy

    luuthuy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/06/2002
    Bài viết:
    2.109
    Đã được thích:
    1
    Tôi mong các bạn ko lạc đề, vấn đề ở đây tôi muốn bàn nghiêm túc về chuyện tự học.
    Các bạn thi đại học là một chuyện còn chuyện các bạn học để trở thành nguời có tài thì lại hoàn toàn khác.
    Bản thân tôi đang áp dụng phuơng pháp học trên để học ngoại ngữ và thật sự đã thu lại nhiều kết quả tốt.
    Còn chuyện đi thi đại học, đề thi như thế nào tôi sẽ trao đổi sau trong một chủ đề khác.
    Nước chảy đá mòn
  9. tomsawyer

    tomsawyer Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/05/2002
    Bài viết:
    681
    Đã được thích:
    0
    Bạn ơi, chủ đề này hay lắm, bạn có tài liệu gì tiếp tục post đi. Đa phần chúng ta sau khi thoát khỏi trường học (tốt nghiệp các cấp học PT, đại học...) đều thôi không có ý chí tự học nữa, nếu có thì chỉ là học thêm ngoại ngữ. Nhưng ngay việc học ngoại ngữ cũng không nhiều người tự học, mà phải có lớp. Thường thì tự học đòi hỏi người ta phải có ý chí và nghị lực lớn, ngay cả việc định ra cho mình học một ngày vài từ mới cũng cần ý chí lớn chứ không đơn giản.
    Một khía cạnh khác: thường thì con người ta (trong đó người Việt Nam rất tiêu biểu) khi cần thiết thì có thể nỗ lực học và tự học rất tốt, nhưng hiếm thấy người nào nỗ lực tự học chỉ để biết thêm kiến thức, học như một nhu cầu tự thân.
    tom
  10. danangman

    danangman Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/02/2002
    Bài viết:
    886
    Đã được thích:
    0
    Rất hay, bàn đến chuyện tự học là một vấn đề của rất nhiều người. Đa số chuyện học trên trường không thực sự ăn sâu bằng khả năng tự học của mỗi người. SV ra trường 3,4 năm đầu là thời gian tự học rất nhiều, lúc này là thời điểm quan trọng cho tương lai của mỗi người. Học, không chỉ đơn giản là kiến thức.
    Tôi chỉ biết một điều rằng, để đạt mục tiêu đó, tôi cần làm gì. Và lúc đó cả bản thân tôi lao vào chuyện học. Một khi cái tâm đã để vào đó rồi thì mọi chuyện trở nên hứng thú và dễ dàng hơn nhiều.

    Sống trong đời sống cần có môt tấm lòng!!

Chia sẻ trang này