1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

► QUÁN ĐỐI 2012 (Tuế hữu tứ thời xuân tại thủ - Box ư bách nick log in tiên)

Chủ đề trong 'Bắc Giang - Bắc Ninh' bởi luc_thao, 13/07/2008.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    A di đà phật,
    Thủy khắc hỏa. Nhưng thủy sinh mộc, mộc sinh hỏa. Cái khắc là cái trước mắt; cái sinh là cái lâu dài.
    Hỏa thấy thủy khắc mình, nhưng không vì thế mà nổi giận hay buồn phiền. Trái lại, hỏa đã dụng thủy với vai trò tạo tác nên mộc, để rồi mộc sinh hỏa làm vượng cho mình.
    Thủy có thể khắc hỏa, nhưng hỏa sinh thổ để khắc lại thủy.
    Như thế là biến khắc thành sinh, biến cái bất lợi thành cái có lợi. Chiêu thức nào cũng có cách hóa giải, khắc chế.
    Âu cũng là sự vận dụng trong phép quyền biến ở đời. Sự biến hóa ấy nằm trong mọi lẽ khắc - sinh. Trong sinh có khắc; trong khắc có sinh vậy.
  2. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    Đối đúng, nhưng nhiều nghĩa hơn vế ra.
    Tổ tôn hay tôn tổ chỉ đơn thuần là thế. Còn nhân đạo và đạo nhân đâu chỉ là tách bạch đạo và người?
    tui cũng thử đối lại cụ Tản ( tặng quan tham thời nay)
    Có tôn, có tổ, có tổ, có tôn, tôn tổ, tổ tôn, tôn tổ cũ;
    Còn dốt, còn tham, còn tham, còn dốt, dốt tham, tham dốt, dốt tham hoài.
    [nick] [nick]
    Được thieulambacphai sửa chữa / chuyển vào 11:28 ngày 25/08/2008
  3. sweetlove_17

    sweetlove_17 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2006
    Bài viết:
    2.356
    Đã được thích:
    0
    Úi úi! Em chả dám nhận là cao nhân đâu ợ! Cao nhân kiểu gì mà thi trượt ĐH thế này Chỉ được cái thích đọc sách nên đọc hơi nhiều ===> biết nhiều hơn những gì đã học thôi ạ
  4. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    Sự học khôn cùng, đi đến mỏi chân mà không hết
    Đời người hữu hạn, ngồi chưa nóng chỗ đã toan già
  5. viecthienha

    viecthienha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/07/2006
    Bài viết:
    177
    Đã được thích:
    0
    Đến hẹn lại thi, thua keo này, bày keo khác/
  6. viecthienha

    viecthienha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/07/2006
    Bài viết:
    177
    Đã được thích:
    0
    Học hải vô nhai, duy cần thị ngạn
    Lại có câu:
    Học hải vô nhai cần khả độ
    Thư sơn vạn nhẫn trí năng phan
    và còn:
    Thư sơn hữu lộ cần vi kính
    học hải vô nhai khổ tác châu
    Chúc thành công.
    Được viecthienha sửa chữa / chuyển vào 02:22 ngày 26/08/2008
  7. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    Mấy câu đối thày nêu rất sâu sắc. Nhưng tôi thích chữ Chí thay vào chữ Trí trong câu: Thư sơn vạn nhẫn trí năng phan.
    Cả ba cái thày đưa ra đều có tác dụng to lớn, nhắc nhở, động viên người ta trên con đường tu học.
    Chuyên cần chăm chỉ, ý chí quyết tâm cao, sự khổ luyện đều là năng lực, phẩm chất phi trí tuệ. Còn Trí là năng lực trí tuệ rồi.
    Vài lời ngu muội, mong được chỉ bảo thêm.
  8. geotimes2005

    geotimes2005 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/07/2006
    Bài viết:
    1.096
    Đã được thích:
    0
    đạo nhân, nhân đạo và dốt tham, tham dốt chưa đối được với tôn tổ, tổ tôn. Tôn tổ, tổ tôn ngòai nghĩa ở trên ra còn có nghĩa chỉ quan hệ tương hỗ 2 chiều có đi có lại (tôn là động từ), tôn tổ thì tổ tôn, tổ không có phụ.
  9. sweetlove_17

    sweetlove_17 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2006
    Bài viết:
    2.356
    Đã được thích:
    0
    Hic! Em định đối nhưng may mà có lão giải thích cặn kẽ nên mới thấy ý của mình chưa chỉnh. Hic! Thôi về học lại, tìm lại ý khác vậy
  10. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    Bác Gẹo giải thích theo chữ Hán hay chữ Việt đấy ạ?

Chia sẻ trang này