1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

► QUÁN ĐỐI 2012 (Tuế hữu tứ thời xuân tại thủ - Box ư bách nick log in tiên)

Chủ đề trong 'Bắc Giang - Bắc Ninh' bởi luc_thao, 13/07/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    Cả nước đánh Đề, Đề không chết !
    ( vế ra của cụ Tạ Đình Đề, một nhân vật huyền thoại của Việt Nam )
  2. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    Câu đối ở chùa Tảo Sách :
    Tào Sách thanh phong thiên cổ danh lam quang hữu vĩnh
    Tây Hồ minh nguyệt tứ thời cảnh chí ánh vô biên.
  3. Ngannammaytrang

    Ngannammaytrang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/12/2004
    Bài viết:
    1.251
    Đã được thích:
    0

    Ngang một khúc, dọc một khe, thôi phải số cũng âu đành đưa chân nhắm mắt.
    Dưới đôi trì, trên đôi níu, đã nhằm duyên gắng sao cho phu xướng phụ tùy.

    Câu đối chúc mừng thầy Lục! hị hị :D
  4. sweetlove_17

    sweetlove_17 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2006
    Bài viết:
    2.356
    Đã được thích:
    0
    Tung hoành ngang dọc, xưa vùng vẫy
    Thỏa chí tang bồng, nay kết duyên

    Em cũng xin gửi đôi câu chúc mừng bác
  5. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    Câu đối tặng thầy đồ:
    Lưới trận không giăng, mà vẫn lọt
    Anh hùng muốn thoát, mấy ai qua?
  6. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    Vô dục thường giao tâm tự thuỷ,
    Hữu ngôn tự giác khí như sương.
  7. luc_thao

    luc_thao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2006
    Bài viết:
    3.271
    Đã được thích:
    0
    Hữu thư chân phú quý
    Vô sự tiểu thần tiên.
    Kính sư huynh.
  8. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    Hữu thanh trà đãi khách
    Vô sự loạn phiên thư
  9. NoirDesir

    NoirDesir Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/10/2008
    Bài viết:
    684
    Đã được thích:
    0
    Đêm nằm ôm chõng ngoài hiên.
    Nhớ lời vợ dặn chớ đừng có quên.
    Chúc mừng lão Lục.
    Được NoirDesir sửa chữa / chuyển vào 02:20 ngày 25/11/2008
  10. SaharaSign

    SaharaSign Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/09/2007
    Bài viết:
    334
    Đã được thích:
    0
    Ô hay, ô hay , ngửa cổ ngóng tin
    -------------------------------------------------------------------------​
    Xưa, đối liễn là thú chơi tao nhã thông dụng của học trò, bởi trước khi làm Thơ, Ai cũng phải biết làm câu đối để mừng (việc hỉ), để thờ (tán tụng công đức, sự nghiệp Tổ Tiên hoặc các Vị Thần), để viếng (việc hiếu), tức cảnh (vịnh phong cảnh), thuật hoài (bày tỏ ý chí, tâm sự của Mình). Đối là một phương tiện để mỉa mai, châm chích, thử tài (và cũng để đoán vận mạng tương lai), hoặc thể hiện trí thông minh của mình đối với từng sự việc cụ thể. Thú vị nhất là những trường hợp đối nhanh (ứng khẩu tất nhiên phải chỉnh) cả chữ lẫn ý và lời.
    ...
    Những nét chữ Thánh Hiền như Phụng múa Rồng bay chẳng những được thể hiện bằng bàn tay tài hoa mà còn bằng cả tim óc của các Cụ Đồ hay chữ ! Văn tức là Người, nhưng có phải chăng những Ông Đồ nghiêm cẩn, đạo mạo lúc nào cũng viết Văn theo kiểu ấy ?
    Chúng ta đọc lại một số câu đối đỏ....mặt để thấy được ngày trước đã có không ít Cụ chuyên "chọc Trời khuấy Nước". Xin ghi lại mấy câu của vài nhân vật quen thuộc:
    Trước hết tưởng nên dành chỗ cho mấy tay "quậy" nhất:
    (1)Trạng Quỳnh ngay từ tuổi mới lớn đã tỏ ra "trật dọc" khi đối với vế đối của Quan Tri Huyện:
    Miệng kẻ sang có gang có thép
    Quỳnh đối lại :
    Đồ nhà khó vừa lọ vừa thâm
    (2)Bà Chúa Thơ Nôm: Hồ Xuân Hương, dưới mắt Bà chuyện gì cũng có dáng dấp của một Đời thường thật đáng yêu :
    - Trai du gối Hạc khom khom cật,
    Gái uốn lưng Ong ngửa ngửa lòng

    Nhưng cũng không thể không tủi thương cho cái số kiếp mông quạnh tức túi Càn Khôn của Mình :
    - Cán cân Tạo hoá rơi đâu mất
    Miệng túi Càn khôn khép lại rồi

    - Tối ba mươi khép cánh Càn Khôn, nịch thật chặt kẻo Ma Vương đưa Quỷ tới
    Sáng mồng một lỏng then Tạo hoá , mở toang ra cho Thiếu nữ đón Xuân vào .

    Từa tựa như vầy :
    - Ủa ,Tết đến rồi chẳng lẽ giơ cùi cùng tuế nguyệt ?
    Kìa ,Xuân sang đó ,rồi xem mở Núi với Giang Sơn

    (Câu đối của Cụ Tam Nguyên làm cho một Anh học trò nghèo )
    Và ẩn ý của câu này chắc cũng không khác :
    - Uẩy ,kìa Ai vặn máy tuần hoàn đưa thoi ngọc để xoay Trời đất lại
    Ừ , mới biết rằng cơ tạo hoá mở then Xuân cho rạng nước non ra
    (Khuyết Danh)
    Chuyện kể vào thời Pháp thuộc ở làng Cầu Cây (Hà Nam), có một người Phụ nữ không đứng đắn tên Trần Thị Lan (gọi là Cô Tư Hồng) chuyên sống bằng nghề phá hoại gia cang người khác, rất biết dựa thế để làm ăn lớn, đi buôn Gạo lậu thuế, có một lần bị phát giác, Tư Hồng nhanh trí nói rằng: nhân Rằm lớn thương Đồng Bào nghèo đói, chở Gạo đi phát chẩn. Quan tin ngay chẳng những không phạt mà còn đề bạt với Triều Đình phong: Tứ Phẩm Phu Nhân, Cha của Thị được phong hàm "Thị Độc" .Cả nhà Thị vui mừng nhân tổ chức Tất niên mở liên hoan linh đình, Ông Đồ "Tam Nguyên Yên Đỗ" viết cho câu đối mừng, Thị đem ra khoe với mọi người:
    - Tứ phẩm sắc phong hàm Cụ lớn
    Trăm năm công đức của Bà to

    =)) =)) =))
    Thực Khách tấm tắc khen hay làm Thị thêm hãnh diện, Cha của Thị cũng vuốt râu cười ha hả, có một Ông khách biết được tâm ý của Cụ Đồ, cắc cớ thêm vào :
    - Câu đối của Cụ Tam Nguyên rất hay, nhất là mấy chữ : "của Bà to " đối thật chỉnh với "Hàm Cụ Lớn"
    Khỏi phải nói thêm, vì Ai cùng hình dung được gương mặt sượng ngắt của các đương sự, khác nào: nửa người, nửa ngợm, nửa đười ươi...
    Nhân đó có một người bí mật dán đôi liễn mừng Xuân trước của Nhà của Thị Hồng :
    - Mở cửa toát toàng toang, cơ tạo hoá chia làm hai mảnh
    Khép lại khin khít khịt máy âm dương đưa đẩy một phen.

    Người ta bày thêm câu đối khác nhắc nhở nhau để mà xa lánh Thị :
    - Thầy Bá Bưởi đi xuống Cầu chanh đồ lễ chi mà bưng bồng kín mít
    Cô Tư Hồng ở làng Cây Cậy nhân duyên gì mà quấn quýt sao cam !

    Làng Cổ Ngựa (Xã Hiền Khánh ,Huyện Vụ Bản,Hà Nam Ninh)vừa sửa sang xong Ngôi Đền Thờ Thánh Mẫu bèn đến xin Cụ Tam Nguyên đôi câu đối để thờ. Nhận thấy ở đây thường diễn ra chuyện buôn Thần bán Thánh, Cụ viết cho:
    -Mỹ nhân như ngọc, hành vũ, hành phong anh linh mạc trắc
    Tế thế kỳ âm, hộ Dân, hộ Quốc, vạn lại vô cùng

    (Người đẹp như ngọc, làm mưa, làm gió, thiêng không lường hết.
    Âm đức giúp Đời, giúp Dân, giúp Nước, ơn đội vô cùng)
    Hai Câu đối được sơn son thiếp vàng thật đẹp treo ngay Chánh Điện ,một Ông lão thâm Nho thấy câu đối có vấn đề liền giả vờ đọc chữ không chạy ....Đọc chậm và lớn từng chữ một :
    -Mỹ nhân như .....ngọc hành .....tế thế kỳ âm hộ ..."
    Mấy Ông chức sắc nghe đọc hoảng hốt, tái mặt cho hạ Liễn Đối xuống ngay.
    (Thiên hạ bảo "thâm nho" chắc là vì vậy đây )
    Thêm một chuyện về cách đọc câu Đối bỏ chữ. Tết năm 1903 một Ông Đồ quê mang Nghiên Bút ra ngồi Chợ Hưng Yên bán chữ, rẻ thôi vì Ông không đủ khả năng sáng tác theo từng hoàn cảnh từng trường hợp như những Người giỏi chữ Hán mà chỉ dựa theo ý muốn của Khách mà soạn như:
    - Niên niên tăng phú quý
    Nhật nhật hưởng vinh hoa

    hay :
    - Oanh ca, yến múa mừng xuân trẻ
    Nước thịnh, dân giàu hưởng phúc chung

    Đôi khi Ông cũng "phăng" một vài câu bằng cách bỏ bớt chữ trong câu gốc, không may cho ông hôm đó bị "tai nạn nghề nghiệp" khi Ông viết cho một goá phụ Ông cắt bớt chữ Thọ ở câu 1 và chữ Đường ở câu 2, hai câu ấy trở thành:
    - Thiên tăng tuế nguyệt Nhân tăng
    Xuân mãn càn khôn phúc mãn

    Goá phụ thuộc hàng giàu có nhưng không rành chữ Nho vui mừng đem về dán trước cửa Nhà, có một tên Ba xạo đi ngang chơi ác cắt nghĩa rằng :"Trời tăng năm tháng Người thêm, Xuân khắp Non Sông bụng phổng!" ý nói là Cô bị chửa hoang đó !
    (thay vì chữ Phúc là phúc lộc, Hắn lại xuyên tạc thành chữ Phúc là cái bụng-mang bầu). Goá phụ nổi tam bành vác đơn đi kiện Thầy Đồ liền ngay ngày 28 Tết, Quan Án Sát Hưng Yên lúc ấy là Ông Nghè Chu Mạnh Trinh rất mực công bình nên đã quở trách Goá Phụ về tội nghe xằng bậy và buột bồi thường danh dự cho Thầy Đồ một Quan tiền kẽm!
    Tiếp một câu chuyện về việc Đối để được "động phòng" với Vợ : chuyện kể rằng 6_Thao người Bắc Ninh lúc còn trẻ chưa có công danh đã tương tư con Gái của một Vị Quan Thượng Thư, Bà Mẹ vì thương 6_Thao nên đánh liều đến năn nỉ Quan Thượng. Quan Thượng cho gọi vào thoạt thấy 6_Thao, Quan Thượng không hài lòng vì 6_Thao vừa lùn vừa ốm, da thâm như chì chỉ có đôi mắt là tinh anh và đối đáp về sách vở rất lưu loát. Quan cho mời Thầy về dạy thêm và chẳng bao lâu 6_Thao đỗ thủ khoa kì thi hương được Quan cho phép thành thân cùng con gái mình.
    Tối hôm động phòng, sắp bước vào buồng bị Tiểu thơ chơi ngặt đưa tay không cho vào, ra câu đối bảo đối được mới cho vô:
    -Ốc lậu nguyệt xuyên hình như kê noãn tam tam tứ tứ
    (Nhà thủng bóng Trăng soi xuống trông hình như ba bốn trứng gà)
    Thình lình bị chận nên "quê" tâm thần bị chi phối nên 6_Thao không đối ngay được. Xấu hổ, bèn lững thững dạo bờ Sông. Gió mát trăng thanh nước như vui mừng lăn tăn gợn sóng. Tức cảnh sinh tình hốt nhiên 6_Thao nảy ra ý đối bèn bươn bả vào Nhà gõ cửa phòng:
    - Giang trường phong lộng, thế tự long lân điệp điệp trùng trùng
    (Sông dài gió thổi trông sóng lớp lớp như vẩy Rồng)
    Tiểu thơ nghe vế đổi rất chỉnh và hay hơn cái vế "tam tam tứ tứ" của Nàng nhiều, nên cười khúc khích, ngoắt tay cho Trạng vào.
    Hôm sau Nàng đem chuyện này kể lại cho Cha nghe, Quan thượng nghe xong vế đối liền bảo: Cứ câu này thì sau này ắt hẳn Nó sẽ đỗ Trạng (không biết là trạng gì) và quả đúng như lời Quan Thượng đoán.
    Thay 6_Thao bằng Trạng Ngọt để có nguyên bản gốc
    Ngày nay chữ Thánh hiền đã lùi dần vào ký ức, cuộc sống bươn chải đã làm cho Người ta quên đi khá nhiều bản sắc Văn hoá đặc trưng truyền thống dân tộc, trong đó những câu đối mực Tàu viết trên giấy đỏ tất nhiên cũng rất hiếm, trong muôn Nhà hoạ hoằn lắm mới có một Nhà trân trọng dán câu đối mừng xuân với nét chữ Rồng bay Phượng múa trong ngày Tết nguyên đán cổ truyền.
    "Những Người muôn năm cũ, hồn ở đâu bây giờ?" Lời than tiếc ngậm ngùi ấy có lẽ không chỉ riêng tác giả Vũ Đình Liên mà đó chính là lời than tiếc chung của những Người nặng lòng hoài cổ.
    Cùng với sự tiến hoá không ngừng của nền Văn minh Nhân loại, những di sản Văn hoá cổ truyền năm xưa dĩ nhiên sẽ dần dần chìm vào quên lãng, tuy nhiên trong Lịch sử vẫn có nhiều giai thoại bất tử với thời gian, vẫn có nhiều truyền thống rất đẹp đáng để cho Chúng ta trân trọng và gìn giữ.
    Trích bài chia sẻ của Bạch Thuỷ (lượm trên net, sửa lỗi chính tả bắt mệt )

Chia sẻ trang này