1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Quan điểm, tư duy và kinh nghiệm tự học của một số nhà khoa học Việt Nam.

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi luuthuy, 29/03/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. ndungtuan

    ndungtuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/02/2002
    Bài viết:
    1.493
    Đã được thích:
    2
    Cái này theo tôi thấy vừa đúng vừa sai. Đúng khi bạn gặp người đi trước giỏi và cẩn thận. Nếu họ chỉ đúng thì mình có thể theo được. Nhưng thực tế cũng cho thấy có nhiều trường hợp, trong những người đi trước có thể chỉ những kinh nghiệm sai lầm, và nếu mình tin theo thì ... toi mạng. . Do đó, tôi rất cẩn thận trước việc nghe theo kinh nghiệm và lời khuyên của người đi trước, bởi, không phải kinh nghiệm nào cũng có thể kiểm chứng ngay được và cũng không có ghi trong sách vở. Tôi thường thực hiện như sau, tôi hỏi họ 10 điều mà tôi biết rất rõ, nếu họ trả lời đúng cả mười, thì có thể tôi nghe theo điều thứ 11 của họ. Tóm lại, tôi ủng hộ quan điểm của bạn, nhưng thêm một câu: phải rất cẩn thận khi nghe theo.
    Chỗ này tôi cũng đồng ý với bạn. Theo tôi nghĩ, ta bàn nhiều điều, đặt ra nhiều cách, nhiều phương án, thực chất cũng là phục vụ cho cộng đồng. Vì vậy, topic này có thể giúp cho một người tìm ra được điều gì đó bổ ích thôi, theo tôi nghĩ, cũng đã mãn nguyện rồi, bạn luuthuy và ht2 nhỉ? Còn chuyện tìm ra một phương pháp khả dĩ có thể áp dụng cho cộng đồng, cho nhiều người, đem lại thành công cho số đông, theo tôi chúng ta cũng có thể bàn, nhưng không thể tìm ra được biện pháp tối ưu một sớm một chiều. Bởi, lý thuyết dù gì cũng là lý thuyết, phải được kiểm nghiệm bởi thực tế, và không chỉ là kiểm nghiệm một lần. Nhưng dù sao cũng phải cố gắng, cũng phải bàn để tìm ra hướng giải quyết.

    "TỪ BI" OR NOT "TỪ BI" ?
  2. WhoWhoseWhy

    WhoWhoseWhy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/04/2002
    Bài viết:
    1.381
    Đã được thích:
    0
    Thế các bác lên giảng đường học là tự nguyện hay bị ép buộc đến khuya. Nếu là tự nguyện thì tôi có lời khen ngợi SV Y HN vì các bác rất đoàn kết (vì cùng kéo nhau lên giảng đường học) và có tinh thần vì bạn bè, nhường hẳn cho 1-2 bạn cả 1 phòng trong KTX để bạn tập trung học (bác nói "trong KTX mỗi phòng chỉ ở lại một hai chú thôi" ==> kế hoạch hoá KTX phết). Mục đích của các bác khi lên giảng đường học là gì vậy Để đông vui Hay để nhường chỗ cho bạn ở KTX cho nó yên tĩnh Hay trên giảng đường có... nhiều tài liệu để học hơn so với ở KTX
    1100 (tổng số SV trong KTX) - 200 (đi trực) - 900 (lên giảng đường) = 0 (SV trong KTX)
    Chết cười !!! Bác càng nói tôi càng thấy buồn cười. Cứ tưởng tượng cảnh 900 SV Y cùng nhau đi ăn và cùng nhau đi tắm (nghe nói các bác Y là vệ sinh lắm, mà tắm là phải thật nhanh chứ ko thì ko còn chỗ trên giảng đường, rồi lại kéo nhau về KTX ở mỗi phòng 1->2 chú thì buồn chết đi đc), rồi tấp nập kéo nhau lên giảng đường để "tự học" là tôi lại thấy nó mới hùng vĩ làm sao, mới đoàn kết làm sao !!!
    Em xin đề nghị tất cả các bác hãy học tập tinh thần tự học của các bác SV trường Đại Học Y Hà Nội ạ !!!
    Warmly welcome to Academy of Finance!!
  3. ndungtuan

    ndungtuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/02/2002
    Bài viết:
    1.493
    Đã được thích:
    2
    Lạc đề rồi WWW ạ!

    "TỪ BI" OR NOT "TỪ BI" ?
  4. WhoWhoseWhy

    WhoWhoseWhy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/04/2002
    Bài viết:
    1.381
    Đã được thích:
    0
    À quên chưa nói hết ạ. Em thấy các bác cứ ở đây mà luận bàn với nhau về việc tự học nhá, em đi học đây. Thấy các bác mất nhiều thời gian + tiền net thế này thì thật tiếc thay. Hãy làm một cái gì thiết thực đi các bác ạ.
    Action is louder than words ​
    Warmly welcome to Academy of Finance!!
  5. luuthuy

    luuthuy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/06/2002
    Bài viết:
    2.109
    Đã được thích:
    1
    Trả lời bác lần cuối, bác ko tin thì bác chịu khó chi tiền lên trên HN mà xem, bác ko tin thì tuỳ bác. Bác đọc ko kĩ nhìn gà hoá cuốc, tôi nói 1100 sinh viên trong KTX mới là góc E1 va E2 còn E4 và E5 tôi chưa tính mà(cai cho đó e ko duới 600 sinh viên).
    Cái vấn đề này đi quá xa tôi muốn nói, nếu bạn muốn xem họ lên giảng đường để học hay để ngồi tán gẫu thì mời bạn xuống đó mà mục kích.
    Nước chảy đá mòn
  6. WhoWhoseWhy

    WhoWhoseWhy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/04/2002
    Bài viết:
    1.381
    Đã được thích:
    0
    Okie. Túm lại thì các bác trường Y Hà Nội rủ nhau tự học đc 900 bác, còn lại mỗi phòng trong KTX là 1 - 2 chú, đc chưa ạ. Và mỗi giảng đường tự hoc có 100 - 200 bác (sau khi ăn vội ăn vàng, tắm vội tắm vàng nốt ) tranh nhau chỗ ngồi.
    Tôi chỉ thấy buồn cười là ở các trường khác, người ta lên giảng đường tự học là để kiếm lấy không gian yên tĩnh và không bị làm phiền. Thế mà các bác SV Y thông minh & chăm chỉ lại bỏ nơi yên tĩnh (1-2 chú) đến chỗ đông đúc (100-200 bác) để "tự học".
    Mà tôi đã bảo các bác cứ thảo luận về tự học tiếp đi mà. Tôi chỉ khoái mỗi câu "Action is louder than words" thôi.
    Warmly welcome to Academy of Finance!!
  7. luuthuy

    luuthuy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/06/2002
    Bài viết:
    2.109
    Đã được thích:
    1
    Dưới đây là một số chủ trưng của GS Nguyễn Cảnh Toàn đã từng làm, bài viết trích trực tiếp trên các bài báo do thầy viết. Tuy đã cố gắng sửa chữa, nhưng do có sự khác biệt về font nên có thể vẫn còn có lỗi.
    Nhưng chả lẽ chờ cho sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa thắng lợi rồi, tác phong công nghiệp, tư duy khoa học mới trở nên phổ biến trong xã hội; ta phải chủ động giáo dục, đào tạo nên những con người có những phẩm chất đó để đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Chậm trễ là do vậy. Vậy có cách gì để cho nhà trường làm được việc đó khi mà sản xuất nhỏ, thủ công chiếm phần lớn nền kinh tế? Có cách sau đây: đưa lao động nghiên cứu, thực nghiệm khoa học vào cả các nhà trường dưới bậc đại học. ảo tưởng chăng? - Sẽ là ảo tưởng nếu cứ kiểu suy nghĩ: "Đại học nghiên cứu khoa học còn chưa tốt nữa là trung cấp, phổ thông", "lấy ai hướng dẫn"? "Kinh phí ở đâu?", v.v... Chúng tôi đã làm thử thành công nhờ biết khai thác tâm lý "thích sáng tạo" ở mọi con người bình thường, chả ai muốn làm một công việc nhàm chán, năm này qua năm khác vẫn cứ nếp cũ đường mòn mà đi; chả ai muốn "chỉ đâu đánh đấy". Trẻ em, dù có một đồ chi tốt, chi mãi rồi cũng chán nên các cháu thường hay tự chế lấy đồ chơi, nghĩ ra cách chơi mới. Tâm lý đó là một nội lực rất quan trọng nhưng lâu nay ta không biết khai thác, thậm chí còn vùi dập đi (giáo viên thường hay gạt đi những suy nghĩ độc lập của học sinh và áp đặt suy nghĩ của mình cho các em). Kích thích được tâm lý ấy lên thì, như Bác Hồ đã nói: "Khó vạn lần dân liệu cũng xong". Hồi thập kỷ 70, Trường đại học Sư phạm Hà Nội đã có chủ trưng sử dụng học sinh phổ thông làm cộng tác viên ở những khâu thích hợp cho các đề tài khoa học của mình. Các em rất hứng thú lao động "nghiên cứu và thực nghiệm khoa học". Lao động đó là những chuẩn mực chặt chẽ để đảm bo tính khách quan, chính xác, sáng tạo, nên nó rèn được tác phong công nghiệp và tư duy khoa học. Lấy thí dụ: hồi đó giáo sư Phạm Đình Thái ở khoa Sinh có đề tài: "Phân vi lượng". Ông đã sử dụng học sinh phổ thông để họ giúp ông nghiên cứu triển khai đề tài ra các đồng đất khác nhau với những cây cỏ khác nhau. Họ được hướng dẫn pha chế phân vi lượng với những nồng độ rất chính xác (vi lượng là tính đến phần mười mg) để sử dụng trên ruộng thí nghiệm. Đến khi thu hoạch, họ phải cân, đo, đong, đếm rất chính xác rồi xử lý các số liệu để so sánh ruộng thí nghiệm với ruộng đối chứng. Thí dụ, đối với cây lúa, họ phải so sánh trọng lượng trung bình từng hạt thóc, số hạt thóc trung bình trên một bông, chiều cao trung bình của cây lúa, v.v. Như vậy đòi hỏi cân, đong, đo, đếm rất chính xác, rồi xử lý các số liệu thu được. Nếu so sánh với lao động sản xuất của các thế hệ học trò đàn anh thì thấy có một khong cách giữa hai nền văn minh công nghiệp và nông nghiệp khi mà các thế hệ học sinh trước đây chỉ biết dùng phân đại lượng (mà đơn vị là gánh), không biết tổ chức ruộng thí nghiệm và ruộng đối chứng, còn thu hoạch bao nhiêu không quan trọng, làm chỉ cốt để thấm thía rằng người nông dân phải lao động vất v. Không chỉ khoa Sinh mà nhiều khoa khác cũng làm tương tự, ví như khoa Toán thì trao phương pháp sơ đồ Mạng (PERT) đã được khoa nghiên cứu sơ cấp hóa cho học sinh để họ tham gia vào việc điều động nhân công một cách khoa học, các khoa Văn, Sử, Địa cũng huy động học sinh vào việc nghiên cứu văn học dân gian, lịch sử, địa lý của địa phương. Hồi đó các khoa Hóa, Lý còn khó tìm đề tài thích hợp. Những lao động kiểu như vậy, nếu thành chế độ để được lặp đi lặp lại thì sẽ rèn được tác phong công nghiệp, điều mà ta khó có cách gì đạt được chỉ bằng dạy và học trên lớp; trên lớp có thể rèn óc thông minh nhưng trên lớp mà nêu vấn đề là khó, nhiều khi gi tạo, còn đi vào cuộc sống với phong cách nghiên cứu thì các vấn đề thường nẩy sinh một cách tự nhiên. Sự liên kết giữa đại học và phổ thông là cần thiết và hai bên đều có lợi. Đại học được nối thêm tay, thêm óc của biết bao nhiêu học sinh phổ thông. Trong luận án tiến sĩ khoa học "Phân vi lượng" của giáo sự Phạm Đình Thái đã có sự đóng góp của nhiều học sinh phổ thông nhờ cách làm như trên. Phổ thông không tốn kém gì mà được lợi ở chỗ có cách để rèn luyện tác phong công nghiệp và tư duy khoa học khá hiệu nghiệm, cập nhật được với nhiều tiến bộ khoa học, công nghệ không có trong chương trình nội khóa (Thí dụ: phân vi lợng và PERT đâu có trong chưng trình), nhờ vậy mà giải quyết được mâu thuẫn: "Chưng trình phải tương đối ổn định nhưng cuộc sống lại rất sôi động". Cách giải quyết là: nội khóa chủ yếu phải bảo đảm những kiến thức cơ bản vững chắc, còn ngoại khóa bằng phương thức nghiên cứu và thực nghiệm khoa học chủ yếu phải bảo đảm giáo dục tác phong công nghiệp và sự cập nhật với cuộc sống. Cả nội và ngoại khóa đều chăm lo rèn luyện tư duy khoa học. Cuộc sống không tốn kèm gì thêm mà được lợi ở chỗ nó được ngành giáo dục phục vụ tốt hơn trước nhờ sự hợp đồng của hai binh chủng: Đại học và phổ thông và lợi nhất là sẽ nhận từ trường học ra những người lao động tuy mới ra trường mà đã có tác phong công nghiệp và tư duy khoa học.
    Như vậy là ở đây có sự cộng tác của học sinh trong vấn đề nghiên cứu khoa học, trong đó học sinh ko hề thụ động trong quá trình, đây theo tôi chính là một hình thức tự tự học. Điều đáng quys hn nữa là nó đã đơực hình thành thành một chính sách rõ ràng và tích cực
    Xin kể lại một chút về việc đưa lao động nghiên cứu khoa học vào trường Trung cấp Sư phạm. Năm 1983, việc thay sách cải cách giáo dục đã đến lớp ba. Tôi được phân công phụ trách công việc đó. Tôi không làm theo cách của người tiền nhiệm: chuyên gia của Bộ tập huấn cho cốt cán của tỉnh, số này về lại tổ chức tập huấn cho cốt cán của huyện để họ trực tiếp bồi dưỡng giáo viên dạy theo chương trình sách giáo khoa mới. Tôi cho rằng qua mấy tầng nấc như vậy thì tam sao thất ởan, cấp dưới rất thụ động. Tôi chủ trương sử dụng các trường Trung học Sư phạm để họ nghiên cứu "địa phương hóa" chương trình và sách giáo khoa, trên [ sở đó họ trực tiếp bồi dưỡng giáo viên. Cũng có người e ngại rằng "Đại học nghiên cứu khoa học còn chưa ra làm sao nữa là Trung học". Nhưng tôi tin sẽ khai thác được tâm lý "thích sáng tạo" của các giáo viên Trung học Sư phạm (đều có bằng cử nhân) nếu đề tài vừa sức và thiết thực. Tuy Trung học Sư phạm hồi đó chưa hề làm nghiên cứu khoa học nhưng hướng nghiên cứu "địa phương hóa" thích hợp nên việc hướng dẫn họ chọn rồi làm đề tài cũng tương đối đơn giản: hướng dẫn cho vài trường làm trước rồi tổ chức tập huấn cho tất cả; các trường đã làm báo cáo công việc và kinh nghiệm làm, các trường khác hỏi, chất vấn, tranh luận, cuối cùng Bộ cô đọng lại thành những ý kiến chỉ đạo. Các trường rất hăng hái hưởng ứng, kể cả các trường yếu kém. Hàng năm, lại có tập huấn kiểu như trên, chất lượng nghiên cứu cũng cao dần; Viện khoa học Giáo dục đã phi thốt lên: "Không ngờ Viện lại có hàng chục đơn vị cộng tác để nghiên cứu về giáo dục tiểu học là các trường Trung học Sư phạm".
    Qua thực tiễn kể trên, tôi cho rằng chủ trương đưa lao động nghiên cứu và thực nghiệm khoa học vào các trường trung học và phổ thông là kh thi và sẽ mang lại nhiều kết quả tốt đẹp. Rất tiếc là về sau "luyện thi" và "dạy thêm, học thêm tràn lan" đã đẩy lùi rồi xóa sổ những thành công bước đầu đó. Tôi đề nghị lộ trình sau đây để khôi phục và hoàn chỉnh tạo "hành lang pháp lý" cho chủ trương đó.
    Bước 1: Tổng kết lại những gì đã làm được.
    Bước 2: Giao cho Đại học Sư phạm Hà Nội làm thử ở diện rộng hơn trước, song song với một kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ để triển khai ra đại trà.
    Bước 3: Đại học Sư phạm Hà Nội tổng kết rồi mở rộng cho tất cả các Đại học Sư phạm và Cao đẳng Sư phạm cùng làm.
    Bước 4: Các trường Đại học, Cao đẳng khác cũng tham gia tùy theo đặc thù chuyên môn của mình vì "gắn với đời sống" không phải là độc quyền của Sư phạm, trái lại có nhiều lĩnh vực của cuộc sống, Sư phạm chỉ là ngoại đạo hoặc sở đoản.
    Bước 5: Xây dựng quy chế, chế độ chính sách, coi nghiên cứu khoa học là nhiệm vụ bắt buộc đối với cả thầy và trò các trường dưới bậc đại học, ngang với việc dạy và học trên lớp.
    Đoạn này là góp ys về cách xây dựng tác phong công nghiệp trong quá trình lao động và giáo dục. Mọi nguời cứ đọc tiếp đoạn sau nhé.
    30 năm trước đã làm được thì nay với đội ngũ hùng hậu hơn nhiều, với yêu cầu cao của sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa, đặt trong sự cạnh tranh quốc tế, với những thành tựu đã đạt được, chắc sẽ làm được. Trở ngại phải khắc phục là những mặt trái của cơ chế thị trường: một bộ phận giáo viên có thể muốn để thì giờ đi dạy thêm hơn là tham gia nghiên cứu khoa học, một bộ phận người dân có thể vì những lợi ích trước mắt mà không muốn hợp tác với nhà trường; rồi còn tệ nạn tham nhũng, v.v. Phải cố gắng vượt qua các khó khăn đó để sớm thấy bức tranh: mỗi trường học vừa là trung tâm giáo dục, đào tạo, vừa là trung tâm khoa học. Mèo nhỏ bắt chuột nhỏ; một trường tiểu học với những giáo viên dần dần sẽ đại học hóa, cũng phải làm sao cho địa phương trường đóng trở nên văn minh hơn, ở đó tác phong công nghiệp và tư duy khoa học phi đẩy lùi dần tác phong thủ công nghiệp và tư duy "kinh nghiệm". Lấy một chuyện nhỏ như chuyện "bàn giao" cũng đã thấy được nguyên nhân của sự chậm trễ. Phổ biến bây giờ là bàn giao hành chính chứ không phải bàn giao khoa học. Thí dụ, một giáo viên chuyển vùng bàn giao lớp mình chủ nhiệm cho giáo viên mới đến như thế nào? Chắc không phi là bàn giao lại cho giáo viên mới một công trình điều tra cơ bản về từng học sinh trong lớp cùng với môi trường sống của từng em. Nói chung là bàn giao qua loa tình hình lớp và người mới đến, muốn biết kỹ phải làm lại từ đầu, cứ như trò "leo cột mỡ" mà đúng ra phải là trò "chạy tiếp sức". Mà thông tin ngày nay là sức mạnh, là tiền bạc. Thí dụ, giáo viên mà biết được trong tủ sách các gia đình học sinh của mình có những sách gì thì chắc là có lợi, hoặc biết được gia đình những em nào có ao và ao đó rộng, hẹp thế nào thì có thể nghĩ đến việc tổ chức cho học sinh thực nghiệm một công nghệ mới về nuôi cá, vừa làm lợi cho gia chủ, vừa luyện cho học sinh tác phong công nghiệp, tư duy khoa học. Chỉ riêng việc biến "chạy tiếp sức" thành "leo cột mỡ" cũng đã cho ta thấy tại sao ta chậm...
    Nước chảy đá mòn
    Được luuthuy sửa chữa / chuyển vào 03:25 ngày 20/04/2003
  8. luuthuy

    luuthuy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/06/2002
    Bài viết:
    2.109
    Đã được thích:
    1
    Đoạn này là trao đổi ys kiên về bỏ kì thi tốt nghiệp và đào tạo từ xa
    Tiết kiệm 300 tỷ nhưng chi phí cho toàn bộ kỳ thi là bao nhiêu? Chưa thấy tài liệu nào nói đến. Năm 2001, tôi nhớ đã đọc ở đâu đó con số 4.000 tỷ đồng. Cứ tạm cho như vậy thì năm nay là 3.700 tỷ đồng: Đó là một con số không nhỏ, hơn 20% ngân sách Nhà nước chi cho giáo dục và đào tạo năm 2002 (17.311 tỷ đồng theo tài liệu của Vụ Kế hoạch và Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo). Đó là chưa kể công sức bỏ ra để có được một kỳ thi an toàn. Mà tác dụng thì còn hạn chế. Ngoài tác dụng tuyển sinh cho công bằng (giả thiết là việc chấm và xét tuyển sẽ công bằng), nó chưa kích thích việc đổi mới cách dạy, cách học ở bậc đại học là bậc học mà các thí sinh trúng tuyển sẽ trải qua. Tâm lý "vượt qua được cửa ải vào đại học rồi thì cứ tà tà bốn năm, năm năm nữa sẽ có bằng đại học trong tay" là khá phổ biến. Xã hội chả mấy quan tâm đến kỳ thi tốt nghiệp đại học nhưng trên thực tế kỳ thi đó để lọt khá nhiều của rởm. Chính kỳ thi này, nếu tổ chức đúng hướng và nghiêm túc mới thúc đẩy được việc đổi mới cách dạy, cách học ở đại học. Vấn đề đặt ra là: "tiền của, sức lực có hạn, vậy nên tập trung lo cho đầu vào hay lo cho đầu ra?". Năm 2002, hạn chế được số thi vào nhưng, theo quy luật, ta sẽ phổ cập đại học, nên nhìn đường dài thì số thí sinh sẽ ngày càng đông và tuyển sinh luôn đối phó với số lượng. Giá có cách gì xóa bỏ được thi tuyển vào đại học thì công sức, tiền của đó sẽ tạo thêm nhiều điều kiện để nâng cao chất lượng dạy, học và thi tốt nghiệp ở bậc đại học. Dĩ nhiên, hiện nay chưa thể bỏ thi vào đại học được nhưng có thể xây dựng một lộ trình kết thúc bằng việc bỏ thi vào đại học và đó cũng sẽ là lúc phổ cập đại học. Để đề cập đến vấn đề này, xin hãy kiểm điểm việc thực hiện chủ trưng "đa dạng hóa các hình thức đào tạo" đã được nhắc đến nhiều lần trong các Nghị quyết của Đảng và Nhà nước về giáo dục. Đối với khu vực đào tạo đại học, ta thấy như thế nào? "Tại chức" thì triền miên yếu kém, mất lòng tin của dân và là ni sản sinh ra nhiều bằng rởm nhất. "Từ xa" thì phát triển rất chậm chạp, mặc dù ngành giáo dục từng có những cuộc làm thử "đào tạo từ xa" khá quy mô, kéo dài hơn chục năm, từng có một đề tài cấp Bộ, một đề tài cấp Nhà nước về đào tạo từ xa và cả hai đã nghiệm thu thắng lợi, từng có hai hội thảo quốc gia và một hội thảo liên quốc gia về đào tạo từ xa (cùng với Trung Quốc và Thái-lan). ở những đề tài hay hội thảo đó, bằng cơ lý luận và thực tiễn, các báo cáo viên đều chứng minh rằng đào tạo từ xa bảo đảm được chất lượng và rất kinh tế, rất phù hợp với các dân tộc nghèo mà hiếu học để tìm con đường đuổi kịp các nước phát triển. Chất lượng và tính kinh tế của đào tạo từ xa có được là nhờ khả năng chuyển hóa khó khăn "xa thầy" thành các thuận lợi sau đây: Sinh viên khó ỷ lại vào thầy nên phải phát huy mạnh nội lực "tự học", yếu tố có tính chất quyết định chất lượng học tập.
    - Sinh viên ngồi nhà mà học nên nhà của họ là lớp học, là ký túc xá, đỡ cho Nhà nước khỏi phải lo bản thân họ đỡ tốn tiền đi ở trọ, người nghèo, người ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa bình đẳng với người giàu, người ở thành phố.
    - Sinh viên không lên lớp nên mỗi người tự chọn cho mình tốc độ học thích hợp (lên lớp thì người kém nhất đến người giỏi nhất đều phải theo tốc độ do thầy áp đặt.
    - Sinh viên quê vùng sâu, vùng xa, do ngồi nhà mà học, nên ít bị nhiễm bệnh "bám trụ thành phố" sau khi tốt nghiệp.
    - Ngồi nhà mà học, nên dễ kết hợp vừa làm, vừa học.
    - Một thầy có thể hướng dẫn họ từ xa cho bao nhiêu người cũng được, nên ai cũng được học với thầy giỏi.
    Đến đây là tôi xin nói tiếp, khi thầy Nguyễn Cảnh Toàn còn là thứ trưỏng Bộ giáo dục và đào tạo đã thực hiện đề tài đào tạo từ xa thực nghiệm.
    Thời điểm diễn ra thì tôi ko nhớ rõ lắm cụ thể, nhưng nó kéo dài 6 khoá và diễn ra trong các năm 80. Thời điểm đó xảy ra hiện tuợng thiếu hụt nghiêm trọng các giáo viên cho các tình thành phố phía nam.
    Cách thực hiện là:
    - Cách làm như sau, chọn các học sinh thi truợt đại học SP nhng có số điểm tạm chấp nhận đuợc vào học.
    - Thứ hai là ban đầu chỉ bắt đầu với Toán và Văn học, sau đó mở rộng thêm một số môn như Sinh học, Địa,?.
    - Quá trình học gồm các giai đoạn tập trung và từ xa, trong thời gian sinh viên chính quy học trong học kì chính, thì các sinh viên từ xa sẽ học ở nhà, tài liệu thì có thể lên thư viên của các truờng Trung cấp Sư phạm để muợn về đọc(theo đề mục đuợc cung cấp truớc). Tự đọc sách, tự nghiên cứu tài liệu truớc, và tự đặt câu hỏi tự trả lời. Sau đó thì khi sinh viên hệ chính quy thi học kì xong và nghỉ hè, thì sinh viên từ xa lên trên truờng học trực tiếp với thầy và thi trực tiếp trên trường.
    - Trải qua thời gian học từ xa có độ dài bằng sinh viên chính quy thì sinh viên từ xa cũng tập trung lại với sinh viên chính quy. Để đảm bảo nghiêm túc trong đánh giá và ko xảy ra sự phân biệt bằng cấp, GS Nguyễn Cảnh toàn yêu cầu, tất cả buổi học nào của sinh viên chính quy thì sinh viên từ xa cũng đuợc tham gia và nguợc lại. Ko có bất kì một buổi ôn riêng nào cho sinh viên từ xa, ko có một ưu tiên bất kì nào cho sinh viên từ xa.
    - Kì thi tốt nghiệp, đề thi chung, sinh viên từ xa và sinh viên tập trung đều đuợc trộn lẫn vào nhau, bài thi dọc phách và đuợc chấm như bình thuờng.
    - Kết qu tỉ lệ tốt nghiệp của sinh viên từ xa tung đung sinh viên tập trung, có một số ngành kết quả còn khá hơn.
    - Sau đó một số sinh viên đã học lên cao, một số nguời đã đạt học vị tiến sĩ.
    Cái hay ở đây đó là sinh viên học từ xa nên ko được ỷ lại vào thầy, và phải lấy tự học làm nòng cốt.
    Một điều đáng ngạc nhiên là tuy đầu vào có thấp hơn kết quả của sinh viên chính quy nhưng kết quả học tập của họ lại ko kém hơn một chút gì.
    Tôi có xem xét hệ thống giáo dục của các nuớc tiên tiến và cách họ tiến hành giáo dục từ xa của họ cũng rất được tôn trọng, thậm chí bạn còn ko phải đến truờng lớp một buổi nào. Thế nhưng bằng họ cấp có thể đạt đến mức diplom cho học từ xa(thi kết thúc khoá học ở nhà). Mọi nguời có suy nghĩ gì ko?
    Rất tiếc chủ trung đào tạo từ xa sau khi GS Nguyễn Cảnh toàn về hưu đã ko đuợc tiếp tục phát huy. Cho nên nó ko phát triển tiếp. Theo tôi đó là một điều vô cùng đáng tiếc, vì đó là một chủ trung rất đứng đắn có khả năng phát huy nội lực của xã hội lên rất nhiều.
    Bài đựoc sữa chữa và chuyển sang Unicode.
    Bài của kenetic dời vài hôm nữa anh em ta tranh luận tiếp nhé.
    Ý kiến của h2t và ndungtuan cũng có ý kiến hay đó.
    Nước chảy đá mòn
  9. ht2

    ht2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/04/2003
    Bài viết:
    56
    Đã được thích:
    0
    Em xin tiếp tục nốt bài hôm trước.
    Tóm lại ý phần trước, trong cuộc sống cần phải biết học hỏi và biết cách lắng nghe. Đừng bao giờ nên nghĩ mình là thầy của thiên hạ, là master hay ladder v.v... Biết cách để người khác dạy cho mình cũng là 1 điều cần phải học.
    3> Bác Kenetic viết.
    ---------------------------------------------------
    Cậu đang học PTTH, ko cần học ABC làm gì, cứ như tôi thì cũng thi đậu được vào đại học.....
    --------------------------------------------------
    Cái này tôi hoàn toàn ko đồng ý với bác. Hi vọng chưa có bạn trẻ nào nghe lời bác để mà chỉ nghĩ là học để thi đậu được vào đại học.
    Thứ 1: Tôi khẳng định với bác các kiến thức cơ bản phải học ở PTTH là rất cần thiết, phải đào sâu nắm chắc thì sau này mới tiếp thu sự phát triển nhanh chóng của của Khoa học kỹ thuật ngày nay.
    Thứ 2: Để thành công thì 90% là làm việc chăm chỉ, 9% là phải biết làm việc mình cần chứ không phải việc mình thích ( để biết làm việc mình cần thì phải biết học hỏi kinh nghiệm của những người đã thành công đi trước và đó chính là mục đích muốn vươn tới của Topic này ), và 1% còn lại là của sự thông minh và may mắn. Có 1 câu của 1 vĩ nhân nổi tiếng mà tôi ko nhớ tên.
    " Người chỉ biết làm việc mình thích mà ko chịu nhịn để làm việc mình cần thì không bao giờ có thể là người giỏi".
    4> Bác viết:
    ------------------------------------------
    Tôi là con người hay thay đổi.... Lên đại học sợ lại ko thay đổi được nữa.
    -------------------------------------------
    Tôi nghĩ việc này là bình thường. Tôi nghĩ 1 cách đơn giản, con người cũng như 1 cỗ máy (luôn tuôn theo những qui luật tự nhiên, ko có đặc tính nào ổn định thẳng băng, mà luôn có sự dao động do tác động của môi trường bên ngoài) luôn cần điều khiển để đưa ra những đặc tính tốt hơn bằng nhiều phương pháp khác nhau. Tôi thì hiện đang ở giai đoạn đầu của quá trình này nên dao động sẽ lớn. Bác cũng đừng nên cứ cố chấp những ý kiến của mình để được tiếng là ko thay đổi chính kiến, cái này sẽ nguy hiểm cho bác đó...
    Còn việc lên đại học hay đến già có thay đổi được ko, tôi khẳng định sẽ thay đổi được nếu mình biết cách điều chỉnh tốt hơn.
    Còn 1 số ý nữa nhưng mà cứ tranh luận đi lại thì chả bao giờ giải quyết được việc gì ( bác có thể nghĩ là tôi và bác ko cùng ý tưởng ) và tôi cũng không cần cố để người khác hiểu mình mà tốt hơn tôi nên hiểu người ta hơn. Tôi cảm thấy phí thời gian của tôi vào việc tranh luận này.
    * Có 1 số lời riêng tới bác Kenetic: Tôi nghĩ bác đã biết trao đổi, và học ra được 1 số ý tưởng của những người đã thành công , nhưng tôi nghĩ bác chưa có kinh nghiêm "thực tế" cái những người đã thành công phải trải qua và trả giá. Tôi nghĩ trước khi bác bắt tay vào viết " 1 quyển Phương pháp luận" mang tính định nghĩa, học thuyết thì tốt hơn bác nên "thử " những bài học thực tế (đó là làm cái việc cần trước mắt) mà bác đã trao đổi được trên lý thuyết với các người giỏi hơn . Và trước khi viết thì bác nên tìm đọc càng nhiều càng tốt xem trên thế giới có những người nào đang viết về đề tài này, cách họ xây dựng thế nào để có thể làm người khác thích tiếp thu... như các bài báo của các Giáo sư nổi tiếng mà bạn LuuThuy đã nêu. Tôi hi vọng 20 năm có 1 cuốn sách bác xuất bản mà có thể làm cho nhiều người tìm đọc.
    HT2
  10. kenetic

    kenetic Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/03/2003
    Bài viết:
    1.455
    Đã được thích:
    0
    cha ht2 này kỳ quá , mới nói có vài câu thì toan chuồn rồi , nếu thích chuồn thì sao ko trốn đi mà ở lại đây làm gì, uất ức nhiều sinh bệnh đó
    ht2 viết:
    Còn 1 số ý nữa nhưng mà cứ tranh luận đi lại thì chả bao giờ giải quyết được việc gì ( bác có thể nghĩ là tôi và bác ko cùng ý tưởng ) và tôi cũng không cần cố để người khác hiểu mình mà tốt hơn tôi nên hiểu người ta hơn. Tôi cảm thấy phí thời gian của tôi vào việc tranh luận này.
    ------
    thế bác làm gì vậy, trả lời được ko?
    ------------------------------------------------
    ht2 viết:
    * Có 1 số lời riêng tới bác Kenetic: Tôi nghĩ bác đã biết trao đổi, và học ra được 1 số ý tưởng của những người đã thành công , nhưng tôi nghĩ bác chưa có kinh nghiêm "thực tế" cái những người đã thành công phải trải qua và trả giá. Tôi nghĩ trước khi bác bắt tay vào viết " 1 quyển Phương pháp luận" mang tính định nghĩa, học thuyết thì tốt hơn bác nên "thử " những bài học thực tế (đó là làm cái việc cần trước mắt) mà bác đã trao đổi được trên lý thuyết với các người giỏi hơn . Và trước khi viết thì bác nên tìm đọc càng nhiều càng tốt xem trên thế giới có những người nào đang viết về đề tài này, cách họ xây dựng thế nào để có thể làm người khác thích tiếp thu... như các bài báo của các Giáo sư nổi tiếng mà bạn LuuThuy đã nêu. Tôi hi vọng 20 năm có 1 cuốn sách bác xuất bản mà có thể làm cho nhiều người tìm đọc.
    ------
    bác là ai mà biết tôi có kinh nghiệm thực tế hay ko
    bác lại bảo việc làm thực tế là trao đổi lý thuyết với những nguời giỏi hơn tôi, họ giỏi hơn tôi chắc gì giúp được tôi hả nhóc , nhóc có biết công việc này là như thế nào ko mà bảo?
    nhóc bảo tôi nên tham khảo những cái tương tự về đề tài tôi định viết , thế nhóc thử cố kiếm trên thế giới này một quyển như vậy xem "sách hoá Phương pháp luận"
    cố mà hi vọng đi
    thế anh hỏi nhóc này , những cái nhóc viết là lý thuyết hay thực tế đó , nhóc trải nghiệm qua rồi hả, ko thì nó chỉ là lý thuyết tôi nhóc
    ----------------------------------------
    ht2 viết:
    Tóm lại ý phần trước, trong cuộc sống cần phải biết học hỏi và biết cách lắng nghe. Đừng bao giờ nên nghĩ mình là thầy của thiên hạ, là master hay ladder v.v... Biết cách để người khác dạy cho mình cũng là 1 điều cần phải học.
    -----
    nhóc có biết master là gì ko? nếu là master thì nhóc khỏi cần dạy họ cái này , họ luôn biết lắng nghe , biết học hỏi, ngu quá
    còn ladder thì nhóc có tư cách gì dạy họ , những ladder như thủ tướng , ************* , tổng giám đốc thì nhóc là ai mà dạy họ , nhóc chỉ dạy họ trên lý thuyết được thôi , còn thực tế thì nhóc ko gặp được họ đâu mà dạy, mà ko ai đủ khả năng dạy họ đâu
    câu cuối nhóc bảo "biết cách để người khác dạy mình cũng là điều cần học", nhóc nói ra làm gì vậy, cái gì mà ko phải học, nhưng có quá nhiều cái đó nhóc , nhóc học được bao nhiêu , sao nhóc cứ muốn người khác dạy nhóc chứ , sao ko tự học đi, những cái nhóc nói sặc mùi lý thuyết
    anh lại hỏi nhóc, nhóc muốn làm master hay ladder?
    ------------------------------------
    ht2 viết :
    Thứ 1: Tôi khẳng định với bác các kiến thức cơ bản phải học ở PTTH là rất cần thiết, phải đào sâu nắm chắc thì sau này mới tiếp thu sự phát triển nhanh chóng của của Khoa học kỹ thuật ngày nay.
    ------
    cái nhóc nói lại là lý thuyết hả , lý thuyết thì phải có cái đúng rồi , nay anh đập cả lý thuyết luôn cho nhóc xem
    nhóc bảo kiến thức cơ bản là điều cần học(tất nhiên cài này mình cổ vũ) nhưng thế nào là cơ bản hả , mấy cái viết trong sách giáo khoa là cơ bản hả
    tôi hỏi bác trong thực tế bác học cái kiến thức cơ bản mà bác nói là để thi hay để cho có hiểu biết hả, bác có chịu đào sâu suy nghĩ ko , bác nghĩ mấy cái kiến thức của bác cần để tiếp thu tiến bộ khoa học kỹ thuật gì, hay những cái bác biết bác nói là do sách bảo, do nó noi sẽ tiếp thu được thì nhóc viết lên cho anh xem , nhóc ơi lý thuyết xuông đó thì làm gì chứ , thức tế ở VN thì mấy cái kiến thức cơ bản của nhóc ai coi trọng hả , nhóc học mấy cái đây cốt để vào đại học thôi , vào rồi lấy cái bằng ra mà có việc làm,kiếm vài xu tiêu pha, nhọc định làm cái quái gì, học cái trường Thăng Long thì biết nhóc học hành ra sao rồi ,nhọc học hành như thế mà đòi lấy "kiến thức xuông" giả danh "thực tế" để hù người khác ,cố mà vào đại học đi em , thì trượt bố mẹ đánh đó , mà nói nhiều với anh thì ko có tiền đi với bạn gái đâu
    cái này mới là thực tế , nhóc con thích ba hoa , muốn tập làm người hiểu biết , nhưng ko tìm đứng người rồi , anh mày là con vẹt thôi, ko hiểu nhọc có hiểu anh nói gì ko
    ---------------------------------
    ht2 viết:
    Thứ 2: Để thành công thì 90% là làm việc chăm chỉ, 9% là phải biết làm việc mình cần chứ không phải việc mình thích ( để biết làm việc mình cần thì phải biết học hỏi kinh nghiệm của những người đã thành công đi trước và đó chính là mục đích muốn vươn tới của Topic này ), và 1% còn lại là của sự thông minh và may mắn. Có 1 câu của 1 vĩ nhân nổi tiếng mà tôi ko nhớ tên.
    " Người chỉ biết làm việc mình thích mà ko chịu nhịn để làm việc mình cần thì không bao giờ có thể là người giỏi".
    -----
    cái này lại là lý thuyết hả, mà hình như ko làm gì cả, cái lý thuyết này đem ra làm gi chứ, để cho anh đập nó hay sao
    ai có thể tính được mức độ thành công có bao nhiêu % là của cái này của cái kia sao, cha nào giỏi thế, hay cái cha đưa ra lý thuyết này chỉ phỏng đoán thôi, hỏi một cái , việc của cả nhân loại đang làm là trí tuệ nhân tạo , hàng vạn nhà khoa học lừng danh đang hợp sức nhưng nó làm được gì rồi hả , có mọi thứ đó , ai bảo họ ko chăm chỉ , ai bảo họ ko biết đó là việc cần làm , ai bảo họ ko thông minh, hàng chục năm qua , hang vạn người mà ko có ai may mắn sao, vậy cái gì để họ ko thành công, nhóc trả lời được ko
    thằng cha viết lên cái lý thuyết này tại sao lại đi phân tích một sự việc đã rồi là thành công , làm xong thì nói làm gì, mà phân tích thì sặc mùi lý thuyết , ko có cái gì là thực tế , việc hắn cần làm(mà hắn cũng ko biết là) phân tích tai sao lại ko thành công, để biết những cái từ chưa thành công thành thành công , kể cả điều này hắn cũng ko biết , hoặc hắn biết nhưng ko đủ tài để làm , thì cái lý thuyết của hắn ra cái gì chứ , nhóc đem một cái ko ra gì ra đây làm gì thế , hay nhóc ko phân biệt được
    nhóc lại lấy một câu nói mà nhóc coi nó được nói ra từ một vĩ nhân , trời ơi vĩ nhân kìa , hù ai cái từ vĩ nhân hả nhóc
    " Người chỉ biết làm việc mình thích mà ko chịu nhịn để làm việc mình cần thì không bao giờ có thể là người giỏi".
    nhóc cần làm người giỏi lắm sao , thế nhóc đã là người giỏi chưa, thế bây giờ nhóc cần cái gì thế , và nhóc đang làm cái gì, trả lời được ko?
    anh hỏi nhóc nhé , cái thằng vĩ nhân đó là gì mà đòi đánh giá một người qua một hành động chứ , mà làm người gỏi để được cái quái gì hả, thằng cha này có vấn đề rồi
    có câu này nhóc nghe cho vui:
    "nếu ko thể làm việc mình thích thì nên thích việc mình đang làm"
    hiểu chưa nhóc , câu nói chỉ nên ở nghĩa tương đối thôi , vì ko gì là tuyệt đối cả, nên cha vĩ nhân kia dám tuyệt đối hoá vấn đề thì thằng đó ko có hiểu biết, dám một tay che trời
    hỏi một câu : bác làm những gì mà cho là thành công rồi? đừng bảo là chưa nhé
    ---------------------------------
    ht2 viết:
    4> Bác viết:
    ------------------------------------------
    Tôi là con người hay thay đổi.... Lên đại học sợ lại ko thay đổi được nữa.
    -------------------------------------------
    Tôi nghĩ việc này là bình thường. Tôi nghĩ 1 cách đơn giản, con người cũng như 1 cỗ máy (luôn tuôn theo những qui luật tự nhiên, ko có đặc tính nào ổn định thẳng băng, mà luôn có sự dao động do tác động của môi trường bên ngoài) luôn cần điều khiển để đưa ra những đặc tính tốt hơn bằng nhiều phương pháp khác nhau. Tôi thì hiện đang ở giai đoạn đầu của quá trình này nên dao động sẽ lớn. Bác cũng đừng nên cứ cố chấp những ý kiến của mình để được tiếng là ko thay đổi chính kiến, cái này sẽ nguy hiểm cho bác đó...
    Còn việc lên đại học hay đến già có thay đổi được ko, tôi khẳng định sẽ thay đổi được nếu mình biết cách điều chỉnh tốt hơn.
    --------
    này nhóc, nhóc cắt nghĩa kiểu gì thế , anh mày viết :
    "thứ 3 : hãy tự hỏi bản thân xem , mình còn những khuyết điểm gì ko , lên đến SV tôi chỉ sợ bạn ko có thời gian để sửa đổi , "
    anh mày nói thế mà mày thì cắt nghĩa kiểu khác, cũng ko sao , thích kiểu gì thì có kiểu đó
    cám ơn quan tâm cho tôi , bạn đừng lo , tôi thuộc diện thích thay đổi lúc nào cũng được , còn bản thân bạn bạn bảo :
    "Còn việc lên đại học hay đến già có thay đổi được ko, tôi khẳng định sẽ thay đổi được nếu mình biết cách điều chỉnh tốt hơn."
    có chắc vậy ko , thứ nhất khi lên đại học, cái tôi lo là sợ bạn ko có thời gian để nhìn lại mình thôi , còn khi về già bạn nghĩ với cái cách nào đó có thể thay đổi được sao, bạn lại nói lý thuyết rồi , còn thực tế chứng minh là càng già con người càng cố chấp , bạn có hiểu vì sao ko??
    nếu ko hiểu thì cố mà đi tìm hiểu đi
    ai có ý kiến thì post lại
    Ai cũng có thể dạy tôi nhưng chưa ai là thầy tôi

Chia sẻ trang này