1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Quan điểm, tư duy và kinh nghiệm tự học của một số nhà khoa học Việt Nam.

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi luuthuy, 29/03/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. luuthuy

    luuthuy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/06/2002
    Bài viết:
    2.109
    Đã được thích:
    1
    Tại sao lại ko, tôi hoàn toàn ủng hộ bạn. Rất mong sự cộng tác của bạn
    Nước chảy đá mòn
  2. luuthuy

    luuthuy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/06/2002
    Bài viết:
    2.109
    Đã được thích:
    1
    GS Vũ Văn Tảo và phương pháp tự học qua 4 bước.
    Các nguồn lực trong thời đại mới.
    GS. Vũ Văn Tảo nguyên là Vụ trưởng- trợ lý Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo Trần Hồng Quân. Hiện nay đã nghỉ hưu nhưng Giáo sư vẫn còn rất nhiều nhiệt huyết với công cuộc cải cách giáo dục nước nhà. Giáo sư vẫn đi giảng dạy về cách dạy-cách học và quản lý giáo dục theo lời mời của nhiều trường đại học và các CLB.
    Sau đây là cách tự học qua 4 bước theo quan điểm của giáo sư: Học-hỏi-hiểu-hành.
    ?oHọc? có nghĩa là bạn phải thu thập thông tin. Trong thời đại bùng nổ thông tin như ngày nay, các nguồn thông tin ngày càng đa dạng. Bạn có thể lấy thông tin qua sách, báo, các phương tiện thông tin đại chúng và Internet. Nói về sách, đó là một nguồn thông tin có tính chất hệ thống cao, tuy nhiên đó lại là một nguồn thông tin thường sớm bị lạc hậu. Bạn sẽ cần phải sử dụng nguồn thông tin từ báo chí vì thông tin từ báo chí thường được cập nhật hàng ngày và rất sinh động. Nhược điểm duy nhất của nó là ko có tính chất hệ thống cao bằng sách. Tôi được thấy rất nhiều bạn có thể rất chăm đọc sách nhưng lại ko bao giờ đọc báo. Như vậy nếu ta so việc học của các bạn này với việc một bài văn thì các bạn đó mới chỉ làm được một điều là viết dàn ý nhưng lại ko có các ý cụ thể. Mặt khác bạn có thể nói lý thuyết rất hay nhưng bạn lại hoàn toàn ko hiểu gì về xã hội. Rằng xã hội đang cần gì, rằng xã hội đang thiếu gì?. Các nhà khoa học và danh nhân thường có tính ham đọc sách nhưng bên cạnh đó việc đọc báo hàng ngày cũng là một nhu cầu tất yếu. Ngoài ra nguồn thông tin từ các phương tiện truyền hình cũng là một nguồn thông tin đáng quý vì nó rất sinh động và phản ánh khá chân thực cuộc sống. Theo ý kiến của riêng tôi, chí ít thì các bạn nên hàng ngày xem bản tin thời sự của các kênh truyền hình. Và điều cuối cùng là thông tin từ Internet, đó là một nguồn thông tin khổng lồ mà các bạn ko thể ko tiến tới chiếm hữu và sử dụng nó. Với Internet các khoảng cách sẽ bị xoá nhoà.
    Sau khi hoàn thành bước thứ nhất: Bạn sẽ phải tiến hành công việc thứ hai là việc ?ohỏi?. Nền giáo dục của chúng ta đã gần như bỏ rơi việc dạy cách hỏi. Theo GS. Trần Văn Hà thì việc hỏi sẽ phản ánh lại cho bạn rằng bạn đã hiểu vấn đề đó đến đâu. Bạn hiểu về vấn đề đó đúng hay là sai. Ngoài ra việc hỏi sẽ giúp bạn giao lưu kiến thức và khiến bạn có thể hoàn chỉnh mở rộng kiến thức rất nhiều. Tôi thấy ở VN có một nhược điểm, các bạn trong lớp ko dám hỏi giáo viên và giáo viên ko cho phép học sinh-sinh viên hỏi. Điều đó khiến cho việc học chỉ gồm có chép và chép. Tức là chỉ có mới thu thông tin nhưng chưa kiểm chứng thông tin, trong lớp chỉ có một không khí im lặng, cam chịu ngay cả trước những kiến thức có thể là sai, và đó chính là ?omột không khí chết của một nền giáo dục?. Bản thân tôi nhiều khi đứng lên để hỏi một vấn đề ko rõ, thì các sinh viên khác nhìn tôi lườm nguýt và tự hỏi là có phải thằng này là thằng điên ko, khi mà toàn đặt ra các câu hỏi. Nhưng liệu họ có thể tự mình đặt ra một câu hỏi thật sự có ích cho bản thân ko? Hay họ chỉ là những câu hỏi của thầy cô, những câu hỏi chỉ có thể đem áp dụng vào lý thuyết, còn khoảng cách của nó tới thực tế vẫn còn xa và rất xa. Theo tôi một kỹ năng mà các bạn phải rèn luyện đó là phải biết đặt câu hỏi để hỏi và tự đặt câu hỏi để kiểm tra kiến thức của mình.
    ?oHiểu? là một bước đệm để tiến tới ?ohành?, bạn chỉ có thể hành khi hiểu vấn đề một cách sâu sắc, và hiểu chỉ có thể có khi mà bạn luôn tiến hành việc hỏi. Theo Giáo sư Trần Văn Hà, ?ohiểu? còn có nghĩa là bạn phải ?osuy?, bạn cần phải vận dụng kiến thức của mình đã có để phán đoán, suy ra, kết luận rằng vấn đề này có đúng hay ko. Như vậy kiến thức của bạn lại càng chắc chắn hơn và rõ ràng hơn.
    Bước cuối cùng của việc học là việc hành. Hành ở đây ko đơn thuần là việc ?othực hành? trên lớp, mà là bạn còn phải vận dụng vào thực tế. Kiến thức của bạn có đúng hay ko, mức độ nông sâu đến mức nào, chỉ có thể kiểm chứng một cách chính xác nhất bằng kết quả của việc vận dụng vào cuộc sống. Bạn có thể phát biểu rất hay về vấn đề thị trường chứng khoán, bạn thắng trong các cuộc thi ý tưởng kinh doanh sáng tạo vẫn chưa thật sự có ý nghĩa khi bạn đã kiếm được vài trăm nghìn trong một dự án thực sự nghiêm túc. Hành cũng sẽ cung cấp cho bạn hàng nghìn vấn đề mới để cho bạn bổ sung vào việc học của bạn, luôn ko bao giờ đầy đủ cho yêu cầu công việc.
    Như vậy là tự học hay học đều phải có 4 bước: Học-hỏi-hiểu-hành.
    Học: thu thập thông tin từ các nguồn thông tin có thể có được.
    Hỏi: Tự đặt câu hỏi, tự trả lời, và hỏi mọi người để kiểm tra lại kiến thức của mình.
    Hiểu: Hiểu để suy rộng vấn đề ra.
    Hành: Vận dụng kiến thức vào cuộc sống để xem kết quả của việc học mình đã đến đâu.
    4 bước này liên quan chặt chẽ với nhau và là một thể thống nhất với nhau.
    Cũng theo GS Vũ Văn Tảo thì mỗi người có 5 nguồn lực là
    Tài lực: Gồm có tài sản hữu hình như nhà cửa.
    Tiền lực: Tiền của mỗi người.
    Nhân lực: Bao gồm trí tuệ của mỗi người và khả năng quan hệ của người đó với xã hội.
    Và hai nguồn lực mới mà mọi người cần phải có
    Thời lực: Mỗi người đều rất công bằng trước thời gian, bạn có 24h một ngày, tôi cũng vậy, tôi ko thể hơn bạn dù chỉ một giây. Người chiến thắng những người khác là người có khả năng sử dụng thời gian một cách hiệu quả nhất, bạn phải sống và làm việc theo kế hoạch. Bạn cần có kế hoạch cho hàng ngày, hàng tuần và cả năm, cũng như các kế hoạch dài hơi hơn nữa.
    Tin lực: Đó là nguồn thông tin bạn có thể thu nhập được,như tôi đã nói nhiều sinh viên của chúng ta có thói quen chỉ đọc sách trên lớp mà quên đọc thêm những nguồn tư liệu khác. Theo tôi đó chính là một sự thiệt thòi lớn cho các bạn. Tôi ko nói đến sinh viên nước ngoài mà tôi chỉ cần nói đến những kĩ sư của các nước tiên tiến đều coi việc đọc sách, báo thêm hàng ngày, sử dụng Internet như một việc bắt buộc.
    Điều cuối cùng như giáo sư Vũ Văn Tảo nói thì mỗi người chúng ta đều phải nắm được hai kĩ năng tối thiểu: Ngoại ngữ và Tin học. Nếu ko có hai thứ này bạn sẽ sớm bị lạc hậu hoàn toàn với thế giới.

    Nước chảy đá mòn
  3. luuthuy

    luuthuy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/06/2002
    Bài viết:
    2.109
    Đã được thích:
    1
    Xin loi moi nguoi la toi dua bai ko theo lich, ly do la vi toi chua co du thong tin de viet ve GS. Nguyen Canh Toan truoc. Hy vong la tuan sau toi se post bai dung theo ke hoach.
    Nước chảy đá mòn
  4. lehoaithanh

    lehoaithanh Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    27/02/2002
    Bài viết:
    750
    Đã được thích:
    1
    Tui thấy khi tự học là minh vẫn lên lớp (không thầy đố mày làm nên mà!)nhưng mình hăm hở nghe giảng ,nghe giảng tích cực chứ không phải ngồi nghe giảng như nghe đọc báo,nghe như gió thoảng qua tai.Tự học là mình phải chủ động việc tiếp thu kiến thức ,tự tìm đọc giáo trình và sách vở ở nhà ,lên lớp chăm chú nghe giảng,chứ không phải đi học là tới giờ lên lớp nghe thầy "đút " kiến thức như "đút" cơm cho con trẻ.Theo tui ,mình tự mình tìm đến kiến thức với giúp đỡ của thầy
  5. luuthuy

    luuthuy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/06/2002
    Bài viết:
    2.109
    Đã được thích:
    1
    Tôi hoàn toàn tán thành với ý kiến của bạn, nhưng điều đó ko có nghĩa là chỉ có kiến thức của thầy là đủ cho cuộc sống. Cái kiến thức mà thực tế công việc tuơng lai sẽ đòi hỏi ta sẽ phải có, nó nhiều hơn nhiều so với những điều mà thầy chúng ta có thể nghĩ ra để dạy cho chúng ta, chưa kể là nhiều phần thầy dạy đã bị lạc hậu.
    Cái mục tiêu của tôi đặt ra topic này là cung cấp cho các bạn một phuơng pháp quan tốt để có thể học tốt.
    Nước chảy đá mòn
  6. nguyenducquyzen

    nguyenducquyzen Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    890
    Đã được thích:
    0
    Xin chào bác luuthuy!
    Cám ơn bác đã đưa chủ đề nàu lên box TL.
    Nhưng em có một vấn đề muốn trao đổi với các bác là: hiện nay các bác đang trao đổi về vấn đề tự học, trên một cái nền là mặc nhiên đã thống nhất về khái niệm tự học là gì? Việc này tất nhiên là có cái hay của nó.
    Nhưng liệu chúng ta có nên tìm hiểu về vấn đề này sâu hơn nữa không? tức là trước hết chúng ta hãy lật lại vấn đề, tìm hiểu xem tự học là gì? bản chất của tự học là gì? Biết đâu ta có những phát hiện mới ở đây!
    Các bác nghĩ thế nào?
  7. nO_mErCy

    nO_mErCy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2003
    Bài viết:
    99
    Đã được thích:
    0
    Giáo Sư Nguyễn Cảnh Toàn chưa bao giờ bảo vệ luận án TSKH .. chả hiểu sao cứ được gán cái mác này nhỉ - Lạ thật! Nghe đồn là bác tự gắn cho mình, không biết có đúng không?!
    No Mercy!
  8. AmenAmen

    AmenAmen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/04/2003
    Bài viết:
    106
    Đã được thích:
    0
    Khi còn chưa là nhà khoa học thì còn có tí Quan điểm, tư duy và kinh nghiệm tự học chứ có vị khi đã kiếm được cái bằng thạc sĩ, tiến sĩ rồi thì tắt ngòm hoặc lay lắt.
    Được hoa thuong thich du thu sửa chữa / chuyển vào 09:33 ngày 09/04/2003
  9. luuthuy

    luuthuy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/06/2002
    Bài viết:
    2.109
    Đã được thích:
    1
    Việc GS Nguyễn Cảnh Toàn có là TSKH ko, tôi xin thẳng thắn trả lời bạn rằng: GS có học vị TSKH tương đương học vị TS ngày xưa(khi còn là học vị TS và PTS).
    GS từng sang Liên Xô hai lần để bảo vệ các luận án của mình. Rất tiếc là mình ko còn ở VN để có thể tra cứu chính xác thời điểm và đề tài của ông. Nhưng về cơ bản là như sau:
    Lần thứ nhất khi ông sang Liên Xô để bảo vệ đề tài của mình, vị GS giúp đỡ(ko phải là hướng dẫn, vì đề tài do ông tự xây dựng và hoàn thiện trước khi đi sang Liên Xô), đã đề nghị chuyển đề tài này thành đề tài tương đương cấp PTS của Liên Xô.
    Sau một thời gian bảo vệ luận án PTS, lúc này ông đang ở VN và đã xây dựng xong lý thuyết về ?ohình học siêu phi Ơclit? của ông. Ông lại sang Liên Xô để tiếp tục bảo vệ luận án này.
    Điểm đặc biệt và xuyên suốt là ông đã hoàn toàn tự xây dựng đề tài cũng như tự hoàn thiện đề tài, điều mà bây giờ rất ít người VN có thể làm được.
    Trong các tài liệu mà mình đã đọc về Nguyễn Cảnh Toàn, quyển sách, tổng hợp về Nguyễn Cảnh Toàn(do chính ông là tác giả), cũng đều đề cập hai lần sang Liên Xô bảo vệ luận án. Trong các bài báo chính thức của ông đều ghi rõ tác giả là GS.TSKH.
    Mặc dù hiện này, tình trạng nhậm nhèm học vị, học hàm còn rất nhiều, nhưng mình tin với lương tâm của một nhà sư phạm lão thành, một nhà khoa học chân chính, thì ông ko thể nào tự lừa dối mọi người bằng các thành tích ảo được.
    Nước chảy đá mòn
  10. luuthuy

    luuthuy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/06/2002
    Bài viết:
    2.109
    Đã được thích:
    1
    Bạn hoàn toàn nói đúng, mặc dù cho đến bây giờ tôi đã đọc khá nhiều sách về tự học của các thầy giáo, nhưng tuyệt nhiên tôi chưa tìm được một định nghĩa nào về tự học, ngay cả khái niệm cũng ko có nốt, chỉ có những phương pháp học và trong đó nhấn mạnh vai trò của tự học.
    Tuy vậy với vai trò là những con người tri thức(bạn và tôi đang là sinh viên), lại là nhân tố chính trong việc cải cách giáo dục, tại sao ta lại ko thể tự nêu ra khái niệm về tự học cho chính mình.
    Vậy theo quan điểm của tôi:? Tự học có nghĩa là học một cách tự nguyện và tích cự theo nhu cầu của chính mình?.
    Theo tôi việc tự nguyện chính là cái yếu tố xuyên suốt trong tự học, nếu bạn ko tự nguyện bạn ko thể tự học, nếu bạn ko tích cực học tập(tìm tài luyện, đọc tài liệu mới ) thì bạn sẽ ko thành công trong tự học.
    Tự học sẽ có nhiều mức, thấp nhất tự học mức thấp và cao nhất là tự học từ xa. Tự học có nhiều phương pháp: tự học với thiền(như bạn từng trao đổi trong một forum, về học tập trong Thiền thì chúng ta sẽ bàn luận sau, khoảng vài tuần nữa). Tự học theo 4 bước của GS Vũ Văn Tảo,?.
    Trên đây là quan điểm của tôi, rất mong được trao đổi với bạn.
    Nước chảy đá mòn

Chia sẻ trang này