1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Quan điểm, tư duy và kinh nghiệm tự học của một số nhà khoa học Việt Nam.

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi luuthuy, 29/03/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. luuthuy

    luuthuy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/06/2002
    Bài viết:
    2.109
    Đã được thích:
    1
    Vấn đề thứ hai là Phép biện chứng của Triết học Mark trong vấn đề tự học(Cái này chỉ có tiêu đề là của thầy NCT thôi, còn lại là tôi viết theo quan điểm của tôi):
    Phép biện chứng của Mark có ba quy luật, điều này thì ai cũng biết. Ba quy luật đó là:
    1. Phép đấu tranh giữa các mặt đối lập: Mọi sự vật đều có hai mặt đối lập với nhau nhưng thống nhất trong lòng sự vật.
    2. Phép biến đổi lượng chất: Khi sự biến đổi lượng đạt đến mức độ nào đó thì sẽ gây biến đổi về chất. Ngược lại khi sự biến đổi về chất cũng sẽ gây ra biến đổi về lượng.
    3. Phép phủ định của phủ đinh: Sự vật có thể phủ định nhiều lần chính bản thân nó để biến đổi. Sự phủ định của phủ định có thể sẽ đưa nó quay trở lại chính bản thân nó ở một cấp độ cao hơn.
    Về vấn đề tự học: Chúng ta có thể nhận thấy sau, trong cuộc sống kiến thức con người ko bao giờ là đủ cho chính cuộc sống của họ. Mâu thuẫn kiến thức với cuộc sống và công việc liên tục được xuất hiện, mâu thuẫn có thể xuất hiện đưới nhiều dạng nhiều hình thức. Hình thức câu hỏi qua việc tự đặt câu hỏi, hình thức vấn đề dưới dạng xử lý công việc, hình thức cải tiến sáng tạo đối với các vấn đề kĩ thuật mới?? Việc mâu thuẫn liên tục xuất hiện sẽ đưa đến nhiều tình huống: Tình huống thứ nhất: đầu hàng. dạng này ko thể gọi là tự học. Dạng thứ hai: Sẽ làm công viêc đến nửa chừng thì chịu thua, dạng này có thể dẫn đến các kết quả để những người khác kế tục. Dạng thứ ba là làm cho đến cùng?. Tuy nhiên ngoài dạng thứ nhất ra thì ta đều thấy việc đấu tranh giữa cái cũ và cái mới. Kiến thức của một con người, xã hội và nhân loại sẽ bị giằng xé giữa cái mâu thuẫn là ko làm được và làm được, giữa mặt mâu thuẫn khoa học cổ điển và hiện đại, giữa các giải pháp kĩ thuật đã được ứng dụng rất tốt trên nhiều vấn đề nay lại chịu bất lực?? Tất cả mọi vấn đề đó đều có thể dẫn đến những cái mới trong tri thức của một người của một xã hôi?..
    Phép biến đổi lượng chất: Điều này cũng được thể hiện trong vấn đề kĩ thuật học và tốc độ học?. Khi mà lượng kiến thức ta đạt đến mức độ nào đó thì kĩ thuật học và tốc độ học sẽ thay đổi. Như ta thấy mức học cấp 1 chỉ có toán và văn học, đó là hai vấn đề cơ bản nhất của con người: Dạy tư duy logic và tính nhân văn của con người.
    Lên cấp 2 là để bổ sung các dạng kiến thức cơ bản của khoa học điều này có thể giúp người ta vận dụng được một phần vào cuộc sống thông thường.
    Lên cấp 3: Kiến thức được trừu tượng hoá đi rất nhiều, điều này sẽ giúp chúng ta có thể tăng cường trí tượng tượng và chuẩn bị kiến thức tốt hơn khi vào đại học.
    Đại học: Kiến thức được chuyên môn hoá để mọi người có thể áp dụng vào lĩnh vực hẹp.
    Cao học và sau Nghiên cứu sinh: Cái này dùng để mọi người có thể đạt đến trình độ tự đào tạo và khả năng tìm được cái mới.
    Tất nhiên ko hoàn toàn là theo trình tự như vậy, mỗi cấp sẽ được thể hiện cái mặt mạnh nhất của mình là ở chỗ đó. Cũng qua từng bước như vậy thì cách học cũng sẽ thay đổi để có thể thích ứng với vấn đề cần học.
    Phép phủ định của phủ định: Kiến thức và phương pháp được phủ định theo nhiều bước để tiến tới một trình độ cao hơn. Ở đây ko hiểu đơn thuần phủ định có nghĩa là gạt sạch trơn vấn đề. Phủ định ở đây có nghĩa là bổ sung, thay đổi lý thuyết để nâng lên cấp cao hơn.
    Kiến thức được mọi người phủ định theo nhiều bước. VD: Galile phủ định Aistot, Newton phủ định kiến thức Galile, Einstein phủ định kiến thức của Newton.
    Tương tự như vậy kiến thức của mỗi người được phủ định từ mức kiến thức trực tiếp sinh động(tiểu học) => kiến thức cơ bản tuy trực tiếp những băt đầu phải tưởng tượng=> Kiến thức trừu tượng và lý thuyết=> Lý thuyết chuyên sâu=> quay về ứng dụng thực tế.
    Trên đây là trình bày quan điểm về tự học dưới góc độ Triết học Mark. Thực ra nó cũng hơi khô và đơn thuần chỉ là lý thuyết, nên để trong box học thuật thì hay hơn. Nhưng tôi nghĩ rằng dưới góc độ triết học Mark thì cũng sẽ có nhiều vấn đề về tự học được nhìn nhận tốt hơn.
    Tuy nhiên điều cuối cùng tôi vẫn khẳng định tự học chỉ có khi có một nguyên liệu đầu tiên, đó là thói quen ham mê và tự giác phát hiện cái mới.
    Nước chảy đá mòn
  2. luuthuy

    luuthuy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/06/2002
    Bài viết:
    2.109
    Đã được thích:
    1
    Căn bệnh luời của người tự học
    Cần tập cho mình thói quen cảnh giác cao độ truớc căn bệnh luời của mình. Nó có nhiều cấp độ lắm, đặc biệt trong học tập.
    Thứ nhất ở mức độ thấp, đọc sách đến đoạn chưa hiểu thì lại lật xuống trang cuối để xem còn bao nhiêu trang.
    Thứ hai, đọc xong quyển thứ nhất thấy khó thì lại ko dám đọc tiếp.
    Thứ ba, đọc xong một hai quyển rồi, thì lại tiếp tục ko dám học thành hệ thống.
    Cho nên mà nói cần rất cẩn thận căn bệnh lưòi trong tự học.
    Nước chảy đá mòn
  3. luuthuy

    luuthuy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/06/2002
    Bài viết:
    2.109
    Đã được thích:
    1
    À mà nếu ai r ỗi thì sang bên này chơi tí nhé. Có cái mục này cũng đuợc này.
    Căn bệnh này như thầy Cao Xuân Hạo đã nói đó, ta có thể xem thử ở góc độ của một nguời khác xem.
    http://www.ttvnnet.com/forum/t_179921
    Nước chảy đá mòn
  4. ndungtuan

    ndungtuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/02/2002
    Bài viết:
    1.493
    Đã được thích:
    2
    1. Trong tư thế là người đi học, học viên luôn mong muốn đạt được hai điều cơ bản, một là tri thức và hai là đạt điểm cao. Đương nhiên, sẽ có một số người ngụy biện hoặc phản đối rằng, tôi chỉ muốn tri thức, không cần điểm cao. Nhưng dù sao, điểm cao vẫn tốt hơn chứ. Chỗ này, chúng ta có thể áp dụng chủ nghĩa Mác: Hai mặt đối lập của một vấn đề thống nhất: hình thức và nội dung. Khi bạn đi học, vấn đề là bạn nhận được những gì, bạn đạt được gì, nghĩa là ?onội dung? bạn ra sao. Khi bạn đi xin việc, người ta chưa và không biết ?onội dung? của bạn, người ta sẽ nhìn vào ?ohình thức? của bạn, nghĩa là đánh giá bạn thông qua một đống bằng cấp mà bạn có, rồi tùy vào đó mà quyết định nhận bạn hay không, lúc đó, bạn mới có thể chứng tỏ ?onội dung? của mình.
    2. Khuynh hướng hiện nay là chuyển từ công việc ?ođào tạo? sang ?otự đào tạo?
    Trong công việc đào tạo, vai trò chủ đạo là ở người hướng dẫn. Trường học cần phải lập ra một kế hoạch đào tạo dựa vào sự khảo sát nhu cầu của xã hội để tránh việc đào tạo thừa hay thiếu. Trường học truyền đạt các yêu cầu này cho người hướng dẫn (NHD), NHD dựa vào đó để lập ra một bảng kế hoạch chi tiết những yêu cầu về ?okiến thức, thái độ và kỹ năng? phải đạt được của học viên. Nhờ bảng kế hoạch, NHD lập ra các bài học cụ thể và đặt các mục tiêu cho mỗi bài học. Để đạt được các mục tiêu này, NHD cũng phải lên phương án thu hút sự chú ý của học viên (HV), giúp HV suy nghĩ, bày tỏ thái độ để từ đó thực hành được các yêu cầu đã được đưa ra. Mô hình này được mô tả như sau: NHD là tâm và các HV tạo thành vòng tròn xung quanh. Mô hình này thường thấy ở hầu hết các trường, giáo viên đứng lớp giảng bài và HV ghi chép. Bài giảng hay hay dở phụ thuộc vào mục tiêu và kế hoạch thu hút sự chú ý của NHD.
    Trong công việc ?otự đào tạo?, vai trò chủ đạo là HV. Điều này yêu cầu HV phải ?odấn thân? hơn, chủ động hơn, còn NHD chỉ đóng vai trò là người giúp đỡ. Nói như vậy, nhưng NHD cũng phải làm đủ các bước như trong công việc đào tạo và còn phải có kiến thức rất sâu rộng (biết 10 để giảng 1) để giải quyết các tình huống thực tế. Như vậy, yêu cầu ở NHD cao hơn một mức so với việc đào tạo đơn thuần. Về phía HV, không thể chỉ một mình có thể ?otự đào tạo?, mà đôi khi cũng cần phải có sự giúp đỡ. Mô hình là, trong lớp, thời gian giảng bài dành cho HV ngồi im lặng đọc bài, hoặc chuẩn bị bài ở nhà trước, khi cần giúp đỡ thì sẽ có NHD đến tận chỗ để chỉ (tránh làm ảnh hưởng đến công việc của người khác) hoặc sẽ là các buổi thảo luận nhóm. Có một số vấn đề HV sẽ không thể hiểu ngay được vì cần phải có kinh nghiệm thực tế, hoặc sẽ mất rất nhiều thời gian, hoặc sẽ đi chệch mục tiêu, do đó, sự có mặt của NHD là cần thiết. Như vậy, điều kiện cần thiết để HV có thể ?otự đào tạo? là phải có giáo trình đầy đủ, cập nhật, mỗi giáo trình phải có mục tiêu cụ thể mà HV phải đạt được, phải có dàn bài, cuối mỗi giáo trình phải có phần ?otự lượng giá? (thường là các câu hỏi trắc nghiệm hoặc điền khuyết hoặc mở rộng vấn đề hoặc câu hỏi mô phỏng vấn đề) để HV có thể hiểu được mình đã đạt được mục tiêu hay chưa.
    Tóm lại, trong việc ?otự đào tạo?, đòi hỏi HV phải làm việc nhiều hơn (nên có thể không phù hợp với một số người) trong điều kiện đã được chuẩn bị đầy đủ. Sự có mặt của NHD là cần thiết. Mô hình này là: HV là trung tâm, NHD chỉ ở ngoài ngoại vi, can thiệp khi cần thiết.
    3. Lượng giá và ?otự lượng giá?
    a. Lượng giá có hai kiểu:
    Lượng giá công tác giảng dạy: nhằm giúp đánh giá về năng lực và bài giảng của NHD. Việc này thường làm sau mỗi buổi học nhằm rút kinh nghiệm.
    Lượng giá đào tạo: nhằm đánh giá trình độ và khả năng thu thập kiến thức của HV.
    b. Các kiểu lượng giá thường có:
    - Vấn đáp
    Ưu điểm: NHD có thể hỏi sâu thêm để đánh giá năng lực của HV
    Khuyết điểm: Mất thời gian
    Không khách quan
    HV có thể do căng thẳng tâm lý nên không đạt được điểm cao
    - Câu hỏi nhỏ:
    - Điền khuyết
    - Trắc nghiệm
    - Vấn đề ?omở? kiểu cuốn chiếu.
    Mỗi kiểu có những ưu và khuyết điểm khác nhau nhưng tất cả đều phải bám sát mục tiêu đào tạo ban đầu. Do đó, người HV nếu được thông báo đầy đủ về các mục tiêu và nắm rõ các ưu khuyết điểm của mỗi kiểu lượng giá thì đều có thể ?otự lượng giá? mình.
    Ngoài ra, HV cũng có thể tự tạo ra những hình thức ?otự lượng giá? để đào sâu thêm vấn đề. Ưu và khuyết điểm của mỗi hình thức cũng như các làm và cách tránh khuyết điểm tôi sẽ trình bày sau.

    "TỪ BI" OR NOT "TỪ BI" ?
  5. ndungtuan

    ndungtuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/02/2002
    Bài viết:
    1.493
    Đã được thích:
    2
    Ưu và khuyết điểm của các loại lượng giá:
    1. Vấn đáp:
    - Ưu: NHD có thể xoáy sâu hoặc hỏi thêm chi tiết để đánh giá chính xác năng lực của HV.
    - Khuyết:


    HV có thể bị căng thẳng do tâm lý nên trả lời dười trình độ của mình

    Không khách quan, phụ thuộc vào tình cảm nên có độ tin cậy thấp

    Mất nhiều thời giờ.
    - Khắc phục: áp dụng cho nhóm nhỏ để không phí thời giờ và cho bốc thăm câu hỏi trước, cho mỗi HV nửa giờ viết để chuẩn bị. Khi trả lời câu hỏi, các tờ giấy chuẩn bị cũng phải nộp để làm chứng cứ không để cho HV bị rớt oan do NHD chủ ý đánh rớt.
    2. Bài thi viết:
    - Ưu: có thể đánh giá khả năng tổng hợp hoặc phân tích một vấn đề phức tạp.
    - Khuyết:


    Giới hạn vấn đề thường không rõ

    Phạm vi lượng giá hẹp

    Mất nhiều thời giờ

    Độ tin cậy thấp
    - Khắc phục: cho trước khoảng 50-100 câu hỏi ngắn. Khi thi cho khoảng 10 câu, mỗi câu trong 10 phút, làm bài trong 2 giờ. Như vậy có thể hỏi nhiều vấn đề và đòi hỏi HV phải viết ngắn gọn, không rườm rà.
    3. Câu hỏi điền khuyết: học viên điền một đến hai từ vào những chỗ trống của một câu hay hình vẽ.
    - Ưu:


    Có thể lượng giá nội dung rộng

    Chấm bài nhanh

    Độ tin cậy cao
    - Khuyết: chỉ lượng giá kiến thức ở mức độ nhớ lại
    - Khắc phục: các từ điền khuyết phải được suy luận từ nội dung bài học. VD: muốn hỏi một cái ghế thì đặt câu hỏi là: "Vật dùng để ngồi", HV sẽ suy luận và điền vào "cái ghế"
    4. Câu hỏi trắc nghiệm:
    - Ưu:


    Trả lời nhanh

    Chấm bài nhanh

    Có thể đánh giá kiến thức diện rộng

    Độ tin cậy cao
    - Khuyết:


    Soạn câu hỏi rất mất công (tôi sẽ đề cập trong một bài khác về độ gây nhiễu, hệ số tin cậy ...)

    Khó lượng giá năng lực tổng hợp kiến thức
    - Khắc phục: xây dựng ngân hàng câu hỏi trong nhiều năm, cho nhiều câu hỏi loại liên quan nhân-quả.
    5. Câu hỏi trắc nghiệm cải tiến - hỏi kiểu cuốn chiếu: HV làm bài trên từng tờ giấy khác nhau gồm 5 câu hỏi của cùng một vấn đề. Khi làm xong câu thứ nhất sẽ thu bài và hỏi tiếp câu thứ hai. Dữ liệu là ở cả hai câu, tuy nhiên, có thể nhờ suy luận tốt thì HV có thể sai câu 1 nhưng vẫn đúng câu hai.
    - Ưu:


    Có thể không sai các câu sau dù sai ngay câu đầu

    Chấm điểm dễ

    Đánh giá khả năng hệ thống hoá và giải quyết vấn đề một cách hệ thống
     

    "TỪ BI" OR NOT "TỪ BI" ?
  6. nguoidixa

    nguoidixa Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/04/2003
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    Hay lắm!!!!
    Cám ơn bạn ndungtuan!
    Tôi sẽ reply cho bạn sau nhé!
    Chào tạm biệt!
  7. luuthuy

    luuthuy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/06/2002
    Bài viết:
    2.109
    Đã được thích:
    1
    Trả lời bác Ndungtuan truớc vài câu, lúc khác sẽ trả lời tiếp. Cái này nghe thì chẳng liên quan đến tự học nhưng mà thực ra là có đó. Nó nói đến cái nguyên nhân vì sao mà sinh viên ta chưa thể tự học đuợc(cái này về sau có thể tách ra làm một chủ đề được sau khi chủ đề này kết thúc).
    Nội dung của bác đề ra, nghe thì hay, nhưng làm thì khác hẳn. Em ko có ý gì là đả kích bác. Nhưng mà em nói thật, cái của bác nói em nghe nhiều lắm rồi. Có thể nói là đến mức dị ứng, nhưng mà nhìn ra thực tế chẳng đuợc bao nhiêu.
    Bác nhìn lên giảng đuờng thì thấy. Ở VN, số nguời có thể rao giảng là tự học như thế nào thì nhiều, nhưng mà số nguời tự học thực sự thì đuợc bao nhiêu %?
    Bác có thấy ko, các truờng đều có một tuần truớc khi nhập học năm mói tập hợp sinh viên mới để nói qua về truờng lớp. Chắc là thể nào cũng có, cái phuơng pháp học tập đại họcnhư thế nào? Rồi cuối cùng sau một tuần thì việc giảng dạy đại học là như thế nào?
    Nói ra thì buồn, nhưng mà vẫn cần phải nói tiếp. Bác làm ngành y, em là sinh viên truờng Y. Nói thật bác nếu phải cải cách thì Y có lẽ cần phài đưa vào danh sách hàng đầu cải cách giáo dục.
    Cái đầu tiên cần cải cách là cái thái độ của giảng viên với sinh viên. Bác có viết một cái thư mục gì đó bên box Y tế, em có qua đọc rồi(tiện thể hỏi luôn bác viết hay ai viết đo? Ko có ý kiến đả kích gì đâu). Em chẳng hiểu cái câu "bác sĩ như mẹ hiền là như thế nào" mà trong đó giảng viên trên lớp có lẽ phải gọi là ông trời con của sinh viên. Cái ông trời con luôn lải nhải một cái điều nghe thì có vẻ khác nhau nhưng thực ra là một:"Tao là đúng, mày phải nghe tao, còn nếu mày ko giống tao có nghĩa là mày sai". Chẳng hiểu từ đâu có cái câu:"Học y là phải theo kinh nghiệm" cho nên mà nói sinh viên của Y thì như lũ gà mờ truớc khoa học y tế!.
    Cái thứ hai đó là vẫn đề giảng dạy nội dung và cách học. Bên box Y tế của bác có cái forum sau 6 năm sinh viên đi về đâu? Nói thật với bác em định viết vài dòng nhưng nghĩ lại thôi. Xin nói thật bác, ko biết bác nghĩ nào chứ em nhận thấy số sinh viên truờng Y tốt nghiệp thì phần nhiêu là vô dụng và một phần thí khá hơn là biết phân tích tại sao mình lại là vô dụng.
    Bác bảo em chủ quan ư? Bác bảo ngành Y là cao quý chăng vì nó liên quan đến mạng sống con nguời nên ko thể ẩu và bừa đuợc chứ gì! Em công nhận là đúng. Nhưng bác hãy nghĩ xem, ngành nào chẳng phải cẩn thận, chẳng phải lăn lộn vào thực tế thì mới có thể thành tài đuợc. Em hỏi bác nhé, bây giờ một thằng kĩ sư ko cẩn thận trong bản vẽ, thế là một cái nhà đổ thì sao, hoặc vỡ đê chẳng hạn..... Hoặc một thằng làm về tin học làm ở sân bay chỉ cần ấn một lệnh sai chẳng hạn là có thể gây ra tai nạn máy bay chết vài trăm nguời thì sao.
    Đã từ lâu nguời ta tô điểm quá nhiều huyền thoại về ngành y quá rồi đó.! Đã đến lúc cần phải lột cái mặt nạ ra và nói đến cái thực tế phũ phàng của nó ra để cho mọi nguời hiểu ra vấn đề. Rằng bản thân giáo dục ngành y cũng là một con bệnh cần phải cứu chữa.
    Đôi dòng trả lời bác về giáo dục của ngành y. Có gì về sau viết tiếp nhé.
    To các mod, nếu có cảm thấy có gì quá khích thì cứ PM cho tôi, tôi sẽ sửa lại một lần nữa. Nếu tôi sửa lần thứ hai mà vẫn chưa đuợc thì các bạn hãy sửa theo ý các bạn.
    Cám ơn truớc
    Nước chảy đá mòn
    Được luuthuy sửa chữa / chuyển vào 02:57 ngày 08/05/2003
  8. ndungtuan

    ndungtuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/02/2002
    Bài viết:
    1.493
    Đã được thích:
    2
    Hì, bạn luuthuy viết hay quá, rất đúng. Tôi cũng định nhào vô nói ké vài câu, nhưng giật mình nghĩ lại, chẳng lẽ mình lại chửi mình? Nói thiệt, hầu hết giảng viên trường Y đều là BS, nghĩa là những người chẳng học một chút nào về Sư phạm cũng như có khiếu Sư phạm cả. Còn nếu có được học đi chăng nữa thì chỉ là những đợt tập huấn trong vài tuần, chẳng thấm tháp vào đâu. Do đó, chuyện dạy dở của giảng viên trường Y là "chuyện thường ngày ở huyện" và họ dạy giỏi mới là chuyện đáng nói. Tôi sẽ cố gắng viết và đào sâu thêm vấn đề này, nhưng có lẽ tốt hơn là ở một topic khác, những vấn đề ví dụ như bạn đề nghị: cải cách môi trường giáo dục, biện pháp kích thích học tập, hạn chế chủ nghĩa kinh nghiệm (nhưng trong chuyện này thì tôi không đồng ý với bạn "chăm phần chăm" đâu nhé, tôi sẽ viết sau trong một bài nói về mối liên quan giữa kiến thức-lý luận-kinh nghiệm, vai trò của từng cái một).
    Mong rằng sinh viên trường Y tham gia vào đây "kiến cò" cái, hay là phải copy một đoạn để tách topic riêng vì chắc có lẽ cũng khá nhiều người ngại đọc một topic nghiêm chỉnh học hành và dài hơi như thế này chăng?

    "TỪ BI" OR NOT "TỪ BI" ?
  9. kenetic

    kenetic Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/03/2003
    Bài viết:
    1.455
    Đã được thích:
    0
    lại vào , lại đọc , và lại trả lời
    ndungtuan , cái của bác cũng chỉ là hình thức , mọi cái bác nói cũng là hình thức , nó ko đi vào cái bên trong của sự học
    muốn học được thì phải có năng lực (năng lực ở đây là sự tổng hợp của nhiều yếu tố của con người, ko chỉ có năng lực tiếp thu kiến thức)
    nhưng cái năng lực này được hình thành nên đâu chỉ bởi sự học trong trường lớp , mà nó được hình thành từ các yếu tố tổng hoà của xã hội , cái này ít ai đề cập đến , và đề cập tỉ mỉ thì chưa
    cái sự học trong nhà trường chịu 2 yếu tố con người là HV và NHD (như bác ndungtuan nói)
    nhưng về hình thức giải dạy thì ko nhiều mà chịu ảnh hưởng lớn lao ở tinh thần học tập và giảng dạy , HV và NHD ở đây là nói tổng thế ko phải cá biết
    tinh thần học tập cũng phải trên tổng thể cũng ko phải cá biết , nêu những ca biệt riêng rẽ đứng trong một tổng thể lớn lao khác thì cuối cùng cũng bị đồng hoá theo số đông (đó là thức trạng của xã hội VN)
    em muốn nói một điều , hãy cố tạo ra môi trường "học tập và giảng dạy hết mình" thế là đủ rồi , nhưng cái đủ này sao to lớn quá , nó quá to lớn , và cuối cùng chỉ hi vong và hi vọng.......
    Ai cũng có thể dạy tôi nhưng chưa ai là thầy tôi
  10. luuthuy

    luuthuy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/06/2002
    Bài viết:
    2.109
    Đã được thích:
    1
    Hôm nay ngồi nghĩ thêm một chút, mới chợt nhớ cái câu mà bác bảo, nếu bác tham gia thì chẳng khác gì tự chửi mình. Em thấy rằng hình như bác viết ko đúng đâu.
    Bác cứ thử nghĩ đến cái quyển Nguời TQ xấu xí. Nguời ta viết như chửi vào chính mình. Nhưng mà ko sao cả. Tập thể cũng có thể có cái sai lầm. Cho nên nếu bác viết về điểm yếu của mình cũng ko phải là xấu là sai. Chúng ta cần và phải vạch rõ cái điểm yếu. của chính mình, của cộng đồng mình. Để cho thế hệ sau ko dẫm vào vết xe đổ như của chúng ta. Mong bác hiểu cho.
    Ngoài ra, nếu bác còn cái gì thì cứ post lên cho anh em tham khảo, bài viết của anh em vẫn đang nghĩ, có gì thì vài hôm nữa em lại trả lời tiếp.
    To zen, tuần này em bắt đầu bưóc vào vấn đề thiền trong học tập, liệu anh có thể bớt chút thời gian để đóng góp cho anh em. Bài trả lời của anh lần truớc em bị virut tiêu hết rồi.
    Nước chảy đá mòn

Chia sẻ trang này