1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

► QUÁN ĐỐI 2012 (Tuế hữu tứ thời xuân tại thủ - Box ư bách nick log in tiên)

Chủ đề trong 'Bắc Giang - Bắc Ninh' bởi luc_thao, 13/07/2008.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    Đọc đoạn này thấy thím Gà quả là người thật chính, à quên ...chân chính !
  2. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2

    Nhờ có râu mà thoát đòn
    Ông Trần Văn Trứ đỗ tiến sĩ, hay sáng tác thơ văn, có làm nhiều chức quan to ở trong triều, cuối cùng thấy chính sự trong triều quá đỗi mục nát, liền cáo lão về trí sĩ.
    Khoảng Lê - Trịnh, có ông Trần Văn Trứ, sinh năm 1715, không rõ năm mất, người làng Từ Ô, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương là người nổi tiếng thanh liêm và nhân hậu.
    Ông đỗ tiến sĩ, hay sáng tác thơ văn, có làm nhiều chức quan to ở trong triều, cuối cùng thấy chính sự trong triều quá đỗi mục nát, liền cáo lão về trí sĩ. Ai nấy đều tiếc.
    Thời gian về nhà, ông biết viên tri huyện huyện mình (Thanh Miện) là kẻ rất hách dịch, hễ ai qua dinh mà không xuống ngựa, xuống cáng đều bị hắn đánh đòn. Một hôm, nhân đi chơi qua huyện, ông mượn một con bò cưỡi đi, nghênh ngang không chịu xuống. Lính huyện lôi ông vào quan. Ông kêu là thầy đồ già đi dạy học ở tỉnh xa mới về nên không hay biết lệ này, vả lại lệ quan buộc phải xuống ngựa chứ không buộc xuống bò. Lão huyện thét lác một hồi, truy hỏi sách nọ, sách kia để thử thách thầy đồ. Sau chừng như thấy ông đối đáp trôi chảy, ung dung lại có tuổi tác, nên cũng có ý nể, lão huyện liền bảo ông:
    - Lý ra tội nhà thầy là phải đánh đòn, nhưng ta nể cái bộ râu của thầy nên tha đòn cho. Vậy thầy phải đối câu đối ta ra để tạ ơn nghe!
    Rồi lão huyện ra vế đối rằng
    Huyện quan Thanh Miện kiến vô lễ nhi dục công.
    Nghĩa là:
    Quan huyện Thanh Miện thấy kẻ vô lễ nên muốn đánh.
    Ông nghè Từ Ô thấy nói ?onể cái bộ râu? bèn cười khẩy và đọc:
    Tiến sĩ Từ Ô hạnh hữu tu nhi đắc thoát.
    Nghĩa là:
    Tiến sĩ Từ Ô nhờ có râu mà thoát đòn.
    Lão huyện nghe xong biết ngay đó là tướng công họ Trần; sợ toát mồ hôi, vội sụp xuống lạy lục van xin rối rít.
    Ông nghiêm sắc mặt, chỉnh cho một hồi về đạo đức khiêm tốn, chăn dân... rồi bỏ đi.
    Thế là cái lệ ?ohạ mã? hống hách, vô lý cũng bị ?ohạ? luôn từ đó.
    (ST)
    [nick] [nick]
    Được thieulambacphai sửa chữa / chuyển vào 15:17 ngày 08/04/2009
  3. luc_thao

    luc_thao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2006
    Bài viết:
    3.271
    Đã được thích:
    0
    ĐỐI ĐÁP BẰNG TỤC NGỮ CON TRÂU
    Cả hai vợ chồng nhà nọ hồi nhỏ là mục đồng, lớn lên đều theo nghề lái trâu, nên tục ngữ về con trâu rất... giàu. Mới 28 tết, mà anh chồng đã say khướt, đi đâu gần nửa đêm mới về, bị chị vợ ?ophang?:
    - Đi đâu giờ này mới về, mà thở như trâu bò mới vực vậy?
    - Đi lạc chứ đi đâu. Nhờ lạc đường nắm đuôi chó, lạc ngõ nắm đuôi trâu mới về được đây đấy!
    - Nhưng đi đâu mà lạc? Bộ đi dắt trâu chui qua ống hả ?
    - Trâu bò được ngày phá đỗ, con cháu được ngày giỗ ông mà! Tui ăn giỗ nhà thằng Chèo, làm gì dữ vậy? Đừng có cái kiểu trâu buộc ghét trâu ăn nhé ! Còn gì thì dọn ra ăn cái coi...
    - Đi ăn giỗ về mà còn đòi ăn cơm nhà hả? Hết sạch rồi, trâu chậm uống nước đục, có chịu không? Không thì... trâu chết mặc trâu, bò chết mặc bò, củ tỏi giắt lưng. Thiệt ớn !
    - Sao lại ớn? Tui đây cỏ héo hay nước đục dơ gì cũng chịu hết, không ớn đâu. Bởi trâu ta ăn cỏ đồng ta, tuy rằng cỏ cụt nhưng mà cỏ thơm!
    - Đúng là trâu cổ cò, bò cổ giải, lấy nhầm ông, hết giàu nổi!
    - Này này, số giàu lấy khó cũng giàu, số nghèo chín đụn mười trâu cũng nghèo đó ghen! Tui đây mới lầm, hồi đó quên mua trâu xem vó, lấy vợ xem nòi, nên lấy nhầm thứ trâu nghiến hàm, bò bạch thiệt, giờ phải chịu làm trâu béo kéo trâu gầy.
    - Tôi đây mới lầm khi lấy ông, đúng là đầu trâu mặt ngựa, lộn con toán bán con trâu, tai hại cả đời con gái. Cũng tại ông đi tán tỉnh tôi trâu đi tìm cọc, cọc chẳng đi tìm trâu, mà bây giờ còn đứng đó nói ác, trâu ác thì trâu vạc sừng đó! Thôi, lo mà quét dọn bàn thờ, chùi đồ đồng giùm đi !
    - Trâu khỏe chẳng lo cày bừa, từ từ ăn uống cái đã... Có ăn có chọi mới gọi là trâu chớ !
    - Đúng là đàn gảy tai trâu. Người ta thì một con tằm cũng phải hái dâu, một con trâu cũng phải đứng đồng, còn ông thì cứ vô tư, chỉ giỏi nhậu nhẹt, đàn đúm...
    - Trâu ho bằng bò rống, khỏi lo!
    .....
    Chị vợ định tiếp nữa, tôi bực mình quá, chạy sang quát:
    - Thôi, trâu bò húc nhau ruồi muỗi chết. Thiệt đúng là trâu bò ở với nhau lâu, quen chuồng quen chõi, người ở với nhau lâu, inh ỏi đủ điều?. Cãi vã rồi sinh ẩu đả, coi chừng trâu toi thì bò ngã đó!
    Hai vợ chồng nghe vậy thì cười toe toét, huề cả làng !..

    [nick][nick]
    Được luc_thao sửa chữa / chuyển vào 10:14 ngày 17/04/2009
  4. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
  5. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    Câu đối người xưa viết tặng Trần Quang Diệu, hổ tướng Tây Sơn:
    ?oBáo quốc nhất thân đô thị đảm,
    Giao tình thiên tải chỉ luận tâm?
    Báo đáp Tổ quốc, một tấm thân luôn dũng cảm
    Giao tình với ngàn năm, chỉ luận về chữ tâm mà thôi
    ( ST)
  6. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    Nửa kiếp trầm luân, bác cổ thông kim, lòng bốn bể;
    Trăm năm phù thế, cứu dân báo quốc, phép muôn đời
    - câu đối GS Vũ Khiêu viết tặng nhà Phật học Thiều Chửu, tác giả bộ Hán Việt Tự điển-
  7. geotimes2005

    geotimes2005 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/07/2006
    Bài viết:
    1.096
    Đã được thích:
    0
    Thiếu đi chút nắng hoa không sắc
    Thừa tẹo hơi mưa nhụy chẳng là...
  8. geotimes2005

    geotimes2005 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/07/2006
    Bài viết:
    1.096
    Đã được thích:
    0
    không ngờ Quán đối bây giờ lại buồn thế.
  9. luc_thao

    luc_thao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2006
    Bài viết:
    3.271
    Đã được thích:
    0
    Tụ tán nhờ có duyên
    Ly hợp vốn do tình
    Mừng giơ tham trở lại với quán đối buồn
  10. luc_thao

    luc_thao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2006
    Bài viết:
    3.271
    Đã được thích:
    0
    Hà Sĩ Phu
    nhờ Phạm Xuân Nguyên chuyển tới bác Văn Như Cương
    ------------------------------------------------------
    Thật vui và ấm lòng nhận được câu đối năm Trâu tuyệt hay của bác.
    * Năm Chuột đi, cháy nhà vẫn KHÔNG ra mặt chuột!
    * Tết Trâu đến, gẩy đàn liệu CÓ lọt tai trâu?
    (VĂN như Cương bởi TOÁN đã như Cương, từ lâu tôi vẫn nghĩ Câu đối là phức hợp của Văn và Toán). Một Câu đối hay thường gợi tứ, gợi hứng cho bè bạn. Quả thực tôi cũng được Câu đối của bác gợi hứng, bác đã xướng, tôi xin có câu họa ?ođỡ nhời? ưu tư của bác như sau:
    * (Chúng khẩu đồng tình), Nhân lúc cháy nhà,
    ngàn tay chỉ SẼ ra mặt CHUỘT!
    * (Bách thanh tương ứng), Sau cơn nổi sấm,
    triệu đàn vang MỚI tỉnh tai TRÂU!
    (Phần trong ngoặc có thể dùng hoặc không dùng)
    Trong cặp đối của bác, khoái nhất và đáng bàn nhất là hai chữ KHÔNG và CÓ.
    Cháy nhà vẫn không ra mặt Chuột vì bọn Chuột này lai giống Lươn và biến hình Bồ tát. Tuy khó, nhưng xem ra việc làm cho Chuột lòi mặt Chuột vẫn còn là dễ (nó đang lòi mặt chuột rồi), chứ việc làm cho Trâu biết nghe đàn mới thật thiên nan vạn nan, bác đánh dấu hỏi (?) nghi ngờ vào chữ Có là phải lắm! . Văn hóa vẫn là chuyện lâu dài, có thể cướp một chính quyền chứ ai cướp được Văn hóa đâu?
    Mong ngón đàn của bác và các văn nhân ngoài ấy cứ ?otay tiên một vẩy đủ mười khúc ngâm?để người ngoài cười nụ người trong khóc thầm?cho vui.
    Mấy lời hầu chuyện đầu năm, thay cho lời chúc nhà Văn-Toán Như Cương và trang Blog NGUYÊN ĐẦU BẠC.
    Kính thư
    Hà Sĩ Phu
    Source: http://phamxuannguyen.vnweblogs.com/post/1958/125814

Chia sẻ trang này