1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Quan điểm, tư duy và kinh nghiệm tự học của một số nhà khoa học Việt Nam.

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi luuthuy, 29/03/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. nguyenducquyzen

    nguyenducquyzen Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    890
    Đã được thích:
    0
    Chào bác luuthuy!
    Vì thế em chỉ mới phỏng đoán chứ chưa khẳng định! mà em phỏng đoán thì không thể bảo là em nghĩ như bác viết được có phải không?
    So sánh như vậy không ổn! em sẽ phân tích kỹ hơn về vấn đề này cho bác sau nhé!
  2. luuthuy

    luuthuy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/06/2002
    Bài viết:
    2.109
    Đã được thích:
    1
    Kể cả bác nói thế cũng ko ổn, thực ra em nghĩ việc gò ép mình vào thiền để rồi tự do điểu khiển nó mà ko có ý thức là có nhiều cấp độ.
    Bác cứ thử nghĩ đến cái truyện tập đi xe đạp thôi. Ban đầu thì gò lưng gò ngưòi ra chăm chú điều khiển, dần dần quen thì chỉ phải lo nghĩ khi vuợt khi quẹo. Cuối cùng khi mà quen thành thục rồi thì có thể vừa đi vừa nghĩ đến chuyện khác.Cho nên em muốn so sánh là so sánh chỗ này bác ạ.
    Nước chảy đá mòn
    Được luuthuy sửa chữa / chuyển vào 01:10 ngày 12/05/2003
  3. nguyenducquyzen

    nguyenducquyzen Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    890
    Đã được thích:
    0
    Nhưng nó vẫn nằm trong một cái chung đúng không?
    Bác nói không sai! nhưng bác không hiểu đúng ý em trình bày! mà bác hiểu theo ý của bác khi đọc bài của em! Và ở đây là bác đang bàn về ý của bác chứ không phải là bàn về ý của em!
    Để rõ dược ý của em, bác hãy áp dụng cách đọc sách trong Thiền mà đọc bài của em sẽ rõ!
  4. luuthuy

    luuthuy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/06/2002
    Bài viết:
    2.109
    Đã được thích:
    1
    Em trả lời truớc cho bác một vài điều, mai nếu đựơc thì em sẽ viết thêm vài nhận xét hy vọng sẽ giúp bác trong việc nâng cao khả năng giảng dạy của bác.
    Ok, vào vấn đề thứ nhất, bác khẳng định rằng việc học cần chuyển sang tự đào tạo. Cái này em e bác nói hơi quá. Bác có thể xem lại khái niệm về tự đào tạo của em ở đầu. Như em nói nó là từ một số quan niệm của các nhà giáo VN. Mức tự đào tạo là mức cao nhất của tự học. Có nghĩa là phải tự khả năng tạo cho mình một kỹ năng hoặc học một hệ thống kiến thức có khối luợng lớn mà sự huớng dẫn của giảng viên ko mang vai trò chính.
    Cái này thì đến một nhà khoa học vất lộn còn lâu mới đạt đến trình độ đó. Ở bên Mỹ, thì để đạt đuợc khái niệm tự đào tạo như em thì e cũng phải là sinh viên năm cuối(cũng ko nhiều đâu) hoặc là các cấp từ thạc sĩ trở lên.
    Cho nên theo em có thể sử dụng một từ khác là tự học tự nghiên cứu ở mức độ cao thì đúng hơn chí ít là hoàn cảnh VN.
    Anh cũng có thể cho y kiến lại nếu như ko đồng tình quan điểm của em.
    Vấn đề nội dung và hình thức. thực ra bên các nứơc phát triển nguời ta cũng đặt vấn đề hình thức khá quan trọng vì nền giáo dục họ phản ánh khá chính xác năng lực của sinh viên, tuy ko phải hoàn toàn(như Einstein kết quả học tập ko tốt, Bill Gate bỏ học). Do đó vấn đề hình thức cũng rất quan trọng. Tuy vậy một lỗ hổng kiến thức của sinh viên VN là vấn đề vỏ hình thức tuy khá đẹp nhưng nội dung ko nhiều và ko cập nhật. Cái này chỉ có thể giải quyết đuợc thông qua tự học mức cao.
    Tuy vậy để có thể tự học tốt cũng rất cần một nguời thầy có khả năng hỗ trợ giai đoạn đầu của tự học. Cái này, để em viết sau nhé.
    Nước chảy đá mòn
  5. luuthuy

    luuthuy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/06/2002
    Bài viết:
    2.109
    Đã được thích:
    1
    Anh zen ơi bao giờ anh trả lời bài của em đó, chờ anh dài cổ. Mà anh có thể giải thích cho em thêm một chút ý của anh ở đây đuợc ko. Anh ko giải thích thì muời em cũng chẳng hiều đâu
    Nước chảy đá mòn
  6. nguyenducquyzen

    nguyenducquyzen Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    890
    Đã được thích:
    0
    Chúng ta sang diễn đàn khác để thảo luận tiếp bác LưuThuy nhé!
    Vnequation.de hay AVYS.de cũng được!
  7. luuthuy

    luuthuy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/06/2002
    Bài viết:
    2.109
    Đã được thích:
    1
    Tôi vừa thấy có một bài của H2SO4 ở đây. Sao mod ko để nó lại một chút cho mọi nguời nhìn ngắm.
    Những bài kiểu đó đôi khi cũng nên để lại để mọi nguời tiện đánh giá hơn. Ko thì e hơi thiếu khách quan đó.
    Gửi H2SO4, tôi cũng rất đồng tình với ý kiến của bạn là tôi viết khá dở. Nhưng mà e rằng hai chúng ta ko thể cãi lại nổi TTVN đâu.
    Nước chảy đá mòn
  8. luuthuy

    luuthuy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/06/2002
    Bài viết:
    2.109
    Đã được thích:
    1
    Chuyện này nghe thì tuởng ko liên quan đến chủ đề của tôi. Nhưng tôi cũng xin kể ra để cho các bạn có thể hiểu hơn sự đối xử của những người làm khoa học với nhau.
    GS Trần Văn Hà là nguời có công phát triển bộ môn PHương pháp Năng động sáng tạo-Giải quết vấn đề/Phương pháp phân tích-hành động(Phương pháp này được các trường Monpelier và Paris mời và một số nước khác)
    GS Ngô Gia Hy cũng là một bác sĩ có tiếng của ta, hai thầy cũng đã là bậc cao niên, GS TVH năm nay 83(tuổi duơng) và GS NGH là 89 tuổi.
    Hiện nay GS Ngô Gia Hy là chủ tịch Hội đồng quản trị truờng Hùng Vuơng TPHCM. Trong một lần vào thăm SG, GS Trần Văn Hà đuợc GS Ngô Gia Hy mời giảng dạy về phuơng pháp của mình.
    GS Trần Văn Hà tham gia giảng dạy mấy hôm đầu cho các giảng viên và thành viên hội đồng quản trị của trường. Sau đó thì GS Ngô Gia Hy có mời GS TVH giảng thêm vài buổi, nhưng mà GS TVH từ chối, bảo muốn nghỉ. Nhưng GS Ngô Gia Hy vẫn tha thiết mời GS TVH tham gia thêm một buổi dạy của ông.
    Hôm sau, GS Ngô Gia Hy mời GS Trần Văn Hà tham dự tiết của thầy về phương pháp học. Giảng đuợc tiết thứ nhất, GS NGH ra bảo GS TVN:?Tôi hôm nay hơi mệt, anh giảng hộ tôi cái?. GS TVH phải nhận lời. Đến hôm sau, GS NGH bảo sức khoẻ tôi vẫn có vấn đề anh giảng tiếp luôn đi?.. (Bạn biết rõ nguyên nhân rồi chứ)
    Vài hôm sau, GS NGH có đưa cho GS TVH một chuơng sách và bảo rằng:?Tôi định viết quyển sách về phuơng pháp học, nhưng mà tôi muốn anh viết phần hai.?.
    Trên đây tôi muốn nêu ra hai ví dụ, có thể các bạn thấy hơi khô. Nhưng mà nó có ý nghĩa sau,
    Là nguời làm khoa học, cả hai thầy đều gạt cái tôi xuống mà giúp đỡ nhau. Hai thầy đều có rất nhiều sách riêng. Bản thân thầy NGH đã viết được chương 1, nhưng tại sao lại nhờ nguời đồng nghiệp của mình viết sách chương hai, nếu ko phải là muốn cùng nhau hoàn thành lý thuyết của mình.
    Thứ hai là GS NGH cũng phải rất tha thiết mời GS TVH, thể hiện đức tính khiêm tốn học hỏi lẫn nhau.
    Sau đó GS NGH có đề nghị:?GS TVH hàng năm giành một tháng vào TPHCM để giảng dạy, ở sẽ ở nhà GS NGH, đi lại có nguời đưa đón?..?. Phải nói rằng phải rất nhiệt tình với nhau thế mới có thể đối xử nhau chân tình thế.
    Thứ ba, là GS TVH cũng là một nguời rất tình nghĩa, ông đã nhận giảng dạy một tháng trong TPHCM. Bạn có thể bảo, à có thể mà nói à, có gì đâu. Nhưng mà để giảng một tháng đó, ông đã phải tập trung liên tục 6 tháng để chuẩn bị từ những tài liệu có sẵn. Trong thời gian đó, ông đã từ chối rất nhiều lời mời từ các truờng học khác.
    Trên đây là mẩu chuyện, có thể tôi ko nhớ chính xác chi tiết.
    Hiền đệ của CompagPresario
    Được luuthuy sửa chữa / chuyển vào 15:23 ngày 17/05/2003
  9. luuthuy

    luuthuy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/06/2002
    Bài viết:
    2.109
    Đã được thích:
    1
    quyzen đã ko còn mong muốn tha thiết ở lại diễn đàn nữa. Do đó chắc chúng ta sẽ ko còn đuợc đọc các bài có tính chất khoa học của anh nữa. Ở đây tôi xin trích lại phần trả lời cho anh mà tôi định viết
    Sáng nay nghĩ lại thấy mấy điều sau cần nói mới là quan trọng đây
    Đọc sách trọng thiền, có nghĩa là tập trung cao độ và ko có tạm niệm xen vào.
    Nó đuợc đánh giá qua một số chỉ tiêu sau đây
    Một là tốc độ đọc sách, có hai loại đọc sách: đọc luớt và đọc chậm. Theo em khi tập đọc thì nên có hai lần đọc luớt và đọc chậm.
    Khi đọc luớt cần phải luyện tốc độ đọc nhanh, phải đọc được ít nhất là là 40-60 trang/giờ. Dần dần luyện đọc tốc độ nhanh hơn. Khi đọc luớt có thể ko cần nhớ thông tin gì nhưng phải đọc hết từng chữ.
    Thứ hai là tránh tạp niệm xen vào, ngoài việc như bác dặn ra, phải cố gắng, ko đuợc đang đọc sách lại nghĩ đến vấn đề khác, chẳng hạn đang đọc lại nghĩ đến: à chiều nay ta phải đi chợ, à mình còn phải làm việc này việc khác. Như vậy là chưa đọc trong thiền.
    Hiền đệ của CompagPresario
    Được luuthuy sửa chữa / chuyển vào 15:23 ngày 17/05/2003
  10. luuthuy

    luuthuy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/06/2002
    Bài viết:
    2.109
    Đã được thích:
    1
    Đây là phần bác quyzen có trả lời tôi vài hôm sau. Tôi xin trích lại cho các bạn theo dõi. Đồng thời sau bài này. Tôi cũng xin kết thúc vấn đề về học trong thiền.
    Chào bác LưuThuy!
    Về sự hữu ích trong những điều bác trinh bày em không phản đối, nhung thực sự thì nó không phù hợp với nội dung bài viết của em. Cụ thể như sau:
    Thứ nhất đây là một bài viết về Thiền. Như vậy đối tượng chính được quan tâm, được bàn tới ở đây là Thiền, và nó được giới hạn trong phạm vi: ?ođọc sách?. Ngoài phạm vi đọc sách nó còn có trong nhiều phạm vi khác nữa, nhưng không thuộc về đối tượng được bàn tới ở đây. Bác lưu ý vấn đề đó cho em.
    Còn tại sao em lại chú thích ở bên dưới là: ?oKỹ thuật đọc sách?. Thì em xin giải thích như sau: vì Khi ta thực hiện Thiền trong khi đọc sách, nó sẽ giúp cho ta nắm bắt được vấn đề một cách có hiệu quả nhất, khi đọc cuốn sách đó. Cái này thuộc về tác dụng, hiệu quả của việc thực hiện thiền trong khi đọc sách mang lại đối với việc dọc sách. Vì vậy em mới nói là kỹ thuật đọc sách, hay phương pháp đọc sách.
    Thứ hai em xin đi vào các vấn đề cụ thể mà bác nêu:
    Về tổng quát, thì em xin nói như sau:Những vấn đề bác nêu nhằm mục đích giúp cho việc học hỏi, tìm hiểu về một vấn đề cụ thể nào đó nói chung. Ðó là những cách thức giúp cho ta trong việc thu nhận và xử lý các thông tin. Em công nhận là nó không sai, mà rất chính xác. Nhưng vấn đề ở đây là bác đã bị lạc đề, thay đổi đối tượng đang được bàn luận!Vì vậy nó trở thành sai lầm. Nếu bác bàn riêng với em về vấn đề đó, trong một chủ đề khác phù hợp với đối tượng được bác đề cập đến, thì mới đúng là hợp lý, mới chính xác.
    Bài viết của em chỉ là một bài viết bàn về thiền, đối tượng và mục đích của nó là ?oThiền? được giới hạn trong việc đọc sách, thế thôi! Còn hệ quả của nó là: mang lại hiệu quả cao nhất cho việc thu nhận thông tin khi đọc một cuốn sách cụ thể nào đó, chứ chưa bàn đến giai đoạn xử lý thông tin. Là giai đoạn yêu cầu ta phải thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau.
    Việc bác bị lạc đề như vậy, cho thấy bác đã bị yếu tố chủ quan chen vào trong quá trình đọc bài viết này. Cụ thể là: chủ quan của bác đang quan tâm đến vấn đề: ?oloại bỏ yếu tố chủ quan khi đọc sách?, và vấn đề này đã chi phối vào quá trình bác đọc bài viết này của em. Nếu bác thực sự loại bỏ yếu tố chủ quan khi đọc sách, thì khi đọc bài viết này bác sẽ thấy mục đích của bài viết này không phải là bàn về vấn đề loại bỏ yếu tố chủ quan khi đọc sách như bác nghĩ. Mà mục đích của nó là bàn về vấn đề thiền trong khi đọc một cuốn sách, một bài báo, hay một lá thư,.....
    Riêng về vấn đề tự học bác dưa nó vào đây là không hợp lý, vì đối tượng được bàn tới trong bài viết này của em là Thiền, chứ không phải là tự học. Dù rằng nó có liên quan ít nhiều đến Tự học.
    Riêng về vấn đề sau đây:
    Sáng nay nghĩ lại thấy mấy điều sau cần nói mới là quan trọng đây
    Đọc sách trọng thiền, có nghĩa là tập trung cao độ và ko có tạm niệm xen vào.
    Vấn đề chỉ là không có tạp niệm xen vào thôi, Mà nếu bác đã thực hành theo các bước như em đã trình bày thì có tạp niệm xen vào không vậy? Còn vấn đề tập trung cao độ thì không đúng đâu! Thiền là phải tự nhiên, không gò ép thái quá cơ!Tập trung cao độ lâu ngày dễ dẫn tới stress, còn Thiền thì lại làm giảm stress cơ, và vì vậy đối với Thiền Nhân thì họ không có nhu cầu vui chơi giải trí nữa! Bởi vì chính việc học lại là sự giải trí của họ.
    Nó đuợc đánh giá qua một số chỉ tiêu sau đây
    Một là tốc độ đọc sách, có hai loại đọc sách: đọc luớt và đọc chậm. Theo em khi tập đọc thì nên có hai lần đọc luớt và đọc chậm.
    Khi đọc luớt cần phải luyện tốc độ đọc nhanh, phải đọc được ít nhất là là 40-60 trang/giờ. Dần dần luyện đọc tốc độ nhanh hơn. Khi đọc luớt có thể ko cần nhớ thông tin gì nhưng phải đọc hết từng chữ.
    Những điều này liên quan đến việc thu nạp thông tin thì đúng hơn.
    Em có viết bài có tựa đ ề là: các bài tập luyện, để em gửi cho bác tham khảo thêm nhé!
    Thứ hai là tránh tạp niệm xen vào, ngoài việc như bác dặn ra, phải cố gắng, ko đuợc đang đọc sách lại nghĩ đến vấn đề khác, chẳng hạn đang đọc lại nghĩ đến: à chiều nay ta phải đi chợ, à mình còn phải làm việc này việc khác. Như vậy là chưa đọc trong thiền.
    Ðúng vậy!
    Nhưng nếu bác thực hành theo đúng như em trình bày thì những tạp niêm đó liệu có còn chỗ đúng hay không?
    Bác chỉ nói về chỗ tạp niệm thô, mà chưa đề cập đến những tạp niệm vi tế nằm ở trong vòng Vô thức.
    Thôi tạm thời vậy đi nhé!
    Chào bác!
    NDQ
    Hiền đệ của CompagPresario
    Được luuthuy sửa chữa / chuyển vào 15:24 ngày 17/05/2003

Chia sẻ trang này