1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

► QUÁN ĐỐI 2012 (Tuế hữu tứ thời xuân tại thủ - Box ư bách nick log in tiên)

Chủ đề trong 'Bắc Giang - Bắc Ninh' bởi luc_thao, 13/07/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. dovantuan2006

    dovantuan2006 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/06/2006
    Bài viết:
    3.406
    Đã được thích:
    2
    những ngày vui vẻ đã qua
    sau đây tiết mục tặng hoa bắt đầu​
  2. luc_thao

    luc_thao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2006
    Bài viết:
    3.271
    Đã được thích:
    0
    Tại một cuộc hội nghị nhằm chuẩn bị mở chiến dịch Điện Biên Phủ, Bác Hồ ra một vế xướng :
    - Giáp phải giải pháp.
    Vế ra chỉ có bốn từ, nhưng thật hóc hiểm. Chữ "giáp" chỉ Đại tướng Võ Nguyên Giáp, "phải giải pháp" là phải đánh thắng giặc Pháp trong chiến dịch lịch sử này. Mặt khác, theo cách nói lái của người Việt ta thì "Giáp phải" nói lái sẽ thành "giải pháp".
    Cả hội nghị không ai đối được. Mãi đến cuối buổi, mới có đồng chí Lê Văn Hiến đứng lên, nói trước mấy lời phi lộ rồi xin đọc vế đối :
    - Hiến tàí hái tiền.
    Thật tuyệt ! "Hiến" tức Bộ trưởng Bộ Tài chính Lê Văn Hiến, "Hiến tài" nói lái sẽ thành "hái tiền". Vế xưng nói về chiến đấu, vế đối nói về xây dựng. Chỉ có chữ "tài" đối với chữ "phải" là chưa được chỉnh. Nhưng cả câu "Hiến tài hái tiền" đối với "Giáp phải giải pháp" thì quả là khó tìm được câu nào hay hơn thế !
    (St.)
  3. sinh_vien_thuc_tap

    sinh_vien_thuc_tap Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/11/2006
    Bài viết:
    3.946
    Đã được thích:
    0
    Tuyệt cái gì mà tuyệt hả cụ Đồ? Pháp đã giải xong, mà tiền thì hình như vẫn còn xanh lắm , chửa hái được gì cạ
  4. Nguyennghiem

    Nguyennghiem Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2003
    Bài viết:
    464
    Đã được thích:
    0
    Bài này nhặt được bên trang KimDung''fans, mang về hầu các cụ ở đây:
    ~~~~~​
    Tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung bàn về các nhân vật giang hồ và cuộc đời hành hiệp của họ. Các nhân vật này chủ yếu dùng võ công để giải quyết mâu thuẫn với nhau. Tuy nhiên bằng ngòi bút tài hoa của mình, Kim Dung đã đan vào đó nào là đó nào là ca, từ, phú, lục, cầm, kì, thi, hoạ v.v? Vì vậy các tác phẩm không còn là những pha đánh nhau đơn thuần mà nó mang đậm màu sắc nghệ thuật, dễ lôi cuốn và thu hút độc giả hơn. Đặc biệt và thú vị nhất là giai thoại về đối chữ trong tác phẩm ?oXạ Điêu Anh Hùng Truyện? giữa Hoàng Dung và trạng Nguyên Thư Sinh Chu Tử Liễu, y chính là ông Độc, một trong bốn đệ tử Tiều, Ngư, Canh, Độc của Nam Đế Nhất Đăng Đại Sư.
    Chuyện kể sau khi Hoàng Dung bị đả thương bởi Thiết chưởng Thuỷ Thượng Phiêu Cừu Thiên Nhẫnthì được Quách Tĩnh đưa đến núi Đào Nguyên tìm Nhất Đăng Đại Sư xin trị thương vì chỉ có võ công Nhất Dương Chỉ của ông mới có thể trị được vết thương của Hoàng Dung. Nhất Đăng Đại Sư trước kia chính là Đoàn Chính Hưng, là vua Đại Lí nhưng lúc này không đã từ bỏ ngai vàng, xuất gia đầu phật. Đi theo ông có bốn vị đại thần và cũng là đệ tử của ông. Họ đều có võ công cao cường, được mệnh danh là Tiều, Ngư, Canh, Độc. Trong số đó, ông Độc tức trạng Nguyên thư sinh Chu Tử Liễu võ công cao nhất và công là trạng nguyên Đại Lí nên văn võ song toàn.
    Khi Quách Tĩnh và Hoàng Dung đến, họ ngỡ là địch thủ đến tìm nên Ngư, Tiều, Canh, Độc ra sức ngăn cản không cho họ gặp Nhất Đăng Đại Sư. Tuy nhiên sau một hồi đấu trí và đấu võ Quách Tĩnh và Hoàng Dung đã vượt qua được Ngư, Tiều, Canh và bước sang gặp Trạng nguyên Thư sinh Chu Tử Liễu.
    Tại đây, họ thấy một thư sinh đang ngồi đọc sách và cản đường họ, y chính là Chu Tử Liễu. Lúc này ông đang ngồi đọc sách ?oLuận Ngữ?, vừa đọc vừa ngân nga rung đùi, ra chiều đắc ý lắm, ông đang đọc đến đoạn: ?oMạc xuân giả, xuân phục kỳ thành. Quán giả ngu lục nhân đồng tử lục thất nhân, dục hồ nghi, phong hồ vũ vu, vinh nhi quy.?
    Hoàng Dung biết rằng đây là một cao thủ văn võ song toàn hơn hẳn những đối thủ trước nhưng với bản chất phóng khoáng tinh nghịch, bất chấp mọi hiểm nguy sắp xảy ra, cô nói với hư sinh rằng: ?oĐọc sách có vẻ hay lắm, chăm chú lắm nhưng không biết bên trong có thấu hiểu hết ý nghĩa của thánh hiền không? Nếu không thì đọc cho lắm cũng uổng sách quí thôi?, rồi cô lại hỏi: ?oVậy ngài có biết môn đệ của Khổng Tử có mấy người không??
    Thư sinh vui vẻ đáp: ?oCó gì mà không biết. Đệ tử của người có ba ngàn mà những vị đã thành danh được 72 người chẵn.?
    Hoàng Dung lại hỏi: ?otrong số 72 vị ấy, già có trẻ có nhưng thử hỏi mấy vị già nhất, mấy vị trẻ nhất.?
    Đến lúc này, thư sinh lộ vẻ ngạc nhiên: ?oTrong ?oLuận Ngữ? không ghi điều ấy và xét trong các kinh khác cũng không thấy dạy, làm sao trả lời cho được.?
    Hoàng Dung cười nói: ?oChính vì vậy mà tôi mới chê ông đọc ?oLuận Ngữ? mà không hiểu được chút ý nghĩa nào. Lúc nãy tôi nghe ông đọc mãi đoạn quán giả ngũ lục nhân, đồng tử lục thất nhân. Theo ý tôi thì ngũ lục nhân là 5 nhân với 6, chứ không phải là năm sáu người. nếu đem 5 nhân với 6 thành 30 người quán nhân(người già). Cộng với 42 đồng tử (trẻ con) là 72 người chẵn. Như vậy, kể cả số đầu số đầu sổ và số ít tuổi không phải 72, thất thập nhị hiền nhân là gì??
    Theo ý Hoàng Dung, chữ ?onhân? ở đay không phải nghĩa là người mà có nghĩa là phép nhân. ?oLuận Ngữ? có thể nói là sách gối đầu của những người theo Nho học. Theo chế độ khoc cử Phong kiến ngày trước, Tứ thư, Ngũ kinh là những loại sách mà thí sinh phải thuộc làu ngay từ lúc tóc mới để chỏm. Thế mà không ai nghĩ chữ nhân theo nghĩa phép nhân. Kim Dung đã áp dụng những ý tưởng độc đáo này trong tác phẩm của mình.
    Chu Tử Liễu vốn lớn tuổi, học hành đã nhiều lại bị cô bé bắt bẻ nên vừa giận vừa tức cười. Tuy nhiên, ông lại ra cho Hoàng Dung ba câu đố, nếu cô trả lời được tất cả sẽ đưa cô đến gặp Nhất Đăng Đại Sư. Trong đó, câu đầu nói rõ lai lịch xuất thân của ông ta. Câu đó như sau:
    Lục kinh uẩn tịch hưng trung cữu
    Lục kinh tu học suốt bao năm
    Nhất kiếm thập niên, ma tại thủ
    Một kiếm mười năm, mài sắc bén
    Hạnh hoa đầu thượng nhất chi hoành
    Trên đầu bông hạnh cành nằm ngang
    Khủng tiết thiên cơ mạc lộ khẩu
    Sợ lộ thiên cơ không dám nói
    Nhất điểm luy luy đại như đẩu
    Thứ gì hợp thành cái đấu lớn
    Khước yểm bán sàng vô sở hữu
    Không che hết được nửa cái giường
    Hoàn danh trực đãi quải quán quy
    Vẹn chữ công danh trả mũ về
    Bản lai diện mục quân tri phủ?
    Vậy người biết chăng ta là ai?
    Trong câu đầu, nếu trích lấy chữ Lục (sáu), tiếp theo đầu câu 2 chữ Nhất (một ) và cả chữ Thập (mười ). Ghép 3 chữ theo thứ tự từ trên xuống sẽ là chữ Tân (một quẻ trong Thiên Can).
    Trong câu thứ 3, trên đầu chữ Hạnh có cành nằm ngang tức là thêm một nét ngang ở trên chữ Hạnh. Rồi theo câu 4, sợ lộ thiên cơ không dám mở miệng tức là bỏ chữ Khẩu trong chữ Hạnh ở câu 3 đi. Cuối cùng ta được chữ Vị hay Mùi
    Tại câu 6, nửa cái giường tức là một nửa chữ Sàng được chữ Tường.Trở lại câu 5, hợp lại thành cái đấu lớn tức là chữ Đại có thêm một chấm lớn bằng cái đấu, tức là chữ Khuyển . Cả hai câu 5,6 ghép chữ Tường với chữ Khuyển thành chữ Trạng
    Câu 7, trả mũ về tức là chữ Hoàn bỏ mũ đi là chữ Nguyên
    Vậy ghép lại 8 câu ta được chữ Tân Mùi Trạng Nguyên
    Hoàng Dung trả lời ngay lai lịch ông ta là Trạng Nguyên Đại Lí năm Tân Mùi Chu Tử Liễu. Chu Tử Liễu vô cùng kinh ngạc. Ông ta gói ghém cả lí lịch của mình trong 8 câu thơ, dù người thông minh đến đâu cũng phải suy nghĩ nửa ngày trời, ấy vậy mà Hoàng Dung trong chốc lát đã nghĩ ra. Lần này, ông quyết nghĩ ra câu đối thật khó, có như thế mới có thể thắng nổi Hoàng Dung. Ông chợt thấy bên kia sườn núi có mấy cây cọ đang phất phơ trong gió, lá rụng xào xạc, cành nọ đập cành kia giống như cái quạt lông, ông ta hững chí quạt lên vài cái để hoà nhịp với nguồn thơ và ra câu đối:
    Phong bãi tông lư, thiên thủ phật dao chiết điệp phiến
    Gío lay cành cọ, phật ngàn tay phe phẩy quạt lá
    Câu này tuy tức cảnh làm thơ nhưng muốn phô trương danh phận phi thường cao cả của Trạng Nguyên. Hoàng Dung lại nghĩ, nếu chỉ dùng chữ để đối đáp thì dễ nhưng thiếu nghĩa điển tích, cần phải kiếm sự việc nào đối lại nhưng phải chọc tức vị Trạng Nguyên cho hả dạ. Nàng nhìn phía xa xa, sau lưng Chu Tử Liễu đang ngồi, ẩn hiện lờ mờ mấy toà miếu, phía trước có những lá sen đàu tháng 7, đã bắt đầu lụi tàn. Nàng liền đối trả:
    Sương điêu hà diệp, độc cước quỉ đái tiêu dao cân
    Sương nhuốm lá sen, quỉ một chân đội mũ tiêu dao
    Hoàng Dung đã dùng:
    Phong bãi tông lư đối với Sương điêu hà diệp
    Thiên thủ phật đối với độc cước quỷ
    Dao chiết điệp phiến đối với đái tiêu dao cân
    Thật là chỉnh, sát nghĩa rất hay mà lại xỏ ngọt vị thư sinh Chu Tử Liễu như quỷ một chân. Thư sinh vừa thán phục Hoàng Dung vừa lo rằng: Nếu tiếp tục lấy những điển tích bình thường trong sách vở thì thế nào Hoàng Dung cũng đối được. Ông chợt nhớ ngày xưa lúc còn đi học, thầy ông có ra một câu đối mà đến nay ông vẫn chưa biết câu trả lời, câu đối như sau:
    Cầm, sắt, tỳ, bà, bát đại vương, nhất ban đầu diện.
    Câu đối này thật khó nhưng Hoang Dung đã nghĩ ra câu đối và hết sức tinh nghịch, cô nói: ?oThưa ngài, vừa rồi tôi mượn hình dạng của ngài để trả lời câu dối, được ngài khen ngợi. Nay tôi có thể mượn cả bốn huynh đệ ngài để làm ý cho câu đối được không??
    Chu Tử Liễu nghe xong nghĩ rằng vừa rồi Hoàng Dung đã ví ông ta như quỷ một chân, nay lại không biết đem cả bốn huynh đệ ông ta ra châm biếm gì nữa đây? chắc là cô ta không đối được nên mới tìm cớ vòi vĩnh. Việc này cũng không hại gì, ngay cả một Trạng Nguyên như ông ta mà mất bao nhiêu năm nay vẫn không đối được. Cuối cùng ông ta đồng ý.
    Thế là Hoàng Dung liền ngâm lớn trả lời:
    Si, mi, võng, lượng, tứ tiểu quỷ, các tự đỗ tràng
    Lần cuối cùng này, câu đối khó mà câu trả lời còn tuyệt duyệt hơn nhiều. Hoàng Dung đã dùng:
    Cầm, sắt, tỳ, bà đối với Si, mị, võng, lượng
    Bát đại Vương đối với tứ tiểu quỷ
    Nhất ban đầu diện đối với các tự đỗ trang
    Cầm, sắt, tỳ, bà là tên bốn loại nhạc cụ. Trong tên mỗi loại đều có hai chữ Vươngtrên đầu, tổng cộng có 8 chữ Vương (bát đại vương).
    Còn Si, mi, võng, lượng là tên 4 loài quỷ. Trong tên mỗi loài quỷ đều có một chữ quỷ đứng trước, tổng cộng có 4 chữ quỷ (tứ tiểu quỷ).
    Tìm ra những chữ tiếng Hán nói về một tính chất, một sự việc có cấu trúc giống nhau đã khó mà dùng nó đối chữ lại càng khó hơn. Thế mà Hoàng Dungđã nghĩ ra mà còn có thể châm biếm cả vị trạng nguyên.
    Cái tài của Hoàng Dung cũng là cái tài của Kim Dung. Với bút pháp tài hoa, điêu luyện của mình, ông đã thi vị hoá tác phẩm của mình, làm cho tác phẩm hay hơn, đẹp hơn và thanh nhã hơn. Đây là điều mà các tác phẩm võ hiệp khác cũng như các tác phẩm giải trí bình dân khác khó lòng đạt được.
  5. sinh_vien_thuc_tap

    sinh_vien_thuc_tap Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/11/2006
    Bài viết:
    3.946
    Đã được thích:
    0
    Kim Dung viết thế thật à?
    Theo iem biết thì trong cách dùng của TQ, nếu là số đếm thì người ta phải viết là: ngũ thập lục hay lục thập thất. Còn nếu viết là ngũ lục thì tự nhiên có 2 cách hiểu là 5 x 6 hay là 56. Còn chữ "nhân" đó vẫn có nghĩa là người chứ.
  6. Nguyennghiem

    Nguyennghiem Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2003
    Bài viết:
    464
    Đã được thích:
    0
    Trong sách Luận ngữ, ý của chữ "nhân" đó đúng là người, và cách hiểu thứ ba của "ngũ lục nhân" còn là 5,6 người(cách hiểu phổ biến nhất) . Nhưng ở đây, Hoàng Dung(Kim Dung) đã thể hiện sự tinh quái và nhạy bén của mình để thay đổi hẳn ý của câu đó trong Luận ngữ ( dựa vào câu nói trước đó của lão Độc: "....72 người chẵn"), vừa vặn làm sao, 5*6 + 6*7 lại = 72 người, làm lão vừa giận vừa buồn cười là vì vậy.
    Đây là giai thoại liên quan, trong sách Luận ngữ.
    Bàn thêm: VN mình cũng học cách nói số đếm của TQ mà có thêm chữ "mươi" ở giữa, ví dụ năm "mươi" sáu, sáu "mươi" bẩy, nghe hài hài
  7. luc_thao

    luc_thao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2006
    Bài viết:
    3.271
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    Tại sao không:)
  8. sinh_vien_thuc_tap

    sinh_vien_thuc_tap Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/11/2006
    Bài viết:
    3.946
    Đã được thích:
    0
    Bác Hồ đẹp giai nhể?
  9. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    Vân hương mỹ tửu lừng biển bắc
    Chiến công như nguyệt rạng trời Nam
    Tự dưng thèm rượu làng Vân
  10. luc_thao

    luc_thao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2006
    Bài viết:
    3.271
    Đã được thích:
    0
    Câu đối thử tài của Hồ Quý Ly và hòn đá kỳ lạ
    http://congannghean.vn/cana/adnews/default.asp?m=51&act=view&id=8887&p=1
    Đầu năm 2007, tôi được anh bạn mê sưu tầm đồ cổ tặng cho một hòn đá kỳ lạ trên có khắc bốn chữ: "Đại Vương chính Hồ". Hòn đá được sưu tầm ở một xóm nhỏ dưới chân núi Thiên Cầm, tương truyền là nơi cha con Vua Hồ bị giặc Minh bắt trói đưa về Trung Quốc.
    Tối hôm đó, tôi ra sân ngắm trăng, thì thấy trên bầu trời xuất hiện một vệt mây trắng dài thẳng tắp từ biển Đông kéo vào tận thành phố Vinh. Thật vô tình lại hữu duyên được chiêm ngưỡng dải mây trắng như một dòng suối bạc kỳ lạ.
    Lạ hơn nữa là phía trời Hà Tĩnh cũng xuất hiện một cụm mây trắng hình giống như một vị vua hay tiên phật đang nằm bồng bềnh trôi trên bầu trời và sáng trắng hẳn lên trong đêm. Khoảng mươi phút sau, cụm mây trôi dạt vào phía Nam đến khoảng Cẩm Xuyên, Kỳ Anh thì tan biến. Hai tuần sau thì có trận mưa như trút nước lịch sử từ Nghệ An vào đến Đèo Ngang. Hôm đó chúng tôi trên đường vào Huế, vừa qua được Đèo Ngang thì biết là vùng Cẩm Xuyên, Kỳ Anh bị tắc đường do mưa quá lớn, nước dâng nhanh không đi được. Điều kỳ lạ là tôi như dự cảm được là sẽ có mưa lớn xẩy ra từ Nghệ An trở vào và điều đó đã xẩy ra như đã viết ở trên. Ngẫu nhiên chuyện viên đá lại linh ứng với việc trời mưa như trút nước ấy! (?)
    Tạm gác lại câu chuyện lạ kỳ, để nói đến vị vua đầu tiên lập nên triều đại nhà Hồ trong lịch sử các triều đại Việt Nam. Hồ Quý Ly (1336 - 1407) là dòng dõi của Trạng nguyên Hồ Hưng Dật, quê gốc ở Nghệ An. Ông tổ bốn đời là Hồ Liêm dời ra làng Đại Lại, tỉnh Thanh Hoá làm con nuôi nhà Lê Huấn, đổi ra họ Lê.
    Hồ Quý Ly có hai người cô là vợ vua Trần Minh Tông, một người sinh ra Nghệ Tông, một người sinh ra Duệ Tông. Vua Trần Nghệ Tông đã cất nhắc Hồ Quý Ly lên chức Khu mật đại sứ (1371), Thống chế Hải Tây, tước Tuyên Trung hầu (1380).
    Nhà vua lại gả Huy Ninh Công chúa cho ông. Năm 1387, lại thăng cho ông chức Đồng binh chương sự. Vua Nghệ Tông còn ban cho ông gươm và cờ đề chữ: "Văn võ toàn tài, quân thân đồng đức", rồi giao làm Phụ chính cho Trần Thuận Tông. Năm Mậu Dần (1398), ngày 15 tháng 3, ông bắt buộc Trần Thuận Tông phải nhường ngôi cho Thái tử Án mới ba tuổi (tức Thiếu Đế), rồi truất đi mà lên ngôi vua (1400).
    Quý Ly đổi lấy lại họ Hồ như dòng dõi, đặt Quốc hiệu là Đại Ngu. Ở ngôi chưa đầy một năm thì nhường ngôi cho con là Hồ Hán Thương, để làm Thái thượng hoàng. Ông là nhà cải cách lớn của nước ta: dùng chữ Nôm để chấn hưng Quốc học, thiết lập sở Quản tế (Sở Y tế), thực thi chính sách phân phối ruộng đất, in tiền giấy để thay cho tiền đồng...
    Hồ Quý Ly có ý muốn lập con thứ là Hồ Hán Thương làm Thái tử, nhưng chưa quyết, bèn ra câu đối để thử chí khí của hai con. Quý Ly trỏ vào cái nghiên đá và đọc:
    - Thử nhất quyền kỳ thạch, hữu thời vi vân vi vũ dĩ nhuận sinh dân.
    Nghĩa là: Phiến đá kỳ lạ này, có lúc làm mây làm mưa để làm tươi mát cho dân sinh.
    Con cả là Hồ Nguyên Trừng biết ý cha, đối lại với dụng ý khuyên hãy lập Hán Thương, còn mình thì chỉ đáng là người giúp việc. Nguyên Trừng đọc vế đối lại:
    - Dã tam thốn tiểu tùng tha nhật tác đống tác lương kham phù xã tắc.
    Nghĩa là: Ba tấc gỗ thông đây, một ngày kia sẽ làm rường cột giúp nước nhà.
    Đúng là cha tài giỏi, con cũng thông minh, đối đáp rất phải phép, chuẩn xác, mẫu mực và hiểu ý lẫn nhau thật tuyệt vời.
    Tương truyền Hồ Quý Ly được vua gả công chúa cho cũng là nhờ tài làm câu đối hay của ông.
    Hồ Quý Ly một thời theo cha nuôi họ Lê đi buôn đường bí ẩn. Một lần thuyền hàng ghé bờ, Quý Ly thấy trên bãi biển có ai dùng que vạch lên trên cát câu thơ: "Quảng hàn cung lý nhất chi mai". Ông đã nhập tâm câu thơ đó. Đến khi ông làm quan, một hôm hộ tống vua Trần du hành, nửa chừng ghé vào tránh nắng ở điện Thanh Thử.
    Mọi người đứng dưới bóng mát của những những cây quế trước điện, Vua tức cảnh, bèn ra vế đối: "Thanh Thử điện tiền thiên thụ quế"! Các quan cùng đi còn đang lúng túng chưa biết đối ra sao, thì Hồ Quý Ly nhớ lại câu thơ nọ ghi trên bãi biển, nên đọc ngay "Quảng hàn cung lý Nhất Chi Mai".
    Vua Trần kinh ngạc, vì mình có một công chúa tên là Nhất Chi Mai sống trong cung Quảng Hàn (Cung do chính vua đặt tên không ai biết). Vua bèn hỏi Quý Ly làm sao biết được điều bí mật đó. Quý Ly không hề dấu giếm, kể lại việc gặp câu thơ trên cát trước kia. Vua cho là duyên trời đã định, nên gả Công chúa Nhất Chi Mai cho Hồ Quý Ly. Công chúa sinh cho ông được hai người con trai là Hồ Nguyên Trừng và Hồ Hán Thương.
    Thời nhà Minh lấy cớ phục Trần, đem quân sang xâm lược nước ta. Cha con Hồ Quý Ly đã lo xây dựng lực lượng, củng cố căn cứ để kháng chiến chống giặc. Do không được lòng dân ủng hộ, nhà Hồ đã bị thất bại trước kẻ thù. Giặc Minh truy kích cha con vua Hồ chạy vào đến núi Thiên Cầm thì bắt được. Về sau nhân dân vùng Thiên Cầm đã xây dựng đền thờ vua Hồ ở trên núi, quanh năm thờ cúng rất linh thiêng.
    Trở lại hòn đá kỳ lạ sưu tầm được ở trên núi Thiên Cầm, đúng là rất kỳ lạ. Hòn đá có màu nâu, có các vân trắng, vàng, xám, trông giống như một hình đồ bát quái, lại nhìn như một cái đầu Phật, có một nốt trắng trông như một con mắt Phật nhìn thấu cả cõi đời. Mặt kia có khắc bốn chữ Hán: "Đại Vương chính Hồ". Chữ Đại có chân choãi rộng. Chữ Vương có một số nét ngang lợi dụng đường vân tự nhiên của đá làm nét chữ, mà không cần phải khắc vạch. Chữ Chính cũng vậy, có một số nét dựa vào các vân đá tự nhiên. Riêng chữ Hồ, ngoài các nét tự nhiên, thì chữ còn được ẩn vào hốc đá như ẩn chứa một thông điệp gì đó cho hậu thế!.
    Trong khi chờ để đem đi dám định lớp bụi cổ còn bám vào nét chữ để biết được niên đại của chữ khắc trên đá, chúng tôi xin tạm dự đoán:
    Phải chăng, khi cha con Vua Hồ chạy giặc vào ẩn ở hang núi Thiên Cầm, tìm được hòn đá lạ, liền khắc chữ: "Đại Vương chính Hồ" vào đá, như nhắn gửi một thông điệp gì đó cho người sau? Vua Hồ Quý Ly từng ra vế đối thử cho hai con qua một viên đá, rồi người sau theo ý đó mà khắc chữ: "Đại Vương chính Hồ" là có ý nhắc lại tích xưa - Vua từng chọn Thái tử để nhường ngôi. Cũng có thể người về sau lên viếng cảnh đền trên núi Thiên Cầm, tìm thấy hòn đá lạ, bèn khắc bốn chữ ấy lên, rồi đặt lên bàn thờ Hồ Quý Ly để ghi nhận việc cha con vua Hồ từng hiện diện nơi đây và bị giặc Minh bắt trói.
    Viên đá này có đường kính chỉ 7,2 cm, dày 3 cm, nhưng cầm ngắm thì không biết chán, càng nhìn càng thấy có nhiều sự lạ, muốn khám phá, nhưng chưa hiểu nổi. Nếu hòn đá này do chính tay cha con Hồ Quý Ly, Hồ Nguyên Trừng, Hồ Hán Thương đã khắc bốn chữ: "Đại Vương chính Hồ" vào thì nó xứng là một bảo vật quí giá của xứ Nghệ.
    Đào Tam Tỉnh

Chia sẻ trang này