1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Quan điểm, tư duy và kinh nghiệm tự học của một số nhà khoa học Việt Nam.

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi luuthuy, 29/03/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. luuthuy

    luuthuy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/06/2002
    Bài viết:
    2.109
    Đã được thích:
    1
    Em ko rõ ý bác lắm, ở đây bác và em thống nhất nhau bước 1, có nghĩa là học là như định nghĩa trên.
    Các câu hỏi bác đặt ra, như học tiếng có gọi là học ko, thì như em đã trả lời ở trên, đó là học.....
    Còn bác hỏi thế nào là tự học thì như em đã trả lời bác truớc khi em nêu định nghĩa thế nào là tự học, ko biết ý bác là như thế nào, để chúng ta thảo luận tiếp.
    Nước chảy đá mòn
  2. nguyenducquyzen

    nguyenducquyzen Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    890
    Đã được thích:
    0
    Vậy bác hãy xem lại xem nhé: học nói có phải là tự học không? và nó có phù hợp với định nghĩa về tự học của bác không?
    Ngoài ra còn những dạng học khác cũng có bản chất tương tự như học nói nữa!
  3. luuthuy

    luuthuy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/06/2002
    Bài viết:
    2.109
    Đã được thích:
    1
    Bác đặt câu hỏi rắn quá, em chịu thua.
    Tuy nhiên theo em ko nên qúa đi sâu vào vấn đề này làm gì. Hoặc nếu có thể thì ta có thể suy nghĩ theo huớng này nhé.
    3 quy luật biện chứng của Mark là: Nguyên lý mâu thuẫn, nguyên lý đấu tranh trong các mặt đối lập và nguyên lý phủ định của phú định
    Nói theo quan điểm âm duơng, thì từ đầu mọi vật âm dương lẫn lộn, sau đó thì mới có luỡng nghi, luỡng nghi sinh tứ tuợng, tứ tuợng sinh ra bát quái, bát quát biến hoá vô cùng.
    Em nói dài dòng như thế là để giải thích như sau:
    Đối với đứa bé mới sinh, thì trong nó ko có một khái niệm gì, đó chỉ là một sinh vật biết ăn và ngủ(tuơng đương với quá trình ban đầu của tạo hoá, âm duơng lẫn lộn). Bằng sự rót kĩ năng của bà mẹ cộng với vốn sinh học của nó(tức là bộ não, những vùng não mà động vật bậc thấp ko có), thì nó bắt đầu tập nói và học các kĩ năng khác.
    Bằng cách học theo kiểu rót kiến thức như trên, dần dần chúng ta có một vốn kiến thức nhất định. Lúc đó thì bắt đầu quy luật biến đối âm duơng và quy luật biến biện chứng của Mark bắt đầu. Lúc đó bắt đầu tự học đuợc.
    Như vậy học gồm nhiều giai đoạn, học theo kiểu rót kíên thức vào bình rỗng, rồi chuyển sang tự học, từ tự học chuyển sang tự nghiên cứu rồi mức cao nhất của học là tự đào tạo.
    PS: Hết tuần này em sẽ viết bài Pháp biện chứng của Mark trong học tập(cái này là của thầy Nguyễn Cảnh Toàn). Khá hay.
    Nước chảy đá mòn
  4. nguyenducquyzen

    nguyenducquyzen Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    890
    Đã được thích:
    0
    Chào bác luuthuy!
    Sao lại là chịu thua hả bác?
    Chúng ta trao đổi, mổ xẻ là để làm rõ vấn đề mà! chứ đâu phải vì hơn thua với nhau đâu, phải không bác! Vì vậy đề nghị bác rút lại chữ chịu thua đi nhé! và bác hãy trả lời câu hỏi của em đi, như thế mới hay hơn, phải không bác?
    Ôi! Lu bu quá! Em chả hiểu gì cả!
    Nếu có thể thì bác post lên đây nhé! hoặc gửi riêng cho em cũng được!
  5. luuthuy

    luuthuy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/06/2002
    Bài viết:
    2.109
    Đã được thích:
    1
    Em viết rằng em chịu thua, ko có nghĩa là em thua bác, bác và em ở đây là trao đổi, chúng ta cùng học tập, như vậy là cả hai đều chiến thắng những cái chúng ta còn yếu kém. Em nói em chịu thua, là em nghĩ rằng em ko có khả năng trả lời bác thật sự là thấu đáo, các ý kiến của em đưa ra chỗ đoạn này chỉ là ý kiến chủ quan, chưa thật sự chắc chắn.
    Cái thứ hai vì em chưa chắc chắn nên cách tiếp cận của em ko đuợc rõ ràng, mong bác thông cảm.
    Các khái niệm căn bản, cũng phải nói thẳng bác, là hơi khó đi sâu, các khái niệm tự học và học mà em đưa ra đều ko có khái niệm chuẩn của các tổ chức giáo dục. Bác có thể muốn đi sâu, nhưng mà như thế có thể có các cái bẫy khái niệm mà ta ko biết đuợc.
    Vấn đề bác hỏi, khả năng trả lời em chỉ đến đó, nếu bác có thể bổ sung hoặc trả lời đuợc mong bác cho ý kiến.
    Em tin rằng trong khi bác trả lời, em sẽ có thể nhìn nhận vấn đề tốt hơn và có thể tự mình trả lời tiếp các câu hỏi của bác.
    Bài viết mà em định Post cuối tuần, thì sáng T7 em mới viết, và chắc phải là sau 6h chiều VN thì có thể mới ở trên mạng. Mong bác thông cảm, em ko thể gửi sớm hơn đuợc.
    Nước chảy đá mòn
  6. luuthuy

    luuthuy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/06/2002
    Bài viết:
    2.109
    Đã được thích:
    1
    À còn cái tự đào tạo, thì em trả lời luôn, cái tự đào tạo nó là hình thức cao nhất của tự học. Nó cũng chưa có định nghĩa, nhưng theo em hiểu là, khi một nguời nào đó tự đào tạo có nghĩa là tự học một kĩ năng quan trọng , có một độ khó nhất định và có tính hệ thống khá cao mà ko phải thông qua một hệ thống truờng lớp nào.
    VD: Một nguời học năm thứ nhất, nói là tôi tự học trước chuơng trình năm thứ hai.
    Nhưng một nguởi ko học một truờng lớp nào, nhờ tự thân vận động, nhờ bạn bè chỉ bảo, nhờ đọc sách mà trở nên có khả năng viết báo, hoặc khả năng thuyết trình,hoặc sử dụng máy tính thành thạo.... thì được gọi là tự đào tạo.
    Bác Hồ đã tự đào tạo mình khả năng tự viết báo, khả năng trao đổi bằng nhiều ngôn ngữ là một vidụ rất điển hình cho việc tự đào tạo.
    Nước chảy đá mòn
  7. Malchik

    Malchik Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/12/2002
    Bài viết:
    257
    Đã được thích:
    0
    Nói là một kỹ năng của con người, nó là phản xạ có điều kiện.... nó không thể gọi là tự học được mà phải được hiểu là học một phản xạ có điều kiện .... Cứ thử vứt bác vào rừng, chẳng có ai dậy xem bác có nói được không?
    Bác Luuthuy này mới nói đến khía cạnh tự học, nhưng còn thiếu một điều quan trọng là tính sáng tạo. Nếu chỉ tự học thì sẽ chỉ thành những con vẹt nói những điều của người khác, chưa tự biến cái của người khác thành cái của mình.
    Trong truyền thống giáo dục Việt Nam và các nước châu Á ảnh hưởng của Nho giáo, tính sáng tạo nói chung không được đề cao và việc học không vì mục đích kiến thức mà vì một mục đích khác .... Mục đích làm quan... Ai học cũng chỉ mong có ngày làm quan, cho nen cứ chỉ cần học thuộc Tứ thư , ngũ kinh... đọc như một con vẹt cái gì gọi là "Nhân ti sơ, tính bản thiện.....".
    Suôt từng ấy thế kỉ, ý thức hệ học để làm quan ngấm sâu vào tư duy của người Việt Nam, ngay rất nhiều người hiện tại không biết học vì mục đích gì ngoài mục đích có 1 cái bằng cấp... Rất nhiều người tay cầm rất nhiều bằng mà không thể làm được một việc cụ thể dù đơn giăn nhất....
    Hờ mà tính sáng tạo cần được trau dồi từ khi còn rất nhỏ, thế nhưng ở Việt Nam hệ thống giáo dục hiện tại chỉ chăm nhồi nhét và bắt học thuộc, làm học sinh mất tính sáng tạo và khả năng làm việc độc lập....
    Tóm lại là giờ mới bàn đến khả năng tự học cũng không muộn lắm, nhưng bàn đến khả năng sáng tạo thì hơi muộn.
  8. bmngoc

    bmngoc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/04/2003
    Bài viết:
    44
    Đã được thích:
    0
    toi thay dien dan nay rat thu vi va huu ich. nhung toi thay moi nguoi thao luan hoi qua xa ve khai niem tu hoc. viec dua ra khai niem chinh xac khong phai la muc dich cua dien dan nay ma theo toi hieu ban luuthuy chi muon de cap den van de nen hoc nhu the nao cho co hieu qua o ngoai moi truong hoc duong ma thoi, vi vay hay de ban ay tap trung vao viec cung cap cac kinh nghiem ma ban ay da suu tam duoc va neu ai co kinh nghiem gi cua ban than thi cung co the post len day de moi nguoi cung tham khao.
    Được bmngoc sửa chữa / chuyển vào 09:35 ngày 16/04/2003
  9. danangman

    danangman Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/02/2002
    Bài viết:
    886
    Đã được thích:
    0
    Khả năng tự học của Luuthuy biểu hiện rõ ràng qua cách co ta post bài.
    Vote một cái !

    Sống trong đời sống cần có môt tấm lòng!!
  10. luuthuy

    luuthuy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/06/2002
    Bài viết:
    2.109
    Đã được thích:
    1
    Trả lời bác nhé, các vấn đề bác đặt ra thực ra cũng ko khó lắm.
    Cái chuyện học nói, nói nó là kĩ năng là đúng, phải có xã hội thì bác mới học được cái nói. Nhưng như em lý giải rồi đó, việc học tiếng, và các khái niệm cơ bản về xã hội con người đuợc hình thành theo cơ chế cái bình rỗng, khái niệm được rót vào dần dần, và kết hợp hình ảnh thực tế để hình thành nên nhân cách con nguời. Cái này gọi là học là đúng nhưng so nó với tự học thì là quá khiên cuỡng các khái niệm quá cách xa nhau. (Luôn tiện trả lời bác Quyzen)
    Cho dù như vậy thì để học nói vẫn cần vốn sinh học, đó là vùng ngôn ngữ mà động vật ko có. Tuy nhiên nếu việc học tiếng quá muộn thì chẳng bao giờ có thể học tiếp đuợc(thấy rõ trong các em bé bị thú vật nuôi, về sau có về với xã hội loài nguời cũng ko thể học nói đuợc).
    Cái tính sáng tạo trong việc học là điều quan trọng, đúng như bác nói, nếu ko có sáng tạo trong học và tự học thì sớm hay muộn chúng ta cũng thành các con vẹt, và nói chính xác hơn là cái bóng của thầy.
    Ở đây, em trích câu nói của thầy Toàn: Việc tự học thì có từ xa xưa, nếu ko có tự học thì làm sao có được những nhà khoa học như Lê Quý Đông, Lê Văn Hưu...
    Nhưng mà suy cho cùng thì thời đó thì đúng ra là câu chữ thánh hiền, cấm phản bác. Cho nên mà nói, số nguời như Lê Quý Đôn thì chỉ đếm trên đầu ngón tay.
    Tôi còn nhớ hai câu chuyện, có đề cập đến vấn đề Nhật Bản. Một là bài thi ở trường thi(tôi ko nhớ chính xác cách viết của họ đâu) có câu: Nuớc Nhật Bản nhờ mở cửa mà trở nên hùng mạnh, ta có nên làm theo kô. Tất cả các thí sinh trả lời: Nuớc Nhật Bản có mở cửa để trở nên giàu có thì cũng sẽ trở thành man di thôi. Chúng ta ko nên bắt chuớc cái guơng đó.
    Cho nên đến bây giờ VN đuợc xếp vào hàng quốc gia đang phát triển, còn Nhật Bản thì là nước có nền kinh tế thứ 3 thế giới(theo em nghĩ là chỉ sau Mỹ và Đức). Và thứ hai có một nhà canh tân lớn của nuớc ta thời bấy giờ(em quên mất tên) có đề nghị Tự Đức mở cửa cải cách khoa học. Cái này thì em nói thẳng, Tứ Đức đuợc cái danh là yêu chữ, nhưng em nghĩ gọi ông ta là yêu cái quyền lợi của mình thì đúng hơn, với một cái đầu hạn hẹp về kiến thức và tư lợi về bản thân, đã gạt bỏ cái ý tuởng cải cách thần kì đó(Nên nhớ nếu ta tiến hành cải cách lúc đó thì e rằng ta còn hơn cả Nhật Bản bây giờ vì ta cải cách sơm hon).
    Nói cho thế đề biết cái sáng tạo nó cần thế nào và cái nguy hiểm của sự dập khuôn và bảo thù trì trệ của Nho giáo(cái này e hơi lạc đề, mời bác tìm quyển Nguời trung quốc xấu xí thì rõ hơn, liên kết là đây http://vnthuquan.dyndns.info/truyen/truyen.asp?id=1792&dang=uni&cochu=10 )
    Nhưng bác thử xem thi cử VN bây giờ có khác gì ko. Câu chữ của thầy cô giảng trên giảng đường cấm cãi(cho dù là có sai đi nữa).
    Ấy chết, bác bi quan quá, em nói thật cái chủ đề này của em nó chưa đến phần nói sáng tạo trong tự học. Cho nên em chưa bình luận, bác đừng quan điểm IQ là sáng tạo nhé, nó có hẳn chỉ số riêng đó CQ, nhưng mà để sáng tạo nó có nhiều phuơng pháp luận sáng tạo lắm, em giới thiệu sau nhé.
    Còn nếu nói cái nào là muộn thì em nói luôn, cả hai đều quá muộn.
    16/04/2003
    Được luuthuy sửa chữa / chuyển vào 20:48 ngày 16/04/2003

Chia sẻ trang này