1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Quan điểm, tư duy và kinh nghiệm tự học của một số nhà khoa học Việt Nam.

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi luuthuy, 29/03/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. nguyenducquyzen

    nguyenducquyzen Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    890
    Đã được thích:
    0
    Chào bác Luu Thuy!
    Đúng vậy! người dám nhận chỗ sai của mình thì đó mới là người có chí tiến thủ, và là người có khả năng để thảo luận! chúng ta lên đâu đâu phải là để hơn thua với nhau, hay bảo vệ lập trường quan điểm của mình đâu!
    Bác cần lại những bài nào?
    ]
  2. nguyenducquyzen

    nguyenducquyzen Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    890
    Đã được thích:
    0
    Chào bác kenetic!
    Đúng vậy! những ít ai biết được điều này lắm bác ạ!
    Hi hi... PP giảng dạy quan trọng lắm bác Ken à! vái này bác nói không ổn rồi!
    Cái này không phải việc của em!
  3. luuthuy

    luuthuy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/06/2002
    Bài viết:
    2.109
    Đã được thích:
    1
    Lại sang tuần mới rồi, bài viết tiếp đây.
    Học trong thiền.
    Ở đây xin nói luôn, anh quyzen nhá, cái thiền của em và cái thiền của anh chưa chắc giống nhau đâu. Em trình bày theo quan điểm của hai nguời thầy GS Trần Văn Hà và GS.TSKH Lê Khánh Bằng. Tuần sau trình bày tiếp về vấn đề Tạo vùng ngoại ngữ trong võ não.
    Thứ nhất thiền là gì: Thiền là sự tập trung cao độ vào một vấn đề tránh tạp niệm xen vào.
    Vậy thiền có nghĩa là phải tập trung rất cao độ, có thể là vào hơi thở(như các thiền sư tập thiền), vào việc đọc sách, vào việc tập thể thao?..
    Như vậy là bình thưòng ta có thiền, nhưng là thiền trong vô thức, là ko chủ định. Cái thiền ta cần tập là thiền trong ý thức, bằng cách tập trung cao độ.
    Nhưng mà nói thì dễ, làm thì khó(đúng thôi). Bên nuớc Mỹ có 3 chữ tạo nên thành công của việc học viết tắt là FIT: Frequence(tần số), Intense(tập trung), Time(Thời gian). Viết theo tiếng Việt Nam là 3T.
    Tập trung vào vấn đề Intense, nhiều bạn cứ nghĩ rằng, tập trung sẽ chỉ gây mệt mỏi mặc dù hiệu quả học sẽ cao hơn. Nghe thi có vẻ hợp lý nhưng nếu nói thể e ko đúng. Có cái liện kết bên trang http://vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2003/04/3B9C6E5C/ và http://vnexpress.net/Vietnam/Suc-khoe/2002/06/3B9BCB02/ mà tham khảo.
    Thực ra, nếu nguời nào rèn luyện việc tập thiền hàng ngày qua các hoạt động thiền tĩnh kết hợp thiền động thì có thể nâng cao sức tập trung. Hiệu quả học tập được nâng cao và sức khoẻ sẽ tốt hơn.
    Cách thức tập thiền thì các bạn có thể tham của anh zen theo trang liên kết sau:
    http://www.ttvnol.com/forum/t_180217/1a?0.9456294
    Ở đây xin nói luôn, bạn nào muốn hiểu thế nào là thiền thì phải tập thiền, ko tập thiền thì sẽ chẳng bao giờ hiểu gì là thiền. Nếu có vấn đề gì cần thắc mắc thì có thể viết thư hồi âm lại chúng tôi sẽ giải thích thêm.
    Tôi xin lấy thêm một ví dụ về thiền cho các bạn rõ hơn:
    NGND Nguyễn Lân vừa hoàn thành bộ đại tự điển do ông làm chủ biên, sau đó thì GS Trần Văn Hà có hỏi ông là ông có tập thiền ko. Ông trả lời là ko.
    GS TVH hỏi tiếp là ông làm việc như thế nào. Có thể tổng kết như sau:
    Sáng tập thể dục theo một chương trình đã định, rất tập trung.
    Sau đó làm việc một mạch 8 tiếng liền, rất tập trung, chỉ nghỉ khi đi ăn.
    Khi viết bài ko nghĩ đến một điều gì khác.
    Kết luận của GS Trần Văn Hà:?Vậy anh thiền cả ngày rồi còn gì nữa?
    Nước chảy đá mòn
    Được luuthuy sửa chữa / chuyển vào 19:44 ngày 10/05/2003
  4. luuthuy

    luuthuy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/06/2002
    Bài viết:
    2.109
    Đã được thích:
    1
    Trả lời anh dungtuan tiếp:
    Anh ndungtuan à, ý em ko phải là chỉ nói về giáo dục trong ngành Y. Cái mà em muốn đề cập là vấn đề chung của giáo dục và giáo dục tự học. Còn em viết về ngành Y là bởi vì hai lý do, một là em học từ đó ra và thứ hai quan trọng hơn là căn bệnh định kiến và ông trời con của giáo viên truờng Y là đáng sợ nhất.
    Để nói về vấn đề này(cải cách giáo dục Y tế) hay tại sao nguyên nhân tại sao chúng ta ko phát triển đuợc yếu tố về tự học có lẽ cần phải một forum mới. Lúc khác ta bàn.
    Em là nguời quan hệ rộng, cho nên ko chỉ có y, mà các ngành khác em đều quen. Em nhận thấy rằng, cái vấn đề mà nguời thầy quan hệ với nguời học rất quan trọng. Nó sẽ ảnh huởng rất nhiều đến chuyện học và giảng dạy. Ở đây có lẽ cần phải nói đến chữ ?otâm? của người giảng dạy, nếu mà cái tâm vẫn còn tư tuởng ông trời con, bố thiên hạ, thì chẳng bao giờ giảng dạy ra hồn đâu.
    Phuơng pháp và chất luợng giảng dạy thế nào tuỳ thuộc vào thái độ của nguời tham gia giảng dạy. Nếu còn coi sinh viên là nguời truởng thành, là những con nguời tri thức tuơng lai. Thì sẽ biết cách ứng sử cho thích hợp.
    Nói ngay một ví dụ, bác cũng là một giảng viên, nhưng bác biết cách tôn trọng sinh viên thì sẽ có thể thấy ngay đuợc cách trao đổi và giảng bài hiệu quả. Còn những ông trời con nào vẫn còn cái thái độ kênh kiệu, ?otao là tất cả? thì sẽ muôn đời ko thể nào có đuợc một phuơng pháp sư pháp tốt đâu.
    Cho nên đừng có nói quá về vấn đề là thiếu tri thức về giáo dục, vì họ có bao giờ tìm hiểu đâu mà có? Đừng có hỏi tại sao lại ko giảng hay, vì họ đâu có ý định cải tiến mà có thể hay đưọc!
    Nói vài điều bác đừng hiểu lầm là chỉ có ngành Y, mà là nói chung. Ngành Y chỉ là tiêu biểu thôi. Còn em chưa nói 100% là bất tài, chỉ có nói là đa phần thôi ko làm đuợc điều gì ra hồn, mong bác xem lại.
    Nước chảy đá mòn
  5. keneticA

    keneticA Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/03/2003
    Bài viết:
    156
    Đã được thích:
    0
    chào zen
    cái bác bảo ko ổn thì sao chứ
    phương pháp của bác nói là ở vĩ mô, tinh thần học tập của em thì bác lại nghĩ ở vi mô , thì ko ổn rồi
    nếu coi tinh thần học ở vĩ mô thì , khi nó lớn mạnh ,sẽ có tác động tới cái phương pháp giảng dạy , để phương pháp giảng dạy sao cho phù hợp với nó
    nhưng tạo ra tinh thần học tập nhiệt tình ở cả một xã hội , thì cần có một cái tác động rất lớn ..............
    ------------------------
    trả lời bài luuthuy
    luy thuy ko thấy ở đây buồn chán sao , cho một cú sốc đi , chứng minh nên giáo dục VN ko là gì khi so sách với TQ , HQ ,NB
    vui ngay thôi
  6. luuthuy

    luuthuy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/06/2002
    Bài viết:
    2.109
    Đã được thích:
    1
    Thôi nói vội làm gì, mới đụng qua vấn đề một chút phần nổi của VN, nói ra nuớc ngoài sớm lại có nguời tủi thân. Bên box y tế, cũng đang có cuộc tranh luận về giáo dục truờng Y này, ai thích sang chơi một chút. Xem giáo dục VN tốt lắm
    http://www.ttvnol.com/forum/t_193319/?0.4849617
    Nước chảy đá mòn
  7. nguyenducquyzen

    nguyenducquyzen Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    890
    Đã được thích:
    0
    Chào bác ken!
    Sao hay không là tuỳ theo mỗi người! em thấy không ổn thì em nói không ổn thôi!
    Nhưng làm sao để có được tinh thần đó?
    Tác động như thế nào? bác thử trình bày về mặt lý thuyết xem?
    Hay là tác động theo cái cách mà bác đang làm thíu nghiệm hiện nay trên ttvnol ấy à? bác thấy kết quả nó thế nào? có tác động được cái gì vào mấy cái tảng băng đó không?
    TO Luu Thuy: em sẽ phúc đáp cho bài của bác sau nhé!
  8. nguyenducquyzen

    nguyenducquyzen Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    890
    Đã được thích:
    0
    Chào bác luuthuy!
    Hi hi... tại bác ngộ nhận đó thôi! Thiền nào cũng là Thiền cả! dù là của ai thì bản chất cũng là như nhau.
    ?oThiền? gọi đầy đủ là ?oThiền Na? nó là phiên âm ra tiếng Hán của chữ Phạn: "Dhyana", và đã được Việt hoá. Ý nghĩa của nó là chú ý (chú tâm) biết cảnh hiện tại (tiện đây em xin trích một đoạn trong bài Bàn về thiền định của Đạo Phật cho bác tham khảo thêm nhé).
    Sự khác nhau giữa em và bác, là khác nhau về vai tròcấp độ của Thiền.
    Về vai trò thì bác lấy Thiền làm phương tiện để đạt đến một mục đích khác; còn em thì lấy Thiền làm mục đích (tức là em lấy việc sống trong chú ý biết cảnh hiện tại làm mục đích)
    Về cấp độ: có hai cấp độ là cấp độ thấpcấp độ cao
    Thiền ở cấp độ thấp là Thiền phải dụng tâm (tức là dụng ý chí gò ép tâm vào Thiền). Cấp độ Thiền này dựa trên nhận thức cho rằng ta vốn không sống trong Thiền, không sống trong sự tập trung, và ta tạo lập nên một trạng thái tập trung để dùng ý chí gò ép tâm mình vào đó. (Hầu hết các loại Thiền mà bác biết đều thuộc về cấp độ này). Theo em phỏng đoán thì sự hiểu thiền của bác là chỉ hiểu đến cấp độ này mà thôi.
    Thiền ở cấp độ cao là Thiền không dụng tâm (tức là không dụng ý chí gò ép tâm vào Thiền). Cấp độ Thiền này dựa trên nhận thức cho rằng ta vốn sống trong Thiền, vốn sống trong sự tập trung, và ta không cần tạo lập nên một trạng thái tập trung để dùng ý chí gò ép tâm mình vào đó như ở cấp độ thấp. Nhưng do các yếu tố ngoại lai quấy nhiễu làm cho ta rời Thiền, rời sự tập trung. Vì vậy ta chỉ cần tìm cách loại bỏ những yếu tố quấy nhiễu đó (sửa sai) thì tự nhiên ta sống trong thiền chẳng cần cố gắng. Chỉ có những người đã Ngộ được cái Thiền này mới có thể gọi là hiểu về Thiền mà thôi! Theo em hiểu thì bác không biết, và cũng ít có ai biết đến cấp độ Thiền này.
    Đó là hai sự khác nhau căn bản trong nhận thức giữa em và bác về Thiền.
    Bây giờ mời bác đọc đoạn trích nhé:
  9. nguyenducquyzen

    nguyenducquyzen Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    890
    Đã được thích:
    0
    Bàn về thiền định của Đạo Phật
    (Trích)​
    http://forum.thientongvietnam.org/viewtopic.php?t=31&sid=c6b593cb5b5977ade0b3751a18def2c9
    Thiền định, là một trong ba môn học vô lậu: Giới - Ðịnh - Tuệ của Ðạo Phật. Vì vậy, Thiền định đóng một vai trò tối quan trọng trong sự tu tập của đạo Phật. Chính đức Phật đã nói:
    "Này các tỷ kheo, hãy tu tập Thiền định. Vị tỷ kheo có Thiền định, này các tỷ kheo, hiểu biết một cách như thật. Hiểu biết gì một cách như thật? Sắc tập khởi và đoạn diệt; thọ tập khởi và đoạn diệt; tưởng tập khởi và đoạn diệt; các hành tập khởi và đoạn diệt; thức tập khởi và đoạn diệt."Tương ưng bộ Kinh, tập 2, in 1993, tr.31, 32).
    Nhưng không phải bất cứ một sự tu tập Thiền định nào, cũng là đúng với đường lối của đạo Phật. Bởi vì: sự tu tập Thiền định không phải chỉ riêng đạo Phật mới có. Mà nó cũng có ở trong nhiều môn phái, đạo giáo khác nhau, với nhiều mục đích khác nhau. Chỉ có sự tu tập Thiền định nào dẫn đến Giác ngộ, Giải thoát khỏi mọi khổ đau, mới là Thiền định của đạo Phật. Trong sự tu tập Thiền định như vậy, ta phải không chấp thủ vào bất cứ một pháp môn nào, vào bất cứ một sự chứng đắc nào. Muốn như vậy, thì ta phải biết rõ được hành tướng của từng pháp môn tu tập, cùng với ý nghĩa, và kết quả tối hậu, mà những pháp môn đó mang lại, là gì? Nghĩa là, trước hết ta phải tìm hiểu xem: Thiền định của đạo Phật là gì?
    Thiền do chữ "Thiền na", là phiên âm tiếng Hán của chữ Phạn:
    "Dhyana", dịch nghĩa là "Ðịnh niệm".
    Ðịnh, nguyên tiếng Phạn là "Samadhi", phiên âm ra tiếng Hán là "Tam muội", nghĩa là Nhất tâm, hay chú tâm trên một cảnh, không cho tán loạn.
    Niệm, là âm của chữ Hán ,phân tích ra có hai bộ:
    + Bộ kim, có nghĩa là "hiện tại".
    + Và bộ tâm ,theo Vi diệu pháp định nghĩa là "biết cảnh".
    Vậy "Niệm" có nghĩa là "biết cảnh hiện tại". Cảnh hiện tại ở đây có thể là Sắc, Thanh, Hương, Vị, Xúc, Pháp.
    Vậy Thiền có nghĩa là:"Chú tâm (chú ý) biết cảnh hiện tại".
    Còn Thiền định có nghĩa là:"Chú tâm biết cảnh hiện tại, để đạt đến sự nhất tâm".
  10. luuthuy

    luuthuy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/06/2002
    Bài viết:
    2.109
    Đã được thích:
    1
    Về mục đích đúng là như bác nói, em dùng nó làm để áp dụng vào công việc và học tập, có nghĩa là nâng cao sự tập trung và sức khoẻ.
    Ok đoạn này là ổn
    Sao bác nghĩ em ở trình độ này thôi? Theo bác là em đã nói hết những gì em biết à?
    Cái của bác thì em công nhận ở một mức độ cao hơn hẳn em rồi, bản thân em ko có ý định tìm hiểu thêm. Nhưng mà chắc gì chỉ có hai cấp. nó có nhiều cấp trung gian chứ.
    Nói như bác chỉ có hai cấp độ tức là ngu tuyệt đối và khôn tuyệt đối, thế còn những nguời trung bình thì sao?
    Nước chảy đá mòn

Chia sẻ trang này