1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Quan điểm, tư duy và kinh nghiệm tự học của một số nhà khoa học Việt Nam.

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi luuthuy, 29/03/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. nguyenducquyzen

    nguyenducquyzen Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    890
    Đã được thích:
    0
    Chào bác luuthuy!
    Đây là quan niệm thông thường của mọi người về Tự học. Nhưng nó đã đi được vào bản chất của tự học chưa?
    Có nên chăng việc chúng ta đừng vội đưa ra những quan điểm của mình vội, mà hãy lùi lại một tí, nhìn thẳng vào cái gọi là tự học xem đó là cái gì? tìm hiểu xem thực chất của tự học là gì?
    Trước hết chúng ta hãy cũng nhau tìm hiểu về vấn đề này:
    - Từ nhỏ đến trước khi đi học ở trường, chúng ta có học không? và đó là học theo kiểu gì? có phải là tự học không? Và nó có khác với cái mà chúng ta vẫn gọi là tự học xưa nay hay không?
    - Trong cuộc sống chúng ta có học được hay không? và đó lag học theo kiểu gì?có phải là tự học không? Và nó có khác với cái mà chúng ta vẫn gọi là tự học xưa nay hay không?
    Em nghĩ rằng tìm hiểu sâu vào hai vấn đề này, đem đối chiếu với các kiểu học khác, chúng ta sẽ có một khái niệm rõ ràng và chính xác về tự học hơn là vội vã đưa ra các định nghĩa, không biết ý bác thế nào?
  2. luuthuy

    luuthuy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/06/2002
    Bài viết:
    2.109
    Đã được thích:
    1
    Quả thật đối thoại với bác Quyzen nay quả thật là ko dễ tí nào, nhưng bác làm cho em khá thích thú vì như vậy ta mới có thể thảo luận sâu và lật lại vấn đề này kĩ càng hơn.
    Nhưng em nói luôn là, hàng tuần cứ đến ngày thứ , là em sẽ post tiếp các bài viết của các nhà khoa học. Nếu ko thì ta đã đi lạc chủ đề ban đầu đặt ra.
    Hôm nay em đã về khuya rồi, trả lời bác đầy đủ thì ko được vì em mệt rồi.
    Em trả lời câu hỏi thứ nhất của bác.
    Đối với em, từ nhỏ cho đến khi buớc vào đại học, em chỉ được tự học trên lớp hồi cấp ê.
    Cấp 1, bác chắc cũng như em, lên lớp ề à, abc.... và sau đó thì mong cho hết giờ học thì đi về để đi chơi điện tử.
    Cấp 2, có khá hơn một chút, nhưng đa phần là bác và em lúc đó vẫn thích đi chơi điện tử hơn. Các thầy cô giảng kiến thức nhiều hơn, nhưng chủ yếu bắt học thuộc nhiều hơn là tự học. Ý kiến của các thầy cô là "mẫu mực" là thước đo bác và em. Bác và em sẽ bị loại khỏi danh sách học sinh ngoan và giỏi nếu bác dám cãi lại SGK hoặc bất cứ lời chỉ dạy của thầy cô.
    Cấp 3, đó cũng là lúc đánh giá trong sự trưởng thành tâm lý theo quan điểm sinh học và cũng là đánh dấu mốc quan trọng của em. Nói theo tục ngữ cổ có nghĩa là "Cá gặp nuớc", em vào một truờng chuyên lớn, lại đuợc đi thi quốc gia. Ngay hôm đầu tiên em vào lớp học, thầy giáo chủ nhiệm có nói thẳng: Tôi dạy các anh là dạy cách học để lấy kiến thức chứ ko phải là chỉ hoàn toàn là kiến thức.
    Tuy nhiên em chỉ đuợc tự học đuợc là khi có một thằng bạn bên cạnh em, nó đã huớng dẫn cách tự học có hiệu quả. Khi em vừa học xong lớp 10 thì cũng là lúc số luợng sách của em đã đọc tăng vọt, một phần là nhận được sự khuyến khích của thầy cô. Hai là nhờ bạn bè giúp đỡ.
    Nhưng phải đến khi em vào học đội tuyển thì cũng là lúc em được tiếp xúc với nhiều các GS, những người đã có tác động rất nhiều vào quá trình tư duy, chuẩn bị tiền đề nhất định để cho con đuờng tự nghiên cứu khoa học của em, Về chuyện này em sẽ trao đổi bác sau nhé.
    Kết luận cuối cùng, tuy quá trình tự học của em cấp 3 nhằm một mục đích rất hạn hẹp là để đi thi học sinh giỏi, nhưng nó đã cung cấp cho em rất nhiều tiền đề để phát triển năng lực của mình hơn bất cứ một giai đoạn nào.
    Lên đại học, nó đánh giá một bước thụt lùi trong việc huớng dẫn tư duy tự học. Trên lớp thầy cô thì rất giao giảng là nên tự học, nhưng nói trắng ra, là các con vịt hãy học theo lời thầy cô, đừng cãi các con, cãi là các con sẽ thi truợt. Nói như thế là bác cũng hiểu tình hình rồi em ko nói thêm.
    Suy cho cùng, là em từng được tự học trên lớp một thời gian là 3 năm, mặc dù quá trình tự học của em được bắt đầu rất nhỏ.
    Do đó bác cũng đừng đánh giá là em vội vàng hấp tấp khi đưa ra định nghĩa về tự học, nó đã được kiểm nghiệm hơn 15 năm rồi, và nó cũng đã từng phải hy sinh rất nhiều thứ để đạt được thành công như ngày hôm nay.
    Việc so sánh với tự học ngày xưa, em cũng có thể trao đổi với bác, nhưng kiến thức của em về vấn đề này ko hoàn toàn sâu lằm, mong bác chỉ giáo. Vì bác có kiến thức tự học khá cao. Nhưng em tin rằng ngày xưa có tự học tuy ko chiễm vị trị chủ chốt.
    Câu hỏi thứ hai của bác em sẽ trả lời sau. Công nhận bác đặt câu hỏi hóc thật.
    Nâng cốc bia để tăng thêm tình hữu nghị nào.
    Nước chảy đá mòn
  3. acdc

    acdc Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/08/2002
    Bài viết:
    163
    Đã được thích:
    0
    To luuthuy: Post tiếp mấy bài bạn nói đi. Greetings.
  4. nguyenducquyzen

    nguyenducquyzen Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    890
    Đã được thích:
    0
    Chào bác luuthuy!
    Xem ra lại nảy sinh vấn đề nữa rồi, theo em có lẽ chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu xem thế nào là họcđã, rồi sau đó mới tìm hiểu xem thế nào là tự học, sẽ hay hơn bác nhỉ!
    Theo bác thế nào là học?
    Trước khi vào ghế nhà trường chúng ta đã học chưa? ví dụ như học nói chẳng hạn, đó có phải là học không?
    Có phải chỉ có học những kiến thực trong sách vở mới là học, còn việc học tập trong thực tế cuộc sống thì sao? đó có phải là học không?
  5. luuthuy

    luuthuy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/06/2002
    Bài viết:
    2.109
    Đã được thích:
    1
    Hôm nay em đã phải đánh bài viết này đến lần thứ 3 rồi đó, em vừa viết gần xong thì đi ăn cơm, ai ngờ nó lại load lại từ đầu và em chẳng còn cái gì, lại phải viết lại. Chán quá
    Nhưng mà dù gì thì cứ viết lại lần nữa vậy.
    Em trả lời thẳng luôn, câu hỏi của bác quyzen da tự trả lời nó có là học ko. Tại sao vậy_
    Hiện nay theo thông tin em nhận thì chưa có một định nghĩa hay một khái niệm về thế nào gọi là học cả.
    Tuy nhiên theo một giáo sư mà em định giới thiệu cho mọi nguời là GS Lê Khánh Bằng, đã tổng kết điều này cho mọi nguời. Trong một buổi học của thầy, thầy có nói như sau, qua quan điểm tổng kết của các Unicep, và quan niệm về thông tin, thì :?oHọc có nghĩa là thu và xử lý thông tin dựa trên vốn sinh học và vốn thu được?o, do toàn bộ các câu hỏi trên của bác nó có một điểm chung là đều có thu nhận thông tin và có xử lý thông tin.
    Em muốn phân tích thêm về khái niệm này, như vậy từ nhỏ việc học tiếng đuợc gọi là học vì nó thu nhận thông tin, nhưng lại chỉ dựa chủ yếu vào vốn sinh học. Đứa trẻ quan sát bằng đôi mắt tò mò, mẹ nó chỉ vào bà nó và bảo: bà. Thế là nó biết đó là bà.
    Lớn lên, bác và em đi học vào lớp 1, việc học chữ là từ ngôn ngữ mẹ đẻ, thế là bác và em đã dùng đến vốn thu được rồi.
    Dần dần lớn lên vào đại học, bác và em toàn phải học nhiều môn có tính trừu tượng cao, có nghĩa là sẽ dùng chủ yếu vốn thu được để học tiếp.
    Đến đây bác có thể hỏi, thế hoá ra về sau cái vốn sinh học ko cần thiết à? Cái đó là sai lầm, bác có thấy ko nhiều học sinh bị bắt học thêm, học nếm học ngoại khoá, ko có thời gian chạy nhảy,.... thế là sinh ra mụ mẫm đầu óc, càng học(xin lỗi) càng ko biết gì cả. Bố mẹ lại tiếp tục mằng chửi thế là sự việc đã tệ hại lại càng tệ hại hơn.
    Ngay cả cách sinh hoạt để học tập thế thôi, bác là nguời có kiến thức về ?zthiền?o, về học tập khoa học, bác hiểu cần học tập thế nào để đạt hiệu quả cao. Vậy tại sao lại có nhứng sinh viên thức đêm thức ngày để học, rốt cuộc họ làm đuợc gì?
    Cái đó bác biết và em biết.
    Còn vốn sinh học: theo em nó gồm nhiều cái hợp lại: IQ, EQ, thể lực, khả năng tập trung, khả năng tượng tượng..... Nó là một vốn quý lớn cho con người để học tập. Theo em cái vốn này nó là giới hạn trong một cái vô hạn.
    Bác hỏi em tại sao: Em trả lời là do nó có thể nâng dần lên nhờ tập luyện, nhưng ko thể nào bảo một đứa trẻ lớp 1 một ngày học 10h một ngày được(chúng ta thì có thể được). Ta cần phải biết cái vốn sinh học ta đến đâu để mà tận dụng, nhưng ko thể nào vượt qua giới hạn đó được.
    Nước chảy đá mòn
  6. luuthuy

    luuthuy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/06/2002
    Bài viết:
    2.109
    Đã được thích:
    1
    Trước khi viết bài tiếp thì tôi phải có một ý kiến như sau. Trong trang truớc AmenAmen có viết một bài viêt, ở đây tôi ko trích lại. Nhưng tôi xin nói thẳng Amen đã hành động một cách sai lầm, và nếu nói thẳng là quá thiểu suy nghĩ.
    Tất nhiên hiện tượng như AmenAmen nói quả là ko sai ở VN, nhưng mà những người thầy đáng kính như tôi giới thiệu thì đúng là những nhà giáo chân chính. Trong số các thầy giáo tôi giới thiệu thì
    GS.TSKH Nguyễn Cảnh Toàn là nguyên thứ trường Bộ Giáo dục và Đào tạo.
    GS. Trần Văn Hà là nguyên Vụ trưởng, trợ lý Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp, cố vấn cho Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo Trần Hồng Quân
    GS Vũ Văn Tảo Vụ trưởng trợ lý Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo Trần Hồng Quân
    GS Lê Khánh Bằng là giảng viên của trường ĐHSPHN
    GS Lâm Quang Thiệp nguyên là Hiệu trưởng Trường Quản lý cán bộ giáo dục trung ương I (tương đương cấp vụ trưởng)
    Tôi xin phép được nhắc qua như sau:
    GS Nguyễn Cảnh Toàn là người hai lần tự xây dưng và bảo vệ luận án tiến sĩ của mình, viện sử học Mỹ suy tôn là một trong những nhà khoa học vĩ đại của thế giới,?.
    GS Trần Văn Hà, là Giáo sư VN trong ngành nông nghiệp được đại học Pháp mời sang giảng dạy đại học ở Pháp.
    GS Lâm Quang Thiệp là người được mời sang Mỹ theo quy Fullbright, để xây dựng chương trình giáo dục đại học ở Mỹ?..
    GS Vũ Văn Tảo và GS Lê Khánh Bằng thì có thể nói ko dưới 5 ngoại ngữ.
    Tôi nói như vậy là để các bạn suy nghĩ, nếu bạn ko muốn thảo luận tử tế, thích bàn đến vấn đề tham nhũng,? hay những cài gì ngoài lề, mời bạn sang chơi chố khác. Chủ để này chỉ bàn đền tự học và kinh nghiệm.
    Nước chảy đá mòn
  7. coffeecup

    coffeecup Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/05/2002
    Bài viết:
    60
    Đã được thích:
    0
    Rất cảm ơn Luuthuy đã có công sưu tầm kinh nghiệm của những người đã thành công trong việc tự học và đem ra chia sẻ . Nếu có thể thì nhờ bạn hoặc Mod chuyển những bài đó thành một sâu chuỗi liên tục cho tiện theo dõi và học hỏi kinh nghiệm---vì mình muốn "tự học" cách tự học.
    Hiện nay thỉnh thoảng lại xen nhiều bài bàn luận...co' nhiều ý kiến hay nhưng chưa qua "kiểm chứng", không biết đúng sai thế nào...mà theo dõi thì nhức đầu, hoa mắt quá.
    Rất cảm ơn.
    Đèo cao thì mặc nó cao, trèo lên tới đỉnh anh cao hơn đèo
  8. luuthuy

    luuthuy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/06/2002
    Bài viết:
    2.109
    Đã được thích:
    1
    Tiểu sử GS.TSKH Nguyễn Cảnh Toàn
    Về tiểu sử thì tôi rất tiếc ko có sách tra cứu nên các mốc thời điểm là tôi ko còn nhớ, ở đây tôi chỉ nêu vài mốc quan trọng trong cuộc đời khoa học của GS.
    Như Nhà báo Trường Giang nhận xét(nguyên tổng thư kí của báo Giáo dục và thời đại):?Trong cuộc sống, có ko ít người thành công nhờ tự học nhưng ít ai lại có dấu ấn tự học mà tiến lên lần lượt qua các nấc thành công: PTS,TS,GS, Trưởng khoa, Hiệu trưởng và Thứ trưởng như ông?.
    Về ông ta có hai chú ý như sau : Một là ông đã thành công trong sự nghiệp nhờ tự học và cũng là người đầu tiên có các chủ trương và chính sách khuyến khích việc phổ biến tự học. Khi còn đang học lớp đệ tam trường Quốc học Huế, ông đã cùng một người bạn cùng lớp lên kế hoạch và tự học trước chương trình lớp đệ nhị, để sau đó qua một kì thi vượt lớp ông đã lên thẳng lớp đệ nhất(tương đương lớp 12 bây giờ).
    Ngay cả về sau quá trình dạy học của ông cũng thành công là nhờ tự học, khi là giáo viên toán cho lớp đệ nhị, thì ông rất lo lắng, vì ông mới học hơn có 2 năm. Nhiều người khuyên ông nên lấy tài liệu của Pháp thuộc để giảng dạy, nhưng theo ông tài liệu này nhiều điểm tiếp cận khó hiểu và ko hay, nên ông đã cương quyết tự xây dựng một tài liệu mới. Kết quả học sinh dễ hiểu bài hơn.
    Sau này, theo chủ trương của chính phủ, ông đã tham gia một kì thi đặc cách và ông đã xuất sắc vượt qua. Ông được công nhận là tôt nghiệp đại học.
    Miền Bắc giải phóng, ông được phân về làm giảng viên hai trường Đại học Sư phạm và Tổng hợp HN, trong quá trình giảng dạy kết hợp tự nghiên cứu, ông đã tự nghiên cứu khoa học và khi đưa sang bên Liên Xô bảo về, vị giáo sư giúp đỡ đã đề nghị nâng đề tài này lên ngang mức PTS. Lần thứ hai, ông cũng tự xây dựng và bảo vệ đề tài của mình tại Liên Xô và nhận học vị Tiến sĩ.
    Khi trở về VN, ông được phân lên làm Hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm I, và sau đó thì lên làm Thứ trưởng Bộ giáo dục và đạo tào. Ông đã chủ trương thực hiện việc phổ biến tự học qua hai dự án:? Đào tạo giáo viên từ xa? và ?ohọc sinh cộng tác các nhà khoa học trong việc nghiên cứu khoa học?.
    Hiện nay tuy đã nghỉ hưu nhưng ông vẫn tham gia cộng tác trong việc phổ biến kiến thức Toán học và Tự học. Là Tổng biên tập tạp chí Toán học và thời đại và Chủ tịch HỘi đồng cố vấn Tạp chí Dạy và học ngày nay của Hội Khuyến học VN.
    Ông đã xuất bản rất nhiều sách và viết nhiều bài báo về giáo dục và tự học. Trong đó ông khẳng đinh:? Tự học theo tôi là kĩ năng quan trọng nhất, vì nếu ko tự học thì mọi kiến thức đều sớm bị lạc hậu?
    Ông được Viện tiểu sử Mỹ và nhiều tổ chức suy tôn là một trong những người vĩ đại của thế kỉ 20.
    Nước chảy đá mòn
  9. luuthuy

    luuthuy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/06/2002
    Bài viết:
    2.109
    Đã được thích:
    1
    Quan điểm về tự học của GS.TSKH Nguyễn Cảnh Toàn thì có nhiều, do đó tôi sẽ chia ra làm nhiều phần:
    Phần 1:
    A là một học sinh lớp trung học, sống với một người bạn học hơn mình một lớp. Hàng ngày nghe bạn kể lại quá trình học trên lớp, A cảm thấy rất tò mò và rất muốn đọc sách. Hàng ngày A chỉ phải đi học vào buổi sáng còn bạn của A thì đi học buổi chiều. Thế là A hàng ngày tranh thủ những lúc bạn đi để đọc ?otrộm? sách. Qua những quyển sách A thấy được rất nhiều điểu thú vị mới mẻ mà A chưa biết. Tuy nhiên A rất sợ mọi người phát hiện được rằng A đọc trộm sách, thế là mỗi khi đọc A phải thật sự chắc chắn rằng bạn A đã đi học và mỗi khi đọc xong thì A sắp xếp lại sao cho thật đúng như trước khi A đem sách ra đọc. Nhưng nhờ vậy khi học lên lớp trên A có kiến thức rất vững vàng.
    Các bạn nghĩ gì về câu chuyện trên, câu chuyện này làcó thật và nó được GS NCT tự viết về chính mình, khi GS còn là học sinh trung học. Bài viết này có giá trị giáo dục rất cao ở chỗ, nó khẳng định tự học phải bắt đầu từ việc đọc sách.
    Sau này khi lên trên lớp trên tức là lớp đệ tam, cũng bằng phương pháp tự đọc sách như trên, ông đã vượt được chương trình và đã nhảy vượt lớp thành công. Như vậy từ một việc nhỏ là đọc sách trước nó đã cung cấp một phương pháp làm việc chuẩn bị tiền đề cho việc tự học của ông. Và sau tự học là tự nghiên cứu để rồi tiến đến bước cuối cùng là tự đào tạo mình.
    Nước chảy đá mòn
  10. nguyenducquyzen

    nguyenducquyzen Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    890
    Đã được thích:
    0
    Chào bác luuthuy!
    Bác đào sâu vào quá nhiều vấn đề mà em thấy là chưa đến lục bàn tới!
    Theo ý em trước hết chúng ta hãy định nghĩa về khái niệm học là gì đã. Vấn đề này đã được bác đinh nghĩa ở trên rồi, vậy là xong bước này. Nhưng sau đó, chúng ta phải dùng định nghĩa này để soi rọi vào những vấn đề mà chúng ta gọi là học. Chỉ quan sát thuần tuý mang tính khoa học mà thôi, không voọi đưa những ý kiến chủ quan của chúng ta vào để đánh giá, phán xét vấn đề.
    Sau đó, chúng ta hãy tìm hiểu về vấn đề tự học, dựa trên khái niệm học mà chúng ta mới định nghĩa. Ý em là vậy, không biết ý bác thế nào?

Chia sẻ trang này